1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đóng góp của nguyễn khuyến cho văn học việt nam

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 115,09 KB

Nội dung

Nguyễn Lộc cho rằng: “Làm nên giá trị thơ văn Nguyễn Khuyến là toàn bộ những sáng tác của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm, trữ tình cũng như trào phúng. Dấu hiệu gắn bó nhà thơ với cuộc đời là tâm trạng day dứt cũng như nụ cười chua chát của ông. Nhưng làm nên cái độc đáo của riêng nhà thơ thì chủ yếu là những vần thơ viết về con người, cảnh vật thiên nhiên, phong tục tập quán. Về phương diện này không một nhà thơ nào đương thời viết được bằng ông. Trước đó trong lịch sử Việt Nam cũng chưa ai viết được như ông”. Như vậy, đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về thiên nhiên gắn với làng quê, thơ trào phúng.

Trang 1

CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC

MỤC LỤC

A KHÁI QUÁT CHUNG

I QUÊ HƯƠNG, THỜI ĐẠI VÀ TÁC GIẢ

1 Đôi nét về làng quê Yên Đổ

2 Tác giả

3 Thời đại lịch sử

4 Sự nghiệp sáng tác

B ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHUYẾN CHO NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC I NÉT MỚI TRONG QUAN NIỆM SÁNG TÁC NHÀ NHO CỦA NGUYỄN KHUYẾN II ĐÓNG GÓP SÁNG TẠO TRONG HỆ THỐNG THI PHÁP SÁNG TÁC 1 Đóng góp mảng thơ về làng cảnh Việt Nam

2 Quan hệ ứng xử của con người

3 Đóng góp về mảng thơ trào phúng

III ĐÓNG GÓP VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 1 Phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc trong thơ Nguyễn Khuyến

2 Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ văn Nguyễn Khuyến

4 Sử dụng lối chơi chữ

5 Sự kết hợp độc đáo yếu tố Hán – Việt

C TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

A KHÁI QUÁT CHUNG

I QUÊ HƯƠNG, THỜI ĐẠI VÀ TÁC GIẢ

1 Đôi nét về làng quê Yên Đổ

Yên Đổ là một xã lớn nhất của tổng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, cho đếntận năm 1945 vẫn còn được giữ nguyên cái tên cũ Xã bao gồm 10 làng, chia làm hai giáp:giáp Ba ( gồm 3 thôn ) và giáp Bảy ( gồm 7 thôn )

Tên xã Yên Đổ không những chỉ gắn bó với cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Khuyến màcòn là cái tên kỷ niệm một thời xa xưa khi tổ tiên của Nguyễn Khuyến từ đất Hồng Lĩnh ( HàTĩnh ) ra sinh cơ lập nghiệp và đã để lại công đức ở đất này

Nhà thờ họ Nguyễn Tông ở thôn Và, thờ Quang lượng hầu và tổ tiên Nguyễn Khuyến,những người có công lao với đất này Ngôi nhà thờ này cũng như từ đường Nguyễn Khuyến,nhà ở Nguyễn Khuyến đều ở mảnh đất vườn Bùi, và thôn Hà Vạ Nguyễn Khuyến lớn lên vàsau mười năm làm quan rồi lại trở về “vườn Bùi chốn cũ” cũng chính là nơi đây Từ đườngNguyễn Khuyến tuy trải nhiều phong sương, ngày nay vẫn chưa mất hết phong vị cổ kính.Đôi câu đối sơn son thếp vàng treo ngay mặt trước: Hồng Sơn chi ngoại uất giai khí / Vị Thủychí kim thành Đại giang ( Hồng Sơn đất ngoại kết tụ được khí cốt – Vị Thủy đến nay đã thànhsông lớn ) là của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, bạn đồng niên, đề tặng nhà thơ Vị Thủy là consống chảy từ phía sông Sắt qua trước đình Và, thuở đó sông Vị còn là một con sông tương đốilớn, thuyền đinh, thuyền buồm chở mắm muối, chở hàng họ còn tấp nập ra vào buôn bán ởchợ Và – chợ gần sát khu đình Và ngày nay Chợ Và thì họp ở đấy, nhưng đến ngày 24 thángChạp hàng năm lại kéo ra giữa đồng thuộc khu đất cao rộng phía trước nhà Nguyễn Khuyếnhọp lấy may, cầu yên ( vì cho là không họp thì làng xã không yên ) Do đó mà chợ này có tên

là chợ Đồng Chợ Đồng rất đông vui, hấp dẫn cả vùng Yên Đổ Trước ngày 24, làng quánđược dựng lên san sát Cả vùng chuẩn bị hàng họ, cả vùng nô nức sắm sanh đi chợ Đồng –chợ Tết

Cùng với tục lệ họp chợ Đồng, nhiều làng ở vùng này còn có tục lệ đuổi chim cuốcngày mùng hai, mùng ba Tết Mồng hai “động hiệu”, các bô lão cùng một đám dân đinh mangchiêng, cồng ra đánh một chập báo hiệu cho cả làng chuẩn bị Sáng mùng ba chiêng, cồng,trống, mõ nhất tề nổi lên, náo động, mọi người đổ xô ra đồng, nơi có đầm đìa, lùm bụi, bờ ao,chân tre, khua đập hò hét cho những chú cuốc kinh hoàng rời chỗ ẩn nấp lao ra Ai bắt đượccon đầu tiên trong buổi săn này sẽ được trọng thưởng Con đầu tiên ấy được gọi là “chimtiên” hoặc là “tiên cầm” Lệ làng là phải bắt cho được ít nhất ba con Ba con có ba giải nhất,nhì, ba Chim cuốc được giữ lại để mùng năm giết thịt cúng thánh Thịt cuốc được chia đềucho năm đinh, mỗi người trong bữa cỗ chỉ được một miếng thịt cuốc to không quá hạt đậuxanh Tục đuổi cuốc đem lại cho hàng xóm một không khí hào hứng sôi nổi Nó có sức hấpdẫn lớn, đến Nguyễn Khuyến cũng hăm hở vào cuộc:

“Tạc nhật văn la phù trượng khởiTiên cầm dĩ dữ ấp nhân khu”

( Xuân nhật hữu cảm)Tục săn cuốc phải chăng có nguồn gốc từ việc khi xưa kia dân vùng này đã phối hợpcùng binh sĩ của Quang lượng hầu tiễn trừ giặc “Cuốc Đen”?

Tục thi thơ và “nếm rượu tường đền” là một tục lệ khác nữa rất đáng chú ý của xã Yên

Đổ Trước ngày họp chợ Đồng là ngày tế thánh ở văn chỉ (nơi thờ Khổng Phu tử) Văn chỉnày hiện nay đã bị phá hủy, chỉ còn trơ nền đất và dấu vết ở Bắc chùa Và Các bậc văn nhân,

sĩ tử cả vùng đều về họp mặt Từ khi Nguyễn Khuyến cáo lão về thì ngày này là ngày trangtrọng nhất và ý nghĩa nhất: sau lễ tế thánh, bao giờ cũng có tổ chức cuộc thi thơ và bình thơ.Những bài thơ được mọi người tán thưởng thì được giải Những người được giải còn đượcthêm cái vinh dự là được mời đi cùng các bô lão và các bậc khoa mục ra chợ Đồng nếm rượu.Giữa chợ Đồng có một ngôi đền Tường đền phía Nam được ưu tiên dành cho những ngườibán rượu Họ ngồi dọc chân tường tránh gió bấc và cũng để đoàn nếm rượu đỡ bị rét, nên mớigọi là “nếm rượu tường đền” Người bán rượu và khách nếm rượu đều rất hào hứng vì hai bên

Trang 3

đều “có lợi’ Rượu ai được chọn là rượu ngon nhất, sẽ được làng xã mua tế thánh đầu xuân vàtất nhiên sẽ rất đông khách, rất chạy hàng Do đó, ai đã có rượu bán ở chợ Đồng, cũng cố làmrượu cho ngon, và sợ không tốn rượu khi phải tiếp cả một đoàn khách đến nếm Cho đếnnhững năm cuối đời Nguyễn Khuyến thì cả chợ Đồng và tục thi thơ, nếm rượu cũng dần thưavắng Câu thơ “hàng quán người về nghe xáo xác/ Nợ nần năm hết hỏi lung tung” báo cáiđiềm tan rã của chợ Đồng sau đó, và câu “nếm rượu tường đền được mấy ông?” như một lờivọng hỏi chua xót, cho thấy cái vắng vẻ, tẻ ngắt của đám văn nhân, sĩ tử tham dự cuộc thi thơtrong những ngày tục lệ này đang đi đến chỗ cùng đồ mạt vận.

2 Tác giả Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn (một ngọn núicao, đẹp trong huyện), tự là Miên Chi (nghĩa là gắng lên, do chữ “Khuyến” mà ra Ông sinhngày 15/02/1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại quê ngoại là làng Văn Khế, xãHoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam nay thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Quê nội củanhà thơ ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ này là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ôngmất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ Ông thường được nhân dân gọi theo cách tôntrọng , kiêng húy là Tam nguyên Yên Đổ hoặc Hoàng Và ( do ghép học vị Tam Nguyên –Hoàng Giáp với tên làng xã quê hương ông, làng Và )

Nguyễn Khuyến xuất thân từ một gia đình nhà Nho nghèo, hai bên nội ngoại đều cótruyền thống khoa bảng Bên nội quê gốc ở vùng núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), di cư ra Yên Đổ,cho đến đời nhà thơ đã được năm trăm năm Thời Lê trung hưng, cụ tổ bảy đời NguyễnKhuyến làm quan nhà Mạc, được phong đến Quang lượng hầu Ông thân sinh nhà thơ làNguyễn Liễn, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học ở xứ vườn Bùi Mẹ nhà thơ là Bà TrầnThị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi làng Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên ( nay thuộc tỉnhNam Định ), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc Theo như nhà thơ

kể lại trong Gia phả, bà đáng là một bậc nữ lưu mẫu mực thương người, mọi việc nữ công,

gia chánh đều thành thạo Cả một đời bà chịu thương chịu khó phụng dưỡng bố mẹ chồng,chăm chỉ chăm làm, có lúc phải bán cả tư trang, may thuê, vá mướn để kiếm sống, khuyếnkhích và nuôi chồng, nuôi con ăn học thi cử

Thuở nhỏ Nguyễn Khuyến học cha, năm 1825 đi thi Hương lần thứ nhất cùng chasong không đỗ Năm sau, địa phương có dịch thương hàn, ông mắc bệnh suýt chết Cha và emruột, bố mẹ vợ đều qua đời Gia đình ông lâm vào cảnh “Tiêu điều, xơ xác, đời sống ngàycàng đói rét” Bà mẹ phải may thuê vá mướn, còn ông thường phải “sách đèn nhờ bạn, mộtngày học mười ngày nghỉ” Lòng nhân ái bao la, gương đảm đang, chịu thương chịu khó của

bà mẹ, đặc biệt là chí quyết tâm thúc đẩy con trai học tập thành tài, đã có tác động rất lớn tớicậu Thắng sau này

Từ năm 1854, ông đi dạy học lấy lương ăn, để tiếp tục học và đi thi Song, các khoathi Hương tiếp theo 1855, 1858 đều bị trượt Có lúc ông đã nản đường khoa cử, định chuyểnnghề dạy học thì được người bạn chu cấp lương ăn và khuyên đến cùng học với cha mình làtiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (Lý Nhân ngày nay) Bà mẹ cũng nghiêmkhắc khuyên con chớ thoái chí Do vậy, khoa thi 1864 ông mới đỗ cử nhân đầu trường HàNội

Tiếp theo ông thi Hội các khoa 1865, 1868 đều bị trượt Ông ở lại Huế, vào học Quốc

tử giám, khoa thi năm 1869 lại trượt Cho đến khoa thi năm 1871, Nguyễn Khuyến mới liêntiếp đỗ đầu thi Hội ( Hội Nguyên ), thi Đình ( Đình Nguyên ), khi đã 37 tuổi Kể từ đóNguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

Dưới triều Nguyễn, cho đến lúc đó mới có hai người đỗ Tam nguyên (đỗ đầu cả ba kỳthi), trong đó có Nguyễn Khuyến Ông được bổ làm Sứ quán trong triều; năm 1873 ra làmĐốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên Án sát tỉnh Năm 1874, ông phải mang quân chặnquân khởi nghĩa (sử cũ gọi là lệ phỉ) phạm vào tỉnh Thanh ở vùng Tĩnh Gia, Nông Cống, đúnglúc ấy bà mẹ ông mất Ông phải nghỉ ba năm về quê chịu tang mẹ Hết tang, ông vào triều giữ

Trang 4

chân Biện lý bộ Hộ Năm 1877, ông lại ra làm quan, giữ chức Bố chính Quảng Ngãi, rồi làmToản tu ở Sứ quán Từ năm 1879 đến 1883, ông vẫn sống trong cảnh thanh bần, lại thêm đauyếu, tâm trạng chán ngán cảnh quan trường.

Năm 1883, quân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, rồi triều Nguyễn phải ký hiệpước ngày 25/8/1883 Nguyễn Khuyến được cử làm Phó sứ sang Mãn Thanh Ông đã ra Bắc,nhưng chuyến đi sứ ấy bị bãi Lấy cớ đau yếu, ông xin tạm về quê dưỡng bệnh Năm 1884,Ông cáo quan về quê Yên Đổ và ông qua đời ở đây Chính mốc thời gian này có ý nghĩa quyếtđịnh cho việc hình thành tinh thần yêu nước và bộc lộ nhân phẩm của Nguyễn Khuyến, khiông kiên quyết không màng đến danh lợi, khước từ mọi thủ đoạn mua chuộc của thực dânPháp Đó cũng là thời gian mà ông có điều kiện trở lại chan hòa, đồng cảm với cuộc sống cơkhổ và thân phận mất nước của bà con làng xóm

- > 25 năm ở Yên Đổ, Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều, có ý nghĩa quyết định để nhà thơ trởthành “bất tử” Ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5/2/1909, thọ 75 tuổi Tác phẩm để

lại: Quế Sơn thi tập; Yên Đổ Tam nguyên quốc âm thi tập.

3 Hoàn cảnh lịch sử thời nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất, nhà tan Thời gian này, triều đại nhàNguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn Cơ đồ của nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên giấc

mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được

Ở giai đoạn này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến năm 1882 quân Pháp bắtđầu tiến đánh Hà Nội Vào Năm 1885, thực dân Pháp lại tấn công vào kinh thành Huế Kinhthành nhà Nguyễn bị thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu CầnVương, kêu gọi nhân đứng lên đấu tranh, phong trào được hưởng ứng khắp nơi Nhưng cuốicùng Phong trào Cần Vương tan rã

Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Khuyến sống giữa một thời kỳ mà các phong trào đấutranh yêu nước thời bấy giờ, phần lớn các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị thực dân, đếquốc dập tắt Nhà thơ Nguyễn Khuyến thời gian này cảm thấy bất lực vì không thể làm được

gì để có thể thời đổi được thời cuộc lúc bấy giờ nên ông xin cáo quan về ở ẩn

Nhà thơ không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu Ông còn được coi là một nhâncách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, cái thời đại mất nước, con người dân tộc Việt Nam bịchà đạp, đói rét, lầm than Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là khí tiết,phẩm chất của một người yêu nước chân chính và hòa mình cùng với nhân dân Ông là mộttrong những nhà thờ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn vì sự nghèo đói của họ, nhưngông càng đau đớn hơn khi nhìn thấy cảnh đất nước bị dày xéo và cảm thấy day dứt nỗi đaucủa một người ưu thời mẫn thế

“Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,

Sự đời đến thế, thế thời thôi!

Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm, Nước độc ma thiêng mấy vạn người.

Khoét rỗng ruột gan trời đất cả, Phá tung phên giậu hạ di rồi.

Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ, Mấy trắng về đâu nước chảy xuôi.”

Trích: Bài thơ Hoài Cổ – Nguyễn Khuyến

4 Sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Khuyến

4.1 Biến đổi trong quan niệm thẩm mỹ

Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng làmột nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam Thơ của Nguyễn Khuyến luôngiàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương

Trang 5

Ông ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan Ông quyết định về quê ở ẩn Ở thời bấygiờ Nguyễn Khuyến không chỉ được coi là nhân cách tiêu biểu Việt Nam thời bấy giờ, mà ôngcòn là một nhà thơ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn cho cái sự nghèo đói, ông đau đớnkhi nhìn thấy cảnh nước mất nhà tan.

Sự trở về Yên Đổ là một bước ngoặt quyết định quan trọng trong sự nghiệp văn họccủa Nguyễn Khuyến Và thơ văn ông chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa nhữngtinh hoa của văn học bác học với nguồn sữa dân gian được chắt lọc từ ngàn đời của dân tộc Ởmỗi thời kỳ của lịch sử văn học, nhất là ở những giai đoạn phát triển rực rỡ thường xuất hiệnnhững tài năng có năng lực kết hợp ở mức độ cao hơn tinh hoa của văn học dân gian và vănhọc bác học Văn học dân gian chính là cội nguồn nuôi dưỡng của văn học dân tộc, giúp vănhọc dân tộc thoát khỏi những bế tắc và ràng buộc Nhưng cũng chính văn học bác học vớinhững trí thức thông kim, bác cổ đã góp phần vô cùng quan trọng gìn giữ, phát huy, sáng tạogiúp cho văn học dân gian phát triển

Bắt đầu từ Nguyễn Trãi – ông đã tạo ra một bước ngoặt và sự khởi đầu hết sức quantrọng cho văn học dân tộc, trong đó thể hiện rõ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ bác học

và dân gian, đem lại cho văn học tinh thần của thời đại và hơi thở của dân tộc – điều mà trước

đó còn mờ nhạt Nguyễn Du cùng với “Truyện Kiều” đã làm một bước tổng hợp lớn tiếp theo

có giá trị khẳng định sự lớn mạnh của văn học dân tộc, một lần nữa đưa văn học dân tộc lênđỉnh cao mới Sự kết hợp lần này là hết sức to lớn cả về chất lượng và quy mô đã góp phầntạo nên một giai đoạn văn học rực rỡ

