1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Phân Tích Chiến Lược Kinh Doanh Của L'oréal Vào Thị Trường Việt Nam”.Pdf

37 125 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chiến lược kinh doanh của L'oréal vào thị trường Việt Nam
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 6,28 MB

Nội dung

Điều này khiến cho ngành công nghiệp mỹ phẩm được quan tâm nhiều hơn, cạnh tranh trong ngành gay gắt hơn, cần các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phù hợp để duy trì và phát triển, thay

Trang 2

1.4 Các giai đoạn của chiến lược toàn cầu 11

1.5 Động lực thúc đẩy quan điểm chiến lược toàn cầu 14

3.1 Các yếu tố đằng sau quyết định quốc tế hóa 21

Trang 3

3.3 Bất lợi và lợi ích của hình thức thâm nhập 24

6.2 Đề xuất chiến lược mới sẽ triển khai và bắt đầu: 28

Trang 4

MỞ ĐẦUNền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển, thu nhập gia tăng khiến con người ngày càng quan tâm, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình hơn Không chỉ chú trọng trong các nhu cầu thiết yếu: muốn ăn ngon hơn, chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, đầu tư về nơi ở, phương tiện

đi lại, mà người ta cũng chú ý đến bề ngoài nhiều hơn, về mỹ phẩm đồ trang điểm, chăm sóc da, cả ở phái nữ và phái nam Điều này khiến cho ngành công nghiệp mỹ phẩm được quan tâm nhiều hơn, cạnh tranh trong ngành gay gắt hơn, cần các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phù hợp để duy trì và phát triển, thay đổi phù hợp với thị hiếu của khách hàng

L’oréal SA được biết đến là thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu thế giới, giúp mọi người có thể tiếp cận những vẻ đẹp sang trọng nhất Từ trang điểm, chăm sóc da đến chăm sóc tóc và màu tóc, họ có sự dẫn đầu xuất sắc về khoa học và đổi mới không ngừng để đáp ứng nhu cầu người mua L’oréal đã có cam kết an toàn, hiệu quả và hoạt động chất lượng trong hơn 110 năm Việc triển khai chiến lược quốc tế phù hợp, đổi mới và phát triển không ngừng của tập đoàn này rất

có giá trị để nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn

Nhóm em lựa chọn đề tài là “Phân tích chiến lược kinh doanh của L'oréal vào thị trường Việt Nam” để hiểu hơn về hoạt động, chiến lược của họ, việc tận dụng các yếu tố bên trong và bên ngoài để đạt được thành công đồng thời tìm hiểu và đề xuất thêm những chiến lược phù hợp khi tiến vào thị trường Việt Nam của họ Qua bài phân tích chúng em cũng mong muốn mình hiểu rõ hơn về kinh doanh quốc tế và có thể rút kinh nghiệm, áp dụng kiến thức có ích cho sau này

Trang 5

và kinh doanh sản phẩm, L'Oréal đặt trọng điểm vào nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực làm đẹp Mục tiêu của họ không chỉ là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn là thúc đẩy sự tiến

1.1.2 Sứ mệnh

Nhìn chung, sứ mệnh của L'Oréal là mang lại cái đẹp cho mọi người, bao gồm cả phụ nữ và nam giới trên khắp thế giới, thông qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ phẩm chất lượng, hiệu quả và an toàn nhất Công ty này cam kết đáp ứng mọi nhu cầu và ước mơ làm đẹp không giới hạn của con người trên toàn thế giới Sứ mệnh của L'Oréal tập trung vào hai tiêu chí chính:

• Cải thiện sức khỏe:

L'Oréal đặt mục tiêu cải thiện sức khỏe cho người tiêu dùng thông qua các sản phẩm làm đẹp của mình Sự phát triển của công ty được thúc đẩy bởi sự hiểu biết toàn diện về sức khỏe và vẻ đẹp của làn da

• Vượt sự mong đợi:

L'Oréal đặt ra mục tiêu vượt qua những kỳ vọng thông thường, không chỉ trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu mà còn trong việc tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng Điều này thể hiện qua việc lựa chọn nguyên liệu chất lượng, thành phần và quy trình sản xuất chặt chẽ.Các ngành hàng khác nhau của L'Oréal cũng mang đến những sứ mệnh cụ thể:

• Ngành hàng tiêu dùng: Tạo ra sự dân chủ trong ngành làm đẹp và đặt sứ mệnh làm đẹp dựa trên

sự bền vững

Trang 6

• Ngành hàng cao cấp: Cung cấp sản phẩm tốt nhất và trải nghiệm thương hiệu độc đáo cho người tiêu dùng

• Dược phẩm: Hỗ trợ mọi người tìm kiếm làn da khỏe và đẹp

• Ngành hàng Chuyên nghiệp: Hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ, bền vững và mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp tóc và nhà tạo mẫu tóc

rẻ và có công dụng nhẹ nhàng tẩy trang và loại

bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da

Sữa rửa mặt

L’Oréal

Với thành phần chứa chất dưỡng

ẩm, giúp da mềm mịn và giữ

độ ẩm

Trang 7

Kem dưỡng

ẩm Vichy

Cung cấp nước

và dưỡng ẩm cho làn da, phù hợp với cả da dầu và da khô

Nước hoa

hồng L’Oréal

cấp ẩm cho da, dưỡng da mềm mịn và trắng sáng Ngoài ra,

nó còn se khít lỗ chân lông, xóa

mờ thâm nám, nếp nhăn

Trang 8

Son môi kem

Trang 9

Chăm sóc tóc Bộ dầu gội,

dầu xả và ủ

tóc L’Oréal

Hỗ trợ tóc chắc khỏe, mềm mại

Sáp và Gel

vuốt tóc

L’Oréal

Phù hợp với mọi đối tượng khách hàng

Thuốc

nhuộm tóc

L’Oréal:

Dưỡng chất giúp tóc mềm mại và

ý muốn

L’Oréal không chỉ đa dạng về sản phẩm mà còn giữ vững chất lượng và niềm tin từ người tiêu dùng Việc này càng khẳng định vị thế của họ trên thị trường mỹ phẩm toàn cầu, đặc biệt tại Việt Nam, nơi mà nhu cầu về làm đẹp ngày càng tăng cao

Trang 10

Việt Nam nằm trong khu vực SAPMENA, với dân số khoảng 100 triệu người, đặc biệt là dân

số trẻ Theo số liệu cập nhật đến ngày 26/06/2022 từ Liên Hợp Quốc, dân số của Việt Nam đạt 98.943.593 người, chiếm 1.24% dân số thế giới Diện tích đất liền của Việt Nam là 331.210 km², với mật độ dân số khoảng 298.73 người/km² Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi Đối với L'Oréal, việc lựa chọn các vùng có mật độ dân số đông đúc và tỷ lệ gia tăng dân số nhanh là chiến lược hợp lý

1.3.2 Nhân khẩu học

Trang 11

1.3.2.1 Tuổi tác

Gồm 3 nhóm đối tượng sau:

• Nhóm người trẻ (16 22 tuổi) thường chú trọng vào việc duy trì làn da sạch và khỏe mạnh Họ thường sử dụng sản phẩm làm sạch và dưỡng ẩm để giữ cho làn da trẻ trung và tươi tắn Đồng thời, với tình trạng da thường xuyên xuất hiện mụn, sản phẩm trị mụn cũng là một trong những

ưu tiên hàng đầu của nhóm này

• Ngược lại, nhóm trung niên (23 35 tuổi) thường có xu hướng quan tâm đến việc trang điểm và làm trắng da Họ có nhận thức về những dấu hiệu lão hóa sớm, vì vậy chú trọng vào việc sử dụng mỹ phẩm chống nắng, chống lão hóa và có khả năng làm trắng da

• Nhóm người trưởng thành hơn (36 tuổi trở lên) thì thường chú trọng vào việc chống nhăn và phục hồi da Họ có thể quan tâm đến các sản phẩm chứa các thành phần chống oxi hóa, collagen

