1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực trạng giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa

116 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa
Tác giả Trần Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Lan
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 70,1 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Chung sống như vợ chồng - hay tinh trạng nam, nữ tổ chức chung sống vớinhau mà không đăng ký kết hôn - là một hiện tượng xã hội đã và đang tôn tại tron

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

TRAN THI THU HIEN

THUC TRANG GIAI QUYET HAU QUA PHAP LY CUA VIEC NAM NU CHUNG SONG NHU VO CHONG TAI TOA AN NHAN DAN THANH PHO THANH HOA

Hà Nội - 2017

Trang 2

TRAN THI THU HIEN

THUC TRANG GIAI QUYET HAU QUA PHAP LY CUA VIEC NAM NU CHUNG SONG NHU VO CHONG TAI TOA AN NHAN DAN THANH PHO THANH HOA

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tổ tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN THỊ LAN

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trìnhnào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được

trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hiền

Trang 4

Luat HN&GD Luật Hôn nhân và gia đình

BLDS Bộ luật dân sự

BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự

ĐKKH Đăng ký kết hôn

GCNQSDD Giấy chứng nhận quyền sử dung đất

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao

TP Thành phố

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 5

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

3700006710012 |Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VE GIẢI QUYẾT HẬU QUÁ PHÁP LÝCUA VIỆC CHUNG SÓNG NHƯ VO CHONG .-.- 5-5 5° s©ss=sesses 81.1 Khái niệm chung về chung sống như vợ chong và giải quyết hậu quả pháp

lý của việc chung sống như vợ chồng 5- <5 ss° s2 se ssess=sessesessese 81.1.1 Khái niệm nam nữ chung sống như vợ ChOng sscsssssssessssescessscessssessesssseessseees 81.1.2 Khái niệm giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ

1.2 Sơ lược pháp luật điều chỉnh quyền và lợi ích của nam, nữ chung sống như

vợ chồng và giải quyết hậu quả pháp lý . 5< ss<sessese=sesssessese 181.2.1 Giai đoạn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và giải quyết hậuqua pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng -s e-s-sse<ses2 181.2.2 Giai đoạn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và giải quyết hậuqua pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng .s e-s<se<ses2 201.2.3 Giai đoạn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và giải quyết hậuquả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng -s s-e-s-sse<sese 221.3 Pháp luật hiện hành về giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chungSOmg NNW VO ZJ TT ng .ôÔ 251.3.1 Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng không

{fal Pld LOS ca gg114H0310101020HG18800415195010100LH830311SHB44-HSGEHG.11003241010122088 25

1.3.1.1 Về quan hệ nhân than oo cccccscescsecsesessessesessesessessssesssstsetseetensseeeen 251.3.2.2 Về quan hệ tài sản -¿- 2 St SE 1EE1211181121111111111111 111 xe 261.3.2.3 Về quan hệ giữa cha, mẹ Va COI - - + +25 + SE *+*EEE+eerreerrrrererrvrs 271.3.2 Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng trái

0:08 00 :ỔŸ®£ỔỶỔÔẦ®ỔỔ 34

1.3.2.1 Giải quyết về dân SU - 2-5 ©s+S2+ESEE2EEEEEEE2EE212112152121 2111 xe 34

Trang 6

1.3.2.2 Giải quyết về hành chính ¿2 2 SE £EE£EE+E£EE2EEEEEEEEEerkrrerkers 361.3.2.3 Giải quyết về hình sự -¿- ¿52s SE 2112121717111 1111 re 371.3.3 Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng vàđược pháp luật công nhận là vợ chỒng 2- - 2 2 k+EE+E++E+EE+E£EE+ErEeEEzEerxzxee 381.3.3.1 Về quyền nhân thân ¿- 2 +5 E+EE+E£+E£EE£EEEESEEEEEEEEEErkrrkrrerxee 391.3.3.2 Về quan hệ tài sản -E- St 1E 1111111111111 11x xcE 391.3.3.3 Về quan hệ giữa cha, mẹ Và COI - 55 2 S113 £***#EEE++eeeseeeeeres 40Kết luận chương I 2-2 +S9SE+E9EE9E2EEE1212111121112111111111 111.11 cxeE 41Chương 2 GIẢI QUYẾT HẬU QUÁ PHAP LY CUA VIỆC NAM NU

CHUNG SÓNG NHƯ VỢ CHÒNG TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ

THANH HOÁ VÀ MỘT SỐ KIÊN NGHỊ, 2- 5-22 se <cse ses<esessese 422.1 Giải quyết hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng tại Toà ánnhân dân thành phố Thanh Hoá -.- 2-2 ° 5£ s2 =s£ss£sesses2£sessesessese 422.1.1 Những vấn đề còn vướng mắc trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của việcnam nữ chung sống như vợ chồng tại toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá 452.1.2 Một số vụ việc điển hình s s<s<vssev+seerxseerrseerksserrkserrsserrksee 482.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả điều chỉnh hậu quả pháp lý của việcnam nữ chung sống như vợ chỒng .s - << s£ ss2 sess£sessess£sessesessese 542.2.1 Về bố sung cơ sở pháp lý s-e<s- s se s22 s£ sEs£ s£SEseEsEseEsexesersesersersese 552.2.2 Về giải quyết các hậu qua cụ thỂ s-e° 5c s52 sess£s£ sess£sessesessessesessese 58KẾt luận chương 2 5< s£ s©s£ s92 9S EsEE3ES9 E339 525 3952552535525 56 63KET LUAN 0277 64DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Chung sống như vợ chồng - hay tinh trạng nam, nữ tổ chức chung sống vớinhau mà không đăng ký kết hôn - là một hiện tượng xã hội đã và đang tôn tại trong

xã hội Việt Nam và đang có xu hướng tăng về cả số lượng và tính chất quan hệ.Tình trạng này diễn ra không chỉ đối với các cặp nam nữ từ trước ngày 03/01/1987

do hoàn cảnh chiến tranh hay trình độ pháp luật còn thấp mà ngay cả với cả cặpnam nữ sau khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có đủ các điều kiện để đăng

ký kết hôn mà không đăng ký, đặc biệt đối với giới trẻ thế hệ sinh năm từ

1980-1990 đang hướng đến quan niệm mới về cuộc sống, tình bạn, tình yêu, hôn nhân với

sự thé hiện tự do và cởi mdi hơn so với các thế hệ trước Có thé nói tình trạng nam,

nữ chung sống với nhau như vợ chồng là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hộinước ta và ngày càng có chiều hướng gia tăng Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khiđất nước đang trong quá trình day manh nén công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thựchiện chính sách mở cửa, giao lưu với tất cả các quốc gia trên thế giới, mặt trái củanên kinh tế thị trường đã làm thay đôi không nhỏ tới quan điểm về tình yêu và hônnhân; với tâm lý ngại đi đăng ký kết hôn bởi lý do không muốn thực hiện các thủtục hành chính, con người với lối sống tự do, phóng túng, không muốn bị ràng buộc

về mặt pháp lý Việc chung sống này thê hiện dưới các dạng thức khác nhau đã tạo

ra nhiều hậu quả không tốt đối với đời sống hôn nhân và gia đình

Điều này đã trở thành vấn đề néi com không chỉ với gia đình mà đối với cả xãhội, vì nó phá vỡ nguyên tắc, chuẩn mực liên quan đến hôn nhân như thiếu sự thamgia và chứng kiến của gia đình, xã hội và cơ quan nhà nước có thâm quyên trongviệc đăng ký kết hôn trước khi họ trở thành vợ chồng của nhau Mặt khác, quan hệhôn nhân của họ không có ràng buộc về mặt pháp lý vậy khi có tranh chấp xảy rahay quyền lợi các bên bị xâm phạm mà có yêu cầu giải quyết ly hôn, pháp luật sẽgiải quyết như thế nào?

Trang 8

sống với nhau như vợ chồng Thời gian qua, Cùng với đó liên ngành Toà án, Việnkiểm sát, Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số quy định củaLuật HN&GD quy định hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp nam, nữ chungsống như vợ chồng ma không đăng ký kết hôn nhưng vẫn chưa có quy định day đủ

về giải quyết hậu quả của tình trạng này đã dẫn tới việc giải quyết các tranh chấptrở lên phức tạp, quyên lợi của các bên chưa được đảm bảo, công tác xét xử củaTòa án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật

Vì vậy, nghiên cứu các trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng kýkết hôn và hậu quả pháp lý của tình trạng này nhằm nâng cao ý thức pháp luật của

nhân dân trong việc xác lập quan hệ hôn nhân Đặc biệt, nghiên cứu các quy định

của pháp luật đối với các trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng ký kếthôn còn nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án nhân dân đối với cáctranh chấp hôn nhân và gia đình nói chung và tranh chấp liên quan đến việc chungsống như vợ chồng không đăng ký kết hôn nói riêng là vô cùng cần thiết

Nghiên cứu và phân tích những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

năm 2014 trong vấn đề giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống như vợchồng mà không đăng ký kết hôn là đòi hỏi khách quan và cấp thiết hiện nay, điều

này giúp nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc xác lập quan hệ hôn nhân, nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử của Tòa án trong lĩnh vực hôn nhân

và gia đình Từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta, xây dựnggia đình hạnh phúc, tiến bộ, xã hội phát triển Xuất phát từ những lý do trên, tác giảlựa chọn đề tài: “Thực trạng giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chungsong như vợ chẳng tại Toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá” làm Luận văn

thạc sĩ của mình.

