1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm của sinh viên đại học công nghiệp trên sàn thương mại điện tử 2

49 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm của sinh viên Đại học Công nghiệp trên sàn thương mại điện tử
Tác giả Phạm Minh Anh, Trần Thị Quỳnh Anh, Vũ Thị Lan Anh, Đỗ Thị Ngọc Ánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ (7)
    • 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu (7)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (8)
    • 3. Câu hỏi nghiên cứu (8)
    • 4. Đối tượng nghiên cứu (8)
    • 5. Phạm vi nghiên cứu (8)
    • 6. Kết cấu của bài tiểu luận (8)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (9)
    • 1. Tổng quan lý thuyết (10)
      • 1.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng (10)
        • 1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng (10)
        • 1.1.2 Hành vi người tiêu dùng (10)
        • 1.1.3 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng (10)
        • 1.1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua (14)
        • 1.1.5 Mô hình hành vi mua (17)
      • 1.2 Mua sắm trực tuyến (18)
        • 1.2.1 Mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống (19)
        • 1.2.2 Ưu điểm – nhược điểm của mua sắm trực tuyến (20)
    • 2. Tổng quan nghiên cứu (23)
      • 2.1 Về bối cảnh nghiên cứu (23)
        • 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước (23)
        • 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước (23)
    • 3. Khung lý thuyết (24)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (9)
    • 1. Thiết kế nghiên cứu (26)
      • 1.1 Mô hình nghiên cứu (26)
    • 2. Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 2.1 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu (27)
        • 2.1.1 Phương pháp chọn mẫu (27)
        • 2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu (27)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (9)
    • 1. Thống kê mô tả mẫu (30)
    • 2. Kết quả Anova (36)
  • CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP (9)
    • 1. Nâng cao tính hữu ích cho sinh viên ĐHCNHN (40)
    • 2. Nâng cao tính dễ sử dụng của sinh viên ĐHCNHN (41)
    • 3. Giảm nhận thức rủi ro đối với sinh viên ĐHCNHN (41)
    • 4. Nhận thức về kiểm soát hành vi (42)
    • 5. Ảnh hưởng xã hội (42)
  • KẾT LUẬN (43)
  • PHỤ LỤC (44)

Nội dung

trên nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài : “ Nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua sắm của sinh viên đại học Công Nghiệp trên sàn thương mại điện tử ” làm đề tài nghiê

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan lý thuyết

1.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng

Theo Luật bảo vệ lợi ích người tiêu dùng năm 2010 (điều 3 chương I), định nghĩa “người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức” Từ định nghĩa của Luật bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, người tiêu dùng có hai hành vi thực hiện: hành vi mua và hành vi sử dụng Mỗi hành vi người tiêu dùng sẽ cónhững tiêu chí riêng. Hành vi mua người tiêu dùng quan tâm đến giá cả sản phẩm, mẫu mã, ngân sách hiện có, chính sách mua Sau mua sẽ đến hành vi sử dụng hành vi này sẽ quan tâm đến các yếu tố như chất lượng sản phẩm đem lại có tương ứng với giá cả bỏ ra, đủ đáp ứng nhu cầu Hiểu rõ được khái niệm người tiêu dùng thì doanh nghiệp mới có thể xác định và hiểu được khách hàng của mình là ai, họ muốn gì, cần gì và mình cần làm gì để đáp ứng họ.

1.1.2 Hành vi người tiêu dùng

Thuật ngữ hành vi người tiêu dùng (Tiếng Anh: Consumer Behavior) là hành vi của người tiêu dùng có thể được định nghĩa là những hành vi của các cá nhân (người tiêu dùng) liên quan trực tiếp đến việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn, sử dụng và loại bỏ hàng hóa và dịch vụ Hay nói cách khác, hành vi người tiêu dùng là quá trình và hành động ra quyết định của những người liên quan đến việc mua và sử dụng sản phẩm.

