1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Vhtđ g9 so sánh thơ trào phúng của nguyễn khuyến tú xương (1)

42 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Lý giải vì sao có điểm giống và khác nhau
Tác giả Lê Đinh Khánh Vân, Nguyễn Thị Ánh, Nguyễn Phương Bảo Vy, Lê Anh Tuấn
Người hướng dẫn Trần Thị Thanh Nhị
Trường học Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm, Khoa Ngữ Văn
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Văn học Trung đại II, Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 398 KB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (0)
    • 1. Giới thiệu chung (0)
      • 1.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến (0)
      • 1.2. Đôi nét về tác giả Tú Xương (5)
    • 2. Bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến văn học thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (8)
    • 3. Trào phúng và văn học trào phúng (10)
      • 3.1. Khái niệm trào phúng (10)
      • 3.2. Văn học trào phúng (10)
  • II. NỘI DUNG (11)
    • 1. Điểm tương đồng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương (11)
      • 1.1. Điểm tương đồng về nội dung trào phúng (11)
        • 1.1.1. Những lời tự trào (12)
      • 1.2. Điểm tương đồng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương từ góc độ hình thức (13)
        • 1.2.1. Đối tượng trào phúng (13)
      • 1.3. Vì sao có điểm tương đồng trong thơ trào phúng của hai nhà thơ? (16)
      • 2.1. Điểm khác biệt về nội dung trào phúng (17)
        • 2.1.1. Tự trào (17)
        • 2.1.2. Điêm khác biệt trong trào phúng chính diện và hài hước (19)
      • 2.2. Điểm khác biệt về nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương (24)
        • 2.2.1. Cái nhìn khái quát cơ bản về phong cách trào phúng của NK và TX (26)
        • 2.2.2. Khác nhau trong việc xây dựng tình huống trào phúng (27)
        • 2.2.3. Khác nhau trong việc miêu tả đối tượng trào phúng (29)
        • 2.2.4. Khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng (32)
      • 2.3. Lập trường và hệ quy chiếu: điểm quan trọng phân biệt thơ NK và TX (38)
      • 2.4. Vì sao có điểm khác biệt trong việc thể hiện nội dung của hai nhà thơ? (39)
  • III. TỔNG KẾT (41)
  • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (41)

Nội dung

Trào phúng (tiếng Pháp: satire) là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước,… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.

NỘI DUNG

Điểm tương đồng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

1.1.Điểm tương đồng về nội dung trào phúng

Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai nhà thơ trào phúng nổi tiếng của đất Hà Nam, Nam Định Tuy chênh lệch khá nhiều về tuổi tác, về đường công danh nhưng hai ông có một số điểm gần gũi trong cách nhìn nhận và đánh giá thời cuộc và cả hai đã dùng tiếng cười châm biếm, trào lộng trong thơ ca để phơi bày bản chất nhố nhăng, suy đồi của cái xã hội thực dân, phong kiến dở Tây dở ta thuở ấy. Được biết đến là hai nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉXIX, Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nhiều điểm tương đồng trong phong cách sáng tác.Chính điều này đã tạo nên hiện tượng giao thoa gặp gỡ độc đáo trong văn học.

Trước hết, ở Nguyễn Khuyến và Tú Xương, chúng ta đều bắt gặp cái cười đầu tiên hướng về mình

Giọng thơ tự trào của Nguyễn Khuyến:

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Giọng thơ tự trào của Tú Xương cũng thế:

Chẳng phải quan mà chẳng phải dân, Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.

Hai câu mở đầu của bài “Tự trào” cho thấy nét hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến nổi bật hẳn lên bằng những từ miêu tả: gầy, béo, làng nhàng…Với Tú Xương, hình ảnh được miêu tả hơi khái quát và chua chát nên không hóm hỉnh lắm Đến hai câu cuối, Nguyễn Khuyến tự nghĩ về mình, tự nghĩ về công danh mình có mà không giúp ích gì cho nước:

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ!

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

Còn Tú xương thì tự hỏi:

Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?

Lâu để mà xem cuộc chuyển dần.

Tú Xương sống để xem thời cuộc chứ ông không trách mình như Nguyễn Khuyến.

Không chỉ vậy, ở Tú Xương còn là tiếng cười tự trách bản thân khi để người vợ của mình phải vất vả, bươn chải nuôi cả gia đình:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!

Như vậy chúng ta có thể thấy: bộ phận thơ tự trào của Nguyễn Khuyến đã góp phần làm nên một dòng thơ tự trào theo bản ngã trong thơ trào phúng nhà nho Có thể ghi nhận đây là một biểu hiện của sự vùng vẫy nhằm thoát khỏi khuôn khổ thi pháp văn chương trung đại Tuy vậy thơ tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn còn trong khuôn khổ văn chương quy phạm nhà nho, do Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác trong cảm thức của nhà nho phong kiến Phải đến thơ tự trào của Tú Xương sự bứt phá đó mới thực sự trọn vẹn Những cảm nhận thị dân của nhà nho thị dân Tú Xương tuy chưa thể hiện được một hình thức diễn đạt mới bằng một thể loại mới, nhưng ít nhiều Tú Xương cũng đã tạo nên một giọng điệu riêng trong kiểu tự trào của mình.

Trong cảm thức thị dân, bằng lối tự trào, tự vịnh, Tú Xương đã tạo nên một kiểu nhà nho thị dân Trước Tú Xương chưa hề có và trong văn chương trào phúng hiện đại cũng hiếm có một kiểu tự trào độc đáo như vậy.

1.1 2 Những lời thế trào: Điểm gặp gỡ ở hai ông là yếu tố vô hại chỉ để gây cười hoặc mức độ phê phán nhẹ nhàng xuất phát từ thái độ bao dung thấm đẫm nhân tình Đặc biệt sắc điệu của tiếng cười trào lộng ở hai ông đều rất tinh quái, lấp lánh sắc trí tuệ, thông minh, nhạy cảm với cái trái logic, trái lẽ phải thông thường.

Bên cạnh đó, cả hai nhà thơ còn gặp gỡ nhau ở ngòi bút trào phúng sâu cay Tiếng cười của hai nhà thơ trước tiên để chế nhạo, châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt các hiện tượng nhố nhăng đương thời Nguyễn Khuyến bày tỏ tiếng cười của lương tâm khi chế giễu dáng vẻ vô cảm của những kẻ tham gia trò chơi ngày hội Tây ở xứ thuộc địa:

"Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo".

Tú Xương cũng bày tỏ tiếng cười đả kích tình trạng suy đồi của Nho học cùng với những cảnh chướng tai gai mắt trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta:

"Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ Ậm ọe quan trường miệng thét loa".

(Vịnh khoa thi Hương) Đọc thơ Nguyễn Khuyến người đọc thấy hóm hỉnh và thâm thúy thì đến thơ Tú Xương đó lại là sự bực bội, bất mãn đối với cái xã hội thực dân nửa phong kiến Cái xã hội ấy đã đẻ ra những thứ nhố nhăng, lố bịch Ở đậy, người đọc luôn thấy được ngay sự xấu xa của đối tượng bị nhắc đến và thái độ gay gắt của nhà thơ thể hiện trên con chữ mà không cần suy ngẫm, đợi chờ.

1.2 Điểm tương đồng trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương từ góc độ hình thức

Nguyễn Khuyến cười nhiều về bọn quan lại, tiến sĩ, ông nghè, ông cống:

Anh mừng cho chú đỗ ông nghè (Mừng ông nghè mới đỗ) hay:

Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò (Bồ tiên thi). Đó là bọn “phụ mẫu chi dân” mà lại không lo cuộc sống nhân dân, không lo cho giang sơn xã tắc, chỉ sao “cốt túi mình cho nặng chặt”.

Tú Xương cũng cười về bọn quan lại, ông nghè, ông cống:

Chữ “y”, chữ “chiểu” không phê đến Ông chỉ phê ngay một chữ tiền

Song, ông cười về bọn chức tước Tây nhiều hơn như ông cò, ông thông, phán, kí, nghị viên… và biết bao nhiêu chuyện xung quanh việc thi cử

Xét cụ thể, về thái độ phê phán quan trường, biểu hiện một mặt lý tưởng thẩm mỹ của nhà thơ Yên Đổ và Tú Vị Xuyên như sau:

Vịnh ông Tiến sĩ giấy, Tú Xương chỉ viết: Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào?

Cũng đòi hoa hốt, cũng trâm bào.

Mỗi năm mỗi tết trung thu đến, Tôi gặp ông nhưng chẳng muốn chào.

Tôi không công nhận anh vì anh có đỗ ở đâu đâu Cái đòn bẩy hất nhào đối tượng – xét kỹ ra – chỉ có điểm tựa là cái “Tôi” tác giả.

Cũng là Vịnh Tiến sĩ giấy, Nguyễn khuyến viết hóm hỉnh, sâu cay hơn và cũng khái quát hơn:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi.

Sơ khảo trường Nam bác cử Nhu, Thật là vừa dốt lại vừa ngu.

Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt, Mũi nó gồ gồ, trán nó giô.

(Giễu ông đồ bổn ở phố hàng sắt).

Trước cái mạnh bạo đó, Nguyễn Khuyến lại thâm trầm:

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi.

(Vịnh Tiến sĩ giấy II)

Không chỉ gặp gỡ nhau về đặc điểm nội dung mà cả hai nhà thơ còn có sự tương đồng về nghệ thuật Cả hai đều sử dụng thơ chữ Nôm đặc sắc cùng ngôn ngữ của sinh hoạt đời thường, dân dã, bình dị và có phần hóm hỉnh.

