1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Dục tính trong văn chương và tiếng nói của thân xác 3

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dục tính trong văn chương và tiếng nói của thân xác
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Bài luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Tính dục của con người bị ảnh hưởng và gắn liền với các bối cảnh văn hoá khác nhau, chẳng hạn như lịch sử, xã hội, tôn giáo, luật pháp, chính trị,… tạo ra những khuôn khổ và kỳ vọng khác nhau về những gì là bình thường, có thể chấp nhận được hoặc kỳ vọng với những gì không được cộng đồng chấp nhận và bị phán xét luân lý.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

I – QUAN NIỆM VỀ DỤC TÍNH 3

I.1 Khái niệm 3

I.2 Quan niệm về dục tính và định chế văn hoá 3

II – DỤC TÍNH TRONG VĂN CHƯƠNG HIỆN ĐẠI 4

II.1 Dục tính – sự giải phóng con người bản năng 4

II.2 Dục tính – sự thăng hoa của tình yêu? 7

II.3 Dục tính – hé mở ẩn ức, phức cảm trong tâm hồn con người 10

II.3.1 Dục tính và ẩn ức ấu thơ 11

II.3.2 Dục tính và dồn nén thường nhật 13

II.4 Dục tính – một chọn lựa tâm lý của con người hiện đại 14

II.4.1 Dục tính như một cách đương đầu với chấn thương 14

II.4.2 Dục tính như một công cụ nổi loạn cá nhân 16

II.4.3 Dục tính như một phương tiện giao tiếp giữa những cá thể cô đơn trong cuộc đời vô nghĩa 17

II.5 Dục tính như một nhu cầu khẳng định bản thể của con người trong XH hiện đại 18

II.5.1 Tình dục như một phát ngôn về giới 18

II.5.2.Tình dục với tư cách đề cao vẻ đẹp nhân bản của con người tự nhiên – một đối thoại với định kiến, áp đặt XH 18

II.5.3 Dục tính và hành trình kiếm tìm bản thân 19

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

I – QUAN NIỆM VỀ DỤC TÍNH

I.1 Khái niệm

Từ lâu, tính dục là một trong những vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm.Thông thường khi nghĩ về tính dục con người thường gắn nó với những ham muốn bảnnăng, hành vi tình dục Nhưng xem xét dục tính như một đối tượng nghiên cứu thì tìnhdục có phạm vi rộng hơn thế

Theo quan điểm của Freud, tính dục không chỉ là phương diện bao quát mọicung bậc tình cảm, cảm xúc của con người và tồn tại trong suốt cuộc đời mà nó còn là

“bản năng vô thức quan trọng nhất, quy định sự tồn tại và phát triển thành các giaiđoạn tiến hóa khác nhau của mỗi đời người”1 Freud đã nâng tính dục lên thành vấn đềtâm lý vô thức được ẩn chứa trong thẳm sâu cá thể người, khẳng định ý nghĩa của tínhdục trên hành trình phát triển của con người cả về sinh lý lẫn tâm lý Quan niệm vềtính dục của Freud đã phần nào lật đổ những suy nghĩ ấu trĩ xem tính dục là bản chất,hành vi xấu xa, thô tục

Tính dục là cái bản thể, là một thuộc tính quan trọng tất yếu trong cuộc sốngcon người – là cái nội tại, bên trong, có sẵn; còn tình dục là hành động tính giao đượcthể hiện ra bên ngoài Mặc dù có sự phân biệt rõ rệt, song giữa cái thuộc tính và hànhđộng có mối quan hệ chặt chẽ Nói đúng hơn, tính dục là nguyên nhân thúc đẩy nhữnghành vi tính giao nhằm thỏa mãn những ham muốn tình dục thẳm sâu bên trong mỗicon người

I.2 Quan niệm về dục tính và định chế văn hoá

Tính dục của con người bị ảnh hưởng và gắn liền với các bối cảnh văn hoá khácnhau, chẳng hạn như lịch sử, xã hội, tôn giáo, luật pháp, chính trị,… tạo ra nhữngkhuôn khổ và kỳ vọng khác nhau về những gì là bình thường, có thể chấp nhận đượchoặc kỳ vọng với những gì không được cộng đồng chấp nhận và bị phán xét luân lý.Nền đạo đức Nho giáo phong kiến chủ trương tiết dục – tình dục được nhìn nhận qualăng kính của trách nhiệm, đạo đức và sự tiết chế, kiểm soát bản thân nhằm bảo vệ vàduy trì sự ổn định và hài hòa của gia đình và xã hội Tôn giáo và đặc biệt là Phật giáolại khởi xướng diệt dục, cho rằng tình dục là nguyên nhân của mọi tội lỗi Niềm tin

