1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn quản trị học đề tài vấn đề đạo đức trong xung đột lợi ích

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Xung đột lợi ích là một vấn đề phổ biến trong đời sống xã hội, xuất hiện trong tất cả hầu hết những lĩnh vực, cụ thể là trong kinh doanh, hoạt động công vụ, hành nghề luật sư,….. nếu mỗi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

GV: Lê Việt Hưng Sinh viên: Nguyễn Phương Khanh - 31231023921

Trang 2

MỤC LỤC

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

I ĐẠO ĐỨC

I.1 Khái niệm đạo đức

I.2 Các phạm trù đạo đức

I.2.1 Nghĩa vụ

I.2.2 Lương tâm

I.2.3 Thiện ác

I.3 Đạo đức trong kinh doanh

I.3.1 Định nghĩa

I.3.2 Ví dụ về tổ chức có đạo đức và không có đạo đức

II XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

II.1 Khái niệm xung đột lợi ích

II.2 Các trường hợp được xem là xung đột lợi ích

II.3 Các trường hợp xung đột lợi ích trong thực tế

II.3.1 các trường hợp xung đột lợi ích trong hoàn cảnh lịch sử II.3.2 Các trường hợp xung đột lợi ích trong hoàn cảnh hiện nay II.4 Bản chất của xung đột lợi ích

II.5 Kiểm soát xung đột lợi ích

II.5.1 Vai trò của kiểm soát xung đột lợi ích

II.5.2 Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoàn cảnh lịch sử

II.5.3 Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoàn cảnh hiện nay III CÁC CÔNG TY LÀM TỐT TRONG VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Trang 3

I VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC

Từ trước đến nay, đạo đức luôn là một trong những tiêu chuẩn, chuẩn mực được đặt trong mọi vấn đề, mọi lĩnh vực trong xã hội để đánh giá thái độ, cách sống của con người trong một thế giới kinh doanh đầy bất ổn, cạnh tranh như hiện tại, đạo đức được xem là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại cuả 1 doanh nghiệp nó giúp xây dựng lòng tin và tạo điều kiện để giữ chân những khách hàng, đối tác tiềm năng và đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp

I.1 Khái niệm đạo đức

- Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên Khi nói một người

có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.Và người có đạo đức rất biết quan tâm người khác

I.2 Các phạm trù cơ bản của đạo đức

I.2.1 Nghĩa vụ

- Nghĩa vụ chính là trách nhiệm của cá nhân đối với nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng,

xã hội Có hai loại nghĩa vụ cơ bản là nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý Khi nhu cầu, lợi ích cá nhân nảy sinh mâu thuẫn với nhu cầu lợi ích xã hội: cá nhân phải biết hi sinh [4] cái riêng vì cái chung; Xã hội có trách nhiệm bảo đảm cho sự thoả mãn nhu cầu, lợi ích của cá nhân

I.2.2 Lương tâm

- Lương tâm có thể được hiểu như tiếng nói bên trong đầy quyền uy chỉ dẫn, thôi thúc con người ta làm những điều tốt, ngăn cản, chỉ trích làm những điều xấu

- Theo quan điểm biện chứng của đạo đức học thì lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi, cách cư xử của mình trong đời sống xã hội Sự hình thành lương tâm là quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao trong quá trình lao động sản xuất và giao tiếp xã hội Có thể nêu ra các mức độ phát triển của lương tâm như sau:

Ý thức về cái cần phải làm do sự sợ hãi bị trừng phạt bởi thiết chế xã hội hoặc ý niệm tâm linh

Ý thức về cái cần phải làm, cần phải tránh vì xấu hổ trước người khác và trước dư luận xã hội

Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ với bản thân Khi cá nhân xấu hổ với bản thân, với những hành vi của mình là bước đầu của cảm giác lương tâm Từ cảm giác đó đến sự phán xét các suy nghĩ, hành vi của mình thì đó chính là lương tâm Vì thế lương tâm có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghĩa vụ của con người

Khi con người làm những điều xấu, độc ác thì lương tâm cắn rứt Trái lại khi cá nhân làm những điều tốt, cao thượng thì lương tâm thanh thản Do vậy, trong cấu trúc của lương tâm tồn tại khái niệm xấu hổ, hối hận Giữ cho lương tâm trong sạch là một tiêu chí hạnh phúc và tiêu chí sống của con người