Bước tổng hợp ở Nguyễn Khuyến có phần khiêm tốn hơn nhưng không phải là không

có những thành tựu mới mẻ tạo nên một dáng vẻ riêng biệt Ông không có những “thiên cổhùng văn”, những tác phẩm dài hơi tầm cỡ, ông đặc biệt thành công ở những thể loại nhỏ - ở

đó tinh hoa của nền thơ ca gần một ngàn năm của dân tộc được chắt lọc, chưng cất qua từngcâu chữ tạo nên những tác phẩm như có ma lực hấp dẫn và gần gũi ngay cả những người nôngdân bình thường Sự gần gũi và dân dã đó, những bậc thi hào trước ông cũng khó mà có được

Sự trở về của Nguyễn Khuyến là “một sự trở về triệt để cả trong tư tưởng lẫn trongnghệ thuật” Sự trở về của Nguyễn Khuyến là sự trở về với nhân dân, sự hòa mình với môitrường sống, môi trường văn học vốn gần gũi với ông từ thuở lọt lòng Và cũng chính ở đónhững phẩm chất vốn tiềm tàng trong “con người thơ” của ông được phát huy và phát hiện trởlại Thơ ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều phẩm chất thơ ca: dân gian và bác học, trữtình và trào phúng,v.v là sự hội tụ nhiều phẩm chất của thơ ca dân tộc và của các bậc thi hàotrước ông Điều đó đã khiến cho giọng điệu trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên đa dạng, là sựkết hợp, đan xen, hòa trộn của nhiều màu sắc thẩm mỹ Nguyễn Khuyến cũng là người viếtđược rất nhiều thể loại: thơ trữ tình, trào phúng, các thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn, tứ tuyệt, lụcbát, song thất lục bát Ông còn là một nhà soạn câu đối vô địch, là người viết hát nói có biệttài và đầy sáng tạo, một dịch giả xuất sắc, thơ Nôm, thơ Hán của ông đều rất hay

Ở đây có thể nói đến một sự trở về mang tính “triệt để” hơn so với truyền thống Khácvới Nguyễn Trãi khi về Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm khi về Bạch Vân am, Nguyễn Du khibôn ba trong thiên hạ, Nguyễn Khuyến trở về vườn Bùi và sống thật sự đời sống của ngườidân Ông không có tâm trạng day dứt ở - đi, đi - ở, ở ẩn chỉ là tạm lánh của Nguyễn Trãi, haycái tư thế về ở ẩn để làm thầy thiên hạ của Trạng Trình Ông dứt áo về là về hẳn, bởi làm quan

ở thời buổi ông đồng nghĩa với làm tay sai cho giặc Nhà thơ chỉ còn một chút băn khoăn làchưa trả hết được ân nghĩa cho nhà vua và triều đình đã tôn vinh ông nhưng ông cũng chẳngcòn vua hiền để thờ phụng, mọi điều học được từ sách vở thánh hiền đều đã trở nên vô dụng

Vì vậy ông Tam nguyên trở về với dân chúng Yên Đổ mà chịu rất ít sức ép của tư tưởng chínhthống Ông thật sự trở về vườn cà, luống cúc đúng với nghĩa đen của nó

Nguyễn Khuyến sống đời sống của người nông dân quê ông và ông viết về cuộc đờicủa họ, cảnh đời của họ Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần nghìn năm của văn họcdân tộc đời sống nghèo khó của người nông dân với những quang cảnh sinh hoạt bình thường

Trang 6

ở thôn quê trở thành đối tượng phản ánh của thơ ca Rất lạ đó lại là nền thơ ca của một đấtnước nông nghiệp và người nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong xã hội.

4.2 Phong cách sáng tác

Nhắc tới nghệ thuật ngôn từ thì tuyệt nhiên không thể không nhắc đến NguyễnKhuyến Với lối sáng tạo đầy màu sắc, ngôn ngữ mà ông miêu tả qua những dòng thơ đầy mỹ

lệ, gợi cảm Cùng với đó là tinh thần học hỏi, ông luôn tìm hiểu, học tập những nhà thơ Nôm

đi trước để “cải tạo” thơ văn của mình phong phú hơn

Nguyễn Khuyến rất biết cách dùng từ, tả cảnh thích hợp, giàu nhạc điệu giúp câu văn,câu thơ trở nên chân thực Những hình ảnh được dựng lên một cách chân thực, cách gợi tả đivào lòng người Ngôn ngữ trào phúng nhiều cung bậc, hóm hỉnh, cường điệu với lối chơi chữtài tình, điêu luyện

Điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Khuyến là ông đã “đưa tiếng nói sinhhoạt dân dã, bình dị vào thơ một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thànhthơ” Dù viết thể thơ cổ điển nhưng ông vẫn luôn thỏa mái, không gò bó; vận dụng nhiều thủpháp nghệ thuật của thơ ca dân gian và ngôn từ giàu chất tạo hình Nguyễn Khuyến đã đưathơ Nôm, ngôn ngữ thơ đến trình độ mới, tinh tế và hiện đại, hướng tới cảm xúc chân thực củacuộc sống, với âm hưởng nhịp điệu của đời sống bình thường dân dã, khoẻ khắn, trong lành.Phong cách sáng tác của ông chia làm các mảng sau:

Tâm sự yêu nước, u hoài trước sự thay đổi cuộc đời

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam khiến cho xã hội có nhiều biến đổi mạnh mẽ Dướicon mắt của nhà Nho yêu nước, những biến đổi đó chủ yếu là tiêu cực Đạo đức xã hội thayđổi khác rất nhiều so với chuẩn mực đạo đức phong kiến Giống như nhiều nhà nho khác,Nguyễn Khuyến cảm thấy đau xót trước hiện thực này, ông sáng tác nhiều bài thơ thể hiện nỗiniềm u hoài của mình về vận mệnh dân tộc Đọc những vần thơ của Nguyễn Khuyến, chúng tadường như thấy rõ hình ảnh người nông dân đang phải sống một hoàn cảnh nghèo khổ, tiêuđiều đến mức muốn nghẹt thở, chìm sâu trong vũng lầy Những câu thơ luôn ám ảnh ngườiđọc, khiến ta thêm xót xa hơn

Thơ về làng cảnh Việt Nam

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, ông rất thành ông ở đềtài làng quê Trong đó nổi tiếng nhất là chùm thơ thu Để tránh khỏi sự bon chen chốn quantrường, ông đã lui về quê dạy học, làm thơ Không khí thanh bình nơi thôn xóm đã khơinguồn cảm hứng để ông sáng tác, gửi gắm tâm sự Bức tranh làng quê trong ông luôn đẹp - vẻđẹp của sự bình yên, thanh sang nhưng buồn và cô đơn Tiêu biểu có tác phẩm “Thu điếu”(Câu cá mùa thu) nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, tác phẩm được ra đờikhi ông về sống ẩn dật tại quê nhà Bài thơ mang màu sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, quanhững hình ảnh, câu từ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả “Thu điếu” làmột bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật,ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Mảng thơ về làng cảnh của Nguyễn Khuyến quả là bước phát triển đột biến so với sựphát triển của văn học trung đại Phạm trù thẩm mỹ về cái cao cả đã nhường chỗ cho nhữngvui buồn sướng khổ có thực, bắt nguồn từ những cảnh đời bình dị nhất Những hiện tượngxưa nay vốn xa lạ với phạm vi quan tâm của các nhà Nho hành đạo bỗng ùa vào tràn đầytrong thơ Nguyễn Khuyến sống với đời sống của người nông dân quê ông và ông viết về cuộcđời họ Bên cạnh một nhà thơ trào phúng nhiều người đã nói đến một Nguyễn Khuyến - Nhàthơ của quê hương làng cảnh Việt Nam Có thể coi đây là một phương diện làm nên sự bất tửcủa Nguyễn Khuyến và đây cũng là một phương diện thể hiện lòng yêu nước, yêu dân thắmthiết theo kiểu Nguyễn Khuyến

Thơ trào phúng

Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến mang giọng điệu thâm thúy với nội dung tràophúng sâu cay Ông phê phán những biểu hiện suy đồi của đạo đức xã hội nhất là chuyện khoa

Trang 7

cử, quan tước Với tâm trạng của nhà nho bất lực trước thời cuộc, ông viết thơ tự trào để vừatrách mình vừa bộc bạch tâm sự về thế cuộc.

=> Cả 3 mảng sáng tác trên, Nguyễn Khuyến để lại nhiều tác phẩm có giá trị cả về nội dung

và nghệ thuật

4.3 Sự nghiệp sáng tác

Cho đến nay với công sức sưu tầm nghiên cứu của nhiều thế hệ, khối lượng thơ vănNguyễn Khuyến ngày càng được phát hiện thêm nhiều Nguyễn Khuyến có rất nhiều bài thơnổi tiếng, đến nay chúng ta vẫn gìn giữ khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm

của ông, được tập hợp trong cuốn Quế Sơn thi tập Ngoài ra còn nhiều tập thơ tuyệt tác lưu truyền như Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, Bạn đến chơi nhà, Bách Liêu thi văn tập và 3 bài thơ hay viết về mùa Thu (Thu điếu, Thu ẩm, Thu Vịnh), cùng nhiều bài ca, văn tế, câu đối truyền

miệng trong dân gian…

Cả hai lĩnh vực thơ Nôm và thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến đều đạt được thành tựurực rỡ Với bộ phận thơ Nôm, dường như Nguyễn Khuyến muốn đưa tư tưởng Lão Trang vàtriết lý Đông Phương để mong muốn tìm một đường đi đúng đắn, muốn phản kháng lại chế độnửa thực dân, nửa phong kiến thối nát, thơ vừa mang sự trào phúng vừa mang chất trữ tình.Còn với dòng thơ chữ Hán hầu hết các áng thơ đều là thơ trữ tình chất chứa nỗi lòng tác giả

B ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHUYẾN CHO NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC

Nguyễn Lộc cho rằng: “Làm nên giá trị thơ văn Nguyễn Khuyến là toàn bộ nhữngsáng tác của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm, trữ tình cũng như trào phúng Dấu hiệu gắn bónhà thơ với cuộc đời là tâm trạng day dứt cũng như nụ cười chua chát của ông Nhưng làmnên cái độc đáo của riêng nhà thơ thì chủ yếu là những vần thơ viết về con người, cảnh vậtthiên nhiên, phong tục tập quán Về phương diện này không một nhà thơ nào đương thời viết

được bằng ông Trước đó trong lịch sử Việt Nam cũng chưa ai viết được như ông” Như vậy, đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về thiên nhiên gắn với làng quê, thơ trào phúng

I Nét mới trong quan niệm sáng tác nhà nho của Nguyễn Khuyến

Do sống chan hoà với sinh hoạt của người nông dân trong làng ngoài xóm, NguyễnKhuyến đã có những biểu hiện từ bỏ lối cảm thụ thế giới mang tính chất công thức để đi tớithụ cảm hiện thực Trong thơ nhà nho phương Đông, xét về mặt tần số xuất hiện thì mùa thu

và mùa xuân là hai mùa thống trị, còn mùa hè và mùa đông thì tần số xuất hiện thấp hơn Vềmùa xuân con người thường hay có tâm trạng cô đơn, còn mùa thu tiêu biểu cho cái gì xavắng, cho sự đi xa, tâm trạng tha hương Thơ ca cổ điển dân tộc do những đặc điểm riêng vềmôi trường nghệ thuật và tâm lý sáng tác nên không bị công thức này trói buộc hoàn toàn,nhưng ít nhiều có chịu ảnh hưởng Chỉ cần mở truyện Kiều ta cũng có thể thấy Phải nói rằngcảm thụ thế giới theo một công thức ước lệ về bốn mùa như thế thì nhà nho không thể gọi lànhà văn hiện thực Viết nhiều về mùa thu mà đã thoát được công thức tả mùa thu để trở lại vớimùa thu của nông thôn Việt Nam, đó là một cái mới trong thơ Nguyễn Khuyến Trong quátrình cảm thụ văn chương qua các thời đại, không phải lúc nào mọi người cũng hiểu giốngnhau, nhưng ở chùm thơ đã được truyền tụng hàng trăm năm nay và dù phân tích cách nào cácnhà nghiên cứu đến thống nhất với nhau ở một điểm: Đây là chùm thơ điển hình nhất cho mùa

thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ Có thể nói Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ đầu tiên tái tạo mùa thu bằng chính màu sắc quê hương mình Điều đáng chú ý hơn là trong thơ ông, mùa hè đã xuất hiện với tần số đáng kể Sơ bộ thống kê, căn cứ vào những bài thơ mà nhan đề cho biết viết về mùa nào có thể thấy trong Nguyễn Khuyến tác phẩm có

14 bài viết về mùa thu và 12 bài viết về mùa hè Tỉ lệ gần ngang nhau! Điều đó có ý nghĩa quan trọng Trong một năm có lẽ mùa hè là mùa ít chất thơ nhất bởi sự tàn khốc của

Trang 8

thiên nhiên, nhưng dù là ở đề tài ít chất thơ nhất, những vần thơ của Nguyễn Khuyến vẫn cóthể so sánh với bất cứ bài thơ vịnh mùa hè nào của những nhà thơ trước sau và đồng thời, vớinhững câu thơ đã mang được cái hồn đất Việt Ông là nhà thơ viết về thiên nhiên đồng đều ở

cả bốn mùa Thật là một điều mới lạ!

Chính việc từ bỏ tư thế nhà nho, nhập thân vào khung cảnh sinh hoạt làng quê đã giúpNguyễn Khuyến thoát được áp lực của công thức cảm thụ thế giới của nhà nho để hướng tớicái hiện thực cụ thể của thế giới quanh mình Mùa hè có những tác động hệ trọng đến sản xuấtnông nghiệp và cả chính bản thân cơ thể con người Nó không thể thiếu được trong một bứctranh hiện thực về nông thôn Việt Nam Việc ông từ bỏ tư thế nhà nho để sống với tư thế củamột người bình thường và do đó đã phản ánh được cái thường ngày của đời sống trong thơ đãbáo hiệu bước chuyển biến quan trọng của văn chương nhà nho ở cuối thế kỷ XIX hướng vềphía phản ánh thực tại khách quan

Ngoài ra, trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ có cái đẹp thanh tao, tinh tế mà cònngồn ngộn những cảnh đời trần thân thuộc Đọc thơ Nguyễn Khuyến chúng ta bắt gặp vô sốnhững chuyện cỏn con bên cạnh những vấn đề trọng đại Thử hỏi, có thơ của nhà thơ nào nhất

là trong các nhà thơ cổ điển lại có nhiều hình bóng con vật đến thế, và điều đặc biệt ở đây đều

là những con vật gần gũi với người nông dân, nhất là người nông dân đồng chiêm trũng Theothống kê của Nguyễn Văn Huyền có tới trên sáu mươi con vật khác nhau trong thơ Nguyễn

Khuyến Trong bức tranh Nôm về làng cảnh có con đom đóm “lập loè trong đêm sâu”, có con

cá vượt khóm rau lên mặt nước, có tiếng cuốc kêu khắc khoải “ năm canh sáu khắc đêm hè vắng”, có ‘bóng cò ngoài luỹ nhấp nhô”, có “trâu già cọ gốc phì hơi nắng”, chó nhỏ bên ao

cắn bóng người, rồi con dế, con muỗi ngày hè, cái tôm, cái tép trong mùa lụt… Đó chính lànhững âm thanh thân thuộc, những hình bóng sinh động trong những bức tranh thơ về cảnhthực đời quê đầm ấm tình quê dân dã

II Đóng góp sáng tạo trong hệ thống thi pháp sáng tác

Do ý thức tìm về dân tộc và xu hướng đi vào hiện thực, quá trình Việt hóa và bứt phá

hệ thống thi pháp ước lệ trong văn học những năm về cuối thế kỷ XIX diễn ra rất mạnh mẽ.Đành rằng bút pháp của Nguyễn Khuyến về cơ bản vẫn là bút pháp cổ điển trung đại nhưngtrong sáng tác của ông thực sự diễn ra một cuộc “tranh chấp” thú vị giữa hai cái nhìn – hai bútpháp – hai hình thức ước lệ và hiện thực Chẳng hạn, nhìn vào chùm thơ thu nổi tiếng củaông, ta sẽ thấy hai điều lạ Thứ nhất, sự “tranh chấp” giữa ngôn ngữ Hán (đầu đề các bài thơ)

và ngôn ngữ Nôm (ngôn ngữ toàn bài, cả hệ thống chùm thơ) Thứ hai, sự “tranh chấp” giữacái nhìn ước lệ, quy phạm với cái nhìn hiện thực, sáng tạo Vẫn trên cái nền, kết cấu muôn

thuở quan thuộc trời – nước – trăng – hoa của thơ ca cổ điển trung đại, ông rất thành công khi

đưa vào đó cái thực có hồn của cảnh vật quê hương xứ sở ( đặc trưng hiện thực làng quê Bắc

Bộ Việt Nam ) Sự “tranh chấp” thú vị nghệ thuật thú vị nhưng khó thấy này là một dấu hiệutin cậy chứng tỏ cái năng động uyển chuyển của Nguyễn Khuyến trong tư cách một phongcách cổ điển lớn cuối cùng khi hệ thống thi pháp văn học trung đại không còn bảo toàn yên vị,khi một thời đại văn học mới đã ít nhiều hé mở

Sự gần gũi với cuộc sống bình thường, sự xa rời với phương thức phản ánh cũ nặng vềước lệ, tượng trưng, sự chối bỏ những chủ đề trung quân, ca ngợi “địa linh nhân kiệt” chungchung, việc tiếp cận với những đề tài cuộc sống của người dân với nỗi lo toan hàng ngày của

họ đã khiến cho thơ văn Nguyễn Khuyến có phần tách rời khỏi truyền thống và hết sức gần

gũi với thơ ca hiện đại Vì thế, có thể thấy một đóng góp mới mẻ khác của Nguyễn Khuyến cho nền văn học chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật cổ điển và hiện đại Trong những bài thơ hay của Nguyến Khuyến có thể thấy rõ sự thành công của việc kết

hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của thủ phát nghệ thuật cổ điển với một lối tư duy mới mẻ, của sựthai nghén một phương thức phản ánh mới tiếp cận với cái hiện thực, cụ thể, chi tiết của cuộcsống Sự thành công của ba bài thơ thu là một ví dụ điển hình:

“Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoáiMột tiếng trên không ngỗng nước nào”

Trang 9

mà lại như khắc vào lòng người Ba bài thơ thu của Yên Đỗ đã đi vào thơ ca cổ điển ViệtNam và trở thành ba hạt minh ngọc vừa quen lại vừa lạ là như vậy Thơ Nguyễn Khuyến đãtạo nên những hình ảnh mới cũng hết sức cổ điển và trở thành điểm phạm của thơ Việt Nam:một hình ảnh "mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái", một "ngõ trúc quanh co", một tiếngkhóc nghẹn giàu tình cảm "bác Dương thôi đã thôi rồi", một "ao thu lạnh lẽo bước trongveo" đã trở thành của riêng ông mà mỗi khi nhắc đến ai cũng biết đó là điển lây từ thơ Yên

Đỗ Chính hành động trở về vườn Bùi đã giúp Nguyễn Khuyến không còn bị lệ thuộc hoàntoàn vào tư tưởng trung quân đã lỗi thời, bớt đi những ảnh hưởng của không khí văn chươngcòn xa rời với cuộc sống của người dân ở chốn cung đình, hạn chế tối thiểu những tầmchương, trích cú, những ước lệ tượng trưng sáo rỗng Mặt khác, Nguyễn Khuyến đã kết thừađược tinh hoa văn học truyền thống kết hợp với những sáng tạo do cách tân của mình, đem lạicho văn học dân tộc những tác phẩm hết sức có giá trị

Ngoài ra, về phương diện không thời gian trong văn học Trong thơ trữ tình Việt

Nam vào thời trung đại, điều dễ nhận thấy là nghệ thuật biểu hiện thời gian và không gian đềumang tính ước lệ rất cao Thời gian trong thơ bị phong bế chặt chẽ bởi đối tượng miêu tả vàđối tượng này lại bị quy phạm hóa giữa những công thức nghệ thuật tồn tại từ hàng trăm nămtrước Khó mà phá vỡ ở nhà thơ này hay nhà thơ khác Cũng có cả một sự di chuyển khônggian tương ứng cho thích hợp với cảnh sắc bốn mùa Chẳng hạn trong tập thơ "Hồng Đứcquốc âm thi tập", cảnh vật được quy ước bằng xuân hạ thu đông, 12 tháng, năm canh và đọchết bài này đến bài khác sẽ thấy cái vòng quanh tháng năm đã trở thành hình thức biểu hiệnnghệ thuật của thơ Tất nhiên tính ước lệ của cảnh vật trong con mắt nghệ thuật trung đại bắtbuộc nhà thơ không thể để ra ngoài các đối tượng miêu tả có sẵn hoặc vận dụng những chấtliệu nghệ thuật khác với chất liệu đã được quy định Các loại hoa và cây, những giống vật,những màu sắc tượng trưng cho mỗi mùa, nhất là mối quan hệ ứng xử của người quân tử, khítiết người quân tử biểu hiện trong mỗi mùa, những cái được coi là cố định Rốt cuộc bài thơnào về bốn mùa chỉ cần có chừng ấy Mùa xuân thì có mai và lan, cơ chim oanh, ongbướm ,có "khí dương hòa" làm đượm lòng tấm lòng người quân tử Mùa hè có sen, có lựu, cóchim cuốc và tiếng ve gợi nỗi nhớ nhà, Mùa thu thì có hoa cúc vàng buộc người ta nhớ đếnngày trùng cửu, nhớ đến nhân cách của một Đào Tiền, có hoa lau trắng, có ngô đồng rụng lá,

có tiếng thu xào xạc Cuối cùng là mùa đông thì có trúc, có tùng những loại cây quân tử bềngan với xương giá, có ngọn gió heo may, tuyết phơi đầu bãi, tiếng nhạn kêu sương làm ngẩnngơ lòng khách giang hồ Bên cạnh dòng thời gian tượng trưng bằng cảnh vật bốn mùa nhưtrên, trong thơ trữ tình cổ điển còn có một dòng chảy thời gian khác đó là các biến cố trongđời: những con người ôm ấp phía nam nhi Dòng Chảy thời gian này cũng sẽ gắn chặt với mộtnghệ thuật biểu hiện không gian riêng

Đến Nguyễn Du mới có một bước đột xuất trong nghệ thuật biểu hiện thời gian Dướingòi bút của ông người đọc cảm thấy có một chuỗi ngày đang triền miên trôi đi trong tuổi tác,bệnh hoạn và trong nỗi hoài vọng mòn mỏi của một con người thấy mình không toại chí, nhưmột "người thừa" và xung quanh mình, cuộc sống cũng diễn ra theo một chiều hướng đixuống không sao cưỡng nổi Nhưng ông vẫn chưa tạo được cho thơ mình một không gian cáthể Chỉ có cách nhìn ngoại cảnh độc đáo chất nặng tâm sự của chính ông

Trang 10

Phải đến thơ Nguyễn Khuyến thì mới có những cách tân thực sự về các không gian và thời gian Bước đổi thay cơ bản trong bút pháp nghệ thuật của Yên Đỗ sau khi

về vườn Bùi đã đem lại cho ông một cái nhìn mới mẻ về cảnh vật cũng như một ý niệm khác về sự trôi chảy của dòng đời Sự thực thì trước kia mỗi khi cầm bút ông Tam Nguyên

cũng ước lệ như ai Nhưng vừa ra khỏi kinh đô, mối quan tâm của ông đối với cảnh vật đãkhác hẳn:

Trù tướng kim triêu ngã độc hànhTản vân nhất mạc viễn sơn thanhThu đa thử khí hòa tiên thục

Vũ thấp sa điền vị khả canh

Da đỗ bất tri hà sự thực?

( kinh để sơ phát )( Sớm nay một mình buồn bã, ta ra đi

Áng mây tàn vừa cuốn thì rặng núi hiện đã ra xanh xanh

Mùa thu nóng nhiều, lúa đồng chín sớm,Mưa ẩm, ruộng cát vẫn chưa thể càyCây đỗ đồng quê không biết trồng ở nơi nào? )

Nguyễn Khuyến đã đi từ một không gian nghệ thuật muôn thuở, rất sáo cũ đối với nhà thơ nhưng lại là "khuôn thước" đối với nhà nho hành đạo làm thơ, để nhập thân vào một không gian nghệ thuật khác: cái thế giới tầm thường, quẩn quanh trong làng ngõ mà không một nhà nho hành đạo nào coi là lý tưởng, thậm chí người ở ẩn cũng không thể lấy đó làm phong vị sống của mình Nhưng sự thu hẹp không gian nghệ thuật đã

có tác dụng phá vỡ đi ở nhà thơ phần lớn những hệ thống ước lệ của nghệ thuật quen thuộc( mà đặt trong hệ thống thì bao giờ cũng rất khó phá vỡ) Và nghịch lý là ở chỗ: cái tầmthường thay thế cho cái cao cả lại có tác dụng đẩy lùi sự sáo rỗng, làm nảy ra những cảmhứng thẩm mỹ chưa có bao giờ Nguyễn Khuyến buộc phải vượt lên khỏi sự quẩn quanh chậthẹp bằng cái nhìn tinh xác để tìm lấy linh hồn của sự vật, tìm vẻ đẹp bên trong Không lặp lạigiữa khuôn mặt này và khuôn mặt khác, giữa lũy tre này và lũy tre kia Xu hướng cá thể hóa

sự vật bắt đầu nảy nở ở trong ông Với tư thế bình dân, không đứng bên ngoài hay bên trên đểquan sát, cụ Tam Nguyên có mặt thật sự trong đời sống hàng ngày ấy để rồi điều đó dẫn tớimột sự hoán chuyển ngấm ngầm về chủ thể lẫn khách thể Mối quan hệ giữa chủ thể và kháchthể cũng cho phép ông biểu hiện không gian và thời gian với màu sắc tâm trạng rõ rệt hơn Sovới Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, ông đã tiến được một bước lớn

Mặt nữa, Nguyễn Khuyến cũng làm thơ về phong cảnh bốn mùa, nhưng sự từ chối ước lệ trong quan niệm nghệ thuật đã giúp ông bỏ xa tính chất siêu cá thể của trường thơ bốn mùa thời trước Lấy lại ba bài thơ thu làm ví dụ chẳng hạn Thời gian trong thơ ông mang cá tính của nhà thơ, là thời gian diễn ra theo cảm hứng của chủ thể, thời gian hiện thực hóa Ở mỗi bài thơ, Nguyễn Khuyến có những điểm nhìn khác nhau Thời gian và

không gian nghệ thuật, do đó đa dạng hơn thơ cổ điển rất nhiều Mà không riêng gì ba bài thơthu, hiện tượng giao thoa phức tạp này hầu như đều tìm thấy ở mọi bài thơ nói về mùa xuân,mùa hè, mùa đông và nhiều bài thơ phong cảnh khác của Nguyễn Khuyến Trong bài thơ

"than mùa hè" của ông có cái không khí một đêm hè oi bức mà người Việt nào ở đồng quê xứBắc cũng đều nếm trải Nhưng lại cũng có một lớp nghĩa thứ hai hiện lên sau hình ảnh "tiếng

dế kêu thiết tha - Đàn muỗi bay tơi tả" là tiếng vọng mơ hồ của một tâm tình bức bối, khắc

khoải của riêng Nguyễn Khuyến: Nỗi ấy ngỏ cùng ai / Cảnh này buồn cả dạ Trong một bài thơ khác - "chợ Đồng" - có phiên chợ Đồng thưa vắng lúc giáp tết với cảnh: "hàng quán người

về nghe xáo xác" và bên tai là tiếng thúc nợ văng vẳng mà chúng ta cũng có thể thấy như đã

gặp trong nhiều phiên chợ quê ảm đạm trước đây Nhưng hình bóng một vài ông già tóc bạc

lơ thơ sót lại ngồi nếm chén rượu bên tường đình, dưới bầu trời mưa bụi lất phất bay, thì đó làhiện thực và cũng là tâm trạng của Nguyễn Khuyến Về những phiên chợ vùng quê cuối cùng,một đi không trở lại, trong những năm cuối thế kỷ XIX của xã hội Việt Nam

Trang 11

1 Đóng góp mảng thơ về làng cảnh Việt Nam

Nguyễn Khuyến đã gắn hồn thơ của mình với quê hương làng cảnh vùng Hà Nam cũ,đất Bình Lục cũ Chim chóc, cây cối, con trâu, con vịt, con gà, con chó, đường làng, ngõ trúc,

ao chuôm, khúc sông, bãi chợ, đêm trăng, đặc biệt cuộc sống và tâm tình người dân quê đã

đi vào thơ ông chân thực và sinh động vô cùng Bức tranh quê này về đại thể có hai mảng:cảnh vật của đất trời và cuộc sống của con người Cảnh đất trời thì thanh sơ, xinh đẹp, ngắmkhông biết chán, nhưng lại ẩn chứa một gam màu buồn bã – cái buồn thời thế và nội tâm nhàthơ Còn cuộc sống con người thì thân quen như nó đã từng có bao đời nay, nhưng hình nhưcũng đang không giấu nổi vẻ tiêu điều xơ xác

Nguyễn Khuyến khéo thu được những nét điển hình vào những câu thơ thật gọn:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắngChó nhỏ bên ao cắn tiếng ngườiTrâu thở thì như vẽ cho trông thấy, còn chó sủa thì gợi cả không khí cảnh vật trong xóm làng Hay là cảnh nước lụt tràn ngập mênh mông:

Tiếng sáo vo ve chiều nước vọngChiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi

Có nhà thơ nào sinh và ở đồng chiêm thật trũng như Nguyễn Khuyến đâu, cho nên chẳng ai làm được những câu thơ đặc biệt điển hình về lụt dâng cao đến nỗi như thế này:

Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách,Làn sóng long bong vỗ trước nhà

Thơ Nguyễn Khuyến là bức tranh toàn cảnh về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trướccách mạng Nhà thơ Xuân Diệu phong cho cụ là: “Nhà thơ của quê hương làng cảnh ViệtNam” Sau đây nhóm xin đi cụ thể hơn vào phương diện từng mùa trong thơ của NguyễnKhuyến

Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ viết về nông thôn số một của văn học dân tộc.

Vì thế, một trong đóng góp lớn nhất của Nguyễn Khuyến cho văn học dân tộc là thơ viết

về thiên nhiên, quê hương, làng cảnh và con người Việt Nam Điều kỳ lạ là nông thôn Việt

Nam đã tồn tại hàng nghìn năm và đã xuất hiện trong thơ ca của nhiều thế hệ nhà thơ nhưngmột lần nữa lại vừa như được phát hiện lại qua thơ văn Yên Đổ ở những góc độ không ngờ.Thử hỏi các nhà thơ lớn trước Nguyễn Khuyến đã viết được những gì về làng quê và ngườinông dân? Quả thật phải đến Nguyễn Khuyến, văn học mới thực sự bước xuống đồng ruộng,đến với người nông dân nơi thôn dã và từ cuộc sống lam lũ mà cũng không kém phần thơmộng của làng cảnh Việt Nam, thơ ca mới được tinh kết trở nên chân thực, chi tiết, sinh độngđến mức như vậy Nông thôn và đời sống nông dân trong thơ cổ trước Nguyễn Khuyến đi vàovăn học không phải như một đối tượng để nhà thơ phản ánh mà chỉ như một duyên cớ để cáctác giả “ngôn chí”, bày tỏ đạo lý Nhà thơ đưa vào thơ hình ảnh một con trâu, một mái nhàtranh, một người nông phu không phải với mục đích phản ánh cuộc sống đích thực củanhững con người và cảnh trí đó Thường thì đó là những hình tượng tượng trưng, ước lệ.Không nói đến những bài thơ xướng họa trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” trong đó ngườinông dân hiện lên không giống như họ trong thực tế, quang cảnh đồng quê ở đây cũng trừutượng và ước lệ; phần nhiều do ngôn ngữ, bút pháp công thức, trừu tượng, ước lệ vốn thànhthuộc tính của văn học cổ điển cũng làm mất đi không ít sắc màu tự nhiên tươi tắn của cảnhvật5; họa hoằn lắm trong thơ cổ ta mới bắt gặp những cảnh trí đồng quê thật và sống, một

“nhà cỏ tuôn làn khói’’, một tiếng “vắt trâu”, trong sương sớm, một đàn “cò trắng giật mìnhbay” Nhưng quả thật những hình ảnh đó còn thi vị hóa và xa lạ lắm với cuộc sống lam lũ củangười nông dân sau lũy tre làng

Chỉ đến Nguyễn Khuyến mới làm được những điều mà thơ ca truyền thống chưa làmđược.( Và ngay cả trong thơ hiện đại có lẽ cũng khó tìm được một “nhà thơ nông thôn” nàotầm cỡ như Nguyễn Khuyến) Một nông thôn thực sự đã hiện ra trong thơ Yên Đổ

1.1 Mùa xuân

Trang 12

Thơ viết về mùa xuân của Nguyễn Khuyến bao gồm sáng tác bằng Hán và Nôm củaông, đã để lại một dòng thơ xuân đầy day dứt, đầy yêu thương gắn bó với cuộc đời Đây chính

là bản sắc thơ xuân mà cụ Tam nguyên Yên Đổ đóng góp vào thơ xuân đất Việt nói riêng, nền

thi ca Việt Nam nói chung Nếu chỉ căn cứ vào các đầu đề Xuân khê hoa ảnh, Xuân hứng, Xuân nhật hữu cảm, Xuân bệnh, cũng có tới hơn 20 bài thơ xuân viết bằng chữ Hán Ngoài

ra chúng ta còn gặp một số bài thơ xuân viết bằng chữ Nôm như Khai bút, Chợ Đồng, Nguyên đán ngẫu vịnh, Ngày xuân dặn các con, Đó là chưa kể một số các câu đối tết mà Nguyễn

Khuyến đã viết

Đối diện với mùa xuân, thơ Nguyễn Khuyến mang nỗi niềm đau xót của một bậc túcnho Trước xuân, thi nhân buồn rầu muốn dứt hết mọi nỗi lo toan để yên phận tuổi già Cảnhxuân trong thơ Tam nguyên Yên Đổ mang nỗi buồn khắc khoải, trong cái nền xuân không vui

ấy là hình ảnh một ông già mang nỗi niềm cô quạnh muốn quên hết sự đời Nhưng nào cóquên được bởi vẫn hàng ngày hiển hiện ra trước mắt thi nhân Xuân về đấy nhưng vẫn còn đóbao âu lo thấp thỏm đang chờ:

“Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,Năm nay chợ họp có đông không?

Dở trời, mưa bụi còn hơi rét

Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung

Dăm ba ngày nữa tin xuân tới

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.”

(Chợ Đồng)Làng Vị Hạ, quê hương Nguyễn Khuyến có chợ Và còn gọi là chợ Đồng, mỗi tháng

có chín phiên họp vào ngày chẵn: 4, 6,10, 14, 16, 20, 24, 26, 30 Ba phiên chợ cuối năm, chợkhông họp trong làng nữa, chợ Tết nên họp ở cánh nương mạ, cạnh một ngôi đền cổ ba gian.Những năm được mùa, chợ Đồng, ba phiên chợ Tết đông vui lắm Trái lại, những năm mấtmùa, chợ Đồng thưa thớt người mua hán Câu thơ thứ nhất nhắc đến một nét đẹp của quêhương Tết đã đến, ngày hai mươi bốn tháng chạp, chợ Đồng vào phiên Hai tiếng “năm nay”thời gian không xác định Có phải đó là năm Quý Tị (1983), năm Ất Tị (1905) đê sông Hồng

bị vỡ, vùng Hà Nam bị lụt lớn: “Tị trước Tị này chục lẻ ba - Thuận dòng nước cũ lại bao la ”(Vịnh lụt) Năm tiếng “chợ họp có đông không” như một tiếng thở dài đằng sau câu hỏi nhỏ.Cầu thơ chứa đầy tâm trạng; tâm trạng của một nhà nho gắn bó với bao nỗi vui buồn của nhândân giữa thời loạn lạc, đói rét, lầm than

“Nếm rượu tường đền” là một nét đẹp, cổ truyền diễn ra trong ba phiên chợ Đồng cuốinăm Các bô lão làng Vị Hạ vẫn ngồi tựa lưng vào tường đền “nếm rượu”, xem thứ rượu nàongon thì mua để tế lễ thánh trong dịp Tết và đầu xuân Chỉ một nét đẹp trong phong tục quêhương vẫn được Nguyễn Khuyến nhắc đến với bao tình cảm mến yêu và trân trọng “Đượcmấy ông?” vì còn có bao cụ già nữa, thưa thớt, vắng vẻ cả rồi Câu thơ thứ tư ý tại ngônngoại, đã thể hiện nỗi buồn bơ vơ, cô đơn của một nhà nho bất đắc chí

Một mình nhà thơ đứng bơ vơ nhẩm tính “Dăm ba ngày nữa tin xuân tới”, năm cũ dầnqua, năm mới dần sang Cái nghèo, cái rét vẫn là nỗi lo, nỗi buồn man mác Chợt nhà thơ giậtmình trước cái âm thanh “Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng” Tác giả vận dụng tài tình điểntích về tiếng pháo trúc xua đuổi ma quỷ của Lý Điền ngày xưa bên Trung Quốc để tạo ra một

ý mới Tiếng pháo trúc “nhà ai” nổ “một tiếng đùng” như muốn xua đi cái nghèo đói của năm

cũ để “Co cẳng đạp thằng bần ra cửa Giơ tay bồng ông phúc vào nhà” (Nguyễn Công Trứ).Nguyễn Khuyến đã từng chợt tỉnh khi nghe “Cú đâu đớp động dưới chân bèo”, và giờ đâytrong cảnh “Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng” vãn, ông lại bồi hồi ngơ ngác lúc nghe

“Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng” “Nhà ai” - không rõ, mơ hồ, xa xăm Nỗi cô đơn của nhàthơ không thể nào kể xiết được

Trang 13

Ở một chỗ khác, Nguyễn Khuyến đã phần nào đưa chúng ta về với những phong tụctập quán đã trở thành nếp sống tinh thần lâu đời của người Việt:

“Ình ịch đêm qua trống các làng

Ai ai mà chẳng rước xuân sang

Rượu ngon nhấp giọng đưa vài chén,Bút mới xô tay thử một hàng

Trước lũy nhấp nhô cò cụ TổngCách ao, lẹt đẹt pháo thầy Nhang

Mỗi năm một tuổi, trời cho tớ,Tuổi tớ trời cho, tớ lại càng ”

( Khai bút )

Thơ xuân của Nguyễn Khuyến có cái buồn lớn lao Một bóng hoa dưới lòng suối xuân

có thể làm rung lên trong lòng anh Khóa Thắng còn hăm hở mộng công danh những vần thơ

phơi phới ( xuân khuê hoa ảnh ), một không khí êm ả yên bình trong ngày đầu năm ở nhà khách có thể khiến Tam nguyên có một tứ thơ xuân thanh nhã mơ màng (khách xá nguyên đán), nhưng ở ông già Yên Đổ bây giờ, mùa xuân chỉ càng gợi dậy thực chất đau xót vì đất

nước loạn ly:

“Xuân về ngày loạn càng lơ láoNgười gặp khi cùng cũng ngất ngơ

Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng,Sao com đàn hát vẫn say sưa”

( Ngày xuân dặn các con )

Rõ ràng, thơ xuân cũng Nguyễn Khuyến đã không có chất lạc quan của thơ xuân như thời đại trước Thơ xuân của ông là tiếng nói day dứt về nỗi đau mất nước, mà bản thân mình thì bất lực vô dụng Đó cũng là một nét mới mà Nguyễn Khuyến đã đem vào trong nền thơ xuân dân tộc

“Lúa mới ngậm đòng, càng mập mạp

Tằm vừa đẫy giấc, đã ngo ngoe Gióng trâu chú bé giơ roi thúc Thăm ruộng ông bô chống gậy về"

(“Hạ nhật tâm tình" - Đỗ Ngọc Toại dịch)

Thi pháp đối ngẫu rất khắt khe và chặt chẽ về sự vật với sự vật, về không gian với không gian,

về âm thanh với âm thanh, về nhịp điệu với nhịp điệu, về màu sắc với màu sắc của thơ Đườngluật không cho phép Nguyễn Khuyến hướng ngòi bút vào tả cảnh một cách chi tiết, tỉ mỉ nhưvăn học hiện thực sau này Nhà thơ buộc phải vận dụng năng lực cảm nhận, tài quan sát vàthao thác lựa chọn để đưa vào trong thơ những chi tiết và hình ảnh vừa cụ thể và vừa sinhđộng, lại vừa thiết thực vừa gần gũi với mỗi người dân Việt Nam Nét đặc sắc của cảnh vậtmùa Hạ, dưới cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Khuyến thể hiện ở chỗ luôn sống động, chứkhông tĩnh tại Phảng phất sau mỗi hình ảnh thơ, mỗi câu thơ giản dị mà chắt lọc kia là nhữngtấm lòng đồng cảm, gắn bó mật thiết của Nguyễn Khuyễn với quê hương làng xóm

Trang 14

Trong bức tranh mùa hè của Nguyễn Khuyến là một bức tranh quê buồn bã:

“Tháng tư đầu mùa hạ,Tiết trời thật ôi ả,Tiếng dế kêu thiết tha,Đàn muỗi bay tơi tả

Nỗi ấy ngỏ cùng ai,Cảnh này buồn cả dạ

Biếng nhắp năm canh chầy,

Trước nay, ba bài Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến đã được bình

phẩm rất nhiều Những bài thơ này được coi là tiêu biểu cho hồn thơ Nôm Nguyễn Khuyến,xác lập vị thế Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” Phần lớn cáctác giả có xu hướng khẳng định ba bài thơ là những bức tranh nên thơ, vẽ đúng được điệu hồncủa mùa thu làng quê đồng bằng Bắc Bộ; ẩn trong cảnh thu thanh bình là nỗi u hoài thầm kín

về nỗi đau thời thế nước mất nhà tan mà bản thân bất lực, bế tắc Phải nói rằng, những nhậnđịnh này không sai Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến thực là một bức tranh thuỷ mặc bằngngôn từ, diễn tả được đúng thần thái cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh đặctrưng: trời xanh, nước trong, lá vàng, khói trắng, ao, nhà, ngõ… Đọc ba bài thơ dễ nhận thấykhông khí yên ả, dịu êm của làng quê tự bao đời

Nói đến bức tranh sinh động về làng cảnh Việt Nam, không thể nào không nói tớichùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến Đây thực sự là những bức họa tuyệt diệu về mộtlàng quê đậm sắc màu dân tộc Ta hãy lắng nghe tác giả nói về mùa thu, một mùa thu dàn trảigiữa thôn xóm, mênh mang giữa ruộng đồng bao la Chỉ có khung cảnh này, không gian nàynhà thơ mới buông được những lời thơ thật giản dị mà cũng thật thoải mái

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèoTầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

(Thu điếu)

“Thu điếu” của Nguyễn Khuyến điển hình hơn cả khi đã khắc hoạ những nét đặc trưngnhất của cảnh vật làng quê khi vào mùa thu ở Bắc Bộ với đầy đủ màu sắc và đường nét Cảmgiác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và tinh tế Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo”với mặt nước “trong veo” rất muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê LàngBùi của nhà thơ là đồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ Hình ảnh cái ao không thể thiếuđược trong cảnh làng quê xứ Bắc Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé tẻo teo”, vần eo làthử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không, như không có chút gì là kĩxảo cả Ao thu không còn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu “sóngbiếc” và hai thanh trắc ở cuối câu “gợn tí” Sóng nhỏ vì ao nhỏ, lại là trong chỗ khuất Gió

Trang 15

nhẹ, gió heo may mùa thu Sóng lại có màu sắc, “sóng biếc” thật đẹp Ngòi bút của tác giảtinh tế đến từng chi tiết nhỏ Hai câu thực đối rất chỉnh “sóng biếc" đối với “lá vàng”, đều làmàu sắc đặc trưng của mùa thu “Hơi gợn tí” đối với “khẽ đưa vèo”, vận động của chiều dọctương xứng với vận động của chiều ngang thật tài tình.

Bài thơ “Thu điếu” là hình ảnh của một vị đại nho thu hình lại cho hợp khung ao nhỏ hẹp vớichiếc thuyền câu “bé tẻo teo” Không phải là chờ thời mà là thi nhân muôn tan hòa vào làngcảnh xanh tươi của quê hương, tan hòa vào cuộc sống dân dã ở làng quê

Nếu trong “Thu điếu” cái gì cũng nhỏ lại, thì trong “Thu ẩm" cảnh vật làng quê đềuthấp xuống “thấp le te” Mùa thu hiện ra dưới mắt của thi nhân đang say: “Mắt lão không vầycũng đỏ hoe” Hay là thi nhân say với mùa thu? Rõ ràng là cảnh sắc mùa thu của làng quêtrong đêm trăng cùng với rượu đã tăng bút lực của thi nhân để có thêm được một bài thơ hay

những ước lệ văn hoa sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng mà bình dân “năm gian nhà

cỏ” Gian nhà cỏ là biểu trưng của cái nghèo, cái cực Nhưng vào thơ Nguyễn Khuyến, cáinghèo dường như bị xóa nhòa Từ láy “le te” gợi hình dung về mức độ thấp của cảnh vật.Bóng tối dường như bao trùm và khiến cảnh vật bị xóa nhòa

Hình ảnh thơ rất độc đáo: sương thu như màu khói phủ quanh bờ rào Cách chọn hình ảnh rất bình dị, rất mộc mạc Chi tiết bón trăng xuất hiện đã cho người đọc hình dung về hình ảnh mặt trăng in trên bóng nước tạo ra những gợn sóng lăn tăn khiến người nhìn có hình dung

về bóng trăng loe Âm “l” đứng đầy các từ gần nhau góp phần làm rõ hơn về bức tranh

Bên cạnh đó còn có bài “Thu vịnh”:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng caoCần trúc lơ phơ gió hắt hiuNước biếc trông như tầng khói phủSong thưa để mặc bóng trăng vào

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,Một tiếng trên không ngỗng nước nào

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái

trong, cái nhẹ, cái cao Mang cả thần của cảnh mùa thu Cái hồn, cái thần của cảnh thu nằm ở

trong bầu trời, ở trên trời thu Trời thu rất xanh rất cao tỏa xuống cả cảnh vật Cây tre ViệtNam thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc giá đẩy đưa khe khẽ, thật là thanh

đạm, hợp với hồn thu Song thưa để mặc bóng trăng vào cũng thuộc vào trời cao; Một tiếng trên không ngỗng nước nào cũng nói về trời cao, gợi xa xăm, gợi cái bâng khuâng về không gian Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gợi cái bâng khuâng man mác về thời gian Nước biếc trông như tầng khói phủ gợi niềm bay bổng nhẹ nhàng và mơ hồ như hư như thực Cả

khung cảnh mùa thu thanh thoát ấy dẫn đến ý hai câu kết: Sao ta còn bị buộc chân ở đây, sa

lầy trong vòng danh lợi ố bẩn phi nghĩa này? Sao ta chưa trả mũ quan từ quan quy khứ như

Đào Uyên Minh cho nhẹ nhõm trong sáng?

Trang 16

=> Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá

trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm Tác giả thực sự đã dựng nên những bức tranh chân

thực về cuộc sống, đẹp đẽ sắc nét có hồn của thiên nhiên Ông xứng đáng với danh hiệu là

“nhà thơ của dân tình làng cảnh”

2 Quan hệ ứng xử con người

Cùng với cảnh vật thiên nhiên của vùng quê Bắc Bộ hiện lên thật đơn sơ mộc mạc, thì con người cũng được nhà thơ đưa vào tác phẩm của mình hết sức sinh động trong khá nhiều mối quan hệ ứng xử xã hội Có thể nói trong số các thi hào dân tộc,

Nguyễn Khuyến là người sống hòa nhập nhất với người nông dân chân lấm tay bùn – lựclượng xã hội lớn nhất ở Việt Nam Rõ ràng, Nguyễn Khuyến không chỉ dành những tình cảmhết sức chân sâu nặng và nống thắm cho vợ con, bạn bè thâm thiết qua những bài thơ viết chocon ( Ngày xuân dạy các con I và II ), câu đối khóc vợ, khóc con, bài thơ viếng bạn, mà vẫnvới những tình cảm thân thiết như vậy, ông đã dành cho những người dân nghèo khó quênmình Một điều hết sức đáng quý là những tình cảm ấy luôn mang dấu ấn cá nhân của ngườiviết, điều mà trong văn học truyền thống trước đó đôi khi khó tìm thấy Trước NguyễnKhuyến thật khó có một ông quan nào lại bỏ công làm câu đối thật hay, thật độc đáo để tặngnhững “vợ người hoạn lợn khóc chồng”, vợ hàng thịt khóc chồng con, cô đầu khóc mẹ, Vợthợ rèn khóc chồng, Anh hàng gà khóc mẹ, Trong văn học trung đại, tình cảm riêng tư

thường mang sắc thái chung, có cả tình cảm đạo đức cộng đồng Đặc sắc của Nguyễn Khuyến là tình cảm của ông giữ được nguyên vẹn tính cá thể, cụ thể của nó, mà không tan biến vào cái chung, và cái cụ thể ấy lại có tính chất nông thôn rõ rệt như đã nói ở trên Đó cũng chính là một điểm mới mẻ trong đóng góp của Nguyễn Khuyến

Hình ảnh người nông dân với cuộc đời họ quanh năm “chân lấm tay bùn”, vất vả lo toan cho cuộc sống, cho gia đình như hình ảnh bà vợ Nguyễn Khuyến “xắn váy quai cồng”,

“thắt lưng bó que”, “tất tả chân đăm đá chân chiêu” Công việc đồng áng khiến người phụ nữnông thôn không có lúc nào được ngơi tay

Đó còn là hình ảnh người dân quê gồng gánh đi chợ về hỏi han nhau:

– Năm nay chợ họp có đông không.

– Hàng quán người về nghe xao xác

Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

(Chợ đồng)

Hình ảnh các cụ già nông thôn chân chất, hiền hòa khi hỏi thăm sức khỏe:

Gậy men ngõ trúc dạo đường quai Quá bước lên nhà bác Đặng chơi Một lũ tóc râu ai tuổi tác Nửa phần làng xóm đã thay đời.

(Đến chơi nhà bác Đặng)

Hay hình ảnh các cụ bô lão trong làng ra chợ nếm rượu tết:

Dở trời mưa bụi còn hơi rét Nếm rượu tường đền được mấy ông.

(Chợ Đồng)

Rồi hình ảnh cụ già trầm tĩnh ngồi trên chiếc thuyền câu cá:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Thu điếu)

Trang 17

Viết về những con người nơi thôn dã, Nguyễn Khuyến đã sống cùng nỗi trăn trở, lo

âu, niềm vui, nỗi buồn của người nông dân Trong bài Chốn quê, tác giả cất lên tiếng nói của

mình như tiếng than của người nông dân trong cảnh mất mùa, đói kém:

Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa.

Không những mất mùa, trên lưng họ còn gánh nặng nợ nần và trả thuế cho quan:

Phần thuế quan tây phần trả nợ Nửa công đứa ở nửa thuê bò Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.

Nguyễn Khuyến như sống cùng cảnh ngộ với người dân quê, ông thấu hiểu sâu sắc và

lo lắng siết bao trước cảnh đói kém, lụt lội vỡ đê:

Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi, Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi.

(Nước lụt Hà Nam)

Và xót xa hơn khi chứng kiến cảnh nước lụt tràn đồng:

Bóng thuyền thấp thoáng giờn trên vách Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà.

(Vịnh lụt)

Thế nhưng, bên cạnh những lo âu, đau đớn, bức tranh nông thôn của Nguyễn Khuyếncòn có những cái vui đầm ấm của những ngày giáp tết được mùa Lúc đó mọi người rủ nhaugói bánh chưng, chung thịt lợn… một bức tranh quê đầm ấm, sum vầy:

Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài cửa bi bo rủ chung thịt.

Hay âm thanh ồn ã lúc xuân sang:

Thời đại Nguyễn Khuyến là một thời đại khủng hoảng toàn diện Trước tình hình đấtnước bị thực dân xâm chiếm, Nguyễn Khuyến đã không tham gia phong trào Cần Vươngnhưng cũng không ở lại ngôi quan cao, ông chọn một thái độ thứ ba: từ quan - về quê

Với nhiều day dứt nội tâm và hiển lộ ra bằng thơ ( "Quế Sơn thi tập" nhiều nhất ở giaiđoạn này, 1885-1905) Không hợp tác với giặc đã là yêu nước, nhưng vẫn có mặc cảm tội lỗi

và mặc cảm ấy được giải tỏa bằng thơ, bằng rượu và nói cho hết lẽ bằng cả đàn bà nữa

( Nguyễn Khuyến có 5 vợ ) Giải tỏa mặc cảm, ông trở thành một nhà thơ châm biếm lớn Cười mình, cười người Dùng tiếng cười châm biếm để được phủ định, đưa ma cái cũ.

Ngày đăng: 17/06/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w