1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng pháp thương mại của trường đại học thương mại

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Kỹ Năng Dịch Thuật Cho Sinh Viên Chuyên Ngành Tiếng Pháp Thương Mại Của Trường Đại Học Thương Mại
Tác giả ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương, ThS. Nguyễn Thị Mị Dung
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tiếng Pháp Thương Mại
Thể loại Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 289,44 KB

Nội dung

Đánh giá thực trạng về kỹ năng dịch thuật biên dịch của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại .... Đánh giá hiệu quả các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO KỸ NĂNG DỊCH THUẬT CHO SINH VIÊN

CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI CỦA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Mã số đề tài: CS20-62

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Thùy Dương

Thành viên tham gia: ThS Nguyễn Thị Mị Dung

Hà Nội, 03/2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO KỸ NĂNG DỊCH THUẬT CHO SINH VIÊN

CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI CỦA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Mã số đề tài: CS20-62

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Thùy Dương

Thành viên tham gia: ThS Nguyễn Thị Mị Dung

Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài

ThS Nguyễn Thị Thùy Dương

Hà Nội, 03/2021

Trang 3

I MỤC LỤC MỤC LỤC I DANH MỤC BẢNG III DANH MỤC HÌNH IV THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Câu hỏi nghiên cứu: 6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6

7 Những đóng góp của đề tài 8

8 Kết cấu của nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH THUẬT 10

1.1 Kỹ năng dịch thuật 10

1.1.1 Định nghĩa dịch thuật 10

1.1.2 Khái niệm biên dịch 10

1.1.3 Kỹ năng dịch thuật biên dịch 11

1.2 Các phương pháp và tiêu chí đánh giá bản dịch 13

1.2.1 Các phương pháp dịch thuật 13

1.2.2 Dịch thuật chuyên ngành và nguyên tắc chung khi biên dịch chuyên ngành 16

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá bản dịch 20

1.3 Các hoạt động nâng cao kỹ năng biên dịch 21

1.3.1 Quy trình luyện dịch viết 21

1.3.2 Tài liệu thực 24

1.3.3 Sổ tay từ vựng và luyện dịch 25

1.3.4 Nhận xét-góp ý bản dịch 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG DỊCH THUẬT CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI 28

Trang 4

II 2.1 Đánh giá thực trạng về kỹ năng dịch thuật biên dịch của sinh viên

chuyên ngành tiếng Pháp thương mại 28

2.1.1 Niềm yêu thích của sinh viên đối với môn biên dịch 28

2.1.2 Đánh giá của sinh viên về kỹ năng biên dịch 29

2.1.3 Động lực của sinh viên khi học môn biên dịch 30

2.1.4 Đánh giá của sinh viên về công cụ hỗ trợ dịch thuật Google translate 31

2.1.5 Những khó khăn của sinh viên khi biên dịch tài liệu 33

2.1.6 Các lỗi biên dịch thường gặp trong các bản dịch của sinh viên 35

2.2 Các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại 37

2.3 Đánh giá hiệu quả các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại 41

2.3.1 Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch 42

2.3.2 Đánh giá của sinh viên về quy trình luyện dịch viết 47

2.3.3 Đánh giá của sinh viên về nhận xét góp ý chỉnh sửa bản dịch 49

2.4 Mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch 50

2.5 Khó khăn của sinh viên khi giảng viên áp dụng các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch 52

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 54

3.1 Bối cảnh và dự báo về yêu cầu nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên 54

3.2 Các đề xuất khuyến nghị và giải pháp 55

3.2.1 Đề xuất đối với giảng viên 55

3.2.2 Đề xuất đối với sinh viên 56

3.2.3 Đề xuất đối với nhà trường 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 67

Trang 5

III DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch đối với kiến thức

ngôn ngữ của sinh viên 42 Bảng 2: Hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch đối với kỹ năng biên dịch

của sinh viên 43 Bảng 3: Hiệu quả của sổ tay từ vựng và luyện dịch đối với kỹ năng liên môn 46 Bảng 4: Thái độ làm việc của sinh viên trong quá trình thực hiện sổ tay từ vựng

và luyện dịch 47 Bảng 5: Hiệu quả của quy trình luyện dịch viết 48 Bảng 6: Hiệu quả của nhận xét góp ý chỉnh sửa bản dịch của giảng viên cho các

bài dịch thuật của sinh viên 49 Bảng 7: Mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động giảng dạy 51 Bảng 8: Khó khăn của sinh viên trong áp dụng các hoạt động 53

Trang 6

IV DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Thực trạng yêu thích học biên dịch 29

