1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức và hoạt động của thanh tra thành phố hoà bình tỉnh hoà bình

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Tác giả Kiều Bích Ngọc
Người hướng dẫn PTS. Trần Thị Hải Yến
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Thanh tra
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 827,22 KB

Nội dung

Những hạn chế này bắt nguồn từ nhiềulý do như hệ thống pháp luật về thanh tra còn chưa hoàn thiện, tính độc lập của cơquan thanh tra chưa được thể hiện rõ tính độc lập tương đối; hoạt độ

Trang 1

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI KHOÁ LUẬN:

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA THÀNH PHỐ

HOÀ BÌNH, TỈNH HOÀ BÌNH

Họ và tên tác giả: Kiều Bích Ngọc

Hệ đào tạo: Chính quy

Mã sinh viên: 2005TTRB036

Hà Nội - 2024

Trang 2

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI KHOÁ LUẬN:

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA THÀNH PHỐ

HOÀ BÌNH, TỈNH HOÀ BÌNH

Họ và tên tác giả: Kiều Bích Ngọc

Hệ đào tạo: Chính quy

Mã sinh viên: 2005TTRB036

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin được cam đoan toàn bộ nội dung đề tài khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” là sản phẩm

của tác giả được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của giảng viên – Tiến sĩ Trần Thị Hải Yến, được tiến hành công khai, minh bạch dựa trên sự tìm hiểu, cố gắng của bản thân,

có sự tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu Nếu phát hiện có sự sao chép hoàn toàn kết quả nghiên cứu của đề tài khác, tác giả xin chịu trách nhiệm.

Sinh viên Kiều Bích Ngọc

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Danh sách cán bộ, công chức Thanh tra Thành phố Hòa Bình 28

Bảng 2.2 Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra thành phố Hòa Bình 33

Bảng 2.3 Kết quả công tác triển khai các cuộc thanh tra giai đoạn năm 34

2021-2023 34

Bảng 2.4 Tình hình khiếu nại, tố cáo của Thanh tra thành phố Hòa Bình 40

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh tra 14

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức UBND thành phố Hòa Bình 27

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu nhân sự của Thanh tra thành phố Hòa Bình 32

Trang 6

Mục lục

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu 6

6 Bố cục tổng quát của khóa luận 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HUYỆN 7

1.1 Những vấn đề cơ bản về tổ chức thanh tra huyện 7

1.1.1 Khái niệm tổ chức thanh tra 7

1.1.2 Đặc điểm của tổ chức thanh tra 8

1.1.3 Cơ cấu tổ chức thanh tra huyện 10

1.2 Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra huyện 10

1.2.1 Khái niệm hoạt động thanh tra 10

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thanh tra huyện 12

1.2.3 Hình thức thanh tra, quy trình thanh tra 13

1.2.3.1 Hình thức thanh tra 13

1.2.3.2 Quy trình thanh tra 13

1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra huyện 20

1.2.4.1 Chức năng của tổ chức thanh tra huyện 20

1.2.4 2 Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra huyện 21

Tiểu kết chương 1 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH 22

2.1 Khái quát chung về thành phố Hòa Bình và yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hòa Bình 22

2.1.1 Khái quát về thành phố Hòa Bình 22

2.1.2 Các yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra cấp huyện 23

2.1.2.1 Sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị 23

2.1.2.2 Hệ thống cơ sở pháp lý 24

Trang 7

2.1.2.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 24

2.1.2.4 Sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động thanh tra 25

2.1.2.5 Yếu tố kinh tế, cơ sở vật chất và các yếu tố khác 25

2.2 Thực tiễn tổ chức của Thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình 26

2.3 Thực tiễn hoạt động của thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình 33

2.3.1 Về công tác Thanh tra 34

2.3.2 Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 40

2.3.3 Về công tác phòng chống tham nhũng 44

2.4 Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra thành phố Hòa Bình 48

2.4.1 Ưu điểm 48

2.4.2 Hạn chế 51

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 52

2.5 Các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố 53

Tiểu kết chương 2 57

KẾT LUẬN 58

Trang 8

ta đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục công cuộc đổi mới vớichâm ngôn “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và ngànhThanh tra đã và đang góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới củađất nước.

Qua quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của ngành thanh tra đã chứngminh công tác thanh tra là một hoạt động vô cùng quan trọng Thông qua hoạt độngthanh tra, đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sựphát triển của đất nước Từ đó, có những biện pháp xử lý kịp thời góp phần làmtrong sạch bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo trật tự -

an toàn xã hội

Sau nhiều năm áp dụng pháp luật thanh tra trong thực tiễn, ngành thanh tranói chung và cơ quan Thanh tra thành phố Hòa Bình nói riêng đã luôn cố gắnghoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và để lại nhiều kết quả tích cực có thể kểđến như: Qua thanh tra đã kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động củacác tổ chức, cá nhân; Kiến nghị xử lý nhiều trường hợp vi phạm, góp phần ổn địnhkinh tế - xã hội, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) ở địa phương vànâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN); thu hồi tiền và nhiều tài sảngiá trị cho Nhà nước,

Trang 9

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn tồn tại nhiều hạn chế,gây khó khăn, làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng tốt yêu cầuphát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trong tình hình mới, cụ thểnhững hạn chế bộc lộ trong hoạt động thanh tra của Thanh tra thành phố Hòa Bìnhnhư sau: Hoạt động thanh tra chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của địa phương,chưa thể hiện thanh tra là công cụ đắc lực của cơ quan QLNN cùng cấp; còn phụthuộc quá lớn vào cơ quan QLNN cùng cấp cả về tổ chức và hoạt động; chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) của Thanh tra thành phố Hòa Bình chưa đượcđảm bảo; công tác tham mưu còn hạn chế, Những hạn chế này bắt nguồn từ nhiều

lý do như hệ thống pháp luật về thanh tra còn chưa hoàn thiện, tính độc lập của cơquan thanh tra chưa được thể hiện rõ (tính độc lập tương đối); hoạt động thanh tracòn chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, bên cạnh đó trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của CBCC chưa cao, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị chưa đáp ứngđược khi thực hiện nhiệm vụ; sự ảnh hưởng trong công tác phối hợp giữa các cơquan thanh tra với các cơ quan, tổ chức, cá nhân (CQ, TC, CN) khác trong thựchiện nhiệm vụ, đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công tác thanh tra Trong quátrình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnhtăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế yêu cầu nước ta phải khắc phục những hạnchế, bất cập trong công tác thanh tra

Bên cạnh đó, muốn hoạt động thanh tra được có hiệu quả thì tổ chức thanhtra trước hết phải đúng Tổ chức phải hoàn chỉnh, vững mạnh, đoàn kết, có chuyênmôn và có tinh thần trách nhiệm thì hoạt động mới hiệu quả Còn nếu chính bảnthân tổ chức thanh tra còn rời rạc, thiếu trách nhiệm, trình độ thấp thì hoạt độngthanh tra cũng từ đó mà kém hiệu quả thậm chí còn đem lại những rủi ro ảnh hưởngtrực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của đất nước

Trang 10

Để góp phần hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanhtra thành phố Hòa Bình trước hết cần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnXHCN, tiếp tục cải cách nền hành chính và hội nhập quốc tế

Qua quá trình thực tập tại cơ quan Thanh tra thành phố Hòa Bình, để làm rõnhững vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra cấp huyệncũng như nghiên cứu để tìm ra những những nguyên nhân dẫn đến hạn chế còn tồntại về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra cấp huyện trong thực tiễn nên tác

giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” để làm khóa luận tốt nghiệp Từ đó, đề xuất một vài giải pháp góp

phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra thành phố HòaBình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tổ chức và hoạt động thanh tra không phải là đề tài mới nhưng luôn thu hút

sự quan tâm của nhiều chuyên gia, các nhà quản lý, các bạn sinh viên Đã có rấtnhiều luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu tìm hiểu về tổ chức và hoạt độngcủa Thanh tra mà tác giả được biết như:

- Khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra, từ thực tiễnthành phố Hà Nội” của tác giả Ngô Thanh Nhã (2023), tác giả đã khái quát cơ bản

cả lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động thanh tra trên cơ sở áp dụng LuậtThanh tra 2010, đưa ra một số biện pháp cụ thể để hoàn thiện những vướng mắccòn tồn tại về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra

- Luận án “Tổ chức và hoạt động Thanh tra xây dựng ở Việt Nam hiện nay”của tác giả Phạm Thị Anh Đào (2017), tác giả đã khái quát lý luận và đi phân tíchchuyên sâu để lý giải được những vấn đề về tổ chức và hoạt động của thanh trachuyên ngành xây dựng, đánh giá toàn diện thực trạng thanh tra xây dựng và đềxuất các giải pháp hoàn thiện

Trang 11

- Luận văn “Pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra từ thực tiễn thanh trahuyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Vi Thị Đương (2020), tác giả đã chỉ rađược những hạn chế còn tồn tại khi áp dụng pháp luật về tổ chức và hoạt độngthanh tra huyện, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động Thanh tra huyện ĐìnhLập, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về tổ chức vàhoạt động của thanh tra huyện.

- Khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động tiếp công dân của Thanh tra thành phốCẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến (2018), tác giả phântích kĩ và bao quát được lý luận về hoạt động tiếp công dân của Thanh tra thànhphố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Đi sâu vào nghiên cứu một cách chuyên biệt, cụthể về những bất cập, hạn chế của hoạt động tiếp công dân tại cơ quan thanh tra cấphuyện, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực để giải quyết những mặt còn mới

mẻ về lý luận và thực tiễn trong hoạt động tiếp công dân của cơ quan thanh tra

Nhìn chung, các bài khóa luận, luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu

về Tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ quan Thanh tra nhà nước đã đem lạinhiều đóng góp nhằm khắc phục những vướng mắc, trùng lặp trong pháp luật về tổchức và hoạt động thanh tra Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đó đã sử dụng luậtThanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành làm cơ sở pháp lý nghiên cứu.Đồng thời cũng chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này tại cơ quan Thanh trathành phố Hòa Bình để tìm hiểu xem Thanh tra thành phố Hòa Bình đã và đang làmđược những gì hay còn gặp những vướng mắc nào chưa được giải quyết trong tổ

chức và hoạt động công vụ Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” để tìm hiểu, nghiên cứu

dựa trên cơ sở pháp lý là Luật Thanh tra 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành,qua đó đóng góp một vài giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại về

lý luận và thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra

Trang 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* Mục đích nghiên cứu:

Khóa luận tìm hiểu về những quy định của pháp luật cũng như thực trạng về

tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra cấp huyện, đánh giá và đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra trong thờigian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

*Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của

cơ quan thanh tra

Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phốHòa Bình

Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phốHòa Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh

Hòa Bình

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Phạm vi về thời gian: Trong giai đoạn 03 năm (2021-2023)

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh trathành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Trang 13

5 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, hệ thống các tài liệu gồm cácvăn bản QPPL; các báo cáo; khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án, Từ đó, thamkhảo, xử lý thông tin để hoàn thành thông tin để hình thành các luận điểm nghiêncứu

6 Bố cục tổng quát của khóa luận

Ngoài các phần như mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo;kết cấu của khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tổ chức và hoạt động của Thanh

tra cấp huyện

Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của

Thanh tra thành phố Hòa Bình

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TỔ

CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA HUYỆN 1.1 Những vấn đề cơ bản về tổ chức thanh tra huyện

1.1.1 Khái niệm tổ chức thanh tra

Khái niệm tổ chức cũng đã xuất hiện từ rất lâu, theo tiếng Hy Lạp cổ là

“organon” với nghĩa là công cụ, phương tiện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tổ chức trước hết là con người” [5] TheoMitokazu một nhà nghiên cứu về tổ chức của Nhật Bản cho rằng: “Nói tới tổ chức

là nói tới một hệ thống hợp lý tập hợp từ hai người trở lên để phát huy đến mức caonhất năng lực tương hỗ nhằm đạt được mục tiêu và mục tiêu chung” [29]

Hay trong giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, khái niệm

“tổ chức” được hiểu là “sự sắp xếp có hệ thống những người được nhóm lại và hoạtđộng với nhau để đạt được mục tiêu cụ thể” [15]

Trong cuốn Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước (2000)định nghĩa tổ chức như sau: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối mộtcách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặcnhiều mục tiêu chung [3]

Về mặt pháp lý, chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa chính xác về tổ chức

nhưng có thể định nghĩa một cách bao quát nhất thì: “Tổ chức là tập hợp những con người trong xã hội được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định

Trang 15

phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung”.

Có thể thấy, trên thực tế đã có rất nhiều các quan điểm về tổ chức được nêu

ra với các cách tiếp cận khác nhau do các nhà nghiên cứu đứng ở những góc nhìnkhác nhau, ở từng giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau và bản chất lĩnh vực khoa học tổchức cũng rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực Trên cơ sở các khái niệm đã phân

tích, tác giả khóa luận đưa ra khái niệm tổ chức thanh tra như sau: Tổ chức thanh tra là một thiết chế bao gồm những cá nhân có mối quan hệ liên kết, tương tác, phụ thuộc chặt chẽ với nhau dựa trên những nguyên tắc nhất định; được điều hành một cách hợp pháp trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành để cùng thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu chung của cơ quan thanh tra.

1.1.2 Đặc điểm của tổ chức thanh tra

Tổ chức thanh tra có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, tổ chức thanh tra được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trựcthuộc” Tổ chức thanh tra vừa là cơ quan giúp việc cho cơ quan QLNN cùng cấp,chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp (mốiquan hệ theo chiều ngang) vừa là cơ quan cấp dưới, chịu sự chỉ đạo về công tác,hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên (mối quan hệ theoquan hệ chiều dọc) Sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấpbiểu hiện cụ thể trong việc: bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với Thủ trưởng cơ quanthanh tra cùng cấp; bên cạnh đó, Thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp có tráchnhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra để bảo đảm hiệu lực, hiệu quảcủa công tác QLNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Mối quan hệtheo chiều dọc giữa các cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên với cơ quan thanh tra

Trang 16

tư cách là một chức năng của QLNN, một giai đoạn trong chu trình QLNN, tổ chứcthanh tra luôn gắn liền với QLNN.

Thứ ba, tổ chức thanh tra theo luật định có tư cách pháp nhân, có con dấu, tàikhoản riêng, được xác định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

tổ chức thanh tra cần thực hiện cụ thể, chịu trách nhiệm trước pháp luật

Thứ tư, tổ chức thanh tra tập hợp những cá nhân có kinh nghiệm, trình độchuyên môn, nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc Khi tiến hành mộtcuộc thanh tra, yêu cầu tổ chức thanh tra phải có kinh nghiệm thực tiễn; chuyênmôn, nghiệp vụ được đào tạo bài bản để có thể đánh giá chính xác, công tâm, côngbằng, hiệu quả vấn đề

Thứ năm, tổ chức thanh tra ra đời, tồn tại và phát triển với mục tiêu chung đó

là làm trong sạch bộ máy nhà nước, điều chỉnh cách thức, phương pháp quản lý củacác cơ quan QLHCNN, với ý nghĩa bảo vệ mục đích của QLHCNN, tạo điều kiệncho tổ chức và cá nhân thực hiện tốt các quyền của mình trên thực tế Trong tổchức luôn có sự phân công lao động rõ ràng nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổchức Sự phân công lao động được thực hiện theo chiều dọc (giữa cấp trên và cấpdưới) và theo chiều ngang (giữa các bộ phận đồng cấp với nhau) Chính sự phâncông rõ ràng này đã tạo nên sự nhịp nhàng, trãnh chồng chéo giữa các thành viênvới nhau

Trang 17

1.1.3 Cơ cấu tổ chức thanh tra huyện

Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp xếp theo trật

tự nào đó của mỗi bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng [3]

Tổ chức của Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra,Thanh tra viên và công chức khác

Chánh Thanh tra cấp huyện là người đứng đầu cơ quan Thanh tra cấp huyện,chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch UBND cùng cấp vàtrước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra cấphuyện, của Chánh Thanh tra cấp huyện và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quychế làm việc và phân công của UBND cấp huyện Chánh Thanh tra cấp huyện doChủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân

chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Chánh Thanh tra tỉnh (Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-TTCP) [21].

Phó Chánh thanh tra cấp huyện là người giúp Chánh Thanh tra cấp huyệnthực hiện nhiệm vụ do Chánh Thanh tra cấp huyện phân công, chịu trách nhiệmtrước Chánh Thanh tra cấp huyện và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.Khi chánh Thanh tra cấp huyện vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra cấp huyệnđược Chánh Thanh tra cấp huyện ủy nhiệm thay Chánh Thanh tra cấp huyện điềuhành các hoạt động của cơ quan Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động,luân chuyển, biệt phái Phó Chánh Thanh tra cấp huyện do Chủ tịch UBND cấphuyện quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra cấp

huyện (Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-TTCP) [21].

1.2 Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh tra huyện

1.2.1 Khái niệm hoạt động thanh tra

Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2003, “Hoạt động là việc tiến hành những việclàm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã

Trang 18

vụ, quyền hạn của CQ, TC, CN”.

Dựa vào các phân tích trên, tác giả khóa luận đưa ra khái niệm: Hoạt động thanh tra cấp huyện là việc cơ quan thanh tra cấp huyện xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của CQ, TC, CN là đối tượng thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện vì vậy, cơquan thanh tra cấp huyện là cơ quan thực hiện hoạt động thanh tra hành chính

Khoản 2 điều 2 Luật Thanh tra 2022 quy định: “Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của CQ, TC,

CN thuộc quyền quản lý của cơ quan QLNN” Trong hoạt động thanh tra hành

chính, cơ quan thanh tra có thể thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,nhiệm vụ trên toàn diện hoạt động của đối tượng thanh tra hoặc chỉ thanh tra trênmột hoạt động nhất định

Trên cơ sở quy định tại Điều 5 Luật Thanh tra 2022, thanh tra có những hoạtđộng cơ bản sau: Cơ quan thanh tra giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thựchiện QLNN về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vàPCTN, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vàPCTN, tiêu cực theo quy định của pháp luật trong phạm vi, quyền hạn của mình

Trang 19

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thanh tra cấp huyện

Thứ nhất, là hoạt động thanh tra hành chính.

Để tiến hành hiệu quả hoạt động kiểm tra, xem xét việc thực hiện các nhiệm

vụ của QLHCNN, một bộ máy chuyên đảm nhiệm công tác thanh tra đã được tổchức, thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở các quy định pháp luật về thanh tra

Do được phân công thực hiện chuyên trách hoạt động thanh tra nên các cơquan thanh tra nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc đặc thù,phù hợp với tính chất công việc Xuất phát từ điều này, Nhà nước đã trao cho cơquan thanh tra nhà nước những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt, đảm bảo cho cơ quannày hoàn thành một cách tốt nhất những nhiệm vụ được giao [17]

Thứ hai, hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục,

dưới hình thức do pháp luật quy định

Là hoạt động nhằm mục đích “phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý,chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giảipháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi VPPL; giúp CQ,

TC, CN thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN; bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

quyền và lợi ích hợp pháp của CQ, TC, CN” (theo Điều 3 Luật Thanh tra 2022) Vì,

vậy, khi tiến hành thanh tra, pháp luật đòi hỏi cơ quan thanh tra phải tuân thủ đầy

đủ những quy định về trình tự, thủ tục cũng như hình thức Những quy định nàyđảm bảo cho công tác thanh tra tiến hành theo đúng quy định của pháp luật

Thứ ba, nội dung của thanh tra hành chính nhằm xem xét, đánh giá việc chấp

hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ được giao của CQ, TC, CN trựcthuộc

Hoạt động thanh tra được tiến hành dựa trên những căn cứ do pháp luật quyđịnh Những căn cứ này xác lập cơ sở cho việc thực hiện hoạt động thanh tra đối

Trang 20

với CQ, TC, CN thuộc thẩm quyền trong việc thực hiện chính sách, pháp luật củaNhà nước Thông qua hoạt động thanh tra hành chính, cơ quan thanh tra sẽ pháthiện ra những việc làm VPPL của các CQ, TC, CN Trên cơ sở đó, cơ quan thanhtra sẽ áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp trong khuôn khổ quyền hạn được phápluật cho phép nhằm chấn chỉnh lại trật tự pháp luật, trật tự QLHCNN đã bị xâmphạm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLHCNN

1.2.3 Hình thức thanh tra, quy trình thanh tra

1.2.3.1 Hình thức thanh tra

Khác so với Luật thanh tra 2010 quy định hoạt động thanh tra có 3 hình thứcthanh tra, gồm: thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra độtxuất thì trong Luật Thanh tra 2022 chỉ còn 2 hình thức thanh tra, đó là: thanh tratheo kế hoạch và thanh tra đột xuất Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kếhoạch thanh tra đã được ban hành và thanh tra đột xuất được tiến hành khi pháthiện CQ, TC, CN có dấu hiệu VPPL hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếunại, tố cáo, PCTN, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan QLNN có thẩm quyềngiao

1.2.3.2 Quy trình thanh tra

Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra cơ bản bao gồm các quá trình:

Bước 1 : Chuẩn bị thanh tra

Bước 2: Tiến hành thanh tra trực tiếp

Bước 3: Kết thức thanh tra

Trang 21

Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh tra

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Luật Thanh tra 2022 và các văn bản

Tiến hành thanh tra trực tiếp là giai đoạn tiếp theo sau khi đã hoàn thành cácbước của giai đoạn chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau: Công bố quyết địnhthanh tra (Điều 64); Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra(Điều 66); Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu (Điều 67); Kết thúc việc tiến hànhthanh tra trực tiếp (Điều 72) [1]

Kết thúc thanh tra là giai đoạn cuối cùng của quy trình tiến hành một cuộcthanh tra, bao gồm các bước sau: Báo cáo kết quả thanh tra (Điều 73); Xem xét báocáo kết quả thanh tra (Điều 74); Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra (Điều 75);Ban hành kết luận thanh tra (Điều 78); Công khai kết luận thanh tra (Điều 79) [1]

Bước 1: Chuẩn bị thanh tra:

Chuẩn bị thanh tra gồm các bước sau:

Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra (Điều 58 Luật Thanh tra 2022)

Trước khi ban hành Quyết định thanh tra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụquyền hạn được giao, Chánh thanh tra chỉ đạo thu thập thông tin, tài liệu có liên

Trang 22

quan để làm rõ sự cần thiết tiến hành thanh tra Trường hợp cần bổ sung thông tin

để ban hành quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra dựkiến cung cấp thông tin bằng văn bản về nội dung dự kiến thanh tra

Người được giao thu thập thông tin, tài liệu có trách nhiệm báo cáo kết quảthu thập thông tin, tài liệu bằng văn bản với Chánh Thanh tra, trong đó nêu nhữngnội dung cần tiến hành thanh tra

Ban hành quyết định thanh tra (Điều 59 Luật Thanh tra 2022)

Chánh Thanh tra căn cứ quy định tại Điều 51 Luật Thanh tra 2022 ban hànhquyết định thanh tra Nội dung quyết định thanh tra gồm: Căn cứ ra quyết địnhthanh tra; Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra, nhiệm vụ thanh tra; Thờihạn thanh tra; Thành lập Đoàn thanh tra, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, PhóTrưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của đoàn thanh tra (Thành lậpĐoàn thanh tra theo quy định tại Điều 60 Luật Thanh tra 2022)

Đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch, quyết định thanh tra phải được gửi đếnđối tượng thanh tra và công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thanh tratrực tiếp Đối với cuộc thanh tra đột xuất, quyết định thanh tra phải được gửi đếnđối tượng thanh tra và công bố trước khi tiến hành thanh tra trực tiếp (trừ trườnghợp quy định tại Khoản 3 Điều 64 Luật Thanh tra 2022)

Xây dựng, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra (Điều 61 Luật Thanh tra 2022)

Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, trìnhngười ra quyết định thanh tra phê duyệt Nội dung của kế hoạch tiến hành thanh tragồm: Mục đích, yêu cầu; Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra, thời hạnthanh tra; Phương pháp tiến hành thanh tra; Tiến độ thực hiện; Chế độ thông tin,báo cáo; Việc sử dụng phương tiện, kinh phí và điều kiện vật chất khác phục vụhoạt động của Đoàn thanh tra

Trang 23

Sau khi kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt, Trưởng đoàn thanh tra tổchức họp Đoàn thanh tra để phổ biến và phân công nhiệm vụ cho các thành viêncủa Đoàn thanh tra.

Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo (Điều 62 Luật Thanh tra 2022)

Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanhtra có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên trong Đoàn thanh tra xây dựng đềcương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi cho đối tượng thanh tra ít nhất 05 ngàytrước khi công bố quyết định thanh tra, trong văn bản phải nêu rõ nội dung, hìnhthức báo cáo và thời hạn báo cáo

Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra (Điều 63 Luật Thanh tra 2022)

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượngthanh tra về việc công bố quyết định thanh tra; văn bản thông báo phải nêu rõ địađiểm, thời gian, thành phần tham dự

Bước 2: Tiến hành thanh tra trực tiếp

Tiến hành thanh tra trực tiếp gồm các bước sau:

Công bố quyết định thanh tra (Điều 64 Luật Thanh tra 2022)

Trưởng đoàn thanh tra chủ trì công bố quyết định thanh tra (trong trường hợpcần thiết, người ra quyết định thanh tra chủ trì việc công bố quyết định thanh tra).Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản Thành phần tham

dự buổi công bố quyết định thanh tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 LuậtThanh tra 2022

Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra (Điều 66 Luật Thanh tra 2022)

Trang 24

Trong quá trình thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, thanh tra viên yêu cầu đốitượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra và đối tượngliên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra Việc giao,nhận, trả lại hồ sơ, tài liệu phải được lập thành biên bản

Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu (Điều 67 Luật Thanh tra 2022)

Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có trách nhiệmnghiên cứu thông tin, tài liệu đã thu thập được Trong trường hợp cần thiết, cóquyền yêu cầu đối tượng thanh tra và đối tượng có liên quan giải trình về nhữngvấn đề chưa rõ; nếu cần, làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra và các đối tượng

có liên quan nhưng phải được Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định

Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh sự việc đã và đang xảy ra thì người

ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc đối tượng thanh tra đều có thểmời thêm đại diện chính quyền địa phương hoặc người khác làm chứng

Xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra (Điều 68 Luật Thanh tra 2022)

Trong quá trình tiến hành thanh tra trực tiếp, nếu đối tượng thanh tra có hành

vi vi phạm hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên có trách nhiệmbuộc đối tượng thanh tra chấm dứt hành vi vi phạm đó và xem xét áp dụng biệnpháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạmhành chính mà không phải đợi kết luận thanh tra

Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh trabáo cáo cho người ra quyết định thanh tra để người ra quyết định thanh tra chuyển

hồ sơ, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố cho cơ quan điều tra

có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo choVKSND cùng cấp biết

Trang 25

Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp (Điều 72 Luật Thanh tra 2022)

Khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra, Trưởngđoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanhtra và thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra biết; trường hợp cần thiết thì

tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo kết thúc việc tiến hànhthanh tra trực tiếp

Bước 3: Kết thúc thanh tra

Kết thúc cuộc thanh tra gồm các bước sau:

Báo cáo kết quả thanh tra (Điều 73 Luật Thanh tra 2022)

Sau khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp, Trưởng đoàn thanh tra cótrách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và gửi đến người ra quyết địnhthanh tra Nội dung báo cáo kết quả thanh tra được quy định tại Khoản 1 Điều 73Luật Thanh tra 2022 Trường hợp qua thanh tra phát hiện có hành vi tham nhũng,tiêu cực thì trong báo cáo thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu cơquan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực theo các mức độ được quyđịnh tại Khoản 2 Điều 73 Luật Thanh tra 2022 Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu

rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiếnnghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả

Thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra đối với cuộc thanh tra do Thanhtra huyện tiến hành không quá 15 ngày tính từ ngày Đoàn thanh tra kết thúc việctiến hành thanh tra trực tiếp, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng khôngquá 20 ngày

Người ra quyết định thanh tra xem xét báo cáo kết quả thanh tra, nếu cần thiết

yêu cầu Trường đoàn thanh tra làm rõ hoặc bổ sung nội dung trong báo cáo (Điều

74 Luật Thanh tra 2022).

Trang 26

Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra (Điều 75 Luật Thanh tra 2022)

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanhtra, người ra quyết định thanh tra giao Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kếtluận thanh tra Nội dung của dự thảo thanh tra được quy định tại Khoản 2 Điều 78Luật Thanh tra 2022

Trong quá trình xây dựng dự thảo kết luận thanh tra mà cần làm rõ thêmnhững vấn đề dự kiến kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra có quyềnyêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của đoàn thanh tra báo cáo, yêucầu đối tượng thanh tra hoặc CQ, TC, CN có liên quan giải trình Việc giải trìnhphải bằng văn bản kèm theo thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nộidung giải trình

Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng dựthảo kết luận thanh tra không quá 15 ngày tính từ ngày người ra quyết định thanhtra giao xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, trường hợp phức tạp có thể kéo dàinhưng không quá 20 ngày

Ban hành kết luận thanh tra (Điều 78 Luật Thanh tra 2022)

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra,người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm vềkết luận, kiến nghị của mình Đối với dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liênquan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo,theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, Ban Chỉ đạo PCTN, tiêucực tỉnh hoặc có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp thì người raquyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp.Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơquan QLNN cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo Nếu Thủ

Trang 27

trưởng cơ quan QLNN không trả lời hoặc không có ý kiến khác thì người ra quyếtđịnh thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra.

Kết luận thanh tra phải đảm bảo chính xác, khách quan, khả thi và bao gồmcác nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 78 Luật Thanh tra 2022 Trước khicông khai kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể sửa đổi, bổ sungkết luận thanh tra đã ban hành để bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi.Kết luận thanh tra sau khi công khai được gửi đến Thủ trưởng cơ quan QLNNcùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên, đối tượng thanh tra và CQ, TC, CN khác cóliên quan

Công khai kết luận thanh tra (Điều 79 Luật Thanh tra 2022)

Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra, người ra quyếtđịnh thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra theo hình thức quy địnhtại Điểm a Khoản 3 Điều 79 Luật Thanh tra 2022 và một trong các hình thức quyđịnh tại các điểm b, c và d Khoản 3 Điều 79 Luật Thanh tra 2022

Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ nội dung thuộc bí mậtnhà nước hoặc bí mật khác theo quy định của pháp luật

1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra cấp huyện

1.2.4.1 Chức năng của Thanh tra cấp huyện

Thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyên môn giúp thực hiện chức năngQLNN về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN,tiêu cực của UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ thanh tra; tiếp công dân, giải

quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN, tiêu cực theo quy định của pháp luật (Điều 30 Luật Thanh tra 2022 và Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-TTCP) [21].

Trang 28

1.2.4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra cấp huyện

Điều 31 Luật Thanh tra 2022 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tracấp huyện, cụ thể:

a) Trong lĩnh vực thanh tra, cơ quan thanh tra cấp huyện giúp UBND cùngcấp QLNN về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra cấp huyện, báocáo Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổnghợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện trong kế hoạch thanhtra của tỉnh; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã;

Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch UBND cấp huyện giao;

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh trahuyện và quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch UBND cấp huyện;

Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra

b) Trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanhtra có nhiệm vụ: Giúp UBND cùng cấp thực hiện QLNN về công tác tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật

c) Trong lĩnh vực PCTN, tiêu cực cơ quan thanh tra có nhiệm vụ: GiúpUBND cùng cấp thực hiện QLNN về công tác PCTN, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn trong công tác PCTN, tiêu cực theo quy định của pháp luật

Tiểu kết chương 1

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do phápluật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện

Trang 29

chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của CQ, TC, CN Cơ quan thanh trađược tổ chức và thực hiện quyền lực trong hệ thống hành pháp, là một trong các cơquan nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, có vị trí quan trọng trong

bộ máy nhà nước Qua chương 1, bằng việc tham khảo và tổng hợp cơ sở lý thuyếtkhoa học, tác giả đã bước đầu khái quát những vấn đề có liên quan đến tổ chức vàhoạt động thanh tra

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA THÀNH PHỐ

HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH 2.1 Khái quát chung về thành phố Hòa Bình và yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố Hòa Bình

2.1.1 Khái quát về thành phố Hòa Bình

Thành phố Hòa Bình là trung tâm hành chính của tỉnh Hòa Bình, có địa hìnhnúi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên) Thực hiện Nghị quyết số830/NQ-UBTVQH ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáp nhậptoàn bộ diện tích tự nhiên và dân số huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hòa Bình, saukhi sáp nhập, thành phố Hòa Bình có những thay đổi về địa giới hành chính Hiệnnay, thành phố Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên 348,65 km2 với dân số là138.609 người, gồm 19 đơn vị hành chính (10 phường, 09 xã) [18]

Đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình của sông Đà là nơi xây dựng Nhà máythủy điện Hòa Bình, cung cấp một nguồn thủy điện dồi dào với công suất gần 2triệu kw/h, điều tiết nước cho sản xuất, chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vàomùa mưa, đồng thời tạo cho thành phố Hòa Bình một cảnh quan xinh đẹp độc đáo[18]

Trang 30

là hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo toàn diện, mọi mặt từ

tổ chức đến hoạt động của toàn hệ thống chính trị, trong đó có nhà nước

Hệ thống chính trị nước Việt Nam luôn xác định công tác thanh tra là côngtác quan trọng, có tính chất thường xuyên của cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Sự lãnh đạo, quan tâm của Đảng đối với công tác thanh tra được thể hiện rất rõtrong các Chỉ thị, Nghị quyết, Cương lĩnh, trong Luật Thanh tra, đến việc tổ chức

hệ thống cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương, sắp xếp, bố trí, giới thiệuCBCC trong các cơ quan thanh tra, việc thực hiện các chủ trương chính sách phápluật về thanh tra Vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và cả hệhống chính trị có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến cách vận hành, tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước nói chung và của Thanh tra thành phố Hòa Bình nóiriêng Sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng góp phần ổn định và phát triển bộ máy nhànước cũng như hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra

Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của Thanh tra thành phố HòaBình vẫn luôn ổn định và không ngừng tiến bộ cũng nhờ sự định hướng, chỉ đạo tàitình từ hệ thống chính trị Việt Nam

Trang 31

2.1.2.2 Hệ thống cơ sở pháp lý

Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển, ngành Thanh tra và hệ thốngpháp luật về thanh tra đã luôn thay đổi để phù hợp với yêu cầu của QLNN trongmỗi giai đoạn bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Để hiệu quả hoạt độngthanh tra được nâng cao và hoàn thiện, cơ sở pháp lý là yếu tố mấu chốt đối vớihoạt động thanh tra Hệ thống pháp lý phải chắc, phải rõ ràng, không còn chồngchéo, không còn lỗ hổng, thì tổ chức và hoạt động thanh tra mới hoàn thiện, hiệuquả, từ đó góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động thanh tra

Hệ thống văn bản QPPL là hành lang pháp lý để cơ quan thanh tra thực hiệnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong

tổ chức và hoạt động của thanh tra, là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệuquả của tổ chức và hoạt động của thanh tra Một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy

đủ và chặt chẽ sẽ giúp cho tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước nóichung và của cơ quan thanh tra thành phố Hòa Bình nói riêng được diễn ra theomột trật tự hợp lý, từ đó góp phần củng cố niềm tin và nhận được sự ủng hộ từngười dân và xã hội

2.1.2.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Thanh tra là một giai đoạn của chu trình QLNN, có vai trò quan trọng nhằmphát hiện những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, từ

đó kịp thời đề xuất những biện pháp khắc phục Để làm được điều đó, yêu cầu đặt

ra cho đội ngũ CBCC thanh tra cần phải có trình độ, bản lĩnh và đạo đức Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ thanh tra phải có năng lực, kinh nghiệm, uy tín vàgiàu bản lĩnh; đồng thời phải cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, nângcao trình độ lý luận, nghiệp vụ, chuyên môn”, tại Hội nghị cán bộ thanh tra toànquốc (05/3/1960) Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh: “có thể nói, cán bộ thanhtra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt”.Đội ngũ CBCC thanh tra là nhân tố tác động trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của

Trang 32

thanh tra, đội ngũ có chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đạo đức công

vụ trong sáng thì tổ chức và hoạt động của thanh tra mới đạt hiệu quả Những yêucầu cơ bản về chất lượng đội ngũ CBCC thanh tra sẽ là định hướng cho CBCCthanh tra có năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức để tổ chức và hoạt động thanhtra ngày càng hiệu quả hơn

2.1.2.4 Sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động thanh tra

Để hoạt động thanh tra được tiến hành đúng tiến độ, kế hoạch, mục đích đề

ra thì không thể không nhắc đến sự phối hợp của các CQ, TC, CN khác Mục đíchcủa việc phối hợp là nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, góp phần đấutranh, phòng chống các vi phạm pháp luật khác trong QLNN Như vậy, sự phối hợpcủa CQ, TC, CN đối với cơ quan thanh tra có vai trò quan trọng, là một trongnhững yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của thanh tra, do đó, cần quy định chặt chẽ

sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với CQ, TC, CN khác đồng thời nâng cao tráchnhiệm giữa các cơ quan đang phối hợp để hoạt động của thanh tra được diễn ra mộtcách thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả

2.1.2.5 Yếu tố kinh tế, cơ sở vật chất và các yếu tố khác

Yếu tố kinh tế thể hiện ở chỗ như ban hành chế độ đãi ngộ, chế độ tiền lương,phụ cấp cho CBCC làm công tác thanh tra, hạn chế phát sinh tham nhũng, tiêucực trong quá trình công tác, hoạt động thanh tra Cùng với đó, kết hợp động viêntinh thần với khuyến khích bằng vật chất, khen thưởng kịp thời cho CBCC hoànthành xuất sắc nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác cán bộ, thúc đẩyCBCC nói chung và CBCC thanh tra nói riêng thêm nhiệt huyết, gắn bó, cống hiếnhết mình và có trách nhiệm hơn khi công tác

Cơ sở vật chất là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động củathanh tra bao gồm tất cả những phương tiện, công cụ phục vụ cho công tác thanhtra hay quá trình đi xác minh khiếu nại, tố cáo, bao gồm: trụ sở làm việc, tài sản,

Trang 33

trang thiết bị làm việc, đồ dùng cho hoạt động thanh tra (bàn ghế làm việc, máytính, máy ghi âm, ) Nếu không có yếu tố cơ sở vật chất thì hoạt động thanh tracũng không thể hoàn thành một cách thuận lợi, đạt được mục đích và đạt hiệu quảcao Vì vậy, yếu tố cơ sở vật chất cũng là một yếu tố quan trọng trong hoạt độngthanh tra.

2.2 Thực tiễn tổ chức của Thanh tra thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

Thanh tra thành phố Hòa Bình được thành lập từ năm 1960, tiền thân là BanThanh tra thị xã Hòa Bình, nay là thành phố Hòa Bình Đến tháng 12 năm 2019,Thanh tra huyện Kỳ Sơn sáp nhập vào Thanh tra thành phố Hòa Bình theo Nghịquyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hànhchính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình

Thanh tra thành phố Hoà Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thànhphố Hòa Bình, giúp UBND thành phố Hoà Bình QLNN về công tác thanh tra, tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanhtra trong phạm vi QLNN của UBND thành phố; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN, tiêu cực theo quy định của pháp luật [18]

Thanh tra thành phố Hòa Bình có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoảnriêng; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND thành phố và chịu sự chỉ đạo

về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh [18]

Trang 34

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức UBND thành phố Hòa Bình

(Nguồn: Trang thông tin điện tử thành phố Hòa Bình)

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14/11/2022; Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Thanh tra;Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các

cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh; Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quyđịnh tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh; Thông tư số 02/2023/TT-TTCP ngày 22/12/2023 của Thanh tra Chínhphủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số01/2015/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của UBND thành phố Hòa Bình ban hành Quyđịnh vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra thànhphố Hòa Bình, cụ thể:

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Tạ Ngọc Hải (2014), “Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản của tổ chức từ các giác độ khoa hoạc tổ chức Nhà nước”,https://tcnn.vn/news/detail/5297/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản của tổ chức từcác giác độ khoa hoạc tổ chức Nhà nước
Tác giả: Tạ Ngọc Hải
Năm: 2014
[15] Trần Thị Thu (2013), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công
Tác giả: Trần Thị Thu
Nhà XB: NxbĐại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2013
[17] Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố"cáo
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2010
[2] Trần Thị Minh Châu (2016), Tổ chức,https://tcnn.vn/news/detail/32147/To-chuc.html Link
[18] Trang thông tin điện tử Hòa Bìnhhttps://thanhpho.hoabinh.gov.vn/index.php/vi/ Link
[4] Nguyễn Thị Thương Huyền (2009), Hoàn thiện pháp luật về thanh tra trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật Khác
[5] Hồ Chí Minh (2008), Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [6] Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Khác
[9] Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
[10] Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
[11] Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác
[12] Quốc hội (2010), Luật Thanh tra [13] Quốc hội (2022), Luật Thanh tra Khác
[14] Thanh tra Bộ Tư pháp (2012), Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06/2012 – Chủ đề:Thanh tra và Pháp luật Thanh tra Khác
[16] Trường Cán bộ Thanh tra (2017), Tài liệu bồi dường Nghiệp vụ Thanh tra – Chương trình Thanh tra viên, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
[19] Thanh tra Chính phủ (2021), Thông tư 06/2021/TT-TTCP Quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn Thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra Khác
[20] Thanh tra Chính phủ (2023), Thông tư 02/2023/TT-TTCP Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương Khác
[21] Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (2021), Báo cáo số 840/BC-UBND ngày 23/12/2021 Công tác phòng, chống tham nhũng thành phố Hòa Bình năm 2021 Khác
[22] Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (2022), Báo cáo số 818/BC-UBND ngày 16/12/2022 Công tác phòng, chống tham nhũng thành phố Hòa Bình năm 2022 Khác
[23] Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (2023), Báo cáo số 522/BC-UBND ngày 15/12/2023 Công tác phòng, chống tham nhũng thành phố Hòa Bình năm 2023 Khác
[24] Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (2021), Báo cáo số 540/BC-UBND ngày 15/12/2021 Kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2021 Khác
[25] Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (2022), Báo cáo số 811/BC-UBND ngày 15/12/2022 Kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2022 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.3. Hình thức thanh tra, quy trình thanh tra - tổ chức và hoạt động của thanh tra thành phố hoà bình tỉnh hoà bình
1.2.3. Hình thức thanh tra, quy trình thanh tra (Trang 20)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức UBND thành phố Hòa Bình - tổ chức và hoạt động của thanh tra thành phố hoà bình tỉnh hoà bình
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức UBND thành phố Hòa Bình (Trang 34)
Bảng 2.1. Danh sách cán bộ, công chức Thanh tra Thành phố Hòa Bình. - tổ chức và hoạt động của thanh tra thành phố hoà bình tỉnh hoà bình
Bảng 2.1. Danh sách cán bộ, công chức Thanh tra Thành phố Hòa Bình (Trang 35)
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu nhân sự của Thanh tra thành phố Hòa Bình - tổ chức và hoạt động của thanh tra thành phố hoà bình tỉnh hoà bình
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu nhân sự của Thanh tra thành phố Hòa Bình (Trang 39)
Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra thành phố Hòa Bình - tổ chức và hoạt động của thanh tra thành phố hoà bình tỉnh hoà bình
Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra thành phố Hòa Bình (Trang 40)
Bảng 2.3. Kết quả công tác triển khai các cuộc thanh tra giai đoạn năm - tổ chức và hoạt động của thanh tra thành phố hoà bình tỉnh hoà bình
Bảng 2.3. Kết quả công tác triển khai các cuộc thanh tra giai đoạn năm (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w