1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên khoa quản trị nhân lực học viện hành chính quốc gia

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ đó, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” làm đề tài nghiên cứu khoa học nhằ

Trang 1

HÀ NỘI - 2022

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Giảng viên hướng dẫn : ThS Hoàng Thị Công

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Thành viên tham gia : Trịnh Thị Phương Thảo Nguyễn Thị Huyền Trang

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Giả thuyết nghiên cứu 5

7 Đóng góp mới của đề tài 5

7.1 Đóng góp về mặt lý luận 5

7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 5

8 Cấu trúc của đề tài 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN 6

1.1 Một số khái niệm 6

1.1.1 Chất lượng tại cơ sở giáo dục đại học 6

1.1.2 Chất lượng đầu ra 7

1.1.3 Chất lượng đầu ra của sinh viên 7

1.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra của sinh viên 8

1.2.1 Tri thức chuyên môn nghiệp vụ 8

1.2.2 Niềm tin ý thức của nghề nghiệp 9

1.2.3 Định hướng động lực 10

1.2.4 Kỹ năng tự phát triển bản thân 12

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên 13

1.3.1 Yếu tố thuộc về cá nhân 13

Trang 4

1.3.2.1 Chất lượng đầu vào 15

1.3.2.2 Chương trình đào tạo 16

1.3.2.3 Đội ngũ giảng viên 16

2.1 Khái quát về Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia 19

2.1.1 Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia 19

2.1.2 Khái quát về Khoa Quản trị nhân lực 19

2.1.3 Đặc điểm sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia 20

2.2 Thực trạng các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia 21

2.2.1 Tri thức chuyên môn, nghiệp vụ 21

2.2.2 Niềm tin ý thức của nghề nghiệp 22

2.2.3 Định hướng động lực 24

2.2.4 Kỹ năng tự phát triển bản thân 25

2.3 Thực trạng về chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia 27

2.3.1 Kết quả về tỉ lệ việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia 27

2.3.2 Kết quả số lượng sinh viên đạt các yêu cầu về chuẩn đầu ra 30

2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia 31

2.4.1 Yếu tố thuộc về cá nhân 31

2.4.1.1 Kiến thức và kỹ năng 31

2.4.1.2 Đặc điểm tính cách, thái độ 34

2.4.1.3 Nhận thức về chất lượng đầu ra 39

2.4.2 Yếu tố thuộc về cơ sở giáo dục 42

2.4.2.1 Chất lượng đầu vào 42

Trang 5

2.4.2.2 Chương trình đào tạo 44

2.4.2.3 Đội ngũ giảng viên 49

3.1 Phương hướng, chiến lược của Học viện Hành chính Quốc gia về Chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực 68

3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia 68

3.2.1 Đẩy mạnh giáo dục chuyên ngành 69

3.2.2 Áp dụng phương pháp học tập dựa theo nhu cầu 69

3.2.3 Tăng cường tự quản lý học tập và tích cực hóa việc học của sinh viên 70

3.2.4 Thúc đẩy hợp tác giữa Học viện và tổ chức, doanh nghiệp 71

3.2.5 Tổ chức đào tạo, học bồi dưỡng cho giảng viên 71

3.2.6 Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất 72

3.2.7 Tối ưu hóa quy trình thông qua tích hợp công nghệ số 73

3.3 Một số khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia 74

3.3.1 Khuyến nghị với Ban Giám đốc Học viện 74

3.3.2 Khuyến nghị với giảng viên, cố vấn học tập 75

Tiểu kết chương 3 75

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 80

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Mức độ hiểu biết về tri thức chuyên môn, nghiệp vụ của sinh viên 21

Biểu đồ 2 Mức độ niềm tin ý thức nghề nghiệp của sinh viên 23

Biểu đồ 3 Định hướng động lực của sinh viên 24

Biểu đồ 4 Kỹ năng tự phát triển bản thân của sinh viên 25

Biểu đồ 5 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm năm 2022 27

Biểu đồ 6 Tỉ lệ làm việc đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp của sinh viên 28

Biểu đồ 7 Tính phù hợp của chương trình đào tạo với nhu cầu xã hội 44

Biểu đồ 8 Đánh giá hoạt động hỗ trợ từ các phòng ban hành chính 60

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Điểm trúng tuyển ngành Quản trị nhân lực (tại Hà Nội) 20

Bảng 2.2 Số lượng sinh viên các lớp của Khoa Quản trị nhân lực 20

Bảng 2.3 Kết quả về năng lực ngoại ngữ của sinh viên đạt chuẩn đầu ra 30

Bảng 2.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của kiến thức và kỹ năng 32

Bảng 2.5 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm tính cách, thái độ 35

Bảng 2.6 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhận thức về chất lượng đầu ra 39

Bảng 2.7 Đánh giá chất lượng đầu vào của sinh viên 42

Bảng 2.8 Tính phù hợp của tỉ lệ học phần khối kiến thức giáo dục đại cương/chuyên nghiệp trong chương trình 47

Bảng 2.9 Kết quả trình độ chuyên môn của giảng viên 49

Bảng 2.10 Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên 51

Bảng 2.11 Đánh giá cơ sở vật chất 54

Bảng 2.12 Đánh giá hoạt động hỗ trợ từ cố vấn học tập 58

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học với chủ đề: “Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” là bài nghiên cứu độc lập, được tiến hành công khai, minh bạch dưới

sự hướng dẫn của giảng viên Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong bài nghiên cứu khoa học là trung thực do chính nhóm nghiên cứu đã thực hiện và không vi phạm đạo đức nghiên cứu Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá được chính nhóm nghiên cứu khảo sát và thu thập Ngoài ra, trong bài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận định, đánh giá của các tác giả khác đều có trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, nhóm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2024

Nhóm tác giả

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiên cứu triển khai, hoàn thành đề tài này theo đúng mục tiêu tiến độ thời gian

Xin chân thành cảm ơn các giảng viên hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên hướng dẫn – Th.S Hoàng Thị Công đã tận tình chỉ bảo, chỉnh sửa, bổ sung những thiếu sót của nhóm nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia đã hợp tác trong quá trình nhóm tác giả thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2024

Nhóm tác giả

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã trở thành niềm tự hào, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đưa xã hội tiến bộ hơn thông qua ứng dụng máy móc và công nghệ trong lao động và cuộc sống hàng ngày Những thành tựu lớn của nhân loại đòi hỏi nguồn nhân lực – con người – có những kiến thức và kỹ năng phù hợp để vận hành bộ máy này được trơn tru, sáng tạo hơn Nghĩa là xã hội đang đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục đầu ra của sinh viên bởi điều này đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển bền vững của Quốc gia Chất lượng đầu ra không chỉ đo lường độ thành công của hệ thống giáo dục mà còn là chìa khóa quyết định hình ảnh và vị thế của một Quốc gia, vậy nên việc tìm hiểu các yếu tố quyết định đến chất lượng đầu ra là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu và đưa ra giải pháp nâng cao

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Việt Nam là hệ thống giáo dục Hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện tại thường tập trung vào việc truyền đạt kiến thức lý thuyết, thay vì tạo điều kiện để sinh viên phát triển kỹ năng thực tiễn và sáng tạo Hệ thống kiểm tra và đánh giá cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình chất lượng đầu ra của sinh viên Các kỳ thi và phương pháp đánh giá chủ yếu dựa vào khả năng ghi nhớ thông tin mà không đánh giá khả năng phân tích, giải quyết vấn đề hoặc giao tiếp Do vậy, để sinh viên phát triển cả lý thuyết và hoạt động thực tiễn, hệ thống giáo dục ở Việt Nam cần phải thay đổi để tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện khả năng và phát triển kỹ năng cá nhân nhiều hơn

Chất lượng đầu ra của sinh viên là một vấn đề quan trọng và cần phải được chú trọng để đảm bảo rằng Việt Nam có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và tham gia tích cực trong nền kinh tế và xã hội quốc tế Để đạt được điều này, cần có sự hợp tác giữa học viện, giảng viên, và chính phủ để tạo ra một môi trường học tập thúc đẩy sự phát triển toàn diện của sinh viên và khuyến khích họ trở thành những công dân có kiến thức, kỹ năng và khả năng thích nghi trong thế giới đầy thách thức hiện nay Trong tương lai, chất lượng đầu ra của sinh viên Việt Nam có thể được cải thiện nếu hệ thống giáo dục và xã hội làm việc cùng nhau để thay đổi cách nhìn về giáo dục và đảm bảo rằng sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng các thách thức của thế giới hiện đại Chỉ như vậy, Việt Nam mới có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững và tham gia tích cực trong nền kinh tế và xã hội quốc tế

Trang 10

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, những lợi ích và khó khăn trong quá trình phát triển chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia còn nhiều vấn đề cần làm rõ Nhóm nghiên cứu nhận thấy vai trò quan trọng của chất lượng đầu ra sinh viên thuộc Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc

gia Từ đó, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” làm

đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị cải thiện chất lượng đầu ra trong nhóm sinh viên trường đại học

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chất lượng đầu ra của sinh viên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng họ tham gia vào thị trường lao động và xây dựng sự nghiệp sau này Chính bởi tầm quan trọng của vấn đề đó mà các nghiên cứu đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng đầu ra đều được nhiều tác giả quan tâm và chú ý đến ở nhiều góc độ Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã xuất hiện nhiều các công trình nghiên cứu khoa học tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên, qua đó gợi ý một số biện pháp nhằm cải thiện vấn đề này kịp thời

Tại Việt Nam, tác giả Vũ Quảng thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam” (2020) đã nhận xét: “Với xu thế phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế

quốc tế sâu rộng, các trường đại học trên thế giới và tại Việt Nam đang phải đứng trước cạnh tranh gay gắt không chỉ với những trường trong nước mà còn các đại học quốc tế Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học và hết sức cần thiết để các trường có thể tồn tại và phát triển [13]” Tác giả đã khẳng định chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên

Bên cạnh đó, tác giả Lương Thanh Hà khi nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường” (2022) cho rằng:

“Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, có nhiều yếu tố khác nhau gây ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi ra trường, trong đó phải kể đến là do chất lượng sinh viên phản ảnh hiệu quả công việc [9]” Do đó, chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường đại học là vấn đề quan trọng, có 3 trụ cột chính cần chú ý đến là kiến thức, kỹ năng và thái độ Tác giả rút ra kết luận về sức ảnh hưởng của kiến thức, kỹ năng, thái độ - yếu tố thuộc về cá nhân, đến chất lượng đầu ra của sinh viên

Trang 11

Cùng với đó, nhóm tác giả Mai Thị Quỳnh Như và cộng sự trong đề tài: “Các

nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc thành công của sinh viên” (2022) đã chỉ ra

rằng: “Thông qua nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc của sinh viên được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như: Kinh nghiệm, Năng lực bản thân, Quan hệ xã hội, Chương trình đào tạo, Bằng cấp [12]”

Nhóm tác giả Stephen John Quaye và Shaun R Harper đã hoàn thành công trình

nghiên cứu khoa học có tên: “Student Engagement in Higher Education: Theoretical

Perspectives and Practical Approaches for Diverse Populations” (2014) Trong cuốn

sách này, Stephen đã tập trung vào việc nghiên cứu và thực hiện sự tham gia của sinh viên trong giáo dục đại học, cung cấp cái nhìn tổng quan về cách thúc đẩy tham gia trong cộng đồng đa dạng, đây cũng là tài liệu quý báu cho giảng viên, quản lý trường đại học và những người quan tâm đến vấn đề cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên [17]

Bài viết “Invisible Barriers: Exploring Cumulative Disadvantage and

Institutional Variation in College Student Outcomes” (2018) của nhóm tác giả Tressie

McMillan Cottom và Nida Denson được đăng trên tạp chí “Journal of Higher Education” là một nghiên cứu quan trọng về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục đại học Bài viết này đã đóng góp vào cuộc thảo luận về cách cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên và tạo ra môi trường học tập công bằng, đa dạng hơn

trong hệ thống giáo dục đại học [18]

Như vậy, tại Việt Nam và trên toàn thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đóng góp vào quá trình thảo luận nâng cao cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên

nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” Vì thế đây

là đề tài mang tính mới và cần được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia từ năm 2022 - 2024, đề tài đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị có tính thực tiễn nhằm cải thiện chất lượng chuẩn đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian tới

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên

Phân tích đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Đánh giá những ưu điểm và hạn chế tồn tại về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị cải thiện chất lượng chuẩn đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian và không gian: Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2024

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia Đề xuất giải pháp và khuyến nghị cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành nghiên cứu lý luận thông qua các nguồn tài liệu thứ cấp (sách, báo, tài liệu lưu trữ, công trình khoa học…); các báo cáo, tài liệu về chất lượng đầu ra của sinh viên khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia Từ đó tổng hợp và hệ thống hóa những thông tin từ lý thuyết đã thu thập được Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát đối tượng là 300 sinh viên khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia Ngoài ra, nhóm khảo sát 100 cựu sinh viên đã tốt nghiệp tại Học viện Hành chính Quốc gia nhằm có kết quả khách quan và chính xác nhất Để thu thập thông tin, nhóm nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để điều tra nhằm khảo sát ý kiến khách quan về các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 50 sinh viên đã và đang học tập trực thuộc khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia Phỏng vấn và tiến hành thu thập

Trang 13

những thông tin về các đối tượng sinh viên khoa Quản trị nhân lực, từ đó nhận xét, đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chuẩn đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Phân tích các biểu hiện, nhận thức và đặc điểm của sinh viên trong Khoa được đánh giá qua các hoạt động, cuộc thi liên quan đến chất lượng đầu ra của sinh viên Từ đó tổng hợp những yếu tố tác động đến chất lượng của sinh viên trong ngành Quản trị nguồn nhân lực sau khi ra trường

6 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên còn hạn chế Giả thuyết 2: Các yếu tố thuộc về sinh viên chưa được đề cao mức độ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra

Giả thuyết 3: Các yếu tố thuộc về cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được hết nhu cầu để cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên

7 Đóng góp mới của đề tài

7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp cho Học viện, Khoa Quản trị nhân lực xây dựng các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu trúc gồm 03 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên Chương 2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Chương 3 Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Chất lượng tại cơ sở giáo dục đại học

“Chất lượng” là khái niệm mang phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tất cả nội dung, sự đánh giá của con người trên mọi lĩnh vực trong đời sống Xét riêng lĩnh vực giáo dục, “chất lượng” không chỉ đơn thuần là một khái niệm, mà còn là một mục tiêu quan trọng và một tiêu chí quyết định sự thành công của các cơ sở giáo dục Địa vị của một trường đại học và mức độ khó khăn xin nhập học ở các trường đại học được xem là những điều kiện quan trọng của “chất lượng” [16]

Mạng lưới các tổ chức Đảm bảo chất lượng Giáo dục đại học quốc tế (INQAAHE) đã đưa ra hai định nghĩa về chất lượng Giáo dục đại học, đó là: Tuân theo các chuẩn quy định; Đạt được các mục tiêu đề ra Tùy theo từng tình huống mà có thể vận dụng 1 trong 2 định nghĩa [8]

Tại Khoản 1 Điều 2 Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: “Chất lượng của cơ sở giáo dục đại học là sự đáp ứng mục tiêu do cơ sở giáo dục đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.” [5]

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính , hiện nay trên thế giới có sáu quan điểm về chất lượng tại cơ sở Giáo dục đại học, trên cơ sở phân tích sáu quan điểm đó, tác giả Nguyễn Đức Chính đã đi đến các kết luận sau đây: “Chất lượng là một khái niệm tương đối, động, đa chiều” và “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích - hay đạt được các mục đích đề ra từ trước” [7]

Từ những quan điểm trên, nhóm nghiên cứu nhận định khái niệm Chất lượng tại cơ sở giáo dục đại học là sự phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn của cơ sở giáo dục, được đánh giá thông qua sinh viên học tại trường; cán bộ, nhân viên làm việc tại trường và sự nhận định của yếu tố bên ngoài như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, các trường đào tạo có mục tiêu tương đồng,…

Trang 15

1.1.2 Chất lượng đầu ra

“Chất lượng đầu ra” trong giáo dục thường được hiểu là các mục tiêu, kỹ năng, và kiến thức mà sinh viên hoặc học sinh đạt được sau khi hoàn thành một chương trình học tập hoặc một khóa học cụ thể Nó đánh giá sự thành công của chương trình trong việc phát triển kỹ năng, kiến thức, và thái độ mong đợi từ sinh viên hoặc học sinh

Chất lượng đầu ra là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và thể hiện qua những thành quả mà người học đạt được thay vì mong đợi của giảng viên (thường được viết dưới dạng mục tiêu đào tạo của chương trình) [4]

Trong ngữ cảnh hướng nghiệp, chất lượng đầu ra đo lường mức độ thành công của sinh viên hoặc học sinh trong sự nghiệp sau khi tốt nghiệp Điều này có thể bao gồm mức độ sự nghiệp, mức lương, và sự phát triển trong công việc của họ

Tóm lại, Chất lượng đầu ra là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm mà cá nhân đã đạt được và có thể cống hiến cho xã hội, có ý nghĩa với xã hội sau một quá trình học tập và rèn luyện nhất định Nó là kết quả, sự tích lũy sau thời gian học tập nhằm đạt được mục đích của một chương trình giáo dục cụ thể

1.1.3 Chất lượng đầu ra của sinh viên

Chấp hành theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi trường đều phải hình thành và cố định một chuẩn đầu ra khác nhau Khái niệm “Chuẩn đầu ra” được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố trong thuật ngữ “Chuẩn đầu ra ngành đào tạo” theo Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2010 Theo công văn này, “Chuẩn đầu ra” là “quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.” [2]

Tại Khoản 6 Điều 4 của Luật Giáo dục Đại học ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình đào tạo là “yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một Chương trình đào tạo.” [14] Từ đó ta thấy khái niệm “Chuẩn đầu ra được diễn đạt là yêu cầu tối thiểu” Đây là khái niệm có tính thuyết phục và mang lại cách hiểu thống nhất

Tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khái niệm “Chuẩn đầu ra” được định nghĩa “là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn

Trang 16

thành Chương trình đào tạo” và được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện [3]

“Chất lượng đầu ra của sinh viên” là khái niệm tập trung vào đánh giá kết quả và thành tựu của sinh viên cụ thể Điều này bao gồm việc đánh giá khả năng của sinh viên trong việc áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào các tình huống thực tế, khả năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, và các kỹ năng mềm khác mà họ đã phát triển trong quá trình học tập

Nói cách khác, “chất lượng đầu ra của sinh viên” là một đánh giá cụ thể về hiệu suất và thành tựu của sinh viên, dựa trên các mục tiêu và tiêu chí cụ thể được đề ra trong chương trình hoặc khóa học Đây là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá và cải thiện chất lượng giáo dục

1.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra của sinh viên

Theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành: Chuẩn đầu ra bao gồm: Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết; Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.[15] Dựa trên nền tảng đó, nhóm tác giả đưa ra 4 yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra của sinh viên bao gồm: Tri thức chuyên môn nghiệp vụ, niềm tin ý thức nghề nghiệp, định hướng động lực, kỹ năng tự phát triển bản thân

1.2.1 Tri thức chuyên môn nghiệp vụ

Tri thức chuyên môn nghiệp vụ bao gồm các kiến thức, kỹ năng và khả năng áp dụng được của sinh viên trong lĩnh vực chuyên ngành cụ thể mà họ đang theo học Nó là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện của chuyên ngành và được đánh giá thông qua 5 mức độ từ việc chủ động tìm hiểu đến khả năng hướng dẫn, truyền đạt tri thức Đối với sinh viên, việc nắm vững kiến thức chuyên môn là yêu cầu cơ bản đòi hỏi phải có để phục vụ quá trình tham gia vào thị trường lao động sau này

Tri thức chuyên môn nghiệp vụ bao gồm cả sự hiểu biết về lý thuyết và quy trình trong lĩnh vực chuyên ngành, cũng như khả năng áp dụng các kiến thức này vào thực tiễn Sinh viên có kiến thức sâu rộng sẽ có cơ hội nâng cao điểm số trong học tập, đặc biệt đối với những môn chuyên ngành từ đó cải thiện chất lượng đầu ra Để làm được điều có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là yếu tố cần được đề cao và chú trọng, bởi không có sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó, sinh viên có thể không hiểu rõ việc áp dụng

Trang 17

kiến thức vào thực tiễn hoặc có thể gặp khó khăn khi gặp trở ngại phức tạp Ngoài ra, khả năng học hỏi và cập nhật kiến thức mới là một yếu tố quan trọng, giúp sinh viên duy trì và nâng cao tri thức chuyên môn của mình theo thời gian Không chỉ dừng lại ở chữ “tài” mà sinh viên phải tiếp thu và không ngừng cầu tiến, học tập và chăm chỉ suốt đời Bên cạnh tri thức, kỹ năng nghiệp vụ được rèn luyện và tích lũy trong và ngoài trường sẽ quyết định chất lượng làm việc khi ra trường của sinh viên Sinh viên được đào tạo đúng cách sẽ có khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn vào tình huống thực tế, tăng khả năng thành công trong công việc Yếu tố này không còn chỉ là trách nhiệm của sinh viên mà còn của các cơ sở giáo dục Các chương trình đào tạo nên được thiết kế sao cho phản ánh những yêu cầu và xu hướng mới trong lĩnh vực chuyên môn, đồng thời cung cấp các cơ hội học tập và thực hành để sinh viên có thể phát triển và áp dụng kiến thức của mình một cách hiệu quả

Để trở thành người có đầy đủ trình độ tri thức khoa học, tri thức chuyên ngành, có đạo đức, lối sống lành mạnh, chuẩn mực có lý tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa thì bắt buộc sinh viên phải nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình khi còn ngồi trên ghế học viện Việc nắm bắt được thực tế ngành nghề và xu hướng của thị trường lao động giúp sinh viên hiểu rõ về những thay đổi, xu hướng và yêu cầu mới trong ngành nghề của họ để kịp thời nâng cao tri thức chuyên môn nghiệp vụ Chất lượng đầu ra không dừng lại ở kiến thức, kỹ năng mà bao gồm cả tư tưởng mới, tư tưởng của thời đại kinh tế số, luôn mang tâm thế chủ động, sẵn sàng đối mặt với yêu cầu và mong đợi của thị trường lao động, tăng cơ hội nghề nghiệp Vì vậy, để không lạc hậu, thiếu tự tin khi ra trường sinh viên cần tìm hiểu rõ thị trường, xây dựng kế hoạch để hoàn thiện và nâng cao kiến thức nhằm đạt được chất lượng tốt nhất khi ra trường

Như vậy, tri thức chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá cao trong việc hình thành nên chất lượng đầu ra của sinh viên, nhưng để đảm bảo sự thành công toàn diện, cần phải kết hợp điều này với niềm tin ý thức nghề nghiệp, định hướng động lực và kỹ năng mềm linh hoạt trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế

1.2.2 Niềm tin ý thức của nghề nghiệp

Niềm tin và ý thức về nghề nghiệp – hay còn được gọi là Motivational Factor (yếu tố tạo động lực) – đây là yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực cho sinh viên Niềm tin của sinh viên về nghề nghiệp liên quan đến chất lượng công việc mà sinh viên đang hướng đến trong tương lai Chất lượng công việc có ảnh hưởng đến ý thức nghề

Trang 18

nghiệp của sinh viên, khiến họ tự hào về ngành nghề của mình và cam kết hơn vào việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn Khi họ tin vào giá trị của công việc mình đang học và đam mê với lĩnh vực đó, sự hiểu biết sâu sắc và niềm tin vào giá trị của ngành nghề giúp sinh viên có ý thức nỗ lực nhiều hơn để hướng tới mục tiêu cao cả

Niềm tin ý thức của nghề nghiệp thúc đẩy sinh viên hướng đến và đặt ra những mục tiêu cao, tự hào về công việc của mình và hoàn thiện kỹ năng, kiến thức công việc Điều này dẫn đến sinh viên có tinh thần cống hiến và nỗ lực cao hơn trong quá trình học tập và làm việc Mỗi sinh viên khi bước vào môi trường đại học đều đã có những hình dung về ngành nghề mà mình theo đuổi, thế nhưng để bền bỉ theo đuổi con đường học tập trau dồi này không hề dễ dàng Có những sinh viên luôn nghiêm túc, nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân với một niềm tin trách nhiệm với nghề nghiệp, nhưng cũng có những sinh viên ham chơi, chán nản việc học, thường xuyên trốn tiết, Vấn đề về niềm tin ý thức nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn chi phối nhận thức và hành động của sinh viên trong suốt quá trình học đại học Và cũng bởi thế mà niềm tin và ý thức nghề nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành nên chất lượng đầu ra sinh viên

Niềm tin ý thức nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến nhận thức, ý thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Chất lượng đầu ra sinh viên luôn yêu cầu không chỉ hoàn chỉnh về thể lực, trí lực mà còn yêu cầu hoàn hảo về nhân cách, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Có ý thức nghề nghiệp khiến sinh viên có trách nhiệm và tôn trọng công việc của mình, họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và quy tắc của ngành nghề Từ đó, họ sẽ hành động đi đôi với sự tôn trọng và trách nhiệm, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáng tin cậy

Tóm lại, niềm tin và ý thức nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân của sinh viên mà còn là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên chất lượng đầu ra của họ Sự cam kết và tinh thần cống hiến được thúc đẩy bởi niềm tin và giá trị của nghề nghiệp giúp họ trở thành những người tài chuyên nghiệp, đáng tin cậy trong lĩnh vực làm việc của mình

1.2.3 Định hướng động lực

Chất lượng đầu ra sinh viên còn được cấu thành bởi yếu tố định hướng động lực, sinh viên có định hướng rõ ràng mới vững vàng tiếp nhận kiến thức trên giảng đường và môi trường giáo dục đại học Cá nhân sinh viên đặt ra mục tiêu định hướng mang tính động lực cả về tinh thần lẫn vật chất, ví dụ như đặt mục tiêu đạt được học bổng (vật

Trang 19

chất) hay muốn nhận được tấm bằng xuất sắc, điểm cao A+ (tinh thần), hoặc mong muốn có cơ hội tiếp cận với ngành nghề, Bản thân sinh viên có những định hướng động lực nội tại (Intrinsic Motivation) – loại động lực mà cá nhân cảm thấy hứng thú và thú vị với hoạt động hoặc nhiệm vụ đó vì nó thỏa mãn được sở thích của cá nhân Bên cạnh những định hướng động lực đến từ nội tại, cá nhân sinh viên, có những định hướng động lực bên ngoài (Extrinsic Motivation) – là loại động lực liên quan đến việc thúc đẩy con người hành động bằng cách cung cấp các phần thưởng, khen ngợi hoặc sự trừng phạt, phê bình từ bên ngoài Xã hội và học viện luôn tạo ra môi trường và những chính sách tốt, lành mạnh nhằm tác động đến động lực của sinh viên Những chương trình giảng dạy, dự án định hướng được đưa vào môi trường giảng đường giúp sinh viên nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng mềm, điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên các trường đại học Ngoài việc có những động lực từ xã hội, sinh viên nhận được nhiều động lực tinh thần và thể chất từ phía gia đình, gia đình sinh viên hỗ trợ họ nhiều về tài chính, khuyến khích học tập, là nền tảng để sinh viên yên tâm học tập Nhờ sự hỗ trợ của gia đình, sinh viên có động lực để học thêm các khóa học chứng chỉ nâng cao kỹ năng và kiến thức bản thân Ảnh hưởng từ người thân, bạn bè, gia đình là rất lớn trong việc định hướng động lực cho sinh viên Họ sẽ là những tấm gương sáng mà sinh viên noi theo thông qua giáo dục giá trị và niềm tin, họ là người chia sẻ kinh nghiệm tạo điều kiện cho sinh viên mở rộng mạng lưới xã hội, định hình con đường đi rõ ràng hơn trong tương lai

Sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra định hướng động lực tích cực cho sinh viên Bằng cách tạo ra các cơ hội học tập thực tế và hỗ trợ về học bổng, tài chính, cung cấp các chương trình đào tạo và cơ hội việc làm, doanh nghiệp không chỉ giúp sinh viên được trải nghiệm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế mà còn tạo nguồn động viên mạnh mẽ giúp họ phát triển và tự tin hơn về bản thân Ngoài ra, các chương trình hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cũng góp phần cung cấp cho sinh viên cơ hội thực tập và làm việc thực tế trong môi trường công ty, từ những trải nghiệm đầu tiên của mình về ngành nghề, sinh viên sẽ nhận thấy bản thân tự hào và trân trọng hơn về công việc Qua các chuyến đi thực tập trải nghiệm, sinh viên có thể hiểu rõ về yêu cầu công việc, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với ngành nghề, có nhiều động lực hơn nữa để học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng

Trang 20

Như vậy, định hướng động lực đóng vai trò quan trọng, quyết định chất lượng đầu ra của sinh viên xuất phát từ nhiều hướng khác nhau Tuy nhiên, quan tâm nhất vẫn là bản thân sinh viên cần quản lý và duy trì động lực một cách kỹ lưỡng để tránh những áp lực không cần thiết và đảm bảo sự linh hoạt trong quá trình học tập

1.2.4 Kỹ năng tự phát triển bản thân

Quá trình học tập tại môi trường đại học không đơn thuần chỉ là học tập và ghi chép kiến thức được giảng dạy bởi giảng viên trên giảng đường, mà còn là quá trình tự tích lũy những kỹ năng tự phát triển bản thân cần thiết Đó chính là yếu tố mà tất cả các sinh viên đều cần phải rèn luyện từng ngày nếu mong muốn sau khi ra trường có thể cống hiến cho doanh nghiệp, xã hội một cách tốt nhất

Sinh viên cần xây dựng và rèn luyện cho mình những kỹ năng cơ bản như kỹ năng nhận thức– là khả năng áp dụng kiến thức từ lý thuyết vào thực tế và thực hiện sử dụng các công cụ, phương pháp để hoàn thành công việc một cách hiệu quả Đây là kỹ năng quan trọng nhất vì học là phải hiểu, chỉ khi sinh viên làm chủ được cả lý thuyết lẫn thực hành thì chất lượng đầu ra của họ mới được đánh giá cao Thực tế ngày nay, chất lượng sinh viên đầu ra đang “bị” đánh giá có “học” nhưng còn thiếu “sự vận dụng”, họ chưa có kinh nghiệm tích lũy thực tế mà chỉ có chứng chỉ lý thuyết, những sinh viên này khi gặp tình huống ngoài đời thực sẽ thường lúng túng, chưa thể giải quyết một cách chuyên nghiệp, hợp tình hợp lý Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng là một loại kỹ năng mềm cần có đối với bất kỳ đối tượng hay ngành nghề nào Khi rèn luyện được khả năng giao tiếp hiệu quả (bao gồm việc viết, nói và lắng nghe), sinh viên có thể diễn đạt ý kiến và ý tưởng của mình một cách rõ ràng, logic,

Ngoài việc tích lũy những kỹ năng mềm cần thiết cho việc công tác ngành nghề sau này, sinh viên cần trang bị cho mình thêm kỹ năng để bản thân thích ứng với môi trường tốt, cách ứng xử với mọi người, tình huống xảy ra Kỹ năng tự điều chỉnh thái độ là khả năng của một cá nhân để nhận biết, kiểm soát và điều chỉnh thái độ của mình sao cho phù hợp với các tình huống khác nhau mà họ đang đối mặt Kỹ năng này đòi hỏi sinh viên cần bắt đầu bằng cách nhân biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân (gồm cảm xúc tích cực và tiêu cực) cũng như hiểu nguyên nhân và hậu quả của chúng

Đặc biệt, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho từng vị trí việc làm sau này cũng rất cần thiết và vô cùng quan trọng Nó liên quan trực tiếp đến chuyên môn, thao tác thi hành công vụ của nghề nghiệp Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ cần những kỹ năng khác

Trang 21

nhau, kỹ năng tác nghiệp có thành thạo thì chất lượng đầu ra mới được đảm bảo Cụ thể đối với ngành Quản trị nhân lực, chuẩn đầu ra về kỹ năng nghê nghiệp bao gồm: thực hiện được nghiệp vụ thu thập thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tham mưu, tổng hợp; soạn thảo và xử lý văn bản; phân tích, thiết kế được dòng chảy công việc và xác định vị trí việc làm trong tổ chức; xây dựng được bản mô tả công việc, tiêu chuẩn công việc và khung năng lực cho các vị trí việc làm; tổ chức thực hiện được quy trình tuyển dụng; xác định biên chế, bố trí, sắp xếp nhân lực; thực hiện được các nghiệp vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tổ chức được hoạt động đánh giá được năng lực, đánh giá thực hiện công việc của người lao động; thực hiện được chính sách chế độ phúc lợi cho người lao động; quản lý tiền lương, tiền công; tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức thực hiện công tác tạo động lực lao động và giải quyết quan hệ lao động trong tổ chức Thực hiện được các khâu nghiệp vụ quản lý nhân lực tại các cơ quan, tổ chức khu vực công và khu vực tư [16]

được bản thân giúp cho sinh viên có khả năng tự đánh giá bản thân, thích ứng với các yêu cầu và môi trường làm việc khác nhau Cá nhân có thể nhìn nhận được các điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó có những hành động điều chỉnh nhằm khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh để học hỏi và tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên

Chất lượng đầu ra của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau: Yếu tố thuộc về cá nhân, yếu tố thuộc về cơ sở giáo dục,

1.3.1 Yếu tố thuộc về cá nhân

Sinh viên là nhân tố chủ quan tác động đến chất lượng đầu ra của họ Những vấn đề về kiến thức và kỹ năng, Đặc điểm tính cách thái độ, Nhận thức về chất lượng đầu ra ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra được thể hiện như sau:

1.3.1.1 Kiến thức và kỹ năng

Chất lượng đầu ra của sinh viên chịu ảnh hưởng phần lớn từ kiến thức tích lũy và năng lực tổng hợp bởi các kỹ năng Mức độ sâu rộng và chất lượng của kiến thức sinh viên đạt được từ các khóa học, bài giảng, và thực tập đều đóng vai trò quyết định Có kiến thức sâu rộng sẽ nâng cao khả năng áp dụng linh hoạt vào các tình huống thực tế, không chỉ mang lại bảng điểm tổng kết cao mà chất lượng đầu ra cũng được đảm bảo Ngược lại, nếu kiến thức chỉ ở mức cơ bản, hời hợi không nắm chắc, việc áp dụng thực tế sẽ trở nên khó khăn

Trang 22

Khái niệm năng lực đang là vấn đề chú ý của hệ thống giáo dục, thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục năng lực Năng lực thường liên quan đến khả năng tự nhiên và qua quá trình học tập của sinh viên bao gồm khả năng lý luận, tư duy logic, sự nhạy bén trong quan sát, và nhiều khía cạnh khác của hiệu suất cá nhân Năng lực cũng có thể ám chỉ đến kỹ năng cụ thể mà sinh viên có được thông qua quá trình đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, hoặc kỹ năng làm việc nhóm Sinh viên có năng lực tốt sẽ nắm bắt nhanh chóng kiến thức mới, kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, áp dụng linh hoạt vào các vấn đề phức tạp

Như vậy, việc quan tâm đến đào tạo kiến thức và năng lực cho sinh viên là ưu tiên hàng đầu của học viện để nâng cao chất lượng đầu ra Mỗi sinh viên sẽ có tiềm lực và khả năng tiếp nhận kiến thức khác nhau nhưng học viện cần có nhiệm vụ đào tạo để mặt bằng chung sinh viên đạt được kiến thức và năng lực ở mức độ tiêu chuẩn được đặt ra khi tốt nghiệp

1.3.1.2 Đặc điểm tính cách thái độ

Tính cách và thái độ đóng vai trò lớn trong việc xác định cách mà một người tiếp cận và tương tác với thế giới xung quanh Mỗi người sẽ mang đặc điểm tính cách khác nhau, nó bao gồm các yếu tố như sự năng động, trí tưởng tượng, tư duy phê phán, sự nhạy cảm, và nhiều khía cạnh khác Thái độ thường phản ánh quan điểm và cảm nhận của một người đối với một vấn đề, người hoặc tình huống cụ thể

Đối với chất lượng đầu ra, đặc điểm tính cách và thái độ của sinh viên tạo ra một cơ sở hạ tầng tâm lý và hành vi tích cực Một vài ảnh hưởng của yếu tố tích cực xuất phát từ tính cách như: Sinh viên tích cực và năng động thường có xu hướng chủ động đối mặt với thách thức và tìm kiếm cơ hội học tập giúp họ tự quản lý thời gian và công việc một cách hiệu quả, từ đó tăng khả năng đạt được chất lượng đầu ra cao; Tinh thần lạc quan giúp sinh viên nhìn nhận dễ dàng tiếp nhận các tình huống, giảm stress, và tăng cường khả năng tập trung, nỗ lực học tập; Sinh viên chăm chú nghe giảng và đặt ra mục tiêu học tập giúp họ hiểu bài giảng, nâng cao kết quả trong học tập

Tóm lại, đặc điểm tính cách và thái độ của sinh viên chính là "bức tranh tâm hồn" mà họ mang đến cho quá trình học tập và làm việc Sinh viên có tính chủ động, năng động, và sẵn sàng đối mặt với thách thức thường thể hiện khả năng làm việc nhóm tốt và đạt được kết quả tích cực trong các dự án

Trang 23

1.3.1.3 Nhận thức về chất lượng đầu ra

Nhận thức về chất lượng đầu ra không chỉ đơn thuần là việc hiểu rõ về tiêu chí chất lượng, mà còn đòi hỏi khả năng tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, nó là yếu tố được ưu tiên nhưng lại ít khi nhận được sự quan tâm Sinh viên cần nhận thức rõ về những tiêu chí mà giảng viên và môi trường học tập đặt ra, từ đó xác định được mức độ thành công của mình Khả năng tự đánh giá này không chỉ giúp họ định hình được điểm yếu cần cải thiện mà còn tạo động lực để không ngừng nỗ lực và phát triển

Việc có nhận thức rõ ràng với mục tiêu và tiêu chí sẽ giúp sinh viên lập kế hoạch cụ thể, buộc họ phải nỗ lực để đạt những kỳ vọng cao Một lộ trình trong 4 năm học sẽ được vẽ ra, lúc này sinh viên ở trong tư thế chủ động vì vậy họ sẽ chủ động trong các tiết học, thảo luận và đề xuất các phương án Sinh viên hoàn toàn có cơ hội sửa chữa những sai lầm qua học hỏi và cải thiện, họ tự giác nhận thấy trách nhiệm của bản thân bên cạnh sự đồng hành của giảng viên và học viện Nhận thấy sinh viên có nhận thức cao thường có xu hướng học tập ý nghĩa và hiệu quả hơn, từ đó đạt được chất lượng đầu ra cao trong quá trình học tập và phát triển cá nhân Tuy nhiên để có được nhận thức đúng đắn về chất lượng đầu ra, sinh viên, Khoa và học viện cần cố gắng và tích cực nâng cao quá trình học tập và tích lũy tri thức

1.3.2 Yếu tố thuộc về cơ sở giáo dục

1.3.2.1 Chất lượng đầu vào

Chất lượng đầu vào tưởng chừng như không có mối quan hệ tới chất lượng đầu ra nhưng nó lại trở thành yếu tố quan trọng và cần được quan tâm đặc biết nếu muốn cải thiện chất lượng đầu ra Nếu đầu vào không chất lượng thì sẽ không đạt được những tiêu chí trong quá trình dạy học, sau đó mới đến đầu ra là ở thị trường việc làm

Chất lượng đầu vào trở thành nền tảng kiến thức và kỹ năng ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu và hiểu biết của họ trong quá trình học tập Những sinh viên có chất lượng đầu vào cao hơn có thể có sự sẵn sàng và tiếp thu tốt hơn so với những sinh viên có chất lượng đầu vào thấp

Sinh viên có những phong cách học tập và cách tiếp cận kiến thức khác nhau Chất lượng đầu vào có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy, phương pháp học tập và cách tiếp cận vấn đề của sinh viên Sinh viên từ nền tảng chất lượng hơn có thể có sự hỗ trợ gia đình, tài chính và xã hội tốt hơn, cũng như truy cập vào các nguồn lực học tập bổ sung như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, và dịch vụ hỗ trợ học tập

Trang 24

1.3.2.2 Chương trình đào tạo

Theo Thông tư Số: 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khái niệm “chương trình đào tạo” được định nghĩa “Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam [6]”

Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức (thái độ), phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của bậc đào tạo [11] Sự đa dạng của các học phần giúp sinh viên phát triển kỹ năng và kiến thức đa ngành, linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với thách thức

Một chương trình phù hợp với sinh viên sẽ giúp sinh viên học tập kiến thức đúng chuyên ngành, cập nhật các kỹ năng liên quan đến ngành nghề sau này Đặc biệt phương pháp dạy được ứng dụng đổi mới sáng tạo, hiện đại giúp sinh viên hiểu bài một cách sâu sắc và tương tác hơn nâng cao chất lượng đầu ra Việc phân bổ chương trình cân đối giữa lý thuyết và thực hành vận dụng đúng bản chất của giáo dục “Học đi đôi với hành”, tạo cơ hội cho sinh viên vừa học vừa áp dụng thực tế, biết được mình có phù hợp với ngành lựa chọn hay rèn luyện thêm để chọn được nghề đúng chuyên ngành Như vậy, việc không ngừng cải tiến chương trình đào tạo là lý do thúc đẩy chất lượng đầu ra của sinh viên, quyết định sự phù hợp của nguồn nhân lực tương lai với ngành nghề đào tạo

1.3.2.3 Đội ngũ giảng viên

Nếu như chương trình đào tạo từ học viện định hình cho sinh viên hướng đi thì các giảng viên – người trực tiếp hướng dẫn, sẽ dẫn dắt sinh viên hướng đi nhanh nhất, an toàn nhất Đối với giảng viên, cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, đạo đức nghề nghiệp,…

Về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu và cập nhật về lĩnh vực giảng dạy của mỗi giảng viên tạo ra một môi trường học tập giàu thông tin và kiến thức Kinh nghiệm và sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy bên cạnh tăng sự kích thích tò mò cho sinh viên còn tăng sự tương tác tích cực trong và ngoài giờ học làm sinh viên tiếp

Trang 25

thu bài học dễ dàng hơn Một giảng viên chuẩn mực là phải đảm bảo tính nghiêm trang trên lớp, khiêm tốn, cẩn trọng và khôn ngoan, tự trọng, trước là tấm gương cho sinh viên, sau là người nhà giáo mẫu mực Phải được sinh viên tôn trọng thì mới có khả năng truyền đạt kiến thức cho thế hệ tương lai của đất nước Giảng viên có thể giúp sinh viên xác định hướng nghiệp, cung cấp thông tin về thị trường lao động, và hỗ trợ trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp Ngoài ra có thể khuyến khích sinh viên tham gia các dự án nghiên cứu, phát triển kỹ năng để không chỉ đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra mà còn nâng cao chất lượng đầu của sinh viên

1.3.2.4 Cơ sở vật chất

Khi nhắc đến cơ sở vật chất đặc biệt trong hệ thống giáo dục Việt Nam ta nhận thấy hầu hết các trường đều ở mức dưới “chuẩn mực” chung của thế giới Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Điều này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và nguy cơ tụt hậu về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, cản trở thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới [10]” Điều đó khẳng định, cơ sở vật chất tác động rất lớn đến kết quả, chất lượng đầu ra của sinh viên

Một thư viện phong phú và đa dạng giúp sinh viên có cơ hội nghiên cứu sâu rộng và tìm hiểu sâu sắc về lĩnh vực học tập của mình Không gian học tập hiện đại, thoải mái giúp sinh viên thực hành nâng cao kỹ năng chuyên môn, thoải mái đổi mới sáng tạo Không chỉ phục vụ nhu cầu học tập mà hệ thống cơ sở vật chất của học viện cần đáp ứng nhu cầu khác của sinh viên như Canteen, cơ sở phục vụ thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, môi trường văn minh và xanh sạch tạo ấn tượng tích cực Cơ sở vật chất cung cấp nguồn lực, tạo ra sự động viên và khích lệ sinh viên học tập tích cực, có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng chất lượng đầu ra của sinh viên

Đặc biệt, với bối cảnh kinh tế số, hệ thống công nghệ và thông tin hiện đại trở thành nguồn lực tích cực giúp sinh viên tiếp cận với kho tàng tri thức một cách dễ dàng và chính xác nhất Các đường dây kết nối mạng, thiết bị học tập tiên tiến,… vừa hỗ trợ sinh viên học tập, vừa tạo cảm giác hứng thú khi đến lớp cho sinh viên Cơ sở vật chất cung cấp nguồn lực, tạo ra sự động viên và khích lệ sinh viên học tập tích cực, có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng chất lượng đầu ra của sinh viên

Trang 26

1.3.2.5 Dịch vụ hỗ trợ người học

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào khái niệm mang tính tổng quát là chất lượng đào tạo của trường đại học (DeShields và cộng sự, 2005) Tuy nhiên, cảm nhận về chất lượng đào tạo của một trường đại học có liên quan đến cảm nhận về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ sinh viên khi họ theo học tại trường Những dịch vụ hỗ trợ này liên quan đến việc hỗ trợ về học vụ, học phí, căn tin, ký túc xá, hỗ trợ việc làm khi sinh viên theo học tại trường, [17] Yếu tố dịch vụ hỗ trợ chi phối đến tất cả các yếu tố khác như chương trình, cơ sở vật chất,… ảnh hưởng lớn đến chất lượng đầu ra của sinh viên Cung cấp một hệ thống hỗ trợ toàn diện không chỉ giúp sinh viên vượt qua những khó khăn cá nhân mà còn tạo ra môi trường học tập toàn diện Dịch vụ tư vấn học vụ và nghề nghiệp đảm bảo rằng sinh viên được hỗ trợ trong việc lựa chọn chương trình học và xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình Hỗ trợ tâm lý và sức khỏe là yếu tố quan trọng giúp sinh viên duy trì tinh thần lành mạnh, tập trung vào học tập mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực và căng thẳng Bên cạnh đó, dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ, dịch vụ hỗ trợ khuyết tật, gia đình chính sách,… đảm bảo sinh viên luôn bình đẳng, có cơ hội học tập như nhau, đảm bảo chất lượng đầu ra đều ở mức tiêu chuẩn Tổng thể, dịch vụ hỗ trợ người học không chỉ là một yếu tố bổ sung mà là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục đảm bảo chất lượng đầu ra cao và sự thành công của sinh viên tốt nghiệp sau này

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, trong chương 1 nhóm tác giả đã khái quát các nội dung về các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên Nhóm kế thừa những công trình đi trước và đưa ra một số khái niệm sau: khái niệm chất lượng tại cơ sở giáo dục đại học, chất lượng đầu ra, chất lượng đầu ra của sinh viên; các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra của sinh viên: tri thức chuyên môn nghiệp vụ, niềm tin ý thức nghề nghiệp, định hướng động lực, kỹ năng tự điều chỉnh Từ đó, nhóm nghiên cứu đi sâu vào đề cập các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên: yếu tố thuộc về cá nhân, yếu tố thuộc về cơ sở đào tạo Xuất phát từ những lý luận trên làm cơ sở để phân tích thực trạng trong chương 2

Trang 27

Chương 2

THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

QUỐC GIA

2.1 Khái quát về Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

2.1.1 Khái quát về Học viện Hành chính Quốc gia

Năm 1959, Trường Hành chính trực thuộc Bộ Nội vụ, tiền thân của Học viện Hành chính Quốc gia được thành lập Đến năm 1961, trường được đổi tên thành Trường Hành chính Trung ương Sau khi đất nước thống nhất, năm 1990, đổi tên trường từ Trường Hành chính Trung ương thành Trường Hành chính Quốc gia Năm 1992, đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ

Ngày 19/9/2002, ban hành Quyết định số 123/2002/QĐ-TTg, chuyển Học viện Hành chính Quốc gia về chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ Từ tháng 5/2007 – 12/2013 hợp nhất Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Thực hiện Quyết định số 27/2022/QĐ-TTg ngày 19/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia Theo đó, Học viện Hành chính Quốc gia được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, đây là trung tâm Quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước

2.1.2 Khái quát về Khoa Quản trị nhân lực

Khoa Quản trị nguồn nhân lực được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 2012 theo Quyết định số 210/QĐ-ĐHNV của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Là Khoa có số lượng sinh viên đông nhất Trường, trong quá trình hoạt động, Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động ngoại khóa Khoa Quản trị nguồn nhân lực chức năng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, đào tạo trình độ đại học, sau đại học; tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với chuyên môn của Khoa; thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế; khoa học và công nghệ phù hợp với mục tiêu, phương hướng phát triển của Học viện

Trang 28

Ngày 01/01/2023, sau khi sáp nhập, Khoa Quản trị nguồn nhân lực nay là Khoa Quản trị nhân lực Khoa đã được biết đến từ lâu với bề dày kinh nghiệm và các kiến thức của các giảng viên trong khoa với hơn 1000 sinh viên Đồng chí Hoàng Mai giữ chức Trưởng khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia Hằng năm, Khoa Quản trị Nguồn Nhân lực xét tuyển 400 đến hơn 500 sinh viên, với sự năng động, nhiệt huyết của sinh viên Sau khi sáp nhập, Khoa quản trị nhân lực của Học viện Hành chính Quốc gia thì chỉ đào tạo 01 chuyên ngành duy nhất là: Quản trị nhân lực

2.1.3 Đặc điểm sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Sau hơn 10 năm thành lập, Khoa Quản trị nhân lực luôn là khoa nằm trong top những khoa có điểm đầu vào cao nhất Bởi vậy, sinh viên thuộc Khoa Quản trị nhân lực luôn có ý thức và nghiêm túc trong việc học Sinh viên nhân lực luôn mang trong mình truyền thống năng động, nhiệt huyết Các hoạt động đoàn đội, hoạt động ngoại khóa cũng luôn tham gia tích cực Thống kê về điểm chuẩn đầu vào cũng như chỉ tiêu tuyển sinh các năm gần đây của ngành Quản trị nhân lực như sau:

Bảng 2.1 Điểm trúng tuyển ngành Quản trị nhân lực (tại Hà Nội)

(Nguồn: Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia)

Bảng 2.2 Số lượng sinh viên các lớp của Khoa Quản trị nhân lực

xét tuyển

Trang 29

2.2 Thực trạng các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Nhằm tiến hành phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia, kết quả thu được sau quá trình khảo sát 300 sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia trong đó phỏng vấn 50 sinh viên và được nhóm tác giả sàng lọc và tiến hành phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra của sinh viên trên các khía cạnh: Tri thức chuyên môn, nghiệp vụ; Niềm tin ý thức của nghề nghiệp; Định hướng động lực; Kỹ năng tự điều chỉnh

2.2.1 Tri thức chuyên môn, nghiệp vụ

Với mục đích đánh giá đúng nhất về mức độ hiểu biết về tri thức chuyên môn, nghiệp vụ của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia, nhóm nghiên cứu đưa ra câu hỏi “Bạn cảm thấy mức độ hiểu biết về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực quản trị nhân lực của bạn ở mức độ nào?” và thu được kết quả số liệu như biểu đồ 1 dưới đây:

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024) Biểu đồ 1 Mức độ hiểu biết về tri thức chuyên môn, nghiệp vụ của sinh viên

Đối với chương trình đào tạo của Học viện Hành chính Quốc gia nói chung và của Khoa Quản trị nhân lực nói riêng là đào tạo theo tín chỉ Mỗi tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học có thể là tiết học lý thuyết hoặc thực hành Số tiết học lý thuyết của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực chiếm khoảng 2/3 trên tổng số thời gian học Tuy nhiên, sinh viên có thể thực hành qua các học phần kiến tập và thực tập Bởi vậy, kết quả khảo sát trên đã phản ánh đúng thực trạng khách quan về sự hiểu biết về lý thuyết và thực tiễn về lĩnh vực quản trị nhân lực của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên (54,3% - tương đương

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

Trang 30

163 sinh viên) đánh giá mức độ hiểu biết về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực quản trị nhân lực ở mức độ “Trung bình” Đây là tỉ lệ cao nhất thuộc nhóm sinh viên, điều này có thể cho thấy rằng mặc dù sinh viên có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực này, nhưng vẫn cần thêm sự hỗ trợ và phát triển để nắm vững về lý thuyết và được thực hành những lý thuyết đó ở thực tiễn Tuy vậy, vẫn còn 35,7% - tương đương 107 sinh viên khẳng định họ có sự hiểu biết ở mức “Tốt”, trong khi có một số ít có sự hiểu biết ở mức “Rất tốt” là 2,7% - 8 sinh viên Tỉ lệ thấp nhất là sinh viên trong nhóm có mức độ hiểu biết ở mức “Rất kém” và “Kém”, lần lượt là 0,3% và 7% Điều này có thể được hiểu là chương trình đào tạo đã cung cấp tối thiểu kiến thức để 21 sinh viên (7% trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát) có thể tiếp cận lĩnh vực quản trị nhân lực ở mức “Kém” và không để sinh viên quá kém, được minh chứng bởi con số 0,3%– tương đương 1 sinh viên duy nhất trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát có mức độ hiểu biết “Rất kém” Việc không có sinh viên nào đánh giá hiểu biết của mình là “Rất kém” mang tín hiệu tích cực, cho thấy chương trình đào tạo đã trang bị kiến thức cơ bản cho tất cả sinh viên Đây là điểm tích cực nhận thấy gần như tuyệt đối 100% sinh viên khi học ngành Quản trị nhân lực bên cạnh kiến thức giáo dục cơ sở thì đều nắm bắt được tri thức liên quan đến chuyên ngành

Mặc dù một số sinh viên có hiểu biết sâu sắc về chuyên môn ngành nghề nhưng nhiều sinh viên vẫn cần được giúp đỡ để nâng cao kiến thức và kỹ năng Điều này đặt ra thách thức cho các chương trình đào tạo nhằm cung cấp một môi trường học tập hỗ trợ, chất lượng cao cho tất cả sinh viên chứ không chỉ những sinh viên đã có kiến thức nền tảng Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cần chú trọng thực hiện những cải cách tiên tiến cụ thể nhằm giúp sinh viên đạt được trình độ kiến thức và năng lực mong muốn trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực

2.2.2 Niềm tin ý thức của nghề nghiệp

Niềm tin ý thức của nghề nghiệp không chỉ là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển cá nhân mà còn là yếu tố quyết định đến chất lượng đầu ra của sinh viên ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhân lực Để làm rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của yếu tố này đối với chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia, nhóm tác giả đã khảo sát và thu được kết quả với 5 mức độ như sau:

Trang 31

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024)

Biểu đồ 2 Mức độ niềm tin ý thức nghề nghiệp của sinh viên

Kết quả khảo sát trên về niềm tin và ý thức trách nhiệm của sinh viên trong lĩnh vực quản trị nhân lực tại Học viện Hành chính Quốc gia cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng của yếu tố này trong quá trình đào tạo tại học viện Biểu đồ trên cho thấy điểm đáng chú ý là 56.3% sinh viên có mức độ niềm tin ý thức nghề nghiệp ở mức “Trung bình” Đây là mức độ chiếm tỉ lệ cao nhất cho thấy phần nhiều sinh viên có một cái nhìn lạc quan và tự tin về tương lai nghề nghiệp của họ Tuy nhiên, mức độ này chưa mang lại sự tự tin về tương lai nên họ vẫn cần thêm sự hỗ trợ và nguồn kiến thức để tăng cường niềm tin của mình vào chuyên ngành mình đang theo học Mức độ “Nhiều” và “Rất nhiều” chiếm tỉ lệ khá cao, lần lượt là 30.7% và 7.3% trên tổng số 300 sinh viên tham gia khảo sát Tỉ lệ này cho biết 114 sinh viên này (tổng 2 mức độ) có niềm tin vững chắc vào lĩnh vực quản trị nhân lực và có ý thức trách nhiệm đối với công việc của mình Ngoài ra, một tỉ lệ sinh viên lựa chọn “Ít” có niềm tin vững chắc vào lĩnh vực này và ý thức trách nhiệm đối với công việc của họ, tỉ lệ này rơi vào 13 sinh viên chiếm 4.3% trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát Lý do khiến sinh viên mất niềm tin vào và ý thức trách nhiệm có thể là do thiếu hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực quản trị nhân lực, hoặc có thể do chính bản thân họ chủ quan và không tập trung tích lũy kiến thức và kỹ năng trên giảng đường 1,4% sinh viên (tương đương 4 người) còn lại cho rằng họ có “Rất ít” niềm tin vào nghề nghiệp của mình Con số này là số liệu đáng mừng cho Khoa Quản trị nhân lực, bởi chỉ có một phần nhỏ sinh viên chưa đủ sự tự tin vào chính nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi Điều này có thể bắt nguồn từ việc không quyết đoán, không tự quyết định trong việc lựa chọn nghề nghiệp; mà nguyên nhân của điều này do một số yếu tố từ môi trường tác động

1.4% 4.3%

Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

Trang 32

Kết quả nghiên cứu trên không chỉ cung cấp thông tin quan trọng, cần thiết về tình trạng của sinh viên liên quan đến niềm tin trách nhiệm nghề nghiệp, mà còn mở ra cơ hội cho các nhà quản lý và giảng viên tối ưu hóa chương trình cũng như phương pháp truyền đạt đối với lĩnh vực quản trị nhân lực

