Thuyết nữ quyền là một thuật ngữ chỉ “học thuyết đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ so với nam giới”. Điểm chung của các lý thuyết về nữ quyền đều cùng mô tả, tái hiện sự áp bức phụ nữ, đi vào lý giải nguyên nhân và kết quả của tình trạng bất bình đẳng và đưa ra những chiến lược, sách lược giải phóng phụ nữ.
NỘI DUNG
Tác giả, tác phẩm
Svetlana Alexievich sinh năm 1948 tại thị trấn phía tây Ukraina song Alexievich lớn lên ở Belarus Svetlana Alexievich là một nhà báo điều tra và nhà văn chủ yếu viết thể loại văn xuôi hiện thực Bà đã giành được nhiều giải thưởng danh giá: giải thưởng Leninsky Komsomol ở Liên Xô (1986), giải Book Circle ở Hoa Kì và đặc biệt là giải thưởng Nobel Văn học năm 2015 “vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta” Bà là nhà văn đầu tiên của Belarus nhận giải thưởng này
Svetlana Alexievich bắt đầu viết từ khi còn học trung học Sau khi tốt nghiệp ngành báo chí ở trường Đại học Minsk - Belarus (từ 1967 - 1972) bà đã chọn làm việc cho một tờ báo địa phương gần biên giới Ba Lan Chọn thành phố vùng giáp biên để lập nghiệp ngay từ buổi đầu, nữ phóng viên trẻ đã thể hiện quan điểm chính trị của mình rất rõ ràng đó là không thỏa hiệp và không khoan nhượng.
Trong nhiều năm làm báo, vào những năm 70 của thế kỉ XX, Alexievich được tiếp xúc với những người phụ nữ từng đi qua thế chiến thứ hai, được nghe những câu chuyện thấm đẫm nước mắt về sự thảm khốc của chiến tranh Những mẩu chuyện vụn vỡ ban đầu ấy gây cho bà những ấn tượng sâu sắc
Bà bắt đầu hành trình của mình, đã gửi hàng trăm bức thư, điện tín tới những người đã từng là nữ chiến binh 20 năm trước, mong có sự phản hồi Alexievich đã dành ra bảy năm, đi qua hơn 100 thành phố, thị trấn và các khu dân cư làng mạc, chuyện trò với hàng nghìn phụ nữ Liên Xô - những người đã tham gia thế chiến thứ hai Những câu chuyện của họ được Alexievich xâu chuỗi, sắp đặt lại và tác phẩm “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” đã ra đời vào năm 1983 Cuốn tiểu thuyết là lời tự bạch của những người phụ nữ từng đi qua chiến tranh thế giới thứ hai ở nhiều hoàn cảnh khác nhau Qua đó, một bức tranh sống động nhưng cũng đầy đau thương, mở màn cho nhiều tác phẩm quan trọng khác sau này của bà được hé mở
Tác phẩm quan trọng khác là “Quan tài kẽm”, xuất bản năm 1989 viết về cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan trong những năm 1979 - 1989 với những thân phận bị lãng quên. Vừa ra đời, tác phẩm gây nên nhiều tranh luận tại Liên Xô vì bị cho là “vu khống” và
“tưởng tượng” Svetlana Alexievich đã phải trải qua nhiều năm để hoàn thành cuốn sách này, trên 500 lần gặp gỡ, phỏng vấn những cựu binh trở về từ cuộc chiến và những người mẹ của những binh sĩ đã bỏ mạng ở chiến trường Qua “Quan tài kẽm”, nhà báo Svetlana Alexievich đã phơi bày lịch sử bi thảm của cuộc chiến, câu chuyện này có điểm giống với cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam - theo lời miêu tả xúc động của Larry Heinemann trong lời giới thiệu cuốn sách
Trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn, được thế giới tôn vinh phải kể đến “Tiếng vọng từ Chernobyl” xuất bản 1997 Tác phẩm đã phơi bày nỗi kinh hoàng của những người làm công việc dọn dẹp phóng xạ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine ngày 26/4/1986 Vụ việc này được coi là vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân Thế Giới Vì không có tường chắn nên đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ Ngoài ra nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60-70 bụi phóng xạ đã rơi xuống Belarus - quê hương của nhà văn Svetlana Alexievich Cuốn sách này trở thành bài học cho mọi người trên Thế Giới về cách đối xử với những hậu quả của một thảm họa hạt nhân
Trong sự nghiệp làm báo, bà từng phỏng vấn hàng nghìn nhân chứng trải qua những sự kiện chấn động nhất Liên Xô gồm Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan, sự sụp đổ của Liên Xô (1991) và thảm họa hạt nhân Chernobyl (1985) Hầu hết tác phẩm của Alexievich đã được xuất bản ở nhiều quốc gia, được ghi nhận như những biên niên sử bằng văn chương về đất nước, con người Xô-viết và hậu Xô-viết
2 Tác phẩm “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”
Trong thập niên 70 của thế kỉ XX, khi còn là phóng viên địa phương, SvetlanaAlexievich dành thời gian 7 năm để gặp gỡ, trò chuyện, ghi âm với hàng nghìn phụ nữLiên Xô từng tham gia chiến tranh Những câu chuyện đó được xâu chuỗi, sắp xếp lại và năm 1983 tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ đã ra đời Tuy nhiên, vì lí do chính trị nên tác phẩm không được xuất bản ở quê hương bà Belarus. Tại Liên Xô, cuốn sách này được xuất bản năm 1985, riêng ở Nga đã bán được trên 2 triệu bản, cuốn sách được trao giải thưởng Leninsky Komsomol 1986 và hiện nay đã được dịch ra 20 thứ tiếng trên thế giới Sau 20 năm bà quyết định viết lại cuốn sách và bà lại dành 10 năm tiếp theo của cuộc đời mình để tiếp tục nghe những câu chuyện, để viết tiếp những câu chuyện còn dang dở Năm 2003 cuốn sách được bà làm mới mang tên Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ Cuốn sách này đã được mang hơi thở mới hơn so với bản năm 1983 Chính sự làm mới này đã đưa bà đến với vinh quang của giải Nobel văn học năm 2015
Ngay từ trước khi cuốn sách được dịch sang tiếng Việt nó đã được chú ý ở Việt Nam. Trên tạp chí Sông Hương - số 20 (tháng 8 - 1986) có đăng bài: “Xet - la - na và tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” do Vương Kiều dịch theo bản tiếng Pháp đã ghi lại cuộc trả lời phỏng vấn của bà về một số vấn đề xoay quanh tác phẩm, đặc biệt là những người phụ nữ từng tham gia cuộc chiến: "Tôi đã tiếp xúc với những mẫu người phụ nữ thật hết sức khác nhau, có người thái độ của họ quả quyết trong chiến tranh, có người bị chiến tranh đè bẹp, có người giữ được bản chất thanh khiết, lại có người bị tước mất tinh thần mơ mộng, có người e dè khép kín, có người lại cởi mở Đó là những phụ nữ với sức mạnh tinh thần của họ, cộng với khả năng to lớn của tâm hồn nhân bản, họ đã tạo nên chủ đề cuốn sách của tôi”
Lê Hồng Lân cũng đã đề cập một vài nét về tác phẩm trên tạp chí Văn nghệ quân đội:
"Còn hàng trăm câu chuyện khủng khiếp khác về gương mặt bị bầm nát của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh Hơn 20 triệu người Nga Xô Viết chết trong chiến tranh thế giới thứ hai có bao nhiêu gương mặt phụ nữ? Khó ai biết chính xác, nhưng đọc cuốn sách này ta biết hàng nghìn thân phận, hàng nghìn gương mặt người phụ nữ không còn nguyên dạng cả bên trong lẫn bên ngoài Họ là ai? Là phụ nữ từ nông dân đến trí thức, từ nông thôn ra thành thị Họ là binh nhất, binh nhì, du kích, y tá, cứu thương, bác sĩ phẫu thuật Họ là cơ trưởng, trung sĩ lái máy đầu kéo, chiến sĩ súng máy, xạ thủ bắn tỉa, chiến xa hạng nặng… Họ là những cô gái trẻ chưa một lần yêu không may rơi vào tay bọn Đức. Thường các cô có một viên đạn để tự kết liễu nếu không may rơi vào tay giặc, nhưng cô không kịp trở tay Sáng hôm sau đồng đội thấy cô bị cắt vú, moi mắt, cắt bộ phận sinh dục và đóng cọc xuyên qua người Trên gương mặt dù thảng thốt và đau đớn vẫn không giấu được vẻ đẹp của tuổi 19”
Nhà văn Uông Triều (Tạp chí Văn nghệ quân đội), trong một cuộc trò chuyện về cuốn sách này nhận xét: Cuốn sách này khác biệt không phải vì nó là cuốn tụng ca Không phải tụng ca chiến tranh mà nó đi sâu vào đời sống tinh thần và những thân phận, nỗi đau đặc biệt với phụ nữ Cho nên nó đã tạo ra ấn tượng rất đặc biệt, cho ta một cái nhìn ở bề rộng về chiến tranh, thứ hai là có độ chân thực Bà không phỏng vấn chỗ đông người mà khi tâm tình chỉ hai người với nhau, có thể nói với nhau những câu chuyện rất thật Bà cũng cố gắng bóc tách, ghi chép lại hoàn toàn sự thật, không có phóng đại Tôi nghĩ đó là sự chọn lựa hoàn toàn chính xác"
Ngày 08 tháng 10 năm 2015, Ủy ban Nobel đã công bố sẽ trao giải Nobel văn học
2015 cho Svetlana Alexievich, trong khi tại quê hương Belarus, các sách của bà vẫn bị kiểm duyệt
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (У войны не женское лицо) là tập hợp những câu chuyện kể nhưng không phải là văn học hư cấu, cũng không phải là một cuốn sách về lịch sử Đó là câu chuyện riêng tư của hàng trăm hàng nghìn phụ nữ, có đầy đủ tên tuổi và quê quán.
Phần đầu cuốn sách, Svetlana kể về cách những người phụ nữ Nga bước vào chiến tranh Khi Thế chiến thứ hai nổ ra, họ là những cô gái ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, được động viên để bảo vệ nước Nga Đó là những cô bé mới 16 tuổi, hàng ngày chầu chực trước phòng tuyển quân để xin vào chiến tranh Đó là những cô bé chấp nhận trốn gia đình, thậm chí sống “chui” trong quân đội – tất cả chỉ với một lý do duy nhất: Đóng góp sức lực vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại
Vào chiến trường, họ phải đối diện một sự thực: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ và không dành cho phụ nữ - khi ngay cả những quân trang, quân phục, vũ khí được thiết kế cũng đều hướng tới nam giới Vượt qua giới hạn của bản thân mình, những cô gái ấy lần lượt trở thành y tá chăm sóc thương binh, thành chiến sĩ tải thương, thành xạ thủ, điện báo viên và cả vai trò lái máy bay tại chiến trường chỉ sau 3 tháng luyện tập Nhưng nghiệt ngã nhất với những người phụ nữ khi tham gia chiến tranh, là việc họ phải đối mặt với cảnh giết chóc Những cô gái ấy từng chịu ám ảnh khi phải giết một con ngựa làm thức ăn Để rồi, đến lượt người đọc ám ảnh bởi một nữ quân nhân trong lúc bị địch bao vây đã buộc phải tự dìm đứa con xuống nước, hay nỗi ám ảnh về đống xác người, về cảnh dòng sông tan băng để lộ những xác chết… Để thực hiện cuốn sách, tác giả Svetlana Alexievich đã phỏng vấn hàng nghìn phụ nữ từng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tiếng nói của nữ giới trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”
1 Người phụ nữ phải đối diện với hoàn cảnh khắc nghiệt
Trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” Svetlana Alexievich đã khắc họa đậm nét chân dung những người phụ nữ khi phải đối diện với hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh
Có thể khẳng định rằng, nhắc đến chiến tranh, chúng ta luôn nghĩ tới những trận đánh ác liệt mà người tham gia trực tiếp là nam giới Và trong mắt những người đàn ông ấy, chiến tranh hiện lên qua các sự kiện hào hùng của lịch sử dân tộc Chiến tranh và chiến thắng chính là vinh quang là sự hi sinh cao cả cho đất nước, cho lý tưởng mà họ tôn thờ chứ chiến tranh không phải những sự hi sinh đẫm máu vô nghĩa Đó là cái nhìn của nam giới về chiến tranh còn nữ giới họ lại có một cái nhìn hoàn toàn khác về chiến tranh Với họ, chiến tranh không phải là chiến công, chiến thuật, anh hùng hay sự tôn vinh… mà nó được vẽ lên bởi những câu chuyện riêng tư một cách chân thực bằng cảm xúc của mỗi cá nhân Cũng chính vì thế, cuộc chiến tranh dưới cái nhìn nữ giới có ngôn ngữ riêng của nó: đàn ông náu mình đằng sau các sự kiện, chiến tranh thu hút họ, cũng như hành động và sự đối kháng trong tâm tưởng, trong khi phụ nữ cảm nhận qua cảm xúc Khi nói tới chiến tranh thì ắt hẳn sẽ có sự đau thương, mất mát thế nên với những người phụ nữ chiến tranh luôn đinh ninh một tư tưởng: “chiến tranh trước hết là một cuộc giết người, sau đó là một lao động mệt nhoài Rồi cuối cùng thì đơn giản là cuộc đời thường: người ta hát, người ta phải lòng nhau, người ta đặt những lô cuộn tóc” Bản thân người phụ nữ từ khi sinh ra và lớn lên đã luôn mang trong mình một sứ mệnh là người ban tặng sự sống thế nên với họ chiến tranh sẽ luôn là phi nghĩa
Khi tham gia vào cuộc chiến tranh, những người phụ nữ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn Đó không chỉ là việc các cô bị cắt đi mái tóc dài yêu thích mà họ còn thiếu thốn đủ thứ như không có đồ lót, quần áo, quân tư trang đều quá khổ vì người ta chỉ thiết kế cho nam giới Dù chân yếu tay mềm nhưng họ lại đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn chẳng kém gì nam giới, thậm chí họ còn làm rất tốt khi là những xạ thủ bắn tỉa, phi công lái máy bay, y tá, cứu thương… Họ đã hy sinh sức khỏe, tuổi xuân, gia đình, tình cảm và cả thiên nữ tính cho cuộc chiến
Ngay trong phần đầu của cuốn sách, Alexievich đã viết: “Phải viết một cuốn sách về chiến tranh sao cho người đọc đến buồn nôn sâu sắc vì nó, cho họ thấy chỉ ý tưởng chiến tranh thôi đã là bỉ ổi Tâm thần” Khi miêu tả cuộc chiến, Alexievich đã khiến độc giả có những khoảnh khắc lợm giọng Một cô y tá bị giết, móc mắt cắt vú đóng cọc, một cậu trai trẻ bị cưa xẻ đôi người, một cô quân y nơi mặt trận nguy cấp không có dụng cụ buộc phải dùng răng nhai xé phần thịt hỏng của thương binh để cứu anh,hay những cảnh tả thảm sát, tả máu, tả thịt người trắng nhởn như thịt gà, rõ ràng tất thảy đều có thể khiến người đọc buồn nôn Nhưng có lẽ người ta buồn nôn nhất là khi chứng kiến cảnh những cựu binh ấy kể lại những điều trên khi họ đã rời cuộc chiến hàng chục năm trường Họ vừa kể vừa khóc, thi thoảng ngừng lại để làm dịu cơn đau nhói trong tim Họ để lộ ra những khoảng vỡ trong tâm hồn vào khoảnh khắc cuối cùng đã có ai đó lắng nghe họ nói
Trong tiểu thuyết “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”, Svetlana không chỉ xây dựng những hình tượng anh hùng trong chiến đấu, mà còn thông qua các mối quan hệ đời thường, quan hệ đời tư cá thể Có thể nói với cái nhìn “phi sử thi”, nhân vật người anh hùng trong tiểu thuyết mà nhà văn kiến tạo nên với những nét riêng biệt, họ hiện lên với tất cả những gì trần trụi, cả phần ánh sáng và bóng tối, giữa cái tốt và cái xấu, bản năng và ý thức tất cả đều được miêu tả một cách chân thực Một lần nữa ta cần nhấn mạnh, nếu con người trong văn học chính thống họ hiện lên với vẻ đẹp gần như hoàn mĩ thì con người trong cuốn tiểu thuyết này hiện lên qua cả những góc khuất về chiến tranh Nói tới chiến tranh nhất là một cuộc chiến tranh ác liệt giữa Nga và phát xít Đức những người tham gia chiến tranh họ dám đối mặt với tất cả thậm chí là cái chết vì thế họ đã từng nói: “chúng tôi bị bao vây… Chúng tôi quyết định: rạng sáng, sẽ cố chọc thủng trận tuyến địch Đằng nào chúng tôi cũng chết, thà chết trong chiến đấu” Bên cạnh ý chí quyết tâm không sợ cái chết, nhưng đã là con người thì những người lính ấy họ còn hiện lên với bản năng tính dục mà trong nền văn học chính thống không được phép nhắc tới: “Phản công tiến bước… Những ngôi làng Đức đầu tiên… Chúng tôi trẻ trung Cường tráng Bốn năm không đàn bà Trong các hầm: là rượu vang Và nhắm với gì? Chúng tôi tóm bọn con gái và… chúng tôi mười đứa hiếp một cô Không có đủ đàn bà, nhân dân chạy trốn quân đội Xô Viết Chúng tôi tóm các cô còn non choẹt… Nếu con bé khóc, chúng tôi đánh, chúng tôi nhét giẻ vào mồm Nó đau, còn chúng tôi, cái đó khiến chúng tôi cười” Cũng bởi chiến tranh mà đôi khi con người ta từng nghĩ sẽ ăn thịt đồng đội vì cái đói, cái thiếu thốn khó khăn triền miên khiến những người lính ăn lá cây, ăn vỏ cây, rễ cây và tất cả những gì có thể ăn và thậm chí trong đầu nảy sinh một ý định ghê tởm mất hết tính người: “Chúng tôi có năm người, một đứa còn rất trẻ con Mới được động viên Một đêm cậu bên cạnh rỉ tai vào tôi: Thằng bé chỉ còn thoi thóp kiểu nào rồi nó cũng toi Cậu hiểu tớ… Cậu định nói gì? - thịt người, cũng có thể ăn Nếu không tất cả cũng sẽ bị thế tất” Cũng một lần nữa vì chiến tranh, vì đói khổ do nó gây ra mà người mẹ buộc trở nên tàn nhẫn khi con nhỏ đói đòi ăn bà Nastia đã nhấn đứa trẻ vào nước vì chẳng còn cách nào khác để đứa trẻ thôi đói khóc Để rồi hôm sau người ta chứng kiến bà treo cổ trên một cây táo đen… còn các con bà đứng cạnh bà và đòi ăn
Như vậy, cuốn tiểu thuyết này đã xây dựng hình tượng những người phụ nữ trong chiến tranh với muôn màu sắc và bản năng con người Qua những hình ảnh đó chiến tranh hiện lên thật đớn đau và tàn khốc nó đã khiến một số người trở nên ích kỉ và đôi khi tàn nhẫn, ghê tởm mặc dù họ xuất thân trong gia đình có văn hoá Không chỉ vậy,cuốn tiểu thuyết còn cho ta thấy sự thiếu thốn của chiến tranh đôi khi khiến những cô gái ấy hiện lên thật nhếch nhác: “chúng tôi hành quân… Chúng tôi là gần hai trăm cô gái, theo sau là hai trăm đàn ông Đang hè Oi nóng Đi từng chặng, mỗi ngày hai mươi cây số… Và chúng tôi để lại đằng sau những vết đỏ, to bằng ngần này, trên mặt cát… Chuyện đàn bà… Làm sao giấu được hoàn cảnh đó?”.
Chiến tranh đã quất vào mọi giai đoạn cuộc đời của phụ nữ Xô-viết Lúc nào nó cũng hiển hiện, có thể hủy hoại, cũng có thể không, nhưng sau khi bước qua chiến tranh, chẳng ai còn nhớ họ đã từng Tựa như sau buổi tuyển quân, họ bước vào với bím tóc có đuôi, áo dài, giày ban, rồi bước ra với tóc cắt lởm chởm kiểu đàn ông, áo varơi và ủng lính lớn hơn chân họ 5 số Hết phụ nữ, chỉ còn lính Khi người phụ nữ xung quân ra chiến trường, họ không chỉ hiến dâng tuổi trẻ, sức khoẻ, sinh mạng, gia đình như bất cứ người đàn ông nào, nghiệt ngã hơn, họ còn hi sinh cả thiên tính nữ Bởi như đã nói, trên chiến trường không có chỗ cho phụ nữ Không quân phục riêng, không nhu yếu phẩm riêng, không chế độ riêng Đó là thế giới của đàn ông và nếu phụ nữ nhập cuộc, họ phải theo luật như đàn ông Và trong cuộc chiến lớn với quân Đức, các nữ chiến binh Xô-viết còn phải đấu tranh trong một cuộc chiến nhỏ hơn song không kém phần khốc liệt: chiến đấu với bản thể nữ của chính mình Một số cô triệt tiêu hẳn nó đi trong thời gian tại ngũ, thậm chí họ chẳng còn kinh nguyệt Một số khác lại bao bọc trái tim ấm áp của mình bằng sự bền bỉ đầy cố chấp kiểu phụ nữ: họ tìm cách duy trì hoạt động thêu thùa, giấu riêng một chiếc khăn hoa, được đội mũ đẹp thì sẵn sàng ngủ ngồi để thời gian đội mũ ấy lâu thêm một chút… Những thứ này có thể rất phù phiếm với đàn ông nhưng lại rất cần với người phụ nữ Phụ nữ tinh tế và giàu tình cảm, họ sinh ra để yêu, để cho đi sự sống
Vì thế, chiến tranh từ góc nhìn phụ nữ cũng mang những góc cạnh hoàn toàn khác. Phụ nữ không chỉ nhìn thấy cuộc chiến, kẻ thù tàn bạo, Tổ quốc lâm nguy, họ còn nhìn thấy trọn vẹn thế giới bao trùm lên tất cả những điều này Họ thấy đàn sếu bay ngang bầu trời, thấy vườn hoa anh đào nở rộ mùa xuân, thấy người đàn ông mình yêu ngã xuống, thấy những đứa trẻ Đức đói ăn bên kia chiến tuyến Phụ nữ, họ luôn mang cái nhìn của Mẹ Các nhân chứng của Svetlana Alexievich dường như luôn nhìn tất cả qua lăng kính của tình thương Vì yêu thương mà họ ra trận, chiến đấu, chết đi hoặc sống sót, căm thù rồi tha thứ “Chiến tranh” ở đây không còn là một khái niệm, càng không phải là một đề tài hay một bối cảnh Trong cuốn sách của Svetlana Alexievich, chiến tranh đã trở thành một thực thể sống với hàng nghìn khuôn mặt được tái hiện qua vô số ký ức chưa từng trùng lặp Mỗi lời kể lại góp thêm một nét cọ làm nên diện mạo của chiến tranh Chiến tranh mới là nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm Phân mảnh và thống nhất, cá nhân và tập thể, Alexievich biến tác phẩm thành một thế giới không ngừng lưu chuyển, lúc nào cũng âm vang giọng nói, cuồn cuộn những kiếp người
Trong tác phẩm này là hàng trăm câu chuyện xúc động đan xen nhau mà không hề trùng lặp Xúc động nhất, ám ảnh nhất có lẽ là hình ảnh những người phụ nữ khi phải đối mặt với chết chóc trong chiến tranh Người phụ nữ vốn là người tạo ra sự sống, bảo vệ sự sống nên hành động hủy hoại sự sống là một tội ác ghê tởm khiến họ không thể tha thứ Trở về sau chiến tranh với tâm thế của người chiến thắng nhưng họ - những người phụ nữ, luôn bị ám ảnh bởi chết chóc Họ căm thù vì chính bàn tay của mình đã từng cầm súng giết chết không biết bao nhiêu người
Alexievich không hề né tránh những khía cạnh khủng khiếp trong đề tài của bà:
“Chúng tôi không chỉ bắn tù nhân… mà còn găm họ lên, như lợn, bằng các ống thông nòng, cắt thành từng miếng Tôi tới quan sát… Tôi đợi tới thời điểm mắt của họ vỡ tung vì đau đớn.” Trong khi giọng văn hiện thực một cách tàn khốc đến vậy có thể khiến người đọc không thoải mái, chúng ta không thể nào làm ngơ trước sự thật, nhất là khi nó khiến chúng ta rùng mình
Như vậy, tác phẩm đã vẽ nên một bức tranh với những nét vẽ chân thực và vượt ra khỏi sự quy phạm trong việc khắc họa hình tượng người nữ anh hùng trong chiến trận trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Chính vì thế, mà cuốn sách này có thời gian bị cấm lưu hành, bị cắt bỏ đi một số phần hiện thực Bởi trong chiến tranh hay trong chính phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa thì luôn phải tuân theo một hệ thống điển phạm từ tác giả, tác phẩm cho tới các tự sự và nhân vật văn học. Chính các loại điển phạm này tạo thành “hệ hình tri thức” định hướng cho hoạt động sáng tác và nghiên cứu Thế nên không phải hiện thực nào cũng được nói mà khi nói ra sẽ bị sự kiểm soát
2 Người phụ nữ với những chấn thương
Nhà nghiên cứu Caruth cho rằng: “Di chứng chấn thương tạo nên trong chủ thể một trải nghiệm thời gian đặc biệt: nó làm sống lại những quá khứ trong hiện tại theo một cách khác và hiện tại hiện lên nỗi đau quá khứ”
Chấn thương mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là chấn thương về cả tinh thần lẫn thể chất, là trạng thái đau đớn, kinh hãi, ám ảnh con người và nó để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn
Có thể khẳng định chắc chắn rằng, trong lịch sử phụ nữ có vai trò và địa vị không thể phủ nhận, họ có những tác động rất lớn đến văn hóa, lịch sử xã hội và cả giới tính Vì vậy họ đã góp phần “can dự” đến chiến tranh không kém gì nam giới, thậm chí họ còn trực tiếp tham gia chiến đấu, chịu gian khổ và cả những hi sinh Bởi thế cho nên nhiều nhà văn Việt Nam đã đi sâu khám phá, khơi sâu nỗi đau đàn bà sâu thẳm của họ
“Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” là một tuyển tập các câu chuyện về những trải nghiệm đau thương đầy cảm động của những người phụ nữ trong thế chiến thứ hai, nơi hồi ức của họ vẫn là bãi chiến trường không hòa hoãn