Tính Dâm Tục Trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương _ Nhóm 2 _ Văn 2Q.pptx

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tính Dâm Tục Trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hương _ Nhóm 2 _ Văn 2Q.pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

KHOA NGỮ VĂNBài thuyết

VẤN ĐỀ TÍNH DÂM TỤC TRONG

THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG

Trang 2

Trần Thị Kim Chi

Nguyễn Thị Hồng Duyên

NHÓM 2

Trang 3

I Bối cảnh lịch sử:

Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ XV Sang thế kỷ XVI, XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy yếu Mầm mống của cuộc khủng hoảng nội bộ đã xuất hiện

Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX thì sự suy yếu này không còn là dấu hiệu nữa Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Sự khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất là tính chất thối nát, suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược.

Trang 4

Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỷ XIX phát triển phong phú và đa dạng với nhiều tác phẩm có giá trị Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam

Ðề tài được mở rộng không còn bó hẹp ở luân lí, đạo đức phong kiến, văn học đề cập những vấn đề thiết cốt trong cuộc sống trước mắt đời thường Nổi bật lên trong sáng tác văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ.

Khuynh hướng phê phán hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa là khuynh hướng chính của văn học giai đoạn này

Về phương diện nghệ thuật, văn học phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm Địa vị văn học chữ Nôm và những loại văn học dân tộc như thơ Nôm viết theo thể Đường luật, ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát được khẳng định và đạt tới đỉnh cao …

• VĂN HỌC THỜI BÂY GIỜ:

Trang 5

• Cuộc đời và sự nghiệp:

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 – 1822), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Nhưng trong suốt cuộc đời mình, nữ sĩ chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long.

Cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trải qua nhiều thăng trầm, biến cố Bà đi qua nhiều cuộc tình ngang trái, rơi vào cảnh ngộ éo le (làm vợ lẽ), để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm” Tiêu biểu là những bài thơ Nôm in trong tập thơ “ Xuân Hương thi tập” (bao gồm khoảng 50 bài thơ) Tập thơ này được đánh giá là tập thơ xuất sắc của nền văn học Bên cạnh đó, còn có tập thơ “Lưu Hương ký” cũng để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc.

HƯƠNG:

Trang 6

Hồ Xuân Hương là nhà thơ chuyển viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng Có thể nói thơ của Hồ Xuân Hương là một dòng thơ mang tính đấu tranh mạnh mẽ với chế độ phong kiến suy tàn lúc bấy giờ Nổi bật trong phong cách sáng tác của bà là sự đồng cảm với những số phận bất hạnh, sự khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời

2 Phong cách sáng tác:

Trang 7

Khái niệm dâm tục :

III KHÁI QUÁT TÍNH DÂM TỤC

Tính dục – theo Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tiếng Việt định nghĩa: là “thú

vui của xác thịt giữa nam và nữ” Còn

Nguyễn Như Ý trong Đại từ điển tiếng Việt thì cho rằng tính dục là những “đòi hỏi về quan hệ tính giao”

Tục: “Tầm thường, không thanh cao”

Cùng trường nghĩa với khái niệm tính dục ta còn có những khái niệm khác như: tục, dâm, giới

tính, tình dục…

Dâm: “Ham muốn thú vui nhục dục quá chừng độ hoặc không chính đáng”

Trang 8

PHƯƠNG TÂY:

Thời cổ đại, trong thần thoại Hy Lạp có một bộ phận truyện kể về sự gặp gỡ của các vị thần và những con người đầu tiên có liên quan đến việc các nam thần (nhất là Zeus) quyến rũ hay cưỡng bức một người phụ nữ và tạo ra những người con anh hùng, hay việc các nữ thần kết hợp với một người đàn ông trần thế như trong “Vần thơ của Homer về Aphorodite” trong đó nữ thần này kết hợp với Ankhises và sinh ra Aeneas, hay cuộc giao hoan giữa Peleus và nữ thần Thetis sinh ra Achilles

PHƯƠNG ĐÔNG:

Phương Đông cổ đại lấy lý thuyết âm dương và ngũ hành làm cơ sở để giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tính dục Theo đó nam là dương, nữ là âm Nếu âm dương không cân bằng, không hoà hợp thì con người sẽ phát sinh bệnh tật và tổn thọ Kinh Dịch được xây dựng trên quan niệm âm dương, âm dương là hai phạm trù đại biểu cho hai dạng sự vật phổ biến trong vũ trụ, một dạng có dương tính (cứng cỏi, nồng nhiệt, tích cực), một dạng có âm tính (mềm yếu, lạnh lùng, tiêu cực) Hai thế lực âm dương tác động lẫn nhau tạo thành vũ trụ, vạn vật

Trang 9

IV Lý giải vấn đề dâm tục trong thơ

xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ sự thiếu thốn về tính dục và nó luôn luôn hành hạ Xuân Hương” bởi “dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức, tư tưởng Xuân Hương, chi phối hầu hết thi phẩm của Xuân Hương, giúp cho Xuân Hương viết nên những vần kiệt tác, độc đáo, làm cho Xuân Hương nhìn ra đời thấy cái gì cũng là dâm và tục, gặp bất cứ cái gì cũng có

thể gán cho những ý dâm và tục.” Giáo sư Văn Tân - Nhà sử học bách khoa

Trang 10

Trong đó Nguyễn Văn Hanh dùng công thức phân tâm học của Freud để giải thích ẩn ức tính dục của Hồ Xuân Hương không chỉ dựa vào tiểu sử cá nhân, mà còn dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội đương thời hoặc : “Ý thức tư tưởng” “Bà bị chèn ép về kinh tế, chính trị và tình dục” Hồ Xuân Hương không chỉ bị dày vò về mặt tính dục do những quy tắc “tam cương ngũ thường” của Nho giáo, mà còn bị đàn áp về mặt kinh tế Bởi vậy, Hồ Xuân Hương nói đến tính dục không chỉ để giải toả những dồn nén, mà chủ yếu lấy đó làm vũ khí chống lại bọn thống trị phong kiến đạo đức giả.

Trang 11

Trong khi đó, cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương nằm chềnh ềnh ngay trên văn bản, nên, theo Nguyễn Văn Trung, “cái tục ở đây liên quan đến cái ức chứ

không phải là ẩn ức; người đàn bà bất mãn về lễ giáo xã hội khắc nghiệt

không cho phép thỏa mãn ước muốn dục tình nên bực tức, uất ức và muốn nói trắng ra sự bực tức đó Người đàn bà biết rõ vì sao mình bị kiềm chế và khi nói ra là biết mình cố ý nói để

chứng tỏ mình bị kiềm chế và để tố cáo phản kháng sự kiềm chế đó”.

Trang 12

2.Vấn đề dâm tục trong thơ Hồ Xuân Hương theo trường phái xã hội học:

Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, yếu tố dâm tục xuất hiện như một tiếng nói bênh vực, đòi quyền sống chính đáng của con người và ra sức

phê phán những thế lực, những hủ tục, những quan niệm thối nát đã bất công sẵn sàng chà đạp lên lẽ sống tự nhiên đó Và cái dâm, cái tục của Hồ Xuân Hương trở thành một thứ vũ khí, một

phương tiện để chiến đấu đòi lại quyền cho chính mình.

Trang 13

Đối tượng đả kích đầu tiên mà Xuân Hương kể đến không ai khác chính là những hạng người “cao quý” trong xã hội bấy giờ là giai cấp thống trị Bài thơ Vịnh cái quạt, Xuân Hương mượn cớ tả cái quạt để ám chỉ cái khác, rồi bà nói to lên với mọi người:

"Mười bảy hay là mười tám đâyCho ta yêu dấu chẳng dời tayMỏng dày chừng ấy chành ba góc

Rộng hẹp ngần nao cắm một cayCàng nực bao nhiêu thời càng mát

Yêu đêm chẳng chán lại yêu ngàyHồng hồng má phấn duyên vì cậy

Chúa dấu vua yêu một cái này"

Trang 14

Hồ Xuân Hương đem cái nhìn của cuộc sống trần tục để chiếu rọi vào mỗi cảnh vật của chùa chiền với mục đích châm biếm tính chất phi trần tục của Phật

giáo Bà đả kích giới sư sãi là vì cuộc sống tu hành của họ phản tự nhiên, từ quần áo đến lối sống diệt dục, lối sống phản sự sống.

“Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta Đầu thì trọc lốc, áo không tà”

(Chế sư)

Trang 15

Quan niệm đạo đức chính thống áp đặt lên con người sự bất bình đẳng nam nữ, trước hết là bất bình đẳng về dục tính Người đàn ông và người đàn bà đều có nhu cầu như nhau về tình dục, đó chính là quyền mà tạo hóa ban cho họ Nhưng trong đời sống xã hội phong kiến, người đàn ông thường có năm thê bảy thiếp, còn người đàn bà nhất là phận làm lẽ thường rơi vào cảnh:

“Năm thì mười họa chăng hay chớMột tháng đôi lần có cũng không”

(Lấy chồng chung)

Trang 16

3.Vấn đề dâm tục trong thơ Hồ

Xuân Hương theo trường phái tín ngưỡng Phồn thực:

Trang 17

Ví dụ: “Hang Cắc Cớ”

Trời đất sinh ra đá một chòm,

Nứt làm đôi mảnh hỏm, hòm hom.

Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,

Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.

Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,

Con đường vô ngạn tối om om.

Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc,

Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dò!

Hệ thống biểu tượng phồn thực rất phong phú và đa dạng trong thơ bà Chia chúng thành biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh

Biểu tượng gốc như hang, động, khe, giếng, hầm… (âm vật); sừng, chày… (dương vật); đánh đu, giã gạo… (hành động tính giao) liên quan đến siêu mẫu, mang ý nghĩa phồn thực cả trong văn bản thơ Hồ Xuân Hương lẫn trong ngôn ngữ thường ngày Đó là kho trời chung mà nữ sĩ lấy làm vô tận của mình riêng

Trang 18

Những biểu tượng gốc liên quan đến âm vật trong thơ Hồ Xuân Hương thì rất nhiều, những biểu tượng gốc liên quan đến dương vật thì rất ít Tuy vậy, trong thơ Hồ Xuân Hương cũng có một biểu tượng khá độc đáo là sừng:

“Ong non ngứa nọc châm hoa rữaDê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.”

Trang 19

Trong thơ Hồ Xuân Hương, một trong những biểu tượng của hành động tính giao có lẽ cổ sơ hơn cả là Đánh đu:Bốn cột khen ai khéo khéo

Trang 20

Chờ đến ba tu mới dãi màu.

Thơ Hồ Xuân Hương còn nhiều biểu tượng phồn thực khác vốn không nằm trong “kho trời chung”, mà do chính bàn tay bà sáng tạo ra Những biểu tượng này không có nghĩa tự thân ngoài văn bản thơ, hay nói đúng hơn ở ngoài đời chúng mang nghĩa khác, nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương chúng mang nghĩa phồn thực

Trang 21

Trong đời sống thường nhật biết bao sự vật, hành động là thường gặp, quen đến nhẵn mặt, không

hề có một ý nghĩa nào khác, ngoài ý nghĩa tự thân của nó Vậy mà trong văn cảnh thơ Hồ Xuân

Hương, nó bỗng mang một ý nghĩa khác, như: mặt trăng (“Một trái trăng thu chín mõm mòm; Nảy

vừng quế đỏ đỏ lòm lom; Giữa in chiếc bích khuôn còn méo; Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm”); lâm tuyền (rừng suối) một từ Hán Việt rất mờ

nghĩa, chỉ khái quát, nhưng trong câu “Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại; Rõ khéo trời già đến dở

dom!” của bài thơ “Vịnh Động Hương Tích thì lâm tuyền lại phục nguyên nghĩa, là rừng suối để gợi đến hình ảnh âm vật,…

Trang 22

1 Giá trị nghệ thuật:

Nét độc đáo nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là giọng điệu mỉa mai, trào phúng Giọng điệu này được thể hiện khi nữ sĩ phê phán, đả kích giai

cấp phong kiến thống trị.

Phong cách thơ Hồ Xuân Hương khoáng đạt, sáng tạo, độc đáo bậc

thầy, với hệ thống các phương thức, phương tiện nghệ thuật được vận dụng và thực thi đầy linh hoạt, biến hóa, nhiều bài đạt tầm kiệt tác,

xứng đáng là đỉnh cao của thơ Nôm

V KẾT LUẬN:

Trang 23

Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là con đẻ của người nghệ sĩ Là sản phẩm của một thời đại Một thời đại đang trên đường băng hoại về đạo đức, suy chính trị, cùng kiệt về kinh tế Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói hết sức hồn nhiên mang đậm bản sắc văn hóa cũng là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ đối với độ phong kiến đầy rẫy những bất công ngang trái lên tiếng bênh vực quyền sống con người đặc biệt là người phụ nữ Với một sức sáng tạo tuyệt vời Một nghệ thuật độc không hai Thơ Hồ Xuân Hương là hiện tượng giao thoa, là cái gạch nối giữa văn chương bác học và văn chương bình dân nôm na quý phái cao sang.

2.Giá trị nội dung:

Trang 24

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN

ĐÃ LẮNG NGHE!!!

Ngày đăng: 17/06/2024, 16:30