Nền văn học đương đại Trung Quốc là một nền văn học đa hương, đa sắc với sự xuất hiện của hàng loạt trào lưu văn học. Các đề tài được nói đến trong dòng văn học này khá đa dạng, nhà văn trong giai đoạn này thường đề cập đến sự dằn vặt nội tâm, những khó khăn và nỗi trống trải của cuộc sống con người. Nằm trong dòng chảy đó, thể loại văn học chấn thương được ra đời trong lòng xã hội đầy biến động của giai đoạn lịch sử “Cách mạng văn hoá”, qua đó nói lên những đau khổ và những nỗi đau nhức nhối của thân phận con người hiện đại trong xã hội. Vậy nên trong phạm vi bài này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu những chấn thương văn học và thân phận của con người hiện đại thông qua tác phẩm “Hảo nữ Trung Hoa” của Hân Nhiên.
Trang 1ĐỀ TÀI:
VĂN HỌC CHẤN THƯƠNG VÀ THÂN PHẬN
CỦA CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
1 Khái quát chung 3
1.1 Vấn đề chấn thương trong văn học 3
1.2 Về Hân Nhiên và “Hảo nữ Trung Hoa” 5
2 Văn học chấn thương và thân phận của con người hiện đại trong tác phẩm “Hảo nữ Trung Hoa” 7
2.1 Những con người bị chấn thương thể xác và tinh thần 7
2.2 Những con người bị vứt bỏ và tự vứt bỏ bản thân 13
2.3 Những sợi dây vô hình trói buộc con người 17
3 Văn học chấn thương và thân phận của con người hiện đại trong tác phẩm “Hảo nữ Trung Hoa” nhìn từ phương thức nghệ thuật 21
3.1 Kết cấu trần thuật 21
3.2 Điểm nhìn trần thuật 23
3.3 Ngôn ngữ trần thuật 23
3.4 Giọng điệu trần thuật 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 2MỞ ĐẦU
Nền văn học đương đại Trung Quốc là một nền văn học đa hương, đa sắc với sựxuất hiện của hàng loạt trào lưu văn học Các đề tài được nói đến trong dòng văn học nàykhá đa dạng, nhà văn trong giai đoạn này thường đề cập đến sự dằn vặt nội tâm, nhữngkhó khăn và nỗi trống trải của cuộc sống con người Nằm trong dòng chảy đó, thể loạivăn học chấn thương được ra đời trong lòng xã hội đầy biến động của giai đoạn lịch sử
“Cách mạng văn hoá”, qua đó nói lên những đau khổ và những nỗi đau nhức nhối củathân phận con người hiện đại trong xã hội Vậy nên trong phạm vi bài này, chúng tôi sẽtiến hành nghiên cứu những chấn thương văn học và thân phận của con người hiện đạithông qua tác phẩm “Hảo nữ Trung Hoa” của Hân Nhiên
Trong “Hảo nữ Trung Hoa”, Hân Nhiên bằng chính nhân vật của mình đã mườngtượng lại những khó khăn, những đau đớn mà người phụ nữ phải gánh chịu trong suốtthời kỳ “cách mạng văn hóa” Cuộc đời bi kịch của nhân vật “hảo nữ” trong “Hảo nữTrung Hoa” đã được Hân Nhiên thể hiện qua chính cuộc sống đầy bi kịch và những biểutượng mà họ được ví sánh Tại đó, số phận bi kịch cũng như sự “gặp gỡ” của chínhnhững bi kịch ấy trở thành một chứng cứ cho tiếng nói tố cáo xã hội bấy giờ đã đẩynhững con người đáng thương ấy vào một cuộc sống chẳng khác nào cái “địa ngục trầngian” Những nhân vật “hảo nữ” ấy bị giam hãm và không một tiếng kêu than, họ buộcphải dùng chính sự im lặng của mình để đổi lấy tiếng thơm “hảo nữ” Và cái kết đắng cay
mà họ nhận được chính là sự “hài lòng” của những định kiến cổ hũ, vô nhân đạo lúc bấygiờ!
NỘI DUNG
1 Khái quát chung
1.1 Vấn đề chấn thương trong văn học
1.1.1 Khái niệm chấn thương
“Chấn thương” (Trauma) vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
Là một vết thương (thuộc về) sinh lý gây ra bởi một nguồn (tác động) bên ngoài Nó cũng
có thể được mô tả như “một vết thương hoặc chấn thương về thể chất, chẳng hạn như gãyxương hoặc tổn thương phần mềm” Trong Từ điển tiếng Việt, chấn thương được định
nghĩa là “[tình trạng] thương tổn ở bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài”.
1.1.2 Văn học chấn thương
Về khái niệm “văn học chấn thương”, văn học chấn thương (tiếng Trung: 伤痕文学; Hán-Việt: Thương ngân văn học) là một thể loại văn học Trung Quốc xuất hiện vào cuối
thập niên 1970 trong thời kỳ chuyển loạn thành chính, ngay sau cái chết của Mao Trạch
Đông, miêu tả những đau khổ của cán bộ, trí thức, con người trong xã hội Trung Quốc ởthời kỳ “Cách mạng Văn hóa” và sự cai trị của Tứ nhân bang
Chấn thương trong văn học không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau
đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần tái diễn, “chúng xuất hiện như thể một chuỗi những sự kiện đau khổ mà người ta bị phụ thuộc vào và điều này hoàn toàn nằm bên ngoài mong muốn hay khả năng kiểm soát của người ta”.
Trang 3Về bối cảnh lịch sử, trong thời kỳ chuyển loạn thành chính, sự phát triển của văn
học chấn thương tương ứng với Mùa xuân Bắc Kinh, một thời kỳ cởi mở hơn trong xãhội Trung Quốc; văn học chấn thương thậm chí còn được mô tả là “Phong trào Trăm hoađua nở thứ hai”
Mặc dù văn học chấn thương tập trung vào chấn thương và áp bức, và được mô tả làphần lớn tiêu cực, tình yêu và đức tin vẫn là chủ đề chính của nó; những người thực hiện
nó thường không phản đối Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng ngược lại vẫn giữ niềm tin vàokhả năng của Đảng trong việc khắc phục những bi kịch trong quá khứ, và "coi tình yêuthương như chìa khóa để giải quyết các vấn đề xã hội"
Không giống như nghệ thuật cách mạng đại chúng của Đại Cách mạng Văn hóa Vôsản, văn học chấn thương áp dụng phong cách văn học mang tính cá nhân và định hướngthị trường hơn
Về một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu, trước hết là truyện ngắn Vết thương năm
1978 của Lư Tân Hoa công kích thói đạo đức giả và tham nhũng của giới quan chức
Truyện ngắn Chủ nhiệm lớp năm 1977 của Lưu Tâm Vũ cũng được coi là tác phẩm tiên
phong của văn học chấn thương, mặc dù đánh giá này vẫn còn gây tranh cãi trong giớinghiên cứu
Tiếp theo là sáng tác truyện vừa, như Đường sống của Trúc Lâm; Trả giá của Trần Quốc Khải; Ôi! của Phùng Ký Tài.
Tiểu thuyết Con người ơi con người của Đới Hậu Anh; Năm tháng lần nữa của
Diệp Tân dường như đều quay trở lại viết về các phương diện của nhân tình, nhân tính.Trong thời đại này xuất hiện nhiều tác phẩm có khả năng tác động tới tình cảm của ngườibình dân Vui, buồn, gặp gỡ, ly biệt giữa nam và nữ trong thế giới bình thường khiếnngười đọc rơi lệ hết lần này đến lần khác, tất cả mọi người đều có thể hiểu được nhữngcâu chuyện đó, trong thời đại này, văn học thực sự đã đến được với đại chúng
Về văn học chấn thương ở Việt Nam, trong văn học Việt Nam, mầm mống ban đầu của loại văn chương này có thể được hình thành từ thể ngâm khúc Các tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ)… đều là tiếng nói của những cái tôi bị chấn
thương Nhìn chung, các khúc ngâm nói trên đều gặp nhau ở hai điểm gần gũi cơ bản: 1/
Viết theo thể song thất lục bát, 2/ Mang âm hưởng/giọng điệu độc thoại Dù là cái được biểu đạt lựa chọn cái biểu đạt hay ngược lại thì điều này cũng khiến thể loại sớm hé lộ một vấn đề khá căn bản của lý thuyết chấn thương là vấn đề mối quan hệ giữa chấn thương và tự sự.
Nỗi buồn chiến tranh - là một diễn ngôn chấn thương Kiên – người lính chiến, chủ
thể trần thuật – “bị thương” ngay từ những bước chân đầu tiên trên đường vào chiếntrường Chiến tranh, dù ở đâu và bằng cách nào, đối với Kiên vẫn là một sự tác động vượtngưỡng của hoàn cảnh, tạo nên những chấn động tinh thần quá sức chịu đựng Nhưngngay tại thời điểm “bị thương”, Kiên đã chưa thể hình dung hết ý nghĩa của nó Các vếtthương nhanh chóng bị “đàn áp” bởi tiếng gọi của niềm khát sống mãnh liệt Chỉ đến khirời khỏi cuộc chiến, sau nhiều nỗ lực hòa giải và hàn gắn vết thương không thành, Kiênmới thấy hết bộ mặt quái vật của nó Ngay cả thân phận cay đắng đọa đày của tình yêu
Trang 4giữa anh và Phương – nỗi buồn đau thê thảm nhất của chiến tranh Từ hình tượng trung
tâm (cái được biểu đạt) đó, các phương diện thể hiện (cái biểu đạt) cũng mang nhiều đặc
điểm của văn học chấn thương Đó là hình thức tự sự tự thuật: không khó để nhận ra Kiênchính là một phần quan trọng của Bảo Ninh Hành động thuật lại những ám ảnh về chiến
tranh của Kiên chính là hành động diễn xuất lại những vết thương nguyên thủy mà nhà văn từng nếm trải Dòng ý thức – điểm gặp gỡ giữa sự biết (cố tình trấn áp, vùi chôn, quên lãng) và sự không biết (vết thương vẫn âm ỉ, tiềm tàng, bùng phát dữ dội), cũng là
một trong những tâm điểm của diễn ngôn này
1.2 Về Hân Nhiên và “Hảo nữ Trung Hoa”
1.2.1 Tác giả
Hân Nhiên sinh năm 1958 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, họ Tiết Năm 1980, HânNhiên làm việc tại Tân Hoa xã, không lâu sau đã trở thành một nhà báo, phát thanh viênđược đánh giá cao Hơn 15 năm sau, Hân Nhiên chuyển đến sinh sống tại Anh quốc, cuốnsách đầu tiên của bà ra đời, tên The Good Women of China: Hidden Voices (tựa tiếngViệt là “Hảo nữ Trung Hoa”) Cũng chính từ tác phẩm này, ngọn lửa văn chương trongHân Nhiên bắt đầu cháy rực Tác phẩm được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và phát hành ởnhiều quốc gia, đồng thời tạo nên tiếng vang trong xã hội ở thập niên đầu năm 2000 Cácnhân vật chuyên môn xếp Hân Nhiên vào danh sách các nữ tác giả đạt thành tựu trongdòng văn học đương đại Trung Quốc Đa số tác phẩm của Hân Nhiên đều dấn sâu vàonhững vấn đề văn hoá, lịch sử, tán dương tình yêu và nhân phẩm, nổi bật hơn cả là sựchia sẻ nhiệt thành với bi thương chiến tranh và số phận con người
Cho đến nay, Hân Nhiên đã xuất bản tám cuốn sách: The good Women of China: Hidden Voices (“Hảo nữ Trung Hoa” - 2002); Sky Burial (Thiên táng – 2004); What the Chinese Don’t Eat (2006); Miss Chopsticks (2008); China Witness (2008); Message from
an Unknown Chinese Mother (2010); Buy Me the Sky (2015) và The Promise (2018)
1.2.2 Tác phẩm
Bối cảnh nội dung tác phẩm: Ngày 16/05/1966 Mao Trạch Đông khởi xướng và
lãnh đạo cách mạng văn hóa với mục tiêu: “Đấu tranh với những người thuộc giai cấp tưsản, thay đổi tinh thần và diện mạo toàn bộ xã hội Trung Quốc”
Được đông đảo quần chúng ủng hộ, đặc biệt là giới trẻ và sinh viên Trung Quốc, họ
đã thành lập các nhóm đặt tên là : “Hồng Vệ Binh”, các nhóm này phát triển cực nhanh
và mạnh, rải rác khắp đất nước Trung Quốc, chỉ trong mấy tháng, một phong trào toàndiện: “Cách mạng văn hóa Trung Quốc” nhằm phá bỏ: Nền văn hóa cũ, truyền thống cũ,
tư duy cũ, phong tục cũ Những người có nguồn gốc địa chủ, phú nông, phản động, cánhhữu đều nằm trong danh sách bị trừng phạt Các nhóm “Hồng Vệ Binh” đóng cửa trườnghọc, đánh đập giáo viên, một số trong đó tử vong, họ đập phá các di tích có giá trị lịch sử,đốt cháy nhiều tài liệu, hàng triệu quan chức bị đày làm khổ sai, trong đó có cả lãnh đạocấp cao như: Đặng Tiểu Bình, hàng triệu người khác bị đánh, bị giết hại hoặc bị ép phải
tự vẫn, thậm chí, thi hài của các nhân vật lịch sử như Trương Chi Động - Một vị quanlớn của đời Thanh cũng bị khai quật và đem treo trên cây “Cách mạng văn hóa” đượctuyên bố chấm dứt vào năm 1969 nhưng nó vẫn diễn ra cho đến năm 1976
Trang 5“Cách mạng văn hoá” khiến khiến tổng số người thiệt mạng lên đến 9,2 triệu, gây rathiệt hại về kinh tế (500 tỷ NDT) và rất nhiều di tích bị phá hoại, các trường học bị đóngcửa, làm mất nhiều cơ hội học tập của nhiều người Khoảng 3 triệu đảng viên TrungQuốc bị kỷ luật và cầm tù, và khoảng 60% đảng viên bị khai trừ Năm 1980, Tổng BíThư Hồ Diệu Bang của Trung Quốc nhận định, khoảng 100 triệu người dân nước họ phảichịu đau khổ từ cuộc “Cách mạng văn hóa” (lớn hơn dân số Việt Nam năm 2024)
Nội dung tác phẩm: “Hảo nữ Trung Hoa” là tập hồi ký mà nhà báo Hân Nhiên đã
thay những người phụ nữ vô danh ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc rộng lớn kể lạicuộc đời họ với mọi đau đớn và bi thảm Tác phẩm là những góp nhặt của Hân Nhiên sautám năm cô thực hiện chương trình phát thanh “Kinh phong dạ thoại” (“Gửi lời theo gióđêm”) Tám năm ấy với hàng trăm ngàn bức thư từ thính giả là hàng trăm ngàn cuộc đờivương vấn đâu đó trong cái guồng quay nghiệt ngã của sinh tồn Xuyên suốt tác phẩm làcuộc sống của người phụ nữ dưới một chế độ xã hội đầy những bất công, cổ hủ, giatrưởng và man rợ trong những năm Trung Quốc thực hiện cuộc Cách mạng Văn hóa Mộtđất nước Trung Quốc hoàn toàn khác những gì chúng ta được biết, Trung Quốc dưới gócnhìn của Hân Nhiên là đầy rẫy những người phụ nữ đáng thương, những người phụ nữ bịlãng quên, những người phụ nữ chưa một lần được hạnh phúc
Cuốn hồi ký gồm 15 chương, phản ánh tình hình Trung Quốc ở thời kỳ trước và sauĐại “Cách mạng Văn hóa” (kéo dài 10 năm từ tháng 5/1966 đến tháng 10/1976), tươngứng với 15 mảnh đời phụ nữ bất hạnh, xen lẫn trong đó có cả chuyện của chính tác giả và
mẹ ruột cô Những sự thật trần trụi lần lượt được Hân Nhiên phơi bày qua từng chương.Qua lối kể chuyện đầy mộc mạc và giản dị, nỗi khổ đau của những người phụ nữ dầnhiện ra, chân thật và đầy ám ảnh, khiến người đọc phải rùng mình khiếp sợ bởi xã hội tànkhốc lúc bấy giờ Dù ít nhiều hiểu được lịch sử là thế những vẫn không tránh khỏi sự runrẩy và trái tim bị bóp nghẹt qua trừng trang sách được viết nên bằng máu và nước mắtcủa những người em, người chị, người bà thời ấy Những sự thật trần trụi lần lượt đượcHân Nhiên phơi bày qua từng chương Một cô bé bị cha ruột lạm dụng tình dục suốt tuổi
ấu thơ và người duy nhất em yêu quý là “một con ruồi”; một “người đàn bà nhặt rác” mộtmình nuôi lớn đứa con trai đến công thành danh toại, vì không muốn làm ảnh hưởng đếncon mà chấp nhận sống trong khu ổ chuột gần khu nhà giàu của con trai, chỉ để mỗi ngàyđược nhìn thấy con từ xa mà thôi Đọc “Hảo nữ Trung Hoa”, chúng ta còn ám ảnh vì một
cô bé mười hai tuổi bị bắt cóc phải làm vợ một ông già; ám ảnh vì một cô gái bị cưỡngbức trong giai đoạn “Cách mạng văn hoá” đã trở thành gái điếm để trả thù đàn ông; ámảnh vì người mẹ tuyệt vọng chứng kiến con mình chết dần trong trận động đất ĐườngSơn hay người mẹ khác phải đau đớn đến tột cùng khi giữa cơn động đất kinh thiên đó,con gái bà đã bị cưỡng hiếp tập thể và trở nên điên loạn rồi tự tử không lâu sau đó; kinh
sợ vì giá trị rẻ mạt của những người phụ nữ nơi biên cương hẻo lánh… Những câuchuyện Hân Nhiên đã kể thấm đẫm nước mắt và cả sự phẫn nộ trước cuộc sống bi thảmcủa những người phụ nữ bất kể họ là ai, bất kể họ giỏi giang hay thất học, bất kể họ có vẻngoài xinh xắn hay không được ưa nhìn Cuộc đời họ là chuỗi ngày tra tấn đau đớn chỉ vì
họ là phụ nữ
Trang 6Bên cạnh đó, tác phẩm không dừng ở việc thuật lại những gì tác giả thu thập và tìmkiếm mà còn đan xen những câu hỏi nhức nhối của cô sinh viên thời đại mới dành choHân Nhiên Có những điều khuất tất được giải đáp, nhưng đâu đó vẫn đầy những câu hỏi
bị bỏ ngỏ, im ắng như cách nhiều người phụ nữ Trung Hoa đã trải qua trong suốt phầnđời của mình
2 Văn học chấn thương và thân phận của con người hiện đại trong tác phẩm “Hảo nữ Trung Hoa”.
2.1 Những con người bị chấn thương thể xác và tinh thần
2.1.1 Nạn nhân của bạo hành
Trong “Hảo nữ Trung Hoa”, Hân Nhiên đã phác họa lên một xã hội trá hình khi bênngoài là bao sự êm đềm, hạnh phúc, nhưng khi lật cái “tấm màn” ấy lên là cả một mảngđen đang bao trùm lấy từng cá nhân phụ nữ, buộc họ phải lặng im mà phục tùng đúngtheo những giáo điều khắt khe của xã hội này Cùng quẫn, khốn cùng là những gì “Hảo
nữ Trung Hoa” muốn nói đến đối với những nhân vật “hảo nữ” trong đó Xã hội, gia đình
và cả cuộc sống thực tại đang buộc những con người ấy trở thành “hảo nữ”, họ buộc phảiđeo mặt nạ “hảo nữ” để có thể sống tiếp trong cái cảnh “địa ngục trần gian” Và ở cái xãhội đầy nhơ nhuốc đấy, những nhân vật “hảo nữ” của chúng ta đều chung một số phận làphải gánh chịu những chấn thương về thể xác lẫn tinh thần
Đối với người Trung Quốc nói riêng hay cả nhân loại nói chung Danh dự chính làđiều mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều cần phải gìn giữ, bởi nó chính là một trongnhững thước đo về nhân cách, phẩm giá của con người Bảo vệ danh dự là một điều cầnthiết, tuy nhiên để bảo vệ nó luôn được tốt đẹp trong mắt mọi người mà phải đánh đổinhiều thứ, thậm chí bị bắt buộc phải im lặng đến mức phải tìm con đường chết, thì cáidanh dự mà họ đang cố gắng bảo vệ lại trở thành bi kịch cho chính cuộc đời họ Một khicái danh dự của bản thân họ đã không còn thì cái trách nhiệm bảo vệ danh dự gia đình đốivới họ cũng chỉ là sự gượng ép, bắt buộc
Từ đầu tác phẩm, Hân Nhiên đã mở ra cho chúng ta về hoàn cảnh của Hồng Tuyết –một cô gái phải đối diện với bi kịch danh dự Hồng Tuyết đã cảm thấy vô cùng nhục nhãkhi chính cha mình lại biến con gái trở thành người tình của ông Một cô gái vừa trònmười một tuổi, em chưa kịp biết gì về sự phát triển của cơ thể đã bị chính cha của mìnhxâm hại một cách thô bạo đầy tàn nhẫn Sức khỏe, thể xác, lẫn tâm hồn của em đềukhông thể chịu đựng nỗi sự dày vò đến man rợ của người cha thú tính Cũng chỉ vì tin và
sợ vào lời dọa dẫm của người cha nếu kể với ai khác về chuyện ông ta đã xâm hại em thì
“em sẽ bị mọi người chỉ trích và bị rắc rơm lên đầu đem đi bêu ngoài phố vì em đã trở thành cái mà người ta gọi là “đồ đĩ điếm”…” [4; 27] Hồng Tuyết còn quá nhỏ để có thể
hiểu và nhìn nhận những vấn đề em đang phải đối mặt, những lời đe dọa độc ác củangười cha, nên em chỉ biết im lặng và phục tùng theo Dù vậy, em cũng đã lờ mờ nhận rađược cái danh dự của bản thân chính là sự trinh tiết của đời con gái đã bị cha tước đoạtbởi em cảm thấy nhục nhã “Tức nước vỡ bờ” – vì chút danh dự của bản thân chợt trỗidậy trong cô bé mười một tuổi này, Hồng Tuyết đã hét vào mặt người cha một cách đầy
căm tức, uất hận và đau khổ: “Ông là ai chứ? Ông thích đánh ai thì đánh, ông thích bậy
bạ với ai thì bậy bạ!” [4; 30] Người đàn ông ấy đã không còn là cha của em nữa, hắn ta
Trang 7đối với em như một con thú đội lốt người cha, thậm chí còn thua cả loài cầm thú khi bắtbuộc con gái phải thỏa mãn cơn dục vọng của hắn Em không thể nhẫn nhịn thêm đượcnữa, em cầu cứu ở mẹ - người duy nhất có thể cứu vớt được chút danh dự cuối cùng cònsót lại trong em Nhưng chính mẹ em lại đóng sập cánh cửa tương lai của em khi bà yêu
cầu em “để cả nhà này yên ổn, con phải chịu đựng điều đó Nếu không tất cả chúng ta sẽ làm gì được đây?” [4; 30] Vì danh dự gia đình, cho người cha lẫn người mẹ, Hồng
Tuyết như bị đẩy đến bước đường cùng, bến đỗ bình yên nhất đã hoàn toàn quay lưng lạivới em, Hồng Tuyết buộc lòng phải làm con búp bê đồ chơi cho cái gia đình mất nhân
tính này bởi “chính mẹ đẻ của em đang thuyết phục em cam chịu để cho cha em, chính là chồng bà ấy lạm dụng…” [4; 31] Ngay cả danh dự bản thân em còn không thể giữ được,
vậy mà chính mẹ em lại buộc em phải bảo vệ danh dự gia đình, phải im lặng mà chịuđựng để gia đình em không bị mang tiếng và nhất là cha mẹ không phải mất mặt với mọingười xung quanh Chính cái danh dự đầy hư ảo này đã đẩy Hồng Tuyết vào bi kịch, một
bi kịch đầy thảm khốc khi cao trào đã dâng đến mức đỉnh điểm, khi cứu cánh duy nhấtcủa cuộc đời em cũng đã không đứng về phía em, Hồng Tuyết đã hoàn toàn suy sụp Với
em, nơi bình yên và an vui nhất đã không còn là nhà nữa, ngôi nhà đã trở thành vếtthương không bao giờ lành trong em – ngôi nhà của tiếng cười trẻ thơ, của sự ấm áp, antoàn trong vòng tay cha mẹ đã không còn nữa, cho nên trái tim em đã hoàn toàn suysụp…
Mọi thứ đã đổ vỡ trên hai chữ danh dự mà em đang phải gánh lấy, Hồng Tuyết bịrơi vào chính cái bi kịch danh dự mà xã hội và chính ba mẹ em đã sắp xếp Em chỉ cònbiết tìm chọn đến bệnh tật thậm chí là cái chết để có thể giữ lại một cái gì đó được gọi làdanh dự của người con gái, và vẫn có thể bảo toàn được danh dự cho gia đình khi embuộc lòng phải im lặng trước những hành động xấu xa của người cha Chính điều đó đã
vô tình khiến nhân vật Hồng Tuyết trở thành một “hảo nữ” của cái bi kịch danh dự này.Mặc dù Hồng Tuyết đã không thể tiếp tục sống để thực hiện những mơ ước nhỏ bé củamình, nhưng cái chết của em không uổng phí, em đã được Hân Nhiên ca ngợi, vẽ chândung và khắc họa bức chân dung đó thật đẹp để treo trước cuộc đời như một tấm gương.Một tấm gương phản ánh chính cái thực tại xã hội chèn ép một đứa bé chỉ vừa bước tớithềm cửa xuân thì phải tìm đến cái chết để giữ lại chút danh dự đầy trong sáng và cao quýcủa em Một lần nữa, Hân Nhiên muốn nhấn mạnh rằng để có được hai chữ “hảo nữ”,Hồng Tuyết đã phải đánh đổi cả mạng sống khi tuổi đời em còn quá nhỏ Nhưng điều thú
vị là chính em lại chưa từng ao ước được trở thành “hảo nữ” mà chính nhờ xã hội và giađình đã buộc em phải đảm gánh và nhận lấy hai chữ “hảo nữ” ấy
Hồng Tuyết đã phải trải qua rất nhiều sự tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần,gia đình không còn là nơi có thể đem lại cho em sự an toàn và hạnh phúc Em sợ chínhcha đẻ của mình – người đã đem con gái của mình ra làm vợ bé bất đắc dĩ Ông ta là một
gã khốn nạn đã dùng chính đôi bàn tay bẩn thỉu của mình để vấy bẩn đi cơ thể của đứacon gái vừa chập chững bước vào độ tuổi dậy thì Thể xác lẫn tâm hồn của Hồng Tuyếtđều bị tổn thương bởi chính đôi bàn tay tưởng chừng sẽ vô cùng ấm áp lại thô phàm đếntàn nhẫn Trái ngược với đôi bàn tay của người cha đã khiến em vô cùng đau đớn khi
“lấy tay xoa nắn thân thể em (…) dùng tay banh em ra và làm chuyện bậy bạ” [4; 26].
Trang 8Khi mà những người thân yêu nhất đã có những hành động xấu xa và quay lưng lại với
em (trong đó có cả mẹ em – người biết mọi chuyện nhưng yêu cầu em im lặng), thì “chúruồi con” xuất hiện như một cái phao cứu sinh, cứu vớt cuộc đời em trước bão tố củacuộc đời Một con vật bé nhỏ nhưng đem lại cho Hồng Tuyết một sự thích thú và thoải
mái đến không ngờ: “ruồi con lúc nào cũng đậu vào người mình: mình thích cái cảm giác êm dịu, đôi lúc buồn buồn trên da Mình cũng thích lắm khi nó nghịch chơi trên má mình” [4;41] Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động tới tất cả mọi người khi bên
trong tấm màn của một gia đình ngờ đâu là hạnh phúc lại là sự tha hóa đạo đức đến mấtnhân tính; một sự chênh lệch quá lớn khi xã hội đang trên đà phát triển vượt bậc thì đạođức con người lại biến đổi và mất đi hoàn toàn Hân Nhiên đã cảm thấy xót lòng khi một
cô bé quá nhỏ tuổi lại không thể tìm được sự bình yên nào ở ngôi nhà thân yêu, nơi có mẹcha luôn tràn đầy sự chở che và ấm áp Bởi bất kỳ ai trong chúng ta dù có đi đâu xa, xongviệc là về ngay ngôi nhà thân yêu của mình nếu nơi ấy đúng nghĩa là “tổ ấm” Ngay cả đi
xa, ngôi nhà vẫn là nơi ta nghĩ về nhiều nhất, nơi ấm áp nhất nuôi lớn đời sống tình cảm
và tinh thần, là nơi ta trú ẩn an toàn nhất trước mưa nắng bão giông Riêng Hồng Tuyết,ngôi nhà lại là nơi ám ảnh của cuộc đời em, cha em lại là người cướp đi cuộc sống tươiđẹp và tương lai của em , còn mẹ em lại là người giam chặt em trong cái “vinh dự” đầyích kỷ của mình và trớ trêu thay khi bi kịch của cuộc đời em lại được cứu rỗi bởi một
“chú ruồi con” bé nhỏ - một hình tượng của sự bình yên, dịu dàng, của sự khái quát đầy
ẩn ý về một bộ phận trẻ em đang chới với giữa biển sóng của xã hội Đây chính là chấnthương tinh thần và thể xác lớn nhất của một cô bé mới mười một tuổi
Câu chuyện tiếp theo cũng nói về vấn nạn bạo hành tình dục đã khiến cho bao bégái và phụ nữ phải chịu nhiều thương tổn nặng nề cả về mặt thể xác lẫn tinh thần Trongchương “Con gái viên tướng Quốc dân Đảng”, Thạch Lâm – một cô gái trẻ, tài giỏi, năngđộng nhưng vì cú sốc tinh thần quá lớn khi nghĩ rằng mình là con hoang như lời mọingười trêu chọc, nên vì quá xấu hổ bởi điều đó, cùng với việc chứng kiến cảnh nhữngngười thân của em bị tra tấn nặng nề, Thạch Lâm đã quá hoảng loạn và bị tâm thần Lợidụng căn bệnh này của của cô, đám đàn ông “thú vật” đã cưỡng hiếp tập thể cô một cáchđầy tàn nhẫn khiến bệnh tình của cô ngày càng thêm trầm trọng hơn Và khi gia đình tìmthấy cô, Thạch Lâm đã trở thành một nạn nhân bị tổn thương nghiêm trọng về mặt thể
xác bởi sự bạo hành tình dục quá mức: “thân thể Thạch Lâm đầy những vết sẹo do bị cắn, một phần núm vú bị nhai nát và môi âm hộ bị rách Phần cổ tử cung cùng âm đạo đều bị tàn phá nghiêm trọng và bác sĩ gắp ra một cành cây từ cổ tử cung của cô” [4;
285] Thạch Lâm chính là một nạn nhân của sự bạo hành tình dục, cô đã phải chịu đựngnỗi đau đớn tột cùng cả thể xác lẫn tâm hồn Quá khứ đau thương đó sẽ mãi mãi là vệt tốidài che khuất đi con đường cả con đường tương lai của cô, hủy hoại đi một đời con gáiđang ở tuổi xuân thì
Hay như nhân vật Tiểu Anh – con gái của một trong “Những người mẹ hứng chịutrận động đất” Lợi dụng tình hình người dân sơ tán hỗn loạn bởi thiên tai, bọn đàn ôngtàn nhẫn đến mức lợi dụng thảm họa, để cưỡng hiếp tập thể một bé gái đang bị thương,khiến em bị tổn thương trầm trọng Bi kịch còn được đẩy lên cao trào khi em được chữakhỏi bệnh, những kí ức đen tối đó lại ùa về, sức chịu đựng của một cô bé không thể
Trang 9chống nổi với cái bóng đen vô hình đã tàn phá cơ thể em, Tiểu Anh đã tự sát và để lại lời
trăn trối: “Con không thể tiếp tục sống được nữa Lẽ ra bố mẹ không nên cứu con Chẳng còn gì trong kí ức đang trở lại của con ngoại trừ mọi thứ sụp đổ, cùng sự tàn bạo và hung ác của những kẻ đó Đó là tất cả những gì còn lại với con trên cõi đời này, và con không thể sống với những ký ức đó hàng ngày được Nhớ lại chuyện ấy quá đau đớn” [4;
149]
Trong “Hảo nữ Trung Hoa”, đã có sự “gặp gỡ” đầy đau đớn của cả ba nhân vật bịbạo hành tình dục nghiêm trọng Họ chỉ mới là những cô bé, cô gái mới lớn, tuổi đời cònquá nhỏ để phải chịu đựng sự đày đọa tàn nhẫn ấy Cả Hồng Tuyết và Tiểu Anh đã phảichọn con đường chết để kết thúc đi nỗi ám ảnh đã đeo bám các em một cách dai dẳng.Thạch Lâm tuy không chết nhưng cuộc sống của cô còn tồi tệ hơn là cả việc tự sát, bởi côsống như một cái xác không hồn, trong một tâm trí điên cuồng, hoảng loạn Hân Nhiên đãđến với học, đọc những nỗi đau của họ và trải nghiệm lại với bạn đọc bằng chính nhữngdòng nước mắt đầy xót xa Và việc chung tay để bảo vệ những em gái và phụ nữ khỏi sựbạo hành tình dục trong xã hội hiện đại đã trở thành một điều vô cùng cần thiết, qua đócần lên án và trừng phạt thích đáng đối với những kẻ đã gây ra những tình trạng bạo hànhnày
2.1.2 Những ám ảnh về tinh thần
Sự ám ảnh của quá khứ khiến con người như đang sống lại với những khoảnh khắcđau khổ Đôi lúc quá khứ lại như một nhà giam vô hình giam giữ những số phận bất hạnhphải gánh chịu những mất mát quá lớn về vật chất lẫn tinh thần Để khi thoát ra được, họcũng chỉ có thể tìm quên nơi công việc để khuất lấp đi khoảng thời gian trống trải, giảmbớt đi sự ám ảnh đầy kinh hoàng của quá khứ
Trong chương 5: “Những người mẹ hứng chịu động đất”, những người mẹ ở trại trẻ
Đường Sơn đang phải gánh gồng, tìm quên nơi công việc để có thể vơi đi nỗi ám ảnh của
trận động đất năm 1976 “Chưa một ngày nào qua đi mà tôi lại không nhớ cái ngày hôm ấy” [4; 125] Đó là lời của bà Trần – một người phụ trách công việc trong trại trẻ và cũng
từng là người phụ nữ mất cả gia đình trong trận động đất kinh hoàng đó Quá khứ chưa
hề bỏ qua cho bà một giây phút nào để có thể tránh nó, tổn thương tinh thần của bà quálớn khiến quá khứ càng có cơ hội để ám ảnh bà nhiều hơn, khiến bà lâm vào bi kịch của
sự ám ảnh quá khứ Hình ảnh đứa “con trai lớn của tôi mắt trợn tròn, miệng há hốc; con gái tôi khóc và gọi to, vươn hai tay về phía tôi… ” [4; 126] quả thật là điều quá khó để bà
có thể quên đi được Con cái chính là cuộc sống, là nguồn vui của những người mẹ, chỉcần con có chút tổn thương là cũng đủ để mẹ buồn thương, lo lắng Thế mà, chỉ với mộtvài giây ngắn ngủi của sự đổ ầm dữ dội, bà Trần đã tận mắt chứng kiến cả gia đình của
mình rơi vào vực thẳm mà bà thì không thể làm gì khác được “Cảm thấy cơn đau và nhìn máu chảy ra, tôi mới nhận thức được rằng không phải mình đang mơ Chồng và các con tôi đều đã rơi xuống vực thẳm” [4; 126] Hành động bà Trần lấy kéo cắt vào chân
mình cũng đủ để tất cả mọi người có thể cảm nhận được sự sửng sốt, bàng hoàng của bàđến mức nào Chỉ đến khi nhìn thấy máu chảy, cảm nhận được cơn đau bà mới giật mìnhbiết rằng điều bà chứng kiến là thật Và cuộc sống dường như cũng đã đóng cửa hoàn
toàn với những tháng ngày tiếp theo của bà: “tôi muốn khóc, nhưng không còn nước mắt.
Trang 10Tôi không còn thiết sống chút nào nữa” [4; 127] Quá khứ đau thương buộc bà phải sống trong nỗi cô quạnh đến thảm hại, “đã gần hai mươi năm rồi, nhưng gần như ngày nào cũng vậy, mỗi sáng sớm tôi lại nghe thấy tiếng ầm ầm và gầm rú như tàu lao tới đó cùng với tiếng khóc của các con tôi” [4; 127] Cú sốc tinh thần quá lớn, bà không thể nào quên
đi được, bà trở thành một người vô hồn, phải vật lộn từng ngày trước sự ám ảnh đầy thảmkhốc ấy mới có thể sống sót qua ngày Nỗi ám ảnh đó trở nên dai dẳng hơn bao giờ hếtkhi bà phải sống trong nỗi cô đơn, dằn vặt lương tâm đến cùng cực khi chỉ biết đứng nhìncon thơ rơi xuống vực ngay trước mắt mà không thể cứu con Vì thần chết đã từ chối bànên bà đành ngậm ngùi gượng sống trọn cuộc đời Trong vòng tích tắc một vài giây,những đứa con thơ đã không một lời từ giã mà bỏ lại người mẹ với nỗi đau đến hết cuộcđời
Và còn đáng thương hơn khi mười bốn ngày phải nhìn cảnh đứa con chết dần chếtmòn mà người mẹ thì bất lực không thể cứu con, Hân Nhiên đã dùng chính trái tim đầycảm thông của mình – của một người mẹ để thuật lại câu chuyện bi đát ấy, câu chuyện về
sự ám ảnh mười bốn ngày cuối cùng của Tiểu Bình – con gái dì Dương Những conngười sống sót sau trận động đất ấy dường như chưa có lấy một ngày thôi bị ám ảnh, bởi
cú sốc tinh thần họ phải chịu đựng vượt quá mức cho phép của một con người “Trong ánh sáng nhàn nhạt, chúng tôi nhìn thấy một cô bé lơ lửng trong không trung, bị kẹt giữa những bức tường bị đổ của hai tòa nhà” [4; 133] Hình ảnh đứa con gái bị kẹp cứng và
treo lơ lửng bởi hai bức tường trong suốt mười bốn ngày dường như đã ám ảnh dì Dươngđến suốt quãng đời còn lại Nỗi đau của quá khứ như giày xéo lên từng hơi thở của bà,phải nhìn cảnh đứa con gái bé bỏng của mình phải gánh gồng trong suốt mười bốn ngàycuối cùng mà người mẹ như bà lại không thể nào cứu con được, điều đó đã khiến bà lạithêm trách bản thân mình nhiều hơn Nỗi đau mà dì Dương đã trải qua trong quá khứ nhưtàn phá đi cuộc sống của bà, tưởng chừng sẽ đến lúc dừng lại nhưng điều đó hoàn toànkhông thể Bởi sự ám ảnh nỗi đau đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều, bà phải từng ngàyđối mặt với nỗi đau đó, với sự nhớ thương con đến vô hạn, đẩy bà vào bi kịch của mộtcuộc sống như không sống, tồn tại mà như không tồn tại Chứng kiến mười bốn ngàycuối cùng của đứa con gái đang bị mắc kẹt giữa hai bức tường, khi mà phần cơ thể dướicủa nó đã hoàn toàn tê liệt, dì Dương đã hoàn toàn bị vắt kiệt hết sức sống Không mộtlời nào có thể diễn tả được nỗi đau của bà mẹ ấy, nó đã trở thành một sự ám ảnh kinhhoàng cho suốt chuỗi ngày còn lại của bà Sự ám ảnh của quá khứ đó cứ như cứa thêmvào da thịt bà những vết thương lòng, khiến cho nỗi đau của bà không thể nào nguôi
ngoai được “Tôi sẽ không bao giờ quên nổi vẻ mặt của nó lúc ấy” [4; 131], bởi quá khứ
chưa một giây phút nào thôi ám ảnh bà, bà được sống nên bà phải sống, một cuộc sống có
thực sự bình thản khi bà nói rằng “tôi bình thản – mười bốn ngày và hai giờ đó đã vắt kiệt tôi” [4; 140].
Quá khứ ám ảnh dai dẳng sẽ tạo nên một số phận bi kịch với đầy nỗi đắng cay, chuaxót Sau trận động đất, điều mà trại trưởng Đinh nhận được là một tin dữ khiến bao người
cũng phải nhói lòng “chúng tôi nhìn nhau không nói và khóc: con gái chúng tôi đã bị bạo hành đến mức mất trí, còn con trai bị cưa cụt chân…” [4; 149] Không nỗi đau nào
giống nỗi đau nào, nhưng điều mà trại trưởng Đinh phải nhận lấy ngay lúc ấy vượt quá
Trang 11sức chịu đựng của một người mẹ bình thường Và bi kịch ấy còn được đẩy lên cao hơnkhi lần lượt con gái bà tuy hồi phục trí nhớ nhưng cảm thấy quá xấu hổ nên đã treo cổ tựvẫn, chồng bà cũng vì đó mà chết vì suy tim, bỏ lại bà và đứa con trai tàn phế, bà dườngnhư không còn chút sức lực để có thể vượt qua cơn đại nạn này Tuy nhiên, bà vẫn phảitiếp tục sống để nuôi dưỡng đứa con trai, bà phải tỏ ra vô cùng mạnh mẽ nhưng thực ranỗi ám ảnh của quá khứ đã quật ngã bà ngay chính hiện tại Bà phải tạo một vỏ bọc théptrước con trai và tất cả mọi người, nhưng trước sự ám ảnh của quá khứ, bà đã không thểlàm điều ấy, sự mềm yếu của một người phụ nữ đã khiến bà chùn chân, không đều nhịpthở Quá khứ về một gia đình êm ấm biến mất hoàn toàn khi sự chết chóc của chồng và
con gái ập đến, sức ám ảnh của nó thật sự quá mạnh, đến mức bà cho rằng “thời gian sẽ chữa lành mọi thứ, nhưng nó chưa chữa lành được cho tôi” [4; 151] Mọi ngóc ngách
trong đời sống hiện tại của bà đều có sự len lỏi của quá khứ, một quá khứ đáng sợ ám ảnh
bà trong từng giây, từng phút, từng hơi thở, từng giấc mơ Sự ám ảnh quá khứ có lẽ làđiều đáng sợ hơn bất cứ thứ gì đối với những người như dì Trần, dì Dương và trại trưởngĐinh
Hân Nhiên đã mạnh dạn cùng với những con người ấy một lần nữa tìm về quá khứ,phần nào để chia sẻ và làm vơi đi những đắng cay trong lòng mà bao lâu nay các bà mẹcủa trại mồ côi Đường Sơn ấy phải gắng gồng chịu đựng Từ những bà mẹ của các giađình hạnh phúc bỗng chốc trở thành mẹ của những đứa trẻ mồ côi với sự ám ảnh quá khứđến xót lòng, họ trở thành những “hảo nữ” đầy dũng cảm về sự vượt lên hoàn cảnh vàtràn đầy tình yêu thương đồng loại Xã hội công nhận họ là những “hảo nữ”, nhưng với
họ, danh hiệu đó chỉ là cái hình thức bên ngoài mà họ chưa từng mong muốn có được.Chỉ có nước mắt và sự ám ảnh của quá khứ mới thật sự làm nên một “hảo nữ” ngay trongchính lớp vỏ “hảo nữ” hư danh này
Phần truyện này còn đựng những khát vọng thầm kín hoặc nỗi ám ảnh, đôi khi có cảnhững ẩn dụ cuộc đời mà Hân Nhiên gửi gắm Đó chính là hình tượng bức họa “tương
lai” với “một bức phác họa đôi mắt trào lệ, với hai từ viết trên con ngươi: “tương lai”…” [4; 125] cũng sẽ khiến bao người rơm rớm nước mắt về ý nghĩa của nó Chính
cơn động đất khủng khiếp vào năm 1976 đã gây ra những thiệt hại quá lớn, làm tổnthương thể xác và tinh thần của rất nhiều nạn nhân khi phải hứng chịu cơn đại nạn này.Trong đó, có ba người mẹ đã bị mất đi gia đình và trở thành những bà mẹ của trại trẻ mồ
cô Đường Sơn – trại mồ côi dành cho những cháu bé bị mất gia đình trong cơn động đất
ấy Cuộc sống nghiệt ngã đã đẩy họ vào vòng bi kịch đẫm nước mắt khi tận mắt chứngkiến cảnh người thân ra đi đầy đau đớn Chỉ có nước mắt mới phần nào vơi đi những nhớthương và đau đớn trong họ, và “tương lai” chính là điều buộc họ phải tiếp tục nhìn khimỗi sáng thức giấc Cả ba nhân vật chính trong câu chuyện đều phải trải qua những tấn bikịch của cuộc đời, phải chịu những chấn thương tinh thần đến mức tưởng chừng sẽ không
có điều gì có thể hàn gắn được Bởi người thân, gia đình và cuộc sống của họ đã bị đảolộn từ khi cái ngày tử thần ấy ập đến Thời gian đã không thể bôi xóa được cái kí ức đầykhủng khiếp ấy, dường như không một phút giây nào ngưng ám ảnh những bà mẹ đángthương này: dì Trần thì tận mắt chứng kiến các con rơi xuống vực thẳm cùng với nhữngtiếng khóc thét, dì Dương thì phải chịu đựng mười bốn ngày ròng rã cuối đời của con gái
Trang 12với nỗi đau thấu tận trời xanh, còn trại trưởng Đinh thì phải chứng kiến cảnh con gái tựvẫn vì bị cưỡng hiếp, người chồng vì thế cũng qua đời.
Tất cả đều có thể lật mở được nguyên nhân vì sao bức tranh với đôi mắt trào lệ, bởinước mắt của họ không thể nào ngưng trào khi cuộc sống còn lại của họ đã hoàn toàn mất
đi sức sống, tinh thần của họ dường như đã suy kiệt hoàn toàn Nhưng dù sao họ cũngvẫn phải tiếp tục sống, bởi nếu họ đã không thể sống cho chính bản thân mình thì cũngphải sống cho chính những đứa trẻ mồ côi đã bị mất cha mẹ trong trận động đất ấy.Không những thế, họ còn phải sống cho những người thân của họ, sống cho sự ra đi củanhững người thân không là vô nghĩa, cho những người đã khuất có thể tự hào ở chính họ
Vì vậy, các bà mẹ ấy đã dùng chính phần đời còn lại của mình để xây dựng “tương lai”cho các đứa trẻ mồ côi ấy, dù “tương lai” đó được xây dựng bằng chính nước mắt của họ
“Họ không đắm chìm trong những giọt nước mắt đau khổ và chờ đợi lòng thương hại Với sự vĩ đại của người mẹ, họ đã tạo dựng gia đình mới cho lũ trẻ đã mất cha mất mẹ”
[4; 152] Hình tượng của “tương lai” chính là sự gợi nhắc về những người phụ nữ đầy sựmạnh mẽ và lòng vị tha Dù có là sự mạnh mẽ bên ngoài thì cũng là điều đáng được nểphục khi họ phải vượt qua đôi dòng nước mắt đau thương của mình mà bước tới “tươnglai” với đàn con thơ phải chịu cảnh mồ côi từ tấm bé Ngoài ra, biểu tượng ấy còn thểhiện được những mạch nguồn ý nghĩa đầy nhân văn khi từ bờ vực thẳm của bi kịch cuộcđời sẽ luôn có những giá trị cuộc sống nếu ta có cái nhìn vị tha trên chính số phận mình
và cả những số phận đồng cảnh ngộ như mình Bởi lẽ, sự sống buộc ta phải có cái nhìnhướng tới tương lai, dù quá khứ có đẫm lệ thì vẫn không thể thay đổi, một khi đã đượcsống thì phải nên biết quý trọng điều đó và phải luôn cố gắng xây dựng một tương lai có
ý nghĩa hơn cả ngày hôm qua Hình tượng bức họa “tương lai” đã được Hân Nhiên mở ra
từ câu chuyện đẫm nước mắt của những người phụ nữ đầy kiên cường này Nó đã gợi lên
trong mỗi bạn đọc những nét thẩm mỹ riêng biệt, bởi “bản chất thẩm mỹ của cái bi trái lại không hàm chứa chủ nghĩa bi quan mà nó phản ánh đằng sau những buồn thương, bất hạnh và mất mát là tinh thần nhân văn”.
2.2 Những con người bị vứt bỏ và tự vứt bỏ bản thân
Trong Chương 11: “Con gái viên tướng Quốc dân Đảng”, vì thương cháu nên
Vương Nguyệt đã bỏ mặc tuổi trẻ, tương lai mà hết lòng lo lắng, bao bọc cho cả cuộc đờicủa Thạch Lâm “Cách mạng văn hóa” đã khiến cho người phụ nữ này có một cuộc đờiđầy những vết chai sần của sự đau đớn, buồn tủi Vượt mọi sóng gió, nhân vật Vương
Trang 13Nguyệt đã cố hết sức để có thể đảm bảo được sự an toàn cho Thạch Lâm – bởi cô bé làcon gái của viên tướng Quốc Dân đảng Tuy nhiên, sự đời không bao giờ được như ý
muốn, “vào thời kỳ đầu của “cách mạng văn hóa”, khi những mối quan hệ ngoài hôn nhân bị xem là tội “phản cách mạng”, Hồng Vệ binh gọi Vương Nguyệt là tội phạm vì đã sinh Thạch Lâm trước hôn nhân” [4; 281] Đây chính là một trong những hạn chế của
“cách mạng văn hóa” đã khiến bao người phụ nữ trong đó có Vương Nguyệt phải hứngchịu những trận tra tấn, đòn roi ác liệt Một cô gái trẻ đương tuổi xuân thì, lại giàu lòngyêu thương như Vương Nguyệt đã không còn là một công dân trong cái xã hội mang tên
“cách mạng văn hóa” Những con người ấy xem Vương Nguyệt là hạng người đã bôi bẩncái truyền thống tốt đẹp, đã “phản cách mạng” khi lại sinh con trước hôn nhân Mặc dùsau này khi cô đang mang thai, Hồng Vệ binh vẫn thường xuyên đem cô ra đấu tố và tratấn
Cuộc sống của cô dường như bị ép đến mức sống không lối thoát Trong cái xã hộiđược mang tên “cải cách văn hóa”, Vương Nguyệt đã phải dằn xé tâm can khi phải nhìn
cảnh đứa cháu gái phải dang dở cuộc đời, bị hành hạ đến tàn tạ, quẫn trí: “Thạch Lâm hẳn là đã buộc phải như vậy do phải chịu nỗi đau đớn tột cùng Nỗi đau đớn của Thạch Lâm đã tích tụ từng lớp từng lớp từ cái đêm chạy khỏi Nam Kinh qua suốt tuổi thơ dữ dội… Những năm bị hành hạ ở Hồ Bắc đã nghiền nát hẳn ý thức của cô” [4; 287] Từ
một người dì trẻ, Vương Nguyệt buộc lòng phải bỏ tuổi xuân để làm người mẹ đơn thâncủa đứa cháu gái, đó một hành động cao đẹp trong mắt của bao người Thế nhưng, trongcái nhìn của “cách mạng văn hóa”, đó là một hành động phạm pháp, là kẻ “phản cáchmạng” và bị khai trừ khỏi xã hội Và chính cách hành xử như thế đã khiến cuộc đời củamột cô gái đầy tài năng phải chôn vùi vào những năm tháng đớn đau, tủi nhục
Trong Chương 13: “Người phụ nữ không được cha nhận ra”, Hân Nhiên đã kể về
việc hàng triệu trí thức thanh niên thành phố bị lùa về nông thôn để xây dựng chủ nghĩacộng sản trong cuộc “cách mạng văn hóa” thông qua nhân vật Hoa Nhi “Cách mạng vănhóa” càng ngày lại càng lộ rõ những mặt tiêu cực đến tha hóa cả bản tính con người.Mượn danh nghĩa là Hồng Vệ binh, những gã đàn ông vô đạo đức đã cưỡng bức, bạohành những cô gái trẻ, những bé gái đang chớm tuổi dậy thì Với Hoa Nhi, những bài học
ở “nhóm học tập chính trị” đã làm vỡ tan mọi mộng ước và cả cuộc đời của một cô gáitrẻ Sống trong “cách mạng văn hóa”, được rèn giũa bởi “cách mạng văn hóa”, bởi những
kẻ giả danh, lợi dụng chức quyền, Hoa Nhi đã đánh mất đi tuổi thơ, mất đi cả sự trinh tiếtcao quý của một người con gái
Chỉ mới mười một tuổi, Hoa Nhi đã phải chịu sự đào tạo thành những con rối chobọn Hồng Vệ binh thỏa mãn nhu cầu thú tính Chúng đã dùng chính danh tiếng của mình
để lừa dối một cô bé còn quá ngây thơ, trong khi cô lại luôn muốn “trở thành Hồng Vệ binh, để người ta không chửi rủa tôi nữa và để tôi có thể ngồi lên thùng xe tải đi khắp phố hô vang khẩu hiệu” [4; 325] Những tên Hồng Vệ binh ấy đã gieo vào đầu Hoa Nhi
những lời lẽ ghê tởm, những hành động bạo hành tình dục tàn nhẫn, đã khiến cô phải chịu
sự ám ảnh đến suốt quãng đời về sau Trong suốt thời kỳ “cách mạng văn hóa”, hạnhphúc gia đình của Hoa Nhi đã chính thức vỡ vụn khi mẹ cô không chịu nổi cảnh hai đứacon gái đều bị cưỡng hiếp nên đã tự sát Cha cô vì quá đau thương cùng với những ám
Trang 14ảnh khi bị bắt giữ và tra tấn cũng đã hóa bệnh quẫn trí Chị Thụ của cô thì lại bị xã hội
xem là “đồ đĩ điếm” và trở nên lầm lì, lạnh lùng, không còn hoạt bát, tươi vui như trước
nữa Và Hoa Nhi – người được nhào nặn trong cuộc “cách mạng văn hóa” ấy cũng đãchính thức trở thành một tội phạm với tội danh “sống chung với nhiều người đàn ông mộtcách trái phép” Chính xã hội mang tên “cải cách văn hóa” đã biến một cô gái nhỏ vớiđầy những hoài bão, mộng ước tươi đẹp trở thành một “tội phạm không thể huấn cảiđược” Và rồi lại chính xã hội ấy lại nguyền rủa Hoa Nhi là đồ không biết xấu hổ, vô
phép tắc Danh dự, hy vọng của người phụ nữ ấy đã bị phá hủy hoàn toàn, “khả năng được trải nghiệm những khoái cảm ái ân bị hủy diệt vĩnh viễn” [4; 343]; Hoa Nhi chỉ còn
vỏn vẹn một cái xác không hồn – đó chính là kết quả của công cuộc “cải cách văn hóa”
đã mang lại
Tuổi trẻ và hạnh phúc của Vương Nguyệt hay Hoa Nhi và của rất nhiều người phụ
nữ sống trong giai đoạn “cách mạng văn hóa” đã vĩnh viễn mất đi Dù biết đó là nhữngtủi hờn, cay đắng nhưng họ vẫn không thể làm gì khác ngoài việc im lặng Họ buông xuôicuộc đời cho mọi sự dèm pha, khinh thường của xã hội, chấp nhận kéo những bóng đenkhủng khiếp của ký ức theo sau mình cho đến suốt cuộc đời… Những con người đókhông có lỗi lầm gì, nhưng họ là nạn nhân của việc củng cố và bành trướng quyền lựcchính trị Vậy nên dù muốn hay không muốn, xã hội đó cũng sẽ bỏ mặc và vứt bỏ họ, họ
sẽ bị vứt bỏ qua bên lề và chịu cảnh sống khổ đau, đen tối
2.2.2 Những con người tự vứt bỏ bản thân
Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát triển của ý thức cá nhân là dấu hiệu của sựphát triển ý thức con người về vai trò chủ thể của mình trong mối quan hệ với tự nhiên,
xã hội, bản thân Trong văn học, sự vận động, phát triển của một nền văn học được thểhiện ở trình độ chiếm lĩnh của con người, sự khám phá và lí giải của đời sống cá nhân làmột vấn đề có vị trí vô cùng quan trọng Giá trị của đạo đức hay nhân phẩm của conngười luôn là điều được nhắc đến và xoáy sâu trong rất nhiều tác phẩm văn học Với HânNhiên, giá trị của người phụ nữ còn được thể hiện ở chính lòng tự trọng của họ Trongmột xã hội chỉ biết đề cao người đàn ông, Hân Nhiên đã không ngần ngại đẩy ngòi bútcủa mình hướng tới những người phụ nữ, ngợi ca và tôn trọng những phẩm giá tốt đẹpcủa họ, cảm thông những tổn thương tinh thần, thể xác mà họ đang phải hứng chịu Trong
đó, lòng tự trọng của người phụ nữ cũng là điều bà dành rất nhiều sự quan tâm, bởi nóđang dần bị đào khoét, gặm nhấm đến mức mục ruỗng, chỉ còn lại lớp vỏ hình thức bênngoài – đó là một trong rất nhiều điểm chung của người phụ nữ gặp phải trong xã hộiđương thời lúc bấy giờ
“Người đàn bà được cách mạng sắp đặt hôn nhân” chính là một nhân vật bi kịch của
sự mục ruỗng về lòng tự trọng ấy Với mọi người xung quanh, người đàn bà này chính làmột người phụ nữ mẫu mực và hạnh phúc, bởi họ cho rằng bà có mọi thứ mà một ngườiđàn bà mong muốn: một người chồng sĩ quan cấp cao, một gia đình êm ấm với hai đứacon một trai một gái đều có việc làm làm ổn định và bà cũng có được một công việc tạitòa thị chính Đây chính là điều mà biết bao người phụ nữ lúc bấy giờ mong muốn cóđược Nhưng tiếc thay những điều này chỉ là món hàng trưng bày để bao người ngưỡng