Trò chơi học tập là một hình thức dạy học bằng hoạt động rất lôi cuốn, hấpdẫn học sinh, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học, đáp ứng yêucầu dạy học phát triển năng lực
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG HIỆU QUẢ “TRÒ CHƠI HỌC TẬP”
Trang 21.3 Đối tượng nghiên cứu 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 52.3 Các giải pháp đã sử dụng đề giải quyết vấn đề 62.3.1 Quy trình sử dụng trò chơi học tập trong dạy học 62.3.2 Minh họa việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần vật
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục. 19
Trang 31 MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt Nam trên con đường hội nhập và pháttriển, đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức
cần thiết Luật giáo dục, Điều 28.2 nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Nền giáo dục mới đòi hỏi
không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức nhân loại đã tìm ra mà còn phảibồi dưỡng cho học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức
là đào tạo những con người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọngcủa cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học cơ sở Mụctiêu, chương trình, nội dung dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạyhọc và sử dụng những phương pháp dạy học mới Trong những năm gần đây,các trường THCS đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học
và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của học sinh.Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huytính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiềuhơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lạiniềm vui hứng thú học tập cho học sinh Muốn vậy người giáo viên phải linhhoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phươngpháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất bởi không có mộtphương pháp dạy học nào là vạn năng cả
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từnền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáodục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sángtạo của người học Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học
là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, nănglực cộng tác làm việc của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trongcải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông
Qua những năm thực hiện triển khai đại trà chương trình thay sách giáokhoa mới cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các phương pháp dạyhọc đặc trưng của môn KHTN đã thực sự ổn định và đi vào chiều sâu Song hầuhết các giáo viên đều mới chỉ quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạyhọc mà ít chú ý tới đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, do vậy họcsinh cảm thấy tiết học nặng nề, chất lượng tiết dạy còn bị hạn chế
Cũng như các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông, môn KHTN là bộmôn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đi từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng Vì vậy trong giờ dạy sinh học nếu ngườithầy không tìm cách tổ chức một giờ dạy học sao cho hợp lý sinh động hấp dẫn,
Trang 4thì rất khó lôi cuốn được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công thứckhô khan.
Học sinh cấp THCS cũng khá tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới,muốn khẳng định mình, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độclập, muốn thử sức mình thích học mà chơi, chơi mà học nên việc tổ chức cáctrò chơi trong dạy học chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh,hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp kháiquát hóa kiến thức, khả năng suy luận phán đoán, rèn luyện tác phong nhanhnhẹn của học sinh
Trò chơi học tập là một hình thức dạy học bằng hoạt động rất lôi cuốn, hấpdẫn học sinh, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học, đáp ứng yêucầu dạy học phát triển năng lực cho người học hiện nay Sử dụng Trò chơi họctập trong dạy học là phù hợp với tâm - sinh lí lứa tuổi của học sinh phổ thông,tạo hứng thú học tập cho các em, giảm bớt sự căng thẳng mà vẫn có thể vẫn đạtđược hiệu quả nhận thức Tổ chức Trò chơi học tập là một phương pháp dạy họctích cực, đã được nhiều gioá viên vận dụng vào dạy học, giúp học sinh lĩnh hộikiến thức một cách hứng thú, vui vẻ, thoải mái, làm cho chất lượng dạy họcđược nâng cao Đồng thời, thông qua Trò chơi học tập có thể phát triển ở họcsinh các năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức, sử dụng côngnghệ thông tin
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và để góp phần hoàn thiện và nâng caocác phương pháp dạy học tích cực học tập trong dạy học môn KHTN Với mongmuốn tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần hoàn thành mục tiêu nâng
cao chất lượng giáo dục, tôi chọn chủ đề: “Vận dụng hiệu quả trò chơi học tập để tạo hứng thú học phần vật sống – môn Khoa học tự nhiên 6 ở trường THCS Thị trấn Cành Nàng”, làm SKKN trong năm học 2023 -
2024
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết, trò chơi học tập có vai trò rất quan trọng trong việcgiúp học sinh học tập vì trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn vớihoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khaithác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học Trò chơi học tập khôngchỉ có tác dụng đối với học sinh mà đối với giáo viên cũng có nhiều thuận lợi Đối với học sinh thì trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệlẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức như sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, hamhọc hỏi, ham tìm tòi; phát huy các kĩ năng, năng lực như quan sát, phân tích, sosánh, xử lí tình huống; đồng thời các em được rèn tính mạnh dạn, nhanh nhẹn,cởi mở, rèn kĩ năng học tập hợp tác và tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn
Đối với giáo viên thì việc tổ chức trò chơi học tập giúp giáo viên khôngphải giảng giải, truyền đạt tri thức nhiều mà chỉ cần tổ chức, hướng dẫn và theodõi, ghi nhận mặt tốt, bổ sung những thiếu sót của các em Qua trò chơi, giáoviên có thể kiểm tra, nắm bắt tình hình học tập của các em một cách cụ thể,
Trang 5chính xác để có biện pháp giúp các em rèn luyện, phát huy Bên cạnh đó, tròchơi còn tạo được sự hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được khôngkhí suy nghĩ căng thẳng, mệt mỏi, làm thay đổi không khí lớp học, tiết học trởnên vui vẻ, nhẹ nhàng, thân thiện, gắn liền với mục tiêu “Học mà chơi, chơi màhọc”.
Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học mang lại cho học sinh nhiều
cơ hội khám phá những điều kì diệu của thế giới tự nhiên Chính vì vậy, việc sửdụng trò chơi học tập trong dạy học môn KHTN sẽ giúp cho nội dung dạy họctrở nên hấp dẫn, từ đó người học hứng thú học tập và nâng cao chất lượng dạyhọc; học sinh nhớ lâu và biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cáctình huống giải quyết vấn đề cụ thể Vì vậy tôi chọn đề tài này với những mục đíchsau:
- Góp phần nâng cao chất lượng giờ học, tạo hứng thú môn học
- Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học, không biết cách học mônKHTN ở trường hiện nay
- Nâng cao năng lực tự học và tìm tòi, sáng tạo, chủ động trong học tập
- Phát huy tính tích cực trong giờ học
- Để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tạo hứngthú cho học sinh khi đến trường, đến lớp
- Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên hứng khởi trong dạy môn KHTN
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các trò chơi học tập để cải thiện chất lượng khi
dạy phần vật sống - KHTN 6 (Bộ sách Cánh diều)
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 Trường THCS Thị Trấn Cành Nàng,
Bá Thước
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp; Phân loại - hệ thống hoácác vấn đề lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Phương pháp điều tra; PP quan sát, dự giờ các hoạt động giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: hồ sơ hoạt động giáo dục
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu được
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1 Khái niệm “trò chơi học tập”
Có nhiều quan điểm khác nhau về Trò chơi học tập Theo Từ điển tiếngViệt: Trò chơi là hoạt động đưa ra để vui chơi, giải trí Trò chơi chính là hoạt
Trang 6động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định, có nhiều người thamgia và có những quy định, luật lệ buộc người tham gia phải tuân theo.
Theo Nguyễn Ngọc Trâm (2003)[1] cho rằng: Trò chơi học tập (TCHT) làmột trong những phương tiện hiệu quả để phát triển các năng lực trí tuệ, trong
đó có khả năng khái quát hóa là một năng lực đặc thù của con người Theo LêThị Thanh Sang[2]: Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trước,hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằmphát triển các năng lực trí tuệ cho trẻ, trong đó có nội dung học tập được kết hợpvới hình thức chơi Như vậy, theo đa số các nhà lí luận dạy học cho rằng, tất cảnhững trò chơi gắn với việc dạy học đều được gọi là TCHT TCHT thực chất làmột trò chơi có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ Từ đó, có thểhiểu TCHT là trò chơi mà các thao tác trong trò chơi chính là nội dung học tập,mang tính sáng tạo, khám phá tri thức cao, HS được trải nghiệm hoặc tạo ra cáctình huống có vấn đề, từ đó kích thích hoạt động nhận thức và rèn luyện kĩ năng
để phát triển một cách toàn diện cả về tri thức, nhân cách và thể chất
2.1.2 Vai trò của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học.
Việc sử dụng TCHT trong dạy học được coi là một hình thức tổ chức dạyhọc mới, cần được phát huy thường xuyên trong giảng dạy Khi kết hợp giữachơi và học chính là làm thay đổi hình thức, phương pháp dạy học, giúp nhữngkiến thức trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, tạo không khí lớp học sôi động, thuhút sự tập trung của học sinh Học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng,hứng khởi Đây cũng là tiền đề để xây dựng động cơ bên trong cho các em nhằmđem lại hiệu quả cao trong dạy học
Nếu trong quá trình dạy học, các TCHT được sử dụng hợp lí sẽ thúc đẩymột cách tự nhiên tính năng động, tạo tâm lí thoải mái và tính tích cực tham giahọc tập của học sinh, giúp các em dễ ghi nhớ kiến thức Trong quá trình chơi,học sinh sẽ được nâng cao cơ hội giao lưu hợp tác, phát triển ngôn ngữ, gắn kếttình cảm giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giúp học sinh pháttriển kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đàm phán và thương lượng,
Tạo không khí học tập tích cực, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức trên cơ sởkết nối kiến thức cũ, mở rộng và chọn lọc kiến thức, từ đó hình thành động cơhọc tập, khơi dậy ở học sinh trí tò mò, lòng ham hiểu biết, sự yêu thích môn học
2.1.3 Các nguyên tắc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học.
- Đảm bảo tính khoa học: Nội dung kiến thức phải đảm bảo tính khoa học,
đúng với bản chất của sự vật, hiện tượng mà học sinh cần nghiên cứu Nguyêntắc này yêu cầu học sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản về các lĩnh vựckhoa học tự nhiên và xã hội thông qua việc hướng dẫn của giáo viên trong quátrình dạy học; hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học; rèn luyện các
kĩ năng và phương pháp học tập; đồng thời dần làm quen với phương phápnghiên cứu, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học
- Đảm bảo tính giáo dục và sư phạm: Dạy học không chỉ để mang lại tri
thức mà rèn luyện kĩ năng, phẩm chất đạo đức, phát triển tính tư duy sáng tạo
Trang 7của học sinh Vì vậy, khi xây dựng trò chơi cần bảo đảm tính sư phạm, tính giáodục, giúp người học vừa học, vừa chơi.
- Đảm bảo tính mục tiêu: Khi xây dựng TCHT cần căn cứ vào mục tiêu và
nội dung dạy học Thông thường, trong một tiết học không nên tổ chức quánhiều trò chơi, giáo viên cần xây dựng và lựa chọn sao cho phù hợp với mụctiêu, nội dung trọng tâm của bài học
- Đảm bảo tính vừa sức: Khi xây dựng TCHT cần căn cứ vào trình độ, khả
năng và năng lực nhận thức hiện có của học sinh Nhờ đó mà TCHT đảm bảotính hấp dẫn và phát huy được khả năng học tập của học sinh Trò chơi quá dễhoặc quá khó sẽ không thu hút được học sinh tham gia
- Đảm bảo tính khả thi: Trò chơi cần phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
thực tiễn của lớp học, trường học (về quỹ thời gian, không gian, các phương tiệncần thiết cho trò chơi) để đảm bảo tính khả thi, có thể thực hiện được trong quátrình dạy học
- Đảm bảo tính hiệu quả: TCHT cần đảm bảo tính hiệu quả khi thông qua
trò chơi, người dạy có thể thu hút được sự chú ý của học sinh tới bài học, đạtđược những mục tiêu đề ra Người học có thể phát huy tính tích cực, chủ động,
tự giác học tập, lĩnh hội kiến thức
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với giáo viên:
Khi dạy học chương trình mới là chương trình phát triển sâu về thực hành,vận dụng, tuy nhiên đồ dùng cho môn KHTN chưa có đầy đủ, hầu hết là đồdùng giáo viên tận dụng từ các phân môn, nhiều đồ dùng trong SGK không có
để dạy cho học sinh là một trở ngại rất lớn
Việc tổ chức trò chơi trong giờ học phân môn Sinh học trong môn KHTN 6
ở các trường THCS chưa được nhiều giáo viên quan tâm Nhiều giáo viên quanniệm rằng giờ học phần vật sống không nên tổ chức trò chơi vì gây ồn ào dễ ảnhhưởng đến việc học tập của lớp khác Giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiềuthời gian, có thể ảnh hưởng đến nội dung của tiết dạy Đôi khi giáo viên còn chorằng học sinh lớp 6 đã lớn không như học sinh tiểu học, mà còn tổ chức trò chơi.Với đặc thù của môn KHTN đặc biệt là phần vật sống, là bộ môn khoa họcthực nghiệm Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dungbài học trong phần vật sống cũng không phải là vấn đề quá khó, đặc biệt là đốivới chương trình phần vật sống thì chỉ phải cần 5 đến 7 phút là giáo viên có thể
tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng
cố kiến thức đã học hoặc thực hiện trong những buổi ngoại khóa Ngoài ra, còngiáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập phần vật sống, gây đượchứng thú học tập bộ môn từ đó đem lại thành công cho tiết dạy của phần vậtsống
Trang 8* Đối với học sinh:
Khi học bộ môn KHTN đặc biệt là phần vật sống, học sinh vẫn còn thụđộng trong tiếp thu kiến thức, việc thực hiện theo các yêu cầu đổi mới phươngpháp học chủ động, tích cực, sáng tạo vẫn còn hạn chế, chưa chủ động trongviệc tự hình thành kiến thức cốt lõi của từng nội dung sau khi được thảo luận,nghiên cứu để tự rút cho mình kiến thức cần thiết nhất
Trước khi thực hiện áp dụng SKKN và cũng như chưa tiến hành đưa tròchơi vào giảng dạy môn KHTN 6 này, tôi đã khảo sát học sinh qua phiếukhảo sát và thu được kết quả như sau:
* Kết quả khảo sát mức độ hứng thú học môn KHTN của HS lớp 6C trong
* Kết quả khảo sát qua bài kiểm tra đối với phân môn Sinh học-môn KHTN
của HS lớp 6C trong năm học 2023- 2024 (cuối tháng 09/2023) Bảng 2
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1 Quy trình sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị.
Bước 1: Lên ý tưởng, lựa chọn trò chơi
Để tiến hành tổ chức một TCHT cho học sinh trong quá trình dạy học phầnvật sống môn KHTN, giáo viên cần lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với nộidung của bài học Giáo viên cần nghiên cứu các nguồn tài liệu sách giáo khoa,sách giáo viên, báo, tạp chí, để định hướng trước trò chơi này sẽ phục vụ cho nộidung nào trong bài, tìm hiểu được cách thức tổ chức trò chơi như thế nào, từ đógiúp tiết học đạt được hiệu quả tốt nhất Để lựa chọn trò chơi, cần căn cứ vàocác yếu tố sau:
+ Mục tiêu của bài học;
+ Nội dung kiến thức cần thực hiện;
+ Những hoạt động tương ứng với nội dung nêu trong bài học
- Bước 2 Tìm hiểu kiến thức, kinh nghiệm của học sinh:
Giáo viên cần tìm hiểu học sinh đã học và tích lũy được những mảng kiến
Trang 9thức nào, yếu ở nội dung kiến thức nào, hoặc cần nâng cao, mở rộng kiến thứcnào, từ đó lựa chọn trò chơi phù hợp với mức độ kiến thức của các em.
- Bước 3 Nghiên cứu thực tế:
Giáo viên cần biết rõ những điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, củalớp học, không gian tổ chức trò chơi, những đồ dùng học tập sẵn có hoặc tự làm
ra các vật dụng cần thiết phục vụ cho việc tổ chức trò chơi
Giai đoạn 2: Lựa chọn trò chơi, xác định mục tiêu của trò chơi và điều kiện, phương tiện chơi.
- Bước 1 Lựa chọn trò chơi:
Sau khi đã chuẩn bị trò chơi, giáo viên phải lựa chọn một trò chơi để tổchức cho học sinh Việc lựa chọn trò chơi phải đáp ứng mục đích, yêu cầu, nộidung của bài học, giúp học sinh lĩnh hội nội dung kiến thức bài học, tạo hứngthú giúp các em tích cực tham gia xây dựng bài và khắc sâu kiến thức; lựa chọntrò chơi cũng phải phù hợp với dung lượng kiến thức bài học, phù hợp với đặcđiểm lứa tuổi, vừa sức với học sinh
- Bước 2 Xác định mục tiêu của trò chơi đã chọn, cần trả lời được câu hỏi:
Chơi trò này để làm gì? Học sinh học được gì qua trò chơi này? Thông qua tròchơi, học sinh rèn luyện được những kĩ năng gì? Phát triển những năng lựcnào?
- Bước 3: Chuẩn bị điểu kiện và phương tiện chơi
Sau khi đã chọn được trò chơi phù hợp, để quá trình tổ chức TCHT đượcdiễn ra thuận lợi, GV cần chuẩn bị các yếu tố sau:
+ Nghiên cứu kĩ luật chơi: Xác định rõ các quy định với những người thamgia chơi, vai trò của các thành viên tham gia được xác định cụ thể;
+ Nghiên cứu kĩ cách chơi, cách thức tổ chức trò chơi, xác định tiến trìnhcủa trò chơi và những điều kiện, phương tiện cần thiết để TCHT có thể thực hiệnđược;
+ Thiết kế bài học, chuẩn bị địa điểm, điều kiện và phương tiện chơi Khithiết kế bài học có sử dụng TCHT, giáo viên cần lồng ghép các hoạt động tươngứng với tiến trình của hoạt động chơi của học sinh được chia thành các hànhđộng cụ thể và xác định mục tiêu tương ứng Đặc biệt, giáo viên cần xác định rõmục tiêu của việc sử dụng TCHT trong kế hoạch dạy học
* Giai đoạn 3: Tổ chức trò chơi.
- Bước 1: Xác định cấu trúc của một trò chơi
Thông thường, cấu trúc của một trò chơi trong gồm những phần như sau:+ Tên trò chơi và mục tiêu của trò chơi;
+ Đồ dùng, vật dụng để đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức trò chơi;
+ Số người tham gia chơi (chỉ rõ số người tham gia vào trò chơi);
+ Nêu cách chơi, luật chơi (chỉ rõ quy tắc của hành động chơi, quy địnhhành động chơi được thiết kế trong thời gian chơi);
+ Phương pháp đánh giá và quy định thưởng - phạt
Trang 10- Bước 2: Chia đội chơi
Để TCHT đạt được mục tiêu dạy học, giáo viên cần tổ chức cho học sinhchơi thông qua việc phân chia đội chơi, chọn đội trưởng cho từng đội Tùy theotính chất của TCHT mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo nhiều hình thứckhác nhau: chơi cá nhân hoặc chơi theo nhóm (2 nhóm, 3 nhóm, )
- Bước 3: Giới thiệu và giải thích trò chơi
Khi đã chia đội chơi, giáo viên cần giới thiệu và giải thích trò chơi cho cho
HS Việc giới thiệu và giải thích trò chơi tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn Nếu
HS chưa nắm được trò chơi, giáo viên cần giải thích tỉ mỉ và có thể cho học sinhchơi thử để các em có thể nắm rõ luật chơi Khi tổ chức TCHT mới, thôngthường giáo viên cần giới thiệu và giải thích trò chơi theo các bước:
(1) Đặt tên cho TCHT;
(2) Nêu cách chơi;
(3) Nêu những yêu cầu về trò chơi, luật chơi;
(4) Nêu cách đánh giá, cho điểm,
Khi tổ chức TCHT cho HS, GV cần giải thích ngắn gọn, rõ ràng để giúpcho tất cả HS đều nắm rõ cách chơi
Bước 4: Tổ chức các hoạt động của trò chơi
Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức TCHT và thường thực hiện cácnhiệm vụ sau:
(1) Theo dõi và nắm vững các hoạt động chơi của mỗi cá nhân, nhóm thamgia chơi;
(2) Giảm hoặc tăng thời gian chơi;
(3) Thay đổi số lượng người chơi;
(4) Thay đổi yêu cầu hoặc cách chơi,
Bước 5: Đánh giá, tổng kết TCHT
Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thực hiện trò chơi Trongquá trình báo cáo, các nhóm cần giải thích cách làm khi thực hiện nhiệm vụ Bêncạnh việc đánh giá kết quả, nhận xét về tinh thần, thái độ, khả năng giải quyếtvấn đề của học sinh, giáo viên cần giúp các em rút ra được những kiến thức, kĩnăng, phương pháp giải quyết vấn đề thông qua trò chơi giáo viên cần thực hiệnđánh giá và có thưởng, phạt rõ ràng, đảm bảo tính công bằng Sau khi tổng kết,rút kinh nghiệm cho các nhiệm vụ đã thực hiện, giáo viên sẽ có sự điều chỉnhnhững nội dung còn chưa đạt như kì vọng để lần sau đạt kết quả tốt hơn (Giáoviên cần chọn những hình phạt đơn giản, vui tươi, không gây áp lực, nguy hiểm
để trò chơi phát huy được hiệu quả, đảm bảo an toàn tuyệt đối
2.3.2 Minh họa việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phần vật sống - môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Trò chơi 1: GIẢI Ô CHỮ - KHÁM PHÁ KIẾN THỨC KHTN
Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái hiệnkiến thức Trong các tiết ngoại khóa có thể dùng trò chơi này vào một phần chơi
Trang 11cũng rất thú vị và cho hiệu quả cao.