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề chung sống như vợ chồng đã, đang và sẽ luôn tồn tại trong xã hộichúng ta Nhăm hạn chế và giải quyết hậu quả của thực trạng này, pháp luật ViệtNam đã có nhiều quy định liên quan đến việc chung sống như vợ chồng để gópphần điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của các cá nhân, đồng thời giúp cho các cơquan thi hành pháp luật áp dụng đúng và thống nhất pháp luật

Thời gian qua, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về van dé nam nữchung sống như vợ chồng sau:

Một số giáo trình, sách chuyên khảo điển hình như: “Giáo trình Luật hôn nhân

và gia đình Việt Nam” (2014)- Trường Dai học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội;“Mội số vấn dé lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm

2000” của PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ- ThS.Ngô Thị Hường (2002), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm2000” của TS.Đinh Thị Mai Phương (2004), Nxb Chính trị quốc gia; “Bình luận

khoa học Luật HN&GD Việt Nam ”của tác giả Nguyễn Ngọc Điện (2002), Nxb trẻ,

Hồ Chí Minh,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về “Giải quyết van dé hôn nhân thực

tế theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000” do PGS.TS Nguyễn Văn Cừ - trưởng

bộ môn Luật hôn nhân và gia đình Trường đại học Luật Hà Nội làm chủ biên;

Một số khoá luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ: Lê Thị Thu Trang(2010),Van dé nam nữ chung sống như vợ chông dưới góc độ bảo vệ phụ nữ và trẻ

em, khoá luận tốt nghiệp, trường đại học Luật Hà Nội, Hoàng Hạnh Nguyên (201 1),Những khía cạnh pháp lý của thực té chung sống như vợ chong không đăng ký kếthôn ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Khoa luật- đại học quốc gia Hà Nội; Nông ThịHong Yến (2015), Hau quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng theo

pháp luật hôn nhán và gia đình Việt Nam hiện hành, luận văn thạc sĩ, Khoa luật- đại

học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Phuong Thảo (2015), Chung sống như vợ chẳng Một so ván đề lý luận và thực tiên, luận văn thạc si, Đại học Luật Hà Nội

Trang 10

-Cừ (Tạp chí luật học số 5/2000); “Vé sự điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ chungsống như vợ chong” của tác giả Thái Trung Kiên (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số1/2005); “Can có hướng dan thong nhất về thụ lý yêu cau ly hôn hay không côngnhận vợ chong và thủ tục giải quyết” của tác giả Doan Đức Lương (Tạp chí Kiểmsát số 9/2005); “Những vướng mắc trong việc thụ lý giải quyết ly hôn với nhữngtrường hợp chung sống như vợ chong không có đăng ký kết hôn”, tác giả Đào MaiHường - Tòa án nhân dân; “Van dé chung sống như vợ chong mà không đăng ký kếthôn theo pháp luật về hôn nhân và gia đình”, tác giả Bùi Huyền (Dân chủ và Phápluật.- Số chuyên dé Sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000/2013);

“chung sống như vợ chông không đăng kỷ kết hôn: thực trạng và kiến nghị hoànthiện pháp luật”, tác giả Lê Thu Trang (Tạp chí Kiểm sát số 7/2017);

Nhóm giáo trình, sách bình luận thường không đi sâu vào vấn đề chung sốngnhư vợ chồng mà chỉ tập trung vào các khía cạnh chính của hôn nhân - gia đình làkết hôn, ly hôn

Ngoài ra, về mặt đời sống xã hội, chung sống như vợ chồng được nghiên cứumột cách khá toàn diện nhưng còn thiếu tập trung, thường mỗi một bài nghiên cứucủa một tô chức, cá nhân cụ thể chỉ nghiên cứu về một nhóm đối tượng nhất địnhnhư: chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ dưới góc độ “sống thử”; chung sốngnhư vo chồng giữa những người đồng giới, chuyển giới của các tổ chức bảo vệquyền lợi cho đối tượng này:

Như vậy, có thể thấy, dưới cả hai góc độ là xã hội và pháp luật, dù khôngnhiều nhưng cũng đã xuất hiện các công trình khoa học nghiên cứu về chung sốngnhư vợ chồng Tuy nhiên, nghiên cứu về hậu quả pháp lý của việc chung sống như

vợ chồng cũng như thực tiễn áp dụng là chưa có nhiều công trình và bài viết đề cậpđến.Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình đã đượccông bố trước đó, luận văn đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh thực trạng giải quyếthậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng

Trang 11

3 Mục tiêu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận văn

- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu về lý luận vàpháp luật về giải quyết hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng và thựctiễn giải quyết tại Toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá; qua đó đề xuất một số ýkiến để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết hậu quả pháp lý của việcchung sông như vợ chồng trong việc xét xử tai Toà án nhân dân thành phô Thanh Hoá

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

+ Làm rõ những van dé lý luận dé đưa ra khái niệm về chung sống như vợ chồng:+ Làm rõ các trường hợp chung sống như vợ chồng;

+ Khái quát pháp luật Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1959 đến trước năm

2014 quy định về giải quyết hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng:

+ Phân tích, đánh giá quy định của Luật hôn và nhân gia đình năm 2014 giải

quyết hậu quả pháp lý của việc chung sông như vợ chồng:

+ Tìm hiểu thực tiễn áp dụng xét xử của Toà án nhân dân thành phố ThanhHoá về giải quyết quyết hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng trong 05năm (từ năm 2013 đến năm 2016), 6 tháng đầu năm 2017 và qua các vụ án cụ thé.+ Trên cơ sở tìm hiểu những van dé lý luận và thực trạng thực thi pháp luậtnhư trên, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cụ thể những kiến nghị nhăm hoàn thiệnkhung pháp lý và nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hôn nhân gia đình

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Dưới góc độ phạm vi nghiên cứu cua một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung

nghiên cứu về một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chung sống như vợchồng; quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là các

quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn luật

này; thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng tại Toà

án nhân dân thành phố Thanh Hoá

Trong đó, tác giả còn trích dẫn và phân tích một số vụ án điển hình mà Toà ánnhân dân thành phố Thanh Hoá đã giải quyết, số liệu thông kê thực tế về chung sốngnhư vợ chồng trong nhiều giai đoạn khác nhau dé bài viết thêm tính thuyết phục

Trang 12

phân tích các hạn chế của pháp luật; nghiên cứu thực tiễn các vấn đề liên quan đếnviệc chung sống như vợ chồng Từ đó, tác giả nêu lên những đề xuất nhằm hoàn

thiện quy định của pháp luật.

6 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở là các phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng

H6 Chi Minh, quan điểm của Dang và nhà nước ta về hôn nhân gia đình,

Luận văn được thực hiện thông qua các phương pháp như sau:

- Phương pháp phân tích: được sử dụng khi phân tích các van dé liên quan đếnhậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng:

- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung cầnnghiên cứu, đưa ra hướng nghiên cứu một cách có lô-gic dé làm sáng tỏ vấn décần nghiên cứu;

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để nghiên cứu, xem xét pháp luật ViệtNam qua các thời kỳ về việc chung sống như vợ chồng là liên hệ với pháp luật củamột số quốc gia khác trên thế giới;

- Phương pháp thống kê: được thực hiện trong quá trình khảo sát thực tiễnhoạt động xét xử của ngành Toà án, qua số liệu của các cơ quan khác trong quátrình triển khai các quy định của Luật hôn nhân và gia đình nói chung và các quyđịnh về hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng nói riêng Trên cơ sởcác số liệu đó, giúp ta tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thựctiễn áp dụng đã thực sự đi vào đời sống và phát huy tác dụng hay chưa? Từ đó, đưa

ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý của việc chung sống như

VỢ chồng với thực tiễn đời sống xã hội

7 Ý nghĩa nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã quy định về việc giải quyết hậuquả việc nam, nữ chung sống như vợ chồng trong ba Điều luật: Điều 14, 15 và 16

Trang 13

Ngoài ý nghĩa là một công trình nghiên cứu riêng của hậu quả pháp lý của việc

chung sống như vo chồng dé hoàn thành chương trình học tập và báo cáo tốt nghiệp

lớp Cao học ứng dụng Luật dân sự khoá 23 của trường Đại học Luật Hà Nội, việc

nghiên cứu dé tài còn có ý nghĩa đi sâu phân tích các quy định của pháp luật cũngnhư thực tiễn áp dụng pháp luật đối với những trường hợp chung sống như vợchồng ở tinh Thanh Hoá, dé từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm mục đích

xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Luận văn có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho người học ở các cơ

sở đào tạo luật của Việt Nam trong chuyên ngành luật hôn nhân và gia đình Đồngthời có thé làm tài liệu tham khảo cho Thâm phán, Kiểm sát viên nghiên cứu, vậndụng và thực hiện trong thực tiễn công tác Luận văn có thé là tài liệu tham khảotrong việc hoàn thiện quy định của pháp luật, cho việc xây dựng các quy chế hoạtđộng của Toà án nhân dân cũng như các quy chế phối hợp liên ngành, phục vụ chocông tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, bồi dưỡng cán bộ của Toà án Luận văn cũng

là một nguồn tài liệu cho những bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực khoa học này

8 Kết cầu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có

nội dung chính như sau:

Chương 1: Khái quát chung về giải quyết hậu quả pháp lý của việc chung sốngnhư vợ chồng

Chương 2: Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợchồng tại Toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá và một số kiến nghị

Trang 14

1.1 Khái niệm chung về chung sống như vợ chồng và giải quyết hậu quảpháp lý của việc chung sống như vợ chồng

1.1.1 Khái niệm nam nữ chung sống như vợ chong

Theo Dai từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Y', “chung” được hiểu là cùngvới nhau làm gì đó, như vậy, “chung sống” là cùng sống với nhau “Vợ chồng” làdanh từ chỉ vợ và chồng nói chung Từ đây, gộp nghĩa của hai từ lại ta có thé hiểu,

“chung sống như vợ chồng” là việc cùng sống với nhau và coi nhau như vợ chồngmặc dù chưa đăng ký kết hôn

Trên thực tế, có nhiều khái niệm chung sống như vợ chồng như:

Dưới góc nhìn của những nhà xã hội, văn hóa, chung sống như vợ chồng làviệc sống thử - chung sống phi hôn nhân, theo đó các cặp nam nữ về sống chungvới nhau như vợ chồng, nhưng không tô chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn.Dưới góc độ pháp lý thuật ngữ “chung sống như vợ chồng” chỉ quan hệ vợchồng mà khi xác lập quan hệ đó các bên nam nữ không tiễn hành đăng ký kết hôntheo quy định của pháp luật Mặc dù, không có giấy chứng nhận kết hôn nhưng cácbên nam nữ vẫn chung sống với nhau như vợ chồng và thực hiện các quyền vànghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và xã hội

Tuy nhiên, cần phải thay rằng, hai quan điểm kê trên đều chưa bao quát đượctoàn bộ các trường hợp chung sống như vợ chồng và đặc điểm của nó

Bởi, thứ nhất, về mặt chủ thể, ở cả hai khái niệm đều chỉ nói tới nhóm chủ thểduy nhất là nam - nữ Nhưng trong thực tế, ta không thấy hiếm gặp các trường hợpchung sống như vợ chồng giữa nam - nam; nữ - nữ; người chuyển giới nhưng chưatiến hành phẫu thuật chuyên đôi giới tính, mặc dù ở cả phương diện sinh học vàpháp luật đều đang mang một giới tính nhưng lại chung sống với người cùng giới'Nguyễn Như Y va d.t.g (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo Duc, Hà Nội, tr.399

Trang 15

tính đó của mình Ví dụ như những trường hợp vì không có đủ khả năng tài chính,

lo sợ các van đề y tế mà không tiến hành phẫu thuật chuyền giới, nhìn bề ngoài vàtrên giấy tờ là nam nhưng vẫn yêu và sống chung với một nam giới khác Ngoài ra,đối với người chuyển giới còn có trường hợp người đó đã phẫu thuật chuyên đổigiới tính, nghĩa là về mặt hình hài người đó hoàn toàn khác biệt với giới tính ghitrong các giấy tờ tùy thân mà pháp luật quy định Khi đó, việc chung sống giữa họ

sẽ được thực hiện với một người khác giới tính hiện có của mình Như vậy, hai khái

niệm đã làm hẹp phạm vi chủ thể cần có

Thứ hai, là về hành vi chung sống Trong việc chung sông như vợ chồng phải

có chứng cứ là hai người đã và đang chung sống với nhau như vợ chồng về mặtthực tế, nếu không có hành vi chung sống thì vấn đề công nhận vợ chồng cũngkhông cần phải đặt ra Trong thực tế việc xác định nam nữ chung sống như vợchồng gặp nhiều khó khăn Căn cứ dé làm chuẩn mực cho việc đánh giá về hành vichung sống như vợ chồng của các bên hết sức đa dạng và phong phú Vì vậy, tônghợp qua thực tiễn xét xử của Toà án ta có thể chia thành hai nhóm biểu hiện củahành vi chung sống như vợ chồng là tổ chức chung sống công khai, có thé t6 chức

lễ cưới hoặc không, có thể có đời sống tình dục hoặc không, cùng tiến hành chămsóc, yêu thương lẫn nhau Hoặc là việc chung sống lén lút, không công khai, cũng

có thé có đời sống tinh dục hoặc không và van coi nhau như vợ chồng mà chăm sóc

nhau Như vậy, một khái niệm hoàn chỉnh phải nêu bật lên được cả hai nhóm hành

vi là công khai và không công khai Tuy nhiên, đọc hai khái niệm nêu trên, ta không

thấy xuất hiện yếu tô hành vi chung sống

Thứ ba là về hậu quả của hành vi Đây là một yếu tố quan trọng, giúp ta phânbiệt được chung sống như vợ chồng với một vài các hiện tượng khác như ngoạitình, cặp bồ Ta có thé ké tới một số hậu quả trên thực tế như: có con chung, có tài

sản chung, Tuy nhiên, trên góc độ thực tế, có thể nhận định rằng, VIỆC CÓ con

chung hay tài sản chung là điều tất yếu xảy ra với những cặp chung sống như vợchồng Và vì vậy, theo ý kiến của tác giả, không nhất thiết phải đề cập tới phương

diện này trong khái niệm.

Trang 16

Như vậy, từ ba phân tích kê trên, ta chưa có được một khái niệm hoàn chỉnh

cho chung sống như vợ chồng Hiện nay, mặc dù trên nhiều lĩnh vực, phương diện,

có nhiều nhà nghiên cứu hay các luật sư, thâm phán đã đưa ra quan điểm nhưng haunhư vẫn chưa có một khái niệm nào là thực sự đầy đủ và bao hàm toàn bộ cáctrường hợp cũng như biểu hiện của nó trên thực tế

Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014 ra đời đã quy

định tại Khoản 7 Điều 3 như sau: “Chung sống như vợ chong là việc nam, nữ tổchức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng” Như vậy, ké từ ngày

01/01/2015 (ngày Luật HN&GD năm 2014 có hiệu lực) thì đây là khái niệm pháp lý chính thức dành cho người dân, người thực thi pháp luật và áp dụng pháp

luật Tuy nhiên, căn cứ vào ba tiêu chí phân tích như trên, khái niệm mà LuậtHN&GD đưa ra vẫn chưa hoàn chỉnh và còn nhiều thiếu sót

Chung sống như vợ chồng mà pháp luật thừa nhận chỉ tồn tại giữa nam và

nữ Nhưng cần lưu ý rằng, việc xác định giới tính là nam hay nữ sẽ được căn cứ vàocác giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, giấy khai sinh, hộ khau, chứ không phảicăn cứ vào ngoại hình hay bản chất con người thật Điều này đã vô tình làm thiếu đimột nhóm các chủ thê khác Đồng thời cũng là sự bất bình đăng với những ngườiđồng giới, chuyển giới

Về hành vi, ở đây luật chỉ nêu lên một cụm từ mơ hồ và khó hiểu là “2ổ chứccuộc sống chung” Do đó, dé hiểu một cách đầy đủ thì ta cần hiểu là việc có tổ chức

lễ cưới khi về chung sống như với nhau, việc nam nữ về chung sống với nhau cóđược gia đình (một hoặc hai bên) chấp nhận, cùng chung sống dưới một mái nhà

một cách công khai hoặc không công khai, thường xuyên, có quan hệ tình dục với nhau hoặc không.

Cụm từ “coi nhau là vợ chong” cũng là cụm từ chung chung Ta có thé tamhiểu đây là cách thức mà hai bên chung sống, đối xử với nhau và xuất phát từ đây sẽ

phát sinh ra hậu quả của hành vi như đã trình bày ở trên Hai bên “coi nhau là vợ

chồng ” nên chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình, họ trao cho nhaunhững quyên và gánh vác các nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho các cặp đôi đãđăng ký kết hôn như việc tôn trọng, yêu thương, vun đắp cuộc sống gia đình

Trang 17

Một lần nữa, cần khăng định rằng, luật thực định đã đưa ra một khái niệmchưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống ngày nay Khái niệm màLuật HN&GD quy định không chỉ chưa bao quát được toàn bộ các nhóm chủ thé

mà còn thiếu những thông tin cần thiết, cụ thé dé nhận biết quan hệ này

Căn cứ vào một loạt các phân tích ké trên, tác giả xin đưa ra khái niệm chungsống như vợ chồng như sau: Chung sống như vợ chong là việc hai cá nhân thoảthuận chung sống với nhau như vợ chong mà không đăng ký kết hôn”

Thực tế trong những năm qua cho thấy tình trang nam nữ chung sống như vợchồng nhưng không đăng ký kết hôn xảy ra tương đối phổ biến Có rất nhiềunguyên nhân, lý do dẫn đến việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng

ý kết hôn, do vậy trên thực tế cũng tồn tại nhiều trường hợp chung sống như vợchồng trong xã hội Mỗi loại hình chung sống lại mang trong minh căn nguyên khácnhau từ đó cũng dé lại những hậu quả khác nhau, do vậy cách giải quyết hậu qua

pháp ly cũng từ đó mà khác nhau Căn cứ vào các quy định của Luật HN&GD,

trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đưa ra một số trường hợp chungsống như vợ chồng đang tôn tại trong xã hội hiện nay:

* Nam nữ chung sống như vợ chồng không trái pháp luật

Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không bị coi là trái pháp luật làviệc chung sống như vợ chồng không vi phạm các hành vi cam quy định tại các cácđiểm b,c và d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GD năm 2014:

- Không tảo hôn;

- Không chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng hoặcchung sống như vợ chồng hoặc chưa có vợ, chưa có chồng màchung sống như

vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Không chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về

trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với

con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,

mẹ vợ với con rê, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kê với con riêng của chông.

Trang 18

Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về hôn nhân gia đình chưa quy định cụ thê vềcác trường hợp chung sống như vợ chồng cụ thé mà lại chỉ đề cập đến thuật ngữ:

“nam, nữ có diéu kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như

vợ chong” (khoản 1, Điều 14 Luật HN&GD 2014) Việc quy định về việc chungsống như vợ chồng như vậy là chưa đầy đủ và chính xác, nội hàm của khái niệmnày chưa liệt kê đầy đủ các trường hợp chung sống như vợ chồng trên thực tế Nhưvậy, khái niệm đó hẹp hơn so với trường hợp chung sống như vợ chồng không trái

pháp luật ở trên.

* Nam nữ chung song như vợ chong trái pháp luật

Chung sống như vợ chong trái pháp luật là việc nam nữ chung sống với nhaunhưng không tiến hành đăng kí kết hôn (DKKH); đồng thời việc chung sống này viphạm quy định cấm của pháp luật tại Điều 5, Luật HN&GD năm 2014 LuậtHN&GD 2014 không quy định về như thế nào là chung sống như vo chong tráipháp luật, tuy nhiên dựa trên điều luật đó cùng các văn bản hướng dẫn khác có liênquan, ta có thé chia chung sống như vợ chong trái pháp luật thành các trường hợp.Thư nhất, chung song như vợ chồng khi một bên hoặc cả hai bên dưới tuôi luậtđịnh (chưa đến tuổi kết hôn)

Độ tuổi là một trong những điều kiện đầu tiên trong việc kết hôn được quyđịnh tại Điều 8 Luật HN&GD năm 2014 “Nam tir đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18tuổi trở lên ”

Đồng thời, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTPngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ

Tư pháp về hướng dan thi hành một số quy định của Luật HN&GD (sau đây gọi làTTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP) cũng quy định “Nam từ đủ

20 tuổi trở lên, nữ từ du 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 củaLuật HN&GD là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuôi trở

lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Truong hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì

thang sinh được xác định là thang một cua năm sinh;

Trang 19

Nguyên nhân của tình trạng này là do phong tục tập quán của địa phương hay

là do nguyện vọng của hai bên gia đình mong muốn các con được thành lập gia đìnhsớm, hoặc đo tình yêu đôi lứa của hai bên nam nữ maho muốn chung sống với nhau

dù chưa đến tuổi được kết hôn Tảo hôn không chỉ là việc nam, nữ kết hôn trướctuổi luật định mà còn bao gồm cả trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồngtrước tuổi luật định

Thứ hai, chung sông như vợ chồng giữa nam và nữ mà một bên hoặc cả hai

bên đang có vợ, có chồng.

Tại Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HN&GD năm 2014 quy định về cắm cáchành vi dé bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình : “øgười dang có vợ có chỗng mà kếthôn hoặc chung sống như vợ chong với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chong

mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chẳng với người đang có chẳng, có vợ”

Cùng theo quy định tại khoản 4 Điều 2 TTLT số VKSNDTC-BTP thì “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản

01/2016/TTLT-TANDTC-2 Điều 5 của Luật HN&GD là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật

về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng)

của họ chết hoặc vợ (chong) của ho không bị tuyên bố là đã chết;

b) Người xác lập quan hệ vợ chong với người khác trước ngày

03-01-1987 mà chưa đăng kỷ kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ(chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy

định của Luật HN@&(Œ1® nhưng đã được Toa an công nhận quan hệ hôn nhân

Trang 20

bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn

hoặc không có sự kiện vợ (chông) của họ chết hoặc vợ (chông) của họ không

bị tuyên bố là đã chết ”

Như vậy, có thể nói một người đang có vợ, có chồng được hiểu là khi người đóđang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp thì được coi là đang có vợ có chồng.Nguyên nhân này là do mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự xuống

cấp về đạo đức, tác động đến quan hệ vợ chồng, nhiều giá trị tốt đẹp của gia đìnhViệt Nam bị phá vỡ, hiện tượng ngoại tình diễn ra ngày một nhiều, ngoại tình không

chỉ có ở người chồng mà còn xảy ra ở người vợ Tình trạng này làm hạnh phúc giađình không còn được bền vững

Thứ ba, trường hợp thuộc điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GD năm 2014.Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “kết hôn hoặcchung sống như vợ chong giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa nhữngngười có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những

người đã từng là cha, mẹ nuôi với con, cha chong voi con dâu, me vợ với con ré,

cha duong với con riêng của vợ, me kế với con riêng của chong”

Trường hợp này bị coi là chung sống trái pháp luật, các quan hệ này mang tínhchất “loạn luận” làm cho đời sau phải gánh chịu hậu quả do đời trước để lại, ảnhhưởng tới chất lượng nòi giống Do đó, pháp luật cắm hành vi này bởi nó sẽ làmmat đi giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam Tình trạng này thường diễn ra ở nhữngnơi có đồng bào dân tộc Họ là những người có trình độ dân trí thấp, không hiểubiết pháp luật Tình trạng này dẫn đến nhiều trường hợp hôn nhân cận huyết, làmảnh hưởng không nhỏ tới giống nòi

Như vậy, chung sống như vợ chồng nếu thuộc các hành vi quy định ở trên thì

sẽ là các hành vi chung sống như vợ chong trái pháp luật

* Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng vàđược pháp luật công nhận là vợ chồng

Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng có giá trị pháp lý là những trườnghợp nam, nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (trước ngày Luật

Trang 21

01/2016/TTLT-mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chong) của họ

chết hoặc vợ (chong) cua ho không bị tuyên bố là đã chết”.

Và tại Khoản 3, Điều 25, thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày ngày 16 tháng 11năm 2015 của Bộ tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch vàNghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, hướng dẫn về cách ghi

“Tình trạng hôn nhân” trong giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợpchung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 như sau: “Nếu là trường hợpchung sống với nhau như vợ chong trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống vớinhau mà chưa đăng ký kết hôn thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông ”

Như vậy, căn cứ vào những văn bản hướng dẫn trên thì trường hợp nam, nữ

chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 vẫn được pháp luật thừa nhậnquan hệ hôn nhân Theo đó, khi có yêu cầu ly hôn sẽ được thụ lý giải quyết việc lyhôn nếu các bên có yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật giảiquyết như đối với trường hop vợ chồng ly hôn Quyền lợi của người phụ nữ sẽ đượcbảo vệ như người vợ trong trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hôn Nếu người vợđang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng khôngđược quyền yêu cầu ly hôn, hay nói cách khác người chồng bị hạn chế quyền yêu

cầu ly hôn (Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GD năm 2014).'

Việc pháp luật quy định như vậy là hợp lý bởi:

? Lê Thu Trang (2015), Quyên lợi của các bên chung sống như vợ chông không đăng ký kết hôn mà

xin ly hôn, Tạp chí dân chu và pháp luật;

Trang 22

Thứ nhất, quan hệ này được xác lập trong một thời điểm đặc biệt, trước khi cóLuật HN&GD năm 1986, chúng ta mat một khoảng thời gian dài đất nước bị chiacắt Điều này tác động không nhỏ tới vấn đề vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn.

Thứ hai, các quan hệ được xác lập trước ngày 03/01/1987, tính đến thời điểm

Luật HN&GD năm 2014 có hiệu lực, đã trải qua một thời gian dài, mỗi quan hệ

giữa hai bên nam, nữ cũng đã ồn định Bởi vậy công nhận giá trị pháp lý đối vớinhững trường hợp này là cần thiết để ôn định quan hệ hôn nhân gia đình tránhnhững xáo trộn trong đời đống gia đình của họ

1.1.2 Khái niệm giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sốngnhư vợ chong

Giải quyết là việc lựa chọn các phương thức thích hợp để giải tỏa các mâuthuẫn, bất đồng, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên

và quy định của pháp luật, giúp đảm bảo trật tự, ôn định xã hội

Theo từ điển Tiếng Việt, hậu quả được hiểu là kết quả không hay về sau Nhưvậy, hiểu theo định nghĩa này, hậu quả của việc chung sống như vợ chồng chính lànhững kết quả không hay khi giữa hai người chung sống như vợ chồng không còntình cảm và họ không còn muốn chung sống đưới một mái nhà, cùng nhau xây dựnggia đình và chăm sóc con cái nữa Thực tế nếu như trong quan hệ chung sống như

vợ chồng giữa hai người tham gia vào quan hệ luôn yêu thương và có một cuộcsống hạnh phúc thì có lẽ, chung sống như vợ chồng sẽ mang lại cho cả hai bênnhiều những niềm vui, sự lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và tình yêu Ngoài ra,với các trường hợp chung sống như vợ chồng được coi là sống thử trước hôn nhânthì nhìn chung, ta coi việc chung sống này như một cơ hội dé ta có được lựa chọntốt nhất về người vợ, người chồng của mình trong tương lai Đồng thời, việc chungsống như vợ chồng do không đăng ký kết hôn nên không có ràng buộc, hai bên cóthé dé dàng cham dứt mối quan hệ bat kì lúc nào mình muốn mà không cần phảithông qua một cơ quan, tô chức nào cả.Tuy nhiên, nhìn chung, việc chung sống như

vợ chông sẽ đem lại nhiêu hệ quả xâu hơn là những hệ quả tích cực kê trên.

Trang 23

Về mặt pháp luật, hậu quả pháp ly của việc chung sống như vo chồng là tổnghợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản vàcon cái giữa hai người chung sống như vợ chong khi ly hôn

- Về quan hệ nhân thân

Khi hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng do không có sự kiện pháp lý làĐKKH nên giữa hai bên không phát sinh quyên và nghĩa vụ về nhân thân Khi thụ

lý giải quyết, Toà án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chong

- Về quan hệ tài sản

Khi nam, nữ chung sống như vợ chồng có yêu cầu chấm dứt quan hệ, hay

tranh chấp về tài sản, con cái thì họ khó có thể thoả thuận thong nhat trong viéc

phân chia tài san, nuôi dưỡng con cái nên cần có một cơ quan Nha nước có đủ thamquyên tiến hành giải quyết việc giải quyết các hậu quả sau khi họ chung sống như

VỢ chồng Theo khoản 7 Điều 28 Bộ luật Tố Tung dân sự năm 2015 (BLTTDS

2015) [3] quy định: “Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sốngvới nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái phápluật thuộc thâm quyên giải quyết hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợchồng của Toà án”

Khi một trong hai bên nam, nữ chung sống như vợ chồng có đơn gửi đến Toà

án yêu cầu giải quyết ly hôn và cùng với việc ly hôn họ yêu cầu giải quyết về tài sản

va con cái thì Toa án sẽ tiễn hành thụ lý vụ án, thực hiện các thủ tục, quy trình tôtụng đã được pháp luật Tố tụng quy đinh như: lẫy lời khai, thu thập chứng cứ, hoàgiải, mở phiên toà Các bước tố tụng này giúp Toà án có thể xem xét, đánh giáchứng cứ, cân nhắc ký, quyết định về tính hợp pháp, hợp lý trong lời khai, chứng cứ

do các bên đưa ra dé đưa ra các quyết định cuối cùng

- Về quan hệ cha, mẹ và con:

Quan hệ giữa cha mẹ và con là một quan hệ thiêng liêng, được Nhà nước bảo

vệ và điều chỉnh bằng các quy định pháp luật.Thông thường quan hệ giữa cha mẹ vàcon được phát sinh từ sự kiện sinh đẻ Khi một đứa trẻ ra đời, quan hệ huyết thống

là căn cứ phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con.

Trang 24

Quan hệ cha me va con là loại quan hệ xã hội đặc biệt hình thành giữa những

chủ thé có quan hệ gần gũi, gắn bó và thân thiết nhất trong gia đình.Pháp luật chỉđiều chỉnh các quan hệ cơ bản, chủ yếu nhất trong quan hệ cha, mẹ và con.Nội dungquan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con là nghĩa vụ và quyền nhân thân; nghĩa vụ vàquyên tài sản của cha mẹ đối với con Bên cạnh đó còn bao gồm cả nghĩa vụ vàquyền nhân thân, nghĩa vụ và quyên tài sản của con đối với cha me

Khi xác định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, luật chỉ dựa vào

sự ton tại của quan hệ giữa cha mẹ - con cái, không phân biệt tính chất của quan hệ

đó theo tính chất của quan hệ giữa cha và mẹ, là vợ chồng hợp pháp hay chung sông

như vợ chồng Sự kiện chấm dứt quan hệ giữa nam, nữ chung sống như vợ chồng,

nhưng quan hệ giữa cha mẹ và con cái về nguyên tắc không thay đổi Cha mẹ vẫnphải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với con cái, nhưng cách thứcthực hiện quyền và nghĩa vụ này có những đặc thù nhất định, không giống nhưtrong thời kỳ chung sống Trong quan hệ giữa cha, mẹ và con thì cha và mẹ cóquyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng Tuy nhiên, khi cha

mẹ chung sống như vợ chồng, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái có sự khác nhau Khi cha mẹ chấm dứt quan hệ chung sống, con chỉ có thể ở

cùng với một trong hai bên, do đó, sự gặp gỡ, chăm sóc, giáo dục, của bên khôngtrực tiếp nuôi con sẽ ít nhiều bị hạn chế hơn so với bên kia Con không sống chungvới cha, mẹ dưới một mái nhà không thé thụ hưởng sự chăm sóc, quan tâm, giáodục từ cha mẹ trong cùng những điều kiện như con sống chung với cha mẹ

Như vậy, giải quyết hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng là cáchthức mà pháp luật quy định đề xử lý các quan hệ về nhân thân, tài sản, và con cái giữahai người nam, nữ chung sống như vợ chồng với nhau, giữa hai người nam, nữ chungsông như vợ chồng với người thứ ba với con cái khi họ chấm dứt việc chung sống.1.2 Sơ lược pháp luật điều chỉnh quyền và lợi ích của nam, nữ chungsống như vợ chồng và giải quyết hậu quả pháp lý

1.2.1 Giai đoạn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và giải quyết

hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sông như vợ chong

Trang 25

Điều 11 Luật HN&GD năm 1959 quy định: “Việc kết hôn phải được Ủy ban

hành chính cơ sở nơi tru quan của bên người con trai hoặc bên người con gái công

nhận và ghi vào số kết hôn Mọi hình thức kết hôn khác déu khong có giả tri vé mặt

pháp luật ”

Như vậy, theo Luật HN&GD năm 1959, van đề ĐKKH là thủ tục bắt buộc đểhôn nhân có hiệu lực pháp luật, những trường hợp chung sống như vợ chồng không

DKKH sẽ không được Nhà nước thừa nhận Tuy nhiên, đây là thời kì nước ta đang

trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, kéo dai suốt hơn 20 năm, việc mọi người tiễnhành kết hôn vẫn chỉ theo thông lệ, phong tục cũ mà chưa tiến hành tuân theo quyđịnh của pháp luật, hay nếu có muốn tuân theo thì đôi khi cũng không có điều kiện

dé thực hiện: thiếu cơ sở vật chất, cán bộ Ma theo pháp luật, nếu hôn nhânkhông được công nhận, khi xảy ra các tranh chấp hay vấn đề phát sinh sẽ không

được pháp luật bảo hộ Trong hoàn cảnh như vậy, Nhà nước không chỉ thừa nhận

những quan hệ hôn nhân có đăng kí là hợp pháp mà cả những quan hệ chung sốngnhư vợ chồng mà không vi phạm pháp luật cũng được coi là hợp pháp Lúc này, đểbảo vệ quyền lợi của các bên nam, nữ song vẫn thể hiện được việc tuân thủ LuậtHN&GD về các điều kiện kết hôn, tại Thông tư số 112/NCPL ngày 19/8/1972 Toà

án nhân dân (TAND) tối cao hướng dẫn việc xử lý việc kết hôn vi phạm thủ tụcĐKKH với nội dung sau: “Chi coi là hôn nhân thực tế việc kết hôn chưa dang ký,kết hôn mà hai bên nam nữ đã tuân thủ đây đủ các diéu kiện kết hôn khác chỉ viphạm thủ tục đăng ky kết hôn Kẻ từ khi kết hôn đã thực sự chung sống công khai,

gánh vác chung công việc gia đình, được họ hàng, xã hội xung quanh coi nhự vợ

chồng” “Hôn nhân thực tế” là thuật ngữ chỉ quan hệ vợ chồng mà khi xác lập quan

hệ đó các bên nam, nữ không tiễn hành ĐKKH theo quy định của pháp luật Mặc

dù, không có giấy chứng nhận kết hôn nhưng các bên nam, nữ vẫn chung sống như

vợ chồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình

và xã hội.

Thừa nhận quan hệ chung sống như vợ chồng không ĐKKH điều đó có nghĩaquan hệ hôn nhân của hai bên nam, nữ được pháp luật bảo vệ Theo tinh thần của

Trang 26

hướng dẫn này, không phải mọi quan hệ hôn nhân vi phạm thủ tục ĐKKH đều được

pháp luật bảo vệ mà chi có những quan hệ hôn nhân vi phạm thủ tục ĐKKH nhưng

phải thoả mãn các “điều kiện”: tuân thủ đầy đủ các điều kiện ĐKKH khác, hai bênthực sự chung sống công khai, gánh vác chung công việc gia đình, được họ hàng, xãhội xung quanh coi như vợ chồng Như vậy, về mặt pháp luật các bên phải đảm bảođiều kiện về độ tuổi kết hôn, tự nguyện xác lập hôn nhân và không được rơi vào cáctrường hợp cấm kết hôn

Nói tóm lại, như những phân tích đã nêu ra ở trên, pháp luật nước ta thời kì

này nhìn chung là thừa nhận trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng là hônnhân thực tế, khi họ có yêu cầu cham dứt việc chung sống thì sẽ được giải quyếtnhư quy định của pháp luật khi giải quyết ly hôn

1.2.2 Giai đoạn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và giải quyếthậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng

Tại Điều 8 Luật HN&GD năm 1986 quy định:

“Việc kết hôn do uy ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi thường trú của mộttrong hai người kết hôn công nhận và ghi vào số kết hôn theo nghỉ thức do nha

nước quy định.

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài do cơ quan đại

điện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.

Mọi nghỉ thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý”

Về nguyên tắc, chỉ có những quan hệ hôn nhân có ĐKKH mới là hợp pháp vàmới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp luật giữa vợ và chồng

Dé giải quyết các trường hợp chung sống như vợ chồng, TAND tối cao đã banhành Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 của hội đồng thâm phán TANDtối cao, hướng dẫn áp dụng một sé quy dinh cua Luat HN&GD nam 1986 Cu thé,tại mục 2 của văn bản có quy định: “7rong thực tế vẫn có không ít trường hợp kếthôn không có đăng ký Việc này tuy có vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không phải

là việc kết hôn trái pháp luật, nếu việc kết hôn không trải các diéu 5, 6, 7 Trongnhững trường hợp này, nếu có một hoặc hai bên xin ly hôn, Tòa án không hủy việckết hôn theo điều 9 mà xử như việc ly hôn theo điều 40”

Trang 27

Các điều 5, 6, 7 là các quy định về độ tuổi kết hôn; sự tự do trong hôn nhân vàcác trường hợp cam kết hôn Trường hợp tiến hành đăng ký kết hôn mà vi phạm cácđiều này thì gọi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn

Ngược lại, việc không đăng ký mà không vi phạm sẽ được coi là hôn nhân thực tế

Khi xảy ra tranh chấp và kiện ra tòa thì tòa án sẽ xử ly hôn và giải quyết theo cácquy định chung về con cái, tài sản mà luật áp dung cho vợ chồng hợp pháp

Tại kết luận của TAND tối cao tại Hội nghị tông kết công tác ngành tòa ánnăm 1995: dé đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự, nhất là đối với phụ nữ, Tòa

án nhân dan tối cao tiếp tục thừa nhận “hôn nhân thực tế” đối với những cặp chungsống như vợ chồng với nhau không đăng ký kết hôn đã chung sống với nhau hàng

chục năm có tài sản hoặc có con chung.

Xét thấy, quy định ở hai văn bản ké trên là Nghị quyết số 01-NQ/HDTP củaHội đồng thâm phán và kết luận của Chánh án TAND tối cao là có khác nhau vềcách thức giải quyết Tuy nhiên, sự khác nhau này không được xem là mâu thuẫn

giữa hai văn bản.

Mặc dù trong Nghị quyết không hướng dẫn cụ thể về thời điểm chung sống,nhưng phải hiểu rang Tòa án chỉ thụ lý giải quyết như việc xin ly hôn theo điều 40Luật HN&GD 1986 nếu những cặp nam nữ chung sống với nhau không đăng ký kếthôn trước ngày luật này có hiệu lực, chứ không phải ké từ ngày Luật HN&GD cóhiệu lực trở về sau Vì, nếu hướng dẫn cho cả về sau thì vô hình chung, Hội đồngthâm phán TAND tối cao hướng dẫn trái pháp luật (vì Luật 1986 chỉ công nhận hônnhân hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và có đăng ký) Về kết luận củaChánh án TAND tối cao, do thời điểm tổ chức hội nghị là năm 1996 nên theo tinhthần hướng dẫn trong kết luận này, Tòa án cũng chỉ có thể thụ lý giải quyết như việcxin ly hôn theo điều 40 Luật HN&GD khi có đơn xin ly hôn của các cặp nam nữchung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn trước ngày Luật HN&GD 1986 có

hiệu lực.

Nói tóm lại, Luật HN&GD 1986 không trực tiếp mà gián tiếp thừa nhận mộthình thức chung sống như vợ chồng duy nhất là hôn nhân thực tế thông qua các văn

Trang 28

bản dưới luật khác nhau Về cách thức giải quyết, mặc dù có sự nhìn nhận khácnhau nhưng tựu chung lại, đối với những cặp nam nữ chung sống với nhau sau ngàyLuật HN&GD 1986 có hiệu lực mà không đăng ký kết hôn nếu có đơn xin ly hônthì Toa án không thụ lý để giải quyết theo điều 40 Luật HN&GD về ly hôn mà chỉthụ lý để giải quyết việc nuôi con và chia tài sản chung (nếu có yêu cầu) theo quyđịnh tại Điều 9 Luật HN&GD và các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự.

Việc quy định như vậy đã phần nào đảm bảo được quyền lợi cũng như nghĩa

vụ của các bên trong quan hệ, đặc biệt là người phụ nữ và trẻ em.

1.2.3 Giai đoạn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và giải quyếthậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chong

Như đã trình bày ở trên, trong hai văn bản Luật HN&GD trước đó, chung sốngnhư vợ chồng tuy không được quy định trong văn bản luật nhưng lại được đưa raxem xét và có những quy định cụ thé tai văn bản đưới luật điều chỉnh Cho đến khiLuật HN&GD năm 2000 ra đời vẫn đề này đã được các nhà làm luật thay đôi so

với hai văn bản luật trước đây.

Nhưng, cho đến luật năm 2000, do xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng mộtcách toàn diện về cả kinh tế, xã hội, trình độ nhận thức, cũng như những hệ lụyxấu mà tình trạng chung song như vợ chồng không được công nhận dem lại nên nó

này chỉ thừa nhận và bảo hộ cho các cuộc hôn nhân có đăng kí và tuân thủ quy định

của pháp luật Lúc này đã không còn tôn tại khái niệm “hôn nhân thực tế” nữa.Việc Luật HN&GD năm 2000 không công nhận hôn nhân thực tế đối với cáctrường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng (kể từ ngày Luật này có hiệu lực) mà

Trang 29

- Công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật đã được chú trọng.

- Hệ thống các cơ quan hộ tịch tiếp tục được củng cố cùng với những cải cáchthủ tục hành chính - môi trường thuận lợi cho người đăng ký kết hôn

- Không thừa nhận “hôn nhân thực tế” để đảm bảo tính pháp chế trong việcthừa nhận tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân, tạo điều kiện cho các Toà án giảiquyết các án kiện về hôn nhân gia đình được thuận lợi thống nhất

Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp quan hệ hôn nhân được xác lập

từ trước ngày Luật HN&GD năm 2000 có hiệu lực pháp luật bởi vậy van đề tồn taitrước đó là một điểm cần lưu ý và giải quyết Do đó, tại Nghị quyết số35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GD (Nghịquyết số 35/2000/QH10), Nghị quyết số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 củaChính Phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GD và Thông tư liên tịch của Tòa án nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 đã có những hướng dẫn cu thé việcgiải quyết về mặt pháp luật đối với những trường hợp vi phạm việc đăng ký kết hôn

từ trước ngày 01/01/2001 Theo đó chia thành hai nhóm như sau: Trong trường hợpquan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 vi phạm thủ tục đăng ký kếthôn sẽ không bị “buộc” phải đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kếthôn; Trong trường hợp ké từ ngày 03/01/1987 các bên nam nữ chung sống với nhaunhư vợ chồng mà vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn thì “buộc phải đăng ký kết hôn”

va đăng ký “trong thời hạn hai năm kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003”.Trong trường hợp thứ nhất, khi có tranh chấp dẫn tới ly hôn thì Tòa án thụ lý

và giải quyết theo Luật HN&GD 2000 Mặc dù những cặp này không buộc phảiđăng ký kết hôn nhưng giả sử họ vẫn tiến hành đăng ký thì quan hệ giữa họ, các

Trang 30

quyền và nghĩa vụ nhân thân, con cái, tài sản được xác lập và công nhận từ thờiđiểm họ tiến hành sống chung chứ không phải tại thời điểm được cấp giấy chứngnhận đăng ký kết hôn.

Trường hợp thứ hai, nếu trong khoảng thời gian 2 năm buộc phải đăng ký kếthôn mà xảy ra ly hôn thì Tòa án coi họ là vợ chồng và giải quyết theo thủ tục chung;nếu sau thời hạn 2 năm đó mà không tiến hành đăng ký thì Tòa án không công nhận

ho là vợ chồng, chỉ giải quyết về con cái và tài sản theo duy nhất điều 17 LuậtHN&GD 2000 Kê từ sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn và sau đó mộtbên hoặc cả hai bên có yêu cau ly hôn, thì Toa án thụ ly vụ án và áp dụng quy định

về ly hôn của Luật HN&GD năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tụcchung Cần chú ý là trong trường hợp này, thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ đượccông nhận là đã xác lập kê từ ngày ho đăng ký kết hôn

Còn đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể

từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luậtcông nhận là vợ chồng: nếu có yêu cầu giải quyết van đề ly hôn Tòa án sẽ giải quyếttheo khoản 2, 3 Điều 17 của Luật HN&GD 2000 về tài sản và con chung Quyền lợicủa con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn Đối với tài sản thì áp dụngquy định về tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó, tài sản chung chia theo

thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được xét theo công sức đóng góp, xây dựng của

mỗi cá nhân

Nhu vậy, tại Luật HN&GD 2000, nhà nước ta kiên quyết xóa bỏ hôn nhânthực tế và chỉ đưa ra các quy định dé giải quyết van đề này Mặt khác, pháp luậtcũng hướng tới xây dựng quy chế pháp lý cho các cặp hôn nhân hợp pháp chứ hoàntoàn bỏ qua các cặp chung sống như vợ chồng

Và mới đây nhất, ngày 01/01/2015 Luật HN&GD mới đã chính thức có hiệulực với những quy chế cụ thé hơn về việc thé nào là chung sống như vợ chồng cũngnhư cách thức giải quyết van dé này; điều đó cho thay quan điểm của những nhà lậppháp về chung sống như vợ chồng đã có cái nhìn rộng mở và bao quát hơn trướcthực tế xã hội Điều đó sẽ được phân tích cụ thé hơn ở phan tiếp theo của Luận văn

Trang 31

1.3.1.1 Về quan hệ nhân thân

Về mặt pháp lý, thì trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không bịcoi là trái pháp luật nhưng cũng không được công nhận là vợ chồng, khi có đơn yêucầu giải quyết hậu quả của việc chung sống này thì theo quy định tại khoản 2 Điều

53 Luật HN&GD năm 2014 trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu lyhôn thì Tòa án sẽ thụ lý: “Trong trường hợp không dang ký kết hôn mà có yêu cau lyhôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chong theo quy địnhtại khoản 1 Diéu 14 của Luật này; nếu có yêu cẩu về con và tài sản thì giải quyếttheo quy định tại Điễu 15 và Điều 16 của Luật này ”

Về nhân thân, Tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 14 của Luật HN&GD năm 2014 Quy định này nhằm đảmbảo tính pháp chế trong việc thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân, tạotính thống nhất trong các văn bản pháp luật, giúp việc giải quyết tranh chấp liênquan đến quan hệ hôn nhân được thuận lợi

Khoản | Điều 14 Luật HN&GD năm 2014 đã quy định: “Nam, nữ có đủ diéukiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng màkhông đăng ký kết hôn thì không lam phát sinh quyên, nghĩa vụ giữa vợ và chong.Quyên, nghĩa vụ đổi với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giảiquyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”

Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng sau đó thựchiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân sẽ đượcxác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn [3, khoản 2 Điều 14]

Pháp luật cũng không công nhận các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợchồng được quy định từ Điều 17 đến Điều 23 Luật HN&GD năm 2014 trong trườnghợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Hơn

Trang 32

nữa, trong quan hệ chung sống thì đại diện giữa vợ và chồng theo pháp luật cũngkhông được đặt ra trong trường hợp này, cũng như giữa họ không phát sinh van đềthừa kế di sản thừa kế của nhau, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng cũng không

được đặt ra.

Do đó, khi phát sinh tranh chấp giữa các bên trong quan hệ chung sống và

họ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận họ

là vợ chồng

1.3.2.2 Về quan hệ tài sản

Về tài sản riêng:

Với tư cách là một công dân, theo quy định của pháp luật nên ai cũng có

quyên sở hữu tai sản cho riêng mình và thé xác lập quyền sở hữu với những tai sảnriêng đó Vì vậy, khi cham dứt việc nam nữ chung sống như vợ chồng thi phan tàisản của bên nào vẫn thuộc về bên ấy Điều này là phù hợp với quy định quyền sởhữu riêng của công dân được Hiến pháp 2013 ghi nhận và bảo vệ

Về tài sản chung:

Điều 16 Luật HN&GD 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ

và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết

hôn như sau:

“1 Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp dong của nam, nữ chung sống với nhau

nh vợ chong mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa cácbên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật

dan sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp củaphụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống

chung được coi nhu lao động có thu nháp ”

Như vậy, nguyên tắc đầu tiên Luật HN&GD năm 2014 dé các bên tự thỏathuận chia tài sản chung khi chấm dứt việc chung sông như vợ chồng Pháp luật tôntrọng quyền tự định đoạt tài sản của các bên và cho phép họ tự thỏa thuận chia tàisản chung Sự thỏa thuận này không được vi phạm điều cắm của pháp luật, không

Trang 33

trái đạo đức xã hội Việc tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phảidam bảo nguyên tắc vợ chồng phải hoàn toàn tự nguyện, không được áp đặt, đe doahay cưỡng ép Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi nó không những sẽ đáp ứng đượcnguyện vọng của các bên mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước cóthâm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm tiết kiệm thời gian, công sức.Pháp luật nước ta tôn trọng tối đa sự tự định đoạt khi các bên có thỏa thuận Tuynhiên điều này có thể sẽ bị các bên lợi dụng dé trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với

bên thứ ba khi đó, thỏa thuận này được xem là thỏa thuận vô hiệu.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Khi

đó, Tòa án sẽ áp dụng Điều 16 Luật HN&GD năm 2014 để giải quyết quan hệ tàisản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng màkhông đăng ký kết hôn như sau:

- Trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của

BLDS và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của phụ

nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan dé duy trì đời sống chungđược coi như lao động có thu nhập Quy định như vậy không những bảo đảm tínhnhân văn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và mà sâu xa hơn còn phùhợp với lẽ công bằng, bảo vệ quyền tài sản của các bên liên quan Thừa nhận côngviệc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xemnhư lao động có thu nhập là quy định tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa người phụ nữ trong quá trình chung sống Tuy nhiên, do tồn tại quy định mangtính tùy nghi “các công việc khác có liên quan” nên nếu không được giải thích rõ

ràng và áp dụng thống nhất thì bảo đảm pháp lý này sẽ bị giới hạn trên thực tế.”

1.3.2.3 Về quan hệ giữa cha, mẹ và con

Chủ trương của các nhà làm luật từ trước tới nay đều là quan hệ cha mẹ conkhông bị ảnh hưởng bởi việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ giữa cha và

me Đồng thời, quan hệ này cũng không phụ thuộc vào tinh chất quan hệ giữa cha

3 Lê Thu Trang (2015), Quyền lợi của các bên chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn mà

xin ly hôn

Trang 34

và mẹ, nghĩa là du cha mẹ có kết hôn hay không kết hôn thì vẫn tồn tại nhữngquyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ con Tinh thần này tiếp tục được duy trì tới ngàyhôm nay và được cụ thé hóa bằng Điều 15 Luật HN&GD năm 2014: “Quyên, nghĩa

vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chông và con được giải quyết theoquy định của Luật này và quyên, nghĩa vụ của cha me và con” Như vay, nhữngngười chung sông như vợ chồng nếu có con với nhau thi các quyên, nghĩa vụ mà

pháp luật quy định cho cha mẹ va con cái được áp dụng theo đúng Luật HN&GD

năm 2014 tại chương V: Quyên và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con

* Căn cứ xác định người trực tiếp nuôi con

Quan hệ Hôn nhân và gia đình cũng là quan hệ dân sự Vì vậy, về nguyên tắc,việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thé được các bên đương sự (bố, mẹ) tự

thỏa thuận với nhau và được Tòa án ghi nhận trong bản án.

Cha mẹ là người hiểu rõ nhất các điều kiện của bản thân mình dé trông nom,chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con một cách tốt nhất Do đó, khi ly hôn vợ chồng

có thé thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con Căn cứ theo quy định tạiKhoản 2 Điều 81 Luật HN&GD năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: “Vo, chong thỏa thuận về người trực tiếp nuôicon, nghĩa vụ, quyên của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp khôngthỏa thuận được thì Toa an quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuoi can cứvào quyên lợi về mọi mặt của con; ”

Trường hợp ly hôn, khi yêu cầu Tòa án giải quyết, mọi vấn đề về tài sản và

con cái đã được họ thỏa thuận một cách hợp lý Tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận

của hai bên về van dé này Nếu như van đề nuôi con đã được các bên thỏa thuận thìTòa án vẫn phải tôn trọng sự thỏa thuận đó và chỉ giải quyết những vấn đề về tàisản Tuy nhiên, trên thực tế không phải sự thỏa thuận nào cũng là hợp lý và vìquyền lợi của con Có những trường hợp người không đủ điều kiện đảm bảo cuộcsống cho con lại nhận nuôi con, còn người có đầy đủ khả năng lại trốn tránh tráchnhiệm nuôi con Do đó, khi lựa chọn ai là người trực tiếp nuôi con Tòa án cũng cầnxem xét sự thỏa thuận của các bên vợ chồng có hợp lý hay không, có đảm bảo tốt

Trang 35

về người trực tiếp nuôi dưỡng không dựa trên quyền lợi mọi mặt của con thì Tòa ánkhông chấp nhận sự thỏa thuận này Tòa án sẽ xem xét các điều kiện của cha mẹ

dựa trên quyền lợi mọi mặt của con dé ra quyết định giao con cho bên nao trực tiếpnuôi dưỡng.

Theo đó, người trực tiếp nuôi con sẽ là người đáp ứng tốt nhất các điều kiệnđảm bảo cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của con Khi lựa chọn ai trực tiếpnuôi dưỡng thì Tòa án phải xem xét nhiều yếu tố của cha mẹ như lối sống đạo đức;điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng; ai là người đã trực tiếp chăm sóc con trước khi lyhôn Người trực tiếp nuôi con có ảnh hưởng rất lớn đến con, vì vậy van dé này Tòa

án cần phải xem xét cần thận và chính xác

- Căn cứ vào nguyện vọng của con

Theo quy định tại Điều 81 Luật HN&GD năm 2014 quy định độ tuổi dé xemxét ý muốn của con là từ đủ bảy tuổi Khi đủ bảy tuôi, con đã nhận thức được mộtphần tình cảm, sự yêu thương, chăm sóc của người cha, người mẹ dành cho mìnhnên xem xét ý kiến của con từ đủ bảy tudi có ý nghĩa dé Tòa án dé dang xác địnhlựa chọn người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Việc hỏi ý kiến củacon từ đủ bảy tuổi trở lên muốn ở với ai là một thủ tục pháp lý bắt buộc trước khiTòa án quyết định giao con cho ai nuôi dưỡng, ngay cả trường hop cha mẹ đã thỏathuận được với nhau về người nuôi con Khi ly hôn, cha mẹ vẫn có nghĩa vụ đảm

bảo quyên và lợi ích mọi mặt của con, trong đó có quyên được tôn trọng ý kiên của

Trang 36

con Do vậy, cha mẹ cũng cần xem xét ý kiến của con mong muốn được ở với ai Ởlứa tuổi này, tuy con đã có nhận thức nhất định nhưng ý kiến đấy thiên về cảm tính,chưa thé day đủ và sâu sắc về quyền lợi mọi mặt của mình, nên ý kiến của con từ đủbảy tuổi mong muốn ở với ai chi là yếu tố dé Tòa án tham khảo chứ không phải làyếu tố quyết định ai là người trực tiếp nuôi con.

- Căn cứ vào độ tuổi của con và điễu kiện của Hgười mẹ

Nuôi con là chức năng tự nhiên của người mẹ, đặc biệt đối với con dưới 36tháng tuổi Theo quy định tại Khoản 3, Điều 81 Luật HN&GD năm 2014: ”Condưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không

đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha

mẹ có thỏa thuận khác phù hop với lợi ích cua con’ Đây là lứa tuổi mà nhiều trẻcòn bú sữa mẹ, và chỉ có người mẹ mới thực hiện việc chăm sóc này đối với conđược tốt nhất Do vậy, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác về việc giao condưới 36 tháng tuổi cho ai nuôi dưỡng thì pháp luật quy định người mẹ là người trựctiếp nuôi con Trường hợp này, pháp luật ưu tiên hơn quyền trực tiếp nuôi con chongười mẹ để bảo đảm cho con được phát triển, chăm sóc, nuôi dưỡng một cách tốtnhất Điều này là hoàn toàn hợp tình, hợp lý

Như vậy, trong bất kế trường hợp nào, Tòa án quyết định giao con cho ai trựctiếp nuôi dưỡng khi cha mẹ không còn chung sống đều phải dựa trên quyền lợi mọimặt của con nhăm đảm bảo cho con được nuôi dưỡng, chăm sóc, phát triển trongđiều kiện

* Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con

- Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo đục con

Người trực tiếp nuôi dưỡng con có những điều kiện tốt để chăm sóc thì việc

trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con được thực hiện dễ dàng hơn, đảm bảo con

phát triển bình thường về thé chất tinh thần Do cùng chung sống trực tiếp với connên việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này của người trực tiếp nuôi con diễn raliên tục và không bị hạn chế về không gia và thời gian Nên việc họ thực hiện cácquyền và nghĩa vụ đối với giống như khi chưa ly hôn

Trang 37

+ Quyên đại diện cho con

Điều 73 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Cha mẹ là người đại diện theopháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mắt năng lực hành vi dân sự,

trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật" “Đại diện” là việc một người nhân danh người khác xác lập, thực hiện

giao dịch dân sự trong phạm vi thấm quyền dược đại diện Theo quy định của pháp

luật dân sự thì cha mẹ là người đại diễn đương nhiên cho con chưa thành niên, con

đã thành niên nhưng mắt năng lực hành vi dân sự, trừ một số trường hợp Khi cha

mẹ chấm dứt việc chung sống mà có con thuộc đối tượng trên thì người trực tiếp nuôicon cũng đồng thời là người đại diện theo pháp luật cho con nếu họ đủ điều kiện

+ Quyên quản lý tài sản riêng của con

Tài sản riêng của con là dé phuc vu cudc sống hiện tại và tương lại của con, vìvậy, người trực tiếp nuôi con thương là người có trách nhiệm quản lý tài sản đó.Điều 75 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Con có quyền có tài sản riêng Tài sảnriêng của con bao gom tai sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập

do lao động cua con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu

nhậphợp pháp khác Tài san được hình thành từ tài sản riêng cua con cũng là tài

sản riêng của con” Tuy nhiên, nếu con từ đủ 15 tuổi trở lên thì có quyền tự mình

hoặc nhờ người khác quản lý tài sản riêng của mình Cha mẹ không có nghĩa vụ

phải quản lý tài sản riêng cho con trong trường hợp này Nếu người con có yêu cầucha mẹ quản lý thì khi đó nó trở thành một quyền mà không còn là nghĩa vụ của cha

mẹ Nếu người đó dưới 15 tudi hoặc mat năng lực hành vi dân sự thì việc quan lý tàisản của con sẽ là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ - người trực tiếp nuôi con Ở độtuổi đưới 15 hoặc mat năng lực hành vi dân sự thì con không thể quyết định đượcvan dé quản ly tài sản riêng của mình một cách chính xác và đúng dan Vi vậy, làngười sinh thành, chăm sóc, nuôi dưỡng con thì cha, mẹ là người thích hợp nhất déthực hiện nhiệm vụ này - Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

- Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

Con cái không sống chung với cha, mẹ thì nghĩa vụ nuôi dưỡng con của cha,

mẹ đó được chuyền thành nghĩa vụ cấp dưỡng Thông thường vấn đề cấp dưỡng chỉ

Trang 38

đặt ra đối với người không trực tiếp nuôi con Tuy nhiên, trong một số trường hop,người trực tiếp nuôi con vẫn có thé phải thực hiện nghĩa vụ này, tức là họ vừa thựchiện nghĩa vụ nuôi dưỡng vừa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Pháp luậtHôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về trường hợp cha, mẹ có nghĩa vụ cấp

dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và

không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp sống chung với con nhưng viphạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 110 Luật HN&GD năm 2014) Theo đó, cáchành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng của người trực tiếp nuôi dưỡng con như:

không đảm bảo việc ăn uống, sinh hoạt, giáo dục con; không quan tâm, chăm sóc

con, Với các hành vi chưa vi phạm đến mức độ nghiêm trong để có thé yêu cầuTòa án xem xét người trực tiếp nuôi con thì Tòa án có thé yêu cầu bên trực tiếp nuôicon thực hiện cam kết thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con một khoản tối thiểu dé

có thé đảm bao sự phát triển thé chất, học tập, sinh hoạt ở mức bình thường

- Nghĩa vụ tạo diéu kiện cho bên không trực tiếp nuôi con được thăm nom,

chăm sóc con cải

Khi nam, nữ cham dứt quan hệ chung sống, họ không thé cùng nhau thực hiệnviệc chăm sóc, nuôi dưỡng con như việc sinh hoạt, ăn, ngủ, học tập, của con nhưtrước đây được nữa mà quyên và nghĩa vụ này được thực hiện bởi người trực tiếpnuôi con Người không trực tiếp nuôi con không thé thực hiện việc này mà họ chỉ

có thé thực hiện gián tiếp thông qua việc thăm nom, cấp dưỡng cho con Bên trựctiếp nuôi con phải tạo điều kiện để bên không trực tiếp nuôi con được gần gũi, tiếpxúc con, tạo cho con tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, không cảm thấy bị cô đơn, thiệtthòi, thiếu thốn tình cảm

* Quyên và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con

+ Quyên đại diện cho con

Khi chấm dứt quan hệ chung sống, quyền đại diện cho con chưa thành niênthuộc về người trực tiếp nuôi con Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền này

sẽ thuộc về người không trực tiếp nuôi con nếu người trực tiếp nuôi con thuộc cáctrường hợp sau: bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân

phâm, danh dự của con với 161 cô ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ

Trang 39

trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sốngđôi trụy; xúi giục, ép buộc con làm những việc trai pháp luật, trai đạo đức xã hội(Điều 85 Luật HN&GD năm 2014) Khi người trực tiếp nuôi con có những hành viquy định tại điều trên thì người đó cũng có thé sẽ mat đi quyền trông nom, chăm

sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện thep pháp luật cho con.

Và lúc này van dé thay đổi người trực tiếp nuôi con có thé được đặt ra nêu như mộthoặc cả hai bên có yêu cầu

+ Quyên quản lý tài sản riêng của con

Trong thời kỳ chung sống, cả cha và mẹ đương nhiên có quyên quản lý tai sảnriêng của con Tuy nhiên, khi cham dứt quan hệ, quyền này bị hạn chế đối với ngườikhông trực tiếp nuôi con Thông thường người trực tiếp nuôi con sẽ là người quản

lý tài sản riêng của con Người không trực tiếp nuôi con chỉ có thể là người quản lýtài sản riêng của con khi: Tài sản riêng của con có được là do thừa kế, tặng cho,

và người thừa kế tặng cho ấy chỉ định người có quyền quản lý tài sản này cho con làngười không trực tiếp nuôi con Hoặc khi con từ đủ 15 tuổi trở lên quyết định ngườikhông trực tiếp nuôi con có quyền quản lý tài sản cho mình thì lúc ấy quyền nàythuộc về họ

- Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

Khi chấm dứt quan hệ; cha, mẹ không cùng chung sống, con cái sẽ do một bêntrực tiếp nuôi dạy, chăm sóc, do đó người không trực tiếp nuôi con cũng phải chia

sẻ gánh nặng này bang cách cấp dưỡng cho con Khoản 2 Điều 82 Luật HN&GDnăm 2014 quy định: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng chocon” Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng vì lý donào đó thì Tòa án cần phải giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôicon là quyền lợi để họ biết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của con Nếu xét thấy việc

họ không yêu cầu cấp dưỡng là hoàn toàn tự nguyện và họ có đầy đủ khả năng, điềukiện để nuôi dưỡng con thì Tòa án xem xét và có thê quyết định bên kia không phảicấp dưỡng nuôi con Việc Tòa án không buộc bên không trực tiếp cấp dưỡng cho

con không phải là cơ sở đê châm dứt nghĩa vụ câp dưỡng của người cha, người mẹ

Trang 40

không trực tiếp nuôi con Vì lợi ích của con, nếu sau này người trực tiếp nuôi con cóyêu cầu thì Tòa án vẫn có thê quyết định bên kia phải thực hiện cấp dưỡng cho con.

- Quyên thăm nom con sau khi ly hôn

Dé đảm bảo quyền lợi cho con và cũng để người không trực tiếp nuôi conđược thực hiện trách nhiệm của mình và bù đắp phần nào nỗi day dứt khi phải sống

xa con, pháp luật đã quy định cho họ những quyền và nghĩa vụ rất đặc thù

Khoản 3, Điều 82 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, ngườikhông trực tiếp nuôi con có quyên, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cảntro” Pháp luật quy định cho người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nomcon nhăm bù dap phan nào sự thiếu hut, thiếu thốn tinh cảm đó Khi thăm nom con,khoảng cách giữa cha, mẹ sẽ được củng cố, xóa đi những mặc cảm nặng nề về cuộcsông ly hôn giữa bố và mẹ trong suy nghĩ của con trẻ

Theo Khoản 2, Điều 81 Luật HN&GD năm 2014 thì vợ chồng có thé thỏathuận quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn Do vậy, quyền thăm nom concủa các bên cũng cần được các bên thỏa thuận Việc thỏa thuận quyền thăm nomcon là thỏa thuận về cách thực thực hiện quyền thăm nom con của người không trựctiếp nuôi con Hai bên có thê thỏa thuận về thời gian thăm con vào ngày, giờ cụ thể

trong tuần, tháng, năm hoặc thỏa thuận linh hoạt vào bat ky thoi gian diém nao

1.3.2 Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợchong trái pháp luật

Hiện nay, pháp luật hôn nhân gia đình không phân định cụ thể trường hợpchung sống như vợ chồng trái pháp luật; do vậy, chưa có quy định cụ thê việc giảiquyết cho trường hợp này Nên về cơ bản, khi giải quyết hậu quả pháp lý việcchung sống như vợ chồng trái pháp luật vẫn áp dụng các Điều 14, 15, và 16 LuậtHN&GD năm 2014 về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản và quan hệ giữa cha mẹ

va con cái.

1.3.2.1 Giải quyết về dân sự

Về hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luậtđược giải quyết tương tự như trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không

Ngày đăng: 21/04/2024, 23:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w