1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định lựachọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu hàng tháng củasinh viên khi vào đại học”.III.2.Mục tiêu của đề tài- Xây dựng mô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ HỌC PHẦN: 420300367206

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Họ Và TênMã số sinh viênĐánh giá thành viên

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

I ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT 6

1.1 Khái niệm yếu tố 6

1.2 Khái niệm ảnh hưởng 6

1.3 Khái niệm về sinh viên 6

1.4 Khái niệm về Đại học và Trường đại học 9

II DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH 10

III GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 11

3.1 Lý do chọn đề tài 11

3.2 Mục tiêu của đề tài 12

3.3 Phát biểu vấn đề nghiên cứu 12

3.4 Đối tượng nghiên cứu 13

IV CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13

4.1 Định nghĩa về chi tiêu hợp lí 13

4.2 Lợi ích của việc chi tiêu hợp lí 14

4.3 Tầm quan trọng của vấn đề chi tiêu hiện nay 14

4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên 16

4.5 Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 16

4.5.1 Nghiên cứu nước ngoài 16

4.5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 19

Save to a Studylist

Trang 5

5.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu 21

5.2 Mô tả các biến 24

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

6.1 Thang đo và mã hóa thang đo 26

VIII ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 42

8.1 Đối với gia đình 42

8.2 Đối với nhà trường 43

8.3 Đối với bản thân sinh viên 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 6

I ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT

ESG: Các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị.

Hybrid: Hybrid Work hay mô hình làm việc hỗn hợp là phương án cho phépnhân viên vừa làm việc tại nhà và lên văn phòng vào một số ngày nhất địnhtrong lịch trình làm việc.

I.1 Khái niệm yếu tố

Yếu tố là bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng.

I.2 Khái niệm ảnh hưởng

Ảnh hưởng nghĩa là tác động từ người, sự việc hoặc hiện tượng có thể làm dầndần và có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trìnhphát triển ở sự vật hoặc người nào đó Hay là một sự việc nào đó có thể tác độngxấu hoặc tác động tốt đến mọi người cũng như mọi sự việc khác Ta có thể lấyví dụ để dễ hình dung hơn Ví dụ như: Ảnh hưởng đến kinh tế, gây sức ảnhhưởng lên người khác, tạo sự ảnh hưởng đến…

I.3 Khái niệm về sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “student” có ý nghĩa lànhững làm việc và học tập tích cực, tìm hiểu và khai thác tri thức khoa học.

Có thể nói, sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù, nhóm xã hội này vừa mangnhững đặc điểm chung của tầng lớp thanh niên và những đặc điểm riêng củamình Cụ thể:

- Sinh viên là danh từ chung chỉ những người đang theo học ở các trường đạihọc, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp Ở đó họ được truyền đạt kiến thứcbài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xãhội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

Trang 7

- Sinh viên được xác định là những thanh niên độ tuổi từ 17-18 đến 24 tuổi Lứatuổi này về mặt sinh lý, thể chất có sự phát triển tương đối ổn định sau nhữngbiến đổi ở lứa tuổi dậy thì Đặc biệt trong hoạt động thần kinh cấp cao đã đạtđến mức độ trưởng thành.

+ Về mặt trí tuệ: Sự phát triển có tính chất bước ngoặt là khả năng tư duy sâusắc và mở rộng, khả năng lĩnh hội tri thức, chú ý, hay ghi nhớ hay lập luận logicchặt chẽ hơn Đặt biệt thời kỳ này, sinh viên đã phát triển khả năng hình thành ýtrừu tượng, khả năng phán đoán, có nhu cầu học tập, trau dồi thêm nhiều kiếnthức đa dạng phong phú về xã hội, về nghề nghiệp (tính nhạy bén cao độ) làmột trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển trí tuệ trong thời kỳ này, khảnăng giải thích và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinhnghiệm và kiến thức đã có trước đây Sự phát triển trí tuệ cộng với óc quan sáttích cực và nghiêm túc sẽ tạo ở sinh viên khả năng sáng tạo ra cách thức lĩnh hộihay sự phát hiện, giải quyết vấn đề.

Để có thể trở thành một chuyên gia về một lĩnh vực nhất định, ngoài việc nắmvững và có thể vận dụng những tri thức đã có, sinh viên phải thường xuyên tìmkiếm và nắm bắt các tri thức khoa học, có tính cập nhật Do đó đặc trưng chínhtrong hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳng về trí tuệ, có sự phối hợpnhiều thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quáthóa

+ Về mặt nhân cách: Ở thời kỳ này có cơ sở là sự ổn định về mặt sinh lý và sựbắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động nhất định Thời kỳ này đượccoi là một quá trình biện chứng bao gồm sự nảy sinh và giải quyết các mâuthuẫn, quá trình chuyển các yêu cầu từ bên ngoài thành yêu cầu về bản thân.Những mâu thuẫn nảy sinh và cần được giải quyết trong thời kỳ này đó là: mâuthuẫn giữa ước mơ với điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện ước mơ, mâuthuẫn giữa khối lượng thông tin vô cùng phong phú với khả năng và điều kiệnxử lý thông tin.

Trang 8

Sự phát triển nhân cách được diễn ra theo xu hướng cơ bản bản sau:

- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố vàphát triển.

- Các quá trình tâm lý đặc biệt là quá quá nhận thức được “nghề nghiệp hóa”.Quá trình hình thành thế giới quan với việc nắm vững các giá trị, tiêu chuẩn vềnghề nghiệp và có ý thức nghề nghiệp.

- Nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao, cá tính và lậptrường sống của sinh viên được bộc lộ rõ nét.

- Sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần đạo đức, những phẩm chất nghềnghiệp và có sự ổn định chung về nhân cách sinh viên.

- Khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng cao.

- Tính độc lập và sự sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp, tương lai đượccủng cố Đó là kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đờisống, tham gia vào một cộng đồng nghề nghiệp nào đó.

+ Trong đời sống tình cảm: Ở thời kỳ này, xuất hiện nhiều cảm xúc mới vềnghề nghiệp, tình cảm Thường ở lứa tuổi này, xúc cảm tình cảm đã mang tínhổn định tương đối Tuy nhiên, trong những trường hợp do hạn chế về khả nănggiải quyết các mâu thuẫn nảy sinh đã dẫn đến những xúc cảm tình cảm tiêu cựcvà có những biểu hiện hành vi ứng xử chưa phù hợp với các giá trị chuẩn mực,lứa tuổi này thường chú ý đến “cái tôi” của mình và muốn thể hiện tính độc lập,tự giải quyết các công việc Có thể nói đây là lứa tuổi có tính chất chuyển tiếp từlứa tuổi “trẻ con” sang “người lớn”, từ cuộc sống phụ thuộc sang cuộc sống tựlập Sự phát triển về mặt nhận thức cũng như sự tự ý thức về bản thân làm chohọ biết cách thể hiện hay kiềm chế các xúc cảm của tình cảm để phù hợp vàthích nghi với hoàn cảnh Họ có thể nắm bắt được các sắc thái rung động củabản thân, của người khác một cách tinh tế, chính xác nhờ vào kinh nghiệm cũng

Trang 9

Như vậy, sinh viên – những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳnghay trung học chuyên nghiệp là những con người tích cực, chủ động sáng tạotrong học tập, nghiên cứu khoa học vào việc giải quyết các vấn đề lý luận haythực tiễn trong cuộc sống Qua đó cũng hình thành và rèn luyện các phẩm chất,năng lực mới chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của mình.

I.4 Khái niệm về Đại học và Trường đại học

Có thể thấy rằng, về mặt ngôn ngữ đời sống thì "Đại học" và "Trường đại học"không có khác biệt Tuy nhiên hiện nay, theo Luật Giáo dục đại học thì 2 cụm từnày mang khái niệm hoàn toàn khác nhau Cụ thể:

Khoản 2, khoản 3 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi, bổ sungnăm 2018:

2 Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáodục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy địnhcủa Luật này.

3 Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, đượccơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùngthống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Nhìn vào định nghĩa trên, về cơ bản, đại học và trường đại học khác nhau ởphạm vi đào tạo và nghiên cứu Đại học thì đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực(trong một lĩnh vực thường có nhiều ngành), còn trường đại học thì chỉ đào tạo,nghiên cứu nhiều ngành.

Đơn vị thành viên của đại học là trường đại học, viện nghiên cứu có tư cáchpháp nhân, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, cho phép thành lập theo quy địnhcủa pháp luật; được tự chủ trong tổ chức và hoạt động theo quy định của phápluật, quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.

Trang 10

Trong đại học và trường đại học có thể có đơn vị trực thuộc Đơn vị trực thuộclà đơn vị có tư cách pháp nhân của cơ sở giáo dục đại học, do hội đồng trường,hội đồng đại học quyết định thành lập; tổ chức và hoạt động theo quy định củapháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Trong đại học và trường đại học còn có đơn vị thuộc, tức là đơn vị không có tưcách pháp nhân của cơ sở giáo dục đại học, do hội đồng trường, hội đồng đạihọc quyết định việc thành lập; tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức vàhoạt động của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với quy định của pháp luật.

Trường là đơn vị đào tạo thuộc cơ sở giáo dục đại học, do hội đồng trường, hộiđồng đại học quyết định việc thành lập theo quy định của Chính phủ, tổ chức vàhoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

II DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

Hình 1: Mô hình các nhân tố tác động đến việc chi tiêu của sinh viên hàng thángHình 2: Mô hình các nhân tố tác động đến mức chi tiêu hàng tháng của sinhviên

Bảng 5.2 Mô tả các biến

Bảng 7.1 Thống kê mẫu theo giới tínhBảng 7.2 Thống kê mẫu theo bậc đại họcBảng 7.3 Thống kê mẫu theo mức chi tiêuBiểu đồ 1: Biểu đồ tròn các khoảng chi tiêu

Bảng 7.4 Thống kê mẫu theo khoản thu của sinh viênBiểu đồ 2: Biểu đồ tròn khoản thu của sinh viênBảng 7.5 Thống kê mẫu theo mức độ hài lòngBiểu đồ 3: Mức độ hài lòng của sinh viên

Trang 11

Bảng 7.6 Thống kê mẫu theo mức độ chi tiêu của từng mục đíchBảng Case Processing Summary

Bảng Reliability StatisticsBảng Model SummaryBảng ANOVA

Bảng Residuals StatisticsaBảng Coefficientsa

Biểu đồ 5: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

Biểu đồ 6: Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính

III.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀIIII.1.Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, xã hội càng hiện đại, quá trìnhđô thị hóa nhanh chóng đã làm thay đổi cơ bản điều kiện sống của con người.Mức sống của người Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao, dẫn đếnkết quả tất yếu cho việc chi tiêu ngày càng thoải mái hơn Cùng với đó là trongnhững năm trở lại đây, giá cả hàng hóa trên thị trường đồng loạt tăng giá Đồngtiền trở nên mất giá trị hơn trước khiến nhu cầu sở hữu hàng hóa cần nhiều tiềnhơn Việc đó đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Quản lí tài chính luôn là một trong những vấn đề quan trọng mà bất cứ ai cũngcần phải biết để định hướng tốt cho tương lai của mình Đặc biệt là đối với sinhviên, phần lớn thu nhập đến từ sự trợ cấp của gia đình, lại sinh sống và học tập ởnhững thành phố đắt đỏ, nên sự tăng lên của giá cả càng trở nên nhạy cảm hơnbao giờ hết Chính vì thế, nghiên cứu về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của sinh

Trang 12

viên đã trở thành mối quan tâm của nhiều viện nghiên cứu, đặc biệt là cáctrường đại học

Và theo như tình hình thực tế hiện nay, một số sinh viên vẫn đang có thói quenchi tiêu không hợp lí, không tiết kiệm Với mong muốn nghiên cứu để xác địnhđược các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của sinh viên từ đó tìm ranhững giải pháp giúp các bạn có cách quản lí chi tiêu tốt hơn, hợp lí hơn và hìnhthành thói quen tốt cho sau này Chính vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định lựachọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu hàng tháng củasinh viên khi vào đại học”.

III.2.Mục tiêu của đề tài

- Xây dựng mô hình nghiên cứu phân tích về khoản thu và mức chi tiêu hàngtháng của sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác định mức thu nhập hiện nay của sinh viên Trường Đại học Công NghiệpThành phố Hồ Chí Minh và mức độ hài lòng đối với các khoản thu nhập.

- Xác định mục đích chi tiêu chủ yếu, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm thúcđẩy chi tiêu hợp lý, tính tiết kiệm của sinh viên Trường Đại học Công NghiệpThành phố Hồ Chí Minh.

III.3.Phát biểu vấn đề nghiên cứu

Từ các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Mức thu nhập hiện nay của sinh viên nằm trong khoảng nào, có đủđể hài lòng không? Với thu nhập đó sinh viên sẽ chi tiêu như thế nào, cho nhữngdịch vụ gì?

Câu hỏi 2: Sinh viên đánh giá như thế nào về việc kiểm soát, lên kế hoạch chitiêu tiết kiệm và thường tiết kiệm được bao nhiêu/tháng?

Trang 13

→ Qua bản khảo sát, nhóm nghiên cứu muốn đi đến việc rút ra nhận xét chungvề tình hình và thực trạng về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của sinh viên, từ đó cóthể giúp các bạn tham khảo và điều chỉnh chi tiêu hợp lý.

III.4.Đối tượng nghiên cứu

IV CƠ SỞ LÝ THUYẾT

IV.1.Định nghĩa về chi tiêu hợp lí

- Chi tiêu là một khoản chi phí phát sinh của một cá nhân hoặc tổ chức được sửdụng nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu hoặc các chi phí phát sinh các sản phẩmhàng hóa, dịch vụ trong đời sống hàng ngày từ nhu cầu vật chất cho đến nhu cầuvề tinh thần thông qua nguồn thu nhập Gồm những chi tiêu trong ngắn hạn vànhững chi tiêu dài hạn, các khoản phí này tuy không đáng kể nhưng không thểphủ nhận các khoản phí này cũng có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu và thu nhập củamỗi cá nhân Bằng một cách nào đó, con người luôn chịu tác động bởi việc chitiêu của mình Thậm chí, thiếu hụt trong chi tiêu cũng đem đến nhiều tác độngvô cùng tiêu cực cho xã hội.

Trong kinh tế học chi tiêu được định nghĩa là sự giảm đi thuần túy các loại vậttư, tài sản, tiền vốn của chủ thể (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) bất kể nó dùngvào mục đích gì.

Trang 14

- Chi tiêu hợp lý là việc chi tiêu tiết kiệm, các chi phí chi ra để phục vụ các mụcđích nằm trong khả năng tài chính của cá nhân, gia đình, tổ chức Không chi tiêuvượt quá thu nhập hay số tiền có cho một mục đích nào đó.

IV.2.Lợi ích của việc chi tiêu hợp lí

Chi tiêu hợp lý mà mỗi người có cuộc sống ổn định hơn Nhờ chi tiêu phù hợpmà luôn có được một khoản ngân sách dự bị cho tương lai Và trong nhiềutrường hợp, chúng ta sẽ có thể chủ động hơn trong việc giải quyết những khókhăn bất chợt ập đến Cuối cùng, đó là nhờ có kế hoạch chi tiêu chúng ta có thểmua được những gì mình mong muốn nhờ tích góp như nhà cửa, xe cộ,…

Ngoài ra, chi tiêu không đúng cách, hoang phí sẽ gây ra hệ lụy nghiêm trọngnhư có thói quen mua sắm không lành mạnh, thiếu chi phí chi trả cho nhữngviệc đột xuất, không những thế chi tiêu không phù hợp khiến chúng ta dễ sa ngãvào những con đường tệ nạn, thậm chí, còn có thể biến ta thành con người íchkỷ, thiếu suy nghĩ, xem nhẹ giá trị của mọi người xung quanh và sống quáhưởng thụ, đua đòi.

IV.3.Tầm quan trọng của vấn đề chi tiêu hiện nay

Tại Việt Nam, đa số các hộ gia đình luôn được sắp xếp và chi tiêu vô cùng hợplí Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn từ đại dịch COVID-19 thì nền kinh tếquốc gia cũng gặp không ít sóng gió, thậm chí rất nhiều đất nước ngoài ViệtNam, người dân lâm vào cảnh khốn cùng, việc chi tiêu cũng trở nên hà khắchơn So với các quốc gia khác, hiện nay Việt Nam đang thuộc những top quốcgia có GDP dương Theo số liệu từ cục Tổng thống kê, thu nhập bình quân củangười lao động Việt Nam hàng tháng rơi vào khoảng 5,5 triệu đồng năm 2020,giảm 128,000 đồng so với chu kỳ năm 2019 COVID19 khiến cho thị trường laođộng Việt Nam trải qua nhiều biến động do nhiều người lao động mất việc làm,giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Lần đầu tiên trong suốt thập kỷ qua, người Việt

Trang 15

Nam chứng kiến sự tụt giảm khốc liệt trong thị trường lao động, từ số người cóviệc làm cho đến số người tham gia lao động đều giảm sút trầm trọng.

Sống trong thời đại 4.0 Sinh viên nói chung và thế hệ trẻ ngày nay nói riêng,học được tiếp cận với xã hội và sự phát triển vượt bật của con người một cách dễdàng Cũng như có thể tiếp cận với kiến thức về việc chi tiêu hợp lý, nhưngkhông phải ai cũng có khả năng chủ động học tập và tìm hiểu, một hiện tượngđáng buồn ở sinh viên ngày nay là vấn nạn tiêu sài hoan phí, thiếu trân trọng tiềnbạc Họ dùng tiền vào những món đồ xa xỉ như quần áo, giày hiệu… những mónđồ có giá trị lên đến hàng chục triệu đồng, thậm chí là hàng trăm triệu đồng Sẽkhông có gì đáng nói nếu như số tiền đó họ tự kiếm được hàng tháng lớn hơnmức chi tiêu của họ, nhưng thay vào đó nhiều sinh viên còn vay mượn bạn bè,gia đình thậm chí là cả vay mượn tín dụng đen để có thể thỏa mãn việc chi tiêucủa bản thân mà không nghĩ đến tương lại sau này Đa số trường hợp như vậymột phần là do thiếu kiến thức về tài chính cá nhân dẫn đến việc không quản lýđược chi tiêu của mình.

Dave Ramsey có câu: “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tìnhcảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn” Mọi chuyện to lớn đều bắt nguồn từnhững điều nhỏ bé nhất Để có thể thành công thì bạn phải quản lý được chi tiêucủa bản thân ngay từ bây giờ Việc quản lý chi tiêu khi còn là sinh viên đóng vaitrò rất quan trọng quyết định đến cả hiện tại, tương lai cũng như thành công củabản thân sau này.

Những giá trị từ việc chi tiêu hợp lý:

- Có được cuộc sống ổn định ở hiện tại và cả tương lai sau này.- Tránh được tình trạng vay mượn tiền dẫn đến trở thành “con nợ”.- Phụ vụ được mục đích cho tương lại sau này như mua nhà, mua xe…- Khi gặp khó khăn sẽ luôn có một ngân sách dự bị.

Trang 16

- Giúp bạn biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý.

IV.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên

Thông qua bảng khảo sát, nhóm nghiên cứu thấy được 5 yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên Trường Đại học Công NghiệpThành phố Hồ Chí Minh gồm có: (1) học tập; (2) mua sắm; (3) nơi ở; (4) giải trí;(5) di chuyển.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của sinh viên mỗi tháng:

Chi phí học tập: bao gồm học phí đại học, tài liệu, công cụ và các kĩ năng mềm(ngoại ngữ, tin học ) điều này là rất cần thiết và hỗ trợ sinh viên trong tươnglại.

- Chi phí mua sắm: mua thức ăn, nhu yếu phẩm hằng ngày, các đồ dùng thiếtyếu cho bản thân như: sách, tài liệu, mỹ phẩm hiện nay các bạn trẻ rất ưachuộng việc mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mạng điện tử như: shoppe,lazada, tiki Công nghệ 4.0 phát triển kéo theo việc bùng nổ mua sắm online,nên số tiền phải chi cho việc mua sắm tăng cao nhất là đối với các bạn nữ.

- Chi phí tiền nhà ở (những sinh viên sống xa quê), đây là khoản chi tiêu củamỗi sinh viên chi ra là khá lớn Các sinh viên chi tiêu trung bình từ 500.000 đến2.000.000 đồng mỗi tháng tùy vào nơi ở (kí túc xá, trọ, chung cư ).

- Chi phí di chuyển đi lại như là tiền xăng xe, sửa chữa, tiền đi xe bus chiếmkhá nhiều trong chi tiêu sinh viên hiện nay.

- Chi phí giải trí, vui chơi: Hiện nay giới trẻ khá thoải mái, họ sẽ tận hưởng cácchuyến đi, các buổi tiệc để giảm căng thẳng sau những buổi học, nhu cầu giải trícủa giới trẻ cũng như các bạn sinh viên ngày càng cao sẽ kéo theo chi phí về giảitrí tăng cao.

Trang 17

IV.5.Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước

IV.5.1.Nghiên cứu nước ngoài

 Khảo sát thói quen tiêu dùng - PwC - Tháng 12/2021

Trong Khảo sát Thói quen Tiêu dùng - tháng 12/2021, PwC đã khảo sát 9,370đáp viên hiện đang sinh sống tại 26 vùng lãnh thổ và quốc gia 76% đáp viên đãđược tiêm phòng ít nhất một lần có kế hoạch mua sắm nhiều hơn và họ cho biếtlối sống của họ được cải thiện khi người sử dụng lao động áp dụng phương pháplàm việc mới Khảo sát còn chỉ ra rằng một số hành vi tiêu dùng sẽ không thayđổi: Giá cả và sự tiện lợi vẫn là những yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết địnhmua sắm Những yếu tố khác như giá trị bền vững ngày càng được người tiêudùng quan tâm.

Dưới đây là sáu phát hiện chính của khảo sát:

* Tình hình tiêm chủng và phương pháp làm việc linh hoạt ảnh hưởng đến tháiđộ lạc quan của người tiêu dùng

- Nhìn chung, 61% đáp viên có cái nhìn lạc quan về tương lai và chỉ 18% là biquan.

- Tình hình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 là động lực chính cho thái độlạc quan 66% đáp viên được tiêm chủng thể hiện thái độ lạc quan về tương lai,so với 43% chưa tiêm chủng.

- Thái độ lạc quan được thể hiện qua phong cách chi tiêu Các đáp viên cho biếthọ có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho nhiều hạng mục hàng hoá trong sáu thángtới, với 41% dự đoàn gia tăng chi tiêu cho nhu yếu phẩm, 33% cho thời trang và30% cho sức khỏe và sắc đẹp.

- Phương pháp làm việc linh hoạt cũng góp phần tạo ra xu hướng lạc quan tronghành vi của người tiêu dùng Các đáp viên làm việc tại nhà lạc quan hơn 10điểm phần trăm so với những đáp viên không làm việc tại nhà Những đáp viên

Trang 18

làm việc theo phương pháp kết hợp lạc quan hơn 9 điểm phần trăm so với nhữngđáp viên bắt buộc làm việc ở nhà hoặc ở văn phòng.

* Mua sắm qua điện thoại thông minh (smartphone) đang ở mức cao kỷ lục- 41% đáp viên cho biết họ mua sắm hàng ngày hoặc hàng tuần qua điện thoạidi động hoặc điện thoại thông minh, so với 39% cách đây sáu tháng và 12% nămnăm trước.

- Hoạt động mua sắm tại cửa hàng đã trở lại mức trước đại dịch: 47% cho biếthọ mua sắm tại cửa hàng hàng ngày hoặc hàng tuần, so với 45% cách đây sáutháng và 41% ngay sau khi đại dịch xảy ra.

- Hơn một nửa không bao giờ sử dụng trợ lý ảo bằng giọng nói tại nhà hoặcthiết bị có thể đeo trên người để mua sắm (tương ứng là 56% và 62%).

* Bảo mật dữ liệu là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nhằm tin với ngườitiêu dùng

- 59% đáp viên cho biết họ quan tâm đến bảo vệ dữ liệu cá nhân hơn trong sáutháng qua.

- Bảo mật dữ liệu có tác động đến xây dựng niềm tin lớn hơn các yếu tố khác.- Các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) không phải là động lực lớnnhất trong xây dựng niềm tin với người tiêu dùng.

- Khoảng 3/4 số đáp viên tin rằng doanh nghiệp đang “thực hiện nghĩa vụ mộtcách đúng đắn" nhưng chỉ 1/4 có niềm tin lớn vào doanh nghiệp trong lĩnh vựcnày.

* Người tiêu dùng quan tâm đến giá trị bền vững hơn bao giờ hết

- 52% đáp viên nói rằng họ thân thiện với môi trường hơn so với 6 tháng trước.Số liệu này đã tăng thêm 2 điểm phần trăm kể từ khảo sát tháng 6/2021.

Trang 19

- Khoảng một nửa số đáp viên chủ động cân nhắc các yếu tố liên quan đến giátrị bền vững khi đưa ra quyết định mua hàng.

- Các đáp viên làm việc tại nhà có khả năng xem xét các yếu tố liên quan đếngiá trị bền vững nhiều hơn các đáp viên làm việc xa nhà 10 điểm phần trăm.

* Tuy nhiên, giá cả và sự thuận tiện vẫn là những yếu tố quan trọng nhất- Gần 70% đáp viên ưu tiên nhận được ưu đãi tốt nhất khi mua sắm tại cửa hànghoặc trực tuyến.

- Hơn một nửa cho rằng dịch vụ giao nhận hàng hiệu quả "luôn luôn" hoặc "vôcùng quan trọng.

- Các yếu tố ESG là ưu tiên thứ yếu so với giá cả và sự thuận tiện.* Người tiêu dùng đi lại nhiều hơn do công việc và giải trí

- Có ít đáp viên làm việc tại nhà hơn so với khảo sát tháng 6/2021 (42% so với46%) Và trong số những đáp viên làm việc tại nhà, một nửa có thể làm việctheo phương pháp hybrid.

- Đáp viên có xu hướng đi du lịch hơn so với 6 tháng trước Ví dụ, 47% nóirằng họ có khả năng lưu trú tại khách sạn trong vòng 6 tháng tới.

- Tỷ lệ đáp viên nói rằng họ sẽ gia tăng chi tiêu tại các nhà hàng trong sáu thángtớiđã tăng từ 26% trong khảo sát tháng 6/2021 lên 30%.

- Hơn một nửa số đáp viên (53%) nói rằng họ mua sắm tại các cửa hàng bán làtại địa phương đáp ứng nhu cầu của họ khi mua sắm tại cửa hàng.

IV.5.2.Nghiên cứu tại Việt Nam

 Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại

Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởngnặng nề đến tất cả các nền kinh tế toàn cầu Kịch bản kinh tế vĩ mô suy yếu, việclàm không ổn định và thu nhập hộ gia đình giảm sẽ khiến người tiêu dùng buộc

Trang 20

phải đánh giá lại các giá trị và ưu tiên của họ cũng như nắm bắt thói quen tiêudùng mới Niềm tin của người tiêu dùng giảm đi cùng với tài chính không đầyđủ, dẫn đến việc phải tiết kiệm để chi tiêu cẩn thận hơn, dành riêng một khoảndự trù phát sinh cho những điều không lường trước được.

Có thể thấy, đại dịch đã thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích vàchuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý.

Xu hướng chi tiêu và sở thích mua sắm

- Mặt hàng được lựa chọn hàng đầu: thực phẩm và sản phẩm y tế Người tiêudùng quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm sản phẩm y tế vì những mặt hàng nàychính là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và duy trì sự sống trướcthực trạng dịch bệnh đang ngày càng lan rộng với những biến thể nguy hiểmhơn.

Theo báo cáo về chỉ số giá thực phẩm trên thế giới của Tổ chức Lương thực vàNông nghiệp Liên hiệp quốc - FAO, chỉ số giá các mặt hàng thực phẩm trongtháng 5/2021 cao hơn 4,8% so với tháng 4/2021 và 39,7% so với cùng kỳ nămngoái do giá dầu, đường và ngũ cốc cùng với giá thịt và sữa tiếp tục tăng cao.

- Tiện lợi: Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như giãn cách, hạn chế tiếpxúc khiến việc đặt hàng trên thiết bị di động, công nghệ và giao hàng tại nơingười tiêu dùng thuận tiện nhận hàng giúp người tiêu dùng mua sản phẩm họcần vào thời điểm họ muốn trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết Các hoạt độngnhư làm việc, mua sắm, giải trí… vẫn được thực hiện mà không cần di chuyểnđến nhiều vị trí, địa điểm.

Người tiêu dùng có thể tối đa hóa thời gian, tăng tính linh hoạt, sử dụng các sảnphẩm và dịch vụ thông qua truy cập từ nhà Do đó, “tiện” đã trở thành một trongnhững tiêu chí tiêu dùng trong xã hội trong bối cảnh “bình thường mới” hiệnnay.

Trang 21

- Tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm: Khủng hoảng sức khỏe ảnh hưởngsâu sắc đến nhu cầu và thói quen mua sắm của mọi người Biến đổi khí hậu, ônhiễm môi trường nặng nề dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đadạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước, ảnh hưởng môi trường sống của cácloài thủy hải sản hay sản xuất nông nghiệp tác động không nhỏ đến nguồncung thực phẩm hàng ngày của con người và còn ảnh hưởng cả đến giá cả hànghóa.

Vì vậy, người tiêu dùng quan tâm hơn về môi trường với tư duy khôi phục hệsinh thái vừa góp phần giảm giá hàng hóa vừa làm cho mọi người sống khỏehơn, sống lâu hơn.

- Mua sắm online: Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiệnlợi từ việc giao – đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúcgia tăng mạnh Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sốngười tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z đang dần trở thànhlực lượng dân số chính hiện nay Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu,mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại.

IV.5.3.Đánh giá

Các bài nghiên cứu trên đều chỉ ra việc chi tiêu của con người phụ thuộc vàocác nhu cầu cá nhân về ăn uống, mua sắm sao cho tiện lợi và sản phẩm tiêu dụngphải chất lượng Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn còn khá chung, chưa thểhiện rõ được mục đích cần nghiên cứu đồng thời chưa chỉ ra được nhiều yếu tốkhác ảnh hưởng đến việc chi tiêu như chi phí nhà ở, chi phí đi lại hay chi phícho việc học và làm việc, Bên cạnh đó, các nghiên cứu chưa đưa ra được nhậnxét cho hiện trạng tiêu dùng hiện nay và cũng chưa đưa ra được giải pháp để chitiêu hợp lý hơn.

Trang 22

V NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊUHÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN

V.1.Xây dựng mô hình nghiên cứu

Để định lượng các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên tạiThành phố Hồ Chí Minh nhóm thực hiện đã dựa vào nguyên cứu liên quan đểlực chọn ra các nhân tố đại diện biến phụ thuộc và biến độc lập cùng dạng môhình nghiên cứu phù hợp.

* Biến phụ thuộc

Được sử dụng trong mô hình là số tiền trung bình mà một sinh viên chi tiêuhàng tháng Hầu hết các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêudùng của cá nhân hay một công ty thậm chí là một đất nước thì nhân tố đượcchọn để làm đại diện cho biến phụ thuộc phổ biến nhất là số tiền chi tiêu hàngtháng Ngoài chi tiêu đại diện này ra trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnhhưởng đến tiêu dùng mà các công ty thực hiện để khảo sát thị trường cũng haydung số sản phẩm tiêu thụ để làm chi tiêu đại diện cho biến phụ thuộc Mọi nhântố làm tăng hay giảm lượng chi tiêu hàng tháng của đối tượng nghiên cứu chínhlà các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên.

* Biến độc lập

Với mục đích nghiên cứu là định lượng các nhân tố tác động đến chi tiêu hàngtháng của sinh viên nên một số chi tiêu đại diện cho các nhân tố này sẽ đượcnhóm nghiên cứu đưa vào mô hình một số nhân tố tác động đến chi tiêu hàngtháng của sinh viên, đây là các nhân tố quen thuộc gần gũi và mang tính chất đạidiện phù hợp cho mục đích nghiên cứu Theo đó, các nhân tố đã được chọn là:học tập, mua sắm, nơi ở, giải trí, di chuyển (đi lại).

→ Do đó, mô hình nghiên cứu được xây dựng cho dự án này như sau:

Trang 23

Hình 1: Mô hình các nhân tố tác động đến việc chi tiêu hàng tháng của sinh viênkhi vào đại học

Bên cạnh đó, các nhân tố như hỗ trợ từ gia đình, thu nhập từ việc làm thêm,giới tính hay tính cách cũng có những tác động nhất định đến quyết định chi tiêuhàng tháng của sinh viên.

Mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên khi vào đại học Học

Mua sắm

Nơi ở

Giải trí

Đi lại

Ngày đăng: 25/05/2024, 17:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Mô hình các nhân tố tác động đến việc chi tiêu hàng tháng của sinh viên khi vào đại học - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
Hình 1 Mô hình các nhân tố tác động đến việc chi tiêu hàng tháng của sinh viên khi vào đại học (Trang 23)
Hình 2:  Mô hình các nhân tố tác động đến  mức chi tiêu hàng tháng  của sinh viên - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
Hình 2 Mô hình các nhân tố tác động đến mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên (Trang 24)
Bảng 5.2. Mô tả các biến - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
Bảng 5.2. Mô tả các biến (Trang 24)
Bảng 7.1. Thống kê mẫu theo giới tính - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
Bảng 7.1. Thống kê mẫu theo giới tính (Trang 30)
Bảng 7.2. Thống kê mẫu theo bậc đại học - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
Bảng 7.2. Thống kê mẫu theo bậc đại học (Trang 30)
Bảng 7.4. Thống kê mẫu theo khoản thu của sinh viên - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
Bảng 7.4. Thống kê mẫu theo khoản thu của sinh viên (Trang 32)
Đồ thị biểu diễn: - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
th ị biểu diễn: (Trang 33)
Bảng 7.5. Thống kê mẫu theo mức độ hài lòng - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
Bảng 7.5. Thống kê mẫu theo mức độ hài lòng (Trang 34)
Đồ thị biểu diễn: - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
th ị biểu diễn: (Trang 34)
Bảng 7.6. Thống kê mẫu theo mức độ chi tiêu của từng mục đích - tiểu luận chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêuhàng tháng của sinh viên khi vào đại học
Bảng 7.6. Thống kê mẫu theo mức độ chi tiêu của từng mục đích (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w