để giảm thiểu nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của da

1.3.2.4 Thu nhập

Khách hàng trung lưu với thu nhập trung bình thường lựa chọn sản phẩm giá bình dân, trong khi khách hàng thượng lưu có xu hướng chọn các sản phẩm cao cấp với mức giá đắt đỏ.1.3.2.5 Tình trạng hôn nhân

Với những người chưa lập gia đình có thể dành nhiều thời gian cho skincare, trong khi những người đã lập gia đình và thu nhập không ổn định thì ít chăm sóc hơn

=> Quan điểm mua sắm của người Việt thường là "hàng rẻ chất lượng cao", do đó, L'Oréal đa dạng hóa sản phẩm và áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng

1.3.3 Tâm lý

Trong việc sử dụng mỹ phẩm, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng, phản ánh những mong muốn và giá trị cá nhân của khách hàng Phụ nữ thường có xu hướng yêu thích làm đẹp, không chỉ để nâng cao vẻ ngoại hình mà còn để tăng cường sự tự tin và quyến rũ Đối với họ, mỹ phẩm không chỉ là sản phẩm ngoại tại mà còn là công cụ giúp họ thể hiện cái "tôi" của mình

Trang 12

Quan tâm đến chất lượng là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm Người tiêu dùng ngày càng chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, thành phần và độ an toàn của sản phẩm Điều này phản ánh sự nhận thức về sức khỏe và an toàn của bản thân Trong khi đó, khách hàng trung lưu thường quan tâm đến giá cả hơn Đối với họ, giá trở thành một yếu tố quyết định lớn trong quá trình mua sắm, và họ mong đợi sự cân nhắc giữa chất lượng và giá trị

Ở một góc độ khác, có một phần người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường Họ đặt giá trị cao vào nguyên liệu và quá trình sản xuất có ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Khách hàng ngày càng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các kênh quảng cáo, đặc biệt là qua truyền hình và mạng xã hội như Youtube, Meta Các reviewer và người ảnh hưởng (KOL) cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình quyết định mua sắm

Đặc biệt, đối với thế hệ Z, trải nghiệm sản phẩm mới là một ưu tiên Tuy nhiên, lòng trung thành với một sản phẩm cụ thể không cao, họ luôn tìm kiếm sự đổi mới và đa dạng trong các sản phẩm mỹ phẩm Điều này đặt ra thách thức cho các thương hiệu để duy trì sự hấp dẫn và

là đi chơi Trong các dịp này, khách hàng thường xuyên chọn sử dụng các sản phẩm trang điểm như son, phấn phủ để tạo điểm nhấn và nâng cao vẻ ngoại hình của mình

1.3.4.2 Mức độ trung thành với thương hiệu L’Oréal

Trong giai đoạn đại dịch, L’Oréal đã tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và kết quả là tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là từ kênh thương mại điện tử với mức tăng khoảng 60% Để đo lường sự hài lòng của khách hàng, Tập đoàn L'Oréal sử dụng Net

(NPS), một công cụ quản lý hiệu quả NPS cho thấy rằng có tỷ lệ 54% khách hàng ủng hộ (sẵn sàng mua lặp lại và giới thiệu cho người khác), 22% là khách hàng thụ động (ảnh hưởng trung lập đến người khác), và 24% là khách hàng không hài lòng (thậm chí có khả năng khuyến nghị ngừng sử dụng sản phẩm) Với điểm NPS là 30, L'Oréal đang duy trì mối quan hệ tích cực với

đa dạng khách hàng của mình

3.4.3 Lợi ích sử dụng

Khách hàng L’Oréal lựa chọn sản phẩm dựa trên nhu cầu cụ thể của họ, từ làm sạch da, trị mụn, trang điểm đến chăm sóc tóc Dòng sản phẩm đa dạng của hãng đáp ứng mọi mong muốn, từ tính dược của Vichy, La Roche Posay đến sự sang chảnh của Lancôme, Yves SainHãng cung cấp tất cả, từ tẩy trang, sữa rửa mặt, kem dưỡng trắng đến son, phấn phủ, kẻ mắt, thuốc nhuộm tóc và chăm sóc tóc, tạo nên trải nghiệm toàn diện cho khách hàng

Trang 13

Dịp mua

Khách hàng thường thực hiện mua sắm vào nhiều dịp khác nhau trong năm, bao gồm cả các sự kiện lễ như Noel, 8/3, và Black Friday Ngoài ra, họ còn được hưởng ưu đãi đặc biệt trong những dịp đặc biệt của Nhãn hàng, như kỷ niệm sinh nhật của L’Oréal, các chương trình sale mạnh, và cơ hội nhận quà tặng Những dịp này không chỉ mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị

mà còn là cơ hội để khám phá và trải nghiệm sản phẩm với giá trị hấp dẫn

L'Oréal đã giới thiệu 12 thương hiệu mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam, chia thành 4 ngành hàng, bao gồm Cao cấp (Lancôme, Yves Saint Laurent, Kiehl’s, shu uemura), Tiêu dùng (Garnier, L’Oréal Paris, Maybelline New York), Tóc chuyên nghiệp (L’Oréal ProfessioKérastase), và Dược mỹ phẩm (Vichy, La Roche Posay, Skin Ceutical) Mỗi ngành hàng đều đáp ứng một phạm vi đa dạng của nhu cầu làm đẹp và chăm sóc cá nhân

Trang 14

Tuy nhiên, do L'Oréal là một tập đoàn duy nhất tập trung hoàn toàn vào ngành mỹ phẩm toàn cầu, nên mức độ cạnh tranh từ những đối thủ này có vẻ không quá lớn Tập trung sâu vào lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, L'Oréal cung cấp một loạt sản phẩm đa dạng và phù hợp với nhiều loại da, với mức giá linh hoạt theo từng nhóm tuổi Bên cạnh đó, tại thị trường Việt Nam, L'Oréal cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Cocoon Việt Nam, một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với sản phẩm thuần chay, không thử nghiệm trên động vật và được biết đến với cam kết bảo vệ môi trường xanh L'Oréal hiện đang tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và đặt ra mục tiêu làm đẹp bền vững và thân thiện với môi trường

=> L’Oréal tập trung vào khách hàng mục tiêu trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực có đông dân và độ tuổi trẻ Đối tượng chủ yếu là nam và nữ từ 18 45 tuổi, đa dạng về thu nhập từ thấp đến cao Họ có thể là học sinh, sinh viên, người đi làm (bao gồm cả giới trung lưu

và thượng lưu), và thậm chí cả người nghỉ hưu có nhu cầu duy trì vẻ trẻ trung Đây là những người chú trọng đến việc chăm sóc bản thân, mong muốn tỏa sáng và tự tin, đặc biệt tập trung

ở các vùng đô thị

1.4 Các giai đoạn của chiến lược toàn cầu

Chiến lược 1 quốc gia

Năm 1909, Eugène Schueller khởi đầu hành trình với việc thành lập Công ty Thuốc nhuộm tóc Pháp, tập trung chủ yếu vào sản phẩm nhuộm tóc Chặng đường phát triển này đã đánh dấu bước quan trọng khi công ty đổi tên thành L'Oréal và mở rộng kinh doanh bằng cách cung cấp thuốc nhuộm tóc cho các tiệm làm đầu trên khắp thành phố

Năm 1934, L'Oréal mua lại Monsaron, mở đầu cho sự đổi mới khi sáng tạo ra dầu gội đầu không chứa chất xà phòng, mở ra hành trình đa dạng hóa về sản phẩm

Năm 1960, việc mua lại Lancome & Garnier và giới thiệu nước hoa Guy Laroche là bước tiến quan trọng, mở rộng sứ mệnh của công ty

Không chỉ dừng lại ở nhuộm tóc, L'Oréal đã mở rộng khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau như dưỡng da, chống nắng, trang điểm, nước hoa và chăm sóc tóc Hệ thống phân phối của họ cũng rất đa dạng, từ tiệm làm tóc và cửa hàng nước hoa đến siêu thị, cửa hàng sức khỏe/sắc đẹp, hiệu thuốc và thương mại điện tử

Lợi ích của L’Oréal bao gồm việc định vị thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước trước khi mở rộng quy mô quốc tế

Tuy nhiên, những thách thức như sự cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, khả năng hạn chế mở rộng khi thị trường nội địa khó khăn và áp lực từ xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa vẫn là những yếu tố cần đối mặt

1.4.2 Chiến lược xuất khẩu

L'Oréal quyết định hợp tác với một mạng lưới các đại lý cửa hàng đạt tiêu chuẩn trên toàn cầu

để phân phối sản phẩm của mình Các đối tác này bao gồm siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm, và

Trang 15

trung tâm thương mại Trên thị trường toàn cầu, L'Oréal đang chiếm 15% thị phần, đặc biệt nổi bật trong lĩnh vực nhuộm tóc ở Mỹ và châu Âu, cũng như là thị trường mỹ phẩm tại Mỹ Tại Việt Nam, sản phẩm của L'Oréal có mặt khắp cả nước nhờ vào hệ thống phân phối đa dạng, bao gồm siêu thị, nhà thuốc, salon tóc và các trang thương mại điện tử đang phát triển mạnh

mẽ Ví dụ như siêu thị BigC, WinMart+ và các cửa hàng mỹ phẩm như SamiShop, Cocolux, nơi khách hàng dễ dàng tiếp cận và mua sắm các sản phẩm chất lượng của L’Oréal

1.4.3 Chiến lược quốc tế

L'Oréal đã hiểu rõ văn hóa làn da của người Trung Quốc, nơi làn da trắng được coi là tiêu chí đẹp Do đó, họ đã phát triển các sản phẩm làm trắng da để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đồng thời, sự quan tâm đặc biệt đến tóc cũng là một yếu tố quan trọng Người Trung Quốc thích sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc và nhuộm tóc để có mái tóc mượt mà, màu sắc óng ánh tự nhiên

Năm 1979, để mở rộng hoạt động tại Hồng Kông, L'Oréal đã mua lại công ty Scental Ltd, đưa vào thị trường các sản phẩm chăm sóc tóc và xây dựng một kênh tiêu dùng rộng lớn Năm 1993, sau khi nghiên cứu thị trường Trung Quốc, L'Oréal đưa sản phẩm đầu tiên vào các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Đông

Sau hơn 30 năm thành lập tại Pháp, năm 1932, L'Oréal mở rộng hoạt động sang Vương quốc Anh thông qua việc mua lại công ty Golden Ltd Tại thị trường này, L'Oréal tập trung vào việc cung cấp sản phẩm cho các salon chăm sóc tóc Trong giai đoạn chiến lược quốc tế, sản phẩm làm trắng da không phát triển mạnh tại Vương quốc Anh, và hàm lượng chất chống nắng SPF trong sản phẩm trang điểm cũng thấp hơn so với Châu Á L'Oréal đã điều chỉnh chiến lược bằng cách sản xuất các sản phẩm kết hợp nhiều công dụng, như kem trang điểm vừa làm kem nền vừa che khuyết điểm, để phù hợp với thị trường và quan điểm làm đẹp của người tiêu dùng ở Vương quốc Anh

1.4.4 Chiến lược toàn cầu

L’Oréal thực hiện cấu trúc tổ chức kiểu ma trận để tối ưu hóa giao tiếp và phát triển chiến lược thị trường cũng như ý tưởng sản phẩm mới Cấu trúc này giúp tăng cường sự phối hợp và chia

sẻ thông tin dễ dàng giữa các bộ phận Các giám đốc điều hành làm việc trên nhiều dự án và thường xuyên cập nhật về tiến độ của công ty, tạo sự vững mạnh khi các bộ phận khác nhau hợp tác một cách mượt mà

