Thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân TAND thì vấn đề giải quyết các hậu quả khi giao dịch dân sự vô hiệu không thuần túy chỉ căn cứ vào quyđịnh của BLES, mà còn tùy thuộc vào nhiều y
Trang 1NGUYÊN VĂN CƯỜNG
GIAO DICH DAN SỰ VŨ HIỆU VÀ VIỆC GIAI QUYẾT
HẬU QUA PHAP LY CUA GIAO DICH DÂN SỰ VÔ HIỆU
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số : 62.38.30.01
- THƯ VIÊN
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NC
PHÒNG GV “Et
LUẬN AN TIẾN SĨ LUAT HOC
Người hướng dan khoa hoc: 1 PGS.TS Hoàng Thế Liên
2 TS Dinh Ngọc Hiện
HÀ NỘI - 2005
Trang 2Toi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIA LUẬN AN
Nguyễn Văn Cường
Trang 3Chương Ï: NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VE GIAO DỊCH DÂN SU
VÔ HIỆU VÀ HẬU QUÁ PHÁP LÝ GIAO DỊCH DÂN SỰ
VÔ HIỆU
Khái niệm đặc điểm pháp lý của giao dịch dân sự và giao dịch
dân sự vô hiệu
Khái quát chung về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu trong pháp luật Việt Nam
‘qua các thời ky
Các uy định giao dich dân su vô hiệu trong pháp luật một số
nước trên ur€ giới
Chương 2: XÁC ĐỊNH GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ HẬU QUÁ
PHAP LÝ CUA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIEU THEO QUY
ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Xác định giao dịch dân sự vô hiệu theo các quy định hiện hành
của pháp luật Việt Nam
Các căn cứ luật định về giao dịch dân sự vô hiệu
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân su vô hiệu
Vấn dé bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
dich dân sir bị tuyên bố là vô hiệu
Chương 3: THỤC TRANG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ TUYÊN BỐ
GIAO DỊCH ĐÂN SỰ VÔ HIỆU GIẢI QUYẾT HẬU QUÁ
PHÁP LÝ CUA GIAO DICH DAN SỰ YÔ HEU NHỮNGVƯỚNG MAC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Thực trạng việc áp dụng pháp luật tuyên bố giao dịch dân sự
vỏ hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu
tại Tòa án nhân dan
Trang 43.3 Kiến nghị sửa đổi một số điều luật liên quan đến quy định về giao
dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu
Trang 5BLDS : Bộ luật dân sự
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dan tối cao
VKSND : Viện Kiểm sát nhân dan
VKSNDTC : Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN : Xã hội chu nghĩa
Trang 61 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Gizo dịch dan sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân hộ gia đình tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vu dan sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng va trong sản xuất, kinh doanh Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta tronggiai đoạn hiện nay
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của giao dịch dân sự,
Bộ luật dân sư (BLDS) nước ta đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và tương đối hoàn thiện về việc xác lập, thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự Các quy định đó của BLDS đã tạo ra hành lang pháp lý
thông thoáng và an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, tạo nên sự
ổn định của cíc quan hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, góp phần vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới
Thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân (TAND) thì vấn đề giải quyết
các hậu quả khi giao dịch dân sự vô hiệu không thuần túy chỉ căn cứ vào quyđịnh của BLES, mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự thỏa thuận
của các bên khi tham gia giao dịch hoặc phụ thuộc vào thời điểm phát sinh,
như giao địch được xác lập trước ngày ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự,
trước khi BLDS có hiệu lực thi hành Quá trình thực hiện BLDS, bên cạnh
những mặt tich cực, còn có thực trạng là các tranh chấp về dân sự, nhất là
tranh chấp vé giao dịch dan sự vân có xu hướng gia tăng, trong đó các giao
dịch dân sự v hiệu do vi phạm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch chiếm
ty lệ không rho Việc tuyên bố giao dịch dán sự vô hiệu và giải quyết hậuquả pháp lý chi giao dich dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp nhất mà
Trang 7phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)) nhưng cũng vẫn còn những thắc mắc, vẫn có những quan điểm khác nhau, gây ra nhiều tranh luận phức tạp.
Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về giao dịch dân sự vô hiệu, làm rõ những nguyên lý cơ bản và nguyên tắc chung giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự bị vô hiệu là một yêu cầu cấp bách hiện nay,
nhằm lý giải rõ hơn các vấn đề lý luận đặt ra đối với giao dịch dân sự vô hiệu
và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu và từ đó có những
kiến nghị góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật mà cụ thể là sửa đổi bổ sung
quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và xây dựng văn bản hướng dan thi hành
Với lý do đó, vấn đề "Giao địch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậuqua pháp lý cua giao dịch dân sự vô hiệu" được chọn làm dé tài nghiên cứu
cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ luật học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo
dục và Đào tạo
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải
quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đã được nhiều nhà khoahọc phar lý quan tam trong các thời kỳ, dưới những góc độ khác nhau
Nhìn chung, vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậuquả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu chủ yếu được đề cập trong các bàigiảng trcng giáo trình luật đân sự của Trường Cao đăng Kiểm sát, Trường Đại
học Luậ: Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia, trong một số ấn phẩm như:
Bình luận Bộ luật dân sự của Bộ Tư pháp và trong một số bài viết của một số
tác giả c góc độ hẹp, đó là: TS Bùi Đăng Hiếu: Giao dich ddan sự vô hiệu
tương dai và giao dich dan sự vô hiệu tuyệt đối Vũ Mạnh Hùng: Một số ý
kiến về lường lối giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán nha;Hoang Thị Thanh: Quy định "giao dich dan su vô hiệu do không tuân theo các
Trang 8thức Cũng có công trình được giải quyết tốt hơn như luận văn thạc sĩ luậthọc của tác gia Trần Trung Trực: Mộ? số vấn dé giao dich dân sự vô hiện vahậu quả pháp ly của nó Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công
trình có liên quan thì chưa có công trình nào giải quyết vấn đề này một cách
toàn diện và thấu đáo Do vậy, việc nghiên cứu dé tài "Giao dich dân sự vô
hiệu và việc giải quyết hậu qua pháp ly cua giao dich dan sự vô hiệu” không
bị trùng lap với các công trình đã công bố.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
a) Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặcđiểm pháp lý về giao dịch dân sự, làm rõ chế định giao dịch dân sự vô hiệutrong chế định chung về giao dịch và căn cứ pháp lý xác định giao dịch đân sự
vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu Từ phân
tích lịch sử của giao dịch dân sự vô hiệu, nghiên cứu các quy định giao dịch
dân sự vô hiệu một số nước trên thế giới làm rõ sự phát triển có tính kế thừa
của chế định này ở nước ta Ngoài ra, khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng, đánhgiá hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu
và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu Trên cơ sở
đó, tác gia đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằmbao đảm tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp,khiếu kiện tại TAND làm cho pháp luật về giao dịch dân sự thực sự là một
trong những "công cụ pháp lý thúc day giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".
b) Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận án này phải thực hiện được
các nhiệm vụ:
Trang 9- Lược sử quá trình điều chỉnh pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự
vô hiệu qua các thời kỳ và quy định của một số nước trên thế giới về giao dịch
dân sự vô hiệu để làm nổi bật tính kế thừa truyền thống và những bước phát triển
trong quy định pháp luật về giao dịch dan sự vô hiệu của nước ta hiện nay;
- Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam quy định về giao dịch dân
sự va việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dich dân sự vô hiệu;
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả của những quy định pháp
luật hiện hành về giao dich dan sự vô hiệu và việc giải quyết hau quả pháp lý
của giao dich dan sự vô hiệu:
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
giao dịch dân sự vô hiệu và cơ sở pháp lý để giải quyết hậu quả pháp lý của giaodịch dân sự vô hiệu
4 Pham vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi của luận án tiến sĩ chuyên ngành luật dân sự, tác giảtập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự (theo nghĩa hẹp) vềgiao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu; nghiên cứu thực tiên giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch
dan sự vô hiệu của TAND, làm sáng tỏ thêm lý luận còn nhiều quan điểm
khác nhau
5 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài luận
án là triết học Mác - Lênin Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cácquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối củaĐảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến đề tài của luận án
Trang 10giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: so sánh
pháp luật, logic pháp ý, hệ thống hóa, phân tích, tổng hop, khảo sát thực tiễn
để làm rõ vấn đề lý luận cũng như thực tiễn quá trình giải quyết các tranh chấp
giao dich dân sự vô héu và hau quả của nó trong giai đoạn hiện nay
6 Những điển mới của luận án
I- Tác giả phìn tích làm rõ cơ sở lý luận về giao dịch dân sự và giao
dịch dân sự vô hiệu, tìng hợp một số quan điểm về khái niệm giao dịch dân sự
và giao dịch dân sự vô hiệu, đưa ra khái niệm mới về giao dịch dân sự, giao
dịch dân sự vô hiệu Tác giả phân tích, luận giải về lịch sử phát triển các quy định về giao dịch dân sư vô hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời
kỳ và pháp luật dan sự một số nước trên thế giới Qua việc phân tích, luận giải, tác giả đã làm sáng t) tinh kế thừa và sự phát triển các chế định pháp luật vềgiao dịch dân sự vô hiệu
2- Từ việc phan tích các quy định về điều kiện có hiệu lực của giaodich, các căn cứ pháp ý xác định giao dich dan sự vô hiệu, hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vé hiệu trong hệ thống pháp luật hiện hành Việt Nam và
nghiên cứu thực tiễn 4p dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp tạiToà án nhân dân, tác gả đánh giá hiệu quả tích cực trong việc điều chỉnh cácquan hệ tài sản, đồng thời chỉ ra một số hạn chế, chưa khả thi và nguyên nhândan đến tình trạng đó và đề xuất những khuyến nghị sửa đổi, bổ sung một số
điều liên quan đến gia› dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu, hướng dẫn
đường lối giải quyết hiu quả pháp lý khi giao dich dân sự bị vô hiệu, nhất là
vấn đề xác định thiệt ha, cách tính thiệt hai , cụ thể:
- Bỏ Điều 136, BLDS, vì làm cho quy định về giao dịch dân sự trở nên
khuôn cứng và khó hiêt, trái với nguyên tac tự do thỏa thuận trong giao dịchdân sự;
Trang 11kinh tế nước ta hiện nay:
- Sửa đổi Điều 141, BLDS và Điều 142, BLDS về vấn đề nhầm lẫn, de dọa, lừa đối để phù hợp với lý luận và thực tiễn;
- Sửa đổi Điều 137, BLDS theo hướng thay khái niệm vi phạm điều cấm bang khái niệm trái pháp luật và không nên quy định việc giải quyết hậuquả giao dịch dân sự vô hiệu do trái pháp luật và trái đạo đức xã hội trong
Điều 137 BLDS, vì đã được đề cập trong Điều 146 BLDS;
- Hướng dẫn áp dụng Điều 146, BLDS về giải quyết hậu quả pháp lýcủa giao dịch dân sự vô hiệu trong đó làm rõ việc xác định thiệt hại, cách tínhthiệt hại
7 Kết cấu của luan án
Ngoài phần mở đâu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án gồm 3 chương, 10 mục
Trang 12VÔ HIỆU VÀ GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm chung của giao dịch dân sự 1.1.1.1 Khái niêm chung về giao dịch dân sự
-Giao dịch - mối quan hệ "giữa người với người" - là mối liên hệ phổ biến trong xã hội loài người và cũng là một trong chế định pháp lý cổ điển, nó
xuất hiện từ rất lâu đời Ngay từ khi xã hội loài người có sự phân công lao
động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa, thì giao dịch đã hình thành và giữ một VỊ Ui quan trong trong việc điều tiết các quan hệ [24, tr 1] Có một thời, giao dịch nếu không đồng nghĩa với sự trao đổi tài sản nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các bên, thì giao dịch được hiểu là quan hệtrong đó ít nhất một bên là thương nhân hoặc người giàu (người có nhiều củacải) và biện pháp thông qua đó, thương nhân hoặc người có của tích lũy củacải cho mình [19, tr *} Trong cuộc sống hiện tại, giao dich được xem là
“cong cụ” thông dụng và có hiệu quả, bảo dam cho các quan hệ dân sự được
thực hiện trong hành lang pháp lý an toàn nhằm thúc day giao lưu dân sự ngày
càng phát triển
Ngoài ra, giao dịch dân sự còn là phương tiện pháp lý quan trọng để
cho các công dân thoa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần trong sản xuất kinhdoanh cũng như sinh heat tiêu dùng Do đó, vi trí, vai trò của giao dịch dân sự
ngày càng được khẳng định trong hệ thống pháp luật Trong một xã hội phát triển luôn luôn đặt ra rhu cầu phải hoàn thiện, phát triển chế định giao dịch.
Trang 13và đến lúc nào đó tất cả các điều khoan của bộ luật, từ điều khoản thứ nhấtđến điều khoản cuối cung đều quy định về hợp đồng” [24 tr 2].
Trên thế giới hiện nay, quá trình phát triển của chế định giao dịch ở
mỗi quốc gia tuy có rhững đặc thù riêng, nhưng cũng không nằm ngoài quỹ
đạo chung Đó là: luôn nâng cao vị trí, vai trò của chế định giao dịch trong hệthống pháp luật, nhất là trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi dịch vụ và tài
sản, hàng hóa phải được tự do chuyển dịch theo ý chí của các chủ thể và chỉ bị
can thiệp trong các trường hợp mà ở đó có sự giới hạn của pháp luật hoặc có
sự tranh chấp giữa các chủ thể Chính vì thế mà vai trò của giao dịch nói chung và giao dịch dân sự nói riêng càng được thể hiện lớn hơn và giữ một vịtrí quan trong trong hệ thống pháp luật quốc gia
Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, các nhà khoa học pháp lý
cũng như các nhà lập pháp tiếp cận giao dịch dưới những góc độ khác nhau màđưa ra các chế định khác nhau về giao dịch, về những quy định chung của giaodịch dân sự Ví dụ, BLDS của nước Cộng hòa Pháp không đưa ra chế định giaodịch dân sự mà chỉ đưa ra chế định hợp đồng dân sự và chế định thừa kế, còn đốivới BLDS và thương mại Thái Lan, BLDS Nhật Ban dua ra chế định hành vi pháp
lý bao trùm lên chế định hợp đồng và chế định thừa kế theo di chúc Nhìnchung, pháp luật của phần lớn các nước đều không có khái niệm về giao dịchdân sự, mà khái niệm về giao địch dân sự chỉ đề cập đến dưới góc độ khoa học
Dưới góc độ khoa học các nhà khoa học Nhật Bản đề cập “giao dịch
dân sự là hành vi hợp pháp nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền
và nghĩa vụ dân su" [3, tr 114] Với khái niệm này, các nhà khoa hoc Nhật Bankhông nêu ra loại giao dịch cụ thể nào mà nó là tất cả những hành vi tự nguyệncủa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dan sự nhằm thu được một kết qua
nhất định và các hành vi này không trái với pháp luật Khi tham gia vào các
Trang 14quyền, ngha vụ đó trở thành hiện thực Như vậy, phần lớn các quan hệ trong cuộc sống cược điều chỉnh bảng pháp luật và được coi là giao dịch pháp luật dân sự; đối với quan hệ nhân thân nhiều quan hệ nhân thân phi tài sản (trừ sự kiện sinh ra và chết di) phát sinh trên cơ sở giao dịch dân sự như kết hôn, nhận con nuôi Đối với các quan hệ về tài sản (trừ quan hệ thừa kế theo pháp luật) còn
tất cả đều cược chế định pháp luật về giao dich dân sự điều chỉnh [3, tr 114]
Ỏ Việt Nam, chế định giao dịch dân sự được quy định trong chương 5,
Phần thứ nlất của BLDS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Điều 130 BLDS quy định: "Giac dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" Đối với giao dich dân sự là hợp đồng còn được quy định tại Mục 7, Phân thứ ba (Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự).
Còn đối với hành vi pháp lý đơn phương được quy định một phần trong phầnhợp đồng dan sự như hứa thưởng, thi có giải và một phần trong Phần thứ tư củaBLDS tại cac quy định về thừa kế (Thừa kế theo di chúc)
Dươi góc độ khoa học, khái niệm giao dich dân sự được các nhakhoa học Việt Nam đề cập trong nhiều tài liệu với góc độ khác nhau, như:
"Giao dich đân sự là hành vi được thực hiện nhằm thu được kết quả nhất định
và pháp ất tạo điều kiện cho kết quả trở thành hiện thực" hay "giao dich làmột sự kên pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương(hợp đồn) làm phát sinh hậu qua pháp lý" [4, tr 266] hoặc được nêu nguyênvăn Điều 130 BLDS
Eể đưa ra khái niệm toàn diện và đầy đủ về giao dịch dân sự, trước hết cần hiểu siao dịch là hành vị "có quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc với nhau" [116, tr 377].
Trong dín sự việc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau diễn ra trong quan hệ dân sựchung đê việc thể hiện ý chí của các bên được trực tiếp và công khai.
Trang 15Hoặc cũng có quan điểm nhấn mạnh đến tính pháp lý của giao dich như: giao dịch dân sự là hành vi pháp ly hợp pháp biểu hiện ý chí của mội hoặc nhiều người nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm ditt quyền, nghĩa
vụ dân sự
Nhìn chung, dù các nhà khoa học pháp lý có đưa ra khái niệm về giao
dịch dân sự dưới góc độ nào đi chăng nữa, thì đều khẳng định giao dịch dân sự
bao gồm hợp đồng dân sự và hành vi pháp lý đơn phương
- Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch phổ biến nhất, thông dụng nhất
nó phát sinh thường xuyên trong đời sống hàng ngày của chúng ta và giữ vi trí
vo cùng quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản, nhất là trong nềnkinh tế thị trường hiện nay Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp bảo đảm
cho việc vận động của hàng hóa và tiền tệ, chính vì lẽ đó mà pháp luật về hợp
đồng giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia
"Pháp luật về hợp đồng được coi như hộ chiếu cho phép đi vào tất cả các lĩnh
vực Vệ phương diện chính trị và pháp lý, hợp đồng là phương tiện pháp lý cho phép các bên có thể phát triển trong xã hội, thậm chí không phụ thuộc vào xã hội” [81, tr 5] Hợp đồng có thể diễn ra giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với pháp nhân hay giữa các pháp nhân, tổ chức với nhau, các bên tự do thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm đạt mục đích nhất định vềvật chất hoặc tinh thần nhưng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội củaQuốc gia và của thế giới, mà các chủ thể tham gia hợp đồng chịu sự điều chỉnh.
