2.2.2Tình hình XK một số hàng nông sản chính sang EU như sau:...192.3.Đánh giá về những tác động của hiệp định EVFTA đến việc xuất khẩunông sản của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu...262.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố Ngày 26/6/2018, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA. 8/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất.
Hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019 Ngày 21/1/2020, Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) thông qua Hiệp định, Nghị viện châu Âu ngày 12/2/2020 chính thức thông qua cả hai hiệp định.
Ngày 2 tháng 12 năm 2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) Trong thời gian tới, hai bên sẽ khẩn trương rà soát pháp lý và tiến hành các thủ tục phê chuẩn Hiệp định.
Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi được các bên tham gia đàm phán hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý Đối với Hiệp địnhEVFTA, mặc dù chưa hoàn tất rà soát pháp lý nhưng trước nhu cầu tìm hiểu thông tin rất lớn của người dân và doanh nghiệp, Việt Nam và EU đã quyết định công bố toàn văn
Hiệp định trên Bản công bố lần này chỉ là bản được hai bên thống nhất tại thời điểm kết thúc đàm phán Bản cuối cùng của Hiệp định sẽ tiếp tục được cập nhật sau khi thủ tục rà soát pháp lý được hoàn thành Các thay đổi, nếu có, trong bản cuối cùng sẽ chỉ là các chỉnh sửa về mặt câu chữ kỹ thuật, không ảnh hưởng đến nội dung cam kết.
Với mức độ cam kết đã đạt được, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng rất cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Pháp lý-thể chế Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.
1.1.2 Những tác động từ sự ra đời của hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Thị trường EU bao gồm 27 quốc gia, dân số 450 triệu người, GDP hằng năm đạt khoảng 16.000 tỷ USD cho thấy sự rộng lớn và sức hấp dẫn với Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng tốc xuất khẩu qua thị trường này Hiện, các thị trường thuộc Liên minh châu Âu (EU) - thành viên của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là những thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam ở EU.
Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 41,7 tỷ USD, ngang bằng với kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc Những thị trường của các nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đều có sự xuất hiện của các thành viên EU Trong đó, điện thoại và linh kiện với kim ngạch đạt 12,36 tỷ USD;Nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,06 tỷ USD; Nhóm nông lâm thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (chiếm 15 - 17% kim ngạch xuất khẩu), chỉ sau Trung Quốc (20 - 22%); Ngoài ra, dệt may; giày dép; nông sản; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng… đều đang duy trì được kim ngạch hàng tỷ USD. Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
Việc EVFTA hoàn tất thủ tục đàm phán và ký kết đã mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại hàng hóa EVFTA được dự báo là mở ra rất nhiều cơ hội cho Việt Nam có thể mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa sang thị trường EU; có thêm cơ hội nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến; cơ hội tự hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; tiếp cận nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại; tiếp cận các thị trường khác có thỏa thuận thương mại dịch vụ với EU.
Về xuất khẩu, mặc dù hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá) còn hạn chế Do đó, khi thuế quan được xóa bỏ trên 99% thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này Các ngành dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất là dệt may, giày dép và nông sản.
Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định có mức giá hợp lý hơn từ EU Đối với máy móc, thiết bị là mặt hàng đang nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc thì việc cắt giảm hoàn toàn thuế sẽ giúp cải cách cơ cấu nhập khẩu và đặc biệt các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra sức ép để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.
Về đầu tư, dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng nhờ môi trường đầu tư thuận lợi. Các nhà cung cấp dịch vụ từ EU với công nghệ, quy trình và chất lượng quản lý tốt hơn sẽ góp phần tăng hiệu quả của thị trường, thúc đẩy năng lực sản xuất, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
Với việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, môi trường kinh doanh và chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hướng minh bạch, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam qua EU
1.2.1 Các khái niệm chung về xuất khẩu
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu hàng hóa cụ thể như sau: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.2.2 Vai trò của các hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, cải kiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động và tạo động lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Xuất khẩu có vai trò rất to lớn đối với kinh tế của một quốc gia Mang lại doanh thu lớn và nguồn ngoại tệ dồi dào qua đó gia tăng mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Đóng góp của Xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế
Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu) Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu là cách mang ngoại tệ lớn nhất về cho đất nước, bên cạnh đó giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất, từ đó giúp nền kinh tế tăng trưởng.
Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.
Hoạt động xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, hàng hoá các nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá các nước khác và gặp phải sự cản trở quyết liệt của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đặt ra.
Vì vậy để tồn tại, đứng vững và phát triển được thì các nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm… để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hoá nước mình nhằm đứng vững, phát triển trên thị trường và chống trả được sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hoá các nước khác.
Xuất khẩu giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do tác động của rất nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế Trong đó hoạt động xuất khẩu là một yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thật vậy kể từ khi Đảng và Nhà nước ta phát triển nền kinh tế dựa trên mô hình hướng về xuất khâủ kết hợp song song với mô hình thay thế nhập khẩu đã và đang làm cho cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch tích cực và nó làm cho cơ cấu kinh tế của nước chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và khu vực.
Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt,trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn,xuất khẩu và sản xuất hàng hoá thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế….đến lượt nó chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để cho mở rộng xuất khẩu.
THỰC TRẠNG CỦA EVFTA ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu
Với 27 nước thành viên và dân số khoảng 516 triệu người, Liên minh châu Âu (EU) có nhu cầu nhập khẩu (NK) số lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản từ khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong bảng xếp hạng của EU về những đối tác thương mại nông sản, Việt Nam xếp thứ 12 với khả năng cung ứng 2,2% nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị trường.Về phía Việt Nam, thị trường EU là thị trường XK lớn thứ 3 của ngành hàng nông sản Khi EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020, XKNS của Việt Nam sang EU đã có sự gia tăng rõ rệt Tuy nhiên, với 2,2% thị phần cho thấy giá trị và kim ngạch XK hàng nông sản của Việt Nam sang EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng
XK của Việt Nam, cũng như nhu cầu NK của EU Hiệp định EVFTA được thực thi sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho XK hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng,vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể gia tăng XKNS vào thị trường EU tương xứng với tiềm năng thương mại giữa 2 bên trong bối cảnh thực thi EVFTA hiện nay.
Thực trạng (Ảnh hưởng) của EVFTA đến việc xuất khẩu nông sản của Việt
Việt Nam đã bước đầu đạt được những kết quả khả quan khi xuất khẩu nông sản(XKNS) sang EU thể hiện ở sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu (XK), chủng loại hàng hóa và thị trường Tuy nhiên, hàng nông sản của Việt Nam XK sang EU vẫn chủ yếu dưới dạng nông sản thô, giá trị gia tăng thấp và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nhu cầu nhập khẩu (NK) của EU Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam (bao gồm cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè) sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020 Với kết quả này, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.
2.2.1 Về kim ngạch và giá trị XKNS sang EU
EU là thị trường lớn thứ 3 với tỷ trọng XK dao động từ 11% -19% tổng kim ngạch XKNS của Việt Nam và giá trị XK khoảng trên 3 tỷ USD/năm Việt Nam đã XKNS tới hầu hết thành viên của EU, trong đó thị trường XK tập trung chủ yếu vào một số nước gồm Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Balan Hàng nông sản của Việt Nam chiếm 2,2% thị trường NK nông sản của EU Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-
19, kim ngạch XK nông sản của Việt Nam sang thị trường EU chỉ đạt 2,91 tỷ USD, giảm 4,7% so với năm 2019 Những sản phẩm XK chính sang EU bao gồm: cà phê, trái cây, hạt tiêu, hạt điều Tỷ trọng XK của nhóm này chiếm hơn 80% kim ngạch XKNS của Việt Nam sang EU (Bảng 1)
2.2.2 Tình hình XK một số hàng nông sản chính sang EU như sau:
Cà phê: Là nhóm hàng nông sản có kim ngạch XK sang EU lớn nhất của Việt Nam, chiếm 8,5% tổng KNNK của EU và gần 40% lượng cà phê XK của Việt Nam Giá trị XK cà phê XK sang EU dao động từ 1,0 - 1,5 tỉ USD/năm giai đoạn 2016 - 2020 Cà phê XK sang EU chủ yếu là cà phê nguyên liệu, chiếm hơn 90% tổng giá trị XK Đây là một cơ hội tốt cho cà phê Việt Nam khi EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, với kim ngạch nhập khẩu từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 30% lượng tiêu thụ toàn cầu Với trị giá xuất khẩu đạt 939 triệu USD trong 11 tháng 2021, EU cũng đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này Trong số các thị trường thành viên EU, cà phê Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt
377 triệu USD), Italy (đạt 205 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 119 triệu USD) và Bỉ (đạt
97 triệu USD) Xuất khẩu cà phê sang EU trong 11 tháng 2021 chỉ tăng nhẹ 0,5% (do giảm 11,6% về lượng xuất khẩu) so với cùng kỳ năm 2020, nhưng trong số các mặt hàng nông sản xuất sang EU, cà phê vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong trị giá xuất khẩu Trong đó, mã HS 09011110 (Arabica WIB hoặc Robusta OIB) là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất, đạt 838 triệu USD, tương đương cùng kỳ 2020 và chiếm 89,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường EU Đứng thứ hai là mã HS 21011110 (cà phê tan) với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 60 triệu USD, tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 6,4%.
Hạt tiêu: Kim ngạch NK của EU từ Việt Nam khoảng 40 nghìn tấn mỗi năm, chiếm
23% tổng lượng XK của Việt Nam và đáp ứng 53% nhu cầu của EU Việt Nam XK chủ yếu là tiêu hạt (chiếm 90% tổng lượng XK) và chỉ 10% tiêu đã qua chế biến Tuy nhiên, giá trị XK hạt tiêu có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2016 - 2020, từ mức 241,6 triệu USD năm 2016 còn 97,8 triệu USD vào năm 2020 Sự sụt giảm này chủ yếu là do giá giảm, mặc dù lượng XK tăng Ưu đãi từ EVFTA cũng đã được các doanh nghiệp ngành xuất khẩu hạt tiêu tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang
EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 40 nghìn tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng7,4% về lượng và tăng mạnh 63,9% và trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
EVFTA có hiệu lực sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU (đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%) Ưu đãi từ Hiệp định đang được tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang EU trong 11 tháng 2021 đạt khoảng 40 nghìn tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng mạnh 63,9% và trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm
2020 Các chủng loại hạt tiêu xuất khẩu chủ yếu sang EU là: mã HS 09041120 – Hạt tiêu đen chưa xay hoặc chưa nghiền (đạt 92 triệu USD, tăng mạnh 62,5% so với cùng kỳ 2020 và chiếm 55,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang EU) và mã HS 09041110 - Hạt tiêu trắng chưa xay hoặc chưa nghiền (đạt 40 triệu USD, tăng 58,8%, chiếm 24,1%) EU chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng năm 2021 Trong số các thị trường thành viên EU, hạt tiêu Việt Nam được xuất chủ yếu sang hai nước Đức (đạt 49 triệu USD) và Hà Lan (đạt 39 triệu USD) Trong thời gian tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tận dụng cơ hội để phát triển ngành chế biến hồ tiêu khi các nhà đầu tư trong khối EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ, tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang đa dạng các thị trường EU.
Hạt điều: EU hiện nay là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam, chiếm trên
23% trong tổng lượng và tổng kim ngạch Kim ngạch XK hạt điều khá ổn định trong khoảng từ 700 - 900 triệu USD/năm Năm 2020, KNXK đạt 112 tấn, tương đương 789 triệu USD, tăng 5,76% về lượng nhưng giảm 4,19% về giá trị so với năm 2019 Các quốc gia NK chính của VN là Hà Lan, Đức, Pháp Dù chịu nhiều tác động từ dịch bệnh nhưng sản lượng và giá trị xuất khẩu điều sang EU không những không sụt giảm mà còn tăng.Xuất khẩu hạt điều sang EU trong 11 tháng 2021 đạt 122 nghìn tấn, tương đương 734 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ),chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng năm 2021 Trong số các thị trường thành viên EU, hạt điều được xuất chủ yếu sang hai nước: Hà Lan (đạt 346 triệu USD) và Đức (đạt 123 triệu USD) Nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại các nước này liên tục tăng do nhu cầu cao từ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của người dân, cho thấy triển vọng khả quan của hạt điều xuất khẩu trong năm 2022
Rau quả: EU là thị trường XK lớn thứ tư của Việt Nam nhưng rau quả của Việt
Nam cũng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ (khoảng 1%) so với nhu cầu NK rau quả của EU. Rau quả Việt Nam chủ yếu XK sang EU ở dạng tươi và sơ chế Trái cây là nhóm sản phẩm có kim ngạch cao XK nhát Các mặt hàng chủ lực gồm: dứa, thanh long, cơ dừa, chôm chôm và xoài Năm 2020, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đạt 876,2 triệu USD, giảm 3,8% so với 2019 Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020 EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA, 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả (trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa,…) được xoá bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Phần lớn các dòng thuế EU cam kết đều đang có mức thuế MFN trung bình là trên 10%, cá biệt có những sản phẩm rau quả đang chịu thuế trên 20% Do đó, mức cam kết này của
EU được đánh giá là sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam (đặc biệt trong cạnh tranh nhập khẩu vào EU với các nước có thế mạnh về rau quả chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia)
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi đã đạt được kết quả tích cực Trong 11 tháng 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020 Các chủng loại rau quả xuất khẩu chủ yếu sang EU là: mã HS 20098999 - Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác - Loại khác (đạt 28 triệu USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ 2020 và chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU); mã HS.
8109094 - Quả lựu, quả mãng cầu hoặc quả na, quả roi, quả thanh trà, quả chanh leo, quả sấu đỏ, quả táo ta, và quả dâu da đất (đạt 22 triệu USD, tăng 19,8%, chiếm 13%); mã HS.
08119000 - Quả và quả hạch (nuts), đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác - Loại khác (đạt 18 triệu USD, tăng 23,8%, chiếm 10,4%)…
Trong 11 tháng năm 2021, EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ tư của Việt Nam, chiếm 5,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này Trong số các thị trường thành viên EU, rau quả của Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Hà Lan (đạt 71 triệu USD), Pháp (đạt 35 triệu USD) và Đức (đạt 20 triệu USD) Lượng rau, quả tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng tại EU do thói quen ăn uống để bảo vệ, tăng cường sức khỏe Tuy nhiên, thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về các truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm… để từ đó gia tăng chất lượng hàng hóa, chinh phục thị trường “khó tính” này.
Gạo: Gạo của Việt Nam đã thâm nhập được vào toàn bộ thị trường EU Tuy nhiên,
Đánh giá về những tác động của hiệp định EVFTA đến việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu
Việt Nam có tiềm năng kinh tế lớn, nằm ở vị trí thuận tiện cho giao thương quốc tế. Tiềm năng này của Việt Nam có thể giúp EU giải quyết vấn đề tìm kiếm nguyên liệu phục vụ sản xuất Với vị trí thuận lợi, Việt Nam sẽ là một cửa ngõ giao thương chính của châu Á với thế giới, giúp EU tăng cường tiếp cận thị trường khu vực Ngoài ra, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người cần cù, chăm chỉ, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả.
Ngành nông nghiệp Việt Nam được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA Hiệp định được ký kết trong giai đoạn nông nghiệp nước ta đang cấp bách cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản EVFTA đã mở ra cơ hội lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường và thâm nhập vào một thị trường đầy tiềm năng với hơn nửa tỷ dân có sức mua lớn.
Các mặt hàng nông sản chủ chốt của Việt Nam vào Liên minh châu Âu là thủy sản, gạo, sản phẩm trồng trọt, rau quả đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi ngay sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực Đối với mặt hàng thủy sản, khoảng một nửa số dòng thuế tương đương với 840 dòng thuế, trong đó phần lớn ở mức từ 6% đến 22% sẽ về mức 0% Một nửa số dòng thuế còn lại hiện đang ở mức từ 5% đến 26% sẽ về 0% sau khoảng thời gian
3 đến 7 năm Mặt hàng gạo vốn không phải mặt hàng chủ chốt xuất sang EU nhưng có kim ngạch xuất khẩu tăng đều trong những năm gần đây.
Nhu cầu tiêu thụ nông sản ở thị trường EU khá cao và có xu hướng tăng: EU đang áp dụng biện pháp hạn chế khai thác và đánh bắt thủy sản Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân EU vẫn tăng nhanh 42% người dân EU ăn thủy sản tại nhà ít nhất
1 lần/tuần Tây Ban Nha là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất EU với 44kg/người/năm, đứng sau là Pháp, Đức, Anh và Ý Vì vậy, EU buộc phải nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.
Những cam kết trong EVFTA và chính sách thương mại của EU tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản Việt Nam: Việt Nam là một trong 178 nước được hưởng GSP của
EU, với mức thuế thấp hơn 3,5% so với thuế thông thường Hiện nay, tỷ lệ thủy sản Việt Nam được hưởng GSP lên đến 80% Chính những ưu đãi này đã mang lại cho Việt Nam một lợi thế lớn khi xuất khẩu vào EU Sau khi EVFTA được ký kết, Việt Nam vẫn có 2 năm tiếp tục được hưởng GSP.
Sau 3 đến 7 năm, thuế suất mặt hàng này cũng sẽ về 0% Hầu hết sản phẩm trồng trọt, rau quả đều được hưởng ưu đãi thuế khi nhập vào EU Cụ thể 520 trong số 556 dòng thuế về 0% Hạt điều, cà phê, hạt tiêu đều về 0% ngay sau khi thực thi hiệp định Không chỉ giảm thuế đối với các mặt hàng cụ thể, EU còn có cơ chế bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam như: vải Thanh Hà, vải Lục Ngạn, chè Tân Cương, nho Ninh Thuận, xoài Hòa Lộc, quýt Bắc Cạn, gạo Hải Hậu Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nông sản Việt khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của Việt Nam đạt 43,7 tỷ USD và nhập khẩu từ EU là 18,5 tỷ USD Việc ký kết EVFTA mở ra cơ hội cho hàng nông sảnViệt Nam được tiến sâu vào các nước trong Liên minh Châu Âu bao gồm những thị trường có tầng lớp trung lưu đông đảo và nhu cầu tiêu dùng cao Trong những năm gần đây, hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU gia tăng do Việt Nam được hưởng mức thuế quan ưu đãi từ Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), là cơ chế ưu đãi thuế áp dụng để hỗ trợ các nước đang và kém phát triển xuất khẩu hàng hóa sang EU.
Phía EU có quyền đơn phương rà soát định kỳ việc Việt Nam hoặc hàng hóa của Việt Nam có được tiếp tục hưởng ưu đãi hay không Do vậy, cơ chế này không mang tính ổn định Trong khi đó EVFTA là cơ chế ưu đãi thuế quan ổn định và lâu dài cho cả hai bên. Hiệp định có mức độ tự do hóa thuế quan mạnh mẽ với gần 100% mặt hàng được xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 7 năm.
Hiệp định EVFTA là bước tiến cho Việt Nam trong quá trình tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất và phấn đấu tối đa hóa giá trị gia tăng nhận được Đồng thời, doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận, tiến hành trao đổi mua bán với những thị trường khác có thỏa thuận thương mại tự do với
EU, có thêm một nguồn nhập khẩu với giá cả hợp lý và chất lượng tốt hơn.
EVFTA cũng mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội tự hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản trong quá trình nỗ lực phấn đấu để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn mà thị trường này đòi hỏi Các rào cản kỹ thuật trong thương mại và các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPSS) đã có những tác động nhất định tới ý thức của người sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp trong thời gian vừa qua Điều này đòi hỏi người sản xuất phải nâng cao công nghệ kỹ thuật trong quá trình sản xuất, bảo đảm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm thực hiện các cam kết Hiệp định EVFTA cũng tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Việt Nam được nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hoặc nguyên phụ liệu, Việc EVFTA được ký kết đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động trao đổi thương mại để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mà thị trường này đòi hỏi Những cam kết trong các lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs), các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm(SPSS) đã có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua, được cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Tiếp cận với nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú, đa dạng với giá rẻ hơn từ EU cho sản xuất nông nghiệp: Việt Nam đang nhập khẩu 70 - 80% nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi (ngô, đậu tương, bột cá), phân bón, thuốc trừ sâu, máy nông nghiệp Đáng chú ý là năm 2017, nhập khẩu từ Ý tăng tới 952,87% so với năm 2016 Đối với phân bón các loại của EU, nhập khẩu đã tăng từ 16,91 triệu USD năm
2011 lên 28,7 triệu USD năm 2016 EVFTA tạo điều kiện cho Việt Nam hưởng mức thuế từ 0- 5% với hầu hết các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, qua đó, mở rộng nhập khẩu các nhóm hàng này từ EU.
2.3.2 Khó khăn Được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng sản xuất nông nghiệp nhưng XKNS của Việt Nam nói chung và XKNS vào EU nói riêng vẫn chỉ đạt được những kết quả còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng XKNS của Việt Nam và nhu cầu NK của EU. Kết quả này xuất phát từ việc XKNS của Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn này đến từ nội tại ngành Nông nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp XKNS, chính sách của Nhà nước cũng như từ những nguyên nhân từ bên ngoài
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới 32
Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam tiến vào các thị trường tiềm năng EU hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu nông sản có tốc độ phát triển mạnh sau khi hiệp định EVFTA được đưa vào thực hiện tháng 8/2020. Maliszewska và cộng sự (2019) nhận định Hiệp định EVFTA sẽ có tác động rất lớn đối với Việt Nam, thậm chí vượt qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể tận dụng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân Theo Đỗ Thị Hòa Nhã và nhóm tác giả (2019), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng liên tục trong giai đoạn vừa qua và còn nhiều tiềm năng phát triển là do những yếu tố như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu duy trì khá ổn định và cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai bên ít có sự cạnh tranh.
Năm 2020, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU đạt 3,39 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2019 do tác động của Đại dịch Covid-19 Tuy nhiên, kể từ sau khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu nông sản sang thị trường này nhìn chung đã có xu hướng cải thiện, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của một số mặt hàng nông sản vào EU tăng tốc rõ rệt. Theo số liệu của Bộ Công Thương, ngay trong tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU tăng 11,9% so với tháng 7/2020 Sang tháng 9/2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU tăng tới 35% so với tháng 8/2020 Trung bình giai đoạn từ tháng 8/2020 đến tháng 6/2021, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường EU đã tăng trưởng ở mức 10% đạt 486 triệu USD. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2021 đã tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 563,6 triệu USD Trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU ước tính sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD/năm,chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam Năm 2021 cũng là dấu mốc quan trọng đối với mặt hàng rau quả Việt Nam, khi các loại trái cây như vải, nhãn tươi đã được đưa vào hàng loạt hệ thống siêu thị thực phẩm tại Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức
Một số giải pháp nhằm tận dụng ưu thế từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU
Hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách thương mại:
- Cần sửa đổi và hoàn thiện chính sách thương mại, nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ để phục vụ nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu đầu vào, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho NS XK
- Cần ban hành, chỉnh sửa các văn bản, nghị định về thương mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và cam kết trong EVFTA Trong đó, cần tập trung hoàn thành Chương trình thực thi hàng rào kỹ thuật trong thương mại; xây dựng các tiêu chuẩn đối với NS XK; thực hiện rà soát hàng hóa trước khi XK sang EU cũng như nhiều thị trường khác.
- Cần hạn chế XK sản phẩm thô; khuyến khích XK NS đã qua chế biến để tăng hàm lượng giá trị gia tăng Nhà nước nên ban hành quy định tiêu chuẩn DN được XK một số mặt hàng, gắn với việc tạo ra liên kết lâu dài và ổn định giữa nhà XK và nhà sản xuất, chế biến.
- Cần gắn việc cấp phép cho các DN FDI của EU mở cơ sở bán lẻ, với việc đưa hàng của Việt Nam vào bán trong các cơ sở đó Làm tốt công tác này thì XK NS của Việt Nam sẽ phần nào giảm thiểu được khó khăn trong việc thâm nhập thị trường EU.
- Cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống pháp luật Việc sửa đổi các bộ luật như Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật đầu tư, Luật kinh doanh bất động sản, cần đảm bảo nền kinh tế Việt Nam luôn vận hành theo đúng quy luật của kinh tế thị trường. Trong đó, vai trò can thiệp và điều tiết của Chính phủ không bóp méo, cản trở sự phát triển, lớn mạnh của doanh nghiệp.
- Cần có một hệ thống giáo dục hiện đại, để hỗ trợ sự phát triển nói trên Hệ thống giáo dục tiến bộ sẽ tạo ra nguồn nhân lực có đủ kỹ năng và tri thức để sẵn sàng làm việc, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, các quy chuẩn kế toán được chấp nhận trên toàn cầu, các thủ tục hành chính thuế được sắp xếp hợp lý và minh bạch… sẽ góp phần thúc đẩy tích hợp chuỗi cung ứng.
Nâng cao hiệu quả của những chính sách ưu đãi về vốn:
- Vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Tuy nhiên, hiện nay,rất nhiều DN Việt Nam đang gặp khó về vốn Trong một khảo sát, có 561.064 DN Việt
Nam đang hoạt động, trong đó, DN vừa và nhỏ (SME) chiếm khoảng 97%, đóng góp 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 36% SME trên được tiếp cận vốn ngân hàng (15) Trên thực tế, hầu hết DN nông nghiệp Việt Nam là SMEs.
- Để nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi về vốn, đòi hỏi sự cố gắng từ nhiều phía, không chỉ từ việc thay đổi tư duy của các tổ chức tín dụng mà còn là sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp Cụ thể như sau:
Về phía ngân hàng: Các ngân hàng thương mại tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm phù hợp, tạo điều kiện cho SME tiếp cận vốn vay Các ngân hàng cần đẩy mạnh thiết kế các gói tín dụng, tín chấp riêng phù hợp đối với nhóm đối tượng là SME, nhất là với các SME trong nông nghiệp Đồng thời, ngân hàng nên phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và XK cho các nhóm SME.
Về phía các cơ quan chức năng: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ SME đã được quy định trong Luật Hỗ trợ SME Đồng thời, NHNN cần xây dựng và hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn Luật Hỗ trợ SME, bảo đảm sự đồng bộ ngay sau khi Luật Hỗ trợ SME chính thức có hiệu lực.
- Nhà nước cần ban hành những chính sách nhằm tiếp tục giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay mới như cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng.
- Các quỹ hỗ trợ và phát triển SME với nguồn vốn cấp từ ngân sách theo từng thời kỳ cần được thành lập nhiều hơn DN sẽ được vay vốn từ quỹ nếu như đáp ứng được các điều kiện như có dự án, phương án kinh doanh khả thi thuộc danh mục các lĩnh vực ưu tiên, các DN trong diện ưu tiên như: DN phụ trợ, DN chế biến NS, DN XK
- Hiện nay, giải pháp bơm vốn qua quá trình liên kết đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, đặc biệt với ngành nuôi trồng và chế biến cá tra, cá basa Đối với người nuôi cá,ngân hàng chủ yếu cho hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có sự liên kết với các nhà máy vay.
Khi liên kết với các DN chế biến và XK thủy sản, người dân không phải lo về đầu ra cho sản phẩm, yên tâm đầu tư phát triển.
- Nếu những mô hình như vậy lan rộng trên cả nước, trong toàn ngành nông nghiệp Việt Nam, không chỉ dừng lại ở con cá tra, mà sẽ được áp dụng cả với nhiều nông sản khác như: gạo, chè, rau quả,….
Tăng cường cung cấp thông tin về EVFTA:
- Không chỉ thiếu thông tin về EVFTA nói riêng mà các DN Việt Nam, nhất là các