1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tổ chức dạy học dự án chủ đề hình học trực quan theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh lớp 7 luận văn thạc sĩ sư phạm toán học

130 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức dạy học dự án chủ đề hình học trực quan theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh lớp 7
Tác giả Lê Thị Khánh Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Toán học
Thể loại Luận văn thạc sĩ sư phạm toán học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 7,29 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong hành trình thực hiện nghiên cứu về "Tổ chức dạy học dự án chủ đề hình học trực quan theo hưởng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh lớp 7", tôi đã

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TÓ CHỨC DẠY HỌC Dự ÁN CHỦ ĐÈ HÌNH HỌC TRỤC QUAN THEO HƯỚNG

CHO HỌC SINH LỚP 7

LUẬN VĂN THẠC sĩ sư PHẠM TOÁN HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN • VÀ PHƯONG PHÁP DẠY HỌC • • • Bộ MÔN

TOÁN HỌC

Mã số: 8140209.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong hành trình thực hiện nghiên cứu về "Tổ chức dạy học dự án chủ đề hình học trực quan theo hưởng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh lớp 7", tôi đã may mắn được sự hỗ trợ nhiệt tình, nhũng lời khích lệ và sự hưóng dẫn quý báu từ nhiều cá nhân, đoàn thể Tôi xin bày tỏ lòng biết on chân thành nhất đến

mọi người, nhũng ai đã hỗ trợ và cùng tôi trải qua giai đoạn nghiên cứu và học tập

Tôi đặc biệt biết ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh, người đã không ngần ngại chia

sẻ kiến thức và kinh nghiệm, cung cấp sự hướng dẫn tận tâm trong suốt thời gian tôi

thực hiện luận văn Sự hỗ trợ quý báu của cô đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi và

tôi vô cùng trân trọng mọi đóng góp của cô

Tôi muốn bày tở lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với lãnh đạo nhà trường, đội ngũ

giáo viên bộ môn Toán, cùng các em học sinh lớp 7 của Trường Trung học cơ sở TânMai thuộc quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Sự hồ trợ và những điều kiện thuận lợi

mà các bạn đã mang lại đã là nguồn động viên quý báu cho tôi trong hành trình học

vấn và nghiên cứu tại đây

Mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng không thể phú nhận rằng trong luận văn cùa tôi vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót Tôi rất mong muốn và trân trọng mọi phản hồi, đề xuất từ

quỷ thầy cô và các bạn đồng nghiệp, nhằm mục đích làm cho công trình nghiên cứu

này trở nên tốt đẹp hơn Sự đóng góp của mọi người sẽ là nguồn động viên quý báu

giúp tôi tiếp tục cải thiện và hoàn thiện luận văn của mình

1

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC nhũng từ viết tắt V DANH MỤC BẢNG BIẾU vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thề và đối tượng nghiên cứu 3

4.1 Khách thể nghiên cứu 3

4.2 Đối tượng nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 4

5.1 Phạm vi về nội dung 4

5.2 Phạm vi về thời gian 4

5.3 Phạm vi về không gian 4

6 Câu hởi nghiên cứu 4

7 Giả thuyết nghiên cứu 5

8 Phương pháp nghiên cứu 5

9 Cấu trúc đề tài 6

CHƯƠNG 1 7

cơ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lý luận 7

1.1.1 Toán học gán liền với thực tiễn 7

1.1.2 Các khái niệm 10

1.1.3 Các đặc điếm nối bật của phương pháp dạy học theo dự án 14

1.1.4 Phân loại các hình thức của dạy học dự án 15

• • 11

Trang 4

1.1.5 Cấu trúc của dạy học dự án 16

1.1.6 Vai trò cùa giáo viên và học sinh trong dạy học dự án 18

\ r 1.1.7 Tâm quan trọng của phương pháp dạy học theo dự án đôi với việc nâng cao nàng lực giải quyết vấn đề thực tiễn và các kỹ năng của học sinh 19 1.1.8 Đánh giá trong dạy học theo dự án 23

1.1.10 Phân tích nội dung “Hình học trực quan” lớp 7 trong chương trình sách giáo khoa mới 27

1.2 Cơ sở thực tiễn 29

1.2.1 Kết quả điều tra giáo viên 29

1.2.2 Kết quả điều tra từ học sinh 32

Kết luận chương 1 34

CHƯƠNG 2 36

MỘT SỐ THIẾT KÉ KẾ HOẠCH DẠY HỌC Dự ÁN NỘI DƯNG 36

“HỈNH HỌC TRỰC QUAN” CỦA CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7 36

2.1 Định hướng thiết kế và cách tổ chức dạy học dự án 36

2.1.1 Cung cấp cơ hội tự học phù hợp với nhu cầu của học sinh 36

2.1.2 Bảo đảm nội dung chương trình học, sách giáo khoa và sự tích hợp giữa các môn học 36

2.1.3 Chú trọng đến việc áp dụng thực tiễn, liên hệ chặt chẽ với đời sống và các hoạt động thường ngày 37

2.1.4 Đảm bảo thể hiện kỹ năng sống và giá trị sống 37

r r 2.2 Thiêt kê dạy học dự án nội dung “Hình học trực quan” học sinh lớp 7 38 2.2.1 Dự án: Nhà kinh doanh tài ba (Thiết kế hình hộp chừ nhật phù hợp với bài toán kinh doanh) 38

2.2.2 Dự án: Trung thu cho em (Thiết kế lồng đèn hình lăng trụ phù hợp) 53

2.2.3 Dự án: Món quà yêu thương (Thiết kế hộp quà hình lăng trụ/hình hộp chữ nhật kích thước phù hợp) 69

• • • ill

Trang 5

2.2.4 Dự án: Nhà thiết kế tài ba (Thiết kế mô hình Ngôi nhà mơ ước) 83

Kết luận chương 2 98

CHƯƠNG 3 100

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 100

3.1 Mục tiêu thực nghiệm sư phạm 100

3.2 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm sư phạm 100

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 100

3.4 Nội dung thực nghiệm sư phạm 101

3.4.1 Kế hoạch thực nghiệm 101

3.4.2 Nội dung thực nghiệm 101

3.4.3 Tiến hành thực nghiệm 102

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 102

Kết luận chương 3 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

IV

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIẺƯ

Bảng 1.1 Nội dung phần "Hình học trực quan" theo CTGDPT môn Toán 2018 28

Bảng 2.1 Khung thời gian dự kiến thực hiện dự án "Nhà kinh doanh tài ba" 43

Bảng 2.2 Khung thời gian dự kiến thực hiện dự án "Trung thu cho em" 58

Bảng 2.3 Khung thời gian dự kiến thực hiện dự án "Món quà yêu thương" 73

Bảng 2.4 Khung thời gian dự kiến thực hiện dự án "Ngôi nhà mơ ước" 88

Bảng 3.1 Danh sách các kỹ năng học sinh được phát triến sau khi tham gia thực hiện dự án 103

Bảng 3.2 Thống kê kết quả điểm số 104

Bảng 3.3 Phân phối tần suất của kết quả điểm số 104

Bảng 3.4 Tồng hợp các tham số 102

VI

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hình minh họa vở hộp sữa/nước trái cây 45

Hình 2.2 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác 62

Hình 2.3 Hình minh họa hộp quà 74

Hình 2.4 Hình hộp chữ nhật 76

Hình 2.5 Hình minh họa hộp quà hình hộp chữnhật 79

Hình 2.6 Hình minh họa bản thiết kế hộp quà 80

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn phân phối tần suất của điềm số 105

Hình 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất 106

vii

Trang 9

Mỗi giáo viên luôn coi việc cải thiện chất lượng giáo dục và quá trình học tập trongtrường học là một trách nhiệm quan trọng và là mục tiêu không ngừng nỗ lực hướng tới Trong kỷ nguyên công nghệ tiên tiến với sự mở rộng không ngừng cùa lượng kiếnthức, ngành Giáo dục đang dần biến đổi, cập nhật các phương pháp giảng dạy đế khuyến khích sự chủ động, sáng tạo và tự lập trong quá trình học của học sinh, đặc biệt

là trong việc học Toán Hiện nay hình thức dạy học đã có rất nhiều sự thay đôi, học sinh được định hướng phát triển năng lực của các em một cách tập trung nhất chứ không chỉ nhận được sự truyền đạt kiến thức từ thầy cô nữa Đe bắt kịp với xu hướng giáo dục hiện đại, các giáo viên cần liên tục cập nhật và sáng tạo trong cách thức giảng dạy, nhằm nâng cao sự chú động, tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh Qua mônToán, điều quan trọng là phải tập trung vào việc mài giũa khả năng suy nghĩ logic vàtăng cường kỹ năng áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tế

Các kỹ thuật giảng dạy đa dạng đã được áp dụng nhằm nâng cao kỹ năng cho học sinh,

1

Trang 10

bao gôm các kỹ thuật như: học tập theo nhóm, nêu và giải quyêt vân đê, thảo luậnnhóm, khám phá kiến thức, và giảng dạy theo nhu cầu riêng biệt của học sinh Mồi

kỹ thuật giảng dạy không chỉ sở hữu những ưu điểm nổi bật mà còn đem lại hiệu quả tốt trong việc truyền đạt các bài học cụ thể.Nhiều kỳ thuật giảng dạy nhằm phát triển

kỹ năng của học sinh đã được triển khai, bao gồm các phương pháp như: phương phápdạy học hợp tác, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thảo luận, phương pháp dạy học khám phá, phương pháp dạy học phân hóa Mỗi phương pháp đều có nhiều đặc điếm hay và mang lại nhũng hiệu quả, lợi ích phù hợp với nội dung của từng bài học cụ thể Trong số đó, phương pháp dạy học dự án (Projected - based learning)được đánh giá cao vì khả năng cung cấp một nền tảng vững chắc để học sinh có thê phát triển toàn diện các kỹ năng toán học và các kỹ năng mềm quan trọng như đàmphán, làm việc nhóm và tự học, qua đó giúp họ giải quyết các vấn đề thực tế liên quanđến toán học một cách hiệu quả

Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu ba bộ sách giáo khoa mới (Kết nối trithức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo) và đã áp dụng chúng vào chương trình giảng dạy

từ năm học 2021-2022 đến 2022-2023 và tiếp tục cho đến nay Trong chương trìnhsách giáo khoa mới, có một số nội dung được thay đôi thứ tự học trong các khối và đưa vào khác hoàn toàn so với chương trình sách giáo khoa cũ, trong đó có phần nội dung “Hình học trực quan” được đưa một phần từ chương trình học lớp 8 xuống lớp 7

và bổ sung nhiều bài toán minh họa có yếu tố thực tế Trong quá trình giảng dạy, tácgiả nhận thấy, phần nội dung “Hình học trực quan” này, mặc dù đã hướng đến việcgiúp học sinh vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài toán “có yếu tố thực tế”, nhưng chưa thực sự gây hứng thú cần thiết cho người học Các bài toán vẫn chỉ dừng lại ở việc áp dụng công thức tính toán nêu lên trong bài, chưa tạo được động cơ liênquan nhằm phát triển các năng lực cũng như kỹ năng cho học sinh Đặc biệt, phần nội dung này rất phù hợp đế áp dụng hình thức dạy học dự án, giúp học sinh đồng thời phát triển một cách hài hòa các năng lực toán học và các kỹ nãng cần thiết Hơn thế nữa, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về áp dụng phương pháp dạy học dự án chohọc sinh với “Hình học trực quan” được đưa vào chương trình học theo bộ sách giáokhoa mới

Dựa trên các lập luận đã trình bày, tác giả lựa chọn đề tài luận văn: “ Tố chức dạy học

2

Trang 11

dự án chủ đê hình học trực quan theo hướng phát triên năng lực giải quyêt vân đê thực tiên cho học sinh lớp 7 ” đê nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiên trong dạy học chủ đô “Hình học trực quan”trong chương trình lớp 7, luận văn trình bày cách thiết kế và tổ chức dạy học dự án nói chung và đề ra bốn dự án học tập giúp học sinh không những nắm vững được các kiếnthức cần thiết mà còn phát huy được tính tích cực, chú động, sáng tạo, phát triền kỹ năng tư duy, rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua các dự án đà thực hiện cho học sinh Trung học cơ sở nói chung và học sinh khôi lớp 7 nói riêng

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

• Khảo sát lý thuyêt và ứng dụng trong việc phát triên và tô chức các dự án học

tập

• Tìm hiêu vê phân “Hình học trực quan” trong chương trình giáo dục của sách

giáo khoa mới

• Xem xét bôi cảnh, những khó khăn và ưu diêm khi triên khai các dự án học tập

ở cấp Trung học cơ sở, cụ thề là ở trường Trung học cơ sở Tân Mai

• Đưa ra các phương án thiêt kê và phương pháp tồ chức giảng dạy dự án “Hình

học trực quan” dành cho học sinh lóp 7

• Tiên hành nghiên cứu và thí diêm giáo dục tại trường Trung học cơ sở Tân Mai

để xác định độ hiệu quả của việc áp dụng và triển khai các phương pháp giảngdạy dựa trên dự án cho học sinh Trung học cơ sở

4 Khách thê và đôi tượng nghiên cứu

4 ỉ Khách thê nghiên cứu

Học sinh lớp 7 tại trường Trung học cơ sở Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố HàNội

3

Trang 12

4.2 Đối tượng nghiên cứu

• Sự tiến triển trong khả năng suy nghĩ và lập luận về toán học ở học sinh;

• Quá trình thiết kế và tổ chức dạy học dự án chủ đề “Hình học trực quan” ở lớp

7 Trung học cơ sở

5 Phạm vi nghiên cứu

5.7 Phạm vi về nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu việc thiết kế và tố chức dạy học theo dự án cho chủ đề

“Hình học trực quan” ở lớp 7 Trung học cơ sở (Tập trung nghiên cứu chủ đề “Hìnhhọc trực quan” trong bộ sách giáo khoa Cánh diều do điều kiện thời gian thực nghiệm

có hạn)

5.2 Phạm vi về thời gian

Từ tháng 8/2023 đến hết tháng 2/2024

5.3 Phạm vi về không gian

Trường Trung học cơ sở Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

6 Câu hỏi nghiên cứu

• Phương pháp giảng dạy dựa trên dự án là gì?

• Việc áp dụng phương pháp dạy học qua dự án hỗ trợ như thế nào trongviệc

nâng cao khả năng xử lý các tình huống thực tế cúa học sinh?

• Các thách thức và lợi ích rõ ràng khi thực hiện phương pháp giảng dạy dựa trên

Trang 13

trong việc được tổ chức và học tập qua các dự án học tập đạt đến mức nào?

• Liệu việc thực hiện các dự án được đê xuât có góp phân cải thiện hiệu quả phát

triến năng lực toán học cho học sinh lóp 7 ở Trường Trung học co sở Tân Mai

so với những học sinh không được tiếp cận phương pháp này?

7 Giả thuyết nghiên cứu

• Việc tích hợp tố chức các dự án học tập sẽ cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ

cũng như vận dụng kiến thức hình học trực quan của học sinh lóp 7

• Học sinh vẫn còn gặp khó khăn và thiếu hụt trong việc thề hiện sự năng động,

chú động và óc sáng tạo khi đối mặt với các tình huống thực tế yêu cầu kiếnthức toán học

• Nếu thông qua các dự án có nội dung định hướng tư duy, sáng tạo và rèn luyện

khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến toán học thì học sinh sèchủ động phát triển năng lực tương ứng

• Việc thực hiện thực nghiệm tại trường Trung học cơ sở Tân Mai sẽ chứng minh

tính hiệu quả của các thiết kế kế hoạch dạy học và việc thực hiện dạy học thông qua dự án, đặc biệt là trong việc tăng cường khả năng giải quyết vấn đề thựctiễn và tư duy sáng tạo của học sinh

8 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đây là quá trình thu thập, khảo sát, đánh giá

và tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu liên quan đến chủ đề hoặc nội dung cúa sách giáo khoa mới Tìm kiếm, đọc và phân tích một lượng lớn thông tin từsách, bài báo, báo cáo nghiên cứu, và các nguồn tài liệu khác để hiểu sâu hơn về chủ đề DHTDA Mục tiêu là để xây dựng một nền tảng lý thuyết vững chắc,hiểu rõ về DHTDA từ nhiều góc độ, từ đó xác định được hướng nghiên cứu tiếp theo

• Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: Phương pháp này bao gồm việc quan sát

hoặc chia sẻ kinh nghiệm với những giáo viên khác về việc dạy học DHTDA

5

Trang 14

trong môn Toán cho học sinh lớp 7, cùng với việc tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hởi liên quan đến các đề tài cần được nghiên cứu Điều này giúp hiểu

rõ được cách lý thuyết đã và đang được áp dụng vào giảng dạy thực tiễn nhưthế nào Phương pháp ứng dụng mang lại cái nhìn chi tiết về những khó khăncần giải quyết, cũng như hiệu quả thực tiễn khi triền khai các cách thức giảngdạy mới, trong trường hợp này là phương pháp DHTDA

• Phương pháp nghiên cứu thực hành sư phạm: Tiến hành thí nghiệm sư phạm

nhằm xác minh độ hiệu quả và khả năng áp dụng của đề tài được nghiên cứu

• Phương pháp phân tích số liệu thống kê: Đánh giá dữ liệu thu thập được từ việc

điều tra hiện trạng và các kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm sư phạm

9 Cấu trúc đề tài

Luận văn bao gồm năm phần như sau:

-Mở đầu;

- Nội dung chính bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở khoa học của đề tài

Chương 2 Một số thiết kế dạy học dự án nội dung “Hình học trực quan” của chương trình lớp 7

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

- Tài liệu tham khảo;

- Kết luận và khuyến nghị;

- Phụ lục

6

Trang 15

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận

1,1,1, Toán học gắn liền vởi thực tiễn

Toán học phát triển từ việc trừu tượng hóa các khái niệm từ thế giới vật chất xung quanh chúng ta Nó gắn liền với cuộc sống hằng ngày thông qua việc chỉ ra được các quy luật của vô số sự kiện và hiện tượng, nhiều trong số đó vẫn còn là bí ẩn đối với nhân loại và đòi hỏi sự khám phá cũng như giải quyết Toán học, trong bản chất của

nó, phản ánh một hiện thực khách quan mà chúng ta nhận thức được Cụ thể như sau:

1.1.1.1 Toán học cùng thực tiễn gắn liền với nhau

Quá trình lao động sản xuất hay những nhu cầu hoạt động khám phá, chinh phục hay cải tạo tự nhiên đều thúc đẩy con người đến với toán học

Ăng-ghen nhận định rằng các khái niệm toán học cơ bản, như số tự nhiên, đại số và hình học, được hình thành từ thế giới quan sát được qua trải nghiệm thực tiễn cùa con người, là kết quả của quá trình lao động sản xuất, khám phá và biến đối tự nhiên của con người, phản ánh một nhu cầu thực tế nào đó hay quy luật trong cuộc sống, chứ không phải chỉ là sản phẩm của trí óc không liên quan đến thực tiễn

Ví dụ:

• số tự nhiên được hình thành từ nhu cầu thiết yếu của con người trong việc đếm

các vật thể, như đếm số lượng vật dụng, đếm số lượng gia súc trong quá trình chăn nuôi

• Hình học phát triến từ nhu càu của việc đo đạc đất đai, đặc biệt là ở Ai Cập cố

đại, nơi người dân cần phải xác định lại ranh giới của ruộng đất sau mỗi trận lụt của sồng Nin Còn khái niệm về số phân số xuất hiện từ việc đo lường các đại lượng không phải lúc nào cũng là một số tự nhiên lần đơn vị tiêu chuấn, hoặc từyêu cầu cần chia các đối tượng thành các phần bằng nhau để phân chia chínhxác

7

Trang 16

• Hệ thống số hữu tỉ được xây dựng từ nhu cầu đo lường các đoạn thẳng mà mỗi

đoạn không thể đo được bằng một số tự nhiên lần đơn vị đo hay không thể đo bàng một lần đo duy nhất

Chính những đặc điểm cụ thể của nhiều đối tượng đã thúc đẩy con người hoàn thiện các khái niệm về số tự nhiên, đại số, và hình học Qua việc quan sát và nghiên cứu sốlượng, hình dạng, diện tích, và thể tích của những đối tượng này, con người đã vậndụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống thường nhật

1.1.1.2 Toán học được biêu hiện từ mọi vật trong thực tiễn

Phân tích quá trình phát tricn cúa các đối tượng đi cùng với vai trò của toán học cho thấy thực tiễn không chỉ là cội nguồn và lực đẩy cho sự tiến bộ của toán học, mà còn là chuẩn mực của mọi lý thuyết toán học Mỗi lý thuyết toán học đều phản ánh, trực tiếphoặc gián tiếp, các hiện tượng, sự vật, quy luật, và mối quan hệ tồn tại trong thực tế Chẳng hạn, khái niệm về tập hợp đại diện cho một nhóm các đối tượng cụ thể có sốlượng hữu hạn hoặc vô hạn; khái niệm về vector không chỉ mô tả hướng và độ dài mà còn biểu hiện cả sức mạnh, tốc độ, và lực

/ / 1.3 Toán học - công cụ không thê thiếu đê giải quyết các vấn đề thực tiễn phát

sinh trong đời Sống

Mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn được xác định qua việc toán học xuất phát từthực tiễn và cuối cùng phục vụ lại cho thực tiễn Thực tiễn không chỉ tạo điều kiện đếtoán học nảy sinh và phát triên mà còn đặt ra những vấn đề có thể dùng chính toán học

đế giải quyết Ví dụ, toán học ứng dụng vào việc giải các bài toán tam giác đồng dạngtrong chương trình hình học lóp 8 giúp học sinh nhận ra cách sử dụng tam giác đồng dạng để đo chiều cao của những cây quá cao không thể đo trực tiếp từ gốc đến đỉnh,hoặc đo chiều cao của một tòa nhà cao tầng; hoặc ứng dụng trong việc tìm vị trí đào giếng sao cho khoảng cách đến các nhà là như nhau bàng cách dùng tính chất tâm đường tròn nội tiếp tam giác,

Toán học giữ vai trò thiết yếu trong nhiều ngành khác nhau bao gồm khoa học tựnhiên, khoa học xã hội, công nghệ, y khoa, sinh học, và thậm chí là văn học Đặc biệt không thổ không nhắc đến vai trò của toán học trong Vật lí - một ngành khoa học thực

8

Trang 17

nghiệm Việc học Vật lí ở trường phổ thông liên kết chặt chẽ với thực tiễn thông qua việc khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giúp học sinh hiểu biết về các quy luậtcủa chúng và cách chúng hoạt động trong thế giới xung quanh Toán học là nền móng không thế thiếu của ngành Vật lí; không có kiến thức toán học, việc nghiên cứu và phát triển Vật lí sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hay thậm chí là không thể phát triển đếntrình độ vượt bậc như hiện tại Nhiều bài tập trong sách giáo khoa, sách tham khảo vàcác câu hởi trong các kỳ thi đã làm rõ thêm về vai trò cơ bản này cúa toán học trongVật lí, Hóa học, Sinh học.

Ví dụ bài toán Vật lí sử dụng kiến thức về phương trình, hệ phương trình:

• Bài 11 tr.27 SGK Vật lí 9 - chương trinh chuẩn: Thả một hòn đá từ miệng

giếng không có nước 4 giây sau khi thả thì ta nghe thấy tiếng hòn đá chạm đáy

• Bài 6 tr 129 - SGK Hóa 12 - chương trình Cơ bản: Cho 100 ml dung dịch AlCh

IM tác dụng với 200ml dung dịch NaOH Kết tũa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55 gam Tính nồng độ mol của dungdịch NaOH ban đầu - Bài 6 tr.132 - SGK 12 chương trình Cơ bản: Sục a molkhí CƠ2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa Lọc tách kết tủa, dungdịch còn lại mang đun nóng thu thêm được 2 gam kết tủa nữa Giá trị của a là:

A 0,05 mol B 0,06 mol c 0,07 mol D 0,08 mol

Ví dụ bài toán Sinh học sử dụng kiến thức về tổ hợp, xác suất để giải:

• Bài 8 tr.42 SGK Sinh học 9 - chương trình chuẩn: Ở người, tỉ lệ nam/ nữ xấp xỉ

1: 1 Tuy nhiên, trong thực tế, ở các gia đình có 2 con thì không phải gia đìnhnào cũng có 1 con trai và 1 con gái

a) Lý giải tại sao thực tế lại chênh lệch so với tỉ lệ lý thuyết như vậy?

9

Trang 18

b) Khi mỗi gia đình đều sinh 2 đứa con thì xác suất để mỗi gia đình có 1 đứacon trai và 1 đứa con gái là bao nhiêu?

Ta thấy được rằng, Toán học xuất hiện trong hầu hết các vấn đề diễn ra trong cuộc sống, từ đơn giản cho đến phức tạp Các em học sinh được học bộ môn toán ở trường học với mục đích chủ ỵếu vẫn là rèn khả năng tư duy, để có thể “nhìn thấy” được yếu

tố toán học trong các vấn đề thực tiễn; sử dụng được các tri thức toán học phù hợp đểtìm ra cách giải quyết chính xác nhất, tối ưu nhất Với mục đích đó, hình thức dạy học theo dự án nói chung và hình thức dạy học theo dự án đối với bộ môn Toán học nói riêng đang ngày càng được chú trọng áp dụng ở các khối giảng dạy phồ thông

1.1.2 Các khái niệm

ỉ ỉ 2.1 Dự án

"Dự án" hay "project" trong tiếng Anh, được hiểu là "một công trình", "một bản dự thảo" hoặc "một kế hoạch" cần thực hiện dưới các giới hạn hoặc điều kiện cụ thế về thời gian, nguồn lực, tài chính, vật liệu và nhân sự để đạt một mục tiêu hoặc ý định nào

đó Khái niệm dự án được dùng rộng rãi trong tố chức, kinh doanh, hoạt động nghiêncứu khoa học kỹ thuật cũng như các hoạt động quản lí xã hội Hay theo tiêu chuẩncủa cộng đồng Châu Âu "dự án là một chương trình, một kế hoạch, về bản chất đượcxác định bằng sự thống nhất cùa những điềư kiện thuộc tính chất tống quát của dự án,

có mục tiêu xác định trước, giới hạn bởi kinh phí, nguồn lực và nhừng điều kiện khác;tách biệt với những dự án khác và có cấu trúc dự án riêng biệt".[7]

Như vậy, dự án có thể được hiểu như một kế hoạch cụ thể và chiến lược được thiết kế

đế đạt được mục ticu đã xác định trước Quá trình triền khai dự án sẽ có sự tham gia của nguồn nhân lực, tài liệu và nguồn lực tài chính nhất định, nhằm đáp ứng nhu cầu

cụ thẻ của đối tượng muốn đạt được thông qua dự án

ỉ 1.2.2 Dự án học tập

Ban đầu, khái niệm về dự án chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vàthường liên quan đến việc phát triến sản phấm, quản lý doanh nghiệp, hoặc nghiên cứukhoa học Tuy nhiên, ngày nay, phương pháp này đã được mở rộng và tích hợp một

10

Trang 19

cách hiệu quả vào lĩnh vực giáo dục Trong giáo dục, dự án không chỉ được xem xét như là các sáng kiến phát triển giáo dục chung, mà còn được sử dụng như một phươngpháp dạy và học.[14]

Dự án học tập thực sự là một phương pháp giáo dục mạnh mẽ, nơi học sinh có cơ hội tham gia vào các nhiệm vụ học tập phức tạp, yêu cầu sự kết họp giữa lý thuyết đà học

và việc áp dụng nó vào trong các tình huống thực tế Như vậy, để hoàn thành dự án, học sinh cần áp dụng kiến thức đa dạng từ các môn học khác nhau, bao gồm các mônhọc thuộc khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ và cả nghệ thuật

Các dự án học tập đóng góp rất nhiều giá trị trong quá trình phát triển của học sinh Dự

án học tập không chỉ tạo ra môi trường học tập mang tính tích cực mà còn giúp học sinh phát triển khả năng tự nghiên cứu, tự học, khả năng tương tác nhóm và giải quyếtcác vấn đề; cung cấp cho học sinh cơ hội trải nghiệm thực tế kiến thức đã học, từ đókhám phá và hiểu rõ tiềm năng của bản thân Đồng thời, dự án học tập cũng giúp giáoviên có thề đánh giá sự sáng tạo trong các tình huống xử lý thông tin và giao tiếp của học sinh

1.1.2.3 Quan niệm vê dạy học theo dự ản

Dạy học theo dự án (DHTDA) băt nguôn từ Y trong lĩnh vực giảng dạy vê chuyên ngành kiến trúc - xây dựng và sau đó lan rộng sang Pháp và các nước châu Âu khác Khái niệm này đã được chấp nhận rộng rãi ở Mỹ, đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học và chuyên nghiệp, biến DHTDA trở thành một phương pháp dạy và học hiệuquả, nhấn mạnh vào việc áp dụng kiến thức thực tế và phát triến kỹ năng liên quan

Đầu thế kỷ 20, các nhà giáo dục Mỹ, dựa trcn quan diem cho rằng học sinh sẽ học tốthơn khi họ được tham gia vào quá trình học một cách chủ động, thông qua kinhnghiệm thực tế và tương tác với thế giới xung quanh đã phát triển những lý thuyết cơbản nhất cho phương pháp dự án (The Project Method) và phương pháp này quả thực

đã thách thức mô hình giáo dục truyền thống, nơi giáo viên là người truyền đạt kiếnthức và học sinh chỉ đơn thuần tiếp nhận kiến thức Thay vào đó, phương pháp nàynhấn mạnh đen việc học sinh chủ động khám phá và xây dựng kiến thức của riêngmình, qua đó phát triển kỹ năng giải quyết Vấn đề, tư duy phản biện và làm việc nhóm

11

Trang 20

Lúc đâu, cách thức dạy học theo dự án chú yêu được sử dụng trong quá trình giảng dạy các bộ môn kỹ thuật, nơi sự thực hành và ứng dụng là gần như bắt buộc Tuy nhiên, sựthành công của phương pháp này đã dàn thúc đấy việc nó được áp dụng rộng rãi, thậm chí là trong các môn khoa học xã hội và sau đó là toàn bộ chương trình giáo dục của nhiều quốc gia Mặc dù phương pháp này đã có những thời kì bị lãng quên, nhưng thời gian gàn đây, DHTDA đã trở lại và phát triển mạnh mè Nó không chỉ được áp dụng ở các quốc gia phát triển mà còn lan tởa đến các quốc gia đang phát triển, được coi là một công cụ quan trọng để giáo dục chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng cần thiếttrong thế kỷ 21 DHTDA ngày nay không chỉ giới hạn ở phố thông và đại học mà còn được tích hợp vào các chương trình đào tạo nghề, giáo dục chuyên biệt và dành cho cả những chương trình đào tạo đế phát triển chuyên môn.

DHTDA đã ra đời từ hàng trăm năm trước, nhưng đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giảithích khác nhau về nó

Theo BIE: "Phương pháp dạy học thông qua dự án là một cách tiếp cận giáo dục mà trong đó học sinh được khuyến khích thực hiện các tác vụ phức tạp, xây dựng dựa trênnhững câu hởi hoặc vấn đề thách thức Quá trình này yêu cầu học sinh phải áp dụng một loạt kỹ năng đa dạng bao gồm khả năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, và làm việc nhóm Trong khi đó, vai trò của giáo viên chuyển từ việc chỉ đạo sang hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh tự mình khám phá và học hởi." [17]

Theo nghiên cứu của Sylvester (2007) "Phương pháp dạy học dựa trên dự án đem lạimột cách tiếp cận giáo dục mới lạ so với các phương pháp truyền thống Các dự án mà học sinh được giao thường xoay quanh những vấn đề thực tiễn, những thách thức mà

họ có thể đối mặt trong đời sống hằng ngày Qua quá trình giải quyết những vấn đề này, học sinh không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị mà còn phát triển được nhiều kỹ năng mềm quan trọng, như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày ý tưởng."[10]

Tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009) cho rằng "Phương pháp dạy học dựa trên dự án

là một chiến lược giáo dục, nơi người học được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt độnghọc tập phức tạp, kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và ứng dụng thực tiễn Trong suốt quá trình này, người học tự mình chủ động từ việc đề ra mục tiêu, lên kế hoạch, thực

12

Trang 21

hiện và cuối cùng là kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá toàn bộ quá trình cũng như kết quả của dự án Sản phẩm cuối cùng của dự án là những tác phấm có giá trị, có khảnăng được trình bày và chia sẻ với người khác." [11].

Dựa vào các ý kiến trên, ta có thể nhận thấy sự tương đồng trong các quan điểm đa dạng về DHTDA như sau:

• DHTDA đưa học sinh vào vị trí trung tâm, cốt lõi của việc học, thúc đấy tính tự

giác và chủ động

• Học sinh được khuyến khích tự mình khám phá và hoàn thành các nhiệm vụ

học tập, có thể do giáo viên đề xuất hoặc được xây dựng thông qua sự hướng dẫn, đồng hành cùa giáo viên với học sinh, nhằm mục tiêu hình thành kiến thức

và kỹ năng cần thiết

• Các hoạt động trong DHTDA được thiết kế một cách tỉ mỉ, tương thích với

chương trình giáo dục, bao gồm cả kiến thức liên môn và đặc biệt là phải liênquan đến các vấn đề thực tiễn trong nghề nghiệp hoặc cuộc sống hàng ngày

• Một yếu tố quan trọng khác là việc DHTDA phải phát triển những giải pháp

thực tế, có khả năng áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể

Từ góc nhìn cá nhân sau khi phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng Dạy học theo dự án(DHTDA) chính là một phương pháp giáo dục khá toàn diện Trong phương pháp này,giáo viên đóng vai trò như những người hướng dẫn, xây dựng các tình huống giả địnhgần gũi với thực tiễn, đồng thời kết nối chúng với nội dung cần học Điều này khuyến khích học sinh chù động khám phá và đề xuất các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề được đặt ra Như vậy, không chỉ việc làm vững chắc kiến thức mà còn hỗ trợ học sinh trong việc nâng cao các kỹ năng quan trọng bao gồm làm việc theo nhóm, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề Chính khái niệm DHTDA trên đã được chúng tôi lấy làm trọng tâm trong luận văn này

13

Trang 22

1.1.3 Các đặc điểm noi bật của phương pháp dạy học theo dự án

Cách thức giảng dạy thông qua dự án (DHTDA) được đánh giá cao và trân trọng nhưmột phưong pháp giáo dục đặc biệt Trong bối cảnh các phương pháp giáo dục đa dạnghiện nay, DHTDA được phân biệt với các đặc trưng nổi bật sau: [14]:

• Định hướng thực tiễn và nghề nghiệp: Các dự án trong chương trình học được

thiết kế để phản ánh các tình huống thực tế từ đời sống xã hội đến các ngành nghề cụ thể Các nhiệm vụ được giao trong dự án phải tương thích với khả năng

và sức học của người học, qua đó làm cho việc học trở nên có ý nghĩa và gàn gũi hơn với cuộc sống thực tại

• Định hướng hứng thú cho người học: Học sinh có thế tự chọn đề tài dự án, điều

này giúp các em cảm thấy có động lực để giải quyết các vấn đề hơn, qua đótăng cường sự hứng thú trong quá trình học

• Kết hợp lý thuyết và thực hành: Quá trình thực hiện dự án là sự giao thoa giữa

việc nghiên cứu lý thuyết và áp dụng chúng hoạt động như thế nào trong thực

té Điều này không chỉ củng cố kiến thức lý thuyết mà còn giúp người học pháttriển kỹ năng và trải nghiệm thực tiễn

• Rèn luyện tính tự lập cho học sinh: Trong DHTDA, người học được khuyến

khích tự mình chu động trong việc tìm hiểu kiến thức và giải quyết vấn đề Việcnày thúc đẩy sự độc lập, khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm của học sinh.Vai trò của giáo viên chuyển từ việc chỉ giảng dạy sang hỗ trợ và tư vấn,nhưng mức độ tự lập này cần phải phù hợp với khả năng cá nhân của ngườihọc

• Trau dồi khả năng cộng tác làm việc: Các dự án thường được tiến hành theo

nhóm, yêu cầu sự phối hợp và chia sẻ công việc giữa các thành viên Như vậy,hình thức học tập này giúp cho học sinh nâng cao khả năng làm việc nhóm và tăng cường kỹ năng giao tiếp trong môi trường xã hội Đặc điểm này cũng cóthể được mô tả như là quá trình học tập có tính chất cộng đồng

14

Trang 23

• Định hướng sản phẩm: Kết quả cùa dự án không chỉ dừng lại ở bài thu hoạch lý

thuyết mà còn là sản phẩm thực tế, phản ánh kết quả của quá trình học tập của học sinh thông qua hoạt động thực tiễn

• Có khả năng tích hợp cao: DHTDA cho phép kết hợp với nhiều phương pháp

dạy học khác nhau, từ công nghệ thông tin đến giải quyết vấn đề, làm việcnhóm, và đặc biệt có thể kết hợp kiến thức từ nhiều mồn học khác nhau trongcùng một dự án đang được thực hiện

• Linh hoạt về không gian và thời gian: DHTDA không giới hạn trong một lóp

học cố định mà hoàn toàn có thể mở rộng ra ngoài lớp học, và thời gian thực hiện dự án có the linh hoạt từ một ngày đen nhiều tuần, tùy thuộc vào quy mô

và mức độ phức tạp của dự án

• Tạo ra môi trường học tập tương tác: Dự án học tập khuyến khích sự tương tác

đa chiều giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau và giữa học sinhvới cộng đồng xã hội, qua đó tạo nên một môi trường học tập đầy sự tương tác

và hợp tác

7 1.4, Phân loại các hình thức của dạy học dự án

Sau đây là cách phân chia các loại hình giảng dạy dựa trên dự án dựa vào mức độ thamgia của học viên [14]:

• Phân loại theo số lượng người hướng dẫn tham gia:

o Dự án được thực hiện bởi học sinh và một giáo viên hướng dẫn

o Dự án với nhiều giáo viên cộng tác hướng dẫn, hoặc giáo viên kết họp với

người hướng dẫn khác không phải giáo viên

• Phân loại theo thời gian thực hiện dự án: K.Frey đã đề xuất cách phân loại như

sau [12]:

o Dự án nhỏ: Thực hiện trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 tiết học

15

Trang 24

Dự án cỡ trung: Được tiên hành trong một hoặc vài ngày học, với giới hạn tôi

đa là một tuân học hoặc 30 tiêt

o Dự án cỡ lớn: Diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn, ít nhất là một tuần

học (tương đương 30 tiết học) và có thể mở rộng qua nhiều tuần

• Phân loại• theo nhiệm • vụ: •

Tùy thuộc vào mục tiêu chính mà mỗi dự án đặt ra, chúng ta có thế phân chia chúng thành các loại như sau [12]:

o Dự án khám phá: Các dự án này tập trung vào việc đánh giá và khảo sát tình

hình hiện tại của một đối tượng nào đó, nhằm hiếu rõ hơn về đối tượng

o Dự án nghiên cứu: Đây là những dự án nhằm mục đích phân tích và giải

thích các hiện tượng, với hy vọng tìm ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể

o Dự án ứng dụng: Những dự án này hướng đến việc tạo ra sản phẩm thực tế

hoặc thực hiộn các kế hoạch cụ thế, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc trang trí, trưng bày, biếu diễn, sáng tác và các hoạt động sáng tạo khác

o Dự án tổng hợp: Loại dự án này kết hợp các yếu tố từ các loại dự án trên,

mang lại một phương pháp tiếp cận đa dạng và toàn diện

Thêm vào đó, các dạng dự án kê trên không nhât thiêt là hoàn toàn độc lập với nhau.Tùy vào đặc điểm của từng ngành chuyên môn, các loại dự án có thể được phân loạitheo nhừng đặc tính cụ thế của chúng

r

/ /.5 Câu trúc của dạy học dự án

Từ những hoạt động thực hiện trong dự án, ta có thể phân loại tiến độ của DHTDA thành nhiều phần khác biệt Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu cách phân loại các giai đoạn của DHTDA thành năm phần:

• Giai đoạn 1 (Xác lập mục tiêu dự án): cần phải thực hiện việc chọn lựa và xác

định chủ đề cũng như mục tiêu của dự án thông qua sự hợp tác giữa giáo viôn

và học sinh Tại đây, một vấn đề cụ thể được đặt ra, mang tính ứng dụng thực

16

Trang 25

tiễn và liên quan đến đời sổng xã hội, đồng thời phải kích thích sự quan tâm cùa học sinh và mang lại giá trị xã hội Giáo viên có thế đề xuất các hướng giải quyết dự án nhưng cũng cần khuyến khích học sinh chủ động trong việc tự đềxuất các phương án thực hiện, chọn lựa và làm rõ chủ đề cùa mình TheoK.Frey, giai đoạn này có thể được chia nhở thành hai phần: đề xuất ý tưởng vàthảo luận về ý tưởng.

• Giai đoạn 2 (Lập kế hoạch thực hiện): Trong giai đoạn này học sinh sẽ phải,

dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, xây dựng một bản đề cương chi tiết, bao gồmviệc phân chia công việc, lên lịch trình thực hiện, chuấn bị nguồn lực cần thiết

từ nguyên vật liệu cụ thể đến tài chính chi tiết, và lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp cho từng nhiệm vụ trong dự án

• Giai đoạn 3 (Tiến hành dự án): Học sinh tiến hành thực hiện các công việc của

dự án dựa trên kế hoạch đã được thiết lập trước đó Các hoạt động trong giaiđoạn này không chỉ giới hạn ở lý thuyết mà còn bao gồm cả những ứng dụngthực tiễn, nơi kiến thức được kiểm nghiệm và sản phẩm dự án bắt đầu hìnhthành Sự tương tác giữa lý thuyết và thực hành là điếm mấu chốt, nơi học sinh

có cơ hội áp dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn cụ thề

• Giai đoạn 4 (Tổng họp kết quả và cồng bố sản phẩm): Ở bước này, công việc

của HS có thổ là viết báo cáo, luận văn hoặc tạo ra các sản phẩm vật chất cụ thể

từ các hoạt động thực tiễn Ngoài ra, sản phẩm có thể là các sáng kiến phi vật chất như tổ chức sự kiện hoặc biểu diễn nghệ thuật Sản phẩm cuối cùng sẽđược trình bày trong môi trường học thuật hoặc rộng lớn hơn là xà hội

• Giai đoạn 5 (Đánh giá dự án): Tại giai đoạn này, giáo viên và học sinh cùng

nhau xem xét lại về quá trình thực hiện và kết quả của dự án, từ đó rút ra bài học cho những dự án tương lai Đánh giá cũng có thế đến từ những nguồn bên ngoài để có cái nhìn khách quan hơn Hai giai đoạn cuối cùng có thể được kết họp đế tạo thành giai đoạn kết thúc cùa dự án

Tuy các giai đoạn được mồ tả tách biệt khá rõ ràng, nhưng chúng không nhất thiết phảituân theo một trật tự cứng nhắc Trong thực tế, sự chồng chéo và điều chỉnh linh hoạt

17

Trang 26

là cần thiết để đáp ứng với những thách thức hay tình huống, cơ hội phát sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án học tập Quá trình tự đánh giá và điều chỉnh đóng một vai trò thiết yếu và càn được áp dụng một cách liên tục trong suốt thời gian dự án diễn

ra Tự đánh giá và điều chỉnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các dự án có cấu trúc và quy trình làm việc, cần phải được thay đổi một cách mềm dẻo để phù hợp nhấtvới các mục tiêu đà xác định Việc đánh giá này cũng giúp đảm bảo rằng dự án có thê thích nghi và phát triển theo hướng phù hợp nhất, từ đó tối ưu hóa hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn

/ 1.6 Vai trò của o giáo viên và học sinh trong O dạy • J • học dự • án

Trong mô hình giáo dục dựa trên dự án, giáo viên không còn giữ vai trò truyền thống

là nguồn cung cấp kiến thức chính, mà thay vào đó, họ trở thành những người hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh khám phá và liên kết kiến thức với thực tiễn Giáo viênphát triển sáng tạo các chiến lược giáo dục nhằm kết nối học sinh với nội dung học qua các dự án thực tế, đồng thời cung cấp sự hỗ trợ thông qua việc tư vấn, cung cấp tàiliệu, nguồn thông tin và các công cụ theo dõi tiến độ dự án, cũng như các phương pháp đánh giá để học sinh có thể tự đánh giá quá trình tiến bộ của bản thân

Giáo viên trong mô hình này không chỉ giữ vai trò là người chuyển giao kiến thức mà còn là người kích thích sự tò mò, dam mê học hỏi và khả năng tự học cùa học sinh Họ

là những người đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ các nhóm dự án trong việc xứ lý các thách thức, thúc đấy việc thảo luận về các chiến lược làm việc hiệu quả và tạo động lực cho học sinh Hơn nữa, giáo viên còn là người tạo ra môi trường để học sinh có thể tiếp cận thông tin, học từ việc quan sát và thực hành, và được tư vấn khi cần thiết [5]

Trong quá trình tham gia một dự án học tập, mỗi học sinh thường sẽ phải tự làm các công việc sau:

• Tham gia quá trình lựa chọn đề tài và nội dung học tập sao cho phù hợp với khả

năng và sở thích bản thân, từ đó tạo động lực và khích lệ tính tích cực, ý thứctrách nhiệm và sự sáng tạo trong học tập của học sinh;

18

Trang 27

• Học sinh hợp tác với các thành viên trong nhóm trong một thời gian cố định đế

cùng nhau giải quyết những nội dung học tập phức tạp, qua đó phát triến kỹnăng làm việc nhóm và học hỏi từ sự đa dạng quan điềm của nhiều người;

• Học sinh sắp xếp và liên kết các kiến thức, xây dựng mối quan hệ giữa các nội

dung kiến thức của môn học, và được tạo điều kiện để học tập trong một môitrường hợp tác, nơi mà họ có thế chia sẻ ý kiến, học hỏi từ nhau và phát triển kỹ năng xã hội đồng thời với kiến thức chuyên môn

Trong các dự án, học sinh được khích lệ đế trở thành người chú động trong việc học của mình Học sinh được kì vọng phát triển được kỹ năng tự quản lý dự án của mìnhthông qua các công việc như: lên kể hoạch, thiết lập mục tiêu, đến việc triển khai vàthực hiện các nhiệm vụ Qua đó, họ không chỉ học được cách áp dụng kiến thức vào thực tiễn mà còn phát triển các kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, giải quyết vấn

đề và tự chủ trong việc học Dù có thể ban đầu gặp phải những khó khăn do thiếu kinhnghiệm, nhưng qua sự hướng dẫn và khuyến khích từ giáo viên, học sinh có the vượtqua và phát triến bản thân thông qua việc tham gia vào các dự án học tập có ý nghĩa và sâu sắc này

L ỉ, 7, Tầm quan trọng của phương pháp dạy học theo dự án đối với việc nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn và các kỹ năng của học sinh

1.1.7.1 Dạy học theo dự án làm cho bài học trở nên sâu sắc hơn

• Phương pháp dạy học dự án mang lại ý nghĩa sâu sắc hơn cho quá trình học bới

sự tích hợp giáo dục đi kèm những thách thức và vấn đề thực tế trong cuộc sống, điều này kích thích sự quan tâm và niềm dam mê học hỏi ở người học

• Qua dạy học dự án, sự kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành

động, cũng như giữa môi trường giáo dục và xã hội được tăng cường, làm cho kiến thức, kinh nghiệm học tập trong trường học được phản ánh chân thực hơn giống như việc học trong đời sống thực tiễn

/ ỉ 7.2 Dạy học theo dự án đảnh dấu bước tiến mới trong phương pháp giảng dạy và

cách thức đào tạo

19

Trang 28

• Qua việc áp dụng học tập dự án, vai trò của giáo viên và học sinh có nhiêu sụ

thay đối: giáo viên không còn chỉ truyền đạt kiến thức một chiều, giáo viên truyền kiến thức - học sinh tiếp thu kiến thức, mà học sinh chủ động tham gia vào quá trình học, trở thành những người giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định Học sinh làm việc theo nhóm, tự tố chức các hoạt động, tiến hành nghiêncứu, giải quyết các vấn đề, tống hợp thông tin, quản lý thời gian và tự suy ngẫm

về quá trình học của mình

• Phương pháp này đáp ứng nhu cầu cùa nhiều phong cách học tập khác nhau,

cho phép sự giao thoa kiến thức từ nhiều lình vực khác nhau, và tạo ra các cơhội để học sinh tiếp cận một chủ đề từ nhiều góc độ và thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau

• Dạy học theo dự án yêu cầu học sinh phải suy nghĩ một cách chủ động và sáng

tạo khi đối mặt với các vấn đề, từ đó kích thích động lực và niềm say mê trongviệc học tập

• Dạy học theo dự án cũng khuyến khích học sinh sử dụng các kỹ nàng tư duy

phức tạp và bậc cao để giúp học sinh hiếu sâu sắc hơn về những gì họ học

• Phương pháp dạy học thông qua dự án học tập được coi là yếu tố cốt lồi trong

việc đạt được mục tiêu giáo dục của việc phát triển toàn diện cá nhân, bằngcách tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa kiến thức lý thuyết và ứng dụng thực tế, cũngnhư giữa học tập trên lớp và nghiên cứu khoa học

1.1.7.3 Dạy học dự ản mang lại môi trường lý tưởng cho học sinh rèn luyện và phát

triển

• Qua phương pháp này, học sinh có cơ hội học hỏi sâu rộng khi tham gia vào các

dự án đa môn, liên môn, nơi họ phải thực hiện các bài tập liên quan đến nhiều lĩnh vực, môn học khác nhau

• Mồi học sinh đều được tham gia hoạt động, có cơ hội thể hiện và thử nghiệm

nhiều khả năng khác nhau của bản thân thông qua các dự án, từ đó khám phátiềm năng của mình

20

Trang 29

• Học sinh được thách thức về việc cần phải suy nghĩ một cách cấn thận và sâu

sắc với các vấn đề phức tạp, được trải nghiệm việc tìm kiếm, đánh giá, giảithích và tổng hợp thông tin

• Học sinh cũng được củng cố khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn,

đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ

• Trong quá trình xây dựng kế hoạch cho dự án, sự sáng tạo và khả năng tưởng

tượng của học sinh được phát triền khi họ phải thiết kế và lên kế hoạch cho các hoạt động cần thực hiện xuyên suốt dự án

• Học sinh cũng được rèn luyện kỹ năng đánh giá thông qua việc thực hiện các

loại hình đánh giá đa dạng và liên tục, bao gồm cả việc tự đánh giá, đánh giá từgiáo viên và từ bạn bè

• Học sinh có quyền lựa chọn và kiềm soát quá trình học của mình, cũng như cơ

hội đế hợp tác với các bạn cùng lớp, điều này làm tăng niềm say mê trong họctập

• Dạy học dự án trang bị cho học sinh sự tự tin cần thiết khi bước vào thực tiễn

sau này thông qua việc phát triển các kỹ năng sống quan trọng như tự đưa raquyết định, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm hiệu quả cũng như sự chủ động, linh hoạt trong suy nghĩ và hành động

1.1.7.4 Dạy học theo dự án tảng cường sự chủ động, độc lập, và khả năng sáng tạo

của học sinh

• Trong phương pháp dạy học dự án, học sinh được đặt vào vị thế trung tâm,

chuyển từ việc tiếp nhận kiến thức một cách thụ động sang việc chủ động tìmkiếm và xử lý thông tin, điều này thúc đấy và đồng thời ycu cầu học sinh phải hoạt động một cách tích cực hơn

• Học sinh được trao quyền tự quản trong việc lập kế hoạch và thực hiện các dự

án, từ đó có thế tạo ra các sản phấm cùa riêng mình Qua đó, phương pháp nàykhơi dậy và phát triển khả năng tự chủ, sự tự tin, trách nhiệm, sự sáng tạo vàkhả năng giải quyết vấn đề ở người học

21

Trang 30

1 ỉ 7.5 Dạy học theo dự án cải thiện kỹ năng giao tiêp của học sinh

• Dạy học theo dự án không chỉ là phương tiện để học sinh tiếp thu kiến thức mà

còn là cơ hội đề họ cải thiện kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp với người khác

• Dạy học theo dự án khuyến khích sự hợp tác giữa học sinh với giáo viên, giừa

các học sinh với nhau và thậm chí là với cộng đồng bên ngoài, qua đó mở rộng khả năng giao tiếp và hiểu biết xã hội của học sinh

1.1.7.6 Dạy học theo dự án phát triền năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh

• Theo lý thuyết giáo dục được áp dụng tại Quebec, Canada, khả năng giải quyết

các vấn đề thực tế của học sinh được hiểu là sự phối hợp độc đáo và mềm dẻo giữa tri thức, kỹ năng, cùng với thái độ, cảm xúc, giá trị và động lực cá nhân đểđối mặt và giải quyết một cách hiệu quả các tình huống phức tạp trong một ngừcảnh cụ thể Trong quá trình giảng dạy, các vấn đề được trình bày dưới hìnhthức các tình huống hoặc bài toán cụ thể, chứa đựng các thông tin và yêu cầu mang tính ứng dụng Đồng thời, khi khuyến khích học sinh khám phá kiến thứcmới thồng qua việc giải quyết vấn đề, nhừng vấn đề này cần được thiết kế để đủ thách thức, nhưng vẫn ở trong khả năng giải quyết của học sinh, không tạo ra áplực hoặc khó khăn quá mức

• Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh: HS sẽ biếu

hiện năng lực trên của mình thông qua quá trình học tập, dựa trên việc giảiquyết được các bài toán, các vấn đề mà giáo viên đề ra có chứa yếu tố thực tiễnbàng cách áp dụng các kiến thức đã học/đã tự tìm hiểu

• Thông qua việc giải quyết các câu hởi, bài tập, tình huống trong dự án học tập

có nội dung thực tiễn, HS sẽ được rèn luyện và phát triến năng lực giải quyếtvấn đề của mình

Xét một ví dụ cụ thể như sau: Trong một cuộc thi làm bánh mừng năm mới,mỗi nhóm tham gia được phép sử dụng không quá 20kg gạo nếp, 2kg thịt ba

22

Trang 31

rọi, và 5kg đậu xanh để chuẩn bị bánh chưng và bánh tét Đối với mỗi chiếc bánh chưng, cần 0,4kg gạo nếp, 0,05kg thịt, và o,lkg đậu xanh; trong khi mỗichiếc bánh tét yêu cầu 0,6kg gạo nếp, 0,075kg thịt, và 0,15kg đậu xanh Mỗichiếc bánh chưng sè nhận 5 điểm, và mồi chiếc bánh tét nhận 7 điềm Câu hởi đặt ra là cần phải làm bao nhiêu chiếc bánh mỗi loại để đạt được số điểm cao nhất?

Đối với phương pháp DHTDA, bài toán trên hoàn toàn có thể trở thành một dự

án nhỏ, bằng cách GV có thể giảng dạy hoặc cho học sinh tự tìm hiểu các kiếnthức có liên quan đến bài toán (bài học) và tố chức cho các em học sinh thựchiện "cuộc thi gói bánh chưng" được nêu lên trong đề bài, đó chính là hình thứcphát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn (trong phạm vi chương trình học dành cho HS)

1.1.8 Đảnh giả trong dạy học theo dự án

Trong việc đánh giá dạy học theo dự án, cần thực hiện đánh giá từ nhiều quan điếm khác nhau: từ cá nhân đến nhóm, từ kiến thức đến kỹ năng, và từ quá trình đến kết quả cuối cùng

Đánh giá quá trình là một phần quan trọng, diễn ra trong suốt quá trình giảng dạy vàhọc tập một chủ đề cụ thể Mục đích chủ yếu là nhằm thu thập ý kiến phản hồi về cách thức học của học sinh, cung cấp dữ liệu quan trọng để hồ trợ việc điều chỉnh và nângcao chất lượng các kỹ thuật giảng dạy và học tập trong tương lai Mục tiêu chủ yếu của hành động này là cải thiện và tăng cường hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục, đảm bảorằng chất lượng giáo dục được nâng cao một cách bền vững và dài hạn

Trong mô hình dạy học theo dự án, việc đánh giá quá trình được thực hiện theo từnggiai đoạn hoạt động cùa học sinh khi các em triến khai dự án Đánh giá không chỉdừng lại ở thái độ của học sinh mà còn bao gồm việc đánh giá sản phẩm của nhóm dự

án Đe bảo đảm đánh giá một cách khách quan và đầy đủ, việc đánh giá không chỉ nên đến từ giáo viên mà cũng cần bao gồm các cách tiếp cận đánh giá khác như việc các học sinh đánh giá lẫn nhau trong nhóm đồng thời kết hợp với việc học sinh tự đánh giá quá trình tham gia của mình

23

Trang 32

Các bước tiên hành trong quá trình đánh giá dạy học theo dự án đòi hởi sự chú ý đên nhiều khía cạnh [17]:

• Đánh giá việc hình thành dự án học tập: Đây là giai đoạn đánh giá năng lực cùa

học sinh trong việc chọn lựa chủ đề, xác định mục tiêu và nội dung của dự án, cũng như việc lập kế hoạch cho các công việc và sản phấm cần hoàn thành, baogồm cả việc ước lượng thời gian cần thiết để thực hiện dự án đó Đồng thời, cần xem xét sự hỗ trợ từ giáo viên và mức độ đóng góp ý tưởng cúa học sinh trongtừng công việc

• Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án học tập: cần xem xét liệu các

công việc được lên kế hoạch có chi tiết, logic và khả thi hay không, liệu nội dung nghiên cứu có được xác định cụ thể, công việc được phân công cho từng thành viên có phù họp, thời gian dự kiến hoàn thành có hợp lý, và liệu các sảnphẩm dự kiến có phù hợp với từng giai đoạn hay không Ngoài ra, sự đánh giá phải bao gồm cả mức độ hỗ trợ của giáo viên trong việc len kế hoạch cho dự án

và khả năng tự đề xuất ý kiến của học sinh trước mỗi vấn đề phát sinh trong quá trình lên kế hoạch

• Đánh giá quá trình thực hiện dự án học tập: Trong giai đoạn này, chất lượng sản

phẩm, tiến độ công việc, khả năng và thái độ làm việc của từng cá nhân cũngnhư khả năng tự đánh giá dự án cúa học sinh cần được xem xct Đồng thời, mức

độ hỗ trợ của giáo viên và mức độ tự đề xuất ý kiến của học sinh trong mỗi công việc hay trước các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án cũng là yếu tố quan trọng cần được đánh giá

• Đánh giá tống kết toàn dự án: Loại đánh giá này diễn ra sau khi kết thúc mồi dự

án, nhàm mục đích thu thập thông tin liên quan đến thành tích học tập cúa học sinh và so sánh chúng với các mục tiêu giáo dục đã được xác định trước khithực hiện dự án Mặc dù không trực tiếp nâng cao kết quả học tập trong giaiđoạn được đánh giá, nhưng thông tin từ đánh giá tổng kết có thể làm cơ sở cho việc cải tiến trong các giai đoạn học tập sau này và cho các dự án kế tiếp Trong quá trình đánh giá tống kết dự án học tập, ngoài việc sứ dụng kết quả điếm số từcác bài kiểm tra và bài thi cuối kỳ, chúng ta cần xem xét một số yếu tố quan

24

Trang 33

trọng khác như: Đánh giá chất lượng và số lượng sản phẩm của dự án học tập,nhằm kiểm tra xem chúng có đáp ứng được kế hoạch thực hiện dự án hay không; Đánh giá hoạt động hợp tác của các thành viên trong từng nhóm học tập, bao gồm việc đánh giá đề xuất ý kiến, khả năng cộng tác, trách nhiệm và hiệu quả trong công việc; Đánh giá năng lực của từng thành viên trong nhóm họctập, bao gồm khả năng lập kế hoạch, hợp tác, tố chức và giao tiếp.

1.1.9 ưu điếm và hạn chế của việc dạy học theo• • • • dự án

ỉ ỉ 9.1 ưu điểm

Phương pháp giảng dạy theo dự án học tập nhận đà nhận được sự đánh giá tích cực vì những lợi ích mà nó mang lại cho cả giáo viên và học sinh Sự ủng hộ cúa cộng đồngnghiên cứu giáo dục đói với DHTDA ngày càng tãng lên, nhằm mục tiêu khích lệ học sinh, thúc đẩy kỹ năng họp tác trong học tập và cải thiện hiệu quả giáo dục

• Đối với giáo viên: DHTDA giúp tăng cường chuyên môn và sự hợp tác, trao đối

chuyên môn giừa các giáo viên; mở ra cơ hội tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với học sinh; và triển khai các phương pháp giáng dạy linh hoạt, hỗ trợ học sinh

đa dạng thông qua việc mở rộng cơ hội học tập trong môi trường giáo dục Ngoài ra, thông qua hình thức DHTDA, giáo viên có nhiều cơ sở hơn để đánh giá toàn diện học sinh về nhiều mặt, từ đó có thể tư vấn định hướng quá trình rèn luyện hay tương lai chính xác hơn cho học sinh của mình

• Đối với học sinh: DHTDA tăng cường sự tự học, tự rèn luyện, khả năng tự lập

và thái độ tích cực trong học tập Học sinh tham gia vào các dự án học tập thường thu được lượng kiến thức lớn, đôi khi vượt trội so với các phương pháp truyền thống, điều này làm cho các em trở nên có trách nhiệm hơn trong việchọc của mình Học sinh cũng có cơ hội phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, giao tiếp, nghiên cứu và quan sát - những kỹ năng mà thông qua các bài giảng truyền thống, các em khó có thế tiếp cận Học sinh có cơ hội tiếp thu kiến thức sâu rộng và phát triển kỹ năng cao, tự giải quyết các vấn đềmột cách toàn diện và sáng tạo, đồng thời giao tiếp hiệu quả với bạn bè và giáoviên để trình bày ý tưởng và kết quả của dự án

25

Trang 34

• Đối với quá trình dạy học: DHTDA góp phần kết nối chặt chẽ giữa lý thuyết và

thực hành, giữa suy nghĩ và hành động, giữa truờng học và xã hội, làm cho trải nghiệm học tập trong trường học phản ánh gần gũi hon với thực tiễn cuộc sống Hon nữa, DHTDA cho phép các học sinh khác nhau tiếp cận cùng một nội dung thông qua những phưong pháp học khác nhau, từ đó kiến thức sẽ được khắc ghi sâu sắc, khó quên hon rất nhiều

ỉ 1.9.2 Hạn chế

• về nội dung chưong trình: Không phải bất kỳ phần nào của chưong trình giáo

dục đều thích hợp để triển khai theo hình thức dạy học theo dự án Điều này đòi hởi giáo viên phải cân nhắc kỹ lưỡng mục tiêu, yêu cầu và nội dung cùa từng môn học để chọn lọc và thiết kế nội dung kiến thức phù hợp cho việc áp dụngphưong pháp này một cách hiệu quả

• về phía giáo viên: Giáo viên cần dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị và giải

quyết các vấn đề liên quan đến dự án học tập khi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, đặc biệt khi dự án mang tính liên môn thì lại càng cần rất nhiều thờigian trao đồi chuyên môn giữa các môn học khác nhau, cần nhiều thời gianchuẩn bị, lên kế hoạch thực hiện Hơn nữa, có những giáo viên đã quen thuộc với cách tô chức và phương pháp giảng dạy truyền thống, họ có thể cảm thấy engại hoặc không sẵn lòng thay đôi phong cách giảng dạy của mình

• về phía học sinh: Học sinh cần bỏ ra khá nhiều thời gian cả trên trường cũng

như ở nhà đế tìm hiếu, nghiên cứu và hoàn thành các dự án học tập Do đà quen với việc đóng vai trò thụ động trong môi trường giáo dục truyền thống, các thóiquen đã ăn sâu có thế trở thành rào cản khi các em bắt đầu làm việc trên các dự

án học tập yêu cầu sự chủ động và sáng tạo cao hơn

Tóm lại, việc áp dụng hình thức dạy học theo dự án có nhiều ưu điểm như khuyếnkhích sự sáng tạo, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, và giúp học sinh có thế áp dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả Tuy nhiên, bên cạnh đó, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điếm như đòi hởi nguồn lực lớn, khó khăn trong việc đánhgiá một cách chính xác và cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía giáo viên Dù vậy, với một

26

Trang 35

kế hoạch thiết kế và triến khai dự án hợp lý, cùng với việc lựa chọn công cụ hỗ trợ phù hợp, các nhược điểm này có thể được giảm thiểu đáng kê Qua phân tích, có thể thấyràng lợi ích mà hình thức dạy học theo dự án mang lại là không thế phủ nhận, và nóxứng đáng được xem xét áp dụng rộng rãi trong các trường học hiện nay, nhất là trongbối cảnh giáo dục ngày càng đòi hỏi sự đổi mới và tích hợp công nghệ.

1.1.10 Phân tích nội dung í‘ Hình học trực quan" lớp 7 trong chương trình sách giáo khoa mới

Trong giới hạn bản luận văn này, chúng tôi sẽ xây dựng các dự án học tập dựa vào nội dung chương “Hình học trực quan” của chương trình sách giáo khoa mới - bộ sáchCánh diều Ớ chương này, chính bản thân cái tên của nó Hình học “trực quan’ ’ cũng

đã thể hiện được rằng tại chương này, các em học sinh cần được quan sát, thậm chí cầm, sờ, nắm nếu được đối với các đơn vị kiến thức được giảng dạy trong chương Vìvậy, xây dựng các dự án học tập dựa trên chương này là khá thuận tiện và phù hợp

Trước khi xây dựng các dự án học tập, chúng tôi sẽ phân tích về các yêu cầu cần đạt đối với học sinh sau khi hoàn thành chương “Hình học trực quan” này Trong văn bản

Chương trình giảo dục phố thông môn Toán 2018 của Bộ giáo dục vào đào tạo đã nêu

rồ nội dung cần đạt được trong chương “Hình học trực quan” lớp 7 như sau:

• Có khả năng nhận biết các thành phần cơ

bản như đỉnh, cạnh, góc và đường chéo trong hình hộp chữ nhật và hình lập phương

• Có năng lực giải quyết các bài toán thực

tế liên quan đến việc xác định thể tích và diện tích bề mặt của hình hộp chừ nhật và hình lập phương, chẳng hạn như tính thể tích hoặc • diện• •tích bề mặt của các vật •27

Trang 36

• Có khả năng giải thích cấu trúc của hình

lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụđứng tứ giác (ví dụ: hai mặt đáy songsong với nhau; tất cả các mặt bên là hìnhchữ nhật) và có thể vẽ được hình lăng trụđứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

• Có thể tính toán diện tích bề mặt và thể

tích của hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác

• Có khả năng áp dụng vào thực tiễn các bài

toán liên quan đến việc xác định thể tích

và diện tích bề mặt của hình lăng trụ đứngtam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác,chắng hạn như việc tính toán cho các vật dụng hàng ngày có hình dạng tương ứng [4]

Bảng LI Nội dung phân "Hình học trực quan" theo CTGDPT môn Toán 2018

Chương trình giáo dục đà đặc biệt nhấn mạnh về quan điểm giảng dạy Hình học trựcquan như sau: "Quả trình tiếp thu kiến thức hình học nên bắt đầu từ những cái cụ thế,

sau đó mới chuyên dần sang trừu tượng, từ việc quan sát trực tiếp các hình ảnh đến việc hiếu và nám bắt các khải niệm hình học đã được làm trừu tượng vù hình thức hoá Trong giai đoạn này (chằng hạn từ lóp ỉ đến lớp 6), việc học hình học của học sinh được thực hiện thông qua việc sử dụng hình ảnh trực quan hoặc các đồ vật thực tế liên

quan đến nội dung học, với ỉt hoặc không cần suy luận phức tạp; học sinh ở các lớp 7,

8, 9 cũng tiếp tục học hình học không gian bằng cách tiếp cận tương tự " [4] Do đó, đối với đơn vị kiến thức trong chương Hình học trực quan cũa chương trình Toán 7bao gồm: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương; Lăng trụ đứng tam giác lăng trụ

28

Trang 37

đứng tứ giác; học sinh được ’’quan sát” mô hình thực tê của các hình khôi này Từ việc quan sát, học sinh nhận xét được các yếu tố cơ bản của từng hình Sau đó, học sinh tiếp tục được học các công thức cơ bản liên quan đến việc tính thế tích, diện tích xung quanh của các khối hộp Mục đích của việc học các công thức này là đế học sinh thực hành và giải quyết các bài toán, vấn đề thực tiễn liên quan.

Trong các ví dụ, bài tập của phần công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của các khối hộp, toàn bộ các bài toán được nêu ra đều là các bài toán thực tiễn, có yếu tố thực tiễn hoặc giải quyết vấn đề thực tiễn

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc giải các bài tập có yếu tố thực tiễn thì các em học

sinh vẫn chưa hẳn được tiếp cận kiến thức theo hướng “trực quan” nhất Do đó, khi

điều kiện cho phép, học sinh vẫn nên được tiếp cận các dự án học tập để có thể tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc nhất

1.2.1 Kết quả điều tra giáo viên

Kết quả điều tra thực trạng áp dụng hình thức DHTDA trong dạy học môn Toán tạitrường THCS Tân Mai của 22 giáo viên có chuyên môn Toán của trường

1 Thầy, cô biết đến phương pháp DHTDA từ nguồn nào?

Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%)

c Từ internet, sách báo, tài liệu tham khảo 50

29

Trang 38

d Từ bạn bè, đồng nghiệp 35

2 Trong quá trình vận dụng DHTDA có những khó khăn, thuận lợi như thế nào?

Nội dung

Mức độ thuận lợi (%)Thuận lợi ít thuận lợi • • Khó khăn

3 Trong DHTDA học sinh tham gia bài học như thê nào?

Các giai đoạn thực hiện dự án

Mức độ HS tham gia (%)

Tích cực • ít tích cực • Không tích

cực

30

Trang 39

6 Tham gia đánh giá dự án 13 81 6

4 Theo thầy cô, những nội dung chương trình môn Toán THCS có khả năng vận dụngtheo hình thức DHTDA như thế nào?

6 Mức độ quan tâm của thây, cô với phương pháp DHTDA?

Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%)

31

Trang 40

c Không quan tâm 0

7 Thây, cô có dự định gì vê việc vận dụng phương pháp DHTDA trong quá trình dạy

8 Đê nâng cao chât lượng DHTDA thì theo thây cô, trong dạy học cân phải:

7.2.2. Kêt quả điêu tra tù' học sinh

Phương án lựa chọn Kết quả lựa chọn (%)

b Phổ biến tài liệu về DHTDA cho GV 56

c GV cần được tố chức tham quan, học tập

Thống kê điều tra trên 240 HS (60 HS đối với mỗi khối 6, 7, 8, 9 và lấy mẫu ngẫu

nhiên ở các lớp của từng khối) vào việc tham gia vào phương pháp DHTDA trong học

ỉ r

tập bộ môn Toán thu được một so ket qua sau:

1 Bạn đã từng có cơ hội tham gia vào các dự án học tập trong suốt thời gian học ở

trường trung học cơ sở chưa?

32

Ngày đăng: 15/06/2024, 17:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Biên (Tổng chũ biên), Chu cẩm Thơ (Chú biên), Đặng Thị Thu Huệ, Trịnh Thị Quyên (2018), Phát triền năng lực trong môn Toán lớp 7, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triền năng lực trong môn Toán lớp
Tác giả: Nguyễn Văn Biên (Tổng chũ biên), Chu cẩm Thơ (Chú biên), Đặng Thị Thu Huệ, Trịnh Thị Quyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2018
2. Trần Việt Cường (2012), Tô chức DHTDA học phần PPDH môn Toán góp phần rèn luyện năng lục su phạm cho sinh viên khoa Toán., Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô chức DHTDA học phần PPDH môn Toán góp phần rèn luyện năng lục su phạm cho sinh viên khoa Toán
Tác giả: Trần Việt Cường
Năm: 2012
3. Lê Khoa, Vận dụng PPDH theo dự ản trong dạy học kiến thức về sản xuất và SU' dụng điện năng cho HS THPT, (2015), Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng PPDH theo dự ản trong dạy học kiến thức về sản xuất và SU'dụng điện năng cho HS THPT
Tác giả: Lê Khoa, Vận dụng PPDH theo dự ản trong dạy học kiến thức về sản xuất và SU' dụng điện năng cho HS THPT
Năm: 2015
4. Nguyễn Bá Kim (2016), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2016
5. Nguyễn Danh Nam, Trần Thị Thái (2017), Đảnh giá hiệu quả của một sổ dự án học tập liên hệ toán học với thực tiễn, Tạp chí Quản lí giáo dục, số 2/2017, tr.36- 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảnh giá hiệu quả của một sổ dự án học tập liên hệ toán học với thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Danh Nam, Trần Thị Thái
Năm: 2017
6. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phô thông, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trườngphô thông
Tác giả: Bùi Văn Nghị
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2009
7. Phạm Đức Quang, Lê Anh Vinh (Đồng chù biên), Phạm Đức Tài, Hà Văn Quỳnh, Đặng Thị Thu Huệ, Đặng Thị Thu Thủy (2018), Dạy học môn Toán cấpTrung học cơ sở theo định hưởng phát triển năng lực học sinh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. (Không tìm thấy tài liệu) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học môn Toán cấp Trung học cơ sở theo định hưởng phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Phạm Đức Quang, Lê Anh Vinh (Đồng chù biên), Phạm Đức Tài, Hà Văn Quỳnh, Đặng Thị Thu Huệ, Đặng Thị Thu Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản Đạihọc Quốc gia Hà Nội. (Không tìm thấy tài liệu)
Năm: 2018
8. Đỗ Đức Thái (Chù biên), Đỗ Tiến Đạt, Lê Tuấn Anh, Đỗ Đức Bình, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam, Vũ Phương Thúy (2019), Dạy học phát triển năng lực môn Toán Trung học cơ sở, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phát triển năng lực môn Toán Trung học cơ sở
Tác giả: Đỗ Đức Thái (Chù biên), Đỗ Tiến Đạt, Lê Tuấn Anh, Đỗ Đức Bình, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam, Vũ Phương Thúy
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2019
10. Đỗ Đức Thái (Tổng chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang (2022), Sách bài tập Toán 7 Cảnh diều, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách bàitập Toán 7 Cảnh diều
Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Năm: 2022
11. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), DHTDA và vận dụng trong đào tạo GV trung học cơ sở môn Công nghệ, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: DHTDA và vận dụng trong đào tạo GV trung học cơ sở môn Công nghệ
Tác giả: Nguyễn Thị Diệu Thảo
Năm: 2009
12. Nguyễn Đắc Thắng (2012), Vận dụng PPDH theo Dự án vào dạy học môn Toán cho HS lớp 10-11 Trung học phô thông (ban cơ bản), Luận văn thạc sĩ sư phạm Toán. Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng PPDH theo Dự án vào dạy học môn Toán cho HS lớp 10-11 Trung học phô thông (ban cơ bản)
Tác giả: Nguyễn Đắc Thắng
Năm: 2012
13. Lê Văn Tiến (2005), Phương pháp dạy học môn Toán ở trường phô thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán ở trường phô thông
Tác giả: Lê Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
14. Đỗ Hương Trà (2007), "Dạy học dự án và tiến trình thực hiện ” , Tạp chí giáo dục, (157), tr.12 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học dự án và tiến trình thực hiện
Tác giả: Đỗ Hương Trà
Năm: 2007
9. Đỗ Đức Thái (Tổng Chù biên kiêm Chú biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phuơng Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang Khác
15. Trần Thị Hoàng Yến (2012), Vận dụng DHTDA trong mồn Xác suất và Thống kê ở trường đại học (chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật), Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện KHGD Việt Nam Khác
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018a), Chương trình giảo dục phổ thông chương trình tông thê Khác
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018b), Chương trình giáo dục phô thông môn Toán Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN