1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giá trị nhân Đạo trong truyện kiều của nguyễn du bản chuẩn

25 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá trị Nhân Đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 65,7 KB

Nội dung

Giá trị nhân đạo là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hoàn cảnh nào.

Trang 1

1 Khái niệm giá trị nhân đạo

2 Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong văn học

II NỘI DUNG CHÍNH

1 Vài nét sơ lược về Nguyễn Du và Truyện Kiều

1.1 Một vài nét về tác giả Nguyễn Du

1.2 Về tác phẩm Truyện Kiều

2 Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều

2.1 Khắc họa bức tranh hiện thực đương thời

2.2 Thệ hiện niềm cảm thương sâu sắc với số phận con người

2.3 Phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp con người

2.3.1 Vẻ đẹp hình thể2.3.2 Vẻ đẹp tâm hồn2.4 Phản ánh khát vọng chính đáng của con người

2.4.1 Khát vọng tình yêu đôi lứa2.4.2 Khát vọng công lý

3 Ý nghĩa giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều

Trang 2

ĐỀ TÀI:

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

I.MỞ ĐẦU

1 Khái niệm giá trị nhân đạo

Nhân đạo là đạo đức thể hiện sự yêu thương, sự quý trọng và bảo vệ con người.( từ điểntiếng việt,Viện ngôn ngữ học, nxb Đà Nẵng)

Giá trị nhân đạo là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng

những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hoàn cảnh nào

2 Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong văn học

Tố cáo xã hội: Đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các hoàncảnh bi đát, đau khổ Thông thường ở phương diện tố cáo, các nhà văn thường thể hiệnquan điểm lên án, phê phán với các tầng lớp thống trị, những kẻ ăn trên ngồi đầu, ỷmạnh hiếp yếu, chà đạp cuộc sống con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý

Ca ngợi: Có thể ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chấttốt đẹp của một con người hoặc một lớp người trong xã hội Đây chính là những vẻ đẹp

bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp

Thương cảm, bênh vực: Xuất phát từ việc phát hiện, khám phá được những nét đẹp ẩntàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lươngthiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào con đường tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềmthương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làmchỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức và

Trang 3

vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộcsống.

Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đặc điểm này không hoàn toàn có trong tất cảcác tác phẩm Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực của nhàvăn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số phận nhânvật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi màmọi nẻo đường ở thực tại hay ở chốn nhân gian đều không có khả năng thay đổi đượchoàn cảnh

II NỘI DUNG CHÍNH

1 Vài nét sơ lược về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.

1.1 Một vài nét về tác giả Nguyễn Du

1.1.1 Cuộc đời

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh 1765 – 1820, quê ởhuyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Cuộc đời: đầy bi kịch, mồ côi cả cha lẫn mẹ, gia đìnhtan tác, lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến, từnglưu lạc “mười năm gió bụi” ở quê vợ Thái Bình Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó

đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian;Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn Ông là vị quan thanh liêm, đượcnhân dân tin yêu, quý trọng

1.1.2 Sự nghiệp

- Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du:

+ Thơ chữ Hán, có 3 tập thơ:

 Thanh Hiên thi tập

 Nam trung tạp ngâm

 Bắc hành tạp lục

+ Thơ chữ Nôm, có hai kiệt tác

 “Truyện Kiều”

 “Văn tế thập loại chúng sinh”

- Giá trị nội dung: Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thựccuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung Tác phẩm củaNguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn

Trang 4

hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt làngười phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình

độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm,với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâusắc

+ Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trởnên trong sáng, tinh tế và giàu có

1.2 Tác phẩm “Truyện Kiều”

- Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột), 3254 câu thơ lục bát.

- Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện

“Kim Vân Kiều truyện” - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung

Quốc) Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đemlại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật

- Giá trị nội dung

+ Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và ước mơ công lí

+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữtài sắc trong xã hội phong kiến

+ Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội cũ Nguyễn Duphê phán mạnh mẽ sự “lên ngôi” của thế lực đồng tiền

+ Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du, với “con người mắt trông thấu cảsáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, trái tim chan chứa tình yêu thương con người

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật

+ Nghệ thuật tự sự mới mẻ; thể loại; Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi tảgợi cảm; ẩn dụ, điển cố,… Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạothống thiết của Nguyễn Du

Trang 5

2 Giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều”

2.1 Khắc họa bức tranh hiện thực đương thời

Một tác phẩm văn chương muốn tồn tại trên sàng lọc khắc nghiệt của thời gian thì đầutiên nó phải được thai nghén từ hiện thực cuộc sống Và “Truyện Kiều” đã thực hiệnđược sứ mệnh cao cả ấy, phản ánh một cách chân thật bức tranh xã hội lúc bấy giờ Đó

là một xã hội vô cùng loạn lạc, nhiễu nhương, nơi mà những giá trị đạo đức, luânthường đạo lí bị đảo lộn Trong xã hội này đồng tiền được đề cao hết thảy, giá trị củamột con người cũng chỉ đem ra để đổi chác với đồng bạc:

“Mối rằng: đáng giá nghìn vàng, Gấp nhà nhờ lượng người thương dám nài.

Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”.

Hai chữ "cò kè" đã bóc trần bản chất bủn xỉn của một kẻ "Quanh năm buôn phấn bánhương đã lề” Từ “cò kè” còn tạo ra một không khí mua bán hết sức thô lỗ, mụ mối càngnói thách để được lời về phần mình thì tên “buôn thịt bán người” Mã Giám Sinh càngtrả cho thật rẻ để tích luỹ lợi nhuận cho lòng tham không đáy Bức chân dung phản diệncủa Mã Giám Sinh có giá trị tố cáo hiện thực đặc sắc, lên án nạn buôn thịt bán người vônhân đạo, đạo đức giả trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát Câu thơ “Tiền lưng đãsẵn, việc gì chẳng xong" đã khắc họa rõ nét một xã hội thối nát, đề cao đồng tiền mà chàđạp nhân phẩm người phụ nữ

Đồng tiền đã làm trụy lạc nhân phẩm, mục nát bộ máy phong kiến thống trị, biến conngười thành một thứ hàng hóa, phá tan các gia đình, hủy hoại tự do và hạnh phúc cánhân: Quan lại vì tiền mà bỏ công lý Sai nha vì tiền mà tra tấn người vô tội, cướp bóctài sản người lương thiện Lũ mẹ mối, Mã Giám Sinh, Tú bà cậy tiền mà hành hạ ngườitài sắc Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tham tiền mà lừa Kiều đem bán cho lầu xanh Hồ Tôn Hiếndùng tiền lung lạc Kiều, “lễ nhiều, nói ngọt, nghe lời dễ xiêu”, để tiêu diệt Từ Hải.Dường như trong xã hội ấy, con người ta “Làm cho khốc lại chẳng qua vì tiền”

“Truyện Kiều” còn khắc họa nên một xã hội mà tại đó giai cấp thống trị chèn ép, bứcbách giai cấp bị trị và dồn họ vào bước đường cùng Chưa ở đâu và chưa ở một tácphẩm nào, những vị quan lại xuất hiện với nhân cách bỉ ổi và đểu giả đến như vậy Nhà

Trang 6

thơ đã không sợ hãi bất cứ một thế lực nào, sự lụi tàn trong nhân cách của những kẻthuộc tầng lớp thống trị bị Nguyễn Du vạch trần không thương tiếc:

“Phép công chiếu án luận vào

Có hai đường ấy muốn sao mặc mình

Một là cứ phép gia hình, Hai là lại cứ lầu xanh phó về”.

Quan lại coi thường pháp luật, tự cho mình quyền quyết định cuộc sống của ngườikhác, không chút lương tâm “Truyện Kiều” phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thốngtrị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người “Truyện Kiều” tố cáo cácthế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạndanh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa, … đều ích kỉ, thamlam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người Bọn quan lại hủ bại, dối trời hạidân, điển hình là viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải Cònquan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo, tuynói kinh luân gồm tài nhưng không có tài nào khác ngoài cái tài phản trắc và dâm ô,dùng kế bẩn để khiến Từ Hải đầu hàng Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biếtbao tội ác Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm, họ dùnglớp vỏ bên ngoài để che đậy bản chất xấu xa, nham hiểm bên trong Hay Hoạn Thư đãnghĩ ra mưu cơ đốt nhà, bắt cóc, cướp Kiều đem về cho mẹ ngược đãi rồi bày ra cảnhgặp gỡ éo le chua xót giữa Kiều và Thúc Sinh để dày vò Kiều:

“Vợ chồng chén tạc chén thù Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi Bắt khoan bắt nhặt đến lời Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay”.

Bên cạnh đó, “Truyện Kiều” còn khắc họa rõ nét nhà chứa- nơi mà người phụ nữ bịgiam cầm, kìm hãm và trói buộc tự do Họ chịu bao đắng cay, tủi nhục bởi tạp nhamnhững kẻ đến chỉ để mua sắc Người đọc không thể quên một Mã Giám Sinh “mày râunhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”, một Tú Bà “thoắt trông lờn lợt màu da”, một Sở Khanh

“hình dong chải chuốt áo khăn dịu dàng”, … lừa gạt và hành hạ nàng Kiều tội nghiệp.Chúng tàn ác đánh đập, hung hăng “đang tay vùi liễu, giập hoa tơi bời.” Nàng đã phải

Trang 7

nếm chịu bao cay đắng “uốn lưng thịt đổ, cất đầu máu sa” Để rồi nàng phải chua xót từ

2.2 Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc với số phận con người

“Truyện Kiều” là tiếng nói đầy xót thương, đồng cảm với số phận con người, đặc biệt

là người phụ nữ Dường như Nguyễn Du đã cúi xuống lắng nghe tiếng lòng đầy thổnthức của những người con gái tài hoa mà bạc mệnh, bị cuộc đời vùi dập không một chúttiếc thương Khóc cho Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của conngười: tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đàyđọa… Trải qua bao sóng gió đoạn trường, một nàng Kiều sắc nước hương trời đã chịubao nghiệt ngã đổ lên tấm thân yếu mềm của mình Ngoài cảnh “Thanh y hai lượt, thanhlâu hai lần”, Kiều đã phải trải qua hai lần đi trốn, bốn lần định tự tử, hai lần đi tu, sáulần lấy chồng, mấy lần bị đòn và hành hạ….Tuổi cập kê nén lòng vì chữ hiếu bán mìnhchuộc cha, đâu hay rằng một bước lại sa vào vòng nhục nhã, muốn thoát cũng khôngđược Tấm thân ngọc ngà trong mười lăm cái xuân xanh của tuổi trẻ chỉ biết tới mùi củakhổ đau: “Tiếc thay một đóa trà mi Con ong đã tỏ đường đi lối về” Bằng tấm lòngnhân đạo, Nguyễn Du đã bày tỏ niềm đau xót cho thân phận người phụ nữ bị bán rẻ, bịcoi khinh đến cùng cực:

“Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?

Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân?”

Trang 8

Cặp từ đối lập chỉ thời điểm: “Khi sao” và “Giờ sao” tạo nên cảm giác đột ngột của sựthay đổi trong một khoảng thời gian không mấy cách biệt Chính vì điều này đã làm vếtthương của Kiều nhức nhối, đau đớn như đào sâu thêm vào nỗi xót xa, tê tái của Kiều.Quá khứ hiện về đối lập với thực tại một cách khốc liệt, Kiều hồi tưởng lại những thángnăm “êm đềm trướng rũ màn che” thì lập tức thực tại phủ phàng lại hiện lên rõ nét hơngấp bội Cụm từ “bướm chán ong chường” và “dày gió dạn sương” cho ta thấy sự vùidập, chà đạp mà Kiều phải gánh chịu Các câu hỏi tu từ ở đây làm rõ hơn sự đau đớn, êchề, tủi nhục của Kiều trước thực tại đầy trụy lạc “Một cơn mưa gió nặng nề, Thương gìđến ngọc tiếc gì đến hương.” Đó là tiếng lòng đầy bẽ bàng, chua chát của nàng Kiều hay

là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ của Nguyễn Du?

Dường như Nguyễn Du nhập thân vào nhân vật để cảm nhận hết nỗi đau của nhân vật,tác phẩm viết ra như có “máu chảy trên đầu ngọn bút”, ông thương cảm cho tương laibất định, nhiều bất an của Kiều nơi lầu Ngưng Bích:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”

Điệp ngữ “buồn trông” thể hiện sự ngóng trông một điều gì đó vô cùng mơ hồ, vôvọng Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, conthuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, … vừa gợi thân phận cô đơn, lênhđênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chấtchồng Cuộc đời đầy sóng gió, thăng trầm khiến nàng Kiều bị bủa vây bởi sự cô độc, lạclõng và dường như nàng cũng chẳng có tương lai để mà trông đợi Những cảnh vật đơn

tẻ hay cũng chính là số phận bơ vơ của nàng Kiều, không có điểm tựa và hoàn toàn phóthác mặc cho dòng đời đưa đẩy Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiênbên nàng, sẻ chia “tấm lòng’' với nàng Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗiniềm tự thương thân

Kiều là cô gái yếu đuối như bao nữ nhi khác Khi phải hứng chịu bao đọa đày của đấttrời, tình cảm của nàng cứ trào ra lâm ly, thống thiết Người đa tình mà thế gian lại quá

Trang 9

vô tình Người đa cảm mà cuộc đời cứ hững hờ, vô cảm Tấm thân Kiều bị vùi dập, chàđạp, hành hạ, lừa gạt, sỉ vả, đến ngao ngán, bi phẫn, uất nghẹn, ê chề Thúy Kiều cô độc,lặn ngụp trong nỗi đa sầu, đa mang ấy, đến nỗi:

“Nỗi riêng riêng những bàng hoàng Dầu trong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

Nguyễn Du đã phơi bày và thương xót những bi kịch tinh thần cùng bi kịch thể xác

mà nàng Kiều nói riêng hay phụ nữ “hồng nhan” nói chung phải gánh chịu Khi Kiềuuất ức phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn, Nguyễn Du không khỏi xót xa Câuthơ của Nguyễn Du như một tiếng nấc đến não lòng Từng từ, từng chữ tựa như nhữnggiọt lệ chứa chan tình nhân đạo của tác giả khóc thương cho số đoạn trường:

“Thương thay cũng một kiếp người, Hại thay mang lấy sắc tài làm chi.

Những là oan khổ lưu ly Chờ cho hết kiếp còn gì là thân! …”

Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du không chỉ thương xót cho số phận của nàng Kiều

mà còn trăn trở cho số phận của Đạm Tiên, Thúy Vân, Từ Hải Đạm Tiên được coi làngười tài sắc vẹn toàn: “Nổi danh tài sắc một thì, xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh”.Thế nhưng duyên phận nàng lại quá hẩm hiu, khi sống phải chịu phận làm lẽ, khi chết đithì trở thành nấm mồ cô độc ven đường Trong dòng chuyển dịch, như một cỗ xe sắp rãmục, xã hội phong kiến đã cố dìm kiếp người tài hoa vào tuyệt lộ thâm u, rùng rợn Tạohóa đã ban tặng cho con người tài sắc nhưng lại không dành tặng cho họ cuộc sống ấm

êm, hạnh phúc bởi “tạo vật đố toàn, tạo hóa kị doanh”, cho nên Nguyễn Du mới nói:

“Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

Còn Từ Hải, một anh hùng “đội trời đạp đất” cũng không thể tránh khỏi định mệnh,

“trí dũng có thừa” nhưng khi vướng vào thuyết “tài mệnh tương đố” Sự “côn quyềnhơn sức lược thao gồm tài” đó thoắt cũng tiêu tan theo một cái chết thê lương, dữ dội:

“Khí thiêng khi đã về thần, Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng!

Trang 10

Trơ như đá, vững như đồng

Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng dời”

2.3 Phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp của con người

2.3.1 Vẻ đẹp hình thể

Bằng sự tài tình của mình, Nguyễn Du đã kì công để khắc họa nên Thúy Vân, Thúy Kiều, Đạm Tiên- đại diện cho phụ nữ phong kiến xưa với những vẻ đẹp làm say lòng người Đặc biệt, Nguyễn Du đã xây dựng nên một nàng Kiều với sắc đẹp đằm thắm, khiến thiên nhiên cũng phải ghen hờn:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So về tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Cũng như những nhà thơ trung đại khác, Nguyễn Du sử dụng thủ pháp ước lệ để xây dựng chân dung nhân vật, nhưng đối với Nguyễn Du, vẻ đẹp của con người không chỉ sánh ngang với thiên nhiên, mà thậm chí còn vượt qua thiên nhiên và vượt qua cả nhữngchuẩn mực của thời phong kiến Không chỉ sở hữu vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo, Thúy Kiều còn tài hoa lỗi lạc, xuất sắc trên mọi phương diện:

"Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bạc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương."

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc - tài - tình và đã đạt đến mức siêu phàm, lý tưởng Nhưng “chữ tài liền với chữ tai một lần”, vì Kiều quá hoàn mĩ, hoàn thiện nên cuộc đời của nàng phải hứng chịu bao thăng trầm, đắng cay Những người tài hoa, tài sắc và tài tình đứng trước số trời, trước số mệnh chỉ có thể cúi đầu khuất phục Họ là những kẻ không sao tẩu thoát được khỏi cái án “tài mệnh tương đố” cứ mãi treo lơ lửng trên đầu

“Đã mang lấy nghiệp phong trần Cũng đừng oán trách trời gần, trời xa”

Trang 11

Đối với những trang nam tử như Kim Trọng, Từ Hải, nhà thơ cũng dùng ngôn từ hoa

mĩ để miêu tả hình thể và tài năng của họ Với Kim Trọng, Nguyễn Du đã miêu tả bằng bút pháp ước lệ, làm nổi bật chất hào hoa phong tình của kẻ thiên tài:

“Nền phú hậu, bậc tài danh, Văn chương nết đất, thông minh tính trời

Phong tư tài mạo tót vời, Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa."

Kim Trọng là sự hun đúc của tinh hoa đất trời, chàng là hình ảnh đẹp nhất về khách tài

tử, đa tình, làm nổi bật chủ đề tình yêu tự do và cảm hứng nhân văn của “Truyện Kiều” Khác với Kim Trọng, Từ Hải lại được ngòi bút của Nguyễn Du miêu tả với vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng:

“Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”

Đó là vẻ đẹp đầy khỏe khoắn, cương nghị của bậc chính nhân quân tử “đầu đội trời chân đạp đất”,“dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi” Không chỉ có vẻ đẹp hình thể phi phàm, Từ Hải còn nuôi chí lớn với những khát khao và hoài bão phi thường Chàng mang ý chí vẫy vùng giữa trời đất, gây dựng nên cơ đồ đủ sức làm rung chuyển cả thiên

hạ Với bản lĩnh của một đấng nam nhi, Từ Hải đầy quả quyết, can trường, đầy dứt khoát ra đi để làm nên sự nghiệp mới “đón nàng nghi gia”:

"Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi"

2.3.2 Vẻ đẹp tâm hồn

Không chỉ nhìn thấy được vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ thời phong kiến, bằng con mắt tinh đời, Nguyễn Du còn tìm kiếm và phát hiện được ở họ những phẩm chất vô cùng quý giá Ở cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những người phụ nữ đức hạnh, được giáo dục chu đáo, lối sống có chuẩn mực và tuân theo lề lối của xã hội phong kiến “Êm đềm trướng rũ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai.” Thúy Kiều là giai nhân nghiêng nước nghiêng thành và hội tụ đủ những phẩm chất đẹp đẽ: thông minh, hiếu thảo, chung thủy, vị tha, giàu tinh thần phản kháng, … Trước hết, ta thấy được ở nàng một tâm hồn nhạy cảm, đa đoan, hết lòng xót thương cho số phận bất hạnh của Đạm Tiên:

Trang 12

“Lại càng mê mẩn tâm thần Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.

Lại càng ủ dột nét hoa, Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.”

Thúy Kiều còn là một người con gái vẹn tròn đạo hiếu Khi gia đình gặp biến, nàng quyết tâm bán mình để chuộc cha Nàng đã đau đớn gạt đi chữ tình để đền đáp công ơn cho cha mẹ “Để lời thệ hải minh sơn, Làm con trước phải đền ơn sinh thành.” Khi chịu đựng tháng ngày trầm luân khổ ải nơi lầu xanh, Thúy Kiều đâu chỉ tự thương cho bản thân mình mà nàng vẫn luôn lo lắng cho an nguy của cha mẹ nơi quê nhà, luôn ôm lấy mặc cảm vì không làm tròn trách nhiệm phụng dưỡng:

“Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”.

Thúy Kiều còn là một người phụ nữ thủy chung, sống có nhân nghĩa khi trao duyên cho Thúy Vân Nàng cầu xin em khẩn khoản, thuyết phục em trả nghĩa cho Kim Trọng thay mình Khi trao đi kỷ vật nàng trở về với một thực tại chia lìa, đổ vỡ không sao hàn gắn được Nàng có thể trao em “chiếc thoa”, “tờ mây”, “Phím đàn”, “mảnh hương” nhưng làm sao nàng có thể dứt khỏi trái tim một tình yêu thắm nồng, sâu sắc từ buổi đầu gặp gỡ ? Khi nguyện ước của nàng đạt được thì đó cũng là lúc trái tim của nàng vụn

vỡ, khiến nàng phải đau đớn thốt lên:

“Phận sao, phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

Thúy Kiều vẫn luôn giữ trọn vẹn “tấm lòng son” dẫu bị đày đọa trong cuộc sống nhơ nhuốc “Tấm son” của Kiều đã bị hoen ố, vấy bẩn nhưng tấm lòng sắt son, thủy chung dành cho Kim Trọng vẫn luôn trinh nguyên:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ

Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Ngày đăng: 17/06/2024, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w