I.2.3 Thiện và Ác

Trang 4

- Thiện và Ác là cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, là thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân trong xã hội

- Cái Thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trong cuộc sống hàng ngày

Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội Cái thiện phải được thể hiện qua việc góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người trong xã hội Hồ Chí Minh đã nói: "Việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ đến mấy cũng tránh" (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr 55) Là cái thiện là phấn đấu cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn và giàu tính nhân văn hơn

- Cái Ác là cái đáng ghét, ghê tởm, cái cần phải gạt bỏ trong đời sống cá nhân và xã hội Cái ác làm mất đi sự văn minh của cuộc sống con người Quan điểm về thiện và ác mang tính lịch sử và có thể hoán đổi cho nhau cái thiện và ác được chúng ta đánh giá tuỳ vào nó có thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của xã hội, hạnh phúc của con người

I.3 Đạo đức trong kinh doanh

I.3.1 Định nghĩa: Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các

nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh Đạo đức kinh doanh cũng là cách mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng, với các doanh nghiệp khác

và chính phủ, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên hay đối phó với dư luận tiêu cực Đạo đức kinh doanh không phải là một khái niệm mơ hồ, đây là phạm trù đạo đức được vận dụng vào các hoạt động kinh doanh, gắn liền với lợi ích kinh doanh và ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp

I.3.2 Ví dụ về đạo đức và phi đạo đức trong kinh doanh:

Đạo đức:

- Bình đẳng về quyền con người: Sử dụng nhiều con người, nhiều màu sắc dân tộc, giới tính cũng mang lại cho doanh nghiệp các cơ hội mới từ những quan điểm khác nhau Điều này cũng chứng tỏ công ty tôn trọng, bình đẳng và đối xử công bằng với tất cả mọi người

- Tổ chức những đợt tình nguyện như nấu ăn, sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp sau thảm họa thiên nhiên, hoặc đào tạo kỹ năng tại trung tâm cộng đồng tại địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động Những chương trình này không chỉ giúp đỡ những người có nhu cầu

mà còn giúp phát triển sự tôn trọng và tin tưởng của doanh nghiệp trong cộng đồng

- Quan tâm đến bảo vệ môi trường: Sử dụng công nghệ, bỏ ra chi phí để giải quyết vấn đề môi trường, giảm lượng khí thải tại nơi làm việc, có nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề này, ví dụ như giảm di chuyển bằng đường hàng không, sử dụng công nghệ để tổ chức hội nghị từ xa Các doanh nghiệp cũng có thể thúc đẩy tái chế trong văn phòng bằng cách cung cấp các thùng phân lo

Phi đạo đức:

- Sủ dụng lao động trẻ em

- Lợi dụng thời gian của công ty

- Quảng cáo sai sự thật…

II XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

2

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Xung đột lợi ích là một vấn đề phổ biến trong đời sống xã hội, xuất hiện trong tất cả hầu hết những lĩnh vực, cụ thể là trong kinh doanh, hoạt động công vụ, hành nghề luật sư,… Bởi vì Lợi ích luôn là sự thỏa mãn nhu cầu của con người, là động lực một động cơ thúc đẩy con người hành động Tuy nhiên, lợi ích chỉ trở thành động lực tích cực trong việc phát triển xa hội khi nó

có sự hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, giữa cá nhân và xã hội nếu mỗi người quá chú trọng đến lợi ích cá nhân mà chà đạp, tổn hại đến lợi ích của người khác, của cộng đồng thì xã hội không thể đạt được sự hiệu quả trong việc phát triển - đây là 1 trong những hệ quả của xung đột lợi ích Vậy xung đột lợi ịch là gì, nó tác động đến xã hội như thế nào?