L’Oréal có sự hiện diện toàn cầu thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp, bao gồm thị trường đại chúng, cửa hàng bách hóa, nhà thuốc, và bán lẻ du lịch Đội ngũ phụ trách mua hàng của L'Oréal đặt trụ sở trên khắp thế giới, đảm bảo sự hiệu quả trong việc đưa các đổi mới vào thị trường

Chiến lược Toàn cầu hóa của L'Oréal được thực hiện trên bối cảnh địa phương, kết hợp mức

độ toàn cầu hóa cao và mức độ địa phương hóa cao Sản phẩm của họ đã có mặt trên hơn 150 quốc gia và được phát triển thông qua mạng lưới các trung tâm Nghiên cứu & Đổi mới trên khắp thế giới Các công ty con của L'Oréal, như Giorgio Armani, Shu Uemura, và Maybelline, mang đến sự đa dạng và phù hợp với nhu cầu đặc biệt của từng quốc gia Mua lại các thương

Trang 16

hiệu như Maybelline New York và Yue Sai đã giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu địa phương và tạo ra những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng ở mọi nơi trên thế giới

1.4.5 Các thương vụ mua lại và đầu tư

L'Oréal đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại chiến lược để mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình Năm 1973, họ mua Synthélabo để bước vào lĩnh vực dược phẩm Sau đó, Synthélabo hợp nhất với Sanofi vào năm 1999, trở thành Sanofi Synthélabo, và sau đó hợp nhất với Aventis vào năm 2004, trở thành Sanofi

Theo chiều hướng thị trường mỹ phẩm, vào ngày 17 tháng 3 năm 2006, L'Oréal mua công ty

mỹ phẩm The Body Shop với giá £562 triệu Đến tháng 1 năm 2014, họ đã hoàn tất việc mua lại thương hiệu làm đẹp Magic Holdings của Trung Quốc với giá $840 triệu

Ngày 11 tháng 2 năm 2014, L’Oréal ký thỏa thuận để mua lại 8% cổ phần từ Nestle với giá

€3.4 tỷ Vào ngày 20 tháng 2 năm 2014, Shiseido bán các thương hiệu Carita và Decléor cho L'Oréal

Năm 2014, L'Oréal mua lại NYX Cosmetics để tăng cường sản phẩm trang điểm ở Bắc Mỹ Họ cũng mở rộng tới thị trường Brazil bằng cách mua lại Niely Cosmeticos Group vào tháng 9 năm

Trang 17

2014 Trong tháng 10 cùng năm, L'Oréal mua lại thương hiệu đa văn hóa Carol's Daughter Tháng 7 năm 2016, họ thông báo việc mua lại IT Cosmetics.

Với việc công bố mối quan hệ thương hiệu mới với Valentino vào tháng 5 năm 2018, L'Oréal không chỉ mở rộng danh tiếng mà còn đa dạng hóa chiến lược hợp nhất và phát triển mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu

1.5 Động lực thúc đẩy quan điểm chiến lược toàn cầu

Globalization (Toàn cầu

hóa):

L'Oréal khéo léo thích ứng với xu hướng trang điểm lan rộng toàn cầu, đặc biệt là trong giới trẻ Chính sách mở cửa toàn cầu và kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội lớn, và L'Oréal đã đáp ứng thông qua sự hiện diện mạnh mẽ trên nhiều thị trường quốc gia

ICT (Công nghệ thông

tin và truyền thông):

L'Oréal không chỉ làm chủ xu hướng làm đẹp trên các nền tảng mạng xã hội mà còn tận dụng mối quan hệ đối tác với các đại gia thương mại điện tử như Amazon và Alibaba Công nghệ không chỉ tối ưu hóa quy trình kinh doanh mà còn làm cho sản phẩm trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn, đặc biệt qua các tính năng như thực tế ảo và điện toán đám mây

Market Drivers (Động

lực thị trường):

L'Oréal không chỉ tập trung vào nhu cầu riêng lẻ của từng khu vực mà còn xây dựng danh mục thương hiệu dựa trên thị trường mục tiêu Họ duy trì sự đa dạng với sản phẩm phù hợp với đặc điểm văn hóa của từng khu vực

Cost Drivers (Động lực

chi phí):

Dù lợi nhuận thấp hơn so với đối thủ, L'Oréal tận dụng chi phí nhân công rẻ ở các quốc gia có nhà máy và xuất khẩu sản phẩm, giúp họ trở thành đội leader trong ngành công nghiệp mỹ phẩm

(Động lực chính phủ):

L'Oréal đối mặt với rủi ro chính trị, nhưng đồng thời hưởng lợi

từ chính sách thương mại thuận lợi của Pháp và các hiệp định quốc tế, giúp họ mở rộng thị trường và duy trì ưu thế

(Động lực cạnh tranh):

L'Oréal, mặc dù đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ lớn, giữ vững vị thế bằng sự đa dạng và cam kết không thử nghiệm trên động vật

(Hướng toàn cầu):

tập trung vào sự đa dạng với nhiều thương hiệu và sản phẩm phù hợp mọi lứa tuổi và nhu cầu, đồng thời cam kết bền vững qua chương trình "L'Oréal for the Future."

Trang 18

nghiệm toàn cầu):

sử dụng sự sáng tạo và R&D để duy trì sự cạnh tranh toàn cầu,

mở rộng cửa hàng bán lẻ đặc biệt ở các thị trường như Ấn Độ và Trung Quốc

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

2.1 Môi trường bên ngoài

2.1.1 Mô hình kim cương

2.1.1.1 Điều kiện yếu tố

• Yếu tố cơ bản

Pháp, với dân số lao động khoảng 28 triệu người, trong đó có 55,000 người làm trong ngành

mỹ phẩm, là một thị trường quan trọng cho L'Oréal Đất nước này cung cấp nguồn tài nguyên

đa dạng, bao gồm khoáng sản, loại quả, hạt, ngũ cốc và thực vật, tạo điều kiện cho việc chiết xuất các hoạt chất tự nhiên vào công thức mỹ phẩm Ngoài ra, với vốn đầu tư đứng thứ ba trên thế giới vào năm 2021, Pháp là một môi trường kinh doanh hấp dẫn và ổn định cho sự phát triển của L'Oréal

• Yếu tố nâng cao

Pháp không chỉ là nơi sản xuất, mà còn là dấu hiệu chất lượng cao với nhãn "Made in France," đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ phẩm Học thuật cũng đóng góp vào sự phát triển của ngành này, với các trường đại học cung cấp chương trình hàng đầu và cơ sở vật chất hiện đại, bên cạnh đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và tay nghề cao

Lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới cũng đóng vai trò quan trọng, với sự đầu tư mạnh mẽ vào

"công nghệ làm đẹp" và chiến dịch nghiên cứu phát triển hàng năm, đạt khoảng 650 triệu euro Pháp tự hào với nhiều trung tâm nghiên cứu công nghệ và khoa học hàng đầu, đồng thời sở hữu nhiều bằng sáng chế đột phá trong lĩnh vực mỹ phẩm và làm đẹp, củng cố vị thế là một quốc gia tiên phong về công nghệ trong ngành này

2.1.1.2 Điều kiện cầu

Pháp, là thị trường tiêu thụ mỹ phẩm lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức và xếp thứ tám trên toàn cầu, thu hút người tiêu dùng khắt khe đang không ngừng tìm kiếm sự sáng tạo và hiệu quả ngay lập tức Người Pháp coi việc sử dụng mỹ phẩm như một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, tin rằng nó không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và hình ảnh cá nhân mà còn tác động đến tự tin và tâm trạng Họ đánh giá cao vẻ đẹp tự nhiên, ưa chuộng lớp trang điểm mỏng

và làn da rám nắng, thể hiện ý thức về sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w