BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THẾ HƯNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THẾ HƯNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THẾ HƯNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LL&PP Dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 9140111
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ THU HƯƠNG
HÀ NỘI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những vấn đề viết trong luận án là nghiên cứu của bản thân
Các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan Kết quả nghiên
cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào
khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan
Tác giả luận án
Nguyễn Thế Hưng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo,
cô giáo, các cơ sở giáo dục và bạn bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận án này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đối với PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, người trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, kiến thức, phương pháp luận và hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi vô cùng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ có hiệu quả của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu giáo dục, các giảng viên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận án
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, để tôi hoàn thành tốt luận án này
Xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2022
Tác giả luận án
Nguyễn Thế Hưng
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 5
6 Những luận điểm khoa học được đưa ra bảo vệ 6
7 Đóng góp của luận án 6
8 Cấu trúc luận án 6
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN 8
1.1 Nghiên cứu về năng lực dạy học và vấn đề phát triển năng lực dạy học 8
1.1.1 Nghiên cứu về năng lực dạy học 8
1.1.2 Nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực dạy học 14
1.2 Nghiên cứu về văn bản đa phương thức và hoạt động đọc hiểu văn bản đa phương thức 24 1.2.1 Nghiên cứu về văn bản đa phương thức 24
1.2.2 Nghiên cứu về hoạt động đọc hiểu văn bản đa phương thức 29
1.3 Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản và năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức 34
1.3.1 Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản 34
1.3.2 Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức 38
Tiểu kết chương 1 40
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN 41
2.1 Năng lực dạy học và phát triển năng lực dạy học 41
2.1.1 Năng lực dạy học 41
2.1.2 Vấn đề phát triển năng lực dạy học 44
2.2 Văn bản đa phương thức và đọc hiểu văn bản đa phương thức 48
2.2.1 Văn bản đa phương thức 48
2.2.2 Đọc hiểu văn bản đa phương thức 61
2.3 Năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức 64
2.4 Đặc điểm của sinh viên sư phạm Ngữ văn với vấn đề phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức 68
2.5 Thực trạng phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản và năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 70
Trang 72.5.1 Khái quát chung về khảo sát thực trạng 70
2.5.2 Kết quả khảo sát thực trạng 71
2.5.3 Nhận xét chung về kết quả khảo sát thực trạng 83
Tiểu kết chương 2 85
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN 86
3.1 Các yêu cầu trong phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 86
3.2 Các biện pháp phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 89
3.2.1 Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 89
3.2.2 Trang bị tri thức nền nhằm phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 101
3.2.3 Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 113
3.2.4 Tổ chức trải nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môi trường giáo dục phổ thông cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 120
3.2.5 Hướng dẫn sinh viên sư phạm Ngữ văn phát hiện và giải quyết vấn đề về dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học 130
3.2.6 Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết trong phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn 133
Tiểu kết chương 3 139
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 140
4.1 Mục đích, đối tượng, nội dung và thời gian thực nghiệm 140
4.2 Kế hoạch thực nghiệm 142
4.3 Thiết kế bài dạy thực nghiệm 144
4.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 158
4.5 Kết quả thực nghiệm 160
4.6 Kết luận thực nghiệm 174
Tiểu kết chương 4 175
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại VBĐPT theo một số tiêu chí cơ bản 55
Bảng 2.2 Biểu hiện các mức độ đạt được của một số thành phần NLDH đọc hiểu VBĐPT 82
Bảng 3.1 Chỉ số hành vi các thành tố của NLDH đọc hiểu VBĐPT 91
Bảng 3.2 Các mức độ phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sư phạm Ngữ văn 92
Bảng 3.3 Chuẩn đánh giá NLDH đọc hiểu VBĐPT 95
Bảng 3.4 Rubric đánh giá mức độ đạt được về khả năng phân tích hoạt động tổ chức DH đọc hiểu VBĐPT của SV 137
Bảng 3.5 Rubric đánh giá khả năng biên soạn ma trận và đề kiểm tra NL đọc hiểu VBĐPT 138
Bảng 4.1 Bảng quan sát ví dụ một trường hợp đánh giá định lượng 159
Bảng 4.2 So sánh kết quả từng chỉ số hoạt động xây dựng kế hoạch DH đọc hiểu VBĐPT của SV trong bài kiểm tra (TTN) 160
Bảng 4.3 Số SV đạt được theo từng mức đánh giá đối với mỗi tiêu chí (TTN) 161
Bảng 4.4 Kết quả xếp loại của SV ở bài kiểm tra (TTN) 163
Bảng 4.5 So sánh kết quả từng chỉ số hoạt động xây dựng kế hoạch DH đọc hiểu VBĐPT của SV trong bài kiểm tra (STN 1) 164
Bảng 4.6 Số lượng và tỉ lệ SV theo từng mức đánh giá đối với mỗi tiêu chí (STN 1) 165
Bảng 4.7 Số lượng và tỉ lệ SV được xếp loại sau hai lần kiểm tra (TTN và STN 1) 166
Bảng 4.8 So sánh kết quả từng chỉ số hoạt động xây dựng kế hoạch DH đọc hiểu VBĐPT của SV trong bài kiểm tra (STN 2) 167
Bảng 4.9 Số lượng và tỉ lệ SV theo từng mức đánh giá đối với mỗi tiêu chí (STN 2) 169
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí của NLDH trong hệ thống những NL của người GV 42
Hình 2.2 Sơ đồ năng lực dạy học đọc hiểu văn bản theo mô hình cấu trúc năng lực 65
Hình 2.3 Sơ đồ mô hình tảng băng NL nghề nghiệp 67
Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tảng băng NLDH đọc hiểu VBĐPT 68
Hình 2.5 Biểu đồ nhận thức của GgV/SV về tầm quan trọng của vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VB 71
Hình 2.6 Biểu đồ nhận thức của GgV về các nội dung được khảo sát 72
Hình 2.7 Biểu đồ nhận thức của SV về các nội dung được khảo sát 72
Hình 2.8 Biểu đồ tần suất sử dụng CTGDPT môn Ngữ văn (2018) của GgV 73
Hình 2.9 Biểu đồ thực trạng giới thiệu và sử dụng học liệu của GgV 79
Hình 2.10 Biểu đồ thực trạng sử dụng học liệu của SV 80
Hình 2.11 Biểu đồ tỉ lệ mức độ đạt được của SV trong một số thành phần NLDH đọc hiểu VBĐPT 83
Hình 3.1 Minh họa đường phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT 100
Hình 3.2 Sơ đồ phân loại hệ thống bài tập phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT 114
Hình 3.3 Quy trình sử dụng video DH để phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT 122
Hình 3.4 Mẫu phiếu dự giờ DH đọc hiểu VBĐPT 127
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình thực nghiệm 144
Hình 4.2 Biểu đồ số SV đạt được theo từng mức đánh giá đối với mỗi tiêu chí (TTN) 161
Hình 4.3 Biểu đồ tỉ lệ số SV đạt được ở từng tiêu chí theo mức độ (TTN) 161
Hình 4.4 Biểu đồ giá trị trung bình mức độ đạt được của SV ở từng tiêu chí (TTN) 162
Hình 4.5 Biểu đồ tỉ lệ kết quả xếp loại khả năng của SV ở bài kiểm tra (TTN) 163
Hình 4.6 Biểu đồ số SV đạt được theo từng mức đối với mỗi tiêu chí (STN 1) 165
Hình 4.7 Biểu đồ giá trị trung bình mức độ đạt được của SV ở từng tiêu chí sau hai lần kiểm tra (TTN và STN 1) 166
Hình 4.8 Biểu đồ kết quả xếp loại của SV sau hai lần kiểm tra (TTN và STN 1) 166
Hình 4.9 Biểu đồ số SV đạt được theo từng mức đối với mỗi tiêu chí (STN 2) 168
Hình 4.10 Biểu đồ tỉ lệ SV phân theo mức độ đạt được ở từng tiêu chí (STN 2) 168
Hình 4.11 Biểu đồ tổng số lượng SV đạt được theo từng mức ở tất cả các tiêu chí sau ba lần kiểm tra (TTN, STN 1, STN 2) 169
Hình 4.12 Biểu đồ mức độ trung bình đạt được của SV ở mỗi tiêu chí sau ba lần kiểm tra (TTN, STN 1, STN 2) 170
Hình 4.13 Biểu đồ phổ điểm trung bình sau ba lần kiểm tra (TTN, STN 1, STN 2) 170
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Phát triển phẩm chất, năng lực cho người giáo viên là nhiệm vụ then chốt của ngành giáo dục bởi nhà giáo chính là chủ thể của quá trình đổi mới “căn bản, toàn diện” giáo dục nước nhà
Phát triển phẩm chất và NL người học là xu hướng chung của giáo dục thế giới Tiếp cận quan điểm đó, giáo dục Việt Nam đã định hướng chuyển từ DH cung cấp nội dung sang
DH phát triển phẩm chất, NL người học Đây là yêu cầu mang tính đột phá, cần thiết và tất yếu của công cuộc đổi mới “căn bản, toàn diện” theo Nghị quyết 29 (2013) của Đảng và Nghị quyết 88 (2014) của Quốc hội
Đội ngũ GV là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục, GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải có đủ NL để đáp ứng tốt nhất những thay đổi đó Người GV không chỉ có trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, kĩ năng cơ bản để thích ứng với xã hội mà còn góp phần giáo dục, rèn luyện thế hệ này trở thành một lực lượng chính có đủ phẩm chất để phát triển đất nước Công cuộc đổi mới giáo dục cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn, kéo theo công tác đào tạo đội ngũ GV cũng phải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu đó
Ở Việt Nam, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành năm 2018 theo thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT xác định 5 tiêu chuẩn và 14 tiêu chí trong NL nghề nghiệp của GV Trong số đó, tiêu chuẩn 2 “Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ” nhấn mạnh trực tiếp đến hoạt động DH của người GV với một số tiêu chí như “Xây dựng kế hoạch DH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NL HS”; “Sử dụng PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NL HS”; “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NL HS” [14] Có thể thấy, NLDH của GV là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo HS cũng như hiệu quả dạy và học trong nhà trường phổ thông Phát triển NLDH của người GV là một quá trình lâu dài, trong đó vai trò đào tạo tại các nhà trường đại học đặt những yếu tố căn bản, nền móng Do
đó, để có đội ngũ nhà giáo đáp ứng những yêu cầu trong đổi mới giáo dục, trước hết cần đẩy mạnh quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho SV sư phạm
1.2 Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên
sư phạm Ngữ văn góp phần đáp ứng yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông
và mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học
CTGDPT là VB quy phạm pháp luật quan trọng trong giáo dục, có giá trị định hướng cho các cơ sở giáo dục khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục CTGDPT mới (2018) là một trong những bước tiến lớn trong hoạt động cải cách, đổi mới giáo dục ở nước ta Đối với môn Ngữ văn, CTGDPT (2018) có những thay đổi cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp
Trang 11giáo dục cũng như đánh giá kết quả giáo dục CTGDPT môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc Chương trình không quy định chi tiết nội dung DH mà chỉ xác định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe; xác định kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học và định hướng về ngữ liệu cho mỗi lớp Trong số đó có các nội dung về
VBĐPT Chẳng hạn, trong phần kiến thức tiếng Việt, ngoài các phương tiện giao tiếp ngôn
ngữ, HS còn được tiếp xúc với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ của VBĐPT như
“hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ” [7, tr.67]; trong yêu cầu cần đạt của một số lớp cũng đề cập tới nội dung VBĐPT như “nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong VB (VB
in hoặc VB điện tử)” (lớp 4) [7, tr.33], “nhận biết được mục đích và đặc điểm của VB giải thích về một hiện tượng tự nhiên, VB giới thiệu sách hoặc phim, VB quảng cáo, VB chương trình hoạt động” (lớp 5) [7, tr.37], “nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một VB in hoặc VB điện tử” (lớp 7) [7, tr.47], “nhận biết và đánh giá được cách thuyết phục thường dùng trong quảng cáo thương mại; nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong VB” (lớp 9) [7, tr.56-57], “phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của VB thông tin” (lớp 11) [7, tr.69], v.v… Có thể thấy, nội dung VBĐPT bước đầu được quan tâm trong một số khía cạnh của CTGDPT môn Ngữ văn (2018)
Theo yêu cầu của CTGDPT môn Ngữ văn (2018), hoạt động DH đọc hiểu ở nhà trường phổ thông cần bổ sung nội dung DH đọc hiểu VBĐPT Người GV vì thế cũng cần
có hiểu biết về VBĐPT và có NL thực hiện hoạt động DH đọc hiểu loại VB này Các trường đại học cần nắm bắt được những yêu cầu, đòi hỏi đó để xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cử nhân sư phạm theo định hướng phát triển NL nghề, trong đó
có nội dung hình thành, phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV bởi chất lượng đào tạo
NL nghề nghiệp cho SV các trường đại học có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục ở các nhà trường phổ thông sau này
1.3 Thực trạng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Ngữ văn, trong đó có năng lực dạy học đọc hiểu văn bản, tuy đã có một số thay đổi tích cực, song vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo, thích ứng với yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp
GV là chủ thể của quá trình DH, là nhân tố quan trọng, then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay Để có được đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đó, việc đào tạo SV
sư phạm tại các trường đại học cần phải đổi mới mạnh mẽ, đồng hành và đi trước giáo dục
phổ thông Trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp GV trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên THPT,