Cũng như Nguyễn Khuyến, đa số các bài thơ trào phúng của Tú Xương được viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt (mặc dù cũng có các thể: phú, lục bát, hát nói…); Ngôn ngữ thơ bình dị (dù có dùng vài tiếng nôm na của bọn vô học: thầy đồ, thầy đạc, dạy học dạy hành, trọc truếch; hoặc dùng những chữ ngoại quốc: cống hỷ, mét xì, xanh căng…);

Giọng thơ phóng khoáng, tự nhiên như lời nói thường ngày:

Hà Nam danh giá nhất ông Cò ( Ông Cò) hay: Ông về đốc học đã bao lâu? (Chế ông đốc học)

1 2 3 Giọng điệu tự trào và ngôn ngữ:

Như chúng ta thấy ngoài những bài thơ nói rõ mục đích tự trào thì đa số các bài thơ khác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương có tính chất tự trào lúc đậm lúc nhạt, man mác khắp các tác phẩm Những bài thơ tự trào phản ánh sâu sắc tâm trạng trữ tình của tác giả thông qua tiếng cười ở từng chặng đường qua những cảnh ngộ cuộc sống, những biến đổi thời cuộc Ở mảng thơ này ít tìm thấy giá trị phê phán, tố cáo xã hội nói chung mà chủ yếu là đời sống tâm hồn tác giả Hầu như nhà nho nào cũng có một vài bài thơ để tự trào, tự thuật Trong nụ cười mang tính chất tự tiếu và tiếu ngã ấy, các nhà nho đem thân ra làm đối tượng để cười:Cười bản thân để tự răn mình

Và dĩ nhiên, Nguyễn Khuyến và Tú Xương cũng không nằm ngoài số đó Trong sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã có rất nhiều những sự gặp gỡ lý thú, đặc biệt là ta đều bắt gặp trong thơ ca của hai ông đối tượng trào phúng mang tính khách thể và đối tượng trào phúng mang tính chủ thể Ở đối tượng trào phúng mang tính chủ thể này tự trào là những tiếng cười chế giễu bản thân, từ hình dáng bên ngoài đến phẩm cách bên trong, từ bản thân đến cuộc sống gia đình… Mỗi một nhà thơ đều có những nỗi niềm, những tâm sự riêng và những điều bất mãn về bản thân để từ đó tạo ra những vần thơ tự trào theo từng tâm trạng khác nhau, phủ định hay khẳng định Nhưng quy chung lại thơ tự trào cũng để thổ lộ, giãi bày tâm sự những điều bí bách trong lòng Tất cả những nỗi niềm đó đều được Nguyễn Khuyến và Tú Xương thổ lộ qua những vần thơ tự trào, tự chế giễu.

Như vậy, cả hai nhà thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có những điểm tương đồng trong sáng tác Chính điều này đã tạo nên điểm gặp gỡ thú vị trong bức tranh phong cách của cácg nhà thơ trung đại Việt Nam. Đứng trước những đổi thay của thế thái nhân tình, nhân cách nhà nho chân chính của hai con người ấy vẫn giữ được sự vững vàng, kiên trung Ở họ ta bắt gặp những quan điểm sống giống nhau Với Nguyễn Khuyến đó là cách sống giả câm giả điếc “Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa” Tú Xương cũng vậy, sống chỉ là “ấm ờ, giả câm giả điếc”, là “khôn chán thì giả làm ngây” là không cần phô trương chí khí với đời là không màng công danh, ung dung ngoài vòng cương tỏa mà vẫy vùng cho thỏa chí.a

1.3.Vì sao có điểm tương đồng trong thơ trào phúng của hai nhà thơ?

TỔNG KẾT

Khép lại mảng thơ trào phúng, có thể thấy tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến có sự dí dỏm, thâm trầm và nhiều cung bậc Ông cũng phê phán thói đời nhưng thường bằng sự khuyên răn để hướng đến sự thay đổi Còn Tú Xương, một khi đã châm biếm thì phải thật sâu cay, thật độc địa nhằm đánh thẳng vào bản chất của bọn người xấu xa trong xã hội. Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã đóng góp những tiền đề cho sự hình thành dòng văn học hiện thực trào phúng của văn học hiện đại Dù là tự trào bản thân hay phê phán, chế giễu những con người và những thói hư tật xấu trong xã hội, chung quy lại, vẫn là một tấm lòng yêu nước, một sự quan tâm và đau xót trước sự suy đồi của đạo đức truyền thống qua hàng loạt hiện tượng chướng tai gai mắt Từ đó, có thể nhận thức rằng yêu nước không nhất thiết là phải cầm gươm ra trận, mà văn chương cũng là một thứ vũ khí lợi hại chống ngoại xâm trên mặt trận tư tưởng Với mảng sáng tác này, hai nhà thơ đã góp phần tạo tiền đề cho sự hình thành dòng văn học phê phán của văn học hiện đại.

Ngày đăng: 17/06/2024, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w