Theo Philip Kotler, “ hành vi của người tiêu dùng là việc điều tra và nghiên cứu cách những cá thể, nhóm và tổ chức triển khai lựa chọn, mua, sử dụng và vô hiệu sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ, sáng tạo độc đáo và thưởng thức để thỏa mãn nhu cầu nhu yếu và mong ước của họ ” Theo David L.Loudon và Albert J Della Bitta, “ hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là quy trình ra quyết định hành động và hành vi trong thực tiễn của những cá thể khi nhìn nhận, shopping, sử dụng hoặc vô hiệu những hàng hoá và dịch vụ ” Tương tự, theo quan điểm của Leon G Schiffman và Leslie Lazar Kanuk, “ hành vi người tiêu dùng là hàng loạt hành vi mà người tiêu dùng thể hiện ra trong quy trình trao đổi mẫu sản phẩm, gồm có : tìm hiểu, shopping, sử dụng, nhìn nhận và giải quyết và xử lý thải bỏ loại sản phẩm và dịch vụ nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu của họ ”

1.1.3 Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Quá trình mua của người tiêu dùng là một vấn đề phức tạp với nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng Khi mua một sản phẩm, người tiêu dùng thông qua các bước trong quá trình Tuy nhiên trong thói quen mua hàng, người tiêu dùng không đi mua tất cả các bước này.

Hình 2.1: Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng

Nguồn: Kotler P, Wong V, Saunders J, Armstrong G (2005)

Quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng bắt đầu từ khi người mua ý thức được vấn đề hay nhu cầu Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại (như việc người ta đói, khát dẫn đến nhu cầu ăn uống) hay bên ngoài (như việc nhìn thấy một quảng cáo sản phẩm hay dẫn đến nhu cầu phải mua sản phẩm đó).

Khi người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong muốn đạt đến một ngưỡng nào đó, họ sẽ hình thành nên động cơ thôi thúc hành động hướng vào lớp đối tượng có thể thỏa mãn được mong muốn của mình.

Người tiêu dùng có nhu cầu sẽ bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin Nhu cầu càng cấp bách, thông tin ban đầu càng ít, sản phẩm cần mua có giá trị lớn thì càng thôi thúc con người tìm kiếm thông tin.

Các nguồn thông tin của người tiêu dùng được chia thành bốn nhóm.

+ Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen.

+ Nguồn thông tin thương mại: Quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý, bao bì, triển lãm.

+ Nguồn thông tin công cộng: Các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức nghiên cứu người tiêu dùng.

+ Nguồn thông tin thực nghiệm: Sờ mó, nghiên cứu và sử dụng sản phẩm.

Nguồn thông tin nào có tác động mạnh tới người tiêu dùng còn tùy thuộc vào loại sản phẩm, đặc tính của khách hàng

Người tiêu dùng nhận được nhiều thông tin nhất về sản phẩm từ những nguồn thông tin thương mại, tuy nhiên, những nguồn thông tin cá nhân lại là những nguồn tác động nhiều nhất tới người tiêu dùng Mỗi nguồn thông tin cũng thực hiện các chức năng khác nhau ở một mức độ nào đó tác động đến quyết định mua sắm.

Nguồn thông tin thương mại thường thực hiện chức năng thông báo, còn nguồn thông tin cá nhân thì thực hiện chức năng khẳng định hay đánh giá.

Từ các nhãn hiệu sản phẩm khác nhau đã biết qua giai đoạn tìm kiếm thông tin, khách hàng bắt đầu đánh giá để chọn ra nhãn hiệu, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Người tiêu dùng xem mỗi sản phẩm như một tập hợp các thuộc tính với những khả năng đem lại những ích lợi tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu khác nhau. Những tính chất mà người mua quan tâm thay đổi tùy theo loại sản phẩm Họ sẽ chú ý nhiều nhất đến những tính chất sẽ đem lại cho họ những ích lợi cần tìm kiếm.

