1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Dục tính trong văn chương

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dục Tính Trong Văn Chương Và Tiếng Nói Của Thể Xác
Tác giả Hoàng Thị Huyền Linh, A Rất Thị Huế, Coor Lê Phương Thảo, Cao Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn Thái Phan Vàng Anh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Huế
Chuyên ngành Tiến Trình Văn Học
Thể loại Bài Báo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 617,34 KB

Nội dung

Tính dục được ví như một "gia vị" không thể thiếu trong văn chương. Người khéo tay sẽ "nêm" vừa đủ, độc giả ăn món sẽ cảm thấy ngon. Ngược lại, nếu "nêm" không khéo, ắt sẽ khiến "món ăn văn chương" không thể nuốt nổi, thậm chí gây phản ứng trái chiều cho các thượng đế. Cao Việt Dũng cho rằng: “… Ở trong mối quan hệ văn chương và thân xác, nếu thân xác lấn lướt văn chương để chiếm vị trí ưu thế tuyệt đối, thì đơn giản là ta không có tác phẩm văn chương”. Văn học Việt Nam đương đại, với những biểu hiện của nó, có thể thấy, thân xác hiện hữu khá phổ biến. Sau 1986, hầu như trong thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết và cả hồi kí, vấn đề thân xác, tính dục được đề cập một cách khá rõ. Tính dục trở thành đề tài, thành cảm hứng, thành phương tiện cho những ý đồ nghệ thuật. Có đôi khi, những tác phẩm lấy sex, thân thể và tính dục như một mục đích, có tính trá nguỵ cho những chiến lược bên ngoài văn chương, giả mạo văn chương.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

KHOA NGỮ VĂN -   -

3 Coor Lê Phương Thảo

4 Cao Thị Thanh Huyền Huế 06/2024

Trang 2

A Mở đầu

Tính dục được ví như một "gia vị" không thể thiếu trong văn chương.Người khéo tay sẽ "nêm" vừa đủ, độc giả ăn món sẽ cảm thấy ngon.Ngược lại, nếu "nêm" không khéo, ắt sẽ khiến "món ăn văn chương"không thể nuốt nổi, thậm chí gây phản ứng trái chiều cho các thượng đế Cao Việt Dũng cho rằng: “… Ở trong mối quan hệ văn chương và thânxác, nếu thân xác lấn lướt văn chương để chiếm vị trí ưu thế tuyệt đối, thìđơn giản là ta không có tác phẩm văn chương” Văn học Việt Nam đươngđại, với những biểu hiện của nó, có thể thấy, thân xác hiện hữu khá phổbiến Sau 1986, hầu như trong thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết và cả hồi kí,vấn đề thân xác, tính dục được đề cập một cách khá rõ Tính dục trởthành đề tài, thành cảm hứng, thành phương tiện cho những ý đồ nghệthuật Có đôi khi, những tác phẩm lấy sex, thân thể và tính dục như mộtmục đích, có tính trá nguỵ cho những chiến lược bên ngoài văn chương,giả mạo văn chương

Nhìn lại văn học Việt Nam từ sau 1986 đến nay, từ những tác phẩm

như Thời xa vắng, Ăn mày dĩ vãng, Nỗi buồn chiến tranh, Đồng làng đom đóm, Thời của Thánh thần, Thần thánh và bươm bướm, Không có vua, Bài học nông thôn, Gạ tình lấy điểm, Tiểu long nữ, Hậu thiên đường, Maria Sến, Thiên sứ, I am Đàn bà, Bóng đè, Vu quy, Dòng sông hủi, Gia phả của đất, Cánh đồng bất tận, Sông,… từ sách in đến mặt báo, từ tiểu

thuyết đến truyện ngắn và tản văn,… thân thể, tính dục luôn được khaithác Dù với mục đích nào, tính dục vẫn là một thứ gia vị không thể thiếutrong cuộc sống cũng như văn chương Trong tác phẩm "Cánh đồng bấttận" của Nguyễn Ngọc Tư, dục tính và tiếng nói của thể xác là những yếu

tố quan trọng được sử dụng để khám phá và thể hiện sâu sắc cuộc sống vàtâm lý của các nhân vật Tác phẩm này không chỉ phơi bày những khíacạnh thầm kín của con người mà còn tạo ra một bức tranh sống động vềnỗi đau, khát vọng và sự chịu đựng trong hoàn cảnh khắc nghiệt của miềnTây Nam Bộ

Trang 3

B Nội dung chính

I Khái niệm và những vấn đề liên quan

1 Khái niệm

1.1 Dục tính

Tính dục có nhiều định nghĩa khác nhau Sau đây là một số cách định

nghĩa trong từ điển và một số quan điểm tính dục của một số nhà nghiêncứu:

- Theo Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, tínhdục là “ tính cách thể hiện đàn ông và đàn bà, giống đực và giống cái: vấn