Sự tự do thỏa thuận giữa các chủ thể trong giao dịch dân sự thường là sự
bàn bạc, đi đến thống nhất ý chí của các bên trong việc làm phát sinh thay, đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định Việc thỏa thuận này không
bị can trở boi bất cứ yếu tố chủ quan và khách quan nào, trừ trường hợp trái vớipháp luật và đạo đức xã hội Ví dụ, các bên tham gia ký kết hợp đồng :nua bánmột chiếc xe máy, chủ sở hữu và người mua chiếc xe này có quyền tự do, bànbạc thỏa thuận giá cả, phương thức thanh toán, thời gian, địa điểm giao xe
—
Trang 16Trong thực tế thì sự tự do, thỏa thuận mới chi là điều kiện can nhưngvân chưa phai là điều kiện đủ Bởi lẽ, sự thỏa thuận phải làm phát sinh, thayđổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên mới đủ điều kiện hìnhthành hợp đóng Ví dụ, lời hứa của cha mẹ với con cái hoặc giữa bạn bè vớinhau không àm phát sinh hậu quả pháp lý Thậm chí trong một số trường hợphành vị thỏa thuận giữa các bên, có ý chí làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng
sau đó nếu các bên không mong muốn xảy ra thì hậu quả cũng không xảy ra
Đây là yếu 16 quan trong để xác định sự khác nhau giữa hợp đồng với cácquan hệ xã hội khác Sự thỏa thuận phải dựa trên cơ sở pháp luật cho phép,nếu trái với các quy định của pháp luật thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ, các bên giảiquyết hậu quả theo quy định của pháp luật hoặc tự thỏa thuận
Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng có loại hợp đồng không có sự bàn bạc,thỏa thuận trước giữa các bên, một bên đơn phương ấn định các điều khoản
của hợp đồng còn bên kia có quyền chấp nhận hay không chấp nhận Thực tế,loại hợp dong này thường diễn ra rất phong phú, đa dạng Ví dụ, Công ty soạn,
? = x # Z N M Pa ~ cA > + |
thao sản hop đồng, trong đó có day du các dữ kiện, như giá ca, loại dich vụ
cung cấp, thời gian địa điểm, chất lượng còn người tiêu dùng nếu đồng ý kývào, như vậy là hợp đồng đã được ký kết mà không cần hai bên bàn bạc, thỏ:thuận Đối với các loại hợp đồng dân sự theo mẫu này hiện nay còn có nhiềuquan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng, loại hợp đồng dịch vụ là phù!
hợp với thực tế, vì thông thường đối tượng của hợp đồng là những dịch vụnhằm đáp fng nhu cầu cấp thiết của con người, do Nhà nước quản lý, giao choCông ty đóc quyền đối với loại dịch vụ này; có quyền ấn định giá cả, loại dịch
vụ cung cập, thời gian địa điểm, chất lượng
Ví dụ như: hợp đồng cung cấp điện, nước ở Việt Nam và đã đượcChính phủ xem xét và quyết định theo điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước,
có thể pha bán theo giá thấp hơn với giá trị thực của nó Nhưng cũng có thể
bán theo giá cao hơn rất nhiều và bên sử dụng dịch vụ buộc phải chấp nhận
Trang 17điểm này đã được sự đồng tình của phân lớn các nhà khoa học trên thế giới Tuy nhiên có quan điểm khác lại cho rằng, để bảo vệ quyền lợi cho người sử dung dich vụ, tránh hiện tượng gây bất bình đẳng trong giao dich và độc
quyền, cần phải hạn chế sử dụng các loại hợp đồng này
Mội số quốc gia coi pháp luật về hợp đồng dân sự là bao gồm quy địnhmang tnh nguyên tắc chung để điều chỉnh các loại hợp đồng, còn luật thương mại được coi là luật chuyên biệt để điều chỉnh hợp đồng thương mại Ví dụ, ở
Nhật Bìn thì giao dịch dân sự có tính chất thương mại giữa các thương gia sẽ doluật chiyên biệt điều chỉnh mặc dù về lý luận người ta vẫn thừa nhận đó là một
dang c¡ thé của giao dịch dân sự Trong khi đó ở Việt Nam khái niệm về hợp đồng đrợc phân biệt rạch ròi giữa luật dân sự, luật kinh tế, luật thương mại, nhưng
ba loại hợp đồng này lại không có nguyên tac chung để phân loại, do đó gâykhó khin khi áp dụng [1 15, tr 58]
\Hanh vi pháp lý đơn phương là hoạt động thể hiện ý chí của một bên
nhằm hầm phát sinh, thay đổi hoặc chấm đứt quyền, nghĩa vụ dân sự mà không
phụ thiộc vào ý chí của bên kia Ví dụ, một người trước khi chết lập di chúc
hợp phíp để lại cho người khác di sản của mình Bằng hành vi lập di chúc này, người 16 đã thể hiện ý chí cá nhân của mình để định đoạt tai sản mà họ có,
khôngphụ thuộc vào ý chí của bên nhận di sản (trừ trường hợp người nhận di
sản từ:hối nhận di sản theo quy định tại Điều 645 BLDS), người nhận di sản
có qu*ền được sở hữu tài sản chuyển giao theo di chúc Như vậy, ý chí của
người lể lại di chúc không phụ thuộc vào ý chí của người khác nhưng bằng
hành v lập di chúc theo đúng quy định của pháp luật làm phát sinh mot loại
quan tệ pháp luật thuộc giao dịch dân su /
Trên thực tế, thông thường hành vi pháp ly don phương do một chủ théthực hện, nhưng cũng có thể do nhiều chủ thể thực hiện (nhiều cá nhân hay
Trang 18một tổ chức cùng hứa thưởng ) Trong nhiêu trường hợp hành vi pháp lý đơn
phương chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự theo các điều kiện Nếu
không đáp ứng điều kiện đó thì không thể coi đó là giao dịch dân sự được.
1.1.1.2 Đặc điểm chung của giao dich dân sự
Giao dich dan sự là hành vi pháp lý hợp pháp thể hiện ý chí của một hoặc nhiều người nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự Do đó, giao dịch dân sự có đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất: Phải thể hiện được ý chí của của các bên tham gia giao dich.Giao dịch dân sự đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người,
nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ không ngừng chi phối nhu cầu da dạng của conngười Khi tham gia vào giao dịch, các chủ thể đều đạt mục đích nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc sinh hoạt, tiêu dùng Để đạt được mục đích đó các chủ thể phải thể hiện được ý chí của mình, "sự thể hiện ý
chí là hành vi có ý chí nhằm thu một kết quả nhất định và là yếu tố bat buộc của
giao dịch pháp ly" [3, tr 131] Như vậy, tuy hành vi có ý chí nhưng không làm phát sinh hậu quả pháp lý hoặc thậm chí trong trường hợp có làm phát sinh hậuquả pháp lý nhưng các bên lại không mong muốn xảy ra thì hậu quả cũng khôngxảy ra Cho nên muốn làm phát sinh hậu quả pháp lý, thì sự thể hiện ý chí phải được diễn ra theo hình thức nhất định, phù hợp với quy định của pháp luật.
Quan niệm về tự do ý chí trong giao dịch được hình thành và phát triển
mạnh mẽ trong khoa học pháp lý của Pháp từ thế ky thứ XVIII Lúc đầu nó
được coi là nguyên tắc độc tôn ý chí Nguyên tắc này cho phép các chủ thểtham gia giao dịch (chủ yếu là hợp đồng), tự do thể hiện ý chí của mình không
bị phụ thuộc hoặc cản trở bởi bất kỳ một yếu tố nào khác, kể cả pháp luật.Quy định này xuất phát từ những lợi ích cá nhân và cho rằng nếu để các chủthể tham gia vào giao dịch thì sẽ bảo đảm sự công bang và bình dang của các chủ thể Khi giao dịch đã được xác lập thì không ai có quyền thay đổi, thậm
chí cả Nhà nước cũng không có quyền can thiệp và có giá trị bắt buộc thực
Trang 19hiện đối zới các bên tham gia Nếu có sự thay đổi thì chỉ có thể là do sự thỏa
thuận củ: chính các bên đã xác lập giao dịch đó
Tay nhiên trên thực tế khi tham gia vào giao dịch các bên khôngngang bằng nhau trên mọi lĩnh vực, có bên mạnh bên yếu về kinh tế, cho nên dẫn tới sư bất bình đẳng giữa các bên và bên yếu hơn sẽ phải phụ thuộc vào ý
chí của bàn mạnh hơn Do đó, nguyên tắc độc tôn về ý chí chỉ mang tính chất
hình thức Chính vì lẽ đó mà giao dịch không còn ý nghĩa để các chủ thể tham gia với muc đích thỏa mãn nhu cầu của mình nữa Mặt khác, khi các chủ thể tham gia vào giao dich để thỏa mãn nhu cầu của mình nhiều khi đã bất chấp
cả sự thiết hại của người khác cũng như lợi ích công cộng Do vậy, sự cần thiếtphải có sự can thiệp của Nhà nước vào các giao dịch này, nên nguyên tắc này
đã không tồn tại được lâu Nhà nước ban hành ra pháp luật để điều chỉnh sao cho các chủ thể tham gia vào giao dịch không bị ép buộc và đồng thời không
anh hướng đến quyền và lợi ích của người khác cũng như lợi ích công cộng
Từ thực tế này các khái niệm về: lạm dụng, ngay tình và công bằng đã được
hình thành
Xuất phát từ sự bất bình đẳng trong hợp đồng, khái niệm lạm dụng
được hình thành trong pháp luật của Cộng hòa Pháp năm 70, để điều chỉnh
trong trường hợp một bên là thương gia đơn phương đặt ra các điều kiện và ghisẵn vào hop đồng và đưa cho người có nhu cầu tiêu dùng ký vào hợp đồng đó
mà không có sự lựa chọn nào khác Khi một hợp đồng có chứa đựng hai tiêuchí, đó là: lạm dụng thế mạnh về kinh tế để áp dụng các điều khoản và điều đó
chỉ mang lai lợi ích thái quá cho nhà kinh doanh thì sẽ bị hủy bỏ
Đố với khái niệm về ngay tình, ban đầu được hiểu sự ngay tình chính
là sự thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung, điều kiện trong giao dịch cũng
như trong 5háp luật quy định Các bên không được có hành vi can trở nhau
thực hiện rghia vu này Nhưng về sau sự phát triển của giao dịch ngày càngcao với cách giải thích này không còn phù hợp nữa Lúc này người ta hiểu sự
Trang 20ra còn phải thực hiện cả việc tạo điều kiện như cung cấp thông tin cần thiếtcho các bên cùng tham gia [96, tr 9].
Thư hai: Các bên tham gia giao dịch phải tự nguyện Day là sự phảnánh tính thống nhất ý chí của các bên, cho nên nó là một nguyên tắc quan trọng để thiết lập nên giao dịch Trong các giao dịch dân sự nếu thiếu các yếu
tố này không thể coi là giao dịch được Bởi lẽ, trong giao dịch dân sự các chủ
thể tham gia vào giao dịch là nhằm một mục đích nhất định phục vụ cho nhu cầu về vật chất hay tinh thần của ho Để có được mục đích đó người tham giagiao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, còn đối với những người bị hạn chếnăng lực hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi thì chỉ được tham gia một số
giao dịch nhất định hoặc phải có người đại diện, người tham gia giao dịch trên
cơ sở tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật Nhung trong nhiềutrường hợp có nhiều chủ thể cùng tham gia khó có thể đạt được điểm trùng
nhau về ý chí và mục đích Vì thế mà các bên tham gia giao dịch phải tự dànxếp với nhau để tiến tới các bên đều đạt được mục đích của mình và đi tới cam
kết để cùng nhau thực hiện Nếu sự cam kết, thỏa thuận mà không phù hợp với
ý chí của các bên thì giao dịch dân sự không có giá trị pháp lý Nguyên tắc
này đã tồn tại ở pháp luật của tất cả các nước trên thế giới Ở Việt Nam
nguyên tắc trên được ghi nhận hầu hết trong các văn bản pháp luật như:
BLDS, Luật kinh tế, Luật lao động
Mặc dù, trong giao dịch nguyên tắc cam kết, thỏa thuận phù hợp với ýchí là một nguyên tắc bất biến, nhưng trong thực tiễn không phải hoàn toànlúc nào cũng như vậy Vì trong nhiều lĩnh vực hoạt động nhất là lĩnh vực dịch
vụ các giao dịch được lặp di, lặp lại giữa một chủ thể (bên cung cấp dich vụ)với nhiều chủ thể khác (bên nhận dịch vụ) với đối tượng phục vụ như nhau,
bên cung cấp dịch vu thao san hop đồng (gọi là hợp đồng theo mẫu) trong đó
Trang 21quy định sẵn các điều khoản, còn bên nhận dich vu chi có quyền tu do chap
nhận hợp đồng đó hay không, mà không có sự thỏa thuận để bầy tỏ ý chí của
mình trong hợp đồng Khi đã chấp nhận ký kết vào hợp đồng thì đương nhiênbuộc họ phải tuân theo toàn bộ các điều khoản trong hợp đồng Ví dụ, như hợp
đồng tín dụng; hợp đồng vận chuyển hành khách; hợp đồng cung cấp thôngtin, điện, nước; các dịch vụ cung cấp hàng tiêu dùng
Như vậy, xét về mặt khách quan thì ý chí chung của giao dịch được thể
hiện, vì cả bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ đều mong muốn tham
gia và quan hệ giao dịch, ở đây không có sự cưỡng ép, họ đều hoàn toàn tự
nguyện Tuy nhiên, thực tế nhiều khi bên nhận dịch vụ gia nhập vào giao dịch
này là hoàn toàn miễn cưỡng, vì không còn sự lựa chọn nào khác buộc phải
chấp nhận, không hề biết các điều khoản quy định san đó bất lợi cho họ phải
gánh chịu những tổn thất từ các điều khoản này Để khắc phục vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng, cần công nhận loại giao
dịch này nhưng tạo điều kiện bên nhận dịch vụ bác bỏ các điều khoản không
phù hợp đối với họ Có quan điểm lại cho rằng, cần phải công nhận toàn bộ
các điều khoản như hiện nay và chỉ không công nhận trong trường hợp người
tham gia vào giao dịch không được cung cấp thông tin đầy đủ hoặc thông tin
sai sự thật, thông tin vượt quá tầm hiểu biết chung Quan điểm này vẫn được
phần lớn các nhà khoa học đồng tình, vì cho rằng khi ký kết họ đã thể hiện ýchí của mình [66, tr 55-57]
Thứ ba: Chế tài trong giao dich mang tính chất bắt buộc nhưng cũng rất
linh hoạt Pháp luật của phần lớn các nước trên thế giới hiện nay đều xây dựngcác chế định của giao dịch dân sự trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự do camkết và xác định chế tài Đây là nguyên tắc cơ bản của luật dân sự nói chung cũng
như về giao dịch dân sự nói riêng Vấn đề này hiện nay đang có hai xu hướng
khác nhau Xu hướng thứ nhất cho rằng, đơn giản hóa việc quy tắc, giảm bớt sốlượng, sự phức tạp các điều luật mang tính chất chung và có kết cấu một cách
Trang 22đơn giản nhưng mạch lạc dễ hiểu Xu hướng thứ hai thì cho rằng, cần quyđịnh nhiều điều khoản chỉ tiết rõ ràng, sẽ làm cho pháp luật phong phú hơn.
Pháp luật của những nước xây dựng pháp luật vé giao dich theo hệ thống
án lệ được xây dựng theo hướng thứ hai Do sử dụng án lệ nên rất dễ dàng thích
nghi với điều kiện xảy ra trên thực tiễn vì nó mang tính linh hoạt Còn pháp luậtcủa những nước xây dựng pháp luật về giao dịch theo hệ thống luật thành văn
tương đối ổn định va mang tinh bat buộc cao nhưng do thủ tục ban hành pháp luật rất phức tap, tốn nhiều thời gian nên việc thay đổi chúng khó khăn hơn.
Chính vì lẽ đó mà hệ thống pháp luật này nhiều khi áp dụng đồng thời cả haihướng mà đại diện là luật pháp của nước Cộng hòa Pháp Luật của Cộng hòa
Pháp được coi phần "cứng" tương đối ổn định và án lệ là phần "mềm" làm nhiệm
vụ bổ sung Với cách quy định này pháp luật về giao dịch của những nước này vừa có tính rang buộc cao nhưng cũng rất linh hoạt, uyển chuyển [96, tr 13-14].
Ở nước ta hiện nay chưa công nhận án lệ là nguồn của pháp luật giao
dịch Do vậy, hiện nay chúng ta rất khó áp dụng, trong thực tế việc sửa đổi và
hướng dẫn bằng văn bản là công việc thường xuyên Nhưng mỗi lần sửa đổi vàhướng dẫn lại phải thông qua nhiều thủ tục rất phức tạp và khó khăn Ví dụ
như: sửa đổi Bộ luật, Luật phải đợi mỗi kỳ họp Quốc hội; các văn bản hướng
dẫn của TANDTC và các thông tư liên tịch cũng phải mất rất nhiều các cuộchọp Trong khi đó do phát triển của khoa học - kỹ thuật lại xuất hiện nhiềuloại tài sản mới, giao dịch mới và hình thức mới Ví dụ, ký kết hợp đồng dân
sự qua mạng Vì vậy, trên thực tế đã có tình trạng các văn bản pháp luật vừamới ban hành ra rất công phu nhưng đã bị lạc hậu; chưa kể đến những bất cậpkhi ban hành dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau giữa các văn bản phápluật cũ và văn bản pháp luật mới [98, tr 38]
Thứ tu: Nội dung của giao dịch không được trái với pháp luật và dao
đức xã hội Trong giao dịch dân sự, khi tham gia giao dịch các chủ thể đềuphải nhằm đạt được một mục đích nhất định và mong muốn mục đích của
Trang 23mình trở thành hiện thực Do vay, để dat được mục dich đó các chủ thé có quyền
tự do đặt :a những yêu cau, cam kết phù hợp với ý chí của mình Tuy nhiên,các cam kết đó không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội Bởi lẽ, phápluật của cíc nước, ngoài việc tạo điều kiện để cho các giao kết trở thành hiện
thực, còn phải đặt ra những quy phạm pháp luật bảo vệ lợi ích chung của xã
hội, trong đó có lợi ích của chính các chủ thể tham gia giao dịch.
Tt những phân tích trên và qua việc xác định đặc điểm chung của giao dịch dân sự, có thể đi đến một khái niệm khoa học về giao dịch dân sự như sau:
Gia2 dịch dân sự là một loại hình hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức ) thông qua đó các chủ thể thể hiện được ý chí, sự tự nguyện, tự do, thỏa thuận trong khuôn khổ quy định pháp luật về các quyền, nghĩa vu dân sự
được phái sinh, thay đổi hoặc chấm dứt góp phần làm cho giao lưu dân sự
phát triển phong phú, da dạng phù hợp với tiến độ phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.3 Ý nghĩa của giao dịch dân sự trong điều kiện phát triển nền
kinh tế thi trường
Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa Trong quá trình trao đổi giữa người mua và người bán hình thành
nên mối quan hệ Vì vậy, thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau
và hình thành giá cả của hàng hóa và trao đổi quyền sở hữu đối với hàng hóa
Nhìn trên phạm vi của toàn xã hội thi thị trường là sự gặp gỡ giữa người mua,người bán và đồng thời là nơi cân bằng các nhu cầu của xã hội, thị trường là
nơi mở rộng giao dịch hình thành, phát triển theo đúng bản chất và sự phongphú về hình thức, chủng loại Do đó giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng,
thiết thực góp phần thúc đẩy các giao lưu dân sự phát triển, phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường.
- Tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch
Khi các bên tham gia giao dịch có quyền tự do, tự nguyện tham gia
giao dịch, nhưng sự tự do trao đổi thường được đặt trong khuôn khổ điều chỉnh
Trang 24của pháp luật Pháp luật quy định về các điều kiện để các chủ thể tham gia giaodịch và đồng thời quy định biện pháp chế tài nếu các bên tham gia không tuântheo các điều kiện để giao dịch có giá trị pháp lý, thì giao dịch dân sự bị vô hiệu, các bên chịu hậu quả pháp lý nhất định, có thể gây bất lợi cho các bên đó là,
giao dịch đó dù chưa thực hiện hoặc đang thực hiện thì cũng chấm dứt, khôngđược tiếp tục thực hiện và giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu theo
quy định pháp luật Việc quy định này nhằm bảo vệ trật tự công, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch Do vậy, chế định pháp lý
về giao dịch dân sự trong đó có các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và
hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đóng vai trò là công cụ pháp lý
quan trọng bảo đảm an toàn cho các chủ thể, nhằm thỏa mãn nhu cầu trong sinh
hoạt, tiêu dùng, trong sản xuất và kinh doanh , trong nền kinh tế thị trường
- Là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp xảy ra
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không bắt buộc các chủ thể
tham gia giao dịch với ai, nội dung gi , nhưng khi các bên đã tự nguyện tham
gia giao dịch, tự nguyện cam kết, họ phải chịu su ràng buộc bởi chính sự camkết đó, thậm chí trong trường hợp nào đó các chủ thể còn thỏa thuận đặt rahình thức phạt vi phạm khi không tự giác thực hiện nội dung đã cam kết Nếubên nào vi phạm cam kết thì không những phải chịu bất lợi do pháp luật quy
định, mà còn chịu các chế tài do chính các bên tham gia giao dịch đặt ra
Trong trường hợp chủ thể đã tự nguyện tham gia, dù có một số cam kết, thỏa thuận trong giao dịch có thể bất lợi cho chính họ nhưng không thể thoái tháchoặc từ chối thực hiện Nếu từ chối thực hiện nghĩa vụ đã cam kết , sẽ là căn
cứ áp dụng các biện pháp chế tài buộc bên họ phải chịu những tổn thất nhất
định Với quy định chế tài trong giao dịch đã đóng vai trò quan trọng trongviệc hình thành, củng cố thái độ tích cực của chủ thể tham gia giao dịch vàthực hiện nghĩa vụ đã cam kết Khi có tranh chấp thì chính những cam kết màcác bên đã thỏa thuận đó sẽ là chứng cứ quan trọng để xác định xem ai là
người vi phạm, mức độ vi phạm, cần phải áp dụng biện pháp chế tài như thế
Trang 25nào cho phù hợp Nếu trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, thì cam kếtđóng vai trò quan trọng xác định lỗi của các bên tham gia, trên cơ sở đó xácđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm khi giải quyết hau
quả giao dịch dân sự vô hiệu
- Bảo đảm cho việc kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Những cam kết thỏa thuận của các chủ thể tham gia giao dịch là căn cứ vững chắc để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể đó
có thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật hay không Đồng thời áp
dụng biện pháp chế tài cho các bên vi phạm khi cần thiết Tuy nhiên, trên thực tếcác bên tham gia giao dịch trong một số trường hợp vi phạm các quy định của
Nhà nước, nhưng họ đã cố tinh lan tránh bang cách xác lập giao dịch gia cách (không đúng ri nội dung mà các bên đã thỏa thuận) Do vậy, khi kiểm tra thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước của các chủ thể tham gia giao dịch, thông thường các cơ quan chức năng không chỉ thuần túy kiểm tra thông qua các giao dịch trên cơ sở là các văn bản là hình thức thể hiện giao dịch mà phải kiểmtra thực chất nội dung đích thực của giao dịch mà các bên tham gia Đây là một
vấn dé phức tạp, vì vậy khi kiểm tra phải than trong tìm ra những điểm bất hợp lý
trên các văn bản Khi phát hiện giao dịch dân sự vô hiệu thì tuyên bố giao dịchdân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu
- Gop phần 6n định trong quan hệ sở hữu tài sản
Chế định giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng để các chủ thể khi
tham gia giao dịch nghiêm túc thực hiện, tránh không vi phạm quy định của Nhanước Nếu một hoặc các bên tham gia vi phạm thì giao dịch dân sự bị vô hiệu,
bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý nhất định có thể gây bất lợi cho chính họ,
ví dụ, bi phạt cọc (nếu các bên có thỏa thuận), bồi thường thiệt hai do hành vi vi
phạm của họ gây ra, hủy giao dịch Việc quy định này có ý nghĩa khắc phụcnhững thiệt hai cho bên bi vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công Bằng cho xã
hội và cũng là những lời cảnh báo cho các chủ thể khi họ tham gia giao dịch,
Trang 26tao thái độ nghiêm túc của các chu thể trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giao dịch và nội dung của giao dịch do các chủ thể tham gia xây dựng nên, tao ra sự ổn định trong giao lưu tài sản, góp phần ổn định trong
quan hệ sở hữu tài sản
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm chung về giao dịch dân sự vô hiệu
1.1.2.1 Khái niệm giao dich dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự vô hiệu không phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn Đây là nguyên lý chung mà pháp luật các nước đều ghi nhận.Trên thế giới hiện nay, phần lớn các nhà nhà lập pháp không đưa ra các kháiniệm chung về giao dịch vô hiệu mà chủ yếu đi sâu quy định các tiêu chí để
xác định một giao dịch vô hiệu Ví dụ, tại Điều 113 BLDS và thương mại Thái
Lan quy định: "Một hành vi pháp lý bị vô hiệu nếu mục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái với trật tự công
cộng hoặc trái với đạo đức” Ở Việt Nam để xác định giao dịch vô hiệu căn cứ
vào quy định tại Điều 131 BLDS và Điều 136 BLDS (giao dịch dan sự không
có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 131 của BLDS là vô hiệu).Các điều kiện theo quy định tại Điều 131 là: người tham gia giao dịch có năng
lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật,đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; hình thức giaodịch phù hợp với quy định của pháp luật
Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, mặc dù thuật ngữ giao dịch dân sự
vô hiệu được sử dụng rộng rãi, nhưng chưa thấy tài liệu nào nêu ra khái niệm
khoa học cu thể Dé tìm đến một khái niệm hoàn chỉnh về giao dich dân sự vôhiệu, trước hết cần làm rõ vấn đề vô hiệu nói chung
Vô hiệu theo nghia thông thường là “không có hiệu lực, không có hiệuquả” [116, tr 1083] Như vậy, có thể suy ra là giao dịch dân sự vô hiệu là giaodịch không tồn tại theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực pháp lý Mac
Trang 27dù một giao dich dan sự naa đó được xác lận các hén cá thé chưa thực hiện dang thực hiện hoặc đã thực hiện xong các quyền, nghĩa vụ như cam két , nhìmg
khi xác định đó là giác dich dan sự vô hiệu thi moi cam kel (dang, đã thực hiện )
deu không phái là các quyền, nghĩa vụ được pháp luật ban hộ và hàn vệ Thôngthường các nước Ircn thế giới đdcu căn cứ vào các điều khoan chủ yếu mangtính chat quyết định của giac dich để xác định mội giao địch dan sự võ hiệu Các điển khnản chủ yếu này dua vàn đạc điểm tính chất của giao dich, dang thờiphải can cứ vào tinh hình kinh tế - xã hội của đất nước trong rừng giai dean
Khi xem xét gian dịch dan sự va hiện thang thường, các nhà khaa hoccăn cứ vào tinh trai nhấp luật dan đến gian dich vô hiện dé nhân ra thành piandịch vô hiệu myệt đối và gian deh dan sự vô hiệu tương đốt, rao dịch dân su
vũ hiệu tuyệt đối là giao dịch dan sự không cế hiệu lực ngay lừ khi giác kêt,
không có giá Irị về mal pháp ly, khang làm phái sinh quyền và nghĩa vn giifacác hên Tin vay kế cá trường họp các hén tham pia piaa dich đã ký kết và
thực hiện sẽ khẳng cá giá trị nhấn lý Các hén phải chấm din thực hiện và
quay lai tình trạng ban dau và hoàn lại cho nhan những gì đã nhận) Đối với
giao địch vô hiện tương đối là loại giaa dich có khả năng khắc phục, no được coi là một loại giao dịch dân sy có thể có hiệu lực nhumg cũng có thể hi về
hiệu theo sự lựa chon cua mal trang các hên tham pia giao dịch Giao dich này
thông thường không xãm phạm: trật tự cảng cộng va dan đức xã hội và chi cá
thé hi vô hiệu đối với hén có lễi mà không bi võ hiệu đối với hén không cố lãi,
Khi xác định gian dich dan sự v6 hiệu thì các quyền và nghĩa vụ của các hên
da thủa thuận đếu không có giá trị phấp lý, cèn trang Inrồng hop giao địch đó
được thừa nhân sau khi đã khắc phục thì đương nhiên quyền và nghĩa vu củacác hén sẽ được hán lual ban hồ haa về thee sự cam kết của các hôm, giaudich khắc nhục được gal là giac dich mới Còn đối vái pian dich va hiệu
myer đối thì lại hdàr on khác May thường là piao dieh vi nhạm diéu cấm
của phap luật nên trang thực tế Toa dn và các co quan có thẩm: quyền khônp
Trang 28tuyên bố vô hiệt hay không [96 tr 73-74].
Sự phân oại này là dựa trên các tiêu chí nhất định đối với giao dịchdân sự vô hiệu uyệt đối tất cả những người liên quan đến giao dịch déu cóquyền yêu cầu Ta án tuyên bố giao dịch vô hiệu, còn đối với giao dịch dân sự
vô hiệu tương đi thì chỉ có người nào được pháp luật bảo vệ mới có quyềnyêu câu Tòa án uyên bố giao dịch vô hiệu Nhà lập pháp quy định thời hiệu
khởi kiện đối vó giao dịch tuyệt đối là vô thời hạn, còn đối với giao dịch vôhiệu tương đối hi thời hiệu khởi kiện được nhà lập pháp quy định một thờigian nhất định Yiệc phân loại này có ý nghĩa cả trong lý luận và thực tiên, vì
khi đưa ra các bén pháp xử lý các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật có thécan nhắc các giải pháp tối ưu để quyền và nghĩa vụ của các bên ít bị ảnh hưởng, tổn thất.
Tuy nhié, thực tiễn xem xét quy định pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự vô hiệu, rếu căn cứ vào các tiêu chí nêu trên để phân loại, thấy rằng rấtkhó khăn khi xácđịnh giao dịch vô hiệu về hình thức thì thuộc vào loại giao dịch
nào, là giao dichdan sự vô hiệu tương đối hay giao dich dân sự vô hiệu tuyệt
đối? Nếu căn cứvào thời hiệu khởi kiện thì xếp giao dịch vô hiệu về hình thức
là giao dịch vô hệu tuyệt đối, còn căn cứ vào tiêu chí có khả năng khắc phụcthì giao dịch vé hiệu về hình thức là giao dịch vô hiệu tương đối Trongtrường hợp này, :ần xác định hình thức của giao dịch chỉ là điều kiện khi thực
hiện việc xác 1a giao dịch, nếu các bên tham gia giao dich không thực hiệnđiều kiện theo ding hình thức thi giao dịch vô hiệu, nó không thuộc loại giaodịch dân sự vô hệu tương đối hay giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối
Để hiểu ö hơn về giao dịch dân sự vô hiệu, cần phải có sự phân biệt sựkhác nhau giữa ziao dịch dân sự vô hiệu với giao dich dân sự mất hiệu lực.Giao dich dan st vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực ở ngay thời điểm giao
Trang 29kết, còn giao dịch dân sự bị mất hiệu lực là giao dịch có hiệu lực tại thời điểm ký
kết nhưng giao dịch bị châm dứt hiệu lực là do rơi vào tình trạng không thể thực hiện được Tình trạng mất hiệu lực của giao dịch dân sự có thể do một bên vi phạm, dẫn đến bên bị vi phạm yêu cầu hủy giao dịch hoặc các bên tự thỏa thuận
với nhau chấm dứt hiệu lực của giao dịch hoặc do một trở ngại khách quan nào
khác [96, tr 27-28] Ví dụ, hai bên ký kết một hợp đồng mua bán gỗ pơmu, thời điểm này Nhà nước không cấm mua bán đối với loại mặt hàng này, nhưng trong
khi hai bên đang thực hiện hợp đồng, Nhà nước lại có quyết định cấm khai thác
và mua bán gỗ pơmu, dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được và mất hiệu lực.
Nhìn chung, giao dịch dan sự vô hiệu là giao dịch dân sự mà các chu
thể tham gia giao dịch không tuân thủ theo các điều kiện mà pháp luật quy
định đối với giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật Hậu quả là không làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch Đối với một
giao dịch dân sự vô hiệu thì cho dù các bên tham gia giao kết đã thực hiện
hoặc thực hiện một phần của giao dịch theo cam kết của các bên thì vẫn không được công nhận về mặt pháp lý và mọi cam kết không có giá trị bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm các bên xác lập giao dịch đó.
1.1.2.2 Đặc điểm chung của giao dịch dan sự vô hiệu
Về phương diện lý luận và cơ sở thực tiến, khi tham gia vào giao dịchdân sự các bên đều mong muốn đạt mục đích nhất định và pháp luật bảo hộcũng như tạo điều kiện cho mục đích đó trở thành hiện thực Để được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ, thì người tham gia giao dịch phải tuân theo các điềukiện mà pháp luật quy định Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch cũng như việc bảo vệ lợi
ích chung của xã hội
Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu là không đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật Khi giao dịch vô hiệu các bên tham gia
giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định có thể bất lợi về vật chất
Trang 30chấm dứt việc thực hiện đó để quay lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận (Điều 146, BLDS) Giao dịch đân sự vô hiệu thường có
những đặc điểm chung như sau:
a) Không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luậtđối với giao dịch dân sự có hiệu lực
+ Không đáp ứng điều kiện về năng luc hành vi dan sự của người tham
gia giao dich
Ban chất cua giao dich dân sự là sự thống nhất ý chí va bày tỏ ý chí
của các chủ thể tham gia giao dịch nhưng không phải bất cứ ai cũng có quyền tham gia vào bất kỳ giao dịch nào mà chỉ có các chủ thể được pháp luật cho
phép mới có thể được tham gia Để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của
người tham gia giao dịch, pháp luật dân sự căn cứ vào khả năng sinh học của
con người địa vị pháp lý của các cá nhân và pháp nhân để đặt ra điều kiện cho phép các tham gia với tư cách là chủ thể của giao dịch dân sự Trong một số
trường hợp thì một số chủ thể chỉ được tham gia trong sự giới hạn của một số
quan hệ dân sự nhất định Khi các chủ thể tham gia giao dịch phải có năng
lực pháp luật và nang lực hành vi dân sự, mà năng lực pháp luật là vốn có củachủ thể mà pháp luật quy định cho các chủ thể đều có quyền như nhau: "Nănglực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó
chết" [7, khoản 3, Điều 16], còn năng lực hành vi thì pháp luật căn cứ vào khả
năng nhận biết hành vi của từng con người cụ thể Việc xác định khả năng
nhận biết này dựa trên cơ sở sinh học và cơ sở xã hội Các chủ thể tham giagiao dịch chỉ đầy đủ và hoàn thiện, khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.Nếu năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể, thìnăng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra cácquyền, thực hiện nghĩa vụ, biến những quyền khách quan thành hiện thực
Trang 31Nếu trường hợp tham gia giao dịch không có nang lực hành vi dân sự hoặc cónăng lực hành vi một phần, bị han chế nang lực hành vi dân sự mà pháp luậtkhông cho phép tham gia giao dịch một cách độc lập, thì giao dịch đó bị vô
hiệu, trừ trường hợp khi tham gia giao dịch có sự đồng ý của người giám hộ
Vì năng lực pháp luật là cái vốn có của chủ thể, ai cũng có năng lực pháp luật như nhau Do đó, thông thường pháp luật chi quy định về năng lực hành vi là điều kiện cơ bản của các chủ thể khi tham gia giao dịch Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, việc quy định chủ thể tham gia giao dịch có nang lực hành vi
là chưa đủ, mà cần phải quy định chủ thể tham gia giao dịch có năng lực pháp
luật và nang lực hành vi, bởi các lý do sau:
Tư cách của chủ thể tham gia quan hệ giao dịch dân sự luôn là sựthống nhất giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi Năng lực hành vi dân
sự cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự Còn năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả
năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định Năng lực pháp
luật chính là điều kiện cần, năng lực hành vi chính là điều kiện đủ để tạo ra tư cách của một chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự Trong thực tế một số giao dịch dân sự mà chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi nhưng không được tham
gia một số giao dịch nhất định, như: người giám hộ không được quyền mua tàisản của người vị thành niên mà do chính mình giám hộ hay là người được ủy
quyền không được mua tài sản của người ủy quyền [46, tr 2] Tuy nhiên, quanđiểm này không được sự đồng tình của các nhà khoa học.
+ Mục dich và nội dung của giao dịch không đáp tng day đủ yêu cầu
của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội
Trong giao dịch dân sự thì yếu tố thể hiện ý chí là một trong các nguyên tắc chủ yếu và đặc trưng của giao dịch dân sự Theo nguyên tắc này chủ thể
tham gia giao dịch có quyền tự do thể hiện ý chí của mình, tự do trong việc
quyết định nội dung, hình thức của giao dịch, thể hiện khi xác lập giao dịch
Trang 32thì các chủ thể có quyền tự do lựa chọn đối tác tự do thỏa thuận nội dung củagiao dịch, hình thức giao kết Nhưng sự tự do đó không mang tính tuyệt đối
mà bị ràng buộc trong khuôn khổ pháp luật cho phép Sự ràng buộc này chính
là sự hạn chế tự do của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch, nếu chủ thểtham gia giao dịch không tuân theo sự hạn chế của pháp luật dẫn tới giao dịch
vô hiệu, đó là:
- Mọi thỏa thuận không được trái với pháp luật
Trong khoa học pháp lý trên thế giới đều coi đây là sự hạn chế tự do của
chủ thể Bởi lẽ, về bản chất pháp luật là công cụ bảo vệ cho giai cấp thống trị và
lợi ích chung của cộng đồng Chính vì vậy pháp luật của các nước trên thế giới
phải quy định mọi biện pháp để pháp luật đi vào cuộc sống và được mọi người dân tuân thủ nghiêm chỉnh, nếu không thực hiện nghiêm chỉnh sẽ có biện pháp chế tài hoặc có biện pháp khác buộc các chủ thể phải tuân theo Trong giao dịch dân sự, pháp luật đặt ra các điều kiện mà khi các chủ thể tham gia giao dịch
phải tuân theo (tức là phải chịu sự hạn chế của pháp luật) nếu trong trường hợpkhông tuân theo thì giao dịch vô hiệu Tuy nhiên, ở mỗi nước có chế độ chính
trị, điều kiện địa lý, văn hóa truyền thống khác nhau mà hệ thống pháp luật
nói chung và pháp luật về giao dịch dân sự nói riêng có quy định các điều kiện
để cho các chủ thể tham gia giao dịch khác nhau.
- Giao dịch không trái với đạo đức xã hội
Các giao dịch cho dù không trái bất cứ một quy định nào của pháp luật
nhưng vẫn có thể bị vô hiệu khi vi phạm đạo đức - xã hội Pháp luật về giaodịch ở đa số các nước trên thế giới đều có quy định này Ví dụ, tại Điều 113
BLDS và thương mai Thái Lan quy định: "Một hành vi pháp lý bi vô hiệu nếumục tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được,
hoặc trái với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức” Tại khoản 2 Điều 131,BLDS Việt Nam quy định một trong những điều kiện có hiệu lực của giao
dich dân sự là: "Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, dao
Trang 33đức xã hội" Theo nguyên tac chung, giao dịch trái với đạo đức xã hội thì bị vô
hiệu Tuy nhiên, khái niệm đạo đức là một phạm trù trừu tượng (có độ "co
giãn” cao), mà nó phụ thuộc vào từng thời điểm kinh tế - chính trị nhất định,
đồng thời đạo đức xã hội và phạm trù có tính đạo đức là hai phạm trù khác
nhau nhưng không phải khi nào hai khái niệm này cũng có sự khác nhau rõ rệt
và trong nhiều trường hợp nó có liên quan với nhau nên không thể phân biệt
chúng một cách rõ ràng được Chính vì vậy, trong thực tiễn giải quyết các tranh
chấp tại TAND, thi vấn đề xác định một giao dịch vi phạm đạo đức xã hội haykhông là vấn đề rất phức tạp Chính sự phức tạp đó, một số nước không đưa khái
niệm "đạo đức" vào trong pháp luat Vì rằng, khái niệm "dao đức" khó hiểu nếu đưa vào BLDS sẽ gây tâm lý hoang mang cho các chủ thể tham gia giao dịch, dan đến các chủ thể hạn chế tham gia một số giao lưu dân sự Mặt khác, những hành vi mà pháp luật coi là trái với đạo đức - xã hội cũng có thể coi hành vinày phạm vi các điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm trật tự công cộng
MU
Ví dụ, pháp luật của Nhat Ban không quy định riêng hành vi trái với
đạo đức, mà nằm trong quy định về (không trái với trật tự công cộng) Trật tựcông cộng là một phạm trù phạm vi rộng có liên quan đến cả lợi ích của Nhànước và lợi ích xã hội, khái niệm này so với khái niệm đạo đức - xã hội mang
tính khái quát rộng hơn BLDS Nhật Bản đã đưa ra các trường hợp cụ thể là:
một là, vi phạm nguyên tắc công bằng; hai !à, lợi dụng sơ suất hoặc hoàn cảnh
khó khăn của người khác vì mục đích thu lợi bất chính; ba ld, hạn chế quyền
tự do của người khác (ví dụ, khi hợp đồng thuê mướn hoặc chuyển giao mội
công việc nhất định kèm theo điều kiện cấm một bên thực hiện loại hình công
viéc tương tự trong phạm vi rộng và thời gian dài); bốn là, giao dịch pháp lý
có tinh chất đầu cơ [3, tr 127]
Pháp luật của nước ta ghi nhận hạn chế đối với giao dịch dân sự tạiĐiều 131, Điều 395 BLDS nhưng do tính phức tạp nêu trên mà pháp luật nước
ta không làm rõ thế nào là đạo đức - xã hội, cho nên không quy định cụ thể
Trang 34trường hợp nào được coi là vi phạm Chính vì thế mà khi xác định nội dung
của khái niệm đạo đức thường được xem xét trong mối quan hệ án lệ, nhưng
về lý thuyết thì Nhà nước ta chưa thừa nhận án lệ Chính vì thế trong thực tiễnhiện nay quy định này đã gây ra không ít khó khan khó khan trong việc ápdụng Trong thực tiền chúng tôi thấy rằng, thông thường những người thực thipháp luật áp dụng trong trường hợp, một bên tham gia giao dịch biết rõ bênkia đang trong tình cảnh khó khăn, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của họ màxác lập giao dịch có lợi cho mình một cách quá đáng Ví dụ, trong hoàn cảnhnước lụt, dân trong làng đang thiếu lương thực trầm trọng, biết hoàn cảnh đóchủ một cửa hàng lương thực tăng giá lương thực lên gấp nhiều lần so với bìnhthường, nhưng vì tồn tại cuộc sống nhân dân vẫn phải mua
+ Chủ thể tham gia giao dịch không tự nguyên.
Sự tự nguyện tham gia giao dịch là một yếu tố cơ bản và không thể
thiếu được trong giao dịch dân sự Vì vậy, các chủ thể tham gia giao dịch phải
thể hiện ý chí đích thực của mình Mọi thỏa thuận không phản ánh đúng ý chí
của các bên đều có thể dẫn đến sự vô hiệu của giao dịch Pháp luật của phầnlớn các nước trên thế giới đều đòi hỏi khi tham gia giao dịch phải thể hiện ý
chí đích thực Ý chí đích thực trong giao dịch là thể hiện, khi tham gia giao
dịch các chủ thể có quyền thể hiện mong muốn của mình ra bên ngoài trongkhuôn khổ pháp luật cho phép mà không bị sự ép buộc của bất kỳ một yếu tố
nào khác Tuy nhiên, để hạn chế các trường hợp vô hiệu mà gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch cũng như lợi ích củacông cộng, pháp luật về giao dịch của một số nước như Nhật Bản, Cộng hòaLiên bang Đức, Cộng hòa Pháp vẫn thừa nhận hiệu lực của giao dịch khi có
sự nhầm lẫn đơn phương Giao dịch chỉ vô hiệu trong trường hợp mà cả haibên biết trước sự sai lệch ý chí đích thực của các bên so với những gì mà cácbên thể hiện hoặc buộc các bên phải biết theo quy định của pháp luật thì sẽ
dẫn tới giao dịch vô hiệu như: bị lừa rối, đe dọa
Trang 35+ Hình thức giao dịch không dung với quy định của pháp luật
Để bảo vệ cho trật tự an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước và sự an toàn của người tham gia giao dịch, ngoài việc các chủ thể tham gia giao dịch phải thể hiện ý chí đích thực của mình còn phải tuân theo quy định của phápluật về việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với một số giao dịch nhấtđịnh Hình thức của giao dịch là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định Thông qua các biểu hiện này những người khác có thể biết được nội dung của giao dịch: "Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải được Côngchứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép, thì
phải tuân theo quy định đó" [7, Điều 133]
Việc quy định một số loại giao dịch phải tuân thủ các quy định về hình
thức dựa trên cơ sở là đối tượng của các loại giao dịch này có giá trị lớn hoặc
có tính năng đặc biệt, nên hình thức của giao dịch là căn cứ xác định nội dung
của giao dịch Mặt khác, với những quy định này còn là cơ sở để các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc chuyển dịch các tài sản này.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc có nên xác định
giao dịch vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức là điều kiệnkiên quyết để xác định giao dịch vô hiệu hay không
b) Các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp ly nhất định
Khi giao dịch dân sự vô hiệu, quay lại tình trạng ban đầu, các bêntham gia giao dịch hoàn lại cho nhau những gì đã nhận Về mat lý thuyết thìđây là sự tổn thất của các bên, vì các bên không đạt được mục đích như đãmong muốn đó là xác lập giao dịch để đáp ứng nhu cầu hoặc vật chất của
mình mà phải quay lại tình trạng như trước khi tham gia giao dịch Tuy nhiên,
về mặt thực tế có trường hợp khi tuyên bố giao dịch vô hiệu có bên được
Trang 36cập trong chương 3 của luận án.
Từ những phân tích trên và qua việc xác định đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu, có thể đi đến một khái niệm khoa học về giao dịch dân sự
vô hiệu như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu là loại giao dich dân sự mà khi xác lập các
bên (hoặc chủ thể có hành vi pháp lý don phương) đã có vi phạm ít nhất mộttrong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn tới hậu quả pháp lý
là không làm phát sinh bất kỳ một quyền hay nghĩa vụ dân sự nào
Trên thế giới việc xây dựng pháp luật đang phát triển theo các khuynh
hướng khác nhau
Khuynh hướng thứ nhất: Dựa trên sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuậthiện đại đã xuất hiện một số loại hàng hóa, tài sản và các loại hình dịch vụmới dan đến các quan niệm về giao dịch dân sự cũng thay đổi theo hoặc vì có
sự xuất hiện của các giao dịch dân sự mới được cấu thành bởi hai hay nhiềuloại giao dịch khác nhau nên can phải có sự điều chính pháp luật phù hợpvới chủng loại giao dịch này Ngoài ra, pháp luật về giao dịch dân sự ngày
càng hướng tới điều chỉnh các quan hệ giữa các tổ chức như: các thỏa ước
dưới mọi hình thức, hợp đồng thành lập các hiệp hội, liên hiệp do vậy phạm
vị điều chính của pháp luật về giao dịch sẽ ngày càng mở rộng hơn
Khuynh hướng thứ hai: Một số các quan hệ về giao dịch trước kia chỉ
do pháp luật dân sự điều chỉnh, nay được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật kháchoặc bị loại bỏ ra khỏi luật dân sự như hợp đồng thương mại, hợp đồng laođộng [66, tr 5] Khi xây dựng pháp luật điều chỉnh về giao dịch, các quốc
gia đều quan tâm đến điều kiện để xác định giao dịch có hiệu luc cũng nhưcác tiêu chí để xác định giao dịch vô hiệu nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của
Trang 37Về phương diện lý luận, trên thế giới có một số các cách thức điềuchính pháp luật đối với các giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
+ Quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự để từ đó suy
ra việc xác định giao dịch dân sự vô hiệu;
+ Quy định rõ các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu Đại diện cho
trường phái này phải kể đến pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, NhậtBan Theo các BLDS của Nhật Ban và của Cộng hòa Liên bang Đức thì cáctrường hợp vô hiệu của hành vi pháp lý ở ngay phần chung của bộ luật khôngquy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch;
+ Quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và quy định
của các điều kiện giao dịch vô hiệu Đại diện theo trường phái này phải kể đến
pháp luật của nước ta và pháp luật của Cộng hòa Pháp Pháp luật của nước taquy định điều kiện có hiệu lực tại Điều 131 BLDS và điều kiện để dẫn tới giao
dịch vô hiệu (Điều 136 BLDS)
Mỗi cách thức trên qua thực tế áp dụng đều có tính ưu việt và cũng có
những hạn chế riêng của nó Việc nước ta lựa chọn phương án ba là do các nhàlàm luật muốn sử dụng phương pháp loại trừ để xác định giao dịch vô hiệu từ
những giao dịch không đủ điều kiện có hiệu lực Sử dụng phương án này có vẻ
mang tính khái quát cao, nhưng có nhiều điểm hạn chế của nó là sự cứng nhắc Khi tham gia giao dịch dân sự các chủ thể thể hiện ý chí của mình nhưng phảituân thủ các điều kiện mà pháp luật cho phép, nếu không tuân thủ đúng các
điều kiện đó thì giao dịch trở thành vô hiệu Cách quy định thứ hai đưa ra điều
kiện cảnh báo để dẫn tới giao dịch dân sự vô hiệu cụ thể, còn lại cho phép
người tham gia vào giao dịch đó có quyền lựa chọn theo phương án của mình.Với phương án này nó mang tính chất uyển chuyển và linh hoạt nhưng lại có
hiệu quả [96, tr 31-32]
Trang 38Ở nước ta, do có sự phân biệt giữa giao địch dân sự giao dịch kinh tế
và giao dịch thương mại , nên pháp luật các lĩnh vực này cũng quy định về
điều kiện có hiệu lực của giao dịch và điêu kiện giao dịch vô hiệu với các cách
thức khác nhau Đối với giao dich dân sự thì BLDS quy định chung cả điều kiện giao dich dân sự có hiệu lực và giao dịch dân sự vô hiệu Đối với giao
dịch kinh tế, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế chỉ quy định các trường hợp vôhiệu của hợp đồng kinh tế Đối với giao dịch thương mại, Luật thương mạikhông quy định chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch thương mại cũng
như điều kiện để xác định giao dịch thương mại vô hiệu, nhưng lại quy định một số loại giao dịch thương mại cụ thể và đưa ra các điều kiện về hiệu lực của giao dịch thương mại và coi luật thương mại bổ sung cho luật dân sự và
luật kinh tế trong lĩnh vực thương mại
Với quy định của pháp luật thực định như vậy đã gây không ít những khókhăn trong quá trình thi hành cũng như khi áp dụng giải quyết các tranh chấp
về giao dịch nói chung và tuyên bố giao dịch vô hiệu nói riêng tại các TAND
1.2 KHÁI QUAT CHUNG VỀ HẬU QUA PHAP LÝ CUA GIAO DỊCH
DAN SU VÔ HIỆU
Hau quả theo nghĩa thông thường là "kết quả không hay về sau" [116, tr 415].Như vậy, hậu quả trước hết phải là một kết quả và kết quả đó phải xảy ra từ một
sự kiện, một hành vi nào đó, tức là hành vi, sự kiện và kết quả phải có mối quan
hệ nhân quả với nhau, hành vi hay sự kiện là nguyên nhân dẫn tới kết quả Theoquan điểm của triết học Mác - Lênin thì hành vi hay sự kiện với tính cách lànguyên nhân phải xảy ra trước kết quả theo một trình tự thời gian và trong mộtkhông gian xác định Nói cách khác, hậu quả phải xuất hiện sau nguyên nhân.Tuy nhiên, không phải tất cả kết quả đều là hậu quả, mà ở đây chỉ có kết quảkhông hay mới được coi là hậu quả, kết quả này gây bất lợi cho cá nhân, tổ chức,hay cho cả nhân loại Ví dụ như núi lửa, động đất gây cảnh chết chóc cho conngười, đó là hậu quả sự kiện bất khả kháng
Trang 39Tong khoa học pháp lý chỉ những hành vi, sự kiện (mà nguyên nhân
cũng là œ hành vi của con người) gây ra bat lợi cho cá nhân, tổ chức, hay cho
cả nhân bại và họ phải chịu hậu quả pháp lý nhất định nhưng phải được các
nhà làm uật xác định hay dự liệu mới làm phát sinh hậu quả pháp lý Hậu quả
pháp lý thu thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định và cũng phụ thuộc vào
chế độ cìính trị xã hội nhất định Vì pháp luật trong mọi thời đại về bản chất
là một hện tượng mang tính giai cấp sâu sắc Pháp luật là hình thức pháp lý
của chuy›n chính giai cấp, là công cụ duy trì xã hội trong sự phù hợp với ý chí
và lợi ick của giai cấp thống trị Nên có những trường hợp cùng một sự kiện
hay một hành vi, nếu xẩy ra ở thời điểm này thì hậu quả xảy ra không coi là hậu quả pháp lý, nhưng ở thời điểm khác coi là hậu quả pháp lý hoặc với cùng
một sự kện gây hậu quả như nhau ở nơi này coi là hậu quả pháp lý, nhưng ởnơi khác lại không coi là hậu quả pháp lý Ví dụ, hợp đồng chuyển nhượngquyền sủ dụng đất xác lập năm 1988, thì bị vô hiệu, hậu quả pháp lý các bên
quay lại tình trạng ban đầu, hoàn lại cho nhau những gi đã nhận Vì phạm điều
5 Luật đít đai năm 1987 "Nhà nước nghiêm cấm mua bán, chuyển nhượng
quyền sủ dụng đất ", nhưng sau khi có Luật đất đai năm 1993 thì Nhà nước
lại cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nên hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất tuân thủ điều kiện do pháp luật quy định không bị vô hiệu
Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia thì sự kiện khác nhau, mức
độ khác nhau, được các nhà làm luật dự liệu trong nhiều ngành luật khác nhau
và đặt ra các loại hậu quả pháp lý khác nhau, như: ngành luật dân sự, hình sự,hành chính, kinh tế Khi các chủ thể tham gia vào một quan hệ nhất định mà
hành vi của các chủ thể đó là trái pháp luật và trong từng quan hệ cụ thể thìphải chịu hậu quả pháp lý được điều chỉnh bởi những ngành luật khác nhau
Đối với ngành luật hình sự, khi một người có hành vi trái pháp luật dẫn
tới việc xâm phạm lợi ích cá nhân, của Nhà nước và của lợi ích xã hội thì bịcoi là hành vi phạm tội Dé bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội và của công
Trang 40dan, Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự trong đó có quy định những hành vi
bị coi là phạm tội và quy định cả hình phạt (hậu quả pháp lý) để Tòa án căn cứvào đó đưa ra phán quyết nhằm trị kẻ phạm tội và buộc người phạm tội phảikhác phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
Trường hợp người có hành vi trái pháp luật gây ra hậu quả nhất định
đối với cá nhân, Nhà nước và xã hội nhưng chưa đến mức truy tố trách
nhiệm hình sự, thì họ chịu xử phạt bằng quyết định hành chính của cơ quanNhà nước có thấm quyền và phải gánh chịu hậu quả nhất định theo quy định
về xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực
Trong lĩnh vực dân sự thì hậu quả pháp lý xuất phát từ hành vi của các
chủ thể, khi tham gia giao dịch dân sự nhất định dẫn tới vi phạm quyền nghĩa
vụ của chủ thể khác hoặc khi giao dịch bị vô hiệu Khi một giao dịch dân sự
vô hiệu các chủ thể tham gia giao dịch phải gánh chịu những hậu quả nhất
định do pháp luật quy định Hậu quả pháp lý trong giao dịch dân sự thườngdan tới sự bất lợi về tài sản hoặc lợi ích vật chất, nằm ngoài ý chí và sự mongmuốn của chủ thể
Tuy nhiên có thể một hành vi trái pháp luật phải gánh chịu hậu quả
pháp lý của một ngành luật nhưng cũng có thể của nhiều ngành luật khác nhauđiều chỉnh , sự phân biệt của các ngành luật này nhiều khi không rành mạch,
nên khi buộc chủ thể có hành vi trái pháp luật phải chịu hậu quả pháp lý do
ngành luật nào điều chỉnh còn nhiều quan điểm khác nhau Ví dụ: một hành vilừa dối trong giao dịch dân sự thì hậu quả có thể chỉ tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng
cũng có thể người có hành vi lừa dối vừa phải chịu hậu quả pháp lý do luật dân
sự điều chỉnh và vừa phải chịu hậu quả pháp lý do luật hình sự điều chỉnh
bằng hình phạt tù
Mặc dù khái niệm hậu quả pháp lý được sử dụng một cách rộng rãitrong khoa học pháp lý, nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một