Mức độ quan trọng của các thuộc tính khác nhau đối với các nhóm khách hàng khác nhau Đôi khi, những thuộc tính nổi bật nhất có thể không phải là những thuộc tính quan trọng nhất, thuộc tính này có thể quan trọng với nhóm khách hàng này nhưng lại không quan trọng với nhóm khách hàng khác, một số thuộc tính có thể nổi bật lên là vì người tiêu dùng vừa mới xem một quảng cáo có nhắc tới chúng hơn là họ đã định vị được tầm quan trọng của thuộc tính đó đối với bản thân.

Niềm tin của khách hàng đối với các nhãn hiệu, sản phẩm cũng có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng của họ Người tiêu dùng có khuynh hướng xây dựng cho mình một tập hợp những niềm tin vào các nhãn hiệu Niềm tin vào nhãn hiệu của người tiêu dùng sẽ thay đổi theo kinh nghiệm của họ và tác động của nhận thức có chọn lọc, bóp méo có chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc Khi một nhãn hiệu đã chiếm được niềm tin của khách hàng sẽ dễ được họ lựa chọn ở các lần mua tiếp theo Nhãn hiệu là một tài sản vô hình của công ty, do vậy việc xây dựng một thương hiệu mạnh là cực kỳ quan trọng.

Mỗi thuộc tính của sản phẩm thông thường được người tiêu dùng gán cho một mức độ hữu dụng khác nhau Khi quyết định mua một sản phẩm, khách hàng luôn có xu hướng chọn sản phẩm có tổng giá trị sử dụng từ các thuộc tính là lớn nhất

4) Quyết định mua và hành động mua

Hình 2.2: : Những bước từ giai đoạn đánh giá các phương án đến giai đoạn quyết định mua sản phẩm

Yếu tố ảnh hưởng đến quy trình ra quyết định mua hàng Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành sở thích đối với những nhãn hiệu trong tập lựa chọn Người tiêu dùng cũng có thể hình thành ý định mua nhãn hiệu ưa thích nhất Tuy nhiên còn hai yếu tố nữa có thể xen vào giữa ý định mua và quyết định mua hàng.

– Yếu tố thứ nhất là thái độ của người khác (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp…) Trước khi quyết định mua hàng, bao giờ người tiêu dùng cũng có xu hướng tham khảo ý kiến từ người thân, hoặc ý kiến những người xung quanh đánh giá về sản phẩm đó Thái độ của người tiêu dùng có bị tác động bởi thái độ của người xung quanh hay không lại phụ thuộc vào hai đặc điểm:

+ Thứ nhất là mức độ mãnh liệt ở thái độ phản ứng của người xung quanh về sản phẩm truyền đạt đến người tiêu dùng.

+ Thứ hai là động cơ làm theo phản ứng của người khác.

Tổng quan nghiên cứu

2.1 Về bối cảnh nghiên cứu

2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Hoàng Quốc Cường (2010) đã xác định những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ mua hàng điện qua mạng dựa theo mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM bao gồm mong đợi về giá, nhận thức sự thuận tiện, nhận thức tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận sự thích thú, nhận thức rủi ro khi sử dụng và các biến giới tính, tuổi, thu nhập.

Tác giả Lê Đức Ngọc (2008) xác định những nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử đối với nhóm người đã từng sử dụng thanh toán điện tử dựa theo mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-CAM và thuyết hành vi ý định TPB bao gồm: nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Còn đối với nhóm người chưa sử dụng thanh toán điện tử thì chỉ có 2 nhóm yếu tố: chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.

Nguyễn Thanh Hùng (2009) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra hai khái niệm về thực hiện thương mại điện tử đơn giản và thực hiện thương mại điện tử tinh vi Yếu tố định hướng thị trường và sẵn sàng thương mại điện tử tác động dương đến việc thực hiện thương mại điện tử đơn giản.

Nguyễn Anh Mai (2007) đã khám phá, phân tích và đánh giá những yế tố có khả năng tác động đến xu hướng thau đổi thái độ sử dụng thương mại tại Việt Nam dựa theo mô hình TAM và mô hình E-CAM

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Ajzen và Fishbein (1975) đề xuất mô hình lý thuyết hành vi hoạch định trên cơ sở phát triển lý thuyết hành động lý giải với giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bới các quyết định để thực hiện hành vi đó.

Joonho Ahn, Jinsoo Park và Dongwon Lee (2001) đã xây dựng mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử E-CAM bằng cách tích hợp mô hình TAM với thuyết nhận thức rủi ro.

Davis, D Fred, Arbor và Ann (1989) giải thích các yếu tố tổng quát về sự chấp nhận máy tính và hành vi sử dụng máy tính.

Liu Xiao (2004) đã mở rộng mô hình TAM để nghiên cứu quyết định sử dụng thương mại điện tử Bên cạnh các yếu tố nhận thức sự gửi thư và nhận thức tính dễ sử dụng, các tác giả đã đưa vào mô hình TAM yếu tố nhận thức rủi ro tác động vào ý định sử dụng.

Kotler, Wong, Sauders và Armstrong (2005) xác định hành vi của người tiêu dùng là “hành vi mua của người tiêu dùng cuối cùng cá nhân và hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân.”

Taylor và Todd (1995) đề xuất kết hợp mô hình TAM và mô hình TPB thành mô hình C-TAM-TPB, mở rộng cho ra kết quả rằng mô hình TAM tốt hơn trong việc dự báo quyết định sử dụng công nghệ, mô hình TPB mở rộng cung cấp một sự hiểu biết toàn diện hơn về quyết định hành vi.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

1.1 Mô hình nghiên cứu Độ tuổi : là một trong yếu tố mang tính đặc điểm cá nhân ảnh hưởng tới ý định mua sắm sinh viên thương có độ tuổi từ 18-25 thường có nhu cầu cao trong mua sắm

Nhu cầu : nhu cầu là một nhân tố quyết định đến ý định mua sắm của hầu hết khách hàng Khi có nhu cầu họ sẽ tìm cách để thỏa mãn nhu cầu đó và dẫn đến ý định mua sắm

H1: Nhu cầu ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm

Thu nhập: là yếu tố quyết định đến sức mua Tình hình tài chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đếnlựa chọn của người mua (Kueh và Chiew, 2005) Giá cả của hàng hóa cũng đóng vai trò quan trong trong ý định mua hàng Do vậy đặt giả thuyết :

H2 : Thu nhập ảnh hưởng tích cực đến mức độ mua sắm

Dịch vụ giao hàng: dịch vụ giao hàng là một thách thức lớn đối với các nhà cung cấp hiện nay Trong bối cảnh TMĐT, (Ali và Bhasin, 2019) cho rằng việc phân phối với các tùy chọn chuyển phát nhanh ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng cũng như ý định mua sắm của khách hàng

H3: dịch vụ giao hàng có tác động tích cực đến ý định mua sắm

Giới tính : là một trong những yếu tố thể hiện rõ sự khác biệt khi mua hàng của khách hàng, nam giới thường mua hàng theo nhu cầu của bản thân, Phụ nữ cũng mua hàng theo cảm xúc, thích là mua đôi khi là bất chấp sản phẩm kia tốt hơn.

H4: Nam giới thường có khả năng kiểm soát hành vi tốt hơn nữ giới

Quảng cáo khuyến mại: dựa trên các công trình nghiên cứu có liên quan, có thể thấy các yếu tố thuộc kênh quảng cáo qua MXH sẽ ảnh hưởng đến ý định hành vi của người tiêu dùng, gián tiếp thông qua thái độ của họ đối với các quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ đó Theo Raghubir và cộng sự ,2004, doanh nghiệp có hoạt động quảng cáo, khuyến mại tốt sẽ hấp dẫn người tiêu dùng và thúc đẩy hành vi mua sắm của họ.

H5: Thời gian truy cập mạng ảnh hưởng tích cực đến tiếp xúc thông tin quảng cáo dẫn mua sắm dẫn đến ý định mua sắm

Thái độ sự tin cậy: trên thực tế một trong những lý do quan trongh thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn mua hàng trên TMĐT là do sự tin cậy của họ đối với các trang web

H6: Sự tin cậy ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm

Vị trí địa lý: trong hầu hết các mô hình nghiên cứu địa điểm vị trí luôn được đặt ở vị trí đầu tiên Clarkson vàc ộng sự (1996) đều khẳng định nhân tố này liên quan đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

H7: Vị trí địa lý ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm

H1 Nhu cầu ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm

H2 Thu nhập ảnh hưởng tích cực đến mức độ mua sắm

H3 Dịch vụ giao hàng ảnh hưởng tích cực đến mức độ mua sắm

H4 Nam giới thường có khả năng kiểm soát hành vi tốt hơn nữ giới

H5 Thời gian truy cập mạng ảnh hưởng tích cực đến tiếp xúc thông tin quảng cáo dẫn mua sắm dẫn đến ý định mua sắm H6 Sự tin cậy ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm

H7 Vị trí địa lý ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả mẫu

Quá trình thu thập dữ liệu được mô tả ở phần thiết kế nghiên cứu kết quả thu được là 100 bảng hỏi qua Google form Sau khi kiểm tra và loại bỏ các phiếu không hợp lệ cuối cung còn 71 phiếu.

Thông tin giới tính của các đối tượng điều tra

1.Nghiên cứu tổng quan Xác định các biến và định nghĩa, thang đo cho các biếnThang đo 2.Xây dựng thang đo

Bảng hỏi 3.Nghiên cứu đinh lượng

Theo đối tượng điều tra thuộc giới tính nam chiếm 31 % trong trong 100%

( 22 người trong 71 người), còn lại đối tượng thuộc giới tính nữ chiếm 69% trong 100% (49 người trong 71 người ).

Biểu đồ 1: Thông tin giới tính

Về thông tin của sinh viên các khoa tham gia khảo sát

Quản lý kinh doanh Kế toán - kiểm toán Công nghệ thông tin Điện - Điện tử Ngoại ngữ Du lịch

Biểu đồ 2:Thông tin của sinh viên các khoa tham gia khảo sát

Về thông tin thu nhập của các đối tượng tham gia khảo sát

0-1 triệu đồng 1-2 triệu đồng 2-3 riệu đồng 3-4 triệu đồng >4 triệu đồng

Biểu đồ 3:Thông tin thu nhập của các đối tượng tham gia khảo sát

Theo sơ đồ trên ta có thể thấy thu nhập trung bình của đối tượng khảo sát từ 0 - 1 triệu đồng đó là một mức thu nhập khá phổ biến đối với sinh viên Mức thu nhập tiếp theo là 2 – 3 triệu đồng, mức thu nhập này cũng khá phổ biến (22.5%) Đây là một mức thu nhập có thể nói khá ổn định dành cho sinh viên Tiếp theo là mức thu nhập 1-2 triệu đồng và hơn 4 triệu đồng đây là một mức thu nhập có thể nói là khá cao so với sinh viên Vậy nên nhìn từ mức thu nhập này ta có thể thấy số tiền để mua sắm nói chung và mua sắm trực tuyến nói riêng khá phù hợp với sinh viên Dẫn đến ý định, khả năng mua hàng của sinh viên cũng khá tích cực.

Thời gian trung bình các đối tượng tham gia khảo sát dành cho Internet

30 phút - 1 tiếng 1-2 tiếng 2-3 tiếng >3 tiếng

Biểu đồ 4: Thời gian trung bình các đối tượng tham gia khảo sát dành cho Internet

Sinh viên dành thời gian trung binh truy cập Internet một ngày là 2-3 tiếng (chiếm 50%- 36 /71 đối tượng) có thể thấy đây là một thời gian khá dài dành cho Internet trong một ngày Dẫn đến khả năng sinh ra ý định mua sắm nhiều hơn.

Từng mua sắm trực tuyến

Bảng: 3 Tần xuất từng mua sắm của đối tượng tham gia khảo sát

Nhìn vào bảng trên ta thấy đa số đối tượng tham gia trả lời đều đã từng mua hàng trực tuyến

Thời gian dành truy cập web bán hàng

Biểu đồ 5: Thời gian dành truy cập web bán hàng

Theo biểu đồ trên có thể tháy thời gian các đối tượng dành cho các trang web bán hàng không dài chỉ tầm 15 – 30 phút.

Tần suất mua hàng trực tuyến trong 1 tháng

Bảng: 4 Tần xuất mua hàng trực tuyến trong một tháng

Tần xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng

Các yếu tố Hoàn toàn không đồng ý

Hoàn toàn đồng ý Độ tuổi của người tiêu dùng ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm trực tuyến

Thu nhập có ảnh hưởng đến mua sắm trực tuyến

Nhu cầu của người tiêu dùng ảnh hưởng đến khả năng mua sắm trực tuyến

Nhận thức tính hữu ích ảnh hưởng đến mua hàng trực tuyến

Thái độ và sự uy tín của trang web ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Vị trí địa lý ảnh hưởng tới nhu cầu mua sắm trực tuyến

Dịch vụ giao hàng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến

Khả năng kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến

Cảm nhận rủi ro và tâm lý an toàn có ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến

Những thông tin quảng cáo trên các trang mạng xã hội ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến

Bảng: 5 Bảng tần xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng

Từ bảng trên có thể thấy rằng đa số các đối tượng đều đồng ý hoặc hoàn toàn dồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến, rất ít sinh viên không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý Có thể thấy yếu tố tắc động nhiều đến ý định mua sắm tuyến của sinh viên là thu nhập Đa số thu nhập của sinh viên chỉ từ 0-1 triệu đồng/ tháng điều này ảnh hưởng rất lớn đến ý định mua sắm Giá trị trung bình của yếu tố này lên tới 4.04 gần với 5 cho thấy đpá viên hoàn toàn đồng ý với yếu tố này chiếm số lớn từ đó có thể thấy được đây là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến ý định mua sắm trực tuyến.

Thu nhập có ảnh hưởng đến mua sắm trực tuyến

Nhu cầu của người tiêu dùng và thái độ của trang web cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến ý định mua sắm khi có đến hơn 70% sự lựa chọn đồng ý và không đồng ý cho hai yếu tố này.yếu tố này có giá trị trung bình lên tới 3.85 gần với 4 cho thấy đa số đáp viên đồng ý với yếu tố này.

Nhu cầu của người tiêu dùng ảnh hưởng đến khả năng mua sắm trực tuyến

Thái độ và sự uy tín của trang web ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Mức giá trị trung bình của thái độ và sự uy tín cung lên tới 3.96 cho thấy kết quả thu được đa số đáp viên đồng ý với yếu tố này Cho thấy thái độ và sự uy tín của trang web bán hàng ảnh hưởng khá lớn đến ý định mua sắm trên sàn TMĐT.

GIẢI PHÁP

Nâng cao tính hữu ích cho sinh viên ĐHCNHN

Nâng cao tính hữu ích về kinh tế cho sinh viên ĐHCNHN: Một trong những lợi thế lớn nhất của TMĐT là giúp khách hàng giảm chi phí và thời gian Người tiêu dùng khi tìm kiếm thông tin luôn so sánh giá để tìm kiếm được nhà cung cấp với giá thấp nhất Do đó, hiện nay các nhà bán lẻ hàng điện theo phương thức kết hợp truyền thống và bán hàng trực tuyến như chotot.com, Lazada.vn, Dienmay.com,… thường đưa ra mức giảm giá khác nhau (2% cho đến 10%) cho những khách hàng mua hàng trực tuyến và các chương trình vàng giảm giá rất amnhj nhằm tạo ra nhu cầu cho khách hàng cũng như thúc đẩy sinh viên ĐHCNHN mua hàng trên TMĐT.

Sản phẩm đa dạng hơn: Nhà bán lẻ phải luôn đa dạng hóa danh sách sản phẩm mặt hàng mình kinh doanh, tạo thông tin đầy đủ cho nhu cầu so sánh và chọn lựa sản phẩm cũng như cập nhật các thông tin cần thiết của khách hàng.

Cập nhật thông tin kịp thời và chính xác: Thông tin được đăng tải trên trang web cần cập nhật kịp thời và chính xác với một nội dung đầy đủ các thông tin sản phẩm, xuất xứ cùng các đặc tính kỹ thuật Hơn nữa, nhà bán lẻ có thể gửi mail thông báo đến cho khách hàng các thông tin sản phẩm mới cũng như các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.

Tạo một phiên bản trên điện thoại di động cho trang web: Điều này cho phép khách hàng có thể chọn sản phẩm hoặc liên hệ với nhà bán lẻ bất cứ khi

Sự tin cậy ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm

Vị trí địa lý ảnh hưởng tích cực đến ý định mua sắm nào họ muốn Hiện nay, rất nhiều người sử dụng điện thoại thông minh

(Smartphone) trong công việc, vì vậy, đây là một cách để tối ưu hóa trang web cũng như tối ưu hóa khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nâng cao tính dễ sử dụng của sinh viên ĐHCNHN

Trang Web có giao diện đẹp và dễ sử dụng: có nhiều nhân tố trong việc thiết kế một trang Web, nhưng điều quan trọng là làm sao để khách hàng sẽ không rời khỏi ngay khi họ nhìn thấy trang Web tải xuống Một website bán hàng tốt, tạo được cảm giác dễ giao tiếp với người dùng và tiện dụng Hơn nữa chức năng tìm kiếm trên một trang Web có thể giúp khách hàng nhanh chóng tìm ra sản phẩm Ngoài ra, sản phẩm phải lên được sắp xếp theo từng chủng loại / chủ đề cụ thể để tối ưu hóa khả năng tìm kiếm của khách hàng.

Cải tiến quy trình đặt hàng đơn giản: các nhà bán nè hàng điện tử cần cải tiến quy trình bán hàng, thanh toán nhanh gọn, linh hoạt và phù hợp cho tất cả khách hàng Thao tác mua hàng qua thật đơn giản như: khách hàng chỉ cần nhấm chuột vào sản phẩm họ lựa chọn và một cái nhấp chuột thứ hai để điền các thông tin cần thiết như tên người mua hàng, điện thoại, email là đã hoàn tất.

Lựa chọn một quy trình thanh toán đơn giản: hầu hết các trang Web bán hàng qua qua mạng hiện nay đưa ra dịch vụ Giao hàng và nhận tiền Đây là phương thức thanh toán ngay sau khi giao hàng, Dễ sử dụng nhất, ít đòi hỏi nhất về thông tin người mua nhất trong quá trình đặt hàng và làm giảm nhận thức rủi ro của người tiêu dùng khi mua hàng tuy nhiên phương thức này chỉ phù hợp với các nhà bán lẻ có hệ thống phân phối rộng rãi khi tự thực hiện vận chuyển hàng hóa, nhà bán lẻ không thể sử dụng các dịch vụ vận chuyển, bưu phẩm để thực hiện để sau hàng để có một sự phát triển mạnh mẽ theo xu hướng của thế giới, các nhà bán lẻ cần thực hiện chính sách thanh toán trực tuyến để có thể mở rộng giới hạn về địa lý như trang Web bán hàng qua mạng trên toàn thế giới

Amazon.com là một điển hình.

Hỗ trợ khách hàng: Một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cần phải đảm bảo rằng khách hàng đều có thể nhận được sự hỗ trợ và tư vấn dễ dàng với khả năng đáp ứng nhu cầu tư vấn của khách hàng mỗi nước một cách nhanh chóng nhất Nếu như một khách hàng phải tìm qua một danh sách các câu hỏi thường được hỏi hay gửi một email đến phòng hỗ trợ kĩ thuật và chờ đợi câu trả lời thì khách hàng đó rất có thể tìm được một website cung cấp sự hỗ trợ tốt hơn.

Giảm nhận thức rủi ro đối với sinh viên ĐHCNHN

Bảo mật thông tin khách hàng những sinh viên mua hàng qua mạng thường đề cập đến vấn đề bảo mật nếu sinh viên lo ngại về tính bảo mật của trang Web bán hàng nào đó thì rất có thể họ sẽ không mua sản phẩm từ trang Web đó Do đó, các nhà bán lẻ cần đưa ra một chính sách bảo mật trong giao dịch nhằm tăng tính rõ ràng, độ tin cậy và tính bảo mật riêng tư cho sinh viên thấy, đồng thời luôn đảm bảo việc thực hiện chính sách đó Hơn nữa, việc một trang Web được chứng nhận việc xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn iOS: 2700, một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý thông tin, xây dựng cơ cấu tổ chức để bảo mật thông tin, đề ra các biện pháp an ninh cho hệ thống mạng máy tính, cũng làm tăng độ tin cậy của người tiêu dùng đối với trang Web

Nâng cao sự an toàn trong giao dịch trực tuyến: đối với hình thức thanh toán trực tuyến, cần có những chính sách nâng cao sự an toàn và chứng thực cho khách hàng

Chính sách giao hàng, đổi trả sản phẩm và bảo hành: xây dựng những chính sách giao nhận thích hợp nhất với mô hình kinh doanh và một chính sách bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi cần thiết phải đổi, trả sản phẩm cũng như một chính sách bảo hành một cách đầy đủ rõ ràng và mang lại sự thuận tiện cho khách hàng

Hình ảnh và chất lượng sản phẩm: hình ảnh sản phẩm phải thật trung thực rõ ràng và cụ thể “ càng chi tiết bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu “ như màu sắc, kích thước, phụ kiện kèm theo Bên cạnh đó cần phải có những thông tin đầy đủ về sản phẩm như thông số kĩ thuật, tính năng sản phẩm và suất xứ hàng hóa Kèm theo đó là chính sách bảo hiểm cho người mua hàng và khi mua phải sản phẩm không đúng chất lượng, không đủ hình ảnh mô tả.

Nhận thức về kiểm soát hành vi

Mỗi đối tượng sinh viên đều có quyết định khác nhau tùy theo đánh giá của riêng họ Theo phân tích sự khác biệt thì đối tượng có học vấn cao nghề nghiệp tốt và thu nhập cao thì điều kiện tiếp xúc nhiều hơn, các năng lực cần thiết để thực hiện mua hàng tốt hơn và quyết định sẽ cao hơn Vì vậy, các nhà bán lẻ hàng trực tuyến cần có một chiến lược tiếp thị phù hợp với đối tượng khách hàng trên cũng như xây dựng các chương trình quảng cáo, cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mà quảng cáo nhắm đến, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, và cần sử dụng nhân tố sáng tạo nào để mọi người nhấp chuột vào đó, chứ không bỏ đi.

Ảnh hưởng xã hội

Ở các đối tượng có thể ảnh hưởng đến việc mua hàng trực tuyến của các sinh viên như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông Mỗi người thường hay chọn những sản phẩm thể hiện địa vị của mình trong những vai trò khác nhau Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ mua hàng qua mạng cần chú trọng đến các vấn đề về chương trình tiếp thị cho các tổ chức, tập thể và đưa ra các chương trình khuyến mãi cho việc giới thiệu người quen cùng tham gia mua hàng trực tuyến Bên cạnh đó các nhà doanh nghiệp vẽ sự xem xét về tình hình thu nhập, hoàn cảnh kinh tế để có thể định giá sản phẩm ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao việc quyết định mua hàng trực tuyến của sinh viên

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w