1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn thành phố hà nội

104 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Tác giả Lê Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Trang
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Văn hoá Truyền thông
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỰA CHỌN PHONG CÁCH SỐNG CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..... Khoá luận này phù

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN LỰA CHỌN PHONG CÁCH SỐNG CỦA GIỚI TRẺ TRÊN

Mã sinh viên Lớp

Khóa

: 2005VTTA038 : 2005VTTA038 : 2020 – 2024

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP VÀ BIỂU ĐỒ 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết 6

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11

7 Đóng góp của đề tài 12

8 Kết cấu của khóa luận 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MẠNG XÃ HỘI VÀ PHONG CÁCH SỐNG GIỚI TRẺ HIỆN NAY 14

1.1 Một số khái niệm cơ bản 14

1.1.1 Mạng xã hội 14

1.1.2 Sử dụng mạng xã hội 17

1.1.3 Truyền thông xã hội 18

1.1.4 Tác động 19

1.1.5 Tác động mạng xã hội 21

1.1.6 Giới trẻ 22

1.1.7 Phong cách sống của giới trẻ 23

1.1.8 Văn hóa ứng xử và xu hướng cá nhân hóa 24

1.2 Tính chất cơ bản của mạng xã hội 25

1.3 Các yếu tố tác động của mạng xã hội trong việc định hình phong cách sống giới trẻ hiện nay 25

1.3.1 Yếu tố chủ quan 25

1.3.2 Yếu tố khách quan 26

Trang 3

1.4 Văn hóa ứng xử và xu hướng cá nhân hóa trên không gian mạng của

giới trẻ 28

1.4.1 Văn hoá ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ 28

1.4.2 Xu hướng cá nhân hóa trên không gian mạng của giới trẻ 29

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỰA CHỌN PHONG CÁCH SỐNG CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 32

2.1 Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ Hà Nội 32

2.1.1 Các mạng xã hội được sử dụng phổ biến 33

2.1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội 35

2.1.3 Thời gian sử dụng mạng xã hội 37

2.1.4 Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội 38

2.1.5 Quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội 40

2.2 Mạng xã hội tác động đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ Hà Nội 42

2.2.1 Thay đổi trong cách thức thu nhận thông tin 42

2.2.2 Thay đổi về tâm lý 46

2.2.3 Thay đổi trong cách thức bộc lộ bản sắc cá nhân 49

2.2.4 Thay đổi về tiêu dùng 52

2.2.5 Thay đổi về giao tiếp - tương tác 56

2.3 Đánh giá sự tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ Hà Nội 60

2.3.1 Tác động tích cực 61

2.3.2 Tác động tiêu cực 63

Tiểu kết chương 2 66

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO GIỚI TRẺ HÀ NỘI TRONG VIỆC LỰA CHỌN PHONG CÁCH SỐNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY 67

Trang 4

3.1 Định hướng nâng cao nâng cao nhận thức cho giới trẻ Hà Nội trong việc lựa chọn phong cách sống trên mạng xã hội hiện nay 67 3.2 Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho giới trẻ Hà Nội trong việc lựa chọn phong cách sống trên mạng xã hội hiện nay 69

3.2.1 Thúc đẩy cơ quan báo chí và các kênh truyền thông đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả truyền thông trên mạng xã hội nhằm bảo vệ và đem lại lợi ích trực tuyến lành mạnh cho giới trẻ 69 3.2.2 Hoàn thiện ban hành và thực thi chính sách giúp giới trẻ nhận biết

và đối mặt với những áp lực từ mạng xã hội 71 3.2.3 Trang bị văn hoá số cho giới trẻ khi tham gia môi trường mạng 73 3.2.4 Phát huy vai trò của nhà trường và gia đình đối với định hướng phong cách sống giới cho trẻ trong môi trường mạng 75 3.2.5 Tăng cường hợp tác giao lưu, học hỏi quốc tế trong trong kỷ nguyên

số hoá nhằm định hướng phong cách sống giới trẻ 77

Tiểu kết chương 3 80 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT

PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH PHỎNG VẤN SÂU

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”

là công trình thuộc quyền sở hữu duy nhất của em Những tài liệu tham khảo được sử dụng trong khoá luận đã được trích dẫn và nêu rõ trong mục Tài liệu tham khảo Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu hoàn toàn mang tính chất trung thực, không sao chép, đạo nhái từ bất kỳ công trình nào trước đây

Nếu những lời cam đoan trên của em không chính xác, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả khoá luận của mình

Người nghiên cứu

Thảo

Lê Thị Thu Thảo

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cử nhân và khoá luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Quý thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Trang, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận Và cũng là người đưa ra những ý tưởng, kiểm tra sự phù hợp của khoá luận

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các Quý thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Những kiến thức mà em nhận được sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khoá luận bằng sự nhiệt tình và trách nhiệm trong phạm vi và khả năng có thể Song không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, em rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ Quý thầy cô

Kính chúc Quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công

Em xin chân thành cảm ơn!

Người nghiên cứu

Thảo

Lê Thị Thu Thảo

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP VÀ BIỂU ĐỒ

1 Bảng

Bảng 2.1: Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Hà Nội 35

Bảng 2.2: Quan điểm về sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Hà Nội 41

Bảng 2.3: Những cách thức thường xuyên được giới trẻ Hà Nội đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội 50

Bảng 2.4: Tần suất giới trẻ Hà Nội chia sẻ thông tin lên mạng xã hội 51

Bảng 2.5: Yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của giới trẻ Hà Nội 53

2 Hộp Hộp 1: Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay ở giới trẻ Hà Nội 33

Hộp 2: Quan điểm của giới trẻ về mạng xã hội là nguồn thông tin chính để quyết định mọi suy nghĩ và định hướng của bản thân 45

Hộp 3: Quan điểm của giới trẻ Hà Nội về sử dụng giao tiếp nút “like” trên MXH (độ tuổi 15-18) 57

Hộp 4: Quan điểm của giới trẻ Hà Nội về sử dụng giao tiếp nút “like” 57

trên MXH (độ tuổi 20-25) 57

3 Biểu đồ Biểu đồ 1: Các mạng xã hội được giới trẻ sử dụng phổ biến 33

Biểu đồ 2: Trung bình tổng thời gian truy cập mạng xã hội trong 1 ngày của giới trẻ Hà Nội 37

Biểu đồ 3: Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của giới trẻ Hà Nội 39

Biểu đồ 4: Mức độ giới trẻ Hà Nội tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội 42

Biểu đồ 5: Tỉ lệ giới trẻ Hà Nội đồng tình quan điểm mạng xã hội là nguồn thông tin chính để quyết định mọi suy nghĩ và định hướng của bản thân 44

Biểu đồ 6: Tỉ lệ giới trẻ Hà Nội áp lực khi phải so sánh trên mạng xã hội 47

Biểu đồ 7: Tâm trạng khi sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Hà Nội 48

Biểu đồ 8: Tỉ lệ giới trẻ thể hiện tính cách thật của mình trên mạng xã hội 52

Biểu đồ 9: Mật độ giới trẻ Hà Nội mua sắm dựa trên những quảng cáo 53

Trang 8

đề xuất trên mạng 53

Biểu đồ 10: Tỉ lệ giới tính có khả năng mua sắm cao nhất 55

Biểu đồ 11: Tần suất sử dụng giao tiếp "like" của giới trẻ Hà Nội 56

Biểu đồ 12: Tần suất giới trẻ Hà Nội comment trên mạng xã hội 58

Trang 9

: Khóa luận tốt nghiệp : Key Opinion Leader (người có sức ảnh hưởng) : Key Opinion Consumer (người tiêu dùng có ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng)

: Mạng xã hội : Tiến sĩ

TP

UBND

: Thành phố : Uỷ ban nhân dân

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Văn hóa là nền móng và bản sắc của con người, ảnh hưởng sâu rộng đến cách chúng ta giao tiếp và suy nghĩ Sự thay đổi trong phong cách sống phản ánh

sự phát triển của xã hội và văn hóa, từ truyền thống đến hiện đại Thời kỳ bùng

nổ công nghệ số và mạng xã hội gần đây thu hút đông đảo người dùng, đặc biệt

là giới trẻ, tìm kiếm thông tin, giải trí, kết nối Đầu năm 2024, dân số thế giới

đạt 8 tỷ người, trong đó Việt Nam theo báo cáo Digital 2024 của We Are Social

và Meltwater, có khoảng 72,70 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 73,3% dân

số Tuy nhiên, số người dùng có thể không đại diện cho số cá nhân riêng biệt do một số người có nhiều tài khoản trên cùng nền tảng [11]

Tiếp theo, thông qua dữ liệu trên cho thấy sự tăng trưởng người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết Các nền tảng nổi tiếng hiện nay như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok, và Youtube không chỉ là phương tiện giải trí mà còn là công cụ quan trọng để kết nối, học tập và phát triển cá nhân Thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của giới trẻ cũng tăng lên đáng kể, phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ nó trong lối sống và thói quen hàng ngày như tiêu dùng, sở thích, tâm lý hay tư duy Các nền tảng ảo này cũng tạo ra các xu hướng mới và thúc đẩy việc hình thành các nhóm cộng đồng dựa trên sở thích chung Từ đó dẫn đến các cách thức mà giới trẻ tương tác, học hỏi và thể hiện bản thân

Thứ ba, tiềm năng và hoạt động của mạng xã hội rất lớn, không chỉ là nơi giao lưu, giải trí mà còn giúp phát triển kỹ năng Những năm gần đây, mạng xã hội đã cải thiện bảo mật và phát triển các tính năng mới, thu hút người dùng Với 190 triệu người dùng mới toàn cầu trong năm qua, mạng xã hội mở ra nhiều

cơ hội kinh doanh và lan truyền nội dung nhanh chóng Theo Thomas L Friedman trong "Thế giới phẳng", không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội Tuy nhiên, thông tin trên mạng xã hội khó phân biệt giữa thật và "fake news", gây ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là giới trẻ, dễ bị chi phối bởi nhiều luồng thông tin nhanh, nhất là ở các khu vực đa dạng văn hóa và dân cư trẻ

Trang 11

Hà Nội, thủ đô Việt Nam với hơn 1000 năm lịch sử, là nơi hội tụ của nhiều lý tưởng lớn và cộng đồng trẻ phát triển Giống như các thành phố lớn khác, Hà Nội đã chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội Các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ Nơi đây còn là trung tâm chính trị, kinh

tế, và giao thoa của nhiều nền văn hóa, lối sống Sự đa dạng này ảnh hưởng đến cách mạng xã hội tác động đến phong cách sống của giới trẻ

Từ những luận điểm trên, cùng với niềm quan tâm sâu sắc đến giới trẻ, cụ thể hơn là giới trẻ ở khu vực văn hoá đông dân cư - Hà Nội nên em quyết định

lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của

mình Khoá luận này phù hợp với chuyên ngành đào tạo Văn hóa Truyền thông bởi nó tập trung làm rõ ảnh hưởng của mạng xã hội, văn hoá giao tiếp của giới trẻ ngày nay, cách mạng xã hội được truyền thông, tiếp cận đến giới trẻ trong việc lựa chọn phong cách sống Cũng như thông qua khóa luận tốt nghiệp này,

em hy vọng bài nghiên cứu của mình sẽ đóng góp vào việc hình thành nền tảng mạng xã hội lành mạnh và bổ ích cho cộng đồng

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Với chủ đề mạng xã hội và tác động của nó đến giới trẻ, cụ thể hơn là ảnh hưởng lựa chọn phong cách sống thì trên các nguồn thông tin, bài báo cáo nghiên cứu trước đó không khó để có thể tìm thấy dữ liệu

Trong bài nghiên cứu “Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam”

của tác giả Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái đã tìm hiểu về việc sử dụng mạng xã hội trong cộng đồng sinh viên tại Việt Nam (Bảo mật thông tin, nhu cầu sử dụng, những áp lực) Nghiên cứu này đã đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng MXH và các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của sinh viên, từ nhu cầu tới áp lực [1]

Hay bài viết “Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực Hà Nội” của tác giả Lê Thị Hà Phương cũng đã phân

Trang 12

tích sự phát triển của mạng xã hội và ảnh hưởng của nó đến lối sống sinh viên bao gồm cả những thay đổi tích cực và tiêu cực [2]

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã nhận định được rõ quan điểm về mạng xã hội và tác động của nó, nhưng vẫn gặp một số khuyết điểm nhất định

và chưa khai thác được đến việc lựa chọn phong cách sống cho giới trẻ

Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu thường bị giới hạn ở một nhóm cụ thể

không phản ánh đầy đủ quan điểm của giới trẻ nói chung

Thứ hai, thiếu sự phân tích sâu rộng về các vấn đề cụ thể, khiến cho việc

hiểu rõ các tác động của mạng xã hội trở nên hạn chế

Cuối cùng, việc thiếu dữ liệu dài hạn cũng là một vấn đề lớn, bởi nó

không cho phép theo dõi và đánh giá các xu hướng và ảnh hưởng lâu dài của mạng xã hội

Vì vậy, khóa luận của tác giả được thực hiện, mong muốn sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về tác động của mạng xã hội ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Làm rõ tác động của mạng xã hội đến việc lựa chọn phong cách sống của giới trẻ Hà Nội hiện nay Từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội và tăng cường nhận thức cho giới trẻ trong việc lựa chọn phong cách sống

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ Hà Nội trong việc thay đổi nhận thức (thay đổi về xu hướng, tâm lý, hành vi, tiêu thụ sản phẩm, tương tác xã hội)

Trang 13

- Đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội (phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực) để rút ra một số nhận xét, đề xuất của việc lựa chọn phong cách sống cho giới trẻ hiện nay

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các nhân tố tác động đến lựa chọn phong cách sống

- Giới trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đây là nhóm đối tượng chính của nghiên cứu, bao gồm thanh thiếu niên và người trẻ tuổi

- Các nền tảng mạng xã hội phổ biến: Các nền tảng mạng xã hội được giới trẻ tại Hà Nội sử dụng nhiều nhất, như Facebook, Zalo, Instagram, TikTok, YouTube,

- Các yếu tố ảnh hưởng từ mạng xã hội: Các yếu tố cụ thể như tần suất sử dụng mạng xã hội, sự ảnh hưởng từ những người nổi tiếng, quảng cáo, và các nhóm bạn bè trực tuyến

- Các cơ quan và tổ chức liên quan: Bao gồm các tổ chức giáo dục, gia đình, và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc định hướng và giáo dục phong cách sống cho giới trẻ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian

Chọn Hà Nội làm khu vực nghiên cứu về dối tượng giới trẻ Vì Hà Nội là thủ đô có dân trí cao, tỷ lệ thanh niên sử dụng mạng xã hội nhiều Đồng thời Hà Nội cũng là nơi có nhiều trường Đại học, thuận lợi cho việc nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại các trường học trọng điểm (Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Hà Nội Cao Đẳng FPT Polytech) và những người đã đi làm ở các quận, huyện khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Phạm vi thời gian

Đề tài khoá luận tốt nghiệp (viết tắt: KLTN) này được phân tích và nghiên cứu từ năm 2016 đến nay

- Phạm vi khách thể

Trang 14

Giới trẻ: là những bạn trẻ công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 15-25 tuổi, sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thứ nhất đó là những học sinh, sinh viên trong độ tuổi từ 15 – 20 Đây là lứa tuổi chiếm tỉ lệ cao trên các mạng xã hội, đồng thời cũng phù hợp với hướng nghiên cứu của khoá luận

Thứ hai là những người đang đi học và có thể đi làm trong độ tuổi từ 20 –

25 Đây là những đối tượng đang trực tiếp sử dụng mạng xã hội, cũng đồng thời

sẽ cho thấy sự so sánh và những thay đổi sau khi mạng xã hội du nhập vào Việt Nam so với trước đây

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Khái niệm về tác động của mạng xã hội đối với phong cách sống của giới trẻ đã được nghiên cứu và định hình, nhưng chưa có sự phân tích rõ ràng và toàn diện về vai trò cụ thể của mạng xã hội trong việc định hình phong cách sống của giới trẻ tại Hà Nội Điều này dẫn đến việc khó nhận diện chính xác những yếu tố cụ thể của mạng xã hội ảnh hưởng đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ

- Nhiều yếu tố từ mạng xã hội tác động đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ, bao gồm các yếu tố như nội dung truyền tải, tần suất sử dụng, và ảnh hưởng từ những người nổi tiếng Tuy nhiên, mức độ và cách thức tác động của các yếu tố này chưa được nhận diện đầy đủ, và có một số yếu tố có thể đang bị hiểu và vận dụng chưa chính xác Điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực, khiến giới trẻ có những lựa chọn phong cách sống không lành mạnh hoặc không phù hợp với bối cảnh văn hóa và xã hội của Hà Nội

- Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và chính sách hướng tới việc định hướng phong cách sống lành mạnh cho giới trẻ, nhưng các biện pháp này vẫn còn nhiều hạn chế Nếu có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bên liên quan, bao gồm nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng, cùng với việc xây dựng các nội dung

và chương trình truyền thông trên mạng xã hội một cách tích cực và phù hợp, chắc chắn sẽ giúp hướng dẫn và định hình phong cách sống lành mạnh cho giới trẻ tại Hà Nội

Trang 15

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài này sử dụng 2 phương pháp chính sau:

6.1 Phương pháp luận

Khoá luận được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Marx-Lenin và một số lý thuyết là những tài liệu lý luận về truyền thông để làm cơ sở nền tảng vững chắc

Khoá luận được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Marx-Lenin và một số lý thuyết truyền thông, bao gồm lý thuyết về truyền thông xã hội, lý thuyết về mạng xã hội, về văn hoá và văn hoá giao tiếp (Đặc biệt đề cập đến khái niệm mới “văn hoá số” trong bối cảnh hội nhập quốc

tế và chuyển đổi số) Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá và sự vận dụng trên môi trường số; đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số, trong đó có văn hoá giao tiếp, ứng xử, lối sống

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận, bài nghiên cứu này được sử dụng các nhóm phương pháp sau:

6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu

Thu thập, vận dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu gồm các tạp chí, bài viết, bài báo cáo khoa học trong ngành - ngoài ngành, số liệu thống kê, thông tin đại chúng Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát hóa, hệ thống hóa lý luận để xây dựng khung

lý thuyết của khoá luận KLTN cũng kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng,

bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích, mục tiêu nghiên cứu của khoá luận

6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

● Nhóm phương pháp điều tra xã hội học:

Khảo sát xã hội học cho phép nghiên cứu sinh có thêm dữ liệu chứng minh giả thuyết nghiên cứu bằng số liệu khảo sát định lượng và lý giải cho số liệu thống kê, số liệu định lượng bằng các thông tin định tính Nguồn dữ liệu từ khảo sát xã hội học cũng cho phép so sánh, đánh giá và nhìn nhận một cách rõ

Trang 16

nét, khách quan hơn về thực trạng ảnh hưởng của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ Hà Nội

Cụ thể, nghiên cứu điều tra xã hội học mà em khảo sát tiến hành bao gồm:

- Khảo sát định lượng (điều tra qua bảng hỏi)

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu, em đã lựa chọn có chủ đích 03 Học viện, trường Đại học, Cao đẳng và những người đi làm thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi để nghiên cứu 300 người để xác định thực trạng nhận thức và hành vi của giới trẻ Trong đó:

+ Học viện Hành chính Quốc gia: 100 người

+ Đại học Hà Nội: 50 người

+ Cao Đẳng FPT Polytech: 50 người

+ Người đi làm: 100 người

● Nhóm phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Thiết kế và xử lý kết quả bằng chương trình Google Docs kết hợp với phần mềm Excel xử lý số liệu sơ cấp thu thập được để có được các kết quả phân tích nhằm phản ánh được thực trạng vấn đề nghiên cứu

Do những hạn chế và điều kiện và nguồn lực, bài KLTN chú trọng vào nghiên cứu việc thực hiện các tác động ảnh hưởng đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ chủ yếu là trên Google form (Biểu mẫu)

7 Đóng góp của đề tài

- Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài được thực hiện góp phần làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về những tác động của

Trang 17

mạng xã hội đến giới trẻ, nhằm đạt được mục tiêu xây dựng thế hệ trẻ vững vàng, giàu lòng yêu nước, và có kỹ năng hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số hoá

- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần đề ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy giới trẻ Hà Nội nhận biết và lựa chọn phong cách sống phù hợp, tích cực cho bản thân và xã hội trên môi trường mạng

8 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học liên quan đến

đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của khoá luận “Tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội” được kết cấu thành 03 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của mạng xã hội và phong cách sống giới trẻ hiện nay

- Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng mạng xã hội và những tác động của mạng xã hội đối với lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

- Chương 3: Định hướng, một số giải pháp để nâng cao nhận thức cho giới trẻ Hà Nội trong việc lựa chọn phong cách sống trên mạng xã hội hiện nay

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MẠNG XÃ HỘI VÀ PHONG CÁCH

SỐNG GIỚI TRẺ HIỆN NAY 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Mạng xã hội

Mạng xã hội (viết tắt: MXH) là khái niệm được rất nhiều nhà nghiên cứu

ở nhiều lĩnh vực đã phân tích và giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau, nhưng hiện vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và chính thức Mỗi người đều có cách hiểu riêng về mạng xã hội dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của họ; điều này làm cho khái niệm về mạng xã hội trở nên phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp

Theo nhà nghiên cứu của Microsoft, bà Danah Boyd chia sẻ: “Mạng xã hội không chỉ là một công cụ truyền thông, mà còn là một nền tảng cho sự kết

nối con người với nhau và thế giới xung quanh” [12]

Cũng trong cuốn sách Here Comes Everybody: The Power of Organizing Without Organizations của nhà văn nổi tiếng Clay Shirky cũng đã chỉ ra rằng

“Cách mà xã hội đang làm đó không phải chỉ để thay đổi cách chúng ta nói chuyện, mà còn là thay đổi cách chúng ta sống” [13]

Tại trong nước, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa viết trong tạp chí khoa học

đã nhận định rằng mạng xã hội là một sự liên kết giữa các cá nhân với cá nhân

và giữa cá nhân với cộng đồng được biểu hiện dưới nhiều hình thức để thực hiện chức năng xã hội [3]

Theo nghiên cứu từ góc nhìn của chuyên ngành văn hóa, mạng xã hội có thể được hiểu như một “folk group” (nhóm dân gian) trong môi trường kỹ thuật

số, nơi mà các thành viên chia sẻ với nhau “văn hóa phi chính thống” (bao gồm meme Internet, ngôn ngữ slang và các xu hướng phổ biến khác) Các nhà nghiên cứu văn hóa xem xét mạng xã hội như một phần của “văn hóa dân gian” hiện đại, nơi mà truyền thống không chỉ là những gì cổ xưa mà còn bao hàm cả sự đổi mới và sáng tạo liên tục Mạng xã hội được coi là một không gian văn hóa ngoại vi, nhưng ngày càng trở nên trung tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày,

Trang 19

với sự kết hợp của ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh, cũng như là nơi phản ánh các hiện tượng văn hóa sống động như internet memes [4]

Các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay gồm:

- Facebook

Facebook, thành lập năm 2004 bởi Mark Zuckerberg và các đồng sáng lập, đã trở thành một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới Với hàng tỷ người dùng, Facebook kết nối mọi người toàn cầu, cho phép chia sẻ trạng thái, thông tin cá nhân và tương tác mà không có khoảng cách địa lý Các chức năng chính bao gồm đăng bài, chia sẻ, nhắn tin, thương mại và quảng cáo Facebook

đã thay đổi cách giao tiếp và tiêu dùng nội dung trực tuyến, dù đối mặt với tranh cãi về quyền riêng tư và an toàn trực tuyến

- TikTok

TikTok đã trở thành hiện tượng mạng xã hội toàn cầu trong thời đại số hóa, với hàng tỷ lượt tải xuống và người dùng trên khắp thế giới, thay đổi cách tiêu dùng và tạo ra nội dung trực tuyến Ra đời năm 2016 với tên gọi Musically

và được ByteDance mua lại, TikTok cho phép tạo video ngắn sử dụng âm nhạc, hiệu ứng và bộ lọc để tạo nội dung sáng tạo Là một trong những mạng xã hội lớn nhất, TikTok đánh dấu kỷ nguyên mới của sáng tạo và kết nối xã hội, nhưng cần cải thiện quản lý nội dung và bảo vệ quyền riêng tư để tránh nội dung độc hại

- Zalo

Zalo, một ứng dụng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam, đã trở thành phần không thể thiếu của cuộc sống trực tuyến cho hàng triệu người dùng Ra đời năm 2012 bởi công ty VNG, Zalo nhanh chóng thu hút người dùng với các tính năng giao tiếp như nhắn tin, gọi video, chia sẻ hình ảnh và video Với giao diện thân thiện và tính năng đa dạng, Zalo phù hợp với nhiều đối tượng, từ thanh thiếu niên đến người lớn tuổi, thúc đẩy kết nối, tạo cơ hội kinh doanh và quảng cáo mới, và là kênh lan truyền thông điệp hiệu quả với tính bảo mật cao

- Youtube

Trang 20

YouTube là mạng xã hội video hàng đầu trên thế giới, đã thay đổi cách chúng ta tạo, tiêu dùng và chia sẻ nội dung trực tuyến Khởi đầu vào năm 2005 bởi ba nhân viên PayPal, nhanh chóng trở thành một nền tảng đa dạng với hài kịch, giáo dục, âm nhạc và tin tức Sau khi Google mua lại năm 2006, YouTube trở thành biểu tượng của văn hóa trực tuyến, thu hút hàng tỷ người dùng hàng tháng và hàng triệu kênh Đồng thời, YouTube cũng tạo ra cơ hội cho người sáng tạo, nghệ sĩ và nhà sản xuất nội dung chia sẻ tác phẩm của mình

- LinkedIn, X (Twitter), WhatsApp

LinkedIn, được ra mắt vào năm 2003, đã nhanh chóng trở thành một trong những kênh mạng xã hội chính thống nhất và phổ biến nhất trên thế giới Với hơn 700 triệu người dùng trên toàn cầu, LinkedIn không chỉ là nơi để xây dựng mạng lưới kết nối chuyên nghiệp mà còn là một nền tảng cho việc tìm kiếm việc làm, chia sẻ kiến thức và tham gia vào các cộng đồng ngành nghề

Twitter (X), được ra mắt vào năm 2006, là một trong những kênh mạng xã hội phổ biến nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới Với hơn 330 triệu người dùng hàng tháng, Twitter cho phép người dùng chia sẻ ý tưởng, thông tin

và suy nghĩ của mình trong các bài đăng ngắn gọn có độ dài tối đa 280 ký tự Đây là một công cụ mạnh mẽ cho việc theo dõi tin tức, sự kiện và tham gia vào các cuộc trò chuyện trực tuyến

WhatsApp, được ra mắt vào năm 2009, là một trong những ứng dụng liên lạc trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới Với hơn 2 tỷ người dùng hàng tháng, WhatsApp cho phép người dùng gửi tin nhắn văn bản, hình ảnh, video và gọi

Trang 21

điện thoại hoặc video miễn phí trên mạng di động hoặc Wifi Đây là một công

cụ quan trọng cho việc giao tiếp cá nhân, nhóm và doanh nghiệp

Tóm lại, dựa trên cơ sở những quan điểm và định nghĩa về MXH của nhiều tác giả và từ khái quát của những kênh MXH phổ biến, có thể đưa ra một định nghĩa chung về mạng xã hội như sau: MXH có thể thống nhất được gọi là một hệ thống, một xã hội ảo, một nền tảng trực tuyến cho phép các cá nhân, cộng đồng kết nối, tương tác và chia sẻ thông tin với nhau Trên nền tảng này, người dùng có thể chia sẻ nội dung bao gồm văn bản, hình ảnh, video và âm thanh, cũng như tương tác thông qua các tính năng như bình luận, thích và chia

sẻ

Vậy nên, mạng xã hội không chỉ là một công cụ giao tiếp mà còn là một phần không thể thiếu của cuộc sống và văn hoá truyền thông của giới trẻ và có ảnh hưởng lớn đến cách họ tương tác, thể hiện bản thân và tiêu thụ thông tin

1.1.2 Sử dụng mạng xã hội

Khái niệm sử dụng mạng xã hội là việc tham gia và tương tác trên các nền tảng mạng xã hội trực tuyến Đây là một hoạt động ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, khi mà mạng xã hội không chỉ là một phương tiện để kết nối mọi người mà còn là một phần không thể thiếu của cuộc sống trực tuyến của chúng

ta

Khi sử dụng mạng xã hội, người dùng có thể thực hiện các hoạt động như chia sẻ tin tức, hình ảnh, video, ý kiến, và thông điệp cá nhân với một nhóm mạng xã hội cụ thể hoặc với công chúng rộng lớn Họ cũng có thể tương tác với nội dung của người khác bằng cách like, bình luận, chia sẻ hoặc gửi tin nhắn riêng

Các mạng xã hội thường cung cấp một loạt các tính năng và công cụ để người dùng tùy chỉnh hồ sơ cá nhân của họ, quản lý mối quan hệ mạng xã hội,

và tạo ra và quản lý nội dung của họ Các mạng xã hội cũng thường cung cấp phương tiện cho việc xây dựng cộng đồng trực tuyến, tham gia vào các nhóm hoặc sự kiện, và tìm kiếm thông tin và tài nguyên

Trang 22

Sử dụng mạng xã hội có thể mang lại nhiều lợi ích như tạo ra cơ hội kết nối xã hội, chia sẻ ý kiến và thông tin, tiếp cận thông tin mới nhanh chóng, và thúc đẩy tương tác và giao tiếp trực tuyến Tuy nhiên, cũng có những rủi ro và thách thức như việc quản lý quyền riêng tư, nguy cơ bị lạm dụng hoặc hãm hại,

và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần

1.1.3 Truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội là dịch vụ trực tuyến mà người dùng tạo ra nhằm chia sẻ thông tin và tương tác với nhau Thêm vào đó, đây là nơi các mối quan

hệ giữa các cá nhân được tạo ra và duy trì Năm 2011, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã định nghĩa phương tiện

truyền thông xã hội: “Là khả năng thúc đẩy mối quan hệ giữa con người với nhau thông qua công nghệ, cho phép tương tác xã hội tốt hơn, nhanh hơn và liên tục hơn giữa những người dùng các website” [3]

Thêm vào đó, truyền thông xã hội cũng có thể được định nghĩa là một hình thức truyền thông dựa trên internet Các nền tảng truyền thông xã hội cho phép người dùng trò chuyện, chia sẻ thông tin và tạo nội dung Có nhiều hình thức truyền thông xã hội bao gồm: blog, wiki, trang chia sẻ ảnh, trang chia sẻ video, podcast, widget, thế giới ảo,… Với sự đa dạng của các dịch vụ truyền thông xã hội hiện nay, điều đó rất khó đưa ra định nghĩa một cách chính xác [27]

Về cơ bản, truyền thông xã hội có một số tính năng phổ biến chung như:

Thứ nhất, truyền thông xã hội là các ứng dụng dựa trên nền tảng Internet

Web 2.0 Đặc điểm này cho thấy người dùng có thể tương tác và tạo nội dung một cách dễ dàng hơn Vì Web 2.0 đề cập đến sự phát triển của Internet từ một nền tảng tĩnh sang một môi trường động, nơi người dùng có thể đóng góp và chia sẻ thông tin

Thứ hai, người dùng được quyền tạo hồ sơ và xây dựng nội dung cá nhân

trên các phương tiện truyền thông xã hội Họ có thể chia sẻ thông tin cá nhân, sở thích, và tạo nội dung đa dạng như văn bản, hình ảnh hoặc video kỹ thuật số và

dữ liệu được tạo ra thông qua các tương tác trực tuyến Việc này tạo môi trường

Trang 23

mở cho người dùng tự do biểu đạt bản thân và tương tác với người khác trên mạng

Thứ ba, truyền thông xã hội cung cấp một nền tảng để người dùng kết nối

và tương tác thông qua cách tạo và tham gia vào các social media trực tuyến Bằng cách kết nối với người dùng khác hoặc tham gia vào các nhóm, cộng đồng, người sử dụng có thể chia sẻ ý kiến, quan điểm và kinh nghiệm của mình, từ đó tạo nên một không gian tương tác đa chiều và mở rộng mạng lưới xã hội của họ

1.1.4 Tác động

Khái niệm về “tác động” được phát triển vào thế kỷ 19 với sự khai thác của nhà tâm lý học thực nghiệm Wilhelm Wundt, từ này được bắt nguồn từ tiếng Đức “Gefühl” có nghĩa là “cảm giác”

Theo Từ điển Tiếng Việt, “tác động” là làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định Với ý nghĩa đó thì bất kể kích thích nào gây ra biến đổi (bao gồm nội dung, tính chất, hình dạng, kích thước,…) của đối tượng đều được coi là tác động Căn cứ vào đối tượng của sự tác động cho thấy tác động đến con người là hình thức phức tạp nhất Phạm vi này thường rất phong phú, đa dạng với mục đích tác động là làm thay đổi tâm lý con người và cả những tác động không mang theo mục đích đó

Ví dụ, một bài thơ có thể tác động đến tình cảm, cảm xúc của mọi người; ngoài ra, tác động cũng ám chỉ đến sự biến đổi của khí hậu, môi trường hoặc các yếu tố khác đối với con người Đây cũng là cách dùng trong ngữ cảnh khác

Chi tiết hơn trong ngữ cảnh truyền thông, từ “tác động” đề cập đến các ảnh hưởng của việc sử dụng nền tảng các kênh mạng xã hội đối với cá nhân, tổ chức hoặc xã hội nói chung Các tác động có thể là tích cực hoặc tiêu cực và bao gồm các khía cạnh như:

Thứ nhất, tác động xã hội: Sự phát triển của truyền thông có thể thúc đẩy

sự kết nối xã hội, tạo ra cơ hội mới cho giao tiếp và tương tác giữa mọi người Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các vấn đề như sự cô lập, áp lực so sánh xã hội

và thậm chí làm suy giảm sự tự tin

Trang 24

Thứ hai, tác động cá nhân: Mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm lý và

hành vi của người dùng bao gồm tạo ra cảm giác cô đơn, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe tâm thần, cũng như ảnh hưởng đến quan điểm và giá trị cá nhân

Thứ ba, tác động kinh tế: Có thể nói các kênh truyền thông, mạng xã hội

cung cấp cơ hội lớn cho các hoạt động kinh doanh và tiếp thị trực tuyến, mặt khác cũng có thể tác động đến ngành công nghiệp truyền thông truyền thống và gây ra các thay đổi trong mô hình kinh doanh, biến đổi kinh tế đối với người dùng

Cuối cùng, tác động chính trị: Mạng xã hội tạo ra một nền tảng cho việc

trao đổi ý kiến và thảo luận về các vấn đề trong đó có chính trị Việc bàn luận quá sôi nổi về vấn đề chưa được “khai sáng” có thể ảnh hưởng rất lớn, thậm chí tổn hại đến quá trình tổ chức và hoạt động chính trị, Đảng và Nhà nước

Do đó, xét về thuật ngữ “tác động”, nó có một mối liên hệ vô cùng khăng khít với hiệu ứng domino, khi đề cập đến một sự kiện hoặc hành động ban đầu

có thể gây ra một loạt các sự kiện hoặc hành động tiếp theo Và mối quan hệ này được mô tả như:

Đầu tiên là phổ biến thông tin để tạo ra sự lan truyền của ý kiến hoặc xu hướng: Một thông điệp, hình ảnh hoặc video trên mạng xã hội có thể lan truyền

nhanh chóng và rộng rãi Khi một người chia sẻ hoặc đăng một nội dung, những người khác có thể chia sẻ nó tiếp theo, tạo ra một chuỗi lan truyền, giống như việc đẩy một viên domino để làm đổ hàng loạt các viên domino khác

Thêm vào đó tác động đến hành vi tiêu dùng: Các bài đăng quảng cáo

hoặc đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội có mức ảnh hưởng vô cùng lớn đến quyết định mua hàng Một người dùng có thể bị thuyết phục bởi bài viết hoặc đánh giá tích cực, và sau đó chia sẻ trải nghiệm của họ, tạo ra một chuỗi tác động tiếp theo trên nhóm bạn bè hoặc cộng đồng trực tuyến

Vì thế, tác động đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức của con người, đặc biệt là đối với giới trẻ Khi họ sống ở một không gian tương tác tương đối mạnh mẽ và dễ bị chi phối bởi nhiều nguồn thông tin khác nhau, do

Trang 25

đó việc hiểu biết và phản ứng đúng đắn đối với các thông điệp từ truyền thông

xã hội là rất quan trọng

1.1.5 Tác động mạng xã hội

Tác động của mạng xã hội là hiệu ứng mà sự hiện diện và hoạt động của mạng xã hội có đối với các cá nhân, cộng đồng và xã hội nói chung Điều này có thể bao gồm những tác động tích cực như tạo ra cơ hội kết nối xã hội, chia sẻ thông tin và ý kiến, tăng cường giao tiếp và tương tác trực tuyến Tuy nhiên, tác động của mạng xã hội cũng có thể làm thay đổi cách mọi người tương tác với nhau, tiêu dùng thông tin, xây dựng và duy trì mối quan hệ, và thậm chí ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của họ

