1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài sưu tầm 01 bản án về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức đã được tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

17 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức
Tác giả Hà Hoàng Ba, Vũ Thúy Hằng, Nguyễn Hoàng Long
Người hướng dẫn TS. Đinh Thị Tâm
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

6Câu 2: Nêu các vấn đề pháp lý trong bản ánVấn đề 1: Quá trình sống chung giữa ông D và bà K aH- Cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa ông D và bà K aH, từ đó mới có thể xác định được tà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

MÔN: LUẬT DÂN SỰ

Đề bài: Sưu tầm 01 bản án về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức đã được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải

quyết.

Hà Hoàng Ba - 2326963000

Nguyễn Hoàng Long - 2326963021

Giảng viên hướng dẫn : TS Đinh Thị Tâm

Hà Nội, tháng 04 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Câu 1: Tóm tắt nội dung bản án (yêu cầu: không quá 02 trang A4 4

Câu 2: Nêu các vấn đề pháp lý được giải quyết trong bản án 6

Câu 3: Nêu quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án 7

Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 11

KẾT LUẬN 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đề cao giá trị công bằng, sự việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa Nguyễn Thị Kim P và Phạm Thị Hồng L đã trở thành một điển hình cho việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn Vụ án không chỉ đơn thuần là việc xem xét tính hợp lệ của một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà còn nêu bật vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật, đặt

ra thách thức cũng như cơ hội để nghiên cứu và đánh giá về cơ sở pháp lý trong việc công nhận và thực thi các giao dịch dân sự

Trang 4

Câu 1: Tóm tắt nội dung bản án (yêu cầu: không quá 02 trang A4

1 Những người tham gia vụ án:

- Nguyên đơn:

Ông Ninh Xuân D, sinh năm 1940; cư trú tại: Tổ 1, ấp Hồ Tràm, xã P, huyện

X, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Bị đơn:

Ông K’Đ, sinh năm 1969; bà Ka B, sinh năm 1979; cùng cư trú tại: Thôn Phước Bình, xã L, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Ka H, sinh năm 1992; cư trú tại: Thôn Phước Bình, xã L, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng

- Người làm chứng:

Bà Ka R, sinh năm 1961; cư trú tại: Thôn Phước Bình, xã L, huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng

- Người kháng cáo:

Ông Ninh Xuân D – Nguyên đơn

2 Nội dung vụ án:

Bà Ka H và ông D có quan hệ tình cảm nam nữ với nhau, có chung sống cùng nhau khoảng 02 năm (từ năm 2017 đến năm 2018), nhưng không đăng ký kết hôn Từ năm

2019 đến nay thì bà và ông D không chung sống cùng nhau nữa Trong quá trình chung sống với nhau thì ông D có cho bà số tiền 200.000.000 đồng để bà đi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông K’Đ, bà Ka B Ngày 25/10/2018, ông K’Đ, bà Ka B

có sang nhượng cho bà Ka H, ông D một lô đất có chiều ngang 13m, đã đặt cọc 50.000.000 đồng, có chữ ký xác nhận của bên đặt cọc là bà Ka H, bên nhận cọc là ông K’Đ Đến ngày 23/11/2018, ông K’Đ, bà Ka B tiếp tục nhận số tiền 150.000.000 đồng Ngày 12/11/2018, ông K’Đ, bà Ka B có chuyển nhượng cho bà Ka H diện tích đất 1145,4m2 thuộc thửa đất số 71, tờ bản đồ số 34, tọa lạc tại thôn Phước Bình, xã L,

Trang 5

huyện Đ, tỉnh Lâm Đồng với số tiền 50.000.000 đồng, ông K’Đ, bà Ka B đã nhận đủ tiền và giao đất cho bà Ka H, giấy sang nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký xác nhận của người mua là bà Ka H, người bán là ông K’Đ, bà Ka B Sau đó 2 bên đều xác định giá trị thực tế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nêu trên là 250.000.000 đồng

Ngày 15/8/2019, ông D khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông K’Đ, bà Ka B trả lại cho ông số tiền đặt cọc đã nhận là 200.000.000 đồng

Ngày 21/11/2019, Tòa án nhân dân huyện Đ đã xác định đây là quan hệ dân sự tranh chấp là “Tranh chấp về hợp đồng dân sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất” đồng thời bác đơn của ông D về việc buộc ông K’Đ, bà Ka B phải trả tiền đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 200.000.000 đồng Ngoài ra, bản án còn tuyên về

án phí, quyền kháng cáo và trách nhiệm thi hành án của các đương sự

Ngày 28/11/2019, nguyên đơn ông Ninh Xuân D kháng cáo đối với toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tuyên buộc ông K’Đ, bà Ka B phải trả

số tiền đặt cọc là 200.000.000 đồng Ngày 21/2/2024, Tòa án cấp phúc thẩm xác định lại quan hệ pháp luật tranh chấp là “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” đồng thời giữ nguyên phần quyết định của bản án dân sự sơ thẩm Do kháng cáo không được chấp nhận nên nguyên đơn ông D phải chịu án phí dân sự phúc thẩm Tuy nhiên, ông D là công dân Việt Nam, thuộc trường hợp người cao tuổi nên được miễn toàn bộ án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật

Trang 6

Câu 2: Nêu các vấn đề pháp lý trong bản án

Vấn đề 1: Quá trình sống chung giữa ông D và bà K aH

- Cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa ông D và bà K aH, từ đó mới có thể xác định được tài sản sẽ thuộc trường hợp sở hữu chung hợp nhất hay sở hữu chung theo phần + Nếu là sở hữu chung hợp nhất thì sẽ được hiểu là vợ chồng, và mọi giao dịch của bà Ka

H đều phải có sự đồng ý của ông D và tài sản trong thời kì hôn nhân sẽ được tính là của chung

+ Nếu là sở hữu chung theo phần thì tài sản của ông D và bà K aH sẽ được tính riêng Đây là vấn đề quan trọng nhằm giúp Tòa đánh giá đúng bản chất của các hợp đồng mà bà

Ka H đã ký trong giai đoạn sống chung với ông D

Vấn đề 2: Xác định mục đích và nghĩa vụ của bà Ka H đối với khoản tiền 200tr được ông D cho tặng

Trong thời gian sinh sống chung ông D có cho bà K aH 200tr để đi mua đất từ ông K’Đ và

bà Ka B

- Trường hợp 1: cần phải làm rõ xem bà K aH sử dụng 200tr để mua đất có phải nhân danh ông D dưới dạng ủy quyền không ? Nếu có hợp đồng ủy quyền thì phải có văn bản hoặc bằng chứng như ghi âm, máy quay,… để làm rõ rang các căn cứ nêu trên Trong trường hợp như vậy bà K aH sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ với ông D dựa theo hợp đồng ủy quyền nếu có

- Trường hợp 2: Cần phải làm rõ xem bà K aH sử dụng 200tr để mua đất nếu không phải nhân danh ông D thì có phải là 1 dạng hợp đồng tặng cho có điều kiện hay không Nếu ông

D có căn cứ chứng minh được mình tặng bà 200tr với một điều kiện cụ thể nào đó thì cần phải cung cấp đầy đủ bằng chứng cho Tòa để xem xét nghĩa vụ của bà K aH

- Trường hợp 3: Nếu đây là hợp đồng tặng cho không có điều kiện thì bà K aH sẽ không bị ràng buộc nghĩa vụ với ông D mà có toàn quyền xử lý phần tài sản đã được tặng cho từ ông D

Như vậy, Tòa cần xem xét thật kỹ các căn cứ, bằng chứng nhằm đánh giá đúng bản chất của 200 triệu

Vấn đề 3: Tính hiệu lực của hợp đồng đặt cọc giữa bà Ka H và ông K’Đ, bà Ka B Hợp đồng đặt cọc của các đương sự được xác lập dưới dạng văn bản không có công chứng, chứng thực

- Thứ nhất, Tòa cần đánh giá các chủ thể tham gia giao dịch dân sự đã có đủ năng lực chủ thể hay chưa

- Thứ hai, Tòa cần đánh giá xem giao dịch dân sự này có vi phạm quy định về hình thức chưa

Việc xác định tính hiệu lực của hợp đồng đặt cọc sẽ liên quan mật thiết với tính hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Vấn đề 4: Năng lực của thể của bà K aH trong 2 giao dịch dân sự chính là đặt cọc và

Trang 7

mua đất

Bà K aH là người trực tiếp ký và xác lập 2 giao dịch dân sự là đặt cọc 200tr và ký giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Thứ nhất, Tòa cần đánh giá đầy đủ và toàn diện năng lực hành vi cũng như năng lực pháp luật của bà K aH đã đủ điều kiện tham gia vào 2 giao dịch dân sự trên chưa

- Thứ hai, Tòa cần phân tích các căn cứ cũng như đối chiếu các bên liên quan để xác nhận

bà K aH là người trực tiếp xác lập 2 giao dịch dân sự trên

Như vậy, nếu đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì bà KaH hoàn toàn đầy đủ năng lực chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự

Vấn đề 5: Năng lực chủ thể của ông D trong 2 giao dịch dân sự chính là đặt cọc và mua đất

Ông D là nguyên đơn cho rằng mình là người trực tiếp xác lập 2 giao dịch là đặt cọc và mua đất

- Thứ nhất, Tòa cần đánh giá đầy đủ và toàn diện năng lực hành vi cũng như năng lực pháp luật của ông D đã đủ điều kiện tham gia vào 2 giao dịch dân sự trên chưa

- Thứ hai, Tòa cũng cần phải yêu cầu ông D cung cấp thêm bằng chứng chứng minh ông là người trực tiếp tham gia xác lập 2 giao dịch trên đồng thời xác minh tính minh bạch của 2 hợp đồng do bà Ka H ký

Nếu không thể đưa ra bất cứ căn cứ nào chứng minh thì sẽ là bất lợi rất lớn cho ông D khi thực hiện yêu cầu của mình tại Tòa

Vấn đề 6: Tính hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền quyền sử dụng đất của ông K’Đ ,bà Ka B cho bà Ka H

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký nhưng không có công chứng chứng thực Bên mua đã đặt cọc 200tr/250tr

- Thứ nhất, Tòa cần xác định rõ xem hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thuộc trường hợp buộc phải công chứng chứng thực hay không Nói cách khác Tòa cần kiểm tra giao dịch dân sự này có tuân theo đúng quy định của BLDS về hình thức của giao dịch dân

sự hay không

- Thứ hai, Tòa cần đánh giá mức độ hoàn thành giao dịch dân sự cũng như căn cứ vào lời khai đánh giá ý chí xác lập giao dịch dân sự của các bên

Như vậy, giao dịch dân sự này hoàn toàn có thể có hiệu lực, tuy nhiên vẫn cần phải đánh giá chính xác các căn cứ trong bản án

Vấn đề 7: Quyết định của Tòa án về việc bác đơn của ông D

Tòa án phúc thẩm giữ nguyên quyết định của Tòa án sơ thẩm về việc bác bỏ đơn của ông

D trong sự việc đòi lại 200tr tiền cọc

- Tòa cần phải xem xét đầy đủ các căn cứ, bằng chứng được nêu ra trong bản án để có thể đưa ra quyết định chính xác và minh bạch nhất

- Việc bác đơn cũng cần phải tuân theo đúng các thủ tục của Bộ Luật Tố Tụng và đảm bảo tính khách quan trong xử án

Trang 8

Vấn đề 8: Quyết định của Tòa phúc thẩm về việc miễn Án phí cho ông D

Tòa án phúc thẩm xác định ông D thuộc trường hợp được miễn án phí

- Việc xem xét miễn án phí cho ông D cần phải đánh giá đúng xem

+ Thứ nhất, ông D có thuộc trường hợp các đối tượng được miễn án phí hay không + Thứ hai, vụ án này có thuộc trường hợp được miễn án phí theo Bộ Luật Tố Tụng hay không

Trang 9

Câu 3: Nêu quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án

Trong vụ án này, tòa án cấp sơ thẩm đã phải giải quyết nhiều vấn đề pháp lý phức tạp Trong đó, vấn đề chính là tính hợp lệ của thỏa thuận mua đất và việc đặt cọc Ông Ninh Xuân D khẳng định rằng đã có một thỏa thuận mua đất và đã đặt cọc 200 triệu đồng Tuy nhiên, ông K’Đ và bà Ka B phủ nhận thông tin này và cho rằng họ chỉ chuyển nhượng đất cho bà Ka H, người mà ông Ninh Xuân D đã đặt cọc số tiền tương tự Các vấn đề pháp lý

cụ thể được đặt ra trong bản án trên:

1 Đánh giá tính hiệu lực của hợp đồng đặt cọc giữa bà Ka H và ông K’Đ, bà Ka B Hợp đồng đặt cọc giữa ông K’Đ và bà Ka B với bà Ka H và ông D, liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất có kích thước 13m chiều ngang, được ký kết vào ngày 25/10/2018 và đã được đặt cọc trước số tiền 50.000.000 đồng, là một giao dịch có hiệu lực pháp lý Sự xác nhận của các bên thông qua chữ ký trên giấy đặt cọc và việc tiếp tục nhận thêm số tiền 150.000.000 đồng vào ngày 23/11/2018 củng cố thêm tính hợp pháp của giao dịch này

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, việc đặt cọc không yêu cầu phải

có sự chứng thực của công chức hay lập thành hợp đồng chính thức Miễn là hợp đồng đặt cọc tuân thủ các điều kiện cơ bản về chủ thể, mục đích, và nội dung giao dịch, nó sẽ có hiệu lực pháp lý Đồng thời, Điều 117 của cùng Bộ luật này cũng khẳng định rằng, một giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực khi được các bên tự nguyện thỏa thuận, không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội và được thực hiện bởi những cá nhân có đầy đủ năng lực pháp lý cũng như hành vi dân sự Do

đó, hợp đồng đặt cọc mua đất nêu trên, với đầy đủ các điều kiện đã nêu, là hợp đồng

có giá trị và được pháp luật công nhận."

2 Đánh giá năng lực của thể của bà Ka H trong 2 giao dịch dân sự chính là đặt cọc

và mua bán đất

Xác nhận vai trò của bà Ka H trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Vào ngày 25/10/2018, bà Ka H đã thể hiện vai trò chủ chốt trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng một lô đất có chiều ngang 13m từ ông K’Đ và bà Ka B, với việc đặt cọc số tiền 50.000.000 đồng Điều này được chứng thực bởi chữ ký của bà

Ka H trên giấy đặt cọc, cùng với sự xác nhận của ông K’Đ Tiếp theo, vào ngày 23/11/2018, bà Ka H tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng cách giao thêm số tiền 150.000.000 đồng, nâng tổng số tiền đặt cọc lên 200.000.000 đồng, phản ánh

Trang 10

đúng giá trị thực tế của giao dịch là 250.000.000 đồng Căn cứ vào các tài liệu và xác nhận của ông K’Đ, bà Ka B, cũng như bản thân bà Ka H, có thể khẳng định rằng bà Ka H là người trực tiếp đứng ra giao dịch và thực hiện việc giao tiền đặt cọc cho ông K’Đ và bà Ka B Điều này không chỉ thể hiện qua hành động giao tiền mà còn qua các tài liệu hợp pháp có chứa chữ ký và xác nhận của các bên liên quan."