II.1 Khái niệm xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích không còn là một chủ đề xa lạ đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thậm chí trái lại nó lại nhận được nhiều sự quan tâm bởi đây là một trong những hiện trạng nhức nhói trong thực tế xã hội Đến nay có không ít công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra 1 số định nghĩa để cụ thể hóa cho vấn đề này, cụ thể:

- Trong một nghiên cứu năm 2003 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra định nghĩa: “Một xung đột lợi ích liên quan đến sự xung đột giữa công vụ và lợi ích cá nhân của công chức, trong đó lợi ích có được nhờ tư cách cá nhân của công chức

có thể tác động không đúng đắn đến việc thực hiện công vụ và chức trách của họ”

- Năm 2015, Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ thực hiện một nghiên cứu về xung đột lợi ích tại Việt Nam đã đưa ra định nghĩa dựa trên định nghĩa của OECD như sau: “Xung đột hay mâu thuẫn lợi ích là tình huống trong đó một cán bộ, công chức, trong thẩm quyền chính thức của mình, đưa ra hoặc phải đưa ra các quyết định hoặc có những hành động có thể tác động tới lợi ích cá nhân của họ”

- Tại một số quốc gia như Cộng hòa Pháp, “Xung đột lợi ích được hiểu là các trường hợp

có sự giao thoa giữa một lợi ích công và các lợi ích công hoặc tư khác dẫn tới gây ảnh hưởng hoặc có thể gây ảnh hưởng tới nguyên tắc độc lập, khách quan, không thiên vị của công vụ” ở Việt Nam, xung đột lợi ích đã được biết đến rộng rãi và trở thành 1 đề tài nghiên cứu phổ biến trong những bài báo khoa học, bài luận từ khi Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 ra đời và đều đi đến một điểm thống nhất rằng: Xung đột lợi ích là một tình huống, bối cảnh khách quan mà ở đó một người khi đưa ra một quyết định, hành động có khả năng hoặc bị tác động một cách tiêu cực bởi các lợi ích cá nhân của họ, làm ảnh hưởng tính đúng đắn của quyết định, hành động được đưa ra

- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ này lần đầu tiên được quy định tại Khoản

8, Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Theo đó, “Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của

họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ”

Ta có thể hiểu đơn giản, xung đột lợi ích là việc người có quyền hạn, chức vụ sẽ làm khác

đi nhiệm vụ được phân công nhằm mục đích đem lại lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất) cho bản thân mình và người thân Bên cạnh đó, hành động này có thể làm tổn hại đến lợi ích của các đối tượng hữu quan Các đối tượng hữu quan này có thể kể đến như: nhân viên và công ty, doanh nghiệp và chi phí xã hội, luật sư và khách hàng,

- Ví dụ cụ thể: Nhân viên thành lập công ty riêng, kinh doanh cùng 1 loại hàng hóa, dịch

vụ trên cùng thị trường kinh doanh Hiện nay không có quy định nào cấm người lao động không được làm như vậy, hơn nữa theo điều 17 Luật doanh nghiệp có quy định rằng: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.” Vậy theo luật thì công ty

3

Trang 6

không thể cấm nhân viên làm điều này Tuy nhiên công ty có thể nghiêm cấm nhân viên

sử dụng thời gian làm việc, công cụ lao động, thông tin kinh doanh của công ty để phục

vụ cho công việc kinh doanh cá nhân của họ.nhân viên nên thông báo cho công ty về xung đột lợi ích này để công ty có phương pháp quản lí rủi ro phù hợp

Theo học giả Mustapha Mekki, xung đột lợi ích có thể được phân thành 3 điển hình loại sau:

- Thứ nhất, xung đột liên quan đến người được giao quyền lực: quyền lực được định nghĩa

là ưu quyền được trao cho một người và người này phải thực hiện vì lợi ích của chủ thể khác (điển hình của loại xung đột này liên quan đến lĩnh vực công vụ)

- Thứ hai, xung đột liên quan đến những chủ thể được giao nhiệm vụ “trọng tài”: thẩm phán, trọng tài viên, hòa giải viên

- Thứ ba, xung đột liên quan đến những người được trao nhiệm vụ đánh giá với tư cách là chuyên gia pháp lý, tài chính, kế toán hay khoa học