Hình 2: Đánh giá của sinh viên khi dịch các tài liệu kinh tế Pháp-Việt và Việt-Pháp 29

Hình 3: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng biên dịch 30

Hình 4: Động lực của sinh viên khi học môn biên dịch 31

Hình 5: Tần suất sử dụng công cụ google translate của sinh viên khi dịch tài liệu 32

Hình 6: Nhược điểm của công cụ google translate 32

Hình 7: Khó khăn của sinh viên trong việc biên dịch tài liệu kinh tế Pháp-Việt; Việt-Pháp khi không sử dụng google translate 33

Hình 8: Nguyên nhân của những khó khăn khi biên dịch các tài liệu kinh tế Pháp -Việt; Việt-Pháp 33

Hình 9: Thời gian tự học biên dịch mỗi tuần 34

Hình 10: Lỗi biên dịch thường gặp trong các bản dịch của sinh viên 36

Trang 7

V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại của trường Đại học Thương mại

- Mã số: CS20 – 62

- Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Thị Thùy Dương

- Cơ quan chủ trì: trường Đại học Thương mại

- Thời gian thực hiện: từ 10/08 năm 2020 đến tháng 31/03 năm 2021

2 Mục tiêu:

Nghiên cứu có mục tiêu làm rõ các vấn đề sau:

- Hệ thống cơ sở lý luận về dịch thuật và các phương pháp dịch thuật

- Đánh giá thực trạng về kỹ năng dịch thuật biên dịch của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại

- Đánh giá việc áp dụng thí điểm các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mai, Đại học Thương mại

3 Tính mới và sáng tạo:

- Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu về thực trạng kĩ năng dịch thuật biên dịch tiếng Pháp ở trường Đại học Thương mại

- Nghiên cứu đã áp dụng bốn hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại bao gồm: tài liệu thực, quy trình luyện dịch viết, sổ tay từ vựng và luyện dịch, nhận xét góp ý bản dịch

Trang 8

VI

4 Kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về dịch thuật

- Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch thuật bao gồm kỹ năng dịch thuật, phương pháp và tiêu chí đánh giá bản dịch, các hoạt động nâng cao kỹ năng biên dịch

- Trong phần thực trạng học biên dịch hiện nay của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu trình độ tiếng Pháp, niềm yêu thích học tập, động cơ học tập và những khó khăn của sinh viên khi dịch thuật Kết quả khảo sát cho thấy khó khăn của sinh viên đến từ nhiều nguyên nhân: thiếu vốn từ vựng cơ bản, từ vựng chuyên ngành kinh tế; sự khác nhau về cấu trúc ngôn ngữ giữa tiếng Pháp

và tiếng Việt; không nắm vững các phương pháp dịch thuật Sau khi hiểu rõ thực trạng học tập và những khó khăn của sinh viên khi học biên dịch, đề tài đã áp dụng thí điểm bốn hoạt động nâng cao kỹ năng biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại, bao gồm: Sử dụng tài liệu thực, Quy trình luyện dịch viết, Sổ tay từ vựng và luyện dịch; Nhận xét-góp ý chỉnh sửa bản dịch của sinh viên Kết quả khảo sát lấy ý kiến sinh viên cho thấy bốn phương pháp nêu trên được sinh viên đánh giá là hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch

và cải thiện vốn từ vựng cơ bản, vốn từ vựng chuyên ngành kinh tế của sinh viên

- Dựa trên kết quả phân tích thực trạng, đề tài đã đưa ra các đề xuất đối với giảng viên, sinh viên và các kiến nghị với các nhà quản lý của trường để nhằm nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại

5 Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí

năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp

dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Nguyễn Thị Thùy Dương (2020), Thực trạng và giải pháp cải thiện kỹ năng biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Tổ chức giảng dạy ngoại ngữ trong các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, Hà nội ngày 8 tháng 12 năm 2020, Nhà xuất bản Hồng Đức

Trang 9

VII

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

- Hiệu quả của nghiên cứu: Kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy bốn hoạt động: tài liệu thực, quy trình luyện dịch viết, sổ tay từ vựng và luyện dịch; nhận xét-góp ý chỉnh sửa bản dịch của sinh viên có hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên Sinh viên có những tiến bộ đáng kể về kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng dịch thuật biên dịch, kỹ năng liên môn và thái độ làm việc chủ động, nghiêm túc

- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp nguồn thông tin tham khảo cho nhà trường, các nhà quản

lý chuyên môn và các giảng viên Viện Hợp tác Quốc tế trong việc thiết kế chương trình, giáo trình, và kế hoạch giảng dạy môn học biên phiên dịch tiếng Pháp

Ngày tháng năm 2021

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

Nguyễn Thị Thùy Dương

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dịch thuật là cầu nối sự giao tiếp giữa các quốc gia Francis Bacon, một triết gia người Anh từng viết “Tri thức là sức mạnh” Trong nền kinh tế hiện nay, rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, xây dựng, y tế, tài chính, du lịch, đều sử dụng những tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt Trong các ngành nghề được thì ngành giáo dục là một trong những ngành sử dụng dịch vụ dịch thuật nhiều nhất Nhiều tài liệu hỗ trợ cho việc trồng người đều xuất phát từ các ngôn ngữ khác nhau ngoài tiếng Việt Những tài liệu này được dịch ra tiếng Việt một cách chính xác và thoát nghĩa

Để người Việt Nam có thể tiếp cận với tinh hoa tri thức của nhân loại thì người Việt phải giỏi ngoại ngữ để có thể đọc sách tiếng nước ngoài và có thể biên dịch những cuốn sách hay ra tiếng Việt để mọi người dân đều có thể đọc và tiếp cận tri thức mới Văn minh nhân loại, những khám phá về khoa học kỹ thuật đã được trao đổi thông qua dịch thuật

Để hội nhập quốc tế thì ngành dịch thuật trở nên cấp thiết trong quá trình giảng dạy và đào đạo ở bậc đại học Đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, trường Đại học Thương mại thì biên dịch đóng vai trò rất quan trọng vì trước khi ra trường, một số ít sinh viên viết khóa luận trực tiếp bằng tiếng Pháp, phần lớn sinh viên viết khóa luận bằng tiếng Việt sau đó dịch ra tiếng Pháp.Theo thực tế giảng dạy trên lớp của các giảng viên và theo kết quả phỏng vấn sinh viên, đa số sinh viên cho rằng biên dịch các văn bản kinh tế tiếng Pháp là khó Điều này phản ánh rõ thực trạng sinh viên gặp khó khăn trong biên dịch các tài liệu kinh tế tiếng Pháp Rất nhiều sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại- Trường Đại học Thương mại nhận định rằng vốn từ vựng chuyên ngành không tốt Số sinh viên có vốn từ vựng ở mức không tốt thường nằm ở những sinh viên thi đầu vào khối A chưa được tiếp xúc với tiếng Pháp trước khi bước vào đại học Phần lớn sinh viên cho rằng thuật ngữ chuyên ngành là yếu tố khó khăn nhất trong khi biên dịch văn bản kinh tế Như vậy, việc cung cấp vốn

từ vựng thuật ngữ kinh tế cho sinh viên là nhu cầu bức thiết hỗ trợ việc biên dịch tài liệu Ngoài ra, sinh viên còn gặp khó khăn do sự khác biệt về văn hóa, sự thiếu kinh nghiệm dịch thuật và trình độ chuyên môn khi biên dịch tài liệu tiếng Pháp

Trang 11

2 Nhận thấy vai trò quan trọng của dịch thuật trong việc tiếp nhận những tri thức mới của nhân loại trong nhiều lĩnh vực khác nhau và những khó khăn của sinh viên khi dịch thuật tài liệu tiếng Pháp chuyên ngành, chúng tôi đề xuất nghiên cứu đề tài “Nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, trường Đại học Thương mại ” với mục đích đánh giá hiệu quả của các hoạt động nâng cao kỹ năng dịch thuật biên dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp thương mại, Đại học Thương mại Nghiên cứu này kỳ vọng sẽ đưa ra các phương pháp giúp nâng cao năng lực dịch thuật sinh viên, giúp sinh viên tự tin hơn khi đọc các tài liệu tiếng Pháp nói chung và tài liệu tiếng Pháp chuyên ngành nói riêng để tiếp cận tri thức Kết quả của nghiên cứu sẽ là nguồn tham khảo thiết thực để xây dựng và đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy môn biên - phiên dịch tiếng Pháp

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu của các tác giả trong nước

Trong giảng dạy và nghiên cứu dịch thuật tại các trường đại học, có rất ít đề tài nghiên cứu về kỹ năng dịch thuật Dịch thuật được chia làm hai mảng chính: biên dịch (dịch viết) và phiên dịch (dịch nói) Để biên dịch tốt, người dịch cần có kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết và nắm vững kiến thức ngữ pháp Để phiên dịch tốt, người dịch cần tập trung vào kỹ năng nghe nói và kỹ năng phản xạ cao Theo Hồ Đắc Túc (2012), kỹ năng dịch thuật bao gồm: sự thành thạo hai ngôn ngữ, và khả năng diễn đạt, trong dịch viết là cách diễn tả bằng chữ, trong dịch nói là khả năng trình bày trước công chúng Ngoài ra, người dịch cần kiến thức rộng về văn hóa, kỹ thuật, luật pháp, thương mại

để hiểu trọn vẹn nội dung cần chuyển ngữ

Theo nghiên cứu của Lê Hoài Ân (2017), tác giả đã áp dụng lý thuyết dịch chức năng Đức trong giảng dạy biên dịch Đức-Việt tại trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Trên cơ sở phân tích lý thuyết dịch chức năng Đức, bài viết bàn về nội dung quan trọng nhất trong lý thuyết dịch chức năng Đức là mục đích dịch quyết định hoạt động dịch, tức là quyết định lựa chọn phương pháp dịch tùy vào mục đích của bản dịch, bản dịch dùng làm gì và để dành cho ai Theo lý thuyết dịch chức năng thì lúc nào cũng phải có một thông điệp mới trong bản dịch Đưa ra một thông điệp mới trong văn hóa đích hay vẫn giữ thông điệp ở văn hóa nguồn trong bản dịch hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích dịch Dựa vào lý thuyết dịch chức năng Đức, tác giả đề

Trang 12

3 xuất hướng thiết kế các bài tập luyện kỹ năng biên dịch Đức - Việt Trong bài viết này, tác giả chưa nêu lên các bài tập cụ thể và phản hồi của sinh viên về hiệu quả của các bài tập luyện dịch này

Trong một nghiên cứu với tiêu đề “Bàn về giảng dạy biên - Phiên dịch cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc”, Lưu Hớn Vũ (2017) nói về phương pháp đóng vai

mô phỏng thực tế Trong quá trình giảng dạy, giảng viên đưa ra các tình huống mô phỏng thực tế, để sinh viên tiếp xúc và so sánh các mô hình văn hoá khác nhau, cũng như các hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau Trước tiên, sinh viên sẽ dịch thử một

số ví dụ hoặc các bài tập luyện dịch có liên quan điểm ngôn ngữ biên phiên dịch của bài Sau đó, giảng viên căn cứ vào các câu ví dụ để giảng dạy những điểm ngôn ngữ biên phiên dịch, các bước chuyển mã ngôn ngữ, các cách dịch Sau phần giảng dạy của giảng viên, sinh viên chỉnh sửa lại văn bản dịch của mình, hoặc chỉnh sửa bài cho nhau Giảng viên đánh giá văn bản dịch đã chỉnh sửa của sinh viên, đồng thời tổng kết các lỗi dịch phổ biến, nhấn mạnh nội dung chính của bài Sau đó, sinh viên thực hành các bài tập luyện dịch trên lớp và các bài tập về nhà Theo ý kiến tác giả, phương pháp này giúp sinh viên củng cố kiến thức ngôn ngữ, nâng cao năng lực dịch của sinh viên, làm cho không khí lớp học trở nên sôi động và kích thích tính chủ động học tập của sinh viên

Một nghiên cứu khác với đề tài: “Khảo sát cách đánh giá môn dịch thuật tại một

số trường đại học Việt Nam”, Nguyễn Thị Kiều Thu (2017) đã tổng hợp các tiêu chí đánh giá bản dịch Với nhiều nhà nghiên cứu thì một bản dịch tốt phải thỏa được 2 tiêu chí chính là: tính chính xác và tính phù hợp Một văn bản đạt được tính chính xác khi

nó chuyển tải được một cách chính xác thông tin của văn bản nguồn, điều này có nghĩa

là bản dịch phải theo sát các quy phạm của văn bản nguồn Một văn bản được cho là

có tính phù hợp khi ngôn ngữ sử dụng trôi chảy và giống như cách người bản ngữ viết, ngoài ra cấu trúc câu phải đúng luật Do tính đa dạng và phức tạp của việc đánh giá bản dịch, tác giả tập trung vào tìm hiểu việc giảng viên đánh giá bản dịch của sinh viên, cụ thể là cách giảng viên sửa bài thực hành của sinh viên trong quá trình giảng dạy môn dịch thuật, các tiêu chí áp dụng và cách chấm điểm bài dịch Tiêu chí chấm bài môn Biên dịch mà các giáo viên trong nghiên cứu này đưa ra là: Cấu trúc ngữ pháp; Từ vựng (thuật ngữ, thành ngữ); Ngôn ngữ chuẩn xác; Đảm bảo ý gốc, chính

Ngày đăng: 03/06/2024, 20:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN