Mục tiêuChúng em sẽ dựa vào bảng số liệu doanh thu của Tập đoàn Công nghệ APPLE trong 2năm 2020-2021 để độc lập đánh giá và định hướng chiến lược tăng trưởng cho thị phần cho Tập đoàn cô
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH MA TRẬN BCG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ APPLE
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Vũ Tiến Đạt Lớp: DHQT19CTT
Nhóm: Từ Thiện Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
I Đặt vấn đề 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 5
II Giới thiệu về ma trận BCG 5
1 Tìm hiểu BCG là gì? 5
2 Mục đích xây dựng 6
3 Các phần của ma trận BCG 7
4 Các bước xây dựng ma trận BCG 8
5 Chiến lược áp dụng ma trận BCG 9
6 Ưu và nhược điểm của ma trận BCG 9
III Giới thiệu về công ty APPLE 10
IV Phân tích các đơn vị kinh doanh trong tập đoàn 12
1 Smartphone 12
2 Laptop 13
3 Máy tính bảng 14
4 Đồng hồ thông minh 14
5 Tai nghe 15
6 Dịch vụ 15
7 Loa
V Các đề xuất giải pháp cho công ty APPLE 16
1 Ma trận BCG của Apple 16
2 Giải pháp cho các sản phẩm của Apple 17
3 Giải pháp cho các hạn chế 20
VI Kết luận 21
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập, tìm kiếm và nghiên cứu đồng thời trao dồi nhiều kiến thức
bổ ích, nhóm chúng em đã hoàn thành đề tài “Phân tích ma trận BCG và đưa ra giải pháp cho công ty APPLE”
Và trên hết, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy Vũ Tiến Đạt đã đưa đề tài vàhướng dẫn chúng em tận tình, truyền đạt những kiến thức nền tảng chuyên sâu và đồng thời thầy đã đưa ra cho chúng em những lời khuyên bổ ích để giúp nhóm chúng em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất
Hồ Chí Minh, ngày, tháng, năm
Nhóm thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Thủy Tiên – DHQT19CTT – 23659041Nguyễn Thị Kim Thi – DHQT19CTT – 23671041Phan Thị Ngọc Hân – DHQT19CTT – 23670041
Lê Đình Minh – DHQT19CTT – 23670941Phạm Cao Đình Lâm – DHQT19CTT – 23668451Nguyễn Ngọc Thùy Trâm – DHQT19CTT – 23671581
Trang 4ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MA TRẬN BCG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠI
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ APPLE
I Đặt vấn đề
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đều biết được tầm ảnh hưởng rộng lớn của Apple trong ngành công nghiệp smartphone, Apple đã tạo ra một làn sóng thay đổi hoàn toàn ngành công nghệ và góp phần thúc đẩy thế giới phát triển Apple có hàng loạt các sản phẩm nổi tiếng như: Iphone, iPad, AirPods, MacBook, Apple Watch, Iphone chính là phát súng đầu tiên
nổ ra cuộc chạy đua về điện thoại thông minh Vô số các hãng điện thoại liên tục đổi mới, cập nhập tính năng để có thể ra mắt cho người tiêu dùng Nhưng để có thể cạnh tranh được với Apple buộc họ phải cố gắng rất nhiều, hàng năm Apple liên tục không ngừng nghỉ cho ra mắt các sản phẩm mới, và mới đây họ đã tung ra thị trường Iphone
15 cùng với Apple Watch series 9 Đây là một bước tiến quan trọng hướng đến mục tiêu tất cả sản phẩm của họ đều trung hòa carbon vào năm 2030 Tuy nhiên có được thành công thì chắc chắn không thể không có mặt của sự thất bại, vì thế chúng em quyết định sẽ chọn Tập đoàn Công nghệ Apple làm chủ đề để sử dụng ma trận BCG
2 Mục tiêu
Chúng em sẽ dựa vào bảng số liệu doanh thu của Tập đoàn Công nghệ APPLE trong 2năm (2020-2021) để độc lập đánh giá và định hướng chiến lược tăng trưởng cho thị phần cho Tập đoàn công nghệ Apple
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trang 5+ Về nội dung: Bài tiểu luận sẽ tập trung vào việc giới thiệu về ma trận BCG, công
ty và các SBU trong công ty Apple tìm ra những điểm mạnh để tiếp tục đầu tư và phát triển, đối với các điểm trung bình và yếu thì xem xét lại nên đầu tư hay loại
bỏ Đề xuất ra các giải pháp phù hợp giúp công ty phát triển bền vững
+ Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi công ty Apple
+ Về thời gian: Từ ngày 20/09/2023 đến ngày 11/11/2023
4 Phương pháp nghiên cứu
- Từ kết quả doanh số đã tìm được của Tập đoàn Công nghệ Apple, xác định hai thông số quan trọng bao gồm: Tỷ lệ tăng trưởng ngành % và thị phần tương đối của doanh nghiệp
- Xác định các SBU của doanh nghiệp, sau đó lập bảng số liệu doanh số của Tập
đoàn Công nghệ Apple
- Biểu diễn các SBU trên mô thức BCG bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào
4 nhóm, phân tích vị trí các sản phẩm này trên thị trường để đề xuất ra giải pháp mới cho doanh nghiệp
II Giới thiệu về ma trận
1 Tìm hiểu về ma trận BCG
Ma trận BCG là gì?
BCG – là từ viết tắt của “Boston Consulting Group", hỗ trợ các công ty xây dựng chiến lược tăng trưởng thị phần bằng cách phân tích các danh mục sản phẩm Điều này cho phép các công ty quyết định liệu họ nên loại bỏ hay tiếp tục đầu tư vào sản phẩm đó hay không
Ma trận BCG và SWOT đã được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ từ năm 1968 Nếu SWOT tập trung vào phân tích tiềm lực nội tại của doanh nghiệp để đánh giá cơ hội
và thách thức, thì BCG phân loại các sản phẩm thành nhiều nhóm khác nhau.Một ma trận BCG hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố, tương tự 4 góc phần tư: Ngôi sao (Stars), bò sữa (Cash Cows), dấu chấm hỏi (Question marks) và con chó (Dogs)
Trang 6Tác giả của ma trận BCG
Boston Consulting Group, một công ty tư vấn chiến lược của Mỹ được thành lập bởi Bruce Henderson vào năm 1963, là tác giả của ma trận BCG Trong số ba công ty tư vấn chiến lược kinh doanh lớn nhất trên thế giới, McKinsey, Boston Consulting Group và Mercer
Trong suốt gần bốn mươi năm phát triển, The Boston Consulting Group đã phát triển thành một công ty cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn với sự tập trung vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, viễn thông khu vực và FMCG Công ty hiện đã có mặt tại 38 quốc gia và khu vực, với các văn phòng tại 66 thành phố trên thế giới, với hơn 4.000 chuyên gia tư vấn
2 Mục đích xây dựng
Lý thuyết ma trận BCG được xây dựng giúp cho các doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp mình bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm, xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hay loại bỏ
Ma trận BCG này sẽ phân tích các khía cạnh của ma trận tương ứng với trục tung và trục hoành đó là:
- Trục hoành: Thị phần (Market share), sản phẩm có thị phần cao hoặc thấp
- Trục tung: Tăng trưởng thị trường (Market Growth), có triển vọng tăng trưởng chokhách hàng nhưng tiềm năng trên thị trường thì không (khả năng tạo ra tiền của sản phẩm)
- Có 4 ô bên trong ma trận, tương ứng với hình ảnh:
+ Dấu chấm hỏi (Question Marks): Thị phần thấp, tăng chậm, thị phần bấp bênh.+ Ngôi sao (Stars): thị phần cạnh tranh cao và tăng trưởng nhanh
+ Con bò sữa (Cash Cows): là thị phần có lợi nhất, chiếm thị phần cao nhưng tốc
độ tăng trưởng thấp
+ Con chó (Dogs): Thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng thấp
Trang 73 Các phần của ma trận BCG
- Góc ngôi sao (Stars):
+ Các sản phẩm ở các thị trường tăng trưởng cao và chiếm một phần đáng kể củathị trường đó được coi là “ngôi sao” và cần được đầu tư nhiều hơn SBU Ngôi Saonằm ở góc phần tư phía trên bên trái, thường là các sản phẩm tạo ra thu nhập caonhưng cũng tiêu tốn một lượng vốn lớn của công ty
+ Nếu một sản phẩm dẫn đầu thị trường nằm trong SBU Ngôi Sao, thì cuối cùngsản phẩm đó cũng sẽ trở thành một sản phẩm nằm trong SBU Con Bò khi tốc độtăng trưởng chung của thị trường giảm xuống
- Góc con bò sữa (Cash Cows):
+ Các sản phẩm ở các khu vực tăng trưởng thấp nhưng công ty có thị phần tương đối lớn được xếp vào SBU Con Bò Do đó, doanh nghiệp nên “vắt sữa bò” càng lâu càng tốt SBU Con Bò nằm ở góc phần tư phía dưới bên trái, thường là sản phẩm dẫn đầu ở các thị trường đã trưởng thành
+ Nói chung, những sản phẩm này tạo ra lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng củathị trường và tự duy trì từ góc độ dòng tiền Những sản phẩm này nên được tận dụng càng lâu càng tốt Giá trị của những sản phẩm nằm trong SBU Con Bò có thểđược tính toán dễ dàng vì các mô hình dòng tiền của chúng rất dễ dự đoán.+ Trên thực tế, những sản phẩm trong vùng này có tỷ trọng tiền mặt cao, tăng trưởng thấp nên được “vắt kiệt” để lấy tiền nhằm tái đầu tư vào các “ngôi sao” có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai
- Góc dấu chấm hỏi (Question Marks): Các sản phẩm nằm trong SBU Dấu Hỏi
Chấm thường nằm ở những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhưng công ty không duy trì được thị phần lớn Các sản phẩm được phân vào SBU này thường phát triển nhanh nhưng tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên của công ty Do đó các
Trang 8sản phẩm này nên được phân tích thường xuyên và chặt chẽ để xem liệu chúng có đáng để duy trì hay không.
- Góc con chó (Dogs): Nếu sản phẩm của một công ty có thị phần thấp và tốc độ
tăng trưởng thấp, thì sản phẩm đó được xếp vào SBU Con Chó và cần được bán, thanh lý hoặc định vị lại Sản phẩm trong vùng này không tạo ra nhiều doanh thu cho công ty vì chúng có thị phần thấp và hầu như không tăng trưởng Chính vì thế,những sản phẩm này có thể trở thành những cái bẫy thắt chặt tiền của công ty trong thời gian dài, gây thoái vốn nghiêm trọng
4 Các bước xây dựng ma trận BCG
Trước tiên cần phải xác định hai thông số rất quan trọng đó là: tỉ lệ tăng trưởng ngành
% và thị phần tương đối của doanh nghiệp
Công thức: thị phần tương đối A = thị phần tuyệt đối A/ thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh
- Xác định các SBU của doanh nghiệp: mỗi SBU là một vòng tròn trên mặt phẳng BCG nhưng chúng lại có độ lớn tỉ lệ thuận với mức đóng góp của SBU trong tổng toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp
- Biểu diễn các SBU trên mô thức BCG: nhằm mục đích xác định vị trí của các BCG trên ma trận thì xác định được hai thông số: tỷ lệ tăng trưởng và thị phần tương đối của SBU
Trang 95 Chiến lược áp dụng ma trận BCG
- Build (Xây dựng): Chiến lược này áp dụng cho ô “Dấu chấm hỏi” Doanh nghiệp
cần được củng cố SBU bằng cách đầu tư và tăng trưởng của thị phần Phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm tới mục tiêu dài hạn khi áp chiến lược này
- Hold (Chiến lược giữ): Áp dụng cho ô “Bò sữa” với mục đích tối đa hóa khả
năng sản sinh lợi nhuận và tiền bạc
- Divest (Từ bỏ): Áp dụng cho ô “Con chó” hay ô “ Dấu chấm hỏi” nhưng chưa
chắc trở thành ô “Ngôi sao”, với mục đích là từ bỏ một bộ phận kinh doanh hoặc những sản phẩm không mang lại lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí Và tăng giámặc dù nó ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh lâu dài
6 Ưu và nhược điểm của ma trận BCG
- Ưu điểm: Những lợi thế hàng đầu của ma trận BCG có thể kể đến:
+ Dễ áp dụng: Nhà hoạch định có thể hiểu và áp dụng được ngay mô hình BCG nhờ
sơ đồ phân tích đơn giản Không mất quá nhiều thời gian nghiên cứu vì ma trận này tập trung chủ yếu vào sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 10+ Xác định hiệu quả: Sử dụng BCG là biện pháp tiện lợi giúp doanh nghiệp xác
định được đâu là lĩnh vực tiềm năng Từ đó tập trung phát triển để mang lại hiệu quả doanh thu tốt hơn
+ Tối ưu đầu tư: Sau khi xác định được đâu là những danh mục cần loại bỏ, doanh
nghiệp có thể tập trung vào những danh mục có tiềm năng phát triển, giúp thu được dòng tiền lớn với chi phí đầu tư tối thiểu
- Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm kể trên, BCG cũng tồn tại vài nhược điểm
nhất định:
+ Phạm vi đánh giá: Điểm hạn chế lớn nhất của BCG chính là bỏ qua các khía cạnhkinh doanh khác mà chỉ tập trung vào hiệu quả hiện tại mà danh mục đó mang lạicho doanh nghiệp
+ Không phù hợp với mô hình kinh doanh phức tạp: Việc áp dụng BCG không
thực sự mang lại hiệu quả cho các mô hình kinh doanh phức tạp Vì BCG chủ yếuchỉ xét đến 3 tiêu chí là thị phần, tốc độ tăng trưởng và dòng tiền nên không đưa rađược giải pháp tối ưu cho nhiều trường hợp khác nhau
III Giới thiệu về Tập đoàn Công nghệ Apple
Apple Inc (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, tiểu bang California Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007 Có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phầnmềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc, chương trình nghe nhạc iTunes, đặc biệt là điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad Nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu
là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh
Apple là một trong những nhà sáng lập quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực IT, gần đây nhất là những sản phẩm, giải trí và tiêu dùng Ngoài những sản phẩm truyền
Trang 11thống như máy tính Macintosh, Apple còn cho ra mắt máy nghe nhạc kỹ thuật số Ipod
và các dịch vụ liên quan rất thành công qua iTunes
Trong thế giới máy tính, Apple tập trung vào những ngành nghề đầy sáng tạo (liên quan đến in ấn, âm nhạc, phim và video), giáo dục dành cho khách hàng trong nước, các văn phòng nhỏ,
Apple đang phát triển mạnh trong vài năm qua, đặc biệt là trong thế giới PC Số ngườitiêu dùng yêu thích hệ điều hành Mac OS X gia tăng đáng kể, đây là một hệ điều hành
dễ sử dụng, được phát triển dựa trên hệ điều hành Linux
Hiện tại thì số lượng các cửa hàng Apple tiếp tục phát triển
Mỗi thương hiệu, công ty dù lớn hay nhỏ đều có tầm nhìn và sứ mệnh của riêng mình
và Apple cũng không phải là một thương hiệu nằm trong ngoại lệ:
Apple không chỉ thu hút người tiêu dùng bằng sự nhất quán về thương hiệu toàn cầu, các sản phẩm kiểu dáng đẹp mà còn đáp ứng được cảm xúc của người mua Thông điệp “Think Different” của Apple cho thấy thương hiệu này luôn đặt mục tiêu đi đầu
về sự sáng tạo, cố gắng kết nối cảm xúc với khách hàng, tạo ra một thương hiệu biểu thị sự tiến bộ, đổi mới và sáng tạo
Tầm nhìn:
Tuyên bố mà tân chủ tịch Tim Cook gửi tới nhân viên Apple và khách hàng trên toàn thế giới
Trang 12“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có mặt trên hành tinh này để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời và điều này không thay đổi Chúng tôi kiên quyết tập trung vào đổi mới.”.
“Chúng tôi tin rằng tôi phải kiểm soát và sở hữu các công nghệ chính đằng sau sản phẩm chúng tôi sản xuất, chỉ tham gia vào các thị trường mà chúng tôi có thể đóng góp đáng kể.”
Ý nghĩa logo của Apple với hình ảnh quả táo cắn dở?
Có lẽ, việc sử dụng hình ảnh Táo khuyết làm logo là điều mà không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ Thực tế thì Táo khuyết là thiết kế của Rob Janoff Ban đầu, anh cho ra 2
phương án là một quả táo hoàn toàn bình thường và một quả táo bị khuyết đi Lý giải
về việc đưa ra bản thiết kế Táo khuyết thì Rob chia sẻ rằng bởi quả táo bình thường trông sẽ rất giống với quả cherry Và anh chỉ muốn tạo ra một sự khác biệt với hình ảnh táo khuyết mà thôi
Điều này đã tạo được sự hấp dẫn đối với Steve Jobs khi hình ảnh này thực sự đáp ứng được mong muốn của ông, vừa cá tính lại vừa có sự khác biệt Với Steve thì mọi thứ trên đời này đều không hoàn hảo, kể cả một trái táo bình thường đi chăng nữa Thêm vào đó, hình ảnh Táo khuyết cũng rất phù hợp với châm ngôn làm việc của ông - Think Different
Trải qua hơn 40 năm, cho đến ngày nay, hình ảnh táo khuyết đã trở thành một thương hiệu khó có thể thay thế và là một trong những biểu tượng hàng đầu của lĩnh vực côngnghệ Mặc dù có sự thay đổi qua các năm nhưng đó chỉ là màu sắc bên ngoài mà thôi, còn về hình ảnh thì vẫn được giữ nguyên cho đến thời điểm hiện nay
IV Phân tích các đơn vị kinh doanh trong tập đoàn
1 Smartphone
iPhone: Đây là dòng sản phẩm smartphone rất nổi tiếng của Apple iPhone chạy trên
hệ điều hành iOS và được cải tiến qua các phiên bản khác nhau, từ iPhone cơ bản đếncác phiên bản cao cấp như iPhone Pro hay iPhone Pro Max