1 Lê Nguyên Cẩn, 2018: Diện mạo phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 404

Trang 4

dân gian và luân lý xã hội lại truyền dạy các thế hệ tư tưởng kỵ dục, coi tính dục làkiêng kỵ, là dâm tục, thậm chí suy đồi, đáng xấu hổ… Bên cạnh đó là những định kiếngiới ăn sâu bám rễ trong tâm thức cộng đồng luôn đánh đồng trinh tiết với phẩm tiết,gắn màng trinh của phụ nữ với đạo đức, thanh danh Xã hội phong kiến xưa, với ảnhhưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo, Tống Nho, đặc biệt coi trọng chữ trinh, đề cao hìnhtượng liệt nữ Trinh tiết đã được “thiêng hóa”, không đơn thuần là vấn đề sinh học,giới tính mà được đề cao thành đạo đức, nhân cách, thước đo chuẩn mực của ngườiphụ nữ “Xưa nay trong đạo đàn bà, chữ trinh làm trọng” như một thứ tín ngưỡng bất

di bất dịch trong quan niệm con người phương đông, nhưng liệu nó có thật là ‘cái giánghìn vàng’ để người phụ nữ ‘dâng hiến’, ‘hy sinh’ cho người đàn ông hay chỉ là công

cụ nô lệ hoá người phụ nữ trong xã hội nam quyền? Nhìn từ góc độ hôm nay, từ cảkhoa học sinh học hay nhân văn, liệu quan niệm trinh tiết có nên giữ nguyên sức nặngcủa nó đèn trên thân thể của mỗi người phụ nữ hiện đại hay không?

Quan niệm về dục tính chịu sự chi phối và định chế sâu sắc bởi văn hoá (xã hội,lịch sử) đã làm cho sự tiếp nhận tính dục trong văn hoá và văn chương một thời còn sự

e dè, ngần ngại, chưa nhìn nhận dục tính như đúng bản chất của nó mà phải qua bứcmàng định kiến và luân lý xã hội-văn hoá Văn học hiện đại cùng với cái nhìn đổi mớicủa nó đã nhìn thẳng, trực diện và trả lại cho dục tính tiếng nói của riêng nó – tiếng nóicủa thân xác, tiếng nói mãnh liệt và nguyên sơ phản ánh bản chất con người trong mốiquan hệ giữa cá nhân với xã hội, trong những xung đột nội tâm và những tầng sâu vi tếnhất của tâm hồn

II – DỤC TÍNH TRONG VĂN CHƯƠNG HIỆN ĐẠI

II.1 Dục tính – sự giải phóng con người bản năng

Bản năng là phần tất yếu, tồn tại thường trực và mang tính quy luật trong mỗicon người Là những phẩm chất và hành vi bẩm sinh mang đặc tính sinh học cố hữu,tồn tại ngay từ khi sinh ra mà không cần qua quá trình học tập hay rèn luyện, bản năngchỉ thực sự bộc lộ ra khi gặp những tình huống nhất định, đôi khi nằm ngoài khả năng

tự điều chỉnh hành vi của một người Trong đó, bên cạnh bản năng sinh tồn, bản năng

tự bảo vệ thì bản năng tình dục và sinh sản là một phần quan trọng của con người Nóthúc đẩy chúng ta tìm kiếm đối tác và tham gia vào quá trình sinh sản để duy trì sự tiếp

Trang 5

Mặc dù có thể thích nghi và tự điều chỉnh trong những môi trường nhất địnhnhưng bản năng là một phần quan trọng và không thể bị triệt tiêu hoặc thay đổi hoàntoàn Xu hướng của bản năng là xâm chiếm, luôn muốn vươn lên chiếm đóng, làm chủcái tôi hoặc là xung năng gây ra những hành động kích động, thoả mãn tức thời.Nhưng bản năng thường bị kiềm toả bởi lý tính cùng với các hệ hình đạo đức, luân lý,pháp luật, tôn giáo Bản năng và lý tính là hai cặp phạm trù tồn tại độc lập nhưngluôn đối kháng nhau trong tâm lý người: “Bản năng của con người thuộc về bản thể tựnhiên nhất, nằm ngoài vùng che chắn của ý thức Khi xã hội càng cố gắng và nỗ lựctạo dựng cho mình những mẫu khuôn về đạo đức thì bản năng lại càng có cớ để vùnglên, giãy nảy hoặc trà trộn vào đạo đức”2

Trong Lịch sử tính dục, Michel Foucault xem xét cái mà ông gọi là “giả thuyết

áp chế” (“le hypothèse répressive”): quan niệm thông thường cho rằng tình dục là cái

gì đó mà các thời kỳ trước đây đã đè nén, áp chế và là cái mà những con người hiệnđại đã phải đấu tranh để giải phóng nó3 Đứng trước những định chế văn hoá chủtrương tiết dục, diệt dục, kỵ dục, đưa dục tính vào lãnh địa của cấm đoán, nhạy cảm,thậm chí đánh đồng với đồi truỵ, tha hoá và cả một thời kỳ lịch sử khi nhu cầu tình dục

cá nhân buộc phải lui về sau cho những nhu cầu khác rốt ráo hơn của cái ta chung (nhucầu cái ăn, cái đói, chiến tranh vệ quốc, đấu tranh giai cấp…)

Xã hội hiện đại khi những biến động thế giới bên ngoài qua đi, con ngườichuyển dịch sự chú ý từ bên ngoài vào bên trong bản thân mình Khi đi sâu vào bảnthể người, vào thế giới nội tâm, trăn trở những vấn đề nội tại và suy tư, tìm kiếm câutrả lời ngay trong chính con người mình cũng là lúc con người đặt lại vấn đề về thânthể và tự do thân thể của chính mình, sau thời gian dài bị che khuất bởi các tín niệmnho phong và lãng quên bởi phải đáp ứng các yêu cầu khác của thời đại Đó cũng làlúc mà bản năng tình dục và nhu cầu giải phóng nó trở thành một tiếng nói chung tấtyếu

Trong “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, họ là những “con điếm” trênthành phố hết thời về quê ve vãn những người đàn ông vào mùa gặt, những người đàn

2 Văn Thị Phương Trang (2014), Hình tượng con người bản năng trong văn xuôi việt nam hiện đại, Tạp Chí

Khoa Học Và Công Nghệ, Trường Đh Khoa Học Huế Tập 1, Số 2.

Trang 6

ông chăn vịt Phải chăng họ gắn bó với cái nghề ấy một phần vì mưu sinh nhưng cũngmột phần vì cái bản năng ở người phụ nữ khiến họ ‘hành nghề’ trong cảm giác khôngchút áy náy, thậm chí tận hưởng và vui thích Phải chăng ở trong họ cái nhục dục củaquan hệ thể xác, của ái tình làm họ được sống những giờ phút thăng hoa, nhữngkhoảnh khắc thoả mãn, những xúc cảm rất riêng tư nhưng cũng rất đỗi khan hiếmtrong cuộc đời cơ cực của họ, dù nó bị người đời khinh miệt là cay đắng, rẻ mạt Họđược thỏa mãn phần bản năng sâu thẳm bên trong con người mình, để cất cả tiếngcười, tiếng thở của khoái cảm… lên trời đầy ngạo nghễ: “Đêm đến, sau các đụn lúa, họthả tiếng cười chút chít, tiếng thở mơn man… lên trời”, “khi không còn mảnh vải nàotrên người họ vẫn điềm nhiên cười khúc khích và uốn éo thân hình cứ không trơ rangượng nghịu” Hay chính cái chung đụng thể xác ấy làm con người ta thèm thuồng,khát muốn, đến phát “nghiện”, người phụ nữ sống với chị em Nương trên ghe thúnhận: “Chị cần nhiều hơn, nhiều hơn, nhiều khủng khiếp, tưởng như chị có thể nấungốn, bào mòn tất cả đàn ông trên thế gian này Lúc đầu là kiếm sống, nhưng lâu dần,

sự chung đụng của thể xác làm chị nghiện”

Đó còn là những người vợ có chồng đi vắng đã tìm đến đàn ông để thỏa mãnnhu cầu thể xác của mình Hay người phụ nữ nhờ cha Nương đóng giường và tủ, bàcũng bỏ nhà, bỏ con để chạy theo tiếng gọi nhục dục của cơ thể Không biết bà có thật

sự yêu ba của Nương không những sau cái đêm hai người ngủ với nhau bà hớn hở,luôn quan tâm đến người đàn ông ấy và cả chị em Nương cũng được hưởng lây Ngườiđàn bà đã bỏ tất cả đề đi theo người đàn ông xa lạ chỉ sau một câu hỏi nhẹ tênh “Cô đivới cha con tôi nghen” vì người thợ mộc khoẻ khoắn, sức vóc đến như cơn mưa mùa

hạ sau những ngày năng oi ả đã tưới tắm cho cơ thể và tâm hồn khô héo của người đàn

bà ‘có chồng cũng như không’ luôn chăn đơn gối chiếc Bỏ lại tất cả để một lần đượcđáp ứng những khao khát của mình có thể bị dư luận dày xéo, dân làng ném đá đếnchết nhưng họ bất chấp tất cả, vì đó cũng là những phút giây ngắn ngủi mà họ đượcsống đúng nghĩa là một người đàn bà

Khoái cảm không còn là thứ phải bị đè nén, dấu diếm, phủ nhận một cách giảtạo nữa mà đã được các nhân vật, đàn ông lẫn đàn bà, xuân xanh hay luống tuổi, bấtchấp ‘mặt nạ xã hội’ của họ là gì, đón nhận với tâm thế thành thật, chủ động và thậm

Trang 7

chí, tận hưởng, kiêu hãnh Tiếng nói của thân xác đã được thừa nhận, được lắng nghe,được tôn trọng và được đáp ứng như một đặc tính tự nhiên và rất người.

II.2 Dục tính – sự thăng hoa của tình yêu?

Nếu trong tinh thần của văn học lãng mạn, tình yêu khiến cho tình dục đạt trạngthái thăng hoa hay trong quan niệm truyền thống, tình dục, ở tầm lý tưởng, thườngphải là kết quả của một tình yêu đẹp đẽ, thiêng liêng, cao khiết, có thể thất thế nhưnggiá trị của nó luôn vượt lên mọi nghịch cảnh Nhưng khi bước sang thời kỳ hiện đại vàhậu hiện đại, tình yêu đã được giải thiêng và đưa về với bản chất thật, với đời sống lắmlúc tầm thường, khổ đau, toan tính, ích kỷ Cũng chính vì vậy mà văn chương hiệnđại thay vì mô tả niềm say mê tính dục trong trạng thái ngây ngất của tình yêu thì lại đisâu vào bóc trần sự bất lực của tính dục trong việc khoả lấp khoảng trống mà tình yêu

bỏ lại Ta có thể đối chiếu yếu tố dục tính trong “Tiếng chim hót trong bụi mận gai’của Colleen McCullough với Người tình của Marguerite Duras để thấy rõ sự chuyểnbiến này

“Anh yêu em, Meggie Anh mãi mãi yêu em Nhưng anh là linh mục…” - chaRalph nói, khi cô bé Meggie, còn chưa thành đàn bà, thể hiện tình cảm với ông CònMeggie thì nói: “Tôi sinh ra cho anh ấy và chỉ anh ấy mà thôi”

Meggie là cô bé xuất thân nghèo khó, cô độc và thiếu thốn tình thương cha mẹ

Cô bé nhỏ nhắn đó đã khiến cha Ralph, một tổng giám mục, rơi vào địa ngục như thiênthần sa ngã Lucifer Sự ngây thơ thuần khiết đã khiến ông rơi vào tình yêu và những bikịch cũng bắt đầu từ đây Ngay từ giây phút nhìn thấy hình hài bé nhỏ, mong manh ấy,bản năng đàn ông đã mách bảo cho Cha Ralph biết rằng, bên cạnh Thiên Chúa, đây sẽ

là con người mà Cha yêu suốt quãng đời Từ bỏ Meggie ư? Ai cũng biết con tim luôn

có lý lẽ riêng của nó, Cha Ralph đã suốt đời dùng lý trí của một linh mục, một ĐứcCha và một Hồng Y để từ chối, trốn chạy, và cũng để thấy rằng mình đã thất bại nặng

nề Càng cố quên thì hình ảnh Meggie càng rõ nét hơn, làm che phủ cả Chúa Trời “Takhông hiểu vì sao con có uy lực như thế đối với trái tim không biết rung động của ta?”[tr.119] Hình ảnh bông hồng cựa quậy trong cuốn Kinh Thánh làm trái tim Cha nhứcnhối “Bông hồng ấy hiện giờ tôi vẫn giữ bên mình, trong cuốn kinh lễ của tôi Mỗi lầnthấy một bông hồng màu sắc như thế, tôi lại nghĩ đến em Tôi yêu em, Meggie Em là

Trang 8

bông hồng của tôi, hình ảnh con người tuyệt vời của em và ý nghĩ về em luôn luôn ởcùng tôi” [tr.360] Cha Ralph khuyên mẹ nàng quan tâm đến việc tìm cho nàng mộtngười bạn đời khi mà thực ra trong thâm tâm lại khao khát, ước mơ được sở hữu nàngsuốt đời Dẫu đã chạy trốn, nhưng Cha Ralph vẫn thấy đau đớn như ai bóp nghẹt contim mình khi nàng lấy chồng “Tội nghiệp, Đức giám mục thơ thẩn ở đây như người bấtđắc chí, như thể chờ mong em sắp từ một góc nào nhảy xổ ra” [tr.335] Và càng đauđớn hơn khi nàng bị ngược đãi bởi chính người chồng của nàng Cha Ralph tìm về vớinàng trong bàng hoàng thảng thốt: dẫu tất cả những gì Cha có thể nói là “Meggie, thứlỗi cho anh”.

Nhưng có một lần khi Đức Chúa Trời tạm ngủ quên, Cha Ralph vẫn trong nỗidày vò và day dứt cố hữu, đã cho mình một lần nếm trái cấm bí hiểm của tình yêu bên

bờ biển vắng lãng mạn gọi mời Chỉ đôi ba ngày ngắn ngủi thôi rồi Cha Ralph sẽ trởlại với sự phụng sự Chúa Trời Trong lần hạnh ngộ ấy, mọi sức mạnh thiếp ngủ trongngười Cha Ralph, vốn bị lấn át, bị đè nén, bùng nổ, hỗn loạn, và lý trí xun xoe lụytrước dục vọng, và mệnh lệnh của lý trí lụi tàn trước mệnh lệnh của xác thịt Họ laovào nhau, bù đắp cho những tháng này xa cách “Hai tay Meggie bay vụt lên quấn lấy

cổ ông, hai tay ông lật bật xiết chặt lại sau lưng nàng; đầu cúi xuống, môi ông tìm môinàng và đã tìm được Môi nàng – sống động, ấm áp – không chỉ còn là một hoài niệm

tự dưng hiện đến, không đáng có Hai tay nàng quấn lấy cổ ông, dường như không baogiờ buông ra nữa” [tr.559] Họ thăng hoa cùng nhau, tình yêu hoà vào niềm đam mênhục dục: “Ông ôm nàng chặt hơn, mắt đầy lệ, ông chăm chú nhìn trong ánh sángchạng vạng – khuôn mặt nàng dịu dàng, cặp môi mềm mại hé mở, thở một cách ngạcnhiên và hạnh phúc Nàng bao bọc lấy ông bằng tay và bằng chân, những mối buộcsống động, mềm mại, mượt mà, đầy đau khổ và không thể phá bỏ được Ông úp mặtvào vai nàng, áp má vào làn da mịn màng của nàng và buông mình theo cơn hứng tìnhcuồng dại, như đấu tranh với chính số phận” [561] “Nàng hạnh phúc khôn tả, suốt đờikhông khi nào nàng có được hạnh phúc trọn vẹn như thế Từ lúc ông chặn đón nàng ởcửa, tất cả trở thành bản trường ca của xác thịt – những cái ôm riết, tay, thân thể, khoáilạc không thể tả được Ta được tạo nên cho ông ấy, cho riêng ông ấy… Đấy là lý do tạisao với Luke, ta chẳng cảm thấy gì! Nàng bị cuốn đi bởi làn sóng thứ chín của dục

Trang 9

vọng không thể chịu đựng nổi nữa, chỉ còn một ý nghĩ – hiến cho Ralph tất cả, toàn bộbản thân mình, điều đó quan trọng hơn chính cuộc đời”[563]

Đôi ba ngày ngắn ngủi ấy đối với Meggie là thời gian đủ để nàng ăn cắp từ ĐứcChúa Trời một bản sao bé bỏng của Ralph – niềm an ủi suốt những tháng năm đằngđẵng còn lại Với Cha Ralph lại là cả một vỡ lẽ ghê gớm, mong ước mình trở thànhthánh nhân, nhưng giờ ông hiểu “con người vẫn cứ là con người” [tr.561] Càng cayđắng khi nhận ra “Phải, ta đã chiến đấu dữ dội với em, Meggie của ta ạ! Thế nhưngcuối cùng không phải em bị đập vỡ tan tành để ta phải dán lại từng mảnh một, màchính ta phải gắng thâu lượm những mảnh vỡ của chính mình Em được đặt trênđường đi của ta để cho ta hiểu: sự kiêu hãnh của những đấng chăn chiên như ta là giảdối và trống rỗng biết chừng nào” [tr.563-564] Chính cái gai này của Cha mới đâmCha đau nhất, chảy máu nhiều nhất Đáng thương hơn, khi bụi mận gai đã nở ra mộtbông đẹp nhất rực rỡ suốt hai mươi năm mà chính nó không hay biết đến thì hoa rụngxuống Lúc này “trái tim đã già” không còn đủ sức chịu đựng, Cha Ralph đã từ giã cõiđời

Không bàn luận và đánh giá bằng thang đo đạo đức hay thẩm mỹ, những nhàvăn hiện đại chấp nhận tình dục trong mọi khía cạnh của nó như chấp nhận thực tại mà

họ đang sống Họ có thể có niềm tin về tính dục, nhưng đó là niềm tin: "Không mộtviệc làm nào với nhau ở trên giường là vô đạo đức nếu nó góp phần gợi nhớ đến tìnhyêu" (Marquez) Marguerite Duras đã khắc hoạ một thứ tình yêu lệch chuẩn giữa một

cô bé Pháp lai mười lăm tuổi rưỡi lạc lõng giữa thuộc địa với người đàn ông gốc Hoahai mươi bảy tuổi giàu có trên một chuyến phà định mệnh trôi sông Mekong và mộtthứ dục tính ‘khác lạ’ với quan niệm truyền thống, một điệp khúc thân xác vô tận và

ám ảnh, nhưng cũng đẹp đẽ và đớn đau

“Cô không nhìn anh Cô sờ người anh Cô mơn man sự êm dịu của giới vật, củalàn da, cô vuốt ve màu vàng cốm, điều mới lạ chưa từng biết đến Anh rên rỉ, anhkhóc Anh ở trong một tình yêu tệ hại

Anh vừa khóc vừa yêu cô Đầu tiên là sự đau đớn Và rồi sự đau đớn bị giữ lại,

bị thay đổi, dần dần bứt rễ, bị cuốn về phía hoan lạc, gắn chặt với khoái lạc, anh ômchặt lấy cô

Biển cả, không hình thù, chỉ đơn giản là không gì sánh nổi ”

Trang 10

Tình dục đã không còn là thứ gắn liền với hạnh phúc nữa mà còn gắn chặt vớinước mắt, rên rỉ không vì khoái lạc mà vì đớn đau: “Những nụ hôn trên thân thể làmtuôn nước mắt Có thể nói rằng nước mắt an ủi người ta Ở nhà tôi không khóc Ngàyhôm ấy trong căn phòng hưởng lạc này nước mắt đã an ủi cả quá khứ lẫn tương lai.”

Khi những cuộc làm tình vì trống rỗng chỉ để lại sự trống rỗng vô tận hơn, sâuhoắm hơn sau khi làm tình: “Anh nói rằng sau đó (sau khi làm tình) bao giờ cũngkhủng khiếp Anh mỉm cười Anh nói: dù người ta có yêu nhau hay là không yêu, điều

đó bao giờ cũng khủng khiếp.”

Tình yêu của cô không phải là thứ tình yêu đơn thuần, vô tư Thoạt đầu cô đếnvới anh là vì tiền: "Tôi đi với anh ta là vì tiền, tôi không thể yêu anh ta, nhất thiếtkhông thể yêu được" Sau đó,cô bị cuốn hút vào đam mê dục vọng của ái tình, cô tìmthấy ở đó một niềm hoan lạc mà cô không thể dứt ra được, không thể thiếu được, nónhư nước hút vào trong cát đầy bản năng và trực cảm Nhưng đến tận khi người tìnhTrung Hoa không còn bên cô, thứ tình cảm đặc biệt với người tình đã dứt ra, lìa xa,trong cô mới vỡ òa tất cả Từ trong sâu thẳm đã trỗi dậy một tình yêu chân thực, mãnhliệt - một tình yêu thiêng liêng mà từ trước đến nay cô không ngờ tới, không đượcnhận biết: "Đêm hôm đó, cái đêm đã mất đi giữa muôn trùng những đêm cô gái đứnglên và rồi sau đó cô khóc, bởi cô nghĩ đến người đàn ông Chợ Lớn, và cô bỗngkhông còn chắc chắn là đã không yêu anh ta bằng một mối tình mà cô đã không nhìnthấy, vì nó đã bị hút vào câu chuyện như nước vào cát và giờ đây, cô chỉ tìm thấy lại

nó vào cái khoảnh khắc này của âm nhạc vút lên qua biển cả" Cuộc tình kỳ lạ, lẫntrong xác thịt và tiền bạc của họ, cuộc tình không thành, dang dở, chỉ hiện hữu trong

dư ba của ký ức: “Nhiều năm sau chiến tranh, sau những cuốc hôn nhân, những đứacon, những cuộc ly dị, những cuốn sách, anh đã đến Paris cùng vợ mình Anh đã gọiđiện thoại cho tôi… Và rồi anh nói rằng anh vẫn yêu cô, rằng anh không bao giờ cóthể ngừng yêu cô được, rằng anh sẽ yêu cô cho đến chết”

Ta có thể thấy, so với Tiếng chim hót trong bụi mận gai, dục tính trong Ngườitình tuy không tách rời tình yêu nhưng cũng không ở trong mối quan hệ đơn giản, mộtchiều tình yêu – tình dục mà có sự phức tạp, đan xen và luôn trong sự tương tác, chiphối bởi nhiều yêu tố khác

Trang 11

II.3 Dục tính – hé mở ẩn ức, phức cảm trong tâm hồn con người

Trong phân tâm học, thuật ngữ ẩn ức hay dồn nén (Refloulement) được hiểu làquá trình tinh thần được gây ra bởi một xung đột giữa nguyên lý khoái cảm và hiệnthực Lại Nguyên Ân trong công trình 150 thuật ngữ văn học đã làm rõ nội hàm củanhững dồn nén, ức chế được sinh ra bởi ham muốn tính dục (Libido) không được thỏamãn Lại Nguyên Ân đã dựa theo quan điểm của Freud để phân ra ba bậc đời sống tinhthần của con người là cái “Tôi” (Ego), cái “Nó” (Id), cái “Siêu Tôi” (Super - Ego) vàcho rằng: “Nó là trung tâm của những bản năng mù: hoặc những bản năng tính dục,hoặc là bản năng xâm kích, chúng muốn được thỏa mãn ngay lập tức, không kể gì đếncác quan hệ của chủ thể với thực tại bên ngoài”, “Cái Siêu Tôi bao hàm những khuônmẫu, những răn cấm và những khích lệ về đạo đức, được cá nhân lĩnh hội một cách vôthức trong quá trình giáo dục”4 Từ đây có thể thấy, khi cái “Nó” trỗi dậy, những hammuốn tính dục của con người dâng trào mãnh liệt nhưng con người không thể làm chocái “Nó” được thỏa mãn bởi có sự ngăn cấm của cái “Siêu Tôi” Cái “Siêu Tôi” đãgiúp cho con người nhận ra được những rào cản của đạo đức, xã hội khiến con ngườikhông thể tự do buông phóng bản năng Vì điều này mà ẩn ức, dồn nén ham muốn tínhdục được sinh ra

Không phải khi nào tình dục cũng gắn với khoái cảm, thăng hoa hay hạnh phúc

mà đôi khi nó hé lộ những ẩn ức, phức cảm ở sâu trong tiềm thức, vô thức của mỗingười Lý thuyết về dục năng (Libido) của Sigmund Freud, cũng nói về một bí ẩntương tự: cái động lượng sống của chúng ta vốn được đem đến từ một cội nguồn sâu

xa bị đè nén, và qua đó, giữa hàng triệu phút giây chúng ta sống hoàn toàn logic, hợp

lý, thì vẫn có những khoảnh khắc lệch lạc lạ kỳ

II.3.1 Dục tính và ẩn ức ấu thơ

Những trải nghiệm của chúng ta trong những năm đầu thời thơ ấu sẽ để lại dấuvết khó phai mờ trong sâu thẳm tâm trí chúng ta dưới dạng những ẩn ức ấu thơ hay cái

mà S.Freud gọi là ‘ký ức bình phong’ Tuy nhiên, nếu chúng ta tìm kiếm trong ký ứccủa mình để xác định đâu là những dấu vết sẽ ảnh hưởng chúng ta đến cuối đời, thì kếtquả sẽ là không có gì cả hoặc chỉ một số ít các ký ức đơn lẻ thường mang ý nghĩa mờ

Trang 12

hồ hay khó hiểu Những ký ức này in hằng trong vùng vô thức một cách bền vững vàtrong một số điều kiện nhất định, sẽ chi phối các suy nghĩ, hành động của chúng ta.

Đó là những ký ức về bạo lực đã khiến cho Chó con trong Một thoáng ta rực rỡ

ở nhân gian học về thân thể và tình dục trong đau đớn Chiến tranh Việt Nam hằn dấulên ký ức của người bà và mẹ, để lại sang chấn lên hành vi của họ Những đám mâynapalm trong tuổi thơ Việt Nam của bà mẹ vẫn trùm đen kịt bầu trời nước Mỹ MẹChó con lúc nào cũng sợ tiếng súng và nhầm lẫn những tiếng động lớn, bao gồm cảtiếng pháo hoa, với tiếng súng Cuộc chiến và bom đạn ấy chưa hề ngừng lại, vẫn diễn

ra hằng ngày trong đời sống của cả gia đình Mối quan hệ mẹ-con trong “Một thoáng

ta rực rỡ ở nhân gian” là một mối quan hệ đầy phức tạp: yêu thương mà bạo lực; cảmthông mà tổn thương nhau Người mẹ ấy có thể tát con tới tấp, có thể nhốt con dướitầng hầm ẩm ướt, nhưng người mẹ ấy ôm ấp lấy đứa con khi dám bộc lộ giới tính thậtcủa mình bằng vài câu nói đầy tình yêu, “Con khỏi cần đi đâu hết Có con với mẹ thôi,Chó Con à Mẹ còn ai đâu.” Họ chỉ có nhau trên đời Lớn lên trong lạc lõng và mặccảm tha nhân của đứa con nhập cư, Chó Con chịu sự bạo hành từ cả gia đình và nhàtrường, những trận đánh đập từ những kẻ bắt nạt ở trường mà nó phải chịu đựng khitìm cách hòa nhập vào đời sống ở Mỹ Những sang chấn ấu thơ đó làm cho Chó con têliệt với bạo lực và cố gắn thích nghi bằng cách cam chịu nó, chấp nhận nó và tậnhưởng nó như lẽ đương nhiên

Đó cũng có thể là sự phủ nhận của chính người cha đã cắt đứt sợi dây liên kếtgiữa Midori và thế giới trong Rừng Nauy của Hảuki Murakami, ẩn ức ấu thơ đó đãkhiến cô không thể có một lối sống tình dục lành mạnh mà quăng mình vào sự vồ vậpbản năng, vào sự cọ xát xác thịt Midori có một gia đình bình thường, phổ biến trong

XH Nhật Bản Nhưng cô luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình,

mẹ thì ghét đủ thứ việc nhà và ghét luôn cả việc quan tâm đến con cái Người bố, khiđối mặt với cú sốc mất vợ đã vô tình làm tổn thương tới con gái của mình Ông nói vớicon: “Tao thà mất hai đứa chúng mày còn hơn mất bà ấy.” Với Midori, câu nói ấy nhưmột lưỡi dao, đâm sâu vào trái tim khiến cô đau đớn: “Cái vết thương ấy sẽ không baogiờ lành được” Viết về sự cô độc của Midori, Murakami đã miêu tả những hành độngluôn khó đoán, cảm tính, bộc phát và sự tự do tình dục của cô như một sự phản ứng lại

Ngày đăng: 17/06/2024, 15:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Kim Phượng (2022), “Diễn ngôn nam quyền về tính dục trong văn học Việt Nam trước 1975”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, tr 123-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn nam quyền về tính dục trong văn họcViệt Nam trước 1975
Tác giả: Bùi Thị Kim Phượng
Năm: 2022
2. Bửu Nam (2019), “Thi phẩm Night Sky With Exit Wounds (Trời Đêm Với Những Vết Thương Xuyên) của Ocean Vuong và diễn ngôn về giới/đồng tính”, Kỷ yếu Quốc Gia Văn học và Giới, tr. 907-921 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi phẩm "Night Sky With Exit Wounds (Trời Đêm VớiNhững Vết Thương Xuyên)" của Ocean Vuong và diễn ngôn về giới/đồng tính
Tác giả: Bửu Nam
Năm: 2019
3. Lại Nguyên Ân (2017), “150 Thuật ngữ văn học”, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.587 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2017
4. Lê Nguyên Cẩn (2018), “Diện mạo phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 404 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện mạo phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2018
5. Lê Thị Bích Hạnh (2018), “Vấn đề tính dục nữ giới trong tiểu thuyết Cô gái chơi dương cầm của Elfriede Jelinek”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Tập 127, Số 6C, tr. 93-101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tính dục nữ giới trong tiểu thuyết "Cô gáichơi dương cầm "của Elfriede Jelinek
Tác giả: Lê Thị Bích Hạnh
Năm: 2018
6. Lê Thị Thanh Xuân (2018), “Yếu tố tính dục và nhu cầu giải phóng tính dục trong truyện ngắn của các nhà văn Nữ Việt Nam”, Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế, Tập 11, Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố tính dục và nhu cầu giải phóng tính dụctrong truyện ngắn của các nhà văn Nữ Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Thanh Xuân
Năm: 2018
7. Tuấn Anh (2008), “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật”, Tạp chí Sông Hương, Số 236, http://tapchisonghuong.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữtrong văn học nghệ thuật
Tác giả: Tuấn Anh
Năm: 2008
8. Văn Thị Phương Trang (2014), “Hình tượng con người bản năng trong văn xuôi việt nam hiện đại”, Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ, Trường Đại học Khoa Học Huế Tập 1, Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng con người bản năng trong văn xuôiviệt nam hiện đại
Tác giả: Văn Thị Phương Trang
Năm: 2014
9. Vũ Thị Hương (2019), “Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác phẩm tiểu biểu)”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đươngđại (Qua một số tác phẩm tiểu biểu)
Tác giả: Vũ Thị Hương
Năm: 2019
10. Vũ Thị Trang (2020), “Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệ thuật”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 415 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình phân tâm học - Phía của những ám ảnh nghệthuật
Tác giả: Vũ Thị Trang
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2020
11. Catechesis (2018), “Tính dục trong tình yêu”, catechesis, https://catechesis.net/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính dục trong tình yêu
Tác giả: Catechesis
Năm: 2018
13. Đàn T. (2020), “Tiếng chim hót trong bụi mận gai – Khúc tình si đầy bi thương”, Tạp Chí Tao Đàn, https://taodan.com.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng chim hót trong bụi mận gai – Khúc tình si đầy bithương
Tác giả: Đàn T
Năm: 2020
15. Vov B. Đ. T. (2010), “Sex trong văn học? ”, VOV.VN. https://vov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sex trong văn học
Tác giả: Vov B. Đ. T
Năm: 2010
17. Bích Hạnh (2014), “Sinh hoạt khoa Học: Bản chất tính dục theo quan điểm Phân tâm học”, Cổng thông tin điện tử Học viện Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh hoạt khoa Học: Bản chất tính dục theo quan điểm Phân tâm học
Tác giả: Bích Hạnh
Năm: 2014
18. Khánh Nguyên dịch (2024), “Ocean Vương: Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”, Nxb Nhã Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ocean Vương: Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian
Tác giả: Khánh Nguyên dịch
Nhà XB: Nxb Nhã Nam
Năm: 2024
16. Lê Anh Minh dịch (2013), Karin Haglund: Tính dục & Tín Ngưỡng, http://www.holieu Link
12. Côi M. (2023), “Tiếng chim hót trong bụi mận gai: Khúc tình ca trong ngần của Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w