Tóm Tắt: Đạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tóm Tắt: Đạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt NamĐạo Đức Công Chức Cấp Xã Vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ THANH

ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC CẤP XÃ VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

Ngành: Quản lý công Mã số: 9.34.04.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Học viện Hành chính Quốc gia

Người hướng dẫn khoa học : 1 PGS.TS Võ Kim Sơn

2 TS Cao Minh Công

Phản biện : PGS.TS Vũ Thanh Sơn

Phản biện : PGS.TS Trần Thị Cúc

Phản biện : PGS.TS Vũ Thị Loan

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện

Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp… Nhà ……,

Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa - Hà Nội

Thời gian: vào hồi ……… giờ … ngày … tháng … năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia.

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của luận án

Đạo đức nghề nghiệp, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng, để mỗi cán bộ, công chức (CBCC) phấn đấu thực hiện, rèn luyện, coi đó là phương châm đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (CBCCCX) cả về chính trị tư tưởng, về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ công tác nhằm phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Còn nhiều kẽ hở, thiếu quy định có tính pháp lý cụ thể về hoạt động công vụ nói chung, đạo đức công chức cấp xã (ĐĐCCCX) nói riêng đã đưa đến những bất cập làm giảm niềm tin của người dân đối với Chính phủ, cấp ủy, Chính quyền địa phương Từ những lý do nêu trên

và thực tiễn của địa phương vùng Bắc Trung bộ, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài

“Đạo đức công chức cấp xã vùng Bắc Trung bộ Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ

Quản lý công

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu: phân tích lý luận, thực trạng thực hiện ĐĐCCCX, đề

xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện ĐĐCCCX, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: tổng quan nghiên cứu liên quan, phân tích mối liên hệ,

yếu tố ảnh hương việc thực hiện ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu: hoạt

động thực hiện ĐĐCC Việt Nam (từ thực tiễn vùng Bắc Trung Bộ) Phạm vi nghiên

cứu: Quan niệm về ĐĐCCCX; Đặc điểm ĐĐCCCX; Mối quan hệ giữa pháp luật về

ĐĐCC với ĐĐCCCX; Yếu tố ảnh hưởng đến ĐĐCCCX; Thực hiện ĐĐCCCX trong thực thi công vụ vùng Bắc Trung bộ Việt Nam, từ năm 2015 đến 2020, quan điểm, giải

pháp đến năm 2023 - 2030 Về không gian: địa bàn 1652 đơn vị cấp xã tại 6 tỉnh vùng

Bắc Trung Bộ

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án: Phương pháp

luận: chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng liên quan đến ĐĐCCCX trong thực thi công vụ Tham khảo, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu liên quan Phương pháp nghiên cứu: lịch sử, nghiên cứu tình huống, đánh giá tài liệu thứ cấp, tổng hợp, phân tích, chuyên gia, điều tra xã hội học, so sánh

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:

5.1 Câu hỏi nghiên cứu: ĐĐCCCX là gì? Vì sao cần xây dựng, hoàn thiện

chuẩn mực ĐĐCCCX? Mối liên hệ giữa ĐĐCCCX với điều kiện kinh tế - xã hội các địa phương? Có thể nâng cao hiệu quả thực hiện ĐĐCCCX không? Nhân tố quyết định đến thực hiện ĐĐCCCX? Mối quan hệ giữa các nhân tố trong thực hiện ĐĐCCCX? Thực trạng thực hiện ĐĐCCCX trong thực thi công vụ như thế nào?

Trang 4

Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ Việt Nam?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu: ĐĐCCCX gắn với CCHC, phân cấp, phân quyền,

là động lực quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN ở chính quyền cấp xã ĐĐCCCX thể hiện giá trị nền hành chính của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại, định hướng, dẫn dắt, sức mạnh lan tỏa

giá trị tích cực trong cộng đồng dân cư

6 Những đóng góp mới của luận án: Phân định nhóm ĐĐCCCX: Tuân thủ

ĐĐCC, quy định CCCX Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao thực hiện ĐĐCCCX: về nhận thức, hoàn thiện pháp luật, xây dựng tiêu chí, chuẩn mực đánh giá, điều kiện vật

chất

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án: Ý nghĩa lý luận: nâng cao hiệu

quả thực hiện ĐĐCCCX trong thực thi công vụ vùng Bắc Trung bộ Lý luận về ĐĐCCCX trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì

nhân dân Ý nghĩa thực tiễn: xây dựng, hoàn thiện ĐĐCCCX trong bối cảnh kinh tế

thị trường, hội nhập quốc tế Làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy về ĐĐCC, xây dựng CCCX

8 Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận, luận

án có 4 chương: Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; Chương 2 Những vấn đề lý luận về ĐĐCCCX trong thực thi công vụ; Chương 3 Thực trạng về ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ Việt Nam trong thời gian qua; Chương 4 Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện ĐĐCCCX vùng

Bắc Trung bộ Việt Nam

Trang 5

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức công vụ

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp

- Nghiên cứu đạo đức nghề nghiệp nước ngoài: Nan DeMars "Cảnh báo! Đây

không phải chuyện đùa" (năm 2014), I A Đu-Béc-Xtanh và E E Lin-Trep-Xki Đạo đức học nghề nghiệp và tâm lý học trong thương nghiệp (1982), G V Ladutina Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo (năm 2004), TS Nguyễn Thị

Thị Trường Giang "100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới" (2014), S N Salahudin, M N R Alwi, S S Baharuddin, S S Halimat Mối quan hệ giữa đạo đức

công việc và hiệu suất công việc (2016) nghiên cứu đạo đức nghề báo, thương nghiêp,

quản lý doanh nghiệp, công nhân…

- Nghiên cứu đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam: Nghiên cứu về thực trạng nhận thức thực hành y đức của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp Đỗ Mạnh Hùng Luận án Tiến sỹ, GS Ngô Gia Hy Y đức và đức sinh học nguồn gốc và sự phát triển, Vũ Văn Điệp luận án tiến sỹ Nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay, TS

Đặng Thị Giang Tân, Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập, TS Nguyễn Văn Phúc Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước

ta hiện nay… đạo đức nghề nghiệp: nghề y, nghề điều dưỡng, công an nhân dân,

kiểm toán

- Nhóm nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp hiện nay:

GS, TS Vũ Dũng, TS Luật sư Phan Trung Hoài, PGS, TS Hoàng Đình Cúc, Trịnh Duy

Huy, GS, TS Hoàng Chí Bảo, TS Nguyễn Thị Thu Hà, TS Trương Minh Tuấn, TS

Đặng Thị Giang Tân… đạo đức là một thành tố không thể thiếu cho hoạt động nghề nghiệp, có mối quan hệ với hiệu suất công việc Pháp luật không thể quy định hết hành vi trong nghề nghiệp, phản ánh giá trị nội tại, nhân văn của cá nhân, là sự chuẩn mực hóa cao nhất về hành vi của con người trong nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp là điều cần thiết trong nền kinh tế tri thức, nhân tố quyết định sức sáng tạo, sự cống hiến với nghề nghiệp, với doanh nghiệp, tổ chức Bổ sung, hoàn thiện, thúc đẩy quan hệ pháp lý trong hoạt động nghề nghề nghiệp Nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp qua tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích cống hiến, để cải thiện hiệu suất công việc tạo ra giá trị cho bản thân và tổ chức

Trang 6

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về đạo đức công vụ

1.2.1 Nhóm công trình của tác giả nước ngoài: Aristotle Chính trị luận

(Politics), Montesquieu Bàn về tinh thần pháp luật, (De l'Esprit des Lois), Jean – Jacques Rousseau Bàn về Khế ước xã hội, Niccolo Machiavelli Quân vương, Jonathan Haidt Tư duy đạo đức – Vì sao những người tốt bị chia rẽ bởi chính trị và

tôn giáo, Annie Hondeghem Đạo đức và trách nhiệm trong bối cảnh Quản trị nhà nước và Quản lý công mới, Charles Garofalo và Dean Geuras Đạo đức trong công vụ: tư duy đạo đức trong công việc, Donald C Menzel Quản lý đạo đức dành cho quản trị viên khu vực công, TS Đào Mạnh Hoàn Đạo đức công vụ Nhật Bản và một số kiến nghị về đạo đức công vụ Việt Nam… từ các nền hành chính khác nhau trên thế

giới các nghiên cứu kết luận vai trò đạo đức trong hoạt động công vụ

1.2.2 Nhóm công trình trong nước: Phó GS TS Trần Hậu Kiêm, Tập bài

giảng Lịch sử đạo đức học, Tương Lai, Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới,

GS TS NGND Trần Văn Bính Xây dựng văn hóa, đạo đức, lối sống của người Việt

Nam, GS.TS Bùi Thế Vĩnh Xây dựng đạo đức cán bộ, công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hứa Thị Kiều

Hoa - Luận án Tiến sỹ Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên Trường Chính trị cấp

tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Phạm Hồng Thái Công vụ, công chức nhà nước,

PGS.TS Nguyễn Đăng Thành (CN), PGS.TS Võ Kim Sơn Giáo trình Đạo đức công

vụ, TS Cao Minh Công Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ và nền hành chính nhà nước… Hồ Chí Minh Tư cách một người cách mệnh (1927), Sửa đổi lối làm việc (1947), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969)…

Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam các tác giả xây dựng quan điểm, nội dung về đạo đức công vụ gắn với chế độ chính trị và nền hành chính nước ta

1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật đạo đức công chức

1.3.1 Nhóm công trình nghiên cứu nước ngoài về pháp luật ĐĐCC: John

A Rohr Công vụ, đạo đức, và Hiến pháp thực hành, J Michael Martinez Đạo đức

hành chính công cho thế kỷ 21 Shri Anil Swarup Những tình huống khó xử về đạo đức của công chức… đề cập những vấn đề của các nền hành chính, hệ thống

pháp luật, mối quan hệ giữa ĐĐCC với hệ thống pháp luật

1.3.1 Nhóm công trình nghiên cứu trong nước về pháp luật ĐĐCC: Tô Tử Hạ,

Trần Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo Đạo đức trong nền công vụ, Bộ Nội vụ, Cơ sở lý

luận và thực tiễn xây dựng Luật đạo đức công vụ Việt Nam, GS TS Phạm Hồng Thái

(Chủ biên) Pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ, TS Lê Đình Mùi Pháp luật về

đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay, PGS TS Lương Thanh Cường đánh giá sâu

Trang 7

sắc về pháp luật ĐĐCC, những quan điểm, phương hướng, giải pháp cơ bản nâng cao ĐĐCC Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

1.3.3 Nhóm nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước thực hiện chuẩn mực đạo đức công chức ở Việt Nam: TS Đỗ Thị Ngọc Lan trong Bộ quy tắc

ứng xử cho công chức cấp phường - kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh, PGS.TS

Võ Kim Sơn Đạo đức thực thi công vụ - nhìn từ vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng,

TS

Cao Minh Công Trách nhiệm công vụ của nền hành chính vì dân ở Việt Nam hiện nay

Một số nhận xét từ các nghiên cứu trên: ĐĐCC là một bộ phận của đạo đức

học ứng dụng đạo đức nghề nghiệp, nhiều nước đã nâng lên thành đạo luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN Việt Nam ĐĐCC ngày càng được chuẩn hóa vừa phù hợp với bộ máy nhà nước và điều kiện lịch sử và hệ thộng chính trị Việt Nam Chuẩn mực ĐĐCC đã được đề cập trong pháp luật, quy tắc đạo đức của các ngành, nghề lĩnh vực, địa phương, hoàn thiện các chuẩn mực với ĐĐCC toàn cầu, mang đặc trưng của nền hành chính Việt Nam Một số khoảng trống: các giá trị chung, điều kiện một đảng cầm quyền, các giá trị truyền thống, chưa dễ dàng đo lường, đánh giá, nhận xét, phân loại

1.4 Nhóm nghiên cứu về đạo đức công chức cấp xã

1.4.1 Nhóm công trình nghiên cứu về đạo đức công chức cấp xã: TS Trần

Văn Ngợi“Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, TS Nguyễn Duy Hùng Luận cứ khoa học và một số giải pháp Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phường hiện nay, TS

Trịnh Thanh Tâm, Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị

cấp xã (Qua khảo sát thực tiễn các tỉnh ở Đồng bằng Sông Hồng), TS Phan Công

Khanh Giáo dục và thực hành văn hóa chính trị trong đảng bộ các xã, phường ở

Thành phố Hồ Chí Minh, PGS TS Nguyễn Minh Phương Vai trò của chính quyền cấp xã đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta, TS Phan

Thanh Giản, Uy tín của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong hoạt động quản lý nhà

nước (Qua nghiên cứu thực tiễn ở Tây Nguyên), TS Hồ Ngọc Trường Xây dựng phong cách chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay… xác định ĐĐCCCX bị chi phối bởi các yếu tố như: hệ thống pháp luật,

tổ chức hoạt động và quản lý công chức của chính quyền các cấp, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa vùng miền, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, quá trình hội nhập quốc tế…

1.4.2 Nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật đạo đức công chức cấp xã:

TS Nguyễn Minh Sản, Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt

Trang 8

Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, TS Nguyễn Thị Hồng Hải Hỏi - đáp về quản lý cán bộ, công chức cấp xã, PGS TS Nguyễn Thị Báo (Chủ biên) Kiểm soát quyền lực nhà nước ở cấp xã vùng Đồng bằng sông Hồng đề xuất, luận giải

nhiều nhóm giải pháp nhằm nâng cao ĐĐCC và ĐĐCCCX

1.5 Đánh giá chung và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

1.5.1 Những vấn đề đã thống nhất: đạo đức là những chuẩn mực xã hội nhằm

điều chỉnh hành vi con người, cơ sở để đánh giá ứng xử với tổ chức và công dân, đồng nghiệp, cấp trên, cơ quan thông tấn, báo chí, gia đình ĐĐCC là những chuẩn mực đạo đức được pháp luật quy định nhằm điều chỉnh hành vi của công chức trong thực thi công vụ Vai trò đạo đức, ĐĐCC đối với quản lý xã hội, QLNN, là nền tảng tinh thần của xã hội, chi phối đời sống tinh thần của xã hội Có mối quan hệ giữa đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, giữa pháp luật ĐĐCC và ĐĐCC Nâng cao thực hiện ĐĐCC là quan trọng, cần thiết, thượng tôn Hiến pháp, quản lý xã hội pháp luật, nâng cao đạo đức XHCN ĐĐCCCX phản ánh thực tiễn đất nước, xu thế phát triển thời đại, kế thừa thành tự, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, chế độ XHCN

1.5.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: ĐĐCCCX là một bộ phận quan

trọng trong tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, thể hiện bản chất chế độ Những yếu tố tác động đến ĐĐCCCX gắn với đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc, phong tục, tập quán địa phương, thực tiễn hoạt động QLNN ở cấp xã Mối quan hệ đến kiểm soát quyền lực, tự do dân chủ, quyền lợi cộng đồng, kinh tế thị trường, định hướng XHCN và cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, bối cảnh CCHC Quy định ĐĐCCCX phù hợp với thực tiễn QLNN ở chính quyền cơ sở, quản lý CCCX Chưa ban hành Luật đạo đức công chức hoặc Quy tắc ĐĐCCCX Thiếu thống nhất quy định ĐCCC, hạn chế trong khả năng thực hiện điều chỉnh ĐĐCCCX Cần nghiên cứu từ giác độ hành chính công về ĐĐCCCX ĐĐCCCX phải tính đến trách nhiệm giải trình, minh bạch, phẩm giá khi QLNN ở cấp cơ sở

1.5.3 Hướng nghiên cứu của luận án: Hệ thống hóa lý luận, đặc điểm, vai trò

ĐĐCCCX trong nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, hệ thống pháp luật, quy định, các mối quan hệ trong hoạt động CCCX Nhân tố tác động ĐĐCCCX, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Thực trạng thực hiện ĐĐCCCX Quan điểm định hướng để nâng cao hiệu quả thực hiện ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện ĐĐCCCX vùng Bắc Trung bộ

Trang 9

Kết luận chương 1

Khảo cứu tổng quan nhóm công trình để khái quát chung về vấn đề nghiên cứu Các ngành nghề khác nhau: nhà báo, thương mại, y học, giáo dục, công an, kế toán, kiểm toán, quản lý doanh nghiệp… nghiên cứu sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp Khẳng định vai trò của đạo đức, đức hạnh, thiện – ác… trong thực thi quyền QLNN trong giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong xây dựng CNXH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Thực hiện đánh giá chung về những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, vấn đề đã thống nhất, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hướng nghiên cứu của luận án để làm cơ sở trong các nghiên cứu tiếp theo

Trang 10

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRONG THỰC THI CÔNG VỤ

2.1 Quan niệm về công chức cấp xã

2.1.1 Khái niệm về công chức cấp xã: là công dân Việt Nam được tuyển dụng

giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Gồm: Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – Nông nghiệp/đô thị và môi trường; Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội

- Tiêu chuẩn chung: Hiểu biết lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật; Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, đủ năng lực, sức; Am hiểu, tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư Chỉ huy trưởng Quân sự: có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Tiêu chuẩn cụ thể: Đủ 18 tuổi trở lên; Tốt nghiệp trung học phổ thông; Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp chức danh CCCX, trừ trường hợp có quy định khác, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên với công chức: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã

- Nhiệm vụ chung: Thực hiện tham mưu cho UBND xã, CTUBND xã trong QLNN ngành, lĩnh vực được giao, trên địa bàn Thực hiện nhiệm vụ QLNN trong ngành, lĩnh vực được giao, trên địa bàn theo quy định Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực và nhiệm vụ khác do UBND cấp xã, CT UBND cấp xã giao

- Nhiệm vụ cụ thể: Chỉ huy trưởng Quân sự tham mưu, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng… Công chức Văn phòng - Thống kê tham mưu lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, CCHC, thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo pháp luật và nhiệm vụ

liên quan đến chuyên môn theo quy định Địa chính - xây dựng/nông nghiệp - đô thị

và môi trường tham mưu lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi

Trang 11

trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Tài

chính - kế toán tham mưu lĩnh vực theo quy định pháp luật và nhiệm vụ liên quan

chuyên môn Tư pháp - hộ tịch tham mưu lĩnh vực theo quy định và thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn Văn hóa - xã hội tham mưu lĩnh vực: Văn hóa, thể dục,

thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên và nhiệm vụ liên

quan đến chuyên môn

2.1.3 Hệ thống pháp luật và quy định về công chức cấp xã

- Giai đoạn 1945 – 2003: Văn bản quy định về tổ chức, cơ cấu, quy chế hoạt động của chính quyền cấp xã: Sắc lệnh 63/SL ngày 22/11/1945, Quyết định 130/CP ngày 20/6/1975, Thông tư 45/BT ngày 23/4/1976, Thông tư 196/BT ngày 08/9/1977, Quyết định 112/HĐBT ngày 15/10/1981, Thông tư 74/ĐP-TCCP ngày 26/11/1985 Thực hiện Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 các văn bản: Nghị đinh 46/CP ngày 23/9/1993, Nghị đinh 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998, Nghị định 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999, Nghị đinh 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000, Quyết định 874/TTg ngày 20/11/1996, Quyết định 74/2001/QĐ ngày 07/5/2001, Quyết định 85/2002/QĐ-TTg ngày 28/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ… đã đưa ra những phương thức hoạt động và quan điểm rõ ràng về công chức cấp xã

- Giai đoạn 2003 – 2020: Thực hiện Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001, Nghị định 114/2003/NĐ-CP, ngày 10/10/2003, Luật Cán bộ, công chức, 2008, Luật Cán bộ, công chức, Nghị định 92/2009/NĐ-CP, ngày 01/11/2009, Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011, Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019, Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ, Nghị định 42/2021/NĐ-CP, ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy

Pháp luật quy định về đạo đức nghề nghiệp: Luật Viên chức năm 2010, Quyết

định 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định Y đức”, Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008; Nghề báo chí: Luật Báo chí, 2016, Quyết định 483/QĐ-HNBVN, ngày 16/12/2016; Nghề Luật sư: Luật luật sư, năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019; Ngành Thanh tra: Quyết định 1821-QĐ/BCS ngày 30/12/2011; Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL, ngày 07/72022; Ngành Tư pháp: Quyết định 1577/QĐ-BTP, ngày 20/10/2021; Ngành Nội vụ: Quyết định 916/QĐ-BNV ngày 20/4/2016; Nghề Kế toán, Kiểm toán: Thông tư 70/2015/TT-BTC, ngày 08/5/2015 Quyết định 2659/QĐ-BTP ngày 03/10/2012 về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư

Trang 12

pháp; Ngành Tài nguyên và Môi trường Quyết định 117-QĐ/BCSĐTNMT; Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 02/02/2017

2.1.4 Mối quan hệ trong hoạt động điều hành, quản lý của cơ quan cấp trên:

HĐND, Thường trực HĐND, Chủ tịch HĐND, Phòng, ban UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp, UBND huyện

2.1.5 Mối quan hệ với CCCX và người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong QLNN

CCCX phối hợp với CBCC, chủ trì, phối hợp với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong QLNN Phối hợp, vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lối chính sách, pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước

2.1.6 Cơ chế điều chỉnh, giám sát và yêu cầu của cộng đồng dân cư, tổ chức, doanh nghiệp đối với CCCX

Chủ trì, phối hợp với người hoạt động không chuyên trách ở thôn thực hiện

nhiệm vụ QLNN Nắm tình hình các lĩnh vực trên địa bàn được phân công phụ trách hoặc trực tiếp làm việc với thôn để nghe phản ánh tình hình, kiến nghị, mâu thuẫn và giải quyết các khiếu nại của nhân dân theo quy định của pháp luật

2.2 Quan niệm về đạo đức công chức cấp xã

2.2.1 Đạo đức công chức

Từ điển Tiếng Việt đạo đức “Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nói tổng quát) (1), “Phẩm chất tốt đẹp do con người tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có” (2)1 Điều 15, Luật Cán bộ, công chức, năm 2008 đạo đức công chức: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ” Khái niệm ĐĐCC là một dạng đạo đức xã hội nhưng được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền, tức nó vừa có tính xã hội, mang các chuẩn mực của xã hội rộng lớn, vừa được quy định bởi ý chí của giai cấp cầm quyền và nhà nước ĐĐCC thể hiện trên các phương diện: chuẩn mực công chức phải thực hiện, không được thực hiện, công chức mong muốn được thực hiện, xã hội mong muốn công chức thực hiện

2.2.2 Khái niệm về đạo đức công chức cấp xã

ĐĐCCCX là tổng thể những nguyên tắc, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi, các mối quan hệ của công chức cấp xã, nhằm phục vụ hoạt động, phát triển các giá trị của nền công vụ ĐĐCCCX liên hệ, chịu sự tác động trực tiếp của đạo đức xã hội

1 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Chủ biên GS Hoàng Phê, Nxb Hồng Đức, 2016, trang 365

Trang 13

ĐĐCCCX là một bộ phận ĐĐCC bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc hành vi, xử sự, nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sự của CCCX trong thực thi công vụ

2.2.3 Đặc điểm đạo đức công chức cấp xã

Thứ nhất, là ĐĐCC trong hoạt động QLNN ở cấp xã Thứ hai, phản ánh mối

quan hệ nhiều chiều, với dân cư địa phương, với cấp trên, với người hoạt động không

chuyên trách cấp xã, thôn Thứ ba, có mối liên hệ trực tiếp với chuẩn mực đạo đức cá nhân Thứ tư, biểu hiện thông qua văn hóa công sở, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Thứ năm, ĐĐCC cấp xã biệu hiện qua thực hiện mục đích cao cả, lý tưởng sống của

bản thân

2.2.4 Nguyên tắc đạo đức công chức cấp xã

- Thứ nhất, tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật Thứ hai, đáp ứng, phù hợp ý chí, nguyện vọng, lợi ích nhân dân địa phương Thứ ba, thể hiện ở sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình Thứ tư, thể hiện nguyên tắc hệ thống, thống nhất, liên tục, thức bậc, thông suốt, hiệu quả Thứ năm, thực hiện quy định ĐĐCC, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, kỷ luật,

kỷ cương hành chính trong hoạt động QLNN và thực hiện các dịch vụ công ở địa

phương Thứ sáu, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cụ thể hóa trong ĐĐCCCX

trong thực thi công vụ

2.2.3 Pháp luật và quy định về đạo đức công chức cấp xã

Pháp luật về ĐĐCCCX là hệ thống những văn bản quy định về đạo đức và những chuẩn mực ứng xử của CCCX trong thực thi công vụ: Hiến pháp, năm 2013,

Luật Cán bộ, công chức: Đạo đức của cán bộ, công chức: Cán bộ, công chức phải thực

hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, ngày 05/12/2011 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã phường, thị trấn đề cập CCCX phải: “Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác”, Thông tư 13/2019/TT-BNV, ngày 06/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề cập đến đạo đức công chức cấp xã khi: “Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác …”

2.2.4 Mối quan hệ giữa ĐĐCC với ĐĐCCCX Xem xