DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU).
Trang 1PHAN THỊ TÂM THANH
DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt NamMã số: 9.22.01.21
TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN TOÀN
Phản biện 1: PGS.TS Phạm Xuân Thạch
Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS Bùi Thanh Truyền
vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm…
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 41.Phan Thị Thanh Tâm (2018), “Masculinizing the feminine in Tu Luc
Van Doan” (A case study Khai Hung’s Cock – Hen (Trống mái)(2018), HNUE Journal of Sciences, Volume 63, Issue 7.
2.Phan Thị Thanh Tâm (2018), “Xung đột của quan điểm truyền thống
và quan điểm cá nhân trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách” (2018),Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Đông Á: Những vấn đề nghiên cứu và dạy
học Ngữ văn, Trường ĐHSP Thành Phố Hồ Chí Minh, 338-343.
3.Phan Thị Thanh Tâm (2018), “Diễn ngôn dân tộc và hình tượng
người phụ nữ trong vở kịch Ông tây An Nam của Nam Xương”(2019), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Văn học và giới, Trường
ĐHSP Huế, 591-597.
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Ngày nay, diễn ngôn đã trở thành một lí thuyết quan trọng, thúc đẩy khoa
học xã hội và nhân văn phát triển thêm một hướng nghiên cứu mới giàu tiềm năng, mởrộng những giới hạn trước đó Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn diễn ngôn chủ yếunghiên cứu tác phẩm trên phương diện tư tưởng, thế giới quan, nghiên cứu phương thứckiến tạo chân lí, kiến tạo bức tranh về thế giới, góp phần tăng thêm một chiều kích vềhiện thực xã hội Ở Việt Nam, cùng với việc giới thiệu lý thuyết diễn ngôn, nhiều nhàkhoa học đã vận dụng lý thuyết diễn ngôn để phân tích thực tiễn văn học, và gặt háiđược những thành tựu đáng kể, tiêu biểu như Trần Đình Sử, Lã Nguyên, Trần VănToàn, Vì vậy, việc đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôinghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX được nảy sinh từ quá trình trình vận động vàphát triển trong việc nghiên cứu và tiếp nhận lý thuyết nước ngoài ở Việt Nam
1.2 Từ đầu thế kỷ XX đến 1945 là “thời kỳ vàng” của lịch sử văn học Việt
Nam Văn học xuất hiện nhiều khuynh hướng, trào lưu khác nhau, mà ở khuynhhướng, trào lưu nào cũng hiện diện những cây bút xuất sắc với những tác phẩm xứngđáng được gọi là danh tác, trong đó có nhiều tác phẩm đề cập trực tiếp hoặc gián tiếpđến vấn đề người phụ nữ Đầu thế kỉ XX, các phong trào giải phóng phụ nữ, nam nữbình quyền và phong trào duy tân, giải phóng dân tộc ngày càng lan rộng trong xãhội, vấn đề phụ nữ trở thành vấn đề trung tâm của đời sống chính trị xã hội, văn hóavà giáo dục Hình tượng người phụ nữ giờ đây, trở thành điểm quy chiếu cho các vấnđề giai cấp, dân tộc, được phản ánh trên bình diện xã hội, triết học, mĩ học, mangnhững đặc điểm mới mẻ so với người phụ nữ trong văn học trung đại.
1.3 Đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá hệ thống nhân vật nữ
trong văn học với tư cách là những nhân vật chính, những nhân vật tạo nên sự thànhcông của tác phẩm, khẳng định sự sáng tạo độc đáo, góp phần làm sáng tỏ tư tưởngvà phong cách nghệ thuật của các nhà văn Luận án của chúng tôi đặt vấn đề nghiêncứu diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật nửa đầu thế kỉ XX Kết quảnghiên cứu của luận án giúp nhận diện tính chất đặc thù và đa dạng của hình tượngngười phụ nữ qua hệ thống các diễn ngôn, qua đó thấy được sự vận động của lịch sử tưtưởng về vấn đề người phụ nữ trong văn học qua các thời kỳ, góp phần đánh giá đónggóp của dòng văn xuôi nghệ thuật giai đoạn 1900 - 1945 trong tiến trình hiện đại hóanền văn học dân tộc.
Trang 62 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế tạo lập diễn ngôn về người
phụ nữ và mô hình nữ tính mới trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉXX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu
2.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu chung của luận án là sáng tác của một số tác giả tiêu biểutrong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Cụ thể, chúng tôi khảo sát cácsáng tác đề cập trực tiếp đến vấn đề người phụ nữ trong mối quan hệ với các diễn ngônthời đại và có chứa những nét biến đổi cơ bản trong quan niệm về nữ tính so với nhữngsáng tác văn học trong quá khứ, đó là truyện ký và tiểu thuyết của Phan Bội Châu,
truyện và ký sự của Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, tiểu thuyết của
Nhất Linh và Khái Hưng, truyện ngắn và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng và NguyênHồng
Phạm vi nghiên cứu tuy đã được giới hạn những vẫn đảm bảo tính phổ quát,tính hệ thống của đề tài.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận án hướng tới những mục đích cơ bản sau:
- Làm sáng tỏ cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và diễn giải mô hìnhnữ tính mới trong sáng tác của các tác giả nói trên.
- Chỉ ra tính đặc thù của hình tượng người phụ nữ trong mối quan hệ với diễnngôn dân tộc, diễn ngôn cá nhân và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá.
- Chỉ ra những đóng góp và cả hạn chế của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửađầu thế kỷ XX về các phương diện nói trên.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giới thuyết khái niệm diễn ngôn, đặc trưng của diễn ngôn văn học, các thaotác phân tích diễn ngôn văn học; làm rõ nội hàm của các khái niệm, thuật ngữ này vàxem đó là công cụ then chốt trong quá trình nghiên cứu của luận án.
- Chứng minh cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và diễn giải bản sắc nữtính mới qua việc phân tích các tương quan quyền lực/tri thức và sự giao cắt phức tạpcủa các tương quan này trong đời sống tư tưởng, văn hóa nửa đầu thế kỉ XX, bằng hệthống các luận điểm, luận chứng cụ thể.
- Chỉ ra sự vận động trong tư tưởng của từng tác giả, khuynh hướng tư tưởng
Trang 7của thời đại đã tạo nên tính đặc thù, tính đa dạng của hình tượng người phụ nữ quasáng tác của một số tác giả tiêu biểu trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thếkỉ XX.
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Trong công trình này, chúng tôi chủ yếu vận dụng lý thuyết diễn ngôn của M.
Foucault làm công cụ để khảo sát tập trung và có hệ thống cơ chế tạo lập diễn ngôn vềngười phụ nữ và mô hình nữ tính mới trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thếkỷ XX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu thuộc các trào lưu, khuynh hướng chính.
4.2 Cùng với việc tuân thủ các nguyên tắc nghiên cứu khoa học nói chung, do
nội dung và tính chất của đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiêncứu sau:
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: nhằm định hình những đặc trưng cơ bảncủa mô hình nữ tính mới thông qua hệ thống các diễn ngôn cũng như xem xét sự vậnđộng của vấn đề phụ nữ trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: dựa vào một số khái niệm của thi phápđể thấy được đặc điểm riêng về hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của từngtác giả, từng khuynh hướng, trào lưu là một việc làm cần thiết, bổ sung giá trịthẩm mĩ bên cạnh ý nghĩa xã hội học cho luận án khi nghiên cứu diễn ngôn vềngười phụ nữ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khi đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn về
người phụ nữ, chúng tôi không chỉ nghiên cứu chất liệu ngôn ngữ xây dựng nên hìnhtượng người phụ nữ mà chủ yếu nghiên cứu các quy tắc tư tưởng xã hội chìm sâu,hữu thức hoặc vô thức, đã chi phối quá trình sáng tác của nhà văn Đây là kiểu nghiêncứu liên ngành cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa văn học và tư tưởng; giữa vănhọc và văn hóa; giữa tính xã hội và tính thẩm mĩ.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: để thấy được tính chất ổn định cũng như
biến đổi của hình tượng người phụ nữ khi nhìn dưới góc độ diễn ngôn, không thểkhông tiến hành so sánh, đối chiếu các sáng tác của cùng một tác giả ở các giai đoạnkhác nhau, sáng tác của các tác giả ở các trào lưu, khuynh hướng khác nhau ở cả haibình diện đồng đại và lịch đại.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác sau để bổ trợ cho các phươngpháp nghiên cứu trên:
- Thao tác phân tích – tổng hợp: dùng để phân tích các tương quan tri thức/quyền lực, sự biến đổi của khung tri thức thời đại, sự dịch chuyển của cơ cấu xã
Trang 8hội Từ việc khảo sát các tác phẩm, thu thập các tài liệu liên quan, chúng tôi sẽkhái quát thành những nhận định chung về người phụ nữ trong văn xuôi nghệthuật nửa đầu thế kỉ XX.
