1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh vận dụng giáo dục stem trong dạy học bài2 thực hành sử dụng hệ điều hành tin học 11 sách kết nối tri thức với cuộc sống

31 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 8,19 MB

Cấu trúc

  • 1. MỞ ĐẦU (1)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (1)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (1)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (2)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (2)
    • 1.5. Điểm mới của SKKN (2)
  • 2. Nội dung SKKN (2)
    • 2.1 Cơ sở lý luận của SKKN (2)
    • 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN (7)
    • 2.3 Nội dung SKKN (9)
  • 3. Kết luận và kiến nghị (19)
    • 3.1. Kết luận (19)
    • 3.2 Kiến nghị (20)

Nội dung

Nội dung SKKN

Cơ sở lý luận của SKKN

Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Đảng, Nhà nước và của ngành theo định hướng giáo dục STEM Đại hội Đảng lần thứ XII nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”

Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 /5/2017 nêu rõ:

“Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông …”.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông.

Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông khẳng định “Giáo dục STEM là một hướng đang được quan tâm phát triển trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời nhấn mạnh vai trò thúc đẩy giáo dục STEM trong nhà trường của các môn Toán, Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên”.

Công văn số 3892/BGDĐT- GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học quán triệt:“Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của HS thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp Khoa học – Công nghệ – Kĩ thuật – Toán trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan”.

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học), trong đó Science là quy trình sáng tạo ra kiến thức khoa học; Engineering là quy trình sử dụng kiến thức khoa học để thiết kế công nghệ mới nhằm giải quyết các vấn đề; Toán là công cụ được sử dụng để thu nhận kết quả và chia sẻ kết quả đó với những người khác. Giáo dục STEM là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Những kiến thức và kĩ năng này được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp HS không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm phục vụ cuộc sống hằng ngày.

Giáo dục STEM đề cao phong cách học tập sáng tạo Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị, biết cách mở rộng kiến thức, biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp Ngày nay, quan điểm mới của dạy học STEM không chỉ phát triển các năng lực người học trong lĩnh vực tự nhiên mà cả các lĩnh vực xã hội.

Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp giáo dục tiến bộ,linh hoạt nhất như học theo chủ đề, học qua trò chơi, học kết hợp với hành Hiện nay, dạy học Công nghệ, học Robotics là các môn học điển hình của dạy họcSTEM, thông qua việc lập trình và lắp ráp robot, HS học được nguyên lý cơ bản về lập trình và các công nghệ mới, tiếp thu được các kỹ thuật lắp ráp, phát triển tư duy sáng tạo.

Mục tiêu của giáo dục STEM

Giáo dục STEM trong trường phổ thông hướng tới mục tiêu thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học trên tất cả các phương diện về chương trình, đội ngũ GV, cơ sở vật chất và chính sách; nâng cao nhận thức của nhà trường, xã hội về vai trò, ý nghĩa của các môn học thuộc lĩnh vực STEM trong trường phổ thông; thu hút sự quan tâm, nâng cao hứng thú và chất lượng học tập của HS về những môn học này; kết hợp với hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng, nâng cao tỉ lệ HS có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực STEM, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực STEM cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Vai trò, ý nghĩa giáo dục STEM trong trường phổ thông

Việc đưa giáo dục STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Cụ thể là:

– Đảm bảo giáo dục toàn diện

– Nâng cao hứng thú học tập các môn học thuộc lĩnh vực STEM

– Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS

– Kết nối trường học với cộng đồng

– Hướng nghiệp, phân luồng Đặc điểm của dạy học trải nghiệm STEM

+ Tập trung sự tích hợp

+ Liên hệ với cuộc sống thực tế

+ Hướng đến phát triển kỹ năng của tương lai

+ Thách thức HS vượt lên chính mình

+ Có tính hệ thống và kết nối giữa các bài học

Tính ưu việt của giáo dục STEM

Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông.

– Rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn: HS vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, xóa bỏ ngăn cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì”, có tính sáng tạo cao.

– Rèn luyện kĩ năng cho GV và HS: Kĩ năng quan sát; kĩ năng hợp tác, chia sẻ, diễn giải, phản biện, giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hành, …

– Nâng cao hứng thú học tập, tạo ra phong cách học tập tích cực, sáng tạo cho người học: người học trở thành nhà sáng chế, nhà phát minh, hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng, biết tìm tòi, mở rộng kiến thức, biết chế tạo, sửa chữa các sản phẩm theo nguyên lý đã học một cách khoa học và hữu dụng nhất.

– Bồi dưỡng khả năng học tập và làm việc vượt trội cho HS: HS có kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội chắc chắn, biết sắp xếp công việc là học tập một cách khoa học, bình tĩnh giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra trong học tập, nghiên cứu và thực tiễn cuộc sống.

– Ảnh hưởng tích cực đến việc hướng nghiệp, chọn nghề của HS: Qua việc làm ra các sản phẩm, qua trải nghiệm thực tế, HS sẽ dần định hướng cho mình con đường tương lai và quyết tâm phấn đấu để đạt được ước mơ đó.

– Kết nối trường học với cộng đồng, thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục: Giáo dục STEM không chỉ thực hiện trên lớp mà còn thực hiện ngoài giờ lên lớp như câu lạc bộ, trải nghiệm ở nhà máy, công xưởng… đem lại hiệu quả tích cực, HS chăm lo học tập, GV đầu tư nhiều hơn trong giảng dạy nên được phụ huynh và các lực lượng xã hội đồng tình ủng hộ.

Quy trình xây dựng chủ đề bài học STEM

Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn,để lựa chọn chủ đề bài học.

Bước 2 : Xác định vấn đề cần giải quyết

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

Chương trình Tin học trong trường THPT là chương trình có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn của cuộc sống hàng ngày Chính vì vậy việc tiếp cận nội dung cho HS có nhiều cách để có thể phát triển phẩm chất và năng lực Tuy nhiên để học tập môn Tin học có hiệu quả chúng ta cần tạo cho HS môi trường để phát triển các kỹ năng, phát triển tư duy và hiểu được bản chất để ứng phó với thế giới xung quanh Chính những trải nghiệm các môn khoa học trong thực tế giúp các em hình thành tình yêu với thế giới xung quanh dựa trên nhận thức về tri thức, từ đó có những hành vi và thái độ tốt trong cuộc sống, đồng thời góp phần nuôi dưỡng đam mê sở thích môn Tin học của HS ngày một phát triển hơn trong tương lai.

Hiện nay, việc dạy và học môn Tin học tại các trường THPT đã có bước chuyển biến rõ rệt về hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức Tuy nhiên đối với môn Tin học có nhiều nội dung rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày vì vậy đòi hỏi GV giảng dạy cần xây dựng các tiến trình dạy học từ đó giúp HS chủ động trong các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức Một trong các phương pháp mang lại hiệu quả đó là vận dụng học trải nghiệm STEM nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho HS.

Chúng ta đã biết bộ môn Tin học gắn liền với việc sử dụng máy tính Tuy nhiên, với các trường THPT tại các huyện thì điều kiện cơ sở vật chất trong và ngoài nhà trường để khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế Vì vậy, việc dạy học chủ yếu khai thác các cơ sở vật chất sẵn có trong nhà trường như phòng vi tính, khai thác các tài liệu trên mạng internet, phòng trải nghiệm, các GV thường vất vả trong công tác tổ chức dạy học các hoạt động trải nghiệm STEM Vì vậy đề tài chúng tôi xây dựng với mong muốn sẽ giúp GV và HS có những trải nghiệm thú vị nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Thúc đẩy phong trào dạy học STEM trong nhóm tổ và trong nhà trường.

Những điểm thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến dạy học Tin học hiện nay ở trường THPT Hậu Lộc 2

Trường chúng tôi là trường có bề dày lịch sử là nơi có truyền thống hiếu học từ bao đời nay Đa số HS, phụ huynh và mọi từng lớp xã hội đều xác định tầm quan trọng số một cho sự phát triển tương lai của thế hệ trẻ Vì thế việc đầu tư về các điều kiện cho giáo dục được quan tâm hàng đầu và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ để phù hợp với chương trình giáo dục mới cho HS Nhà trường cũng tạo điều kiện đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường. Đặc điểm đội ngủ GV bộ môn Tin học là GV trẻ Các GV trong nhóm có lòng nhiệt huyết yêu nghề, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đáp ứng được các đổi mới của giáo dục trong thời đại mới Luôn trau dồi học tập để phát triển chuyên môn nghiệp vụ bản thân Với sức trẻ luôn đi đầu trong các phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy tiếp cận với công nghệ mới trong nhà trường. Đối với HS theo học trong nhà trường, vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên HS rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành HS được tiếp cận với các kiến thức công nghệ phát triển.

Vì trường đóng ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế còn thấp nên trong việc dạy và học hầu như HS chỉ vận dụng các điều kiện vật chất có sẵn của nhà trường, còn việc khai thác các điều kiện ngoài nhà trường còn hạn chế Đa số các em HS chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn rất ít nên việc học tập của HS vẫn còn mang tính thụ động, tính hiệu quả chưa cao HS vận dụng kiến thức đã học vào thực hành chưa hiệu quả Trong nhà trường đặc thù của bộ môn không phải là môn thi tốt nghiệp nên HS còn chưa chú trọng trong các tiết học Kết quả đầu vào của HS trong trường còn thấp Nên nhiều phương pháp dạy học chỉ áp dụng có hiệu quả cho các lớp chọn.

Sự cần thiết của việc vận dụng dạy học trải nghiệm STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

Hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và tạo tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào tổ chức hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.

Các hoạt động học tập của HS bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành, được thực hiện bởi sự hỗ trợ của thiết bị dạy học.Trong xu hướng cách mạng công nghiệp, nguồn lao động chất lượng cao không chỉ cần thiết có kiến thức chuyên ngành mà đòi hỏi sự hiểu biết liên ngành Ngoài ra các kĩ năng sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm sáng tạo và làm việc nhóm ngày càng được đề cao Trong khi đó ảnh hưởng của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin dần chiếm ưu thế trên mọi mặt trận của cuộc sống.

Bản thân là GV luôn quan tâm tới việc HS sẽ học được gì và vận dụng việc học đó vào thực tiễn thế nào Đối với HS phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Khi được học nhiều dạng kiến thức tích hợp, HS sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó Trên cơ sở đó sẽ khuyến khích các em có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành ở các bậc học cao hơn và tạo sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau.

Nội dung SKKN

2.3.1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY STEM

BÀI 2 THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH

Môn Tin học 11 – Thời gian 2 tiết

- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của hệ điều hành cho máy tính cá nhân.

- Sử dụng được vài tiện ích của hệ điều hành nâng cao hiệu quả của máy tính cá nhân.

- Sử dụng được một một vài tiện ích cơ bản của hệ điều hành trên thiết bị di động.

- Tự chủ, tự học: HS có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của

GV để trả lời câu hỏi về thiết bị trợ thủ cá nhân.

- Hợp tác và giao tiếp: HS thảo luận nhóm thực hành sử dụng thiết bị số cá nhân.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hành giải quyết các nhiệm vụ của GV đề ra.

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.

- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo.

- Giúp đỡ bạn bè trong quá trình làm việc và tìm hiểu.

- Trung thực trong việc báo cáo sản phẩm và quá trình làm sản phẩm, thể hiện rõ những kĩ năng thành thạo, và trình bày các vấn đề gặp khó khăn cần hỗ trợ

II Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính GV, phòng máy vi tính.

- Học liệu: Giáo án, Sách giáo khoa Tin học 11, sách GV Tin học 11, tài liệu về tin học khác

III Tiến hành dạy học

Hoạt động 1: Xác định vấn đề

– Cách tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); HS thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video, cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/ phát biểu vấn đề (GV hỗ trợ). a) Mục tiêu:

HS hiểu rõ yêu cầu hiểu và thực hiện được các nội dung trong bài học

“Bài 2 – Thực hành sử dụng hệ điều hành” b) Nội dung:

* Sản phẩm: Đầy đủ thông tin, các bước rõ ràng.

- Mở máy vi tính, giới thiệu các đối tượng: desktop, con trỏ, biểu tượng, cửa sổ, các nút lệnh cửa sổ.

- Các thao tác với chuột: nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột.

- Các thao tác với thư mục/tệp

+ Sao chép thư mục/ tệp

+ Di chuyển thư mục/ tệp

+ Đổi tên thư mục/ tệp

- Sử dụng một số tiện ích trên hệ điều hành máy vi tính cá nhân (dùng 1 trong 3) việc sau – tùy thuộc vào máy tính cá nhân:

+ Sửa lỗi đĩa và hợp mảng

- Sử dụng một số tiện ích của hệ điều hành cho thiết bị di động.

+ giới thiệu màn hình của điện thoại di

+ Đặt lịch hẹn giờ, nhắc việc

* Bản thuyết trình: Trình bày khoa học, rõ ràng

* Trả lời được các ý kiến từ các nhóm khác c) Sản phẩm: Bảng phân công nhiệm vụ:

Nhóm 1 (gồm nhóm 1.a, nhóm 1.b): Thực hiện công việc sau:

- Mở máy vi tính, giới thiệu các đối tượng: desktop, con trỏ, biểu tượng, cửa sổ, các nút lệnh cửa sổ.

- Các thao tác với chuột: nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột.

Nhóm 2 (gồm nhóm 2.a, nhóm 2.b): Thực hiện công việc sau:

- Các thao tác với thư mục/tệp

+ Sao chép thư mục/ tệp

+ Di chuyển thư mục/ tệp

+ Đổi tên thư mục/ tệp

Nhóm 3 (gồm nhóm 3.a, nhóm 3.b): Thực hiện công việc sau:

- Sử dụng một số tiện ích của hệ điều hành cho thiết bị di động.

+ giới thiệu màn hình của điện thoại di

+ Đặt lịch hẹn giờ, nhắc việc

- Sử dụng một số tiện ích trên hệ điều hành máy vi tính cá nhân (dùng 1 trong 3) việc sau – tùy thuộc vào máy tính cá nhân:

+ Sửa lỗi đĩa và hợp mảng

+ Diệt vi rút d) Tổ chức hoạt động:

- GV nêu vấn đề: trình chiếu nhiệm vụ các nhóm và nội dung yêu cầu.

- GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm: sản phẩm là bản Word,

- GV giới thiệu các tiêu chí đánh giá sản phẩm: nội dung đầy đủ, rõ ràng, dễ thực hiện.

- HS thảo luận các nội dung cần thể hiện trong sản phẩm và phân công nhiệm vụ trong nhóm.

Bước 1: mỗi nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ nhỏ: tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet - ghi chép nội dung - thực hành các thao tác trên máy tính, điện thoại.

Bước 2: mỗi nhóm nhỏ sử dụng kết quả làm việc của các nhóm khác thực hiện lần lượt các nhiệm vụ - đánh giá cho điểm kết quả của nhóm thực hiện nhiệm vụ/ có thể đưa ra cách thực hiện tốt hơn.

Bước 3: phân công nhiệm vụ cho các nhóm - mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung bằng Word hoặc PowerPoint, 1 nhóm quay video.

Bước 4: Trình bày sản phẩm - nhận xét, đánh giá- hoàn thiện sản phẩm

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức mới và đề xuất giải pháp a) Mục tiêu:

- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của hệ điều hành cho máy tính cá nhân.

- Sử dụng được vài tiện ích của hệ điều hành nâng cao hiệu quả của máy tính cá nhân

- Sử dụng được một một vài tiện ích cơ bản của hệ điều hành trên thiết bị di động. b) Nội dung:

- HS xây dựng phương án thiết kế sản phẩm (trên giấy) Sau đó trao đổi, thảo luận trong nhóm để trình bày phương án tốt nhất với GV.

 Bản thiết kế chỉ rõ quá trình thực hiện …

 Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra c) Sản phẩm:

- Bản ghi chép bao gồm: các kiến thức cần sử dụng để tạo ra sản phẩm.

- Bản thiết kế của nhóm nộp sản phẩm dạng đa phương tiện qua zalo nhóm, trong đó có chi tiết cụ thể các nội dung của sản phẩm.

- Kế hoạch của nhóm trong việc thực hiện thiết kế. d) Tổ chức hoạt động:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

 Xây dựng bản thiết kế sơ lược của sản phẩm theo yêu cầu;

 Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản sản phẩm.

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

 Đọc SGK, tài liệu tham khảo, tìm hiểu thông tin trên Internet để lựa chọn các nội dung thông tin cho sản phẩm;

 Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một số nội dung cần có trong sản phẩm.

 Xây dựng và hoàn thiện bản sản phẩm trên giấy, khuyến khích nộp sản phẩm đa phương tiện.

 Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Hoạt động 3: Trình bày bản thiết kế a) Mục tiêu:

HS hoàn thiện được bản thiết kế sản phẩm của nhóm mình. b) Nội dung hoạt động:

– HS trình bày bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra

– Thảo luận, góp ý về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.

– Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện sản phẩm. c) Sản phẩm:

Bản thiết kế sản phẩm sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện d) Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra yêu cầu về:

 Nội dung cần trình bày;

 Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.

- HS báo cáo, thảo luận

- GV điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ HS bằng các câu hỏi định hướng: o Chủ đề chính là gì? Các thông tin được lựa chọn đã làm rõ chủ đề chính chưa? o Tiến trình sản phẩm đã phù hợp với tình huống đặt ra chưa?

Dự kiến sản phẩm thiết kế các nhóm:

Nhóm 1: sử dụng Microsoft Word để trình bày sản phẩm

Nhóm 2: sử dụng PowerPoint để trình bày sản phẩm

Nhóm 3: Sử dụng điện thoại để quay video

Hoạt động 4: Thực hiện theo kế hoạch và thử nghiệm a) Mục tiêu:

- HS dựa vào bản thiết kế để xây dựng sản phẩm đảm bảo yêu cầu đặt ra.

- HS xuất bản thử, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần. b) Nội dung hoạt động:

- HS tìm kiếm thông tin trên Internet.

- Trong quá trình sản phẩm thực hiện, các nhóm đồng thời điều chỉnh bằng việc xuất bản thử, kết hợp với góp ý xây dựng của GV bộ môn. c) Sản phẩm học tập: Mỗi nhóm có một sản phẩm. d) Tổ chức thực hiện:

 Các nhóm tìm kiếm các nội dung nhiệm vụ, xây dựng sản phẩm;

 Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm

- HS tiến hành tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm theo nhóm.

- GV đánh giá hỗ trợ HS hoàn thiện sản phẩm

Hoạt động 5 Trình bày sản phẩm, chia sẻ và thảo luận a) Mục tiêu

Các nhóm HS trình bày sản phẩm, thảo luận và cải tiến sản phẩm b) Nội dung hoạt động

- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra

+ Trình bày sáng tạo, đúng thời gian (5 phút) 20

+ Trình bày khoa học, rõ ràng, đúng thời gian (5 phút) 20 + Người thuyết trình làm rõ các nội dung, yêu cầu đề ra 20

- Trả lời được các ý kiến từ các nhóm khác (5 phút) 20

- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.

 Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ

GV và các nhóm khác;

 Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;

 Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và tạo sản phẩm. c) Sản phẩm học tập

Bản trình bày báo cáo của các nhóm d) Tổ chức hoạt động

- GV giao nhiệm vụ: các nhóm trình thuyết trình sản phẩm, các nhóm khác đánh giá sản phẩm của nhóm bạn và tiến hành thảo luận, chia sẻ.

- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đưa ra các góp ý về kiến thức, trình bày và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá, kết luận

Tiết 1: HS lên phòng máy thực hành, thực hiện các công việc sau:

Hoạt động 1: (15 phút) Lên mạng tìm kiếm tài liệu kết hợp với những kiến thức đã học từ các lớp trước đó - thực hiện các thao tác  vừa thực hành vừa ghi các bước thực hiện ra vở  chỉnh sửa lại các bước thực hiện (nếu cần).

Chú ý: Mỗi thao tác có thể có nhiều cách thực hiện khác nhau, các nhóm chọn một cách dễ thực hiện nhất để ghi lại.

1.a NV1 Mở máy vi tính, giới thiệu các đối tượng: desktop, con trỏ, biểu tượng, cửa sổ, các nút lệnh cửa sổ.

Các thao tác với chuột: nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột

- Thực hiện các thao tác với chuột trên biểu tượng ThisPC

(biểu tượng của máy tính)  ghi lại kết quả.

+ Mở thư mục/ tệp + Tạo thư mục mới + Sao chép thư mục/ tệp

+ Di chuyển thư mục/ tệp + Xóa thư mục/ tệp

+ Đổi tên thư mục/ tệp

Sử dụng một số tiện ích của hệ điều hành cho thiết bị di động.

+ giới thiệu màn hình của điện thoại di + Quản lý danh bạ

+ Đặt lịch hẹn giờ, nhắc việc Nhóm

NV6 Sử dụng một số tiện ích trên hệ điều hành máy vi tính cá nhân (dùng 1 trong 3) việc sau – tùy thuộc vào máy tính cá nhân:

+ Sửa lỗi đĩa và hợp mảng + Nén thư mục

Kết quả sau Hoạt động 1 là: (Kết quả dự kiến)

* Mở máy tính: Nhấn vào nút lệnh Bật nguồn trên thân máy tính.

* Giới thiệu desktop: Trên desktop chứa các biểu tượng trên màn hình máy tính.

* Biểu tượng: là một hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính.

* Con trỏ: là một mũi tên hiển thị trên màn hình.

* Cửa sổ: là một vùng hình chữ nhật trên màn hình.

* Các nút lệnh cửa sổ:

- Di chuyển cửa sổ: nhấn và giữ chuột vào cửa sổ, đưa chuột đến chỗ cần đặt và thả tay.

- Thay đối kích thước cửa sổ: nhấn và giữ chuột vào các đường biên của cửa sổ, di chuyển chuột để thay đổi kích thước.

- Phóng đại/tThu nhỏ cửa sổ: Phóng to cực đại (chiếm toàn bộ màn hình) /thu nhỏ: kích chuột vào nút lệnh / ở góc trên bên phải màn hình.

- Đóng cửa sổ - kết thúc chương trình: kích chuột và nút lệnh 

* Các thao tác với chuột:

- nháy chuột: kích chuột trái 1 lần

- nháy đúp chuột: kích chuột trái 2 lần liên tiếp

- nháy nút phải chuột: kích chuột phải 1 lần

- kéo thả (di chuyển) chuột: nhấn, giữ và đưa chuột đến vị trí mới  thả tay.

* Các thao tác với chuột trên biểu tượng This PC

Thao tác Kết quả nháy chuột vào biểu tượng This PC chọn biểu tượng This PC nháy đúp chuột vào biểu tượng This PC mở cửa sổ This PC nháy nút phải chuột vào biểu tượng This PC xuất hiện bảng chọn – các thao tác với This PC kéo thả (di chuyển) chuột biểu tượng This

PC biểu tượng This PC di chuyển đến vị trí mới

+ Mở thư mục/ tệp: kích đúp chuột vào thư mục/tệp cần mở

+ Tạo thư mục mới: Kích chuột phải vào khoảng trắng trên cửa sổ  chọn New

 chọn Folder  gõ tên thư mục  nhấn phím Enter

+ Sao chép thư mục/ tệp: Kích chuột phải vào thư mục/ tệp cần sao chép  kích chọn Copy  Mở thư mục sẽ chứa thư mục/ tệp  kích chuột phải vào khoảng trắng  chọn Paste

+ Di chuyển thư mục/ tệp: kích chuột phải vào thư mục/ tệp cần sao chép  kích chọn Cut  Mở thư mục sẽ chứa thư mục/ tệp  kích chuột phải vào khoảng trắng  chọn Paste

+ Xóa thư mục/ tệp: Kích chuột phải vào thư mục/ tệp cần sao chép  kích chọn

+ Đổi tên thư mục/ tệp: Kích chuột phải vào thư mục/ tệp cần sao chép  kích chọn Rename  nhập tên thư mục/tệp mới  nhấn phím Enter

- Sử dụng một số tiện ích của hệ điều hành cho thiết bị di động.

+ Giới thiệu màn hình của điện thoại di động: màn hình điện thoại có các biểu tượng ứng dụng của điện thoại.

+ Mở ứng dụng: nhấn 1 lần liên tiếp vào ứng dụng đó ( mở ứng dụng công cụ)

* Xem danh bạ: Nhấn chọn biểu tượng danh bạ  xem kết quả là danh bạ.

Kích vào nút +  gõ tên người  gõ số điện thoại  chọn Lưu

* Xóa 1 người: Nhấn giữ tên liên lạc  chọn nút lệnh xóa

+ Đặt lịch hẹn giờ, nhắc việc: Mở ứng dụng Công cụ  mở ứng dụng Đồng hồ

 nhấn vào dấu +  chọn giờ, phút , các thông tin khác  nhấn vào nút lệnh 

Nhóm 3.b – NV6: + Nén thư mục/ Giải nén thư mục

Kích chuột phải vào thư mục cần nén (thư mục LOP 11)  chọn Add to

Kích chuột phải vào thư mục cần giải nén  chọn Extract Here

Hoạt động 2: (25 phút) Mỗi nhóm sử dụng kết quả của các nhóm khác - thực hiện lần lượt các thao tác của mỗi nhiệm vụ  ghi nhận xét, góp ý (mỗi nhiệm vụ thực hiện 5 phút)

1 NV2 NV3 NV4 NV5 NV6 NV1 5 phút

2 NV3 NV4 NV5 NV6 NV1 NV2 5 phút

3 NV4 NV5 NV6 NV1 NV2 NV3 5 phút

4 NV5 NV6 NV1 NV2 NV3 NV4 5 phút

5 NV6 NV1 NV2 NV3 NV4 NV5 5 phút

Hoạt động 3: (5 phút) Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm - Tổng hợp các thao tác trong bài học – trình bày lại nội dung theo file Word / PowerPoint và video – Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ ở nhà (Mỗi nhóm là kết hợp của 2 nhóm trong hoạt động 1)

Nhiệm vụ/Công việc Phân công

- Mở máy vi tính, giới thiệu các đối tượng: desktop, con trỏ, biểu tượng, cửa sổ, các nút lệnh cửa sổ.

- Các thao tác với chuột: nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột.

- Các thao tác với thư mục/tệp

Nhóm 1: Trình bày nhiệm vụ bằng Word

+ Sao chép thư mục/ tệp

+ Di chuyển thư mục/ tệp

+ Đổi tên thư mục/ tệp

- Sử dụng một số tiện ích của hệ điều hành cho thiết bị di động.

+ giới thiệu màn hình của điện thoại di

+ Đặt lịch hẹn giờ, nhắc việc

- Sử dụng một số tiện ích trên hệ điều hành máy vi tính cá nhân (dùng 1 trong 3) việc sau – tùy thuộc vào máy tính cá nhân:

Nhóm 2: Trình bày nhiệm vụ bằng

Nhóm 3: Trình bày nhiệm vụ bằng Video

Hoạt động 4: (30 phút) Các nhóm lên trình bày sản phẩm nhiệm vụ của nhóm –

GV nhận xét sản phẩm của các nhóm.

Hoạt động 5: (15 phút) GV giao 2-3 HS/ 1 máy tính  Yêu cầu thực hiện 1 trong các thao tác đã học (mỗi lần 1 HS thực hiện – các bạn bên cạnh chỉ ngồi theo dõi bạn thực hiện – tự rút kinh nghiệm) - lần lượt từng HS trong máy tính thực hành  GV nhận xét (cho điểm)

Sau khi thực hiện dạy học theo định hướng STEM chủ đề - Thực hành sử dụng hệ điều hành cho hai lớp 11A3 (37 HS) và 11A4 (41 HS) trường THPT

Hậu Lộc 2 tôi đã nhận được một số kết quả sau: Đối với GV:

Hiểu kĩ hơn về phương pháp dạy học theo định hướng STEM

Nắm được năng lực của từng em HS Phát huy được sở trường của từng em Từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp nhằm phát huy hết phẩm chất, năng lực cho HS. Đối với HS:

Thay đổi cách học, từ chủ yếu thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w