NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước, các cấp có thẩm quyền về đổi mới giáo dục được thể hiện trong nhiều văn bản:
- Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 01 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ngày 28 tháng 11 năm 2014.
- Luật giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2020).
- Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử (Ban hành ngày 26-7-2022).
- Khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
- Công văn số 2384/BGDĐT-GDTrH ngày 01/7/2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Công văn số 2386/SGDĐT-GDTrH ngày 06/08/2020 của Sở GDĐT Thanh Hóa về việc hướng dẫn xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục nhà trường hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/05/2021 của BCH Đảng bộ Thành phố Sầm Sơn về “Phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống; tiếp thu tinh hoa văn hóa các vùng, miền, văn hóa nhân loại, xây dựng hình ảnh người Sầm Sơn đẹp trong lòng bạn bè và du khách”.
- Công văn số 3113/SGDĐT-GDTrH ngày 02/11/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc triển khai tài liệu “Tìm hiểu về đất và người Sầm Sơn” tại các trường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.
Các văn bản trên đã xác định mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện; đáp ứng yêu cầu xã hội; phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; phát triển năng lực và phẩm chất người học; hài hòa đức, trí, thể, mĩ thay vì chỉ trang bị kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ, dạy nghề Các văn bản cũng khẳng định đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, tăng thực hành, vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn; chú trọng giáo dục khoa học xã hội - nhân văn, kĩ năng sống, pháp luật, thể chất, quốc phòng an ninh và hướng nghiệp; gắn việc học tập, tiếp thu tri thức của nhân loại, của quốc gia - dân tộc với giáo dục lịch sử địa phương, coi đó là cội nguồn, là sức mạnh nội sinh để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong thời gian gần đây, việc sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trong dạy học lịch sử rất được qua tâm Các cấp ủy Đảng, nhà trường, tổ chuyên môn chỉ đạo sát sao việc này Tuy nhiên, thực tế triển khai đang có những cách nghĩ, cách làm chưa thống nhất.
Tôi đã khảo sát thực tế giáo viên, học sinh ở chính trường mình (trường THPT Sầm Sơn) và đồng nghiệp, học sinh ở trường bạn (trường THPT Nguyễn Thị Lợi) Kết quả khảo sát cho thấy:
Về phía giáo viên: 100% giáo viên quan tâm đến việc sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn trong dạy học lịch sử, đặc biệt là Lịch sử 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực học sinh Tuy nhiên, một số cho rằng chỉ cần tập trung cung cấp kiến thức bài học, phần kiến thức về di sản văn hóa của Sầm Sơn chỉ cần nhắc qua khi dạy Một số khác lại nghĩ rằng học sinh là con em Sầm Sơn nên rất hiểu về di sản văn hóa, vì vậy không cần đề cập sâu trong quá trình giảng dạy Nhiều giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế, cập nhật kiến thức mới về di sản văn hóa ở Sầm Sơn (do thời gian không còn đủ, cho phần liên hệ là phần phụ, giáo viên chưa đủ kiến thức sâu, rộng về vấn đề mới đó ) Một số (không nhiều) cho rằng sử dụng di sản văn hóa ở địa phương trong dạy học lịch sử chỉ cần yêu cầu học sinh biết, hiểu về một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của Sầm Sơn nên trong quá trình giảng dạy giáo viên sưu tầm một số video về di sản trình chiếu cho học sinh…Việc kiểm tra, đánh giá hiện nay ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào việc tái hiện kiến thức, chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn Tuy nhiên, vẫn có giáo viên nhận thức việc sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn trong dạy học lịch sử cần kết hợp học trong lớp và học ngoài cuộc sống, kết hợp các phương pháp mới như hoạt động nhóm, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật khăn trải bàn, KWL , ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, phát triển kĩ năng tự học, tự khám phá, tìm hiểu về di sản, cùng hợp tác, trao đổi, đánh giá lẫn nhau giữa các học sinh/nhóm học sinh… Từ đó, học sinh thích thú với bộ môn hơn và khơi dậy mong muốn được dưới 4 di tích, cá biệt trong số
90 học sinh đó có 5 học sinh (1,7%) chỉ kể được 1 di tích Câu 2 có 112 học sinh (37,3%) phân loại đúng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, còn lại 188 học sinh (62,8%) không phân biệt được di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Câu 3, số học sinh giới thiệu được về một di sản văn hóa ở Sầm Sơn một cách đầy đủ không nhiều (46 học sinh, chiếm 15,3% số học sinh được khảo sát), còn lại (254 học sinh, chiếm 84,7% số học sinh được khảo sát) chỉ viết được vài dòng sơ sài về di tích.