- “ Tính dục là bản năng gốc của con người, là yếu tố sâu nhất trong vôthức, điều khiển sự hoạt động của vô thức và ảnh hưởng đến hành vi hữuthức của con người Có lẽ cũng chính vì vậy mà tính dục thường được thểhiện thành các biểu tượng thẩm mĩ trong nghệ thuật” (Vũ Thị Trang(2020)- Phê bình phân tâm học phía của những ám ảnh nghệ thuật)

1.2 Tiếng nói của thân xác

Tiếng nói của thể xác trong văn học được hiểu là một phương tiệnquan trọng để các tác giả truyền tải những cảm xúc, suy nghĩ và trạng tháitâm lý của nhân vật thông qua biểu hiện và hành động cơ thể Đây là mộtcông cụ mạnh mẽ để làm sâu sắc thêm tính cách nhân vật, tạo ra sự gắnkết giữa nhân vật và người đọc, cũng như làm nổi bật những chủ đề củatác phẩm

2 Nguyễn Ngọc Tư với vấn đề “dục tính” trong văn chương

Năm 2005, tác giả Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời “đứa con đẻ tinhthần”- truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” đã tạo nên cơn địa chấn đối vớicác nhà phê bình, nhà văn và độc giả trong và ngoài nước Đến tháng9/2012, độc giả lại một lần nữa phát sốt với cuốn tiểu thuyết đầu tay củachị- tiểu thuyết “Sông” Và mới đây là tiểu thuyết “Biên sử nước”- 2020

Ba tác phẩm- ba khoảng thời gian đến với độc giả khác nhau, nhưng khiđọc những trang văn ấy của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta đều cảm nhậnđược ở chị một phong cách không trộn lẫn vào bất cứ nhà văn đương đạinào Một lối viết chậm rãi, nhẹ nhàng, những trang viết, những dòng nhật

Trang 4

kí của chính nữ nhà văn ghi chép lại những ký ức mà chị đã từng nếm vịmặn Sự lạnh lùng trong từng câu chữ đã khiến cho những tác phẩm của

bà, đặc biệt là tác phẩm “Cánh đồng bất tận” phản ánh một cách sâu sắc

tư tưởng mà nữ nhà văn muốn truyền tải: Cuộc sống của những mảnh đời,những số phận lênh đênh, chảy trôi theo dòng đời xuôi ngược Đồng thờiqua đó thể hiện được cách nhìn mới, một quan niệm mới của nhà văn vềvấn đề tính dục mà các độc giả cũng như các nhà nghiên cứu quan tâmkhi đưa vấn đề tế nhị ấy vào văn chương Có thể nói tính dục- một vấn đềmang tính thế sự trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”

II Dục tính và tiếng nói thân xác trong “ Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư

1 Tác giả, tác phẩm

1.1 Đôi nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của vùng đất tận cùng của Tổ quốc.Chị sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trongmột gia đình có truyền thống cách mạng Nguyễn Ngọc Tư là một hiệntượng văn học độc đáo khiến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quantâm

Sau hơn mười năm cầm bút (tính từ 1997 đến năm 2009), NguyễnNgọc Tư đã có 11 đầu sách được xuất bản Trong số các tác phẩm đã in,

tập truyện Cánh đồng bất tận được coi là thành công hơn cả Tính đến tháng 02 năm 2007, tập truyện Cánh đồng bất tận đã tái bản đến lần thứ

12 Năm 2007, Nguyễn Ngọc Tư được mời sang Hàn Quốc để nói

về Cánh đồng bất tận và tác phẩm này được dịch ra tiếng Hàn Đầu năm

1.2 Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời:

Truyện ngắn “ Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư được in lầnđầu tiên trên 1 báo Văn nghệ số ra ngày 13/8/2005 Sau đó, tác phẩm nàyđược in trong tập truyện ngắn cùng tên do Nhà xuất bản Trẻ phát hành

Trang 5

cùng năm 2005, và tính đến tháng 2 năm 2007 tập truyện đã tái bản đếnlần thứ 12 Sự thành công này cho thấy sức hút lớn của tác phẩm văn họcnày trong lòng độc giả Không chỉ nhận được sự ủng hộ của bạn đọctrong nước mà tác phẩm còn được dịch ra tiếng Hàn, Thụy Điển và Đức.

Có thể nói, truyện ngắn Cánh đồng bất tận chính là tác phẩm thành công

nhất của cô

Đến năm 2010, truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” được đạo diễnNguyễn Phan Quang Bình chuyển thành phim điện ảnh cùng tên đã tạo ramột làn sóng quan tâm mạnh mẽ từ khán giả

- Nội dung tác phẩm:

Không còn hình ảnh của vùng quê Nam bộ trù phú với những ngườidân phóng khoáng đầy nghĩa khí mà chúng ta vẫn gặp ở rất nhiều câuchuyện, rất nhiều cuốn sách "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư

đã đem người đọc đến với một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới khắcnghiệt và tàn khốc Ở thế giới đó có hai đứa trẻ phải theo cha rong ruổiqua những cánh đồng, chúng lạc lõng cô đơn đến mức quên cả cách giaotiếp với con người Ở đó có người cha vì thù hận người vợ bỏ theo ngườiđàn ông khác nên đã phá hỏng cuộc đời của chính mình và những đứacon ruột thịt

Xuyên suốt câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư là hình ảnh những cánh

đồng "Những cánh đồng trở thành đô thị, những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát, những cánh đồng vắng bóng người" Với mỗi chúng ta, có thể cánh đồng nào cũng giống nhau, nhưng

với hai đứa trẻ - hai nhân vật chính trong truyện những cánh đồng đượcphân biệt rất rõ Cũng dễ hiểu thôi vì cuộc đời của chúng là cuộc hànhtrình bất tận từ cánh đồng này sang cánh đồng khác

"Tôi đã từng trở ngược về những nơi đó theo cách của tôi mường tượng tôi gặp nhiều đứa trẻ tên hận tên thù mang khuôn mặt rắp tâm của cha tôi, với đôi mắt sâu và chiếc mũi thẳng, những đứa trẻ nhàu úa, cộc cằn, cáu bẳn chỉ có chửi thề là tươi rói, nhảy ra soi sói ở đầu môi".

Một câu chuyện mà từ đầu đến cuối là những khổ đau, hằn học và hậnthù, con người không nhận được gì mà chỉ trả giá Ở đó khái niệm ở hiềngặp lành là một cái gì đó quá mơ hồ, quá xa vời Một câu chuyện như vậy

sẽ làm người ta thấy mệt mỏi và bi quan nhưng "Cánh đồng bất tận" của

Trang 6

Nguyễn Ngọc Tư lại không đem đến cho người đọc cảm giác đó Bởi vì,sau tất cả những bất hạnh mà một con người có thể gánh chịu trong cuộcđời người ta vẫn không thôi nghĩ tới những điều tốt đẹp.

"Đứa bé đó nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn".

Một đoạn kết mở ra một chân trời mới những cánh đồng có thể vẫnkéo dài bất tận nhưng sự hận thù sẽ không bất tận, nỗi khổ đau sẽ khôngbất tận Nếu người ta biết yêu thương và biết hy vọng ở những điều tốtđẹp

2 Dục tính trong “ Cánh đồng bất tận”

Lướt qua chuỗi sự kiện chính hình thành nên cái sườn của văn bản,chúng ta có thể nhận thấy rằng mối liên hệ giữa “chị”, “mẹ”, “cha” vàNương, Điền Mạch kết nối các nhân vật này không phải là chuyện mưusinh, không phải là những xung đột tình cảm, mà chính là những yếu tốthuộc về tính dục Có thể nói, tính dục chính là “nhân vật” quan trọngnhất của Cánh đồng bất tận, là nền tảng tư duy của Nguyễn Ngọc Tư Thửđiểm qua những “pha nóng” trực tiếp diễn ra trong truyện ta có:

- Người: chuyện làm tình giữa cha và chị, mẹ với gã buôn vải, cha vớingười đàn bà ở Bàu Sen, Nương và mấy gã cưỡng hiếp

- Chó: đôi cho bị Điền đánh

- Vịt: những con vịt trống trong đàn với lũ vịt mái

cứ còn sót lại về một cuộc sống hạnh phúc, êm đềm trong quá khứ với vợ

mình nhưng ông cũng bị chính ngọn lửa ấy thiêu đốt “giống như đồ vật bằng gốm vừa qua cơn lửa lớn, vẫn hình dáng ấy nhưng đã rạn nứt”.

Trang 7

Chính Nương cũng cảm thấy điều đó Cô nghĩ “cha hơi khác con người” Sự bất bình thường đó khiến hai chị em vừa sợ, vừa thương cha

vì hơn ai hết, cô hiểu được lý do đẩy cha cô trở thành con người đáng sợnày Nương thương cha nhiều hơn là ghét Khi đã bất lực đưa niềmthương cảm của ông quay về, cô đành gửi gắm hi vọng của mình vào

những người đàn bà có tình cảm với cha mình “chị chủ nhà chính là hy vọng để chị em tôi trở về cuộc sống bình thường với một người-cha-bình- thường”.

Nhưng điều ấy chỉ đưa Nương đi từ thất vọng này tới thất vọng khác.Cha cô, từ một nạn nhân của sự phản bội, nay trở thành kẻ phạm tội khiông đùa giỡn tình cảm với những người đàn bà mà ông gặp trên đường

Từ đồ vật hóa chuyển thành thú vật hóa, Nương miêu tả cha như một con thú trở về sau khi no mồi “Quan hệ theo mùa, theo bản năng, trong cha tôi không còn một chút cảm xúc nào, nét mặt tràn ngập những rắp tâm, chưa gặp mặt đã tính chuyện phũ phàng”.

Sau cái đêm mặn nồng với Sương, Út Vũ thản nhiên ném ít tiền về

phía cô lúc cả nhà đang quây quần bên mâm cơm “Tôi trả cho hồi hôm…” lẫn hành động miệt thị khi Sương từ nhà cán bộ trở về để cứu

đám vịt khỏi bị tiêu hủy như một lời từ chối thẳng thừng về tình cảm vớiSương Sau bao nhiêu hi sinh, cô ngỡ như thần tình yêu đã mỉm cườinhưng hóa ra chỉ có cánh cửa đóng sầm ngay trước mặt Về Út Vũ, dườngnhư không phải ông không có chút rung động nào với Sương Tuy ông tỏ

vẻ khinh khỉnh với cô nhưng đã không đuổi cô khỏi chiếc ghe tồi tàn khiSương không còn chốn nương tựa, đã không ngăn cản đám con chăm sóc

và yêu thương cô, đã không bỏ rơi cô như với những người phụ nữ khác.Tuy nhiên lòng thù hận đã lớn hơn chút yêu thương ít ỏi, đã lấn áp nó và

trả lại một gã đàn ông ác nghiệt “Sau khi Sương bỏ đi, có lẽ ý thức được

sự mất mát (của tình yêu chân thành hiếm hoi, của đứa con trai duy nhất, hay cả hai), nhìn lại xung quanh chẳng còn gì quý báu ngoài đứa con gái

và chiếc ghe nát, có lẽ chính những thứ đó đã khiến ông nguôi ngoai và biết quý trọng những thứ mình đang có”.

Nạn nhân của gã không những là chị chủ ở bầu Sen, ả gái điếm tên

Sương mà còn là cả tá: “ Có người vừa mới bán xong cái quán nhỏ của mình Có người vừa nói xong những lời dứt tình với chồng con Có người vừa chia xong gia sản, có cô gái sắp về nhà lấy chồng hết thảy đều cun

Trang 8

cút tin yêu Cha mang họ đi một quãng đường vừa đủ để người ở lại nhìn

rõ chân dung của sự phản bội, sau đó người đàn bà bị bắt lên bờ Con đường quay về bị bịt kín Tôi có cảm giác cha quắp lấy người ấy, vùi mặt vào da thịt, ngấu nghiến mà lòng cha lạnh ngắt ” Có thể nói, Út

Vũ đã trở thành siêu cao thủ trong việc báo hận Đương nhiên càng thùhận còn người càng tự làm đau chính mình Sự tha hóa vì thế không còngiới hạn Càng đau, con người càng khao khát được báo thù Câu chuyệnkhông còn là sự báo thù của một người chồng bị vợ bội bạc mà đã chuyểnsang chuyện con người tin yêu đánh mất niềm tin Một khi đánh mất niềmtin, con người trở thành dã thú

Chính sự báo thù xác thịt, mỉa mai thay, đã khiến xác thịt lên ngôi, đãkhiến cuộc sống của những con người bình thường thôi không còn bìnhthường được nữa Sự xa lạ của con người bắt nguồn từ sự xa lạ của nhữngbản năng tính dục Cuộc sống được phân chia thành hai Được đối lậptheo nhị nguyên để mãi mãi là những cuộc tranh đấu không ngừng, những

mất mát khôn nguôi: “Họ có nhà để về, chúng tôi thì không Họ sống giữa chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không Họ ngủ với những giấc

mơ đẹp, chúng tôi thì không Nằm chèo queo, co rúm, chen chúc nhau trên sạp ghe, chúng tôi đánh mất thói quen chiêm bao”.

2.2 Dục tính- Phương tiện để đổi chác

Trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”, một hiện thực hết sức đaulòng đã diễn ra đó là cuộc thương lượng bằng những cuộc vui để đổi lấybầy vịt, sau cuộc đưa đẩy của người đàn bà làm đĩ, những người cán bộ

xã vẫn giữ được phong độ “ở trên lịnh xuống tụi tui sao cãi được” Thế nhưng, với sự gợi ý của người đàn bà “mấy anh giả đò không biết, không nhìn thấy bầy vịt của em là được rồi” thế là họ chấp nhận cuộc thương

lượng ấy Ở đoạn này, Nguyễn Ngọc Tư viết rất khéo Viết nhưng mànhư kể lại một cách bình thường, chẳng lên gân dạy trò đạo đức, cũngchẳng kêu gào kết án những ai Vậy mà lối viết bình thường ấy đã lôi kéomột cách lạ thường, làm lộ rõ hai mặt của đồng tiền Một, là sự thối thacủa những kẻ lúc nào miệng cũng gắn liền: chủ trương, chính sách, triệt

để, thi đua, sự cố v.v nhưng khi cần “đi đêm” thì tất cả đều quẳng vào sọt rác “Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn ham muốn như mũi kim thò ra khỏi bọc… Người còn lại có vẻ thú vị, háo hức như sắp được xem một vở cải lương hay” thì lúc này “Ở trên lịnh xuống” mất hút theo gió

bay Cái lòng tham của con người vẫn không thể tách rời ra khỏi trách

Trang 9

nhiệm Hai ông cán bộ xã ấy, vì lòng tham nhất thời đã quên mất nghĩa

vụ và trách nhiệm phải làm Thử nghĩ, trong lòng xã hội mà tồn tại tình

trạng tham nhũng nhiều hơn thế thì sẽ ra sao? “Hai người đàn ông quay vào xóm, không quên nói lại một câu, nửa đe nẹt, nửa xuề xòa, tụi tui nể

vợ anh”.

Qua nhân vật Sương, không có lối thoát cho cuộc sống của mình, cứquanh quẩn trong vòng xoay của cuộc sống với trò đùa của số phận như

đã nói ở trên Thì nhân vật “má” cũng có rất nhiều thiệt thòi và thiếu

thốn Không biết chị đến từ đâu, chỉ biết người con gái ấy “ngồi khóc bên bực con sông dài”có lẽ hoàn cảnh khó khăn đã đẩy chị vào chỗ bế tắc,

những giọt nước mắt vô hình chung đã vẽ nên một người con gái với

những éo le trong cuộc đời “Má tôi ngước lên, mặt ràn rụa nước, “tôi cũng không biết về đâu” …thân phận của chị lênh đênh chìm nổi, có lẽ

chị không biết đi về đâu Và Chị (vợ của Út Vũ) cũng là một nạn nhân

của sự nghèo đói và thiếu thốn Nhưng “người đàn bà có cái cười làm lấp lánh cả khúc sông” đã không chịu nổi sự túng thiếu ấy Chị đã ra đi

và đẩy gia đình mình đến một bi kịch đầy sóng gió “Một bữa tối chiêm bao, chẳng đầu chẳng cuối gì, chỉ thấy vía má giãy dụa trong tấm vải đỏ

lạ lùng kia nhưng nó thít chặt, riết lấy, siết dần cho tới khi má thành một con bướm nhỏ, chấp chới bay về phía mặt trời” chính vì không chấp

nhận với cuộc sống hiện tại, vì lòng tham và khao khát cái đẹp như baongười đàn bà khác, chị đã lầm lỡ, và đánh mất đi cái gia đình nhỏ hạnhphúc mà mình đang được sở hữu Đánh mất người chồng luôn hy sinhcho gia đình và luôn yêu thương mình để đến với người đàn ông “đầy nốtruồi” bởi sự khao khát và them thuồng những mảnh vải đẹp Ấy vậy mớithấy, những người phụ nữ lam lũ ở quê họ phải ầm thầm chịu đựng thiếuthốn mà trong lòng họ luôn khát khao và ao ước những gì đơn giản nhất

“Những chiếc ghe đầy vải vóc, những người đàn bà lam lũ quê tôi vẫn thường trông ngóng ông ta Tất cả họ đều trở thành trẻ thơ khi bước chân lên ghe, họ tíu tít, háo hức, họ thèm muốn đến bồn chồn rồi dùng dằng trở lên bờ với tâm trạng tiếc nuối, ngậm ngùi, thấy mình già khi ngang qua bồ lúa vừa hót bớt một lỏm, thằng cha bán vải lấy mấy giạ mà như khứa một ít tuổi xuân đi” là phụ nữ ai chẳng thích làm đẹp, thế

nhưng hoàn cảnh thực tế không cho phép họ làm điều đó Họ phải sốngtrong sự chịu đựng và cùng cực Chị không thể nào vượt qua cám dỗ của

cuộc sống, “Cô Hai cứ coi đi, không mua cũng được - rồi ông ta sửng sốt khi thấy má rạo rực ướm thử những khúc vải rực rỡ lên người” người

Trang 10

phụ nữ ấy đã phạm phải sai lầm, một sai lầm rất lớn Với trò chơi giườngchiếu để đổi lấy những tấm vải đẹp khoác lên người, một màu đỏ rực rỡ

như máu Máu của cuộc đời “Chắc tại nó nhìn thấy chuyện bậy đó, má Trưa nay nó ngủ kẹt bồ lúa Má chết lặng nhìn tôi, cái nhìn như lịm đi trên khuôn mặt đẹp não nề Không thể giải thích vì sao tôi lại hể hả” chị

đã ra đi trong sự xấu hổ và tuổi nhục Suy cho cùng, chị rất ý thức đượccái việc mình đã làm Chị ra đi nhưng đã để lại những con người trongmột gia đình phải chiụ nhiều thiệt thòi và ngang trái Có thể trái tim chị

đã chết, đã lặng đi khi đứa con gái ngây thơ của mình thấy những chuyện

vô cùng xấu hổ, chính lương tâm không cho phép chị đối diện và nhìnthẳng vào con mình Sự ra đi trong ngẹn ngào và tủi nhục Nhưng khôngbiết sự ra đi ấy có đem lại một tương lai tươi sáng hơn cho chị, hay vẫntiếp tục mưu sinh trên cánh đồng bất tận? Nhưng suy cho cùng chị cũng

là một nạn nhân của sự tù túng và thiếu thốn, sự ra đi của chị là ích kỉ,nhưng đâu biết chừng đó là trò chơi của tạo hóa buộc người phụ nữ lênhđênh vô định, miên man đau khổ theo suốt cuộc đời

2.3 Dục tính- Sự mất niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc

Rốt cuộc thì tất cả những thù hận, hằn học của người lớn lại chỉ chực

đổ dồn lên đôi vai của hai đứa trẻ Nương và Điền Cũng như Sương haycha chúng – Út Vũ, Nương và Điền cũng là hai “cá thể” không bìnhthường khác trên cánh đồng bất tận này Những thương tổn về tình cảm

từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành đã để lại những vết hằn sâu sắctrong tâm hồn hai đứa trẻ, chẳng khác một vết thương hở trên da thịt làbao – càng cố phớt lờ càng tê buốt, càng cố che đi càng toang hoác thêm.Cuối cùng, khi những vết thương mãi không thể chữa lành được nữa, haiđứa trẻ tội nghiệp rơi vào sâu thẳm những quên lãng, bỏ rơi của một thếgiới loài người lành lặn Chúng không quen với cảnh những chòm xómđông đúc, chúng chơi với những con vịt thay vì làm bạn với con người.Nhưng trách làm sao được những kì lạ đến mức khó hiểu ấy củaNương và Điền? Trách làm sao được khi những suy nghĩ, hành động củachúng chính là “sản phẩm” được đúc ra từ thế giới đầy bất nhân, hỗn loạn

và cuồng nộ của người lớn? Nếu không nhìn thấy cảnh ái ân của má vớimột người đàn ông khác khi nấp sau kẹt bồ lúa lúc ấu thơ, có lẽ sau nàyĐiền đã không khước từ bản năng giới tính của mình đến như thế CònNương, niềm tin vào một thứ tình yêu trong sáng, chân thành còn là gìkhi chứng kiến những cuộc tình chóng vánh, bạc bẽo của cha với nhữngngười đàn bà khác suốt những năm tháng thiếu niên? Hai đứa trẻ, hai tính

Trang 11

cách khác nhau, nhưng đều chung một số mệnh – số mệnh lênh đênh, côicút và lạc loài trên những cánh đồng xa kia.

Những thương tổn vô hình đó “hiện rõ nguyên hình hài” trong nhữngsinh hoạt đời thường của hai chị em, bắt đầu từ câu hỏi đầy ám ảnh của

Điền: “Người ta thương mẹ ra làm sao?” Tình mẫu tử thiêng liêng

dường như đã chấm hết sau cái ngày mà má Điền bỏ nhà ra đi cùng vớichiếc ghe của người đàn ông buôn vải Má đi, trong lòng hai đứa trẻ nhỏdậy lên những niềm tiếc nuối mong manh Nhưng chỉ vậy thôi, chỉ là tiếcnuối, thèm khát về một thứ tình cảm đặc biệt mãi mãi rời xa; còn đâu, haiđứa trẻ chẳng dám mơ về má Mỗi lần giấc chiêm bao đánh thức hình ảnh

má trong Nương và Điền, đó chỉ toàn là những thước phim tua chậm lại

cái cảnh “má oằn uốn người dưới cái lưng chơm chởm những nốt ruồi”.

Thế thì ai dám mà mơ, mà mộng cơ chứ? Những kí ức còn sót lại vềngười mẹ đã “bỏ nhà ra đi” dần dần cũng phai nhạt trong tâm thức hai chịem; để rồi đến một lúc, đến cả cảm giác ôm ấp, vỗ về, che chở - dù chỉ làchút ít trong giấc mơ trên cánh đồng xa – cũng đã lụi tàn đi đâu mất.Chúng “quây quần” lầm lũi trong thế giới riêng mà chỉ chúng nghe,chúng biết, chúng hiểu Chúng chấp nhận sự thật rất đỗi cay nghiệt rằnggần như là không thể để chúng có thể quay trở về với cuộc sống lúc xưa,cuộc sống trước khi chiếc ghe này chạy miết qua những cánh đồng dài

Bởi lẽ: “…Họ có nhà để về, chúng tôi thì không Họ sống giữa những chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không Họ ngủ với những giấc mơ đẹp, chúng tôi thì không.” Út Vũ gần như là điểm tựa duy nhất (cạnh những

con vịt) để chị em Nương và Điền bấu víu vào mà tiếp tục sống với sốmệnh lênh đênh của mình Nhưng điểm tựa ấy đã chẳng thể “nhấc bổng

cả thế giới”, đã chẳng thể nâng đỡ được một chút gì cho hai đứa trẻ tộinghiệp Ngược lại, Út Vũ còn kéo hai đứa trẻ vào hố đen hỗn loạn của

cuộc đời anh Tựa lời Nương nói thì “cái ghe thấy nhỏ nhưng lại rộng vô cùng tận” – sự xa cách trong quan hệ tình cảm gia đình đẩy hai chị em

Nương vào vùng trời trải dài sự ghẻ lạnh và tràn trề những cô độc Chúngbuộc phải học cách tự làm mọi thứ: nhìn vết rắn cắn biết rắn độc haykhông, nhìn trăng nhìn sao có thể tự đoán được đường đi, nhìn bướm baynhìn mây có thể biết trời nắng hay mưa… Ngay cả lần có kinh nguyệt đầutiên của Nương, cũng là hai đứa trẻ tự hỏi han, tự mày mò mà biết.Những kĩ năng tồn tại cơ bản ở vùng sông nước ấy, chúng có thể tự họcđược; song những “kĩ năng” nuôi dưỡng tình cảm trong tâm hồn mongmanh của trẻ thơ, liệu ai còn có thể dạy chúng bây giờ?

Trang 12

Chứng kiến những cuộc yêu “không bờ không bến” của cha đã khiếnNương và Điền muôn phần càng thêm trống trải với những trải nghiệmyêu đương, những quan hệ tình cảm vốn thuộc về thế giới loài người VớiĐiền, đó là sự chối bỏ việc trở thành một người đàn ông thực thụ - Điềnkìm hãm bản năng trỗi dậy bằng tất cả sự miệt thị, giận dữ, căm thù, cậu

coi tình dục như một thứ bẩn thỉu, dớp dúa “Điền chối bỏ niềm vui được trở thành một người đàn ông thực thụ Nó tự kìm hãm bản năng trỗi dậy mạnh mẽ ở tuổi dậy thì bằng sự tất cả sự miệt thị, giận dữ, căm thù Nó phản kháng bằng cách trút sạch những gì cha tôi có, cha tôi làm Giãy dụa đến rã rời, nhiều bữa, nó dầm mình dưới ao đến khi người tái nhợt.

Nó chạy như điên trong đêm, trên những bờ ruộng mướt cỏ đến khi mỏi nhừ, gục xuống Rồi nằm xoãi trên đồng, tả tơi".

Với Nương, đó là sự bất lực – Nương khước từ việc xây dựng hạnhphúc gia đình để không phải “lầm đường tuyệt lối” như nhiều người phụ

nữ khác trên miền đất này Chối bỏ những cảm xúc của yêu đương, thiếuvắng sự định hướng của người lớn, Nương và Điền lần lượt rơi vàonhững bi kịch khốn cùng của cuộc đời Điền trốn chạy chiếc ghe nuôichạy vịt để đuổi theo Sương, dù không biết chắc mình có thể gặp đượcchị không hay lại tiếp tục chơi vơi trên những cánh đồng bất tận khác.Đau đớn hơn cả Điền – Nương – bị cưỡng bức trên mặt ruộng bì bõmnước ngay trước mắt cha mình Cuối cùng, dù cách xa những ồn ào củathế giới loài người, hai đứa trẻ tội nghiệp cũng không thể có nổi một nơitrú ẩn an toàn, bình yên trong cuộc đời

2.4 Dục tính - Thể hiện sự suy đồi của đạo đức xã hội

Cánh đồng chính là nơi diễn ra những cuộc hoan lạc, mà không mộtcuộc nào được tiến hành một cách tử tế theo cách của một sinh vật bìnhthường Út Vũ ngủ với chị rồi trả tiền cho chị Người mẹ ngủ với gã buônvải vì mảnh vải áo Đám quan chức ngủ với “chị” để cho qua chuyện đànvịt Những cô gái điếm ngủ với cánh thợ gặt để kiếm tiền mưu sinh, cuốicùng là chuyện Nương bị cưỡng hiếp Rõ ràng là bất tận những cuộc giaohoan trái khoáy, đến mức khi nhìn lũ vịt làm cái chuyện truyền giống cho

nhau, Nương và Điền nghiền ngẫm: “Có lần chúng tôi thả vịt nghỉ ở khúc kinh có bóng cây Bỗng xấu hổ vì mình là con người xộc lên mùi sặc sụa, khi tôi phát hiện ra chúng chẳng bao giờ cưỡng đoạt và gã gẫm nhau Khoảng thời gian trước khi con trống trèo lên con mái rất thật mềm mại, êm đềm Tuyệt không có gì là thô tục Tôi sửng sốt Thằng

Trang 13

Điên sửng sốt Trời ơi, khác gì chúng tôi biết (qua cha tôi, má tôi), trong

sự hoan lạc (của những con vịt) đầy ắp thứ gọi là tình- yêu”.

Bức tranh sinh hoạt tình dục trên đây đã cho thấy sự tồn tại xã hộingày một xa đạo trời, xa cả những chuẩn mực đạo người Cắt nghĩachúng chỉ có hai nguyên do: thù hận và đói nghèo Đây chính là hai chủ

đề lớn của thiên truyện Đói nghèo sinh thù hận và (rất hậu hiện đại) thùhận sinh ra đói nghèo

3 Tiếng nói của thân xác trong “ Cánh đồng bất tận”

Tiếng nói thể xác trong "Cánh đồng bất tận” là âm thanh của bảnnăng, khát vọng và nỗi đau "Cánh đồng bất tận" - kiệt tác của nhà vănNguyễn Ngọc Tư - không chỉ nổi tiếng bởi những mảng màu rực rỡ củamiền sông nước Tây Nam Bộ mà còn bởi tiếng nói thể xác vang vọng, lenlỏi qua từng trang viết, lay động tâm can người đọc Trong "Cánh đồngbất tận", nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo sử dụng "tiếng nói thểxác" để khắc họa nội tâm phức tạp và số phận bi đát của các nhân vật Nóthể hiện qua những hành động, cử chỉ, lời nói mộc mạc, trần trụi, phơibày những góc khuất của tâm hồn con người

3.1 Tiếng nói của bản năng con người

3.1.1 Bản năng sinh tồn

Trong “ Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, bản năng sinh

tồn được thể hiện qua sự cam chịu và phản kháng Hai chị em Nương bị

bỏ mặc, phải chịu đựng sự thiếu thốn của tình thương, phải chịu nhữngkhó khăn và tổn thương của môi trường sống, sự mệt mỏi và những vếtthương trên cơ thể vì bị người cha bạo hành Nương và Điền không có sựlựa chọn nào khác ngoài việc cam chịu và chấp nhận những đau khổ vàtổn thương, cả về thể xác lẫn tinh thần Mặc dù hai chị em Nương phảichịu đựng nhiều đau khổ và tổn thương, nhưng cả hai vẫn giữ cho mìnhmột tinh thần mạnh mẽ và không để sự đau khổ hoàn toàn chi phối cuộcsống của mình Sự phản kháng của Nương và Điền thể hiện qua cách cốgắng tạo ra một môi trường sống an toàn hơn cho cả hai Chúng phải tựhọc mọi thứ, tự trả những cái giá rất đắt để có được bài học cho bản thânmình Sự phản kháng trong im lặng của hai chị em Nương cũng thể hiệnqua việc cả hai không hoàn toàn khuất phục trước sự bạo hành của cha,

mà luôn khao khát thoát khỏi tình cảnh đó

Nương và Điền sống lang bạt cùng cha, đi hết cánh đồng này đếncánh đồng khác, Nương và Điền phải tự học cách sống để làm người vàhọc ngay cả bản năng để chứng kiến và bỏ qua “Những gì không biết

Trang 14

chúng tôi thử Những gì không hiểu, chúng tôi chất thành khối trong lòng Nhiều khi thấu đáo được một điều nào đó, chúng tôi phải trả giá rất cao” Nương và Điền phải tự học tất cả mọi thứ trên đời “Tôi và Điền buộc phải tự học lấy cách sống Nhiều khi dễ đến không ngờ ” Chúng học cách “định hướng bằng mặt trời, bằng sao đêm, bằng gió, bằng ngọn cây…” sau những trận đi lạc tưởng không đường về, học cách phân biệt vết rắn cắn sau trận thập tử nhất sinh “Nhờ Điền bị rắn hổ đất cắn mà chúng tôi biết được cách phân biệt vết răng của rắn độc”, những khám phá về thời tiết “Và nhìn bướm bay, nhìn mây trôi tôi biết ngày nắng hay mưa Nghe bìm bịp kêu chúng tôi biết nước lên…”, học cách chấp nhận đòn roi của cha “chỉ vì là con của má”, học cách biết được cảm giác của người khác bằng trải nghiệm “mảng da non trên bàn tay nó bỏng đỏ nhừ, tươm máu” khi bôi keo dán sắt lên tay Nương và Điền tự mình lớn dần,

học hỏi để lớn không phải từ người lớn, những người của thế giới làngxóm, cộng đồng kia, mà từ bà mẹ thiên nhiên bao dung vô cùng nhưngcũng khắc nghiệt vô cùng Sống trong thế giới bé nhỏ của tự nhiên,Nương và Điền khước từ con người, thậm chí khước từ sự trưởng thànhcủa giới tính trong chính mình vì cho đó là sự gia nhập vào thế giới conngười đầy hận thù và đau đớn mà các em đã rời bỏ Điền xót xa khi

chứng kiến chị mình “trổ mã con gái”: “Đẹp làm chi dữ vậy, Hai ? Ở cái

xó quê này, có đẹp mai mốt cũng phải lấy chồng, đẻ một bầy con nheo nhóc, cũng ra ruộng ra vườn làm lụng đến hết đời, xẹp lép như xác ve Đẹp, mắc công giữ ” Cả Nương và Điền cớ giữ lại giá trị nhân phẩm

của mình bằng cách không để bản thân trở nên cay độc hay hoàn toàntuyệt vọng trước những bất công mà mình phải chịu đựng Cả hai chị emluôn cố gắng giữ cho tâm hồn mình trong sạch và tìm thấy những niềmvui nhỏ bé trong cuộc sống Việc duy trì nhân phẩm và sự tử tế tronghoàn cảnh khắc nghiệt cũng là một dạng phản kháng, thể hiện sức mạnhnội tại và ý chí sống mãnh liệt của Nương và Điền

Trong “ Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư, tiếng nói của

thể xác qua bản năng sinh tồn trong là lời khẳng định cho sức sống mãnhliệt,sự đoàn kết của hai chị em Nương Mặc dù cuộc sống đầy rẫy khókhăn, thử thách, họ vẫn luôn nỗ lực mưu sinh, bảo vệ bản thân và khaokhát được sống một cuộc đời tốt đẹp hơn

3.1.2 Bản năng dục tính

Tiếng nói thể xác còn thể hiện qua bản năng dục tính của conngười Trong hoàn cảnh sống thiếu thốn, tù túng, bản năng này càng trở

Ngày đăng: 17/06/2024, 16:04

w