+ Nếu nhà trường có đủ cơ sở vật chất thì thiết kế trò chơi trên máy vi tính
và chiếu lên màn hình qua máy chiếu đa năng thì trò chơi này sẽ rất hấp dẫn vàthu hút nhiều học sinh tham gia
* Cách xây dựng ô chữ:
- Trong mỗi tiết, chương, phần học đều có kiến thức trọng tâm hoặc các nộidung cần giáo dục thái độ cho học sinh Ta lấy kiến thức đó làm chủ đề, từ hàngdọc hay chùm chìa khóa
- Chọn các từ, các thuật ngữ, các nhân tố để lấy làm từ hàng ngang Các từ
hàng ngang phải cô đọng, xúc tích, phải thể hiện được nội dung của bài trongvòng từ 5-7 phút, thường số hàng ngang bằng số nhóm để mỗi nhóm có thể đượctrả lời ít nhất một lần hoặc có thể không chia nhóm và cho cả lớp cùng tham gia
- Các ô chữ phải rõ ràng, chính xác, gợi ý phải đúng nội dung
- Các chữ cái trong các hàng ngang được sắp xếp theo một trật tự nhất định
để làm xuất hiện từ hàng dọc hoặc lựa chọn các chữ cái trong từ hàng ngang, đểtìm ra từ chủ đề ( hay chùm chìa khóa)
* Tiến hành:
+ Giáo viên là người nêu các gợi ý và tổ chức trò chơi
+ Mỗi nhóm được trả lời một lần và lựa chọn từ hàng ngang, sau đó thảoluận 30 giây, nếu không có câu trả lời thì quyền trả lời dành cho nhóm khác, nếutrả lời đúng thì giáo viên bóc ô chữ đó ra (hoặc cho xuất hiện trên màn hình) + Mỗi từ hàng ngang giải đúng được tính 10 điểm, giải được từ hàng dọchoặc từ chủ đề (hay chùm chìa khóa) thì được 20 điểm Nếu giải từ chìa khóakhi chưa mở hết các ô chữ thì nhóm đó được cộng 40 điểm (nhóm nào đưa ra tínhiệu trả lời trước thì nhóm đó giành được quyền trả lời) Sau đó các nhóm lạitiếp tục chơi để mở các ô chữ còn lại nhưng lúc này mỗi từ hàng ngang đúng chỉđược 5 điểm (vì đã lộ chữ cái của từ chìa khóa) Còn nếu nhóm trả lời từ chìakhóa bị sai thì nhóm đó mất quyền chơi, các nhóm đó vẫn tiếp tục chơi
+ Cuối giờ các nhóm tự đánh giá, cộng điểm, báo cáo lại giáo viên từ đógiáo viên sẽ tổng hợp điểm cho các nhóm
Ví dụ: Bài 12 : Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống
* Mục đích của trò chơi:
Trang 12- Dùng trò chơi giải ô chữ để củng cố kiến thức, giúp học sinh khắc sâuđược các kiến thức trong bài về cấu tạo tế bào thực vật, chức năng của một sốthành phần
- Các nhóm từ 1-5, lần lượt tùy chọn hàng ngang từ 1-5
- Lưu ý: Các nhóm có quyền đưa đáp án về từ chủ đề hoặc chùm chìa khóakhi chưa giải hết các ô chữ theo hàng ngang Nếu nhóm đưa ra từ chìa khóa làđúng thì được cộng 40 điểm, các nhóm lại tiếp tục chơi để mở các ô chữ còn lại.Còn nếu nhóm trả lời từ chìa khóa bị sai thì nhóm đó mất quyền chơi, các nhóm
đó vẫn tiếp tục chơi tiếp
Các hàng ngang cụ thể như sau:
Trang 13Hàng ngang số 5: Gốm 9 chữ cái
Đây là chất keo lỏng có chứa nhân, không bào và các thành phần khác
Đáp án: CHẤT TẾ BÀO.
Học sinh tìm thấy chữ cái O trong từ chủ đề
* Các chữ cái trong từ chủ đề đã xuất hiện Học sinh đã có thể thấy ngaycụm từ chủ đề là : TẾ BÀO Giáo viên có thể cho học sinh tìm từ chủ đề từ khichưa mở hết các hàng ngang
- Tạo không khí sôi nổi và thi đua trong lớp
- Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn
Trò chơi 2: TRÒ CHƠI: TIẾP SỨC
* Áp dụng: Trò chơi này có thể dùng để dạy một phần kiến thức trong bài
hoặc để củng cố cuối bài
* Mục đích: Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại vai
trò, chức năng của các cơ quan, chất dinh dưỡng với cơ thể sinh vật
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh hoặc bảng tên về cơ quan hoặc
dưỡng chất có liên quan đến sự phát triển của thực vật
* Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
+ Giáo viên phổ biến luật chơi và hình thức chơi, cách tính điểm
+ Mỗi đội giáo viên gọi 1 đại diện bất kỳ
+ Đội A (dãy bàn bên phải) ghi tên những cây có mạch dẫn, không có hạt(Dương xỉ)
+ Đội B (dãy bàn bên trái) ghi tên những cây có mạch dẫn, có hạt, không
có hoa (Hạt trần)
Trang 14Các thành viên khác của đội chơi sẽ hỗ trợ đại diện của đội mình bằngcách ghi tên các loại cây phù hợp với phần thi của đội mình vào phiếu học tập đãxếp từ trước và mang lên cho người chơi Kết thúc phần thi giáo viên tổng kết,nhận xét và cho điểm, điểm của người chơi sẽ là điểm cộng của cả đội.
* Kết quả:
- Các em khắc sâu nhớ lâu được các nhóm thực vật
- Tạo không khí sôi nổi và thi đua trong lớp.
- Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn
Ví dụ: Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên
* Mục đích:
- Dùng trò chơi tiếp sức trong phần củng cố của tiết học để củng cố kiến
thức giúp học sinh khắc sâu được các kiến thức phần I: Vai trò của thực vật trong đời sống con người
tìm vị trí trên tranh câm (Vai trò của thực vật) ghép cho phù hợp
+ Các thành viên khác hỗ trợ bằng cách ghi thông tin về Vai trò của thực vật trong đời sống con người vào các tấm bìa cattoong đã chuẩn bị tìm vị trí
trên tranh câm (Vai trò của thực vật) ghép cho phù hợp Cứ như vậy tất cả cácthành viên trong đội ai cũng được lên bảng để thể hiện đáp án
(Số 1: Cây lương thực; Số 2: Cây làm thuốc, gia vị
Số 3: Cây làm đồ dùng và giấy; Số 4: Cây làm cảnh và trang trí
Số 5: Cây cho bóng mát và điều hòa không khí)
+ Kết thúc phần chơi trong vòng 3 phút, giáo viên nhận xét, hoàn chình,công bố đội thắng cuộc, đội nào có điểm cao nhất thì đội đó thắng cuộc
* Kết quả:
- Các em khắc sâu nhớ lâu được Vai trò của thực vật trong đời sống conngười
- Tạo không khí sôi nổi và thi đua trong lớp
- Nâng cao năng lực tư duy nhanh nhạy, tác phong nhanh nhẹn
Ví dụ: Bài 20 Phần III: Trồng và bảo vệ cây xanh
* Mục đích:
* Thời gian: 5 phút
* Nội dung: Giải ô chữ
+ Giáo viên treo bảng phụ có ô chữ như sau: