Theo Mary Parke Follent: “Quản trịlà nghệ thuật đạt được trong mục đích thông qua người khác." Định nghĩa này cho rằngthông qua việc sắp xếp và giao việc cho người khác mà nhà quan trị c
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA/VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
-
-BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
Đề tài: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ VÀ LIÊN HỆ
THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Trọng Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Mã lớp: 139657
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ 2
1.1 Khái niệm về quản trị học 2
1.2 Khái niệm về quản trị 2
1.3 Khái niệm về hoạt động quản trị 4
1.4 Hoạch định 5
1.5 Tổ chức 5
1.6 Lãnh đạo 5
1.7 Kiểm soát 6
1.8 Một số lý thuyết khác về quản trị học 6
PHẦN II LIÊN HỆ THỰC TIỄN: LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI 8
2.1 Dẫn nhập 8
2.2 Thế nào là một nhân viên giỏi? 8
2.3 Như thế nào là một người tài 9
2.4 Đội ngũ nhân viên giỏi tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp 9
2.5 CSR- phương thức giúp giữ chân người tài cho doanh nghiệp hiệu quả 10
2.6 Gắn kết CSR và nhân viên 10
2.7 Tìm hiểu và thực hiện CSR theo nguyện vọng của nhân viên 10
2.8 Giao quyền chủ động thực hiện CRS cho nhân viên 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 3Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành)
1 Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1 Thời gian: 13h chiều thứ 7 (Ngày 20/5/2023)
1.2 Địa điểm: Thư viện Tạ Quang Bửu đại học Bách Khoa Hà Nội
1.3 Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Vũ Triệu Quý
+ Tham dự: 9/9 thành viên
+ Vắng: 0 thành viên
2 Nội dung cuộc họp: Thảo luận, nghiên cứu và phân công công việc về đề tài mà
giảng viên đã giao cho
2.1 Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành viên như sau:
Trang 4STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ (%)
Hoàn thành
1 Vũ Triệu Quý 20198326 Tổng hợp báo cáo, làm slide thuyết
trình
100%
2 Phạm Tuấn Cảnh 20224475 Tổng hợp báo cáo, làm slide thuyết
trình
100%
3 Nguyễn Văn Chiến 20198008 Thuyết trình trước lớp 100%
4 Nguyễn Minh Đức 20224476 Thuyết trình trước lớp 100%
5 Hoàng Đình Quốc
An
20224471 Nghiên cứu, tham khảo tài liệu,
viết báo cáo
100%
6 Nguyễn Minh Dũng 20224478 Nghiên cứu, tham khảo tài liệu,
viết báo cáo
100%
7 Lưu Anh Dũng 20224477 Nghiên cứu, tham khảo tài liệu,
viết báo cáo
100%
8 Hà Bảo Khiêm 20187175 Khảo sát, nghiên cứu, liên hệ lý
thuyết với thực tiễn
100%
9 Lê Huyền Linh 20187178 Khảo sát, nghiên cứu, liên hệ lý
thuyết với thực tiễn
100%
2.2 Ý kiến của các thành viên: tất cả các thành viên đều đồng ý với đánh giá của nhóm
trưởng
Trang 52.3 Kết luận cuộc họp
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 17 giờ 15 phút cùng ngày
Cảnh Quý Phạm Tuấn Cảnh Vũ Triệu Quý
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6Chữ ký của các thành viên trong nhóm
1 Vũ Triệu Quý 20198326
2 Phạm Tuấn Cảnh 20224475
3 Nguyễn Văn Chiến 20198008
4 Nguyễn Minh Đức 20224476
5 Hoàng Đình Quốc An 20224471
6 Nguyễn Minh Dũng 20224478
7 Lưu Anh Dũng 20224477
8 Hà Bảo Khiêm 20187175
9 Lê Huyền Linh 20187178
Trang 7MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hóa cũng ngày càng sâu rộng tạo ra nhiều cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, hợp tác quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì quá trình hội nhập cũng đem đến không ít những nguy cơ tiềm
ẩn Chính vì vậy mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi phải đưa ra được những chiến lược kinh doanh hợp lý và đúng đắn Hay nói cách khác đó
là phải có hoạch định chiến lược
Cũng vì lẽ đó mà nhóm 1 chúng em lựa chọn đề tài bài tiểu luận là “Các khái niệm
cơ bản về quản trị và liên hệ thực tiễn” với mong muốn trình bày một cách tổng quan và chi tiết nhất về các khái niệm về quản trị, thực tiễn về quản trị
Bởi vì kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vẫn còn những hạn chế, thiếu sót nên bài tiểu luận của nhóm em khó tránh khỏi nhiều thiếu sót Hy vọng rằng sẽ nhận được những lời nhận xét đóng góp từ quý thầy cô và mọi người để bài tiểu luận được hoàn chỉnh nhất
Trang 8NỘI DUNG
PHẦN I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm về quản trị học
Quản trị học là một trong những ngành học cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị
tổ chức Đây là ngành khoa học nghiên cứu về các quy tắc, quy luật, phương pháp quản trị, sau đó thực hành, vận dụng vào thực tế để đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề quản trị trong tổ chức
Ngành quản trị học đang thu hút rất nhiều người, bởi nó cũng mang tính khoa học Các tri thức đã có sẵn qua nhiều thời kỳ, từ đó thế hệ sau thừa kế và hưởng kết quả nghiên cứu từ nhiều ngành khác như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học
1.2 Khái niệm về quản trị
Định nghĩa về quản trị trong suy nghĩ của mỗi người được hiểu theo một cách
riêng vì thế có rất định nghĩa khác nhau về quan trị Theo Mary Parke Follent: “Quản trị
là nghệ thuật đạt được trong mục đích thông qua người khác." Định nghĩa này cho rằng thông qua việc sắp xếp và giao việc cho người khác mà nhà quan trị có thể điều hành và dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu chủ họ không chỉ tự minh hoàn thiện công việc Thuật ngữ quản trị dùng còn có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu Trong bộ tư bản, Mác có đưa ra một hình ảnh về hoạt động quản trị, đó là hoạt động của con người chỉ huy dàn nhạc, người này không chơi một thứ nhạc cụ nào mà chỉ đứng chỉ huy các nhạc công tạo nên bản giao hưởng
Ngày nay, về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là một vài cách hiểu:
Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các
hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm thực hiện
các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của môi trường Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mục
Trang 9tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản trị
Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc và
những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định
Qua các định nghĩa trên, có thể nhận thấy rằng khi làm việc với nhau, hoạt động quản trị là một họat động thiết yếu mang tính khách quan, đây là hoạt động hưởng tới và
nỗ lực đạt được các mục tiêu, mục đích cuối cùng bảng việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
Định nghĩa của James Stoner cùng với người bạn đồng hành Stephen Robbin được phát biểu rõ hơn như sau: "Quản trị là tiến hành hoạch định, tổ chức lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu để ra."
Một định nghĩa khác vẻ quan trị được Giáo sư Richard Dall đưa ra trong cuốn sách
“Quan trị học - Kỷ nguyên mới của quản trị” “ Quản trị bao gồm các hoạt động hưởng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua hoạt động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức.”
Quản trị là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra của tổ chức
Hình 1 Mô hình quản trị của Stephen J.Caroll và Dennis J.Gillen
Quản trị là quá trình làm việc với người khác và thông qua người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động
Trang 101.3 Khái niệm về hoạt động quản trị
Là một hoạt động xã hội nên nó phải được chuyên môn hóa Trong mỗi tổ chức, các công việc quản trị không chỉ được chuyên môn hóa mà còn được sắp xếp một cách có trật tự, có thứ bậc rõ ràng Tuỳ theo quy mô và phạm vi hoạt động của tổ chức mà một tổ chức có thể có nhiều hay ít nhà quản trị Các nhà quản trị thưởng được chia làm 3 cấp chủ yếu với các đặc điểm công việc khác nhau như sau:
Nhà quản trị cấp cao
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ tổ chức Các chức danh thường là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc cấp cao, Tổng giám đốc hay Phó tổng giám đốc điều hành
- Chịu trách nhiệm thiết lập mục tiêu của tổ chức, xác định các kế hoạch chiến lược, quan tâm môi trường bên ngoài và ra các quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức
- Nhìn về tương lai dài hạn, chịu trách nhiệm truyền dạt một tầm nhìn được chia sẽ cho toàn bộ tổ chức, định hình văn hóa công ty
Nhà quản trị cấp trung
- Bao gồm trưởng các bộ phận, trường ngảnh, chịu trách nhiệm về hoạt động của các đơn vị kinh doanh và các bộ phận chủ yếu
- Nhiều tổ chức đã cải thiện hiệu suất bằng cách cắt giảm không những các nhà quản trị cấp trung mà còn cắt giảm cấp trung gian tổng cơ cấu tổ chức
Nhà quản trị cấp cơ sở (cấp thấp):
- Thường có các chức danh như: quan đốc, trưởng dây chuyền sản xuất, trưởng bộ phận, trưởng phòng
- Công việc chính của họ là thực hiện các quy định và quy trình để đạt hiệu suất cao trong sản xuất, cung cấp các hỗ trợ về chuyên môn và động viên nhân viên
- Xét theo phương diện thời gian, những hoạt động quản trị của họ có tầm ngắn hạn
và thưởng nhấn mạnh vào việc thực hiện các mục tiêu hằng ngày
Tóm lại, mỗi cấp quản trị trong tổ chức sẽ phân bổ thời gian khác nhau cho các công việc quan trị Khi nhà quan trị dịch chuyển lên trên theo hệ thống thứ bậc, họ sẽ thực hiện công việc hoạch định càng nhiều và ít kiểm tra trực tiếp hơn Tất cả nhà quản trị, cho
dù ở cấp nào, đều ra quyết định liên quan đến bốn chức năng trong tiến trinh quản trị là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
Sự khác biệt chủ yếu của công việc quản trị còn được phân loại theo chiều ngang của tổ chức Các nhà quản trị chức năng chịu trách nhiệm về các bộ phận chuyên thực hiện một chức năng đơn lẻ và bộ phân chức năng này bao gồm những con người có cùng
Trang 11kỹ năng và lĩnh vực được đảo tạo (quang cáo, bán hàng, tải chính, nguồn nhân lực ) Các nhà quản trị chức năng có thể là nhà quan trị cấp trung hoặc cấp thấp
Các nhà quản trị theo tuyến sẽ chịu trách nhiệm của bộ phận sản suất và marketing
để thực hiện hoạt động sản xuất hay bản hàng cho một loại sản phẩm hay dịch vụ Các nhà quản trị theo tuyến có thể là nhà quản trị cấp cao, cấp trung hoặc cấp thấp
Các nhà quản trị tham mưu chịu trách nhiệm về hoạt động của các bộ phận như tài chính và nguồn nhân lực và họ sẽ hỗ trợ nhà quan trị theo tuyến Các nhà quản trị tham mưu có thể là nhà quản trị cấp trung hoặc cấp thấp
Nhà quản trị điều hành sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động của nhiều bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau Các nhà quản trị điều hành có thể là nhà quản trị cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở
1.4 Hoạch định
Là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của quản trị, có vai trò đặc biệt quan trọng Kết quả đầu ra của giai đoạn hoạch định là một bản kế hoạch chi tiết với đầy đủ các mục tiêu quan trọng Không những vậy, để thực hiện được kế hoạch, nhà quản trị cũng cần xây dựng nên một lộ trình hành động hợp lý
Để soạn thảo một kế hoạch hiệu quả cao, nhà quản lý cần lưu ý các vấn đề: sự phù hợp giữa mục tiêu của kế hoạch, tầm nhìn doanh nghiệp Bên cạnh đó, các yếu tố tác động đến dự án từ bên trong và bên ngoài cũng cần được xem xét kỹ lưỡng Hơn nữa, nhà quản trị cần thiết lập các mốc thời gian rõ ràng cũng như cân nhắc các nguồn lực quan trọng cho kế hoạch
1.5 Tổ chức
Là hoạt động đi sau hoạch định và nó phản ảnh cách thức mà tổ chức nỗ lực để hoàn thành kế hoạch như thế nào Tổ chức bao hàm việc sắp xếp nguồn nhân lực và phối hợp hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi nhóm sao cho việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả
và hiệu suất cao nhất
1.6 Lãnh đạo
Là chức năng liên quan đến việc sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên và tạo
ra các giá trị văn hóa truyền thông các mục tiêu một cách có hiệu quả đến một người trong toàn bộ tổ chức với mong muốn họ thực hiện công việc với hiệu quả cao hơn
1.7 Kiểm soát
Là chức năng bao hàm việc giảm sát hoạt động của nhân viên, xác định tổ chức cổ
đi đúng hướng trong quá trình thực hiện mục tiêu hay không, và tiến hành các điều chỉnh khi cần thiết
Trang 121.8 Một số lý thuyết khác về quản trị học
Sự phát triển của khoa học quản trị Nhiều công trình vĩ đại từ xa xưa như Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp, vv cho thấy quản lý đã được thực hiện từ hàng ngàn năm trước Tuy vậy, lý thuyết về quản lý chỉ thực sự bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 Hai tác nhân quan trọng dẫn tới sự phát triển này bao gồm:
• Sự xuất hiện và phát triển của phân công lao động Khái niệm này do Adam Smith đưa ra Theo đó, phân công lao động là chia nhỏ công việc thành những nhiệm vụ ( thao tác ) nhỏ hơn, lặp đi lặp lại Lợi ích của phân Công lao động là tăng năng suất do người lao động tiết kiệm thời gian chuyển từ công đoạn này sang công đoạn khác và thực hiện công việc thành thục hơn
• Coi quản lý là đối tượng nghiên cứu khoa học,
• Là những người đầu tiên nêu lên tất quan trọng của việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên
• Đề cao kỹ năng quản lý thông qua phân công và chuyên môn hoá lao động Nhược điểm của Lý thuyết quản lý khoa học
• Để cao yếu tố kỹ thuật trong công việc, chưa quan tâm đến yếu tố con người và
sự biến động của môi trường Lý thuyết hành chính Thay vì tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất như lý thuyết quản lý khoa học, các học giả đóng góp và lý thuyết hành
Trang 13chính xem xét toàn bộ tổ chức Mục đích chính là tăng năng suất lao động thông qua quản
lý tốt Chính vì vậy, những học giả này đưa ra lý thuyết tổng quát hơn về công việc của người quản lý và những việc người quản lý cần thực hiện để quản lý tốt
• Những đóng góp chính của Henry Fayol
Trong khi Taylor quan tâm nhiều đến những người quản lý cấp thấp Fayol lại hướng sự chú ý đến tất cả những người quản lý nói chung
Fayol để xuất người quản lý có 5 chức năng bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, ra lệnh, phối hợp và kiểm tra Đây chính là cơ sở để đưa ra 4 chức năng quản lý hiện nay là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
Theo ông, hoạt động quản lý hoàn toàn khác biệt so với những hoạt động khác như
kế toán, sản xuất, phân phối, v, v Ngoài ra, quản lý là hoạt động được thực hiện trong mọi loại hình tổ chức như chính phủ, doanh nghiệp, vv Ông đưa ra 14 nguyên tắc quản lý như sau:
1 Phân công lao động: Chuyên môn hoá giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, nhờ đó, tăng kết quả lao động
2 Quyền hạn: Người quản lý phải có quyền ra lệnh và quyền hạn gắn liền với công việc quản lý trao cho họ quyển ra lệnh đó
3 Kỷ luật: Nhân viên phải tuân lệnh và tôn trọng những quy tắc của tổ chức
4 Thống nhất mệnh lệnh: Mỗi nhân viên chỉ nên nhận lệnh của một người quản lý cấp trên
5 Thống nhất định hướng: Tổ chức nên có một kế hoạch hành động duy nhất để chỉ dẫn người quản lý và nhân viên
6 Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng: Lợi ích của từng nhân viên hoặc của các nhóm nhân viên không nên đặt trên lợi ích chung của cả tổ chức
7 Trả công: Nhân viên cần được trả lương hợp lý cho phần công việc của họ
8 Tập quyền: Khái niệm này cho biết mức độ tham gia vào quá trình ra quyết định của nhân viên
9 Chuỗi định hướng: Dòng quyền hạn từ quản lý cấp cao tới những cấp thấp nhất trong tổ chức
10 Sắp xếp trật tự: Con người và vật tư nên được sắp xếp đúng vị trí, đúng thời điểm
11 Công bằng: Người quản lý nên đối xử tử tế và công bằng với những người cấp dưới