Thực tế trên cho thấy cần qua tâm và có cách thức hợp lí trong việc sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn trong dạy học lịch sử.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Sầm Sơnlà thành phố nhỏ nhất Việt Nam hiện nay (diện tích 44,942 km 2 ) nhưng có tới 50 di tích, danh thắng trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 8 di tích cấp quốc gia; 30 di tích lịch sử cấp tỉnh và một số di tích chưa được xếp hạng [17].
Với số lượng di sản khá nhiều, lại là địa bàn du lịch trọng điểm của cả nước, việc sử dụng di sản văn hóa tại địa phương trong dạy học lịch sử 10 có ý nghĩa to lớn Đặc thù của môn lịch sử là nghiên cứu về những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ Những sự kiện, hiện tượng đó được phản ánh lại dưới dạng các nguồn sử liệu chữ viết và sử liệu hiện vật Vì vậy, dạy học sử dụng di sản giúp học sinh được tiếp cận nguồn tư liệu thực tế, có những cảm nhận chân thực, khách quan nhất về quá khứ, từ đó có tác dụng giáo dục sâu sắc về năng lực học sinh bao gồm năng lực cốt lõi (năng lực chung, năng lực chuyên môn) và năng lực đặc biệt.
Di sản có thể được sử dụng trong dạy học phát triển năng lực môn lịch sử gắn với hai phương pháp giảng dạy: Phương pháp dạy học dự án dưới hình thức hoạt động trải nghiệm và phương pháp dạy học sử dụng di sản. Ở Sầm Sơn, có nhiều di sản có thể khai thác để dạy học như di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn, di tích danh thắng Hòn Trống Mái; di tích lịch sử - văn hóa Đền Độc Cước, di tích lịch sử - văn hóa Đền Cô Tiên, di tích lịch sử - văn hóa Đền Tô Hiến Thành, di tích lịch sử - văn hóa Đền Đề Lĩnh, di tích lịch sử - văn hóa chùa Kênh (Hưng Phúc), di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Vua Thục Phán An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu, di tích lịch sử - văn hóa đền Cá Lập, di tích lịch sử - văn hóa chùa Khải Minh, lễ hội Cầu Phúc đền Đền Độc Cước, lễ hội bánh chưng - bánh giày, lễ hội cầu ngư - bơi trải…
2.3.1 Sử dụng phương pháp dạy học dự án để khai thác di sản tại Sầm Sơn
Phương pháp dạy học dự án là một hình thức dạy học mà học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực tiễn Học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh để đưa ra một sản phẩm sau buổi trải nghiệm Trong kế hoạch dạy học lịch sử lớp 10, có những tiết lịch sử địa phương được lồng ghép vào giảng dạy như tiết 11,12,14,15,16,17,18 (chuyên đề) và thực hành (tiết 6 lịch sử) Ngoài ra, mỗi giáo viên còn có thể khai thác di sản văn hóa ở Sầm Sơn để phục vụ cho nhiều nội dung dạy học khác trong chương trình lịch sử 10. tiếp tục tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức ở các em.
Như vậy, việc nhận thức về sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trong dạy học Lịch sử từ phía giáo viên có những lúc, những nơi chưa thực sự có sự thống nhất.
Về phía học sinh: Hiện nay, học sinh có thể dành nhiều giờ đồng hồ để chơi game, lướt facebook, zalo, xem tiktok, tán gẫu, tụ tập bạn bè, bàn tán, chia sẻ về các vấn đề nóng của xã hội, của thế giới nhưng lại không để ý đến thực tế địa phương trong đó có các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Để hiểu hơn về thực tiễn, tôi đã điều tra 300 học sinh lớp 10 của trường THPT Sầm Sơn và THPT Nguyễn Thị Lợi (mỗi trường khảo sát ngẫu nhiên 150 học sinh).
Câu hỏi khảo sát là:
Câu 1 Em hãy kể các di sản văn hóa trên địa bàn Sầm Sơn mà em biết. Câu 2 Trong các di sản văn hóa đã đề cập đến ở câu 1, những di sản văn hóa nào là di sản văn hóa vật thể; những di sản văn hóa nào là di sản văn hóa phi vật thể?
Câu 3 Hãy giới thiệu về một di sản văn hóa ở Sầm Sơn mà em ấn tượng nhất.
Kết quả khảo sát: câu 1 có 210 học sinh (70% số học sinh được khảo sát) kể được nhiều hơn 4 di tích lịch sử; 90 học sinh (30% số học sinh được khảo sát) kể
Có thể xây dựng các dự án học tập lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử 10 như:
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn.
- Dự án tìm hiểu di tích danh thắng Hòn Trống Mái
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền Độc Cước
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền Cô Tiên
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền Tô Hiến Thành
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền Đề Lĩnh
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa chùa Kênh (Hưng Phúc)
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Vua Thục Phán An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu.
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa đền Cá Lập
- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa chùa Khải Minh
- Dự án tìm hiểu Lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước
- Dự án tìm hiểu Lễ hội Bánh Chưng - Bánh Giày
Việc dạy học dự án được thực hiện qua 4 bước:
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề và xác định mục đích của dự án.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Bước 3: Thực hiện dự án.
- Bước 4: Công bố sản phẩm và đánh giá dự án.
Bản thân tôi khi chuẩn bị cho tiết 6 (tiết thực hành về vai trò của sử học) chương trình lịch sử 10, tôi sử dụng dạy học dự án tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa Đền Độc Cước Dưới đây xin được nêu ra cách thức tổ chức dạy học dự án để khai thác di sản này.
- Chủ đề lựa chọn: tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hóa Đền Độc Cước.
- Mục đích lựa chọn chủ đề:
+ Giúp học sinh có những hiểu biết đầy đủ, chân thực và toàn diện nhất về di sản đền Độc Cước.
+ Khai thác tốt lợi thế du lịch tâm linh nhưng vẫn bảo vệ tốt những giá trị xưa cũ của di sản đền Độc Cước.
+ Nâng cao được ý thức trách nhiệm xây dựng, phát triển quê hương từ mỗi chủ nhân tương lai của thành phố trẻ.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện về thời gian, yêu cầu sản phẩm, phân công nhiệm vụ,…
- Thời gian thực hiện dự án: 3 tuần
- Chia nhóm: 4 nhóm, mỗi nhóm 10 - 11 HS
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu khái quát về vùng đất Sầm Sơn (lịch sử, tên gọi, địa giới, các di sản…)
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đền Độc Cước (quá trình xây dựng, phát triển; giai thoại lịch sử; giá trị lịch sử…)
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về thực trạng hiện nay của di tích lịch sử đền Độc Cước và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị của di tích. + Nhóm 4: Trách nhiệm bản thân đối với di sản đền Độc Cước.
- Yêu cầu sản phẩm: Học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình theo nhiều cách khác nhau: viết bài, làm video, sân khấu hóa, làm tạp san…Thời lượng trình bày không quá 5 phút.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Tuần Nội dung công việc chủ yếu Yêu cầu cần đạt Ghi chú
- Xây dựng đề cương chi tiết - Đề cương chi tiết
- Thu thập thông tin tư liệu từ sách vở, internet và đi thực tế đến di tích để tìm hiểu.