Một số tác động chính của mạng xã hội:

- Tương tác xã hội: Mạng xã hội cung cấp cơ hội cho mọi người để kết nối và tương tác với nhau trực tuyến tạo ra một cảm giác kết nối và sự gần gũi giữa các cá nhân ở xa nhau

- Chia sẻ thông tin: Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ thông tin nhanh chóng và dễ dàng với một lượng lớn người khác Điều này có thể tăng cường sự lan truyền của thông tin và ý kiến, từ các tin tức và sự kiện đến ý kiến

cá nhân và kinh nghiệm cá nhân

- Tác động đến quyết định và hành vi: Mạng xã hội ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của người dùng, bao gồm quyết định mua sắm, lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ, và thậm chí quan điểm chính trị và xã hội

- Tạo ra cộng đồng trực tuyến: Mạng xã hội tạo điều kiện cho việc xây dựng và duy trì các cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích, sở thích hoặc mục tiêu chung

- Tác động đến tâm lý và tinh thần: Mạng xã hội ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người dùng, từ việc tạo ra cảm giác cô đơn và cảm giác tự tin đến tạo ra căng thẳng và lo lắng về việc so sánh với người khác

Tóm lại, tác động của mạng xã hội là một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại và có thể có nhiều ảnh hưởng đa chiều đến mọi khía cạnh của cuộc sống

cá nhân và xã hội

Trang 26

1.1.6 Giới trẻ

Giới trẻ là cụm từ không còn mới mẻ và xa lạ nhưng lại là một khái niệm quan trọng trong xã hội Tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau về giới trẻ

Về phương diện sinh học: Giới trẻ là một cộng đồng gồm những người

trẻ, nằm trong lứa độ trẻ từ thiếu niên (dưới 15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi)

Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những người mà nhận thức

không còn ấu trĩ trẻ con tuy nhiên cũng chưa đủ chín muồi của một người trưởng thành hay chín muồi về mọi phương diện Và người trẻ là người đang trong phát triển, hoàn thiện để có một nhận thức viên mãn và tương thích với đại đa số trong cộng đồng

Từ điển Oxford giải thích thêm, thời điểm kết thúc độ tuổi “trẻ” và bắt đầu trở thành “người lớn” được quy ước ở mỗi nước một khác thậm chí khác nhau ở ngay trong một quốc gia, căn cứ vào các quyền công dân và quyền con người Cách xác định một người còn “trẻ” hay “trưởng thành” thông qua việc xác định đủ tuổi cho một quyền gì đó cụ thể chẳng hạn như có chứng minh thư nhân dân, có bằng lái xe, có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu cử, hay lập gia đình

Theo UNESCO (phương diện văn hoá – xã hội), “người trẻ” nên được hiểu là những người thuộc giai đoạn chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến

sự độc lập của người lớn và nhận thức về sự tương thuộc (phụ thuộc lẫn nhau) giữa các thành viên trong một cộng đồng Người trẻ hay tuổi trẻ là một phạm trù tương đối, linh hoạt hơn là chiếu theo độ tuổi cố định UNESCO không có một

độ tuổi cố định để xác định “giới trẻ” mà tuỳ vào bối cảnh, lĩnh vực và phạm vi

“Người trẻ” theo điều I, Luật Thanh niên được ban hành vào năm 2020 quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi [7]

Nói cách khác, nhóm công chúng giới trẻ Việt Nam có mặt trên khắp đất nước, trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, thuộc các ngành nghề khác nhau như: học sinh – sinh viên, lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, văn nghệ

Trang 27

sĩ,… Họ được ra đời và lớn lên cùng sự du nhập và phát triển của mạng xã hội trong giai đoạn bùng nổ Nhóm công chúng này dù trực tiếp hay gián tiếp đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và đất nước [17]

Từ những khái niệm và nghiên cứu trên, trong phạm vi khóa luận này, thuật ngữ “giới trẻ” cụ thể là chỉ những người sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn Thành phố Hà Nội được định nghĩa bởi hai yếu tố sau: Thứ nhất, đây là người có độ tuổi từ 15 - 25 (độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý khác biệt, có tâm tư, nguyện vọng và hoài bão theo lứa tuổi và theo giới tính) Thứ hai, là những người mang trong mình những đặc điểm: trẻ, có tri thức và năng lực sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm đến vấn đề chính trị xã hội

1.1.7 Phong cách sống của giới trẻ

Phong cách sống (Tiếng Anh: Lifestyle) có thể hiểu đơn giản là tất cả những gì thuộc về lối sống, cách đối nhân xử thế, cách làm việc, học tập của một

cá nhân làm nên “thương hiệu” hay nét riêng mà khó có thể nhầm lẫn giữa nhiều

Hiện nay, xuất hiện sự đa dạng trong phong cách sống ngày, điều này đến

từ việc giao thoa của các nền văn hóa trên thế giới Và giới trẻ - người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc định hình và lựa chọn phong cách sống của riêng mình Dưới đây là một số phong cách sống phổ biến của giới trẻ hiện nay:

- Phong cách YOLO (You Only Live Once):

YOLO là viết tắt của cụm từ "You Only Live Once" (Bạn chỉ sống một lần) và là một phong trào phổ biến trong giới trẻ hiện nay Nó thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo, khuyến khích các bạn trẻ sống hết mình và làm những gì mình thích YOLO mang tính tích cực khi giúp nhiều bạn trẻ tự tin

và đối mặt với bất định của cuộc sống Tuy nhiên, cần cân nhắc để tránh rủi ro

và đảm bảo có kế hoạch tài chính cho tương lai

Trang 28

- Phong cách Minimalism (Tối giản):

Minimalism là một phong cách sống tập trung vào việc loại bỏ những đồ vật không cần thiết và tối thiểu hóa Nó khuyến khích giảm bớt số lượng đồ đạc, tạo ra không gian sống gọn gàng và sạch sẽ Người theo phong cách này thường đánh giá cao các giá trị thực sự như sức khỏe, tình bạn và sự phát triển cá nhân

- Phong cách Active Lifestyle (Lối sống năng động):

Active Lifestyle là xu hướng phổ biến giữa giới trẻ, thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe và niềm đam mê vận động Người theo phong cách này thường tham gia vào các hoạt động vận động như tập thể dục, yoga, hoặc thể thao để duy trì thể chất và tăng cường sức mạnh

- Phong cách sống "ảo":

Sống ảo là một xu hướng phổ biến trong giới trẻ, thể hiện qua việc tạo ra một hình ảnh lý tưởng về cuộc sống trên mạng xã hội Người sống ảo thường phô trương cuộc sống của mình và sử dụng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh để tạo ra ảnh đẹp mắt và ấn tượng hơn

- Phong cách Lowkey:

Lowkey thể hiện sự khiêm tốn, ít nói và tránh sự chú ý Người sống lowkey thường không phô trương và tạo ra mối quan hệ chân thành và ý nghĩa Đây là một phong cách sống kín đáo và tinh tế

1.1.8 Văn hóa ứng xử và xu hướng cá nhân hóa

- Văn hóa ứng xử là tập hợp các quy tắc, giá trị và thái độ mà một nhóm người chấp nhận và thực hiện trong giao tiếp và hành vi hàng ngày Đây có thể

là các quy tắc không được viết ra nhưng lại rất quan trọng trong việc xác định cách hành xử và tương tác của một cộng đồng, tổ chức Văn hóa ứng xử có thể bao gồm các yếu tố như lịch sự, tôn trọng, sự kiên nhẫn, và các quy tắc xã hội

- Xu hướng cá nhân hóa là hiện tượng mà các cá nhân có xu hướng tạo ra

và thể hiện sự khác biệt và cá nhân hóa trong lối sống, sở thích, và hành vi của

họ Điều này có thể xuất phát từ việc ưu tiên và thể hiện sự riêng biệt, độc lập,

và phát triển cá nhân Xu hướng cá nhân hóa có thể phản ánh qua việc chọn lựa

Trang 29

sản phẩm, phong cách trang phục, sở thích giải trí, và thậm chí là quan điểm và giá trị cá nhân

1.2 Tính chất cơ bản của mạng xã hội

Đầu tiên, tính chất chính của mạng xã hội là giải trí, do đó nhiều người

dùng sẽ sử dụng nguyên tắc “vui là chính”, họ thường sẽ không ngần ngại chia

sẻ nhiều ảnh, bất kể đó có thể là ảnh chụp cá nhân hoặc từ người khác Sự giải trí được coi là yếu tố then chốt Vì vậy, các bài đăng trên mạng thường ngắn gọn, rõ ràng và thường đi kèm với hình ảnh minh họa hay video ngắn, ảnh động đến bài viết hài hước và trò chơi trực tuyến

Tiếp theo, tính chất quan trọng thứ hai của mạng xã hội là tương tác

Tương tác trong mạng xã hội có nhiều hình thức khác nhau: Từ việc thể hiện sự yêu thích, tiếc nuối, phẫn nộ đến việc thảo luận và trao đổi bình luận, có thể là những bình luận đơn giản về chủ đề xã hội hoặc bình luận thân mật về các sự kiện cá nhân

Cuối cùng, một đặc tính quan trọng nữa làm nên sức thu hút của mạng xã

hội là tính chất dấn thân và ý muốn cải tạo xã hội Bởi mạng xã hội là nơi tập hợp những con người có một lý tưởng hành động trên rất nhiều lĩnh vực đa dạng, tụ hội họ vào những nhóm lớn nhỏ khác nhau chia sẻ cùng một vấn đề nào

đó Đặc tính này được thể hiện qua hai hình thức: cá nhân và tập thể Trong mạng xã hội, sức cạnh tranh giữa các cá nhân thường mạnh mẽ hơn so với các tổ chức, tập thể Điều này là do sức hấp dẫn của những cá nhân có thế mạnh và sự tương tác đáng kể mà họ thu hút

1.3 Các yếu tố tác động của mạng xã hội trong việc định hình phong cách sống giới trẻ hiện nay

1.3.1 Yếu tố chủ quan

- Tự chủ và sự tự do cá nhân

Mạng xã hội cung cấp cho giới trẻ không gian để tự quản lý thông tin, tương tác với người khác và lựa chọn nội dung mà họ muốn tiếp thu Tự chủ giúp họ quyết định những gì họ muốn thấy và tham gia vào, còn tự do cá nhân cho phép mỗi người tự do thể hiện bản thân, chia sẻ quan điểm và tham gia vào

Trang 30

các cộng đồng có chung sở thích, mà không bị hạn chế bởi các yếu tố ngoại vi

Từ việc viết blog, chia sẻ hình ảnh, đến tạo video, họ có thể tự do thể hiện cá nhân mình thông qua các loại nội dung khác nhau, giúp hình thành và làm giàu phong cách riêng của mình

Ví dụ về sự tự chủ và tự do cá nhân, một người trẻ có gu thẩm mỹ độc đáo

và cá tính có thể tự tin mặc những bộ trang phục phản ánh phong cách riêng của

họ, thay vì theo đuổi những xu hướng thịnh hành

- Tự nhận thức và phát triển

Tự nhận thức là khả năng nhận biết, hiểu rõ về bản thân, giới hạn và khả năng của mình Trên mạng xã hội, việc chia sẻ thông tin cá nhân, suy nghĩ, quan điểm và hình ảnh cá nhân giúp người trẻ hiểu rõ hơn về bản thân Do đó, tự nhận thức giúp giới trẻ xác định phong cách, sở thích và giá trị cá nhân mình

Mạng xã hội cung cấp cho giới trẻ một nguồn thông tin đa dạng về mọi mặt của cuộc sống, từ kiến thức chuyên môn đến các kỹ năng sống Họ có thể tìm kiếm, đọc và chia sẻ thông tin với nhau, từ đó mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình, giúp họ phát triển cá nhân và định hình phong cách sống

Ví dụ của tự nhận thức và phát triển, một sinh viên tự nhận thức về mục tiêu học tập của mình, nhận ra rằng bản thân muốn trở thành một nhà truyền thông giỏi Người đó đặt mục tiêu cố gắng học hành, tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa liên quan và xây dựng mối quan hệ với các giảng viên và các anh/chị trong ngành Phong cách sống của họ sẽ phản ánh được mục tiêu hướng tới sự thành công trong lĩnh vực học thuật của bản thân họ

1.3.2 Yếu tố khách quan

- Ảnh hưởng từ người nổi tiếng

Mạng xã hội là nơi mà nhiều người trẻ tiếp xúc với người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng lớn Các bài đăng, hình ảnh và video từ những KOL (viết tắt: Key Opinion Leader - người có sức ảnh hưởng), KOC (viết tắt: Key Opinion Consumer - người tiêu dùng có ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng)

này có thể chi phối đến phong cách và gu thẩm mỹ của nhiều thanh niên

Trang 31

Và các hành động của ngôi sao thường được công bố rộng rãi trên mạng

xã hội và các phương tiện truyền thông khác Khi giới trẻ thấy và học về những lối sống này, họ có thể cảm thấy hứng thú hoặc muốn gắn bó với chúng Chẳng hạn việc thần tượng của mình ngày một gầy hơn dẫn đến ngày càng nhiều thanh niên cảm thấy “kém tự tin hơn” thậm chí còn “không hài lòng” về cơ thể của chính mình Và họ bất chấp sức khỏe bản thân để học theo lối sống “ép cân” của những người nổi tiếng và khao khát được giống họ

Ngoài ra, sự xuất hiện của những “Idol” (thần tượng) trong các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị cũng tạo ra mong đợi và ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của nhiều bạn trẻ Việc này dẫn đến họ cảm thấy mình cần phải mua sản phẩm, dịch vụ mà người nổi tiếng đại diện chỉ để thể hiện sự ủng hộ với hình ảnh của idol mình

- Xu hướng trào lưu

Social media thường là nơi lan truyền nhanh chóng các xu hướng và trào lưu mới, từ thời trang đến cách sống Khi giới trẻ tiếp xúc với những xu hướng này, thông thường họ sẽ dễ dàng nhận thấy được giá trị và từ đấy lối sống được thể hiện qua đó Như một trào lưu về sống tối giản hay trào lưu mindfulness (Còn gọi là thiền: Phương pháp chữa lành tâm hồn) có thể thúc đẩy việc quan tâm đến sức khỏe tinh thần từ đó cân bằng lối sống trong giới trẻ

Trong một số trường hợp, các trào lưu có thể tạo ra áp lực khi giới trẻ hiện nay dễ nhạy cảm khiến họ cần phải tham gia trào lưu để không bị cảm thấy lạc hậu hoặc không hợp thời

- Môi trường Văn hoá - Xã hội

Sự bùng nổ lớn của công nghệ thông tin và các kênh truyền thông đã tác động đặc biệt đến đời sống và sinh hoạt của mọi người, cụ thể là những bạn trẻ thế hệ 9X, 10X Thêm vào đó khi môi trường văn hoá xung quanh ảnh hưởng đến quan điểm và giá trị cá nhân của mỗi con người (đạo đức, lối sống, nghề nghiệp, ), thì môi trường xã hội tạo ra những truyền thống, phong tục và tập quán cho nền gốc văn hoá đó Những yếu tố này ảnh hưởng đến cách giới trẻ học hỏi, giao tiếp và thể hiện bản thân từ đó hình thành phong cách sống

Trang 32

Chẳng hạn, một môi trường gia đình có ưu tiên cao về giáo dục, có thể thúc đẩy thế hệ sau đặt mục tiêu học tập cao và tăng sự phát triển cá nhân cao Trong khi đó, một môi trường xã hội đầy áp lực cạnh tranh có thể thúc đẩy họ

đổ lỗi cho bản thân nếu không đạt được tiêu chuẩn xã hội

Tổng kết lại, mạng xã hội đang góp phần quan trọng trong việc hình thành phong cách sống của giới trẻ ngày nay Yếu tố chủ quan như tự chủ và tự do cá nhân cung cấp cho họ không gian để tự thể hiện và phát triển sở thích, giá trị cá nhân Sự tự nhận thức và phát triển giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân và đặt ra mục tiêu trong cuộc sống Mặt khác, mạng xã hội cũng mang lại những yếu tố khách quan tiềm ẩn, bao gồm ảnh hưởng từ người nổi tiếng, xu hướng trào lưu

và môi trường văn hoá - xã hội Những yếu tố này có thể tạo ra áp lực và ảnh hưởng đến quyết định và hành động của giới trẻ

Do đó, mạng xã hội không chỉ là một công cụ giúp thanh niên tạo ra và thể hiện phong cách sống của mình, mà còn là một nguồn tác động đáng kể đến việc định hình con người và giá trị của họ Để đảm bảo rằng giới trẻ phát triển một cách lành mạnh và tích cực, cần có sự giáo dục và hỗ trợ đúng đắn trong việc sử dụng các kênh truyền thông

1.4 Văn hóa ứng xử và xu hướng cá nhân hóa trên không gian mạng của giới trẻ

1.4.1 Văn hoá ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ

Văn hóa ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ đang trải qua nhiều biến đổi và phản ánh rõ sự đa dạng, thay đổi của thế hệ trẻ trong việc giao tiếp

và tương tác trực tuyến

- Tôn trọng và lịch sự

Giới trẻ thường coi trọng việc tôn trọng ý kiến và quan điểm của người khác trên mạng xã hội Họ thường tránh tranh cãi hoặc gây gổ trực tuyến và thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp

- Tính thú vị và sáng tạo

Trang 33

Người trẻ thường tìm kiếm cách để thể hiện bản thân và thu hút sự chú ý thông qua nội dung sáng tạo và độc đáo trên mạng xã hội, bao gồm hình ảnh, video, và nội dung văn bản

- Lòng tự trọng và sự tự tin

Một phần của văn hóa ứng xử trên mạng của giới trẻ là khả năng tự tin và

tự trọng trong việc chia sẻ ý kiến cá nhân và quan điểm trực tuyến mà không bị ảnh hưởng bởi sự phê phán hoặc chỉ trích từ người khác

- Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm

Giới trẻ thường sử dụng mạng xã hội để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thông tin hữu ích với nhau, từ hướng dẫn đến kinh nghiệm học tập và nghệ thuật sống

- Tạo và duy trì mối quan hệ

Mạng xã hội là một công cụ quan trọng giúp giới trẻ tạo ra và duy trì các mối quan hệ, từ bạn bè đến đồng nghiệp và cộng đồng quan tâm

Tóm lại, văn hóa ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ phản ánh các giá trị và quy tắc giao tiếp, tôn trọng và sáng tạo, cũng như khả năng xây dựng

và duy trì mối quan hệ trực tuyến trong một cách tích cực và tự tin

1.4.2 Xu hướng cá nhân hóa trên không gian mạng của giới trẻ

- Thể hiện cảm xúc qua biểu tượng

Theo một nghiên cứu của Decision Lab và Dreamplex, Thế hệ Z tại Việt Nam thích thể hiện cảm xúc qua biểu tượng trong các nền tảng tin nhắn hơn là thông qua cuộc điện thoại hay giao tiếp trực tiếp Cụ thể, 63% người thuộc thế

hệ Z thích việc thể hiện cảm xúc qua biểu tượng trong các nền tảng tin nhắn hơn

là thông qua cuộc điện thoại hay giao tiếp trực tiếp Họ ưa chuộng việc sử dụng biểu tượng để thể hiện tình cảm và tương tác trực tuyến

- Sự linh hoạt và sẵn sàng chia sẻ thông tin

Giới trẻ được xác định là nhóm khách hàng linh hoạt, sẵn sàng chi trả và chia sẻ dữ liệu để nhận được cá nhân hóa trong các lĩnh vực an toàn, thời gian và tài chính Chính họ đang thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng tiện ích với

Trang 34

nhiều tính năng đa dạng để cập nhật thông tin, phát triển bản thân và tiết kiệm thời gian

- Ứng dụng tiện ích và sự phát triển của giới trẻ

Điện thoại thông minh đã trở thành vật “bất ly thân” của người trẻ và các ứng dụng tiện ích giúp họ thuận tiện hóa sinh hoạt, công việc và học tập Nhờ vào việc sử dụng ứng dụng có nhiều tính năng đa dạng, giới trẻ dễ dàng cập nhật thông tin liên tục, giải trí và phát triển bản thân [21]

Như vậy, người trẻ không chỉ được xét là nhóm người tiêu dùng thông minh mà còn là người tạo ra những xu hướng sống mới trên không gian mạng Chính họ đang thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và mang lại cải thiện về sản phẩm, dịch vụ, phong cách sống cá nhân

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Trong nội dung chương 1 đã đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ

sở lý luận cho đề tài nghiên cứu như trình bày một số khái niệm như mạng xã hội, truyền thông xã hội, tác động, giới trẻ và phong cách sống của họ Đồng thời, trong bài cũng chỉ ra tính chất của mạng xã hội và các yếu tố chủ quan, yếu

tố khách quan tác động của nó đến sự hình thành phong cách sống của người trẻ hiện nay Nội dung cuối cùng được trình bày ở chương này là nhấn mạnh vào văn hóa ứng xử và xu hướng cá nhân hóa trên không gian mạng

Tóm lại, các vấn đề đặt ra trong chương 1 là điều kiện tạo một nền tảng vững chắc cho việc hiểu biết và nghiên cứu sâu đề tài, từ đó nghiên cứu phân tích, đánh giá cụ thể hơn về tác động của mạng xã hội trong việc định hình phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay ở chương 2, từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách trong chương 3

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỰA CHỌN PHONG CÁCH SỐNG CỦA GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

2.1 Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ Hà Nội

Hiện nay trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với các đặc tính riêng biệt và dường như các MXH này đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của giới trẻ, đặc biệt cộng đồng người trẻ khu vực đang phát triển như Hà Nội Đặc điểm của một số trang mạng xã hội hiện nay có thể phổ biến như: Facebook, Instagram, TikTok, Zalo, thông thường sẽ

là nơi giao lưu, kết bạn, làm quen thậm chí còn là nơi để người sử dụng đáp ứng các nhu cầu “khó nói” của bản thân

Báo cáo Digital Việt Nam 2024 của We Are Social & Meltwater nghiên cứu Việt Nam là nơi có 72,70 triệu người dùng MXH vào tháng 1 năm 2024, tương đương 73,3% tổng dân số (dân số Việt Nam đạt mức 99,19 triệu người vào tháng 1 năm 2024), và điều quan trọng là người dùng MXH có thể không đại diện cho những cá nhân riêng biệt tức là có một số người có nhiều hơn 1 tài khoản MXH trong cùng 1 nền tảng Trong khi đó, dữ liệu được công bố trong các công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền tảng MXH hàng đầu chỉ ra rằng

có 72,55 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên sử dụng MXH ở Việt Nam vào đầu năm 2024, tương đương với 99,2 tổng dân số từ 18 tuổi trở lên [11]

Nhìn rộng hơn, 92,7% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam (bất kể

độ tuổi) đã sử dụng ít nhất một nền tảng truyền thông xã hội vào tháng 01/2024 – trong đó có 51,0% người dùng mạng xã hội ở Việt Nam là nữ và 49,0% là nam giới Qua đó cho thấy, bối cảnh của MXH luôn thay đổi, đặc biệt ở những khu vực đang phát triển như Hà Nội và các thanh thiếu niên thường là những người trẻ dẫn đầu không gian này Xa hơn nữa, họ luôn là người đặt ra những thách thức phải đối mặt trong cuộc sống khi phát triển dần định hình phong cách sống của mình

Trang 37

Về nội dung này, em đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với Đồng chí Trần Hữu Duy Minh, Bí thư Đoàn Học viện Ngoại giao về Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay ở giới trẻ Hà Nội (Hộp 1) (Phụ lục 3)

Hộp 1: Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay ở giới trẻ Hà Nội

“Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội hiện nay của giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ ở vùng trọng điểm như Hà Nội rất phổ biến và đa dạng, có thể nói không ai là không biết 1 cho đến nhiều loại hình kênh truyền thông này Phổ biến là như vậy nhưng rất nhiều trường hợp phải gặp những vấn đề rủi ro liên quan đến lạm dụng và nghiện mạng”

Đồng chí Trần Hữu Duy Minh, Bí thư Đoàn Học viện Ngoại giao

2.1.1 Các mạng xã hội được sử dụng phổ biến

Biểu đồ 1: Các mạng xã hội đƣợc giới trẻ sử dụng phổ biến

(Nguồn: Kết quả khảo sát do người nghiên cứu thực hiện, Phụ lục 2)

Theo kết quả khảo sát 300 người, Facebook, Zalo và Youtube là 3 trang mạng xã hội có số người trẻ Hà Nội sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 97,7%, 96% và 89,7% Giải thích cho điều này, nhiều bạn trẻ cho rằng đây là ba

Trang 38

MXH toàn cầu có độ phủ sóng rộng khắp, có nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu (trong đó, Zalo là MXH nội địa được công ty công nghệ Việt Nam VNG sản xuất và phát triển) Facebook, Zalo và Youtube vốn là một MXH kèm theo nhiều dịch vụ tiện ích như tạo và chia sẻ video ngắn với nhiều hiệu ứng độc đáo, nhắn tin, cung cấp thông tin, Khi Facebook là MXH đa dạng với nhiều tính năng, Zalo được coi là ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Việt Nam và Youtube cung cấp hàng triệu video với nhiều thể loại khác nhau Với 3 yếu tố này đóng góp vào sự phổ biến và yêu thích trong cộng đồng giới trẻ đam mê thế giới phẳng

Cùng với đó là có 2 trang MXH được người trẻ Hà thành sử dụng khá phổ biến đó là TikTok và Instagram đều chiếm 82,7% TikTok cho phép người dùng tạo ra các video ngắn với nhiều hiệu ứng và âm nhạc, trong khi Instagram tập trung vào chia sẻ hình ảnh và video đẹp mắt Có thể nói TikTok và Instagram là hai MXH phổ biến và được giới trẻ sử dụng rộng rãi, tuy nhiên chúng chỉ đứng sau Facebook, Zalo và Youtube về mức độ phổ biến ở Việt Nam Điều này cũng

dễ hiểu khi, đây là 3 “ông lớn” đã tồn tại lâu và có một lượng người dùng khổng

lồ trên toàn thế giới Họ có mặt trên nhiều thị trường và đã tích lũy được một lượng người dùng đáng kể trong khoảng thời gian dài TikTok và Instagram, mặc dù mới hơn so với 3 nền tảng kể trên những cũng đã nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người dùng, đặc biệt là giới trẻ Có thể dễ dàng nhận thấy

sự tăng trưởng nhanh chóng của 2 nền tảng này trong những năm trở lại đây, điều này đã giúp họ trở thành hai trong số những mạng xã hội phổ biến nhất trong thời gian ngắn

Ngoài ra, một số các trang MXH khác như LinkedIn, WhatsApp, Twitter, Pinterest chưa quen thuộc và còn rất ít được các bạn trẻ Hà Nội chú ý đến và

sử dụng Giải thích cho trường hợp này là bởi vì tuy có nhiều trang mạng xã hội khác có thể phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng lại khó tiếp cận được khu vực mình Tương tự như thế cũng có nhiều trang mạng xã hội có những đặc tính riêng biệt, phù hợp cho ngành nghề nhất định, không mang tính phổ cập

Trang 39

2.1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội

Trải qua nhiều thập kỷ phát triển, MXH không chỉ là một phần cuộc sống trực tuyến mà còn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ Hà Nội Mục đích việc truy cập các trang MXH ở các bạn thanh niên rất đa dạng, đa chiều, từ việc vào kênh mạng truyền thông này để giao tiếp, thư giãn, tìm kiếm nguồn sáng tạo, cập nhập tin tức hay bình luận các vấn đề về xã hội, Mọi người vào MXH với nhiều mục đích khác nhau nhưng vẫn chủ yếu là giải trí (96,36%), cập nhập tin tức (96,36%), giao lưu (91,8%), (bảng 2.1)

Câu “like”, “comment”, 46,4

Bảng 2.1: Mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Hà Nội

(Nguồn: Kết quả khảo sát do người nghiên cứu thực hiện, Phụ lục 2)

Theo số lượng khảo sát, mục đích tham gia mạng xã hội lớn nhất ở người trẻ Hà Nội đó là giải trí (96,36%) Nhu cầu này ở giới trẻ cao, bởi họ đang độ tuổi năng động, sôi nổi, nhiệt tình và cũng giống như bất kỳ nhóm tuổi nào khác,

họ có nhu cầu giải trí và thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng Mỗi người có những sở thích, niềm đam mê riêng, người đam mê âm nhạc có thể xem video trên Youtube hoặc TikTok, hay những người yêu thích chơi game

có thể sử dụng những trang mạng xã hội tích hợp tính năng này,…

Trang 40

Mục đích quan trọng khác là cập nhật tin tức thông qua mạng xã hội (96,32%) Điều này phản ánh tính chất “thời sự” của nó, cũng như khẳng định chức năng “mở rộng” của các trang MXH Thông thường, trên internet, tìm kiếm thông tin về lĩnh vực nào đó sẽ có một trang báo mạng điện tử chuyên đăng nội dung đặc thù đó (lĩnh vực văn hoá - xã hội: dantri.com.vn, lĩnh vực giải trí: vnexpress, ) Từ khi xuất hiện, nhờ sự ưu trội về việc liên kết, mạng lưới phủ rộng và sự thay đổi, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, MXH như một kênh thông tin mà giới trẻ Hà Nội có xu thế sử dụng để đăng hoặc tiếp nhận các thông tin khác nhau

Bên cạnh đó, từ những năm trở về trước, Yahoo, Zingme, Snapchat là phần mềm chat online được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất của cộng đồng mạng nói chung và giới trẻ Hà Nội nói riêng Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ

có xu hướng sử dụng chat online tích hợp trên MXH bởi tính tiện lợi của nó khi liên kết được nhiều ứng dụng Chẳng hạn sử dụng MXH Facebook, người dùng cùng lúc có thể tham gia nhiều hoạt động như xem kết bạn, tìm kiếm thông tin

xã hội, chơi game, gửi tài liệu, tìm việc, kinh doanh, giao lưu với mọi người,

Vì vậy, không quá bất ngờ khi nghiên cứu có đến 91,8% giới trẻ sử dụng MXH

để giao lưu/trò chuyện

Ngoài ra, mục đích sử dụng MXH của giới trẻ Hà Nội còn được thể hiện ở các nhu cầu khác như tìm việc làm (81,8%), kinh doanh (68,18%), khẳng định bản thân (54,54%), câu “like”, “comment”, (46,36%)

Với sự đa dạng của nhiều ứng dụng, các kênh social media đã gần như đáp ứng được đầy đủ các mục đích và nhu cầu người sử dụng, giới trẻ Hà Nội Cùng sự thuận tiện trong việc truy cập bất cứ mọi nơi chỉ cần kết nối internet và thậm chí không bị chịu bất kỳ khoản phí nào, điều này khiến cho MXH dễ dàng tiếp cận, thu hút nhiều người dùng trẻ Tuy nhiên quản lý và sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý thì là ở ý thức của mỗi cá nhân; vậy nên, mục đích sử dụng của thanh niên Hà thành là rất đa dạng nhưng các bạn trẻ cần đảm bảo rằng việc

sử dụng nó nên đem lại lợi ích tích cực và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam, bài viết nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam
3. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyên Lan Nguyên (2016), “ Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyên Lan Nguyên
Năm: 2016
4. Lê Thị Thanh Vy (2018), Hiểu về mạng xã hội từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa dân gian”, tài liệu khoa văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu về mạng xã hội từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa dân gian”
Tác giả: Lê Thị Thanh Vy
Năm: 2018
5. Lê Minh Thanh (2010), Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện đại nay, Luận văn thạc sĩ, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện đại nay
Tác giả: Lê Minh Thanh
Năm: 2010
6. (2021), Trách Nhiệm Của Gia Đình Đối Với Thế Hệ Trẻ Trước Những Tác Động Tiêu Cực Từ Mạng Xã Hội, Tạp chí Khoa học công nghệ thông tin và Truyền thông số 01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách Nhiệm Của Gia Đình Đối Với Thế Hệ Trẻ Trước Những Tác Động Tiêu Cực Từ Mạng Xã Hội
Năm: 2021
8. Đăng Nguyên (2023), Thủ tướng: Văn hóa số là một phần quan trọng của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, Cổng thông tin điện tử, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tướng: Văn hóa số là một phần quan trọng của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam
Tác giả: Đăng Nguyên
Năm: 2023
9. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 3, khóa XII (2023), Vận động thanh thiếu nhi thực hiện 4 quy tắc khi tham gia mạng xã hội 10. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đoàn toàn quốclần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027, ngày 15/12/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận động thanh thiếu nhi thực hiện 4 quy tắc khi tham gia mạng xã hội
Tác giả: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đoàn lần thứ 3, khóa XII
Năm: 2023
11. TS. Vũ Thị Minh Ngọc (2020), Chính sách bảo vệ trẻ em trên không gian mạng ở Việt Nam hiện nay, Học viên Hành chính Quốc gia.TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách bảo vệ trẻ em trên không gian mạng ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: TS. Vũ Thị Minh Ngọc
Năm: 2020
13. Danah Boyd (2014), "It's Complicated: The Social Lives of Networked Teens", Yale University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: It's Complicated: The Social Lives of Networked Teens
Tác giả: Danah Boyd
Năm: 2014
14. Clay Shirky (2008), "Here Comes Everybody: The Power of Organizing Without Organizations" Penguin Books Sách, tạp chí
Tiêu đề: Here Comes Everybody: The Power of Organizing Without Organizations
Tác giả: Clay Shirky
Năm: 2008
15. C.E Uzochukwu, T.M. Ohuegbe & U.P. Ekwugha, Perpectives in the Social Sciences (2016), Published by: School of General Studies, Nnamdi Azikiwe University, page 3,4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Published by: School of General Studies, Nnamdi Azikiwe University
Tác giả: C.E Uzochukwu, T.M. Ohuegbe & U.P. Ekwugha, Perpectives in the Social Sciences
Năm: 2016
16. I.Rashid and S. Kenner (2021), Offline –Free your mind from smartphone and social media stress, Hanoi: Dan Tri Publishing HouseDANH MỤC WEBSITE TRUY CẬP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Offline –Free your mind from smartphone and social media stress
Tác giả: I.Rashid and S. Kenner
Năm: 2021
17. ThS Đỗ Thị Thanh Hà (2022), Tác động của phương tiện truyền thông xã hội đối với các cuộc cách mạng màu trên thế giới,http://dukdn.binhdinh.gov.vn/Chi-Tiet/Tac-dong-cua-phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-cac-cuoc-cach-mang-mau-tren-the-gioi/5618, truy cập ngày 4/3/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của phương tiện truyền thông xã hội đối với các cuộc cách mạng màu trên thế giới
Tác giả: ThS Đỗ Thị Thanh Hà
Năm: 2022
18. Lý tưởng (2021), Giới trẻ là gì?, https://lytuong.net/gioi-tre-la-gi/ , truy cập ngày 4/3/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới trẻ là gì
Tác giả: Lý tưởng
Năm: 2021
19. Tấn Đạt (2023), Vì sao có những người trẻ chọn cách sống lowkey?, https://thanhnien.vn/vi-sao-co-nhung-nguoi-tre-chon-cach-song-lowkey-185230622124734344.htm, truy cập 6/3/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao có những người trẻ chọn cách sống lowkey
Tác giả: Tấn Đạt
Năm: 2023
20. Memart (2022), Cách hiểu văn hóa ứng xử là gì và cách áp dụng trong giao tiếp cá nhân và xã hội, https://memart.vn/tin-tuc/blog/cach-hieu-van-hoa-ung-xu-la-gi-va-cach-ap-dung-trong-giao-tiep-ca-nhan-va-xa-hoi-vi-cb.html, truy cập 7/3/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Cách hiểu văn hóa ứng xử là gì và cách áp dụng trong giao tiếp cá nhân và xã hội
Tác giả: Memart
Năm: 2022
2. Lê Thị Hà Phương (2021), Tác động của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trường đại học khu vực Hà Nội, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Những cách thức thường xuyên được giới trẻ Hà Nội đăng tải, - tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn thành phố hà nội
Bảng 2.3 Những cách thức thường xuyên được giới trẻ Hà Nội đăng tải, (Trang 54)
Bảng 2.5: Yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của giới trẻ Hà Nội - tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn thành phố hà nội
Bảng 2.5 Yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu dùng của giới trẻ Hà Nội (Trang 57)
Hình Thanh niên - VTV1) - tác động của mạng xã hội đến lựa chọn phong cách sống của giới trẻ trên địa bàn thành phố hà nội
nh Thanh niên - VTV1) (Trang 104)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w