- Thao tác thống kê - phân loại: nhằm tập hợp các sáng tác, phân loại theo từng
tác giả, khuynh hướng, trào lưu để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, phục vụ mụcđích nghiên cứu.
5 Đóng góp của luận án
- Luận án là một trong những công trình chuyên biệt đầu tiên vận dụng lí
thuyết diễn ngôn để nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề người phụ nữ trong sángtác của một số tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Luận án chỉ ra cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và diễn giải bản sắcnữ tính mới qua việc phân tích các tương quan quyền lực/tri thức và sự giao cắt phứctạp của các tương quan này trong đời sống tư tưởng, văn hóa nửa đầu thế kỉ XX
- Luận án cung cấp thêm tư liệu cũng như tiền đề để nghiên cứu vấn đề diễnngôn về người phụ nữ trong văn học.
6 Ý nghĩa của đề tài
6.1 Ý nghĩa lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú
thêm hệ thống lí luận về vấn đề phụ nữ trong văn học nhìn từ lí thuyết diễn ngôn.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho giảng viên
các trường Cao đẳng, Đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn, tài liệu tham khảocho học viên cao học, nghiên cứu sinh… chuyên ngành văn học Việt Nam
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2 Quyền lực/ tri thức phương Tây và sự xuất hiện diễn ngôn mới vềngười phụ nữ
Chương 3 Người phụ nữ và diễn ngôn về dân tộc trong sáng tác của Phan BộiChâu và Nhất Linh, Khái Hưng
Chương 4 Người phụ nữ và diễn ngôn về cá nhân trong sáng tác của nhà nhotài tử và trí thức Tây học
Chương 5 Người phụ nữ và diễn ngôn về hiện đại hoá/Âu hoá trong sáng tácVũ Trong Phụng và Nguyên Hồng
Trang 9Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thuyết chung về lý thuyết diễn ngôn
1.1.1 Định nghĩa diễn ngôn
Diễn ngôn (discourse) là một thuật ngữ được đề xuất bởi các nhà lí luậnphương Tây thế kỉ XX Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song hiểu một cách tổngquát, diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp của con người trong xã hội, biểu hiện qua ngônngữ Diễn ngôn được tạo nên từ tri thức và những quan hệ quyền lực đa dạng trongcuộc sống Diễn ngôn đến lượt nó, cũng là phương cách tạo lập nên tri thức, cùngvới những thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và các mối quan hệ quyềnlực Bởi vậy sẽ không có tri thức nào là chân lý tuyệt đối và hoàn toàn khách quan.Xét đến cùng, mọi diễn ngôn đều là sản phẩm của văn hóa, xã hội.
1.1.2 Các khuynh hướng nghiên cứu diễn ngôn
Trong lí luận hiện nay có 3 khuynh hướng nghiên cứu diễn ngôn: ngữ dụng họcdo các nhà ngữ dụng đề xuất, lí luận văn học do M.Bakhtin đề xuất và xã hội học doM.Foucault khởi xướng Hướng thứ nhất là nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngônngữ học Đối với họ, nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu thực tiễn ngôn từ, tứclà nghiên cứu ngôn từ trong giao tiếp, ngôn từ trong sử dụng, ngôn từ trong ngữ cảnh.Hướng thứ hai là nghiên cứu diễn ngôn của các nhà nghiên cứu văn học do M.Bakhtin đề xuất Theo Bakhtin, diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụthể, ngôn ngữ trong sử dụng, có tư tưởng, có tính hoạt động xã hội, tính thực tiễn M.Bakhtin đưa ra xu hướng nghiên cứu “siêu ngôn ngữ học”, tức là lấy diễn ngôn (lờinói, văn bản) làm đối tượng nghiên cứu, hình thành khuynh hướng “diễn ngôn học”,mở ra một hướng mới trong cách tiếp cận ngôn từ văn học Hướng thứ ba là nghiêncứu diễn ngôn của các nhà xã hội học mà tiêu biểu là M Foucault Theo Foucault,thực tại dù có trước, song thực tại ấy chỉ có thể tái tạo thành diễn ngôn thì mới trởthành ý thức của con người, con người sẽ hành xử với thế giới theo nội dung của diễnngôn chứ không phải theo bản chất tự nhiên, vốn có của nó Mọi diễn ngôn đều là kếtquả của các quan hệ tri thức/quyền lực trong một thời đại cụ thể Foucault không nóidiễn ngôn về mặt ngữ học, mà nói trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ.
Như vậy, cả Foucault và Bakhtin đều nhìn ngôn ngữ ở góc độ xã hội, ngônngữ là sản phẩm của tư tưởng hệ Họ khẳng định rằng chính hình thái ý thức xã hội,trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội đã trở thành cái
Trang 10logic nội tại, cái cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng ngôn từ của con người
1.1.3 Đặc điểm của diễn ngôn văn học
Về cơ bản, diễn ngôn văn học cũng mang những đặc điểm của diễn ngôn nóichung, tuy nhiên, có một số đặc điểm thể hiện tập trung hơn, nổi bật hơn ở diễn ngônvăn học Thứ nhất, diễn ngôn văn học là hình thức nghệ thuật của tư tưởng; nó là hìnhthức sử dụng ngôn từ để hình tượng hóa, tri thức hóa tư tưởng của thời đại Qua diễnngôn văn học, ta có thể thấy được sự phát triển của lịch sử tư tưởng
Thứ hai, diễn ngôn văn học là sự kiến tạo những thế giới quan mới Việc nhàvăn miêu tả thế giới không bao giờ là một hành động vô tư, chỉ thuần túy làm nhiệmvụ cung cấp thông tin mà nó luôn bị nhào nặn bởi những quan hệ quyền lực, ý thứchệ nhất định Diễn ngôn văn học đem lại cho con người cách nhìn mới về thế giới vàvũ trụ, giải phóng con người ra khỏi sự chuyên chế của thói quen.
Thứ ba, diễn ngôn văn học là hình thái phủ định trạng thái vô thức xã hội đểhướng tới một ý thức tự giác mới Có thể nói với sứ mệnh phủ định trạng thái vô thứcxã hội để hướng tới một ý thức tự giác mới, diễn ngôn văn học đã góp phần quan trọngvào việc làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
Thứ tư, diễn ngôn văn học luôn tự phủ định mình, tạo ra cái khác mình, chốnglại sự sáo mòn, khuôn mẫu Sự vận động của văn học suy cho cùng là sự vận của diễnngôn, hình thái diễn ngôn này phủ định hình thái diễn ngôn trước nó
1.145 Quan niệm diễn ngôn của luận án
Trên cơ sở lựa chọn, kết hợp những kiến giải về diễn ngôn của M Bakhtin vàM Foucault, chúng tôi đưa ra quan niệm diễn ngôn của luận án, làm cơ sở lý thuyếtcho việc triển khai đối tượng nghiên cứu của mình như sau:
Thứ nhất, diễn ngôn là một cấu trúc liên văn bản, liên chủ thể Diễn ngôn cănbản không phải là các văn bản cụ thể, các loại biểu đạt các nội dung cụ thể mà là cáicơ chế tạo thành các văn bản cụ thể ấy; nó chính là cái nguyên tắc ẩn chìm chi phốisự hình thành các văn bản như là sự kiện xã hội
Thứ hai, diễn ngôn là sản phẩm của môi trường sinh thái văn hóa Diễn ngônkhông chỉ chịu sự chi phối của quy luật ngôn ngữ mà còn chịu sự chi phối của đờisống, của quy ước xã hội Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền văn hóa, mỗi thể chế chínhtrị xã hội có một quy ước thực tiễn diễn ngôn nhất định Mỗi khi môi trường sinh tháivăn hóa thay đổi, diễn ngôn cũng sẽ thay đổi
Thứ ba, diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng hệ nhấtđịnh Điều này có nghĩa là không có một trật tự nội tại nào của thế giới ngoài cái trật
Trang 11tự mà ta áp đặt lên thế giới thông qua sự miêu tả bằng ngôn ngữ về nó
Thứ tư, diễn ngôn là một cấu trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn hóa,ý thức hệ Diễn ngôn là một cấu trúc biểu nghĩa, nó có tầng bậc của nó, nó được tạothành từ các cặp đối lập cơ bản Tất cả các mô hình biểu nghĩa (nhỏ là một tác phẩm,lớn là một nền văn hóa) đều có thể phân tích dưới dạng cấu trúc này
1.1.5 Những thao tác phân tích diễn ngôn
Trong phạm vi luận án này, trên cơ sở tiếp thu thành tựu của các nhà nghiêncứu diễn ngôn đi trước, chúng tôi tạm đưa ra một số thao tác cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích tương quan quyền lực/tri thức (power/knowledge).
Bản chất của phân tích diễn ngôn là phân tích cơ chế tạo lập diễn ngôn, phântích những tương quan quyền lực/tri thức đã tạo nên và vận hành diễn ngôn đó TheoM.Foucault, từ sự bất bình đẳng của các tương quan quyền lực này mà các tri thứckhoa học xã hội được tạo ra
Thứ hai, phân tích trật tự diễn ngôn.
Trong lí thuyết diễn ngôn của Foucault, bên cạnh diễn ngôn mang tính thốngtrị, ông còn quan tâm đến những diễn ngôn bị loại trừ Đối tượng của phân tích diễnngôn thường có vị trí thấp hơn về quyền lực, vì đây là nơi để nhận diện tiếng nói củaquyền lực Do đó, khi phân tích diễn ngôn cần chú ý mối quan hệ của cả hai yếu tố ưutrội và thấp kém về quyền lực để thấy được rằng diễn ngôn không phải chỉ là kết quảtrực tiếp từ quan hệ quyền lực một chiều, mà là kết quả của quá trình pha trộn, lai ghépphức tạp.
Thứ ba là phân tích trường tri thức thời đại chi phối sự hình thành và vậnhành của diễn ngôn
Trong tác phẩm Từ ngữ và vật, Foucault đã đưa ra khái niệm “episteme”
(trường tri thức/ khung tri thức) Trường tri thức theo cách hiểu của Foucault là cáikhung tư tưởng, là nhận thức chung của cộng đồng trong một thời kỳ nhất định; là cáikhông gian tri thức quyết định từ ngữ được tồn tại như thế nào, vật được xem là cáigì Phân tích diễn ngôn chính là đi tìm hệ hình tri thức, tìm những quy tắc vừa hữuthức vừa vô thức của một cộng đồng người trong thời đại nhất định quy định cách nóitrong cộng đồng người đó
Thứ tư là phân tích nội hàm tư tưởng của các yếu tố trong cấu trúc diễn ngôn.
Hệ thống nhân vật chính với khả năng biểu đạt tư tưởng của chúng cũng làmột yếu tố của cấu trúc diễn ngôn Bên cạnh đó, việc xác định chủ thể diễn ngôncũng rất cần thiết Cần trả lời cho câu hỏi ai là chủ thể của diễn ngôn, lập trường,
Trang 12quan điểm, giới tính, thẩm mĩ của chủ thể ra sao? Để trả lời cho câu hỏi một sự thậtnào đó đã được nói lên bằng cách nào, chúng ta cần chú ý đến hệ thống phương thứcbiểu đạt như cách sử dụng từ ngữ, biểu tượng, giọng điệu, các biện pháp tu từ… Cuốicùng, vì tương quan quyền lực/tri thức tồn tại trên mọi phương diện xã hội, trong mọihình thức diễn ngôn, mọi văn bản khác nhau, do đó, phân tích diễn ngôn cần gắn vớisự phân tích liên văn bản, phát hiện mối liên hệ giữa các văn bản văn học, văn bảnkhoa học, văn bản báo chí,…
1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa đầu thếkỷ XX
1.2.1 Những nghiên cứu chung về vấn đề người phụ nữ
1.2.1.1 Giai đoạn trước 1975
Trong đời sống phê bình văn học những năm trước 1945, đã xuất hiện hàng loạt
công trình có đề cập đến vấn đề người phụ nữ trong sáng tác của TLVĐ như Dưới
mắt tôi của Trương Chính, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Nhàvăn Việt Nam hiện đại của Vũ Ngọc Phan trong Các công trình này đều thống nhất
trong việc khẳng định tiếng nói chống Nho giáo, giải phóng cá nhân và người phụ nữcủa TLVĐ
Tiếp theo là sự xuất hiện các tác giả ở miền Nam lẫn miền Bắc trước 1975 nhưPhạm Thế Ngũ, Doãn Quốc Sỹ, Lê Hữu Mục, Thanh Lãng cũng như nhóm Lê QuýĐôn, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Mã Giang Lân Từ các côngtrình nghiên cứu quy mô hay các bài viết đơn lẻ của các nhà nghiên cứu nói trên màvấn đề người phụ nữ trong sáng tác của TLVĐ, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ TrọngPhụng, Ngô Tất Tố… đã được bàn đến Nhìn chung, các công trình này đã khái quátmột số đặc điểm của hình tượng nhân vật nữ và khẳng định các hình tượng ấy đã đemlại thành công đáng kể cho các tác phẩm cũng như sự nghiệp sáng tác của các nhà văn
1.2.1.2 Giai đoạn sau 1975
Đến những năm 80, 90 của thế kỷ XX, với công cuộc đổi mới tư duy nghệthuật, các học giả Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn HoànhKhung, Hoàng Dung, Trần Đăng Suyền… đã có dịp đánh giá lại một cách toàn diệnhơn các hiện tượng phức tạp trước cách mạng, trong đó có tiểu thuyết TLVĐ Cácnhà văn TLVĐ được thừa nhận đã góp phần xây dựng nền văn xuôi Việt Nam hiệnđại nửa đầu thế kỷ XX Họ đã xây dựng thành công nhân vật người phụ nữ trongcuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, đặc biệt ở lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền trong Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại
Trang 13(2015), khi khái quát mô hình nhân vật trong tiểu thuyết TLVĐ, đã chú ý đến ảnhhưởng của văn minh phương Tây đối với tầng lớp thanh niên, trí thức thượng lưu.Ở họ, tư tưởng Âu hóa thấm nhuần, biến thành lối sống Âu hóa và được thể hiệntrên nhiều phương diện của đời sống: ý thức sâu sắc về quyền cá nhân, đề caoluyến ái tự do và coi trọng vẻ đẹp hình thức của con người
Sự bùng nổ của vấn đề phụ nữ gắn liền với vấn đề dân tộc trong xã hội ViệtNam nửa đầu thế kỷ XX nhận được sự quan tâm của các học giả nước ngoài từ khá
sớm David Marr với cuốn Vietnamese tradition on Trial 1920 – 1945 (Truyền thống
Việt Nam trong thử thách 1920 – 1945) (1984), Shawn McHale với tiểu luận“Printing and power: Vietnamese debates over women’s place in society, 1918 –
1934” in trong Essays into Vietnamese pasts (Những bài tiểu luận về Việt Nam xưa)
và W Wilcox với công trình “Women, westernization and the Origins of ModernVietnamese Theatre” (Người phụ nữ, phương Tây hóa và nguồn gốc của kịch nghệ
Việt Nam hiện đại) (2006) in trong Journal of Southeast Asian Studies đã cho thấy
điều đó Từ sự phân tích các dữ kiện, các tác giả đi đến nhận định rằng những ảnhhưởng của sách báo và các phong trào đấu tranh xã hội trên thế giới đã dẫn tới sựbùng nổ của vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Trên các diễn đànvăn chương và báo chí, vấn đề phụ nữ đã trở thành tâm điểm của các cuộc thảo luậnsôi nổi Vai trò và vị thế của người phụ nữ đã được nhận thức lại, gắn với vấn đề dântộc trong xã hội Việt Nam thời kỳ này
Trong công trình Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm (2001) do Chương
Thâu và Trần Ngọc Vương tuyển chọn, với tiểu luận “Phan Bội Châu, người khaisáng tư tưởng tiến bộ về vấn đề phụ nữ trong Văn học Việt Nam”, nhà nghiên cứuTrịnh Thu Tiết đã chỉ ra một trong hai luận đề lớn nhất trong sáng tác của Phan BộiChâu là luận đề về vấn đề phụ nữ Hình tượng người nữ anh hùng cứu nước mangtính cách mạng của thời đại mới là một đóng góp đáng kể của cụ Phan cho văn họcnước nhà
Thời gian qua, vấn đề người phụ nữ trong văn học Việt Nam vẫn tiếp tục
nhân được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Trong cuốn Những bài giảng về tác
gia văn học Việt Nam hiện đại (2005), học giả Nguyễn Đăng Mạnh đã đi sâu đánh giá
nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám NguyênHồng am hiểu hơn ai hết những nỗi khổ của người phụ nữ ở cả hai phương diện giaicấp và giới tính Đức tính phổ biến ở họ là tình mẫu tử và tình hữu ái giữa những ngườinghèo khổ mà sau này sẽ được nâng lên thành ý thức giai cấp
Trang 14Công trình Hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
(2008), do Trần Thị Việt Trung chủ biên đã đưa ra cái nhìn có tính hệ thống về cácnhân vật nữ trong tiểu thuyết TLVĐ Các nhà tiểu thuyết của TLVĐ đã xây dựng thếgiới nhân vật nữ theo hai tuyến khác nhau, đại diện cho hai luồng tư tưởng cũ - mới.Hệ thống nhân vật đại diện cho cái mới là thế hệ trẻ, nhờ tiếp xúc với văn minhphương Tây, ý thức cá nhân được thức tỉnh mạnh mẽ, đã kiên quyết đứng lên đấutranh bênh vực con người cá nhân
Tác giả Đỗ Hồng Đức trong Luận án tiến sỹ Nhân vật nữ trong tiểu thuyết
của Nhất Linh và Khái Hưng (2010) đánh giá cao đóng góp của TLVĐ trong việc
đả phá những tư tưởng cổ hủ của đạo đức truyền thống, đem lại cái nhìn mới vềgiá trị và vẻ đẹp của người phụ nữ Đỗ Hồng Đức bước đầu đã nêu ra sự ảnhhưởng trực tiếp của yếu tố xã hội và thời đại đối với việc xây dựng hình tượngngười phụ nữ trong tiểu thuyết TLVĐ
1.2.2 Những nghiên cứu về vấn đề người phụ nữ từ góc độ diễn ngôn
1.2.2.1 Về việc du nhập lý thuyết
Ở Việt Nam, lý thuyết diễn ngôn được giới thiệu sớm nhất trong lĩnh vực ngôn
ngữ học, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như Hệ thống liên kết văn bản tiếng
Việt của Trần Ngọc Thêm (1985); Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễnngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2
của Đỗ Hữu Châu (2001) Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về diễn ngôn
của nước ngoài cũng đã được dịch sang tiếng Việt, như Dụng học, một số dẫn luận
nghiên cứu ngôn ngữ của George Yule (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch,
1997); Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (Hồ Mỹ Huyền, Trúc Thanh
dịch, 1998)…
Trong lĩnh vực khoa học văn học, các nhà nghiên cứu đã tiếp thu lý thuyết diễnngôn có sáng tạo và chọn lọc, xây dựng nên một hệ thống lý thuyết phân tích diễnngôn đặc thù, làm cơ sở cho việc giải mã các tác phẩm văn học cụ thể Có thể kể đến
các công trình tiêu biểu như Chủ nghĩa cấu trúc và văn học (2002) của Trịnh BáĐĩnh; Sự đỏng đảnh của phương pháp (2004) của Đỗ Lai Thuý … Giáo sư Trần Đình
Sử là người đầu tiên giới thiệu lý thuyết diễn ngôn văn học với các bài tiểu luận đơnlẻ như “Bản chất xã hội, thẩm mĩ của diễn ngôn văn học” và “Bước ngoặt diễn ngôn
Trang 15và chuyển đổi hệ hình trong nghiên cứu văn học” được in trong sách Trên đường
biên của lý luận văn học (2014)
1.2.2.2 Về thực hành nghiên cứu diễn ngôn
Trong những năm gần đây, cùng với việc giới thiệu lý thuyết diễn ngôn, nhiềunhà khoa học đã vận dụng lý thuyết này để phân tích thực tiễn văn học Nhà nghiêncứu Lã Nguyên tiếp cận các hiện tượng văn học Việt Nam theo hướng kết hợp lýthuyết quyền lực và ký hiệu học với các công trình như “Nhìn lại các bước đi, lắngnghe những tiếng nói (Về văn học Việt Nam thời đổi mới 1975 – 1991), “Những dấuhiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của NguyễnHuy Thiệp và Phạm Thị Hoài”, “Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bảnđịa, cách tân và truyền thống”, “Nguyễn Tuân – Nhà văn của hình dung từ”, “Tố Hữu– Lá cờ đầu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa” Nghiên cứu vấn đề giới nữ từgóc nhìn diễn ngôn có luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Vân Anh với đề tài “Diễn ngônvề giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2017)
Trong số các nghiên cứu về vấn đề phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Namnửa đầu thế kỷ XX theo hướng diễn ngôn gần đây, chúng tôi thấy nổi lên các tiểu
luận của tác giả Trần Văn Toàn như “Nam tính hóa nữ tính – đọc Đoạn tuyệt của
Nhất Linh từ góc nhìn giới tính” (2011); “Phương Tây và sự hình thành diễn ngôn vềbản sắc Việt Nam” (2015), “Nam tính – Nữ tính và nghiên cứu văn học sử Việt Nam”(2019) đã luận giải về vấn đề nam tính – nữ tính và cơ chế kiến tạo mô hình nữ tínhmới trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Mô hình nữ tính mới được thiết lậptừ những gợi ý của phương Tây, đồng thời nó lại được xây dựng từ vốn tư liệu truyềnthống, thực chất đó là một sự lai ghép (hybrid) giữa truyền thống và hiện đại, phươngĐông và phương Tây nhằm kiến tạo một bản sắc dân tộc mới bởi những trí thức bảnđịa
Luận văn thạc sỹ Diễn ngôn về người phụ nữ trong sáng tác của Phan Bội
Châu (2017) của Đào Lê Tiến Sỹ đã có những khám phá về cơ chế kiến tạo mô hình
nữ tính trong sáng tác của Phan Bội Châu Ở đây, tác giả đã “nam tính hoá” ngườiphụ nữ, mô tả họ theo chuẩn mực nam tính nhằm khẳng định vai trò không thể thiếucủa chị em trong sự nghiệp cứu nước
Gần đây nhất, Bang Jeong Yun với luận án “Hình tượng người phụ nữ mới trong