- Thông tin tư liệu Các nhóm có thể gửi tư liệu có được qua email hoặc zalo cho gv Gv nhận xét, góp ý tư liệu.
Viết bản thảo Bản thảo Các nhóm có thể gửi bản thảo qua email hoặc zalo cho gv Gv nhận xét, góp ý bản thảo.
3 Hoàn chỉnh sản phẩm Sản phẩm đã hoàn chỉnh Bước 3: Thực hiện dự án, các nhóm học sinh triển khai làm việc. Ở giai đoạn này, học sinh phân công công việc mỗi người trong nhóm; tổng hợp, xử lí thông tin thu thập được và xây dựng sản phẩm Giáo viên hướng dẫn, đánh giá quá trình thực hiện của các nhóm học sinh.
Bước 4: Công bố sản phẩm và đánh giá dự án.
- Mỗi nhóm có 5 phút giới thiệu và báo cáo sản phẩm dự án đã chuẩn bị
- Sau khi nghe báo cáo, nhóm phản biện và các nhóm lần lượt nhận xét, đánh giá đội bạn (vận dụng kỹ thuật 321: 3 lời khen, 2 lời góp ý và 1 câu hỏi). Nhóm nhận xét sau không trùng với nhóm trước, thời gian tối đa 2 phút.
- Điểm đánh giá nhóm được giáo viên căn cứ vào sự chuẩn bị, tinh thần làm việc nhóm, chất lượng báo cáo và nhận xét giữa các nhóm.
- Đánh giá: để tạo tính tích cực giữa các nhóm trong lớp và cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá, giáo viên tổ chức đánh giá chéo giữa các nhóm (thông qua việc đánh giá sản phẩm) Giáo viên cung cấp tiêu chí đánh giá sản phẩm giữa các nhóm.
BẢNG 2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM NHÓM
Stt Tiêu chí Điểm tối đa
1 Thời gian (quá 1 phút trừ 2 điểm) 10
3 Trình bày (tự tin, mạch lạc, cuốn hút, sáng tạo…)
Việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để tổ chứcgiờ học lịch sử ở trên lớp có sử dụng di sản văn hóa sẽ tạo điều kiện cho học sinh được pháthuytính độc lập, tự chủ trong học tập, rèn luyện cho các em một số kỹ năng (kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, bảo vệ ý kiến trước tập thể…); bên cạnh đó các em còn được tham gia, hòa nhập với cộng đồng, hình thành và phát triển một số kỹ năng sống cần thiết, góp phần phát triển toàn diện học sinh Qua đó, gợi dậy trong các em lòng kính yêu, khâm phục những người đã sáng tạo ra di sản văn hóa, nâng cao nhận thức của bản thân về trách nhiệmbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
2.3.2 Sử dụng phương pháp dạy học sử dụng di sản tại Sầm Sơn
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Để đánh giá về hiệu quả của sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 3 lớp 10A4, 10A9 và 10A10 trường THPT Sầm Sơn Lớp 10A4, 10A10 là lớp thực nghiệm, lớp 10A9 là lớp đối chứng Trình độ nhận thức và số lượng học sinh của hai lớp này ngang nhau.
Sau khi dạy theo 2 cách khác nhau (lớp 10A4 dạy thực nghiệm theo phương pháp dạy học dự án; 10A10 dạy thực nghiệm theo phương pháp trải nghiệm di sản văn hóa; lớp 10A9 dạy học theo phương pháp truyền thống bình thường, cung cấp kiến thức sách giáo khoa, dành thời gian liên hệ về di sản văn hóa địa phương), tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh bằng bài kiểm tra nhanh 10 phút sau quá trình dạy học (tôi sử dụng chính những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận đã thiết kế ở mục 2.3.2.1.).
Sau khi học sinh làm bài, giáo viên chấm và thu được kết quả như sau:
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
Nhìn vào bảng kết quả trên, ta có thể thấy rõ ràng chất lượng ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng Điều này chỉ có thể là do học sinh các lớp thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng nhờ vào phương pháp dạy học mới của giáo viên.