2.2.3 Định hướng động lực

Bên cạnh yếu tố tri thức, chuyên môn nghiệp vụ và niềm tin ý thức nghề nghiệp thì định hướng động lực cũng là yếu tố quan trọng cấu thành nên chất lượng đầu ra của sinh viên Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 300 sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia và thu được kết quả như sau:

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024) Biểu đồ 3 Định hướng động lực của sinh viên

Biểu đồ trên cho thấy sự đa dạng về các yếu tố hình thành nên động lực của sinh viên Nội tại cá nhân và gia đình là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, với 71,7% và 65,3% sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ nhận được định hướng động lực từ nguồn này Có thể thấy mức độ tự lập và tự chủ trong việc tạo động lực đối với sinh viên Sự tự chủ tạo động lực thể hiện qua việc sinh viên thường xuyên tìm kiếm kiến thức mới, giữ sự đam mê và sự chăm chỉ trong học tập Gia đình hỗ trợ về tài chính và động viên sinh viên về mặt tinh thần tạo cho sinh viên một điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể đứng vững trên “con đường” của mình Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng từ bạn bè có tỉ lệ khá cao, chiếm 52,7% (tương đương 158 sinh viên), hơn một nửa chọn yếu tố này, cho thấy mối quan hệ xã hội có thể chính là nguồn cảm hứng và khích lệ cho sinh viên, nhưng đây cũng là yếu tố tiềm ẩn có thể gây áp lực về mặt xã hội nếu sinh viên cảm thấy phải đáp ứng mọi đợi của những người bạn của họ Một số ít sinh viên lựa

Nội tại cá nhânBạn bèGia đìnhDoanh nghiệpKhông có động lực

Trang 33

chọn yếu tố doanh nghiệp chiếm 18,7% trên tổng số 300 sinh viên tham gia khảo sát Kết quả khảo sát này phản ánh dù doanh nghiệp cũng góp phần định hướng động lực nhưng lại sinh viên không được quan tâm nhiều có thể do hạn chế liên kết của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp Mặt khác, số liệu trên cho thấy có 7,7% sinh viên không nhận được động lực từ bất cứ nguồn nào Yếu tố này làm nổi bật nhu cầu cung cấp sự hỗ trợ tâm lý và phát triển năng lực tự quản lý cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên này, có thể họ đang gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh và duy trì động lực học tập

Từ kết quả khảo sát trên, việc tạo ra một môi trường học tập đa dạng, kết nối giữa trường học, gia đình và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng để tạo ra động lực cho sinh viên Bên cạnh đó, việc tăng cường hỗ trợ tâm lý và phát triển năng lực tự quản lý có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ sinh viên thiếu động lực trong quá trình phát triển bản thân

2.2.4 Kỹ năng tự phát triển bản thân

Kỹ năng tự phát triển bản thân là kỹ năng xuất phát từ bản thân sinh viên, kỹ năng này có thể có sẵn hoặc có thể do sinh viên tự trau dồi trong quá trình học tập và phát triển Nhằm đánh giá sự tích lũy các kỹ năng của sinh viên trong quá trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia, nhóm tác giả đã thu được kết quả như sau:

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024) Biểu đồ 4 Kỹ năng tự phát triển bản thân của sinh viên

Kết quả khảo sát từ biểu đồ 4 cho thấy kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng với lần lượt con số 72,6% và 57,3% trên tổng số 300

Kỹ năng nhận thứcKỹ năng giao tiếp

Kỹ năng xây dựng bản mô tả công việc Kỹ năng tuyển dụng nhân lựcKỹ năng đánh giá người lao độngKỹ năng tự điều chỉnh

Kỹ năng khácKhông rèn luyện được kỹ năng

Trang 34

sinh viên tham gia khảo sát, lần lượt tương ứng 218 sinh viên và 227 sinh viên Kết quả này cho biết sinh viên đã rèn luyện thành công các kỹ năng này trong quá trình học tập tại học viện, phản ánh sự nhận thức về tầm quan trọng của việc giao tiếp hiệu quả và khả năng làm việc nhóm trong ngành Quản trị nhân lực Sinh viên có thể tích lũy các kỹ năng này qua các bài tập và quá trình trao đổi giữa các sinh viên với nhau và giữa sinh viên với giảng viên của học viện Trong quá trình học tập, sinh viên cũng có thể tích lũy được kỹ năng nhận thức qua các bài tập thuyết trình, các tình huống giả định từ bài học Minh chứng cho điều này là con số 57,3% sinh viên cho biết họ đã rèn luyện được kỹ năng này trong khi đào tạo tại học viện Điều này bao gồm việc áp dụng kiến thức và kỹ năng học được vào các tình huống thực tế, giúp cho sinh viên phát triển khả năng thực hành và làm việc trong môi trường thực tế

Tuy nhiên, các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên được đánh giá khá thấp lần lượt là kỹ năng tự điều chỉnh (44,7%), kỹ năng tuyển dụng nhân lực (30,3%), kỹ năng xây dựng bản mô tả công việc (24,6%), kỹ năng đánh giá người lao động (12,7%) Như vậy chỉ có một số ít sinh viên tích lũy và học hỏi được các kỹ năng liên quan đến nghề nhân sự, chủ yếu tập trung ở sinh viên năm 3 và năm 4 và một số ít sinh viên đi làm thêm bên ngoài Đây là con số khá thấp cho thấy sinh viên chưa trang bị được nhiều về các kỹ năng chuyên ngành, còn thụ động và phụ thuộc chương trình giảng dạy trên lớp Ngoài các kỹ năng trên, phần nhỏ sinh viên (2,6% - 8 sinh viên trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát) còn tích lũy thêm được những kỹ năng khác như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết xung đột, Có thể thấy, sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia liên tục học hỏi và tiếp thu được nhiều điều mới mẻ trong suốt quá trình học tập trên giảng đường, cho thấy sự năng động và chủ động của sinh viên nhân lực Bên cạnh những sinh viên tích cực và chủ động đó, vẫn tồn tại 8,3% - tương đương 25 sinh viên không tích lũy được kỹ năng nào Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến việc này phần nhiều là do bản thân quá bị động và không tích cực trong các bài học trên giảng đường, hoặc cũng có thể do chương trình đào tạo và các truyền đạt của giảng viên không phù hợp với phần nhỏ sinh viên này

Kết quả khảo sát cùng sự phân tích trên giúp nhóm tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp với sinh viên tại Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia hoàn thiện hơn về chương trình đào tạo, giúp cho sinh viên trau dồi nhiều kỹ năng phát triển

Trang 35

bản thân hơn để đáp ứng đạt chuẩn đầu ra của trường Bên cạnh đó cũng góp phần phản ánh khách quan thực trạng kỹ năng của sinh viên tại Khoa Quản trị nhân lực

2.3 Thực trạng về chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Nhằm tiến hành đánh giá về chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập tài liệu đến từ các Phòng ban chịu trách nhiệm quản lý về chất lượng đầu ra của sinh viên, ngoài ra, nhóm nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp một số cựu sinh viên để tổng hợp thông tin chuyên sâu phục vụ đề tài nghiên cứu và nhận về một về các kết quả sau:

2.3.1 Kết quả về tỉ lệ việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Vấn đề đầu tiên đặt ra sau khi ra trường dành cho sinh viên đó là: Tìm việc ở đâu? Việc làm như thế nào? Mức lương bao nhiêu? Nắm bắt được thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích các khía cạnh ở nhiều góc độ khác nhau như sau:

(Nguồn: Số liệu Phòng Công tác sinh viên năm 2022) Biểu đồ 5 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm năm 2022

Kết quả cung cấp năm 2022 cho thấy với số lượng sinh viên ra trường có việc làm của Khoa Quản trị nhân lực là cao so với các ngành trong Học viện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Đa số sinh viên đã có việc làm sau khi tốt nghiệp chiếm 74,3% (khoảng 3/4 tổng sinh viên), đây được cho là dấu hiệu tích cực về chất lượng giáo dục của Khoa cũng như sự chuẩn bị nghề nghiệp của chính sinh viên Đối với sinh viên Khoa Quản trị nhân lực được đánh giá năng động và có chuẩn đầu vào cao nhất ở Học viện, do đó dễ

Có việc làm Thất nghiệp

Trang 36

hiểu khi sinh viên ra trường có tỉ lệ việc làm cao Một phần cũng nhờ sự liên kết hợp lý giữa doanh nghiệp và Khoa, Câu lạc bộ bằng một số chương trình thực tập, dự án hợp tác hoặc sự hỗ trợ trong tìm kiếm việc làm như: MISA – HR Tour,… Thêm vào đó, điều này cũng phản ánh tình hình thị trường lao động tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tự tìm kiếm việc làm cả khu vực công và khu vực tự do sự phát triển của công nghệ mới tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các tân cử nhân mới tốt nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn 25,7% tổng sinh viên chưa có việc làm, 1/4 tổng số sinh viên không phải con số nhỏ, do vậy cần được sự quan tâm sát sao nhằm mục đích giảm con số thất nghiệp xuống thấp nhất Nhiều sinh viên còn gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, hoặc có thể do ngành học chưa đáp ứng được nhu cầu trong công việc mà sinh viên mong muốn Để cải thiện tình trạng này, Khoa và Học viện phải tăng cường thêm các dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp, bao gồm tư vấn cá nhân, các khóa đào tạo kỹ năng tìm việc nhiều hơn

Bên cạnh đó, nhóm tiếp tục thu thập thêm số liệu về tỉ lệ làm việc đúng chuyên ngành sau khi ra trường của sinh viên và nhận được kết quả như sau:

(Nguồn: Số liệu Phòng Công tác sinh viên năm 2022) Biểu đồ 6 Tỉ lệ làm việc đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp của sinh viên

Sinh viên sau khi ra trường có làm đúng ngành hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, chưa chắc trái ngành đã thất bại và đúng ngành đã thành công Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy, sinh viên có nhiều sự chênh lệch nhiều ở tỉ lệ này Nhiều sinh viên lựa chọn nhất với 48,5% tổng sinh viên làm việc không liên quan đến ngành đào tạo Sự cạnh tranh cao có thể khiến sinh viên khó tiếp cận cơ hội làm việc đúng chuyên ngành, sự thiếu hụt trong xây dựng mối quan hệ hay phụ thuộc vào sở

Đúng ngành Liên quan đến ngành Không liên quan đến ngành

Trang 37

thích, mục tiêu nghề nghiệp dẫn đến kết quả trên Đây không hẳn là điều tiêu cực vì thực tế đào tạo đại học có thể giúp sinh viên ứng dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau mới đúng, quan trọng hơn cả là sinh viên có kiến thức, kỹ năng tự tin tham gia vào thị trường lao động Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành nhiều có thể do sự thiếu hụt về kỹ năng hoặc kinh nghiệm cho việc làm trong ngành, vì kiến thức thôi chưa đủ, đòi hỏi kỹ năng thực tế khi tham gia thị trường lao động là rất cao Xếp thứ hai, với 34,7% sinh viên làm việc liên quan đến ngành đào tạo, mặc dù không chính xác ngành đào tạo nhưng vẫn cho thấy các kỹ năng và kiến thức từ ngành học của sinh viên được áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau Để làm rõ hơn số liệu, nhóm tiến hành phỏng vấn cựu sinh

viên Lê Hoàng Anh và nhận được câu trả lời như sau: “Mình hiện tại đang làm công

chức Văn phòng tại xã, dù không trực tiếp làm liên quan đến nhân sự nhưng công việc làm cũng có nhiều chuyên môn thuộc ngành đào tạo.” Thật vậy, có những ngành nghề

mà các kỹ năng và kiến thức từ ngành Quản trị nhân lực có thể dễ dàng chuyển đổi và áp dụng được, ví dụ như quản lý sự tiếp nhận và tổ chức sự kiện, quản lý dự án, hoặc tư vấn nghề nghiệp Sự tương tác và giao thoa giữa các ngành nghề có thể tạo ra các cơ hội

nghề nghiệp mới cho sinh viên và mở ra cánh cửa cho sự phát triển và tiến bộ Cuối

cùng, chỉ có 16,8% sinh viên làm đúng ngành đào tạo với các ngành nghề như: Tổ chức bộ máy; Tuyển dụng và bố trí nhân lực; Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực; Đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động; Nhân sự tổng hợp, Tỉ lệ này thấp nhất chỉ bằng 0,35 lần so với tỉ lệ sinh viên làm trái ngành, điều này trở thành thách thức mà Khoa, Học viện cần giáo dục cho sinh viên về ý thức nghề nghiệp, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các cơ hội trong nghề nhân sự Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa Quản trị nhân lực nói riêng và Học viện Hành chính Quốc gia nói chung

Tóm lại, qua số liệu thống kê, nhóm tác giả nhận thấy tỉ lệ sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia còn nhiều vấn đề cần bàn đến, đây là căn cứ để nhóm nghiên cứu tiếp tục khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia phục vụ đề tài nghiên cứu Từ đó đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sinh viên đầu ra của Học viện

Trang 38

2.3.2 Kết quả số lượng sinh viên đạt các yêu cầu về chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo của Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia là đào tạo người học trình độ đại học ngành Quản trị nhân lực với 17 chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên môn, 11 chuẩn đầu ra về kỹ năng và 3 chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Đối với Học viện Hành chính Quốc gia sau khi sáp nhập với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào ngày 01/01/2023, chỉ có khóa sinh viên trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2019 được xét tuyển tốt nghiệp, vì vậy để đảm bảo tính chính xác và khách quan, nhóm đã thu thập và xử lý thông tin sinh viên khóa 19 để phục vụ nghiên cứu

Dựa trên các tiêu chuẩn về chuẩn đầu ra, với số lượng sinh viên trúng tuyển năm

2019 của Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia là 430 sinh viên theo

báo cáo Quyết định số: 3559 /QĐ-HCQG ban hành công nhận tốt nghiệp trình độ đại học đợt 1 năm 2023 Học viện Hành chính Quốc Gia cho sinh viên hình thức chính quy

ngành quản trị nhân lực trúng tuyển năm 2019, học tại trụ sở Hà Nội có 184 sinh viên

tốt nghiệp, Quyết định số: 6407 /QĐ-HCQG công nhận tốt nghiệp trình độ đại học đợt 2 năm 2023 Học viện hành chính Quốc gia cho sinh viên hình thức chính quy ngành

quản trị nhân lực trúng tuyển năm 2019, học tại trụ sở Hà Nội có 17 sinh viên tốt nghiệp

Như vậy có tổng số 201/430 sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn chiếm 46,74%

Về tiêu chí điểm học tập, có 14 sinh viên xếp loại Giỏi 6,97% và 5 sinh viên tốt nghiệp với số điểm Trung Bình chiếm 2,4% còn lại là Khá

Bảng 2.3 Kết quả về năng lực ngoại ngữ của sinh viên đạt chuẩn đầu ra Điểm đánh giá

năng lực ngoại ngữ

Số sinh viên (Người)

Phần trăm (%)

Trang 39

Về tiêu chí giáo dục quốc phòng an ninh, chỉ có 7 sinh viên có số điểm 2.5 chiếm 3,48% còn lại đều ở mức 3,0 - 3,7

Tóm lại, theo số liệu nhóm thống kê, tỉ lệ sinh viên đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra của sinh viên khóa 19, Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia ở mức trung bình, đa số sinh viên tốt nghiệp loại khá Số lượng sinh viên tốt nghiệp đúng hạn chưa đạt tới 50%, bên cạnh các chuẩn đầu ra đo lường được một số chuẩn đầu ra về thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp cũng được Học viện đánh giá Để thúc đẩy và tạo động lực cho sinh viên quan tâm tới chất lượng đầu ra thì nhiệm vụ định hướng sinh viên về là điều cấp thiết để cải thiện số lượng sinh viên đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra của Khoa Quản trị nhân lực nói riêng và Học viện Hành chính Quốc gia nói chung

2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia

Nhóm nghiên cứu đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia dựa trên các tiêu chí sau: yếu tố thuộc về cá nhân và yếu tố thuộc về cơ sở giáo dục Dựa trên việc khảo sát 100 cựu sinh viên và 300 sinh viên thuộc Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia, nhóm tác giả thu được kết quả như dưới đây:

2.4.1 Yếu tố thuộc về cá nhân

Trong mỗi học sinh, sinh viên hay người học, yếu tố cá nhân đóng vai trò quan trọng và không thể phủ nhận trong việc định hình chất lượng đầu ra Ở mức độ cá nhân, mỗi sinh viên mang theo không chỉ kiến thức mà còn là tư duy, đặc điểm tính cách và đam mê riêng biệt Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích và đánh giá đúng đắn và khách quan các yếu tố thuộc về cá nhân bao gồm: Kiến thức và kỹ năng; Đặc điểm tính cách, thái độ; Nhận thức về chất lượng đầu ra Trong đó, mỗi yếu tố đều thể hiện sự tác động khác nhau, khẳng định vai trò của mình với chất lượng đầu ra của sinh viên

2.4.1.1 Kiến thức và kỹ năng

Kiến thức và năng lực của sinh viên là nhân tố đầu tiên góp phần tạo nên chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp Đây là nền tảng để sinh viên chuẩn bị hành trang trước và sau khi tham gia vào thị trường lao động Với việc đưa ra các nhận định và để sinh viên tự đánh giá, nhóm nghiên cứu có những phân tích và nhận xét như sau:

Trang 40

Bảng 2.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của kiến thức và kỹ năng

(Đơn vị:%)

Nội dung

Rất đồng ý Đồng ý Trung lập Không đồng ý

Rất không đồng ý Cựu

sinh viên

Sinh viên

Cựu sinh viên

Sinh viên

Cựu sinh viên

Sinh viên

Cựu sinh viên

Sinh viên

Cựu sinh viên

Sinh viên

Kiến thức phụ thuộc vào cá nhân sinh viên

20 27 43 40,33 16 20,33 6 8,67 15 3,67

Việc cân bằng giữa kiến thức, kỹ năng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu năm 2024)

Từ mục 2.1.3 phân tích về đặc điểm sinh viên Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia với chuẩn đầu vào cao, cũng như thống kê về tỷ lệ việc làm đánh giá phù hợp với nhu cầu thị trường lao động Thêm vào đó, chuẩn đầu ra của Khoa với 7 yêu cầu bao gồm kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành đòi hỏi sinh viên sau khi ra trường cần biết vận dụng kiến thức để tham mưu, đàm phán, đánh giá các vấn đề liên quan đến lao động; 5 yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm đòi hỏi sinh viên có khả năng thu thập thông tin, tổ chức quản lý và khung năng lực ngoại ngữ, tin học tiêu chuẩn Những thông tin và bảng… là cơ sở thực tiễn để nhóm tác giả tổng hợp mức độ ảnh hưởng của yếu tố kiến thức, kỹ năng đến chất lượng đầu ra của sinh viên:

Thứ nhất, đối với nhận định “Kiến thức phụ thuộc vào cá nhân sinh viên”, nhóm nghiên cứu nhận được kết quả khảo sát như sau: 63% cựu sinh viên và 67,33% sinh viên bày tỏ quan điểm đồng tình; 16% cựu và 20,33% sinh viên lựa chọn phương án trung

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w