3 Đánh giá tính hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền quyền sử dụng đất của ông K’Đ ,bà Ka B cho bà Ka H

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà Ka H: Ngày 12/11/2018, ông K’Đ và bà Ka B đã thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số

71, tờ bản đồ số 34, diện tích 1.145m2, với giá trị giao dịch là 250.000.000 đồng Giao dịch này đã được ghi nhận bằng giấy viết tay mà không qua công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Theo khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được lập thành văn bản và phải tuân thủ hình thức pháp lý theo quy định của Bộ luật, pháp luật về đất đai và các quy định liên quan Tuy nhiên, Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 cũng mở ra khả năng công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự không công chứng nếu một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ của giao dịch Trong trường hợp của bà Ka H, việc đã đặt cọc 200 triệu đồng, chiếm hơn hai phần ba giá trị giao dịch, cùng với ý chí rõ ràng của cả bên mua và bên bán trong việc xác lập giao dịch,

có thể là cơ sở để tòa án xem xét và công nhận hiệu lực pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng."

4 Vấn đề quyền đòi lại tiền cọc của ông D:

Trong quá trình chung sống, ông D đã cung cấp số tiền 200.000.000 đồng cho bà Ka H

để thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông K’Đ và bà Ka B Tuy nhiên, mọi hoạt động liên quan đến giao dịch này đều do bà Ka H độc lập thực hiện, không

có sự tham gia của ông D Bà Ka H là người đã đặt cọc số tiền này với ông K’Đ và bà Ka

B, dù nguồn gốc của số tiền đó là từ ông D

Thứ nhất, không có bằng chứng nào cho thấy ông D đã ủy quyền cho bà Ka H thực hiện việc mua đất thay mình Ủy quyền là một hình thức đại diện được quy định tại Điều

135 Bộ luật Dân sự 2015, yêu cầu người được ủy quyền phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và phải có văn bản ủy quyền Việc lập hợp đồng ủy quyền được thực hiện theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 Do ông D không cung cấp được bằng chứng về việc ủy

Trang 11

quyền, không thể khẳng định rằng ông D có quyền đòi lại tiền cọc dựa trên hợp đồng ủy quyền

Thứ hai, nếu xem xét số tiền 200 triệu đồng như là một hợp đồng tặng cho tài sản, theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên mà bên tặng cho chuyển giao tài sản mà không yêu cầu đền bù và bên được tặng cho đồng ý nhận Trong trường hợp bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ nhưng bên tặng cho không giao tài sản, bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện Tuy nhiên, ông D không cung cấp được bằng chứng nào chứng minh rằng ông có quyền đòi lại tiền cọc trong trường hợp giao dịch không được hoàn tất

Như vậy, ông D không có đủ căn cứ pháp lý để yêu cầu hoàn trả số tiền cọc từ ông K’Đ

và bà Ka B

5 Nghĩa vụ tài sản của bà Ka H đối với ông D:

Mối quan hệ giữa bà Ka H và ông D, mặc dù có sự gắn bó tình cảm và đã chung sống với nhau từ năm 2017 đến năm 2018, không hình thành nên quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật do không có sự đăng ký kết hôn Kể từ năm 2019, bà Ka H và ông D đã không còn chung sống cùng nhau Trong thời gian chung sống, ông D đã cung cấp cho bà

Ka H số tiền 200.000.000 đồng để thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất

từ ông K’Đ và bà Ka B Do không có quan hệ hôn nhân, các giao dịch dân sự và tài sản giữa ông D và bà Ka H được coi là riêng biệt Khi ông D cung cấp số tiền 200.000.000 đồng, không có điều kiện nào được đặt ra liên quan đến việc tặng cho tài sản Theo Điều

462 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ nhưng bên tặng cho không giao tài sản, thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện Tuy nhiên, trong trường hợp này, không có điều kiện nào được đặt ra, do đó bà Ka H không có nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ pháp lý nào đối với ông D liên quan đến số tiền đã nhận

6 Đánh giá quyết định của Tòa phúc thẩm về việc miễn Án phí cho ông D

Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều

12 về các đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa

án, lệ phí Tòa án: " Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w