Hơn nữa, bên cạnh những xung đột lợi ích trong lĩnh vực tư, lĩnh vực công cũng xảy ra rất nhiều vụ liên quan đến vấn đề Có thể kể đến như những xung đột lợi ích giữa nhân viên và công ty: Nhân viên sử dụng thông tin kinh doanh của công ty phục vụ cho việc kinh doanh riêng của

họ, nhân viên lợi dụng vị trí quyền hàn của mình trong công ty để giao dịch với bên thứ ba nhằm phục vụ lợi ích cá nhân,…

II.2 Các trường hợp được gọi là xung đột lợi ích theo luật

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 về kiểm soát xung đột lợi ích, đảm bảo thống nhất trong cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích, đảm bảo thống nhất trong cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích, Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng đã

cụ thể hoá 09 trường hợp xung đột lợi ích, cụ thể:

Người có chức vụ, quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;

- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;

- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình

là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;

Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm

vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;

Trang 7

- Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;

- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi

Người có quyền hạn được quy định ụụ thể tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó

2.3 Các trường hợp xung đột lợi ích trong thực tế

2.3.1 Các trường hợp xung đột lợi ích trong hoàn cảnh lịch sử

Trên thực tế, xung đột lợi ích đã xuất hiện trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và có thể có những hậu quả đáng kể Dưới đây là một số ví dụ về xung đột lợi ích trong giai đoạn lịch sử:

- Xung đột lợi ích giữa các quốc gia: Các xung đột về lợi ích quốc gia đã góp phần tạo ra những cuộc chiến tranh và xung đột quốc tế Ví dụ điển hình là Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, trong đó các quốc gia cạnh tranh với nhau về tài nguyên, lãnh thổ và ảnh hưởng chính trị

- Trong lịch sử, xung đột lợi ích tôn giáo đã góp phần tạo ra những cuộc chiến tôn giáo và bạo lực tôn giáo Các cuộc thập tự chinh, cuộc thánh chiến và xung đột giữa các tôn giáo

đã xảy ra khắp nơi trên thế giới

- Xung đột lợi ích về tài nguyên: Các cuộc xung đột về lợi ích tài nguyên đã xảy ra trong lịch sử, đặc biệt là khi tài nguyên quan trọng như dầu mỏ, khoáng sản, nước và đất đai trở thành nguồn đấu tranh giữa các bên liên quan Ví dụ điển hình là cuộc xung đột ở Trung Đông, nơi các quốc gia tranh chấp về lợi ích liên quan đến dầu mỏ và địa vị chiến lược

2.3.2 Các trường hợp xung đột lợi ích trong hoàn cảnh hiện nay

Trang 8

- Trong hoạt động kinh doanh có thể kể đến như Nike và quyền lao động: Nike, một trong những công ty sản xuất quần áo và giày dép hàng đầu thế giới, đã gặp phải chỉ trích

về việc sử dụng lao động giá rẻ và môi trường làm việc kém an toàn vào năm 1996 được đăng tải bởi tạp chí LIFE Trong khi các vụ bê bối bùng nổ, lập luận của Nike là họ không có quyền kiểm soát bên thứ ba là các nhà cung ứng Nhưng rõ ràng đây là cách giải quyết vấn đề không thỏa đáng và không hề hiệu quả "Công ty đã tiếp cận vấn đề theo hướng rất bảo thủ trong khoảng 4-5 năm", Hannah Jones – Phó chủ tịch phụ trách phát triển bền vững và sáng tạo và cũng là giám đốc bền vững (CSO) của Nike – giải thích Nhưng đó cũng chính là tất cả những gì thôi thúc Nike thực hiện chiến dịch đã thay đổi hoàn toàn hình ảnh của hãng xét trên khía cạnh phát triển bền vững Các sự kiện khai trương cửa hàng thường xuyên bị phá đám bởi người biểu tình đòi quyền lợi cho công nhân Đến năm 1999, doanh thu giảm xuống còn 8,8 tỷ USD Nike phân trần những lời chỉ trích không liên quan gì đến chuyện doanh thu sụt giảm, nhưng rõ ràng là hình ảnh của hãng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng

- Trong hoạt động công vụ: Chẳng hạn, đối với trường hợp của ông Nguyễn Đức Chung

- nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vào tháng 8/2021, ông Chung đã

bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án mua hoá chất Redoxy 3C để xử lý ô nhiễm các hồ ở Hà Nội Ông Nguyễn Đức Chung được xác định chủ mưu để công ty của con trai độc quyền bán hoá chất Theo đánh giá của cơ quan điều tra: Hành vi của bị can Nguyễn Đức Chung ngoài việc gây thiệt hại cho

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để vụ lợi cho công ty gia đình còn ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của tổ chức, cá nhân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, của người đứng đầu Thành phố Hà Nội Kết luận của cơ quan điều tra đã chỉ ra một tình huống xung đột lợi ích điển hình nhưng

đã không được phát hiện, ngăn chặn, xử lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến hành

vi tham nhũng

2.4 Bản chất của xung đột lợi ích:

Nếu như xung đột lợi ích trong lĩnh vực tư làm tổn hại tới nguyên tắc trung thành (loyalty) trong quan hệ giữa một pháp nhân và người được giao quyền, thì trong lĩnh vực cộng vụ, xung đột lợi ích có thể làm tổn hại đến nguyên tắc đảm bảo tính vô tư trong hoạt động công

- Mối quan hệ giữa xung đột lợi ích và tham nhũng là một vấn đề phức tạp và tương đối phổ biến trong các xã hội Xung đột lợi ích xảy ra khi các bên có mục tiêu và lợi ích khác nhau và không thể đạt được cùng một lúc Trái lại, tham nhũng là hành vi phi đạo đức, thường xảy ra khi có sự lạm dụng quyền lực hoặc tư lợi cá nhân trong việc sử dụng tài nguyên công cộng

Trang 9

- Tham nhũng có thể góp phần tạo ra và kích thích xung đột lợi ích Khi các quyết định quan trọng về phân phối tài nguyên, quyền lực và lợi ích xã hội được đưa ra dưới sự ảnh hưởng của tham nhũng, nguy cơ xảy ra xung đột lợi ích gia tăng Tham nhũng có thể dẫn đến sự bất công và không công bằng trong việc phân phối tài nguyên và quyền lực, gây ra

sự không hài lòng và tranh chấp giữa các nhóm xã hội

- Một ví dụ điển hình về mối quan hệ giữa xung đột lợi ích và tham nhũng là trong lĩnh vực chính trị Tham nhũng trong chính trị có thể dẫn đến việc sử dụng quyền lực để thu lợi cá nhân, gian lận trong cuộc bầu cử, hoặc sự chi phối của một số lợi ích nhất định nhằm ủng

hộ một nhóm nhỏ trong xã hội Điều này gây ra sự bất bình đẳng và xung đột lợi ích giữa các nhóm khác nhau trong xã hội, gây ra sự mất lòng tin và ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của quốc gia

- Ngoài ra, tham nhũng trong kinh doanh cũng có thể góp phần tạo ra xung đột lợi ích Khi các doanh nghiệp sử dụng tham nhũng để đạt được lợi ích cá nhân, như hối lộ quan chức

để giành được hợp đồng hay ưu đãi không công bằng, sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và gây ra xung đột lợi ích với các doanh nghiệp khác Điều này có thể làm suy yếu

sự cạnh tranh công bằng và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế

- Để giải quyết mối quan hệ giữa xung đột lợi ích và tham nhũng, cần có sự tập trung vào việc tăng cường đạo đức và trách nhiệm xã hội Các biện pháp phòng ngừa và xử lý tham nhũng cần được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả Đồng thời, cần đẩy mạnh việc xây dựng một hệ thống giá trị đạo đức trong xã hội, tạo ra sự minh bạch, trung thực

và công bằng trong việc phân phối tài nguyên và quyền lực Sự nhất quán giữa đnhững lợi ích công cộng và quyền lợi cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu xung đột lợi ích và tham nhũng

2.5 Xử lí xung đột lợi ích

2.5.1 Vai trò của kiểm soát lợi ích: Qua phần bản chất của xung đột lợi ích, có

thể thấy xung đột lợi ích và tham nhũng có liên quan khá chặt chẽ và mật thiết đến nhau vì vậy khi kiểm soát xung đột lợi ích cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang góp phần loại bỏ các nguy cơ tham nhũng – một trong những vấn nạn đạo đức nghiêm trọng nhất Bên cạnh đó còn giúp cho cá nhân, tổ chức xây dựng tính liêm chính, uy tín, đảm bảo tính vô tư trong hoạt động công

2.5.2 Xung đột lợi ích trong hoàn cảnh lịch sử: Ngay cả trong những giai

đoạn lịch sử, con người đã phát hiện ra nhiều vấn đề về xung đột lợi ích và nhận thấy được các hệ quả tiêu cực của nó trong việc phát triển xã hội nói chung và trong các lĩnh vực cụ thể nói riêng Không những thế, họ còn đưa ra những giải pháp để khắc phục, giảm thiểu tình trạng này Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể:

- Theo Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ, thực lục nhà Lê) năm 1488, Vua Lê Thánh Tông xuống dụ quy định: "Từ nay các quan phủ, huyện, châu xét đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con chú, con bác, bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ cho một người làm xã trưởng, không được cho cả hai cùng làm để trừ mối tội bè phái hùa nhau" Đến năm 1497, Vua tiếp tục có dụ quy định bổ sung: "Các viên quan quản quân, quản dân nếu người nào có quê quán ở ngay phủ, huyện mình cai trị, có nhà ở nha môn mình làm việc, thì Bộ lại điều động đi nơi khác, chọn người khác bổ thay"

Trang 10

- Sang đến thời Nguyễn, sau khi Vua Gia Long thiết lập bộ máy nhà nước, đến thời Minh Mạng, Luật Hồi tỵ còn triệt để hơn, được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng

và bổ sung những quy định mới Năm 1831, Vua Minh Mạng ban hành Luật Hồi tỵ gồm các quy định cụ thể: Khi bố trí quan về trị nhậm các địa phương cần phải tránh những nơi: Quê gốc (quê cha) là nơi có quan hệ họ nội nhiều đời; Trú quán là nơi bản thân đã ở lâu, học hành, sinh hoạt; Quê ngoại (bao gồm quê mẹ, quê vợ và nơi theo học trước đây) Ai man trá các điều này sẽ bị nghiêm trị

- Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, Chính phủ đã tìm cách ngăn chặn tâm lý "một người làm quan cả họ được nhờ", tình trạng bè cánh, cục bộ trong cán bộ Trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ viết ngày 1/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình, kiểm thảo "Những đồng chí còn giữ thói một người làm quan cả họ được nhờ, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ Hỏng việc, Đoàn thể chịu, cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được"

- Từ thời phong kiến, việc này cũng được thực hiện khá nghiêm ngặt thông qua Luật

"Hồi tỵ" Luật Hồi tỵ được áp dụng ở Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thời

Lê, Nguyễn "Hồi tỵ", được Hán - Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh giải nghĩa là

"tránh đi" "Hồi" là trở về, "tỵ" là lánh đi (như trong chữ tỵ nạn); tức là nếu được bổ nhiệm về bản quán thì phải tránh đi Luật Hồi tỵ được ban hành đầu tiên dưới thời vua Lê Thánh Tông Trong bộ Lê triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) có quy định: "Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc"

2.5.3 Kiểm soát xung đột lợi ích trong thời đại hiện nay: trong xã hội phát

triển như hiện nay, xung đột lợi ích càng trở thành một càng trở thành vấn

đề đáng quan tâm và xem xét hơn cả Vì vậy hiện nay, luật pháp Việt Nam

và trên thế giới ngày càng được bổ sung chặt chẽ hơn để có thể kiểm soát,

xử lí vấn đề này, cụ thể:

- Trên thế giới : Theo Điều 33 Luật liên bang của Cộng hòa liên bang Đức về quy chế của công chức ngày 17/6/2008[21], công chức có nghĩa vụ thực thi nhiệm vụ của mình một cách không đảng phái và vô tư, công bằng (unparteiisch und gerecht) Tại Hoa Kỳ, Các tiêu chuẩn đạo đức ứng xử áp dụng cho nhân viên hành pháp[22] do Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE[23]) ban hành năm 2002 quy định: nhân viên phải hành động không thiên vị và không dành sự ưu đãi cho bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân tư nhân nào Khoản 3 Điều 103 Hiến pháp Tây

Ngày đăng: 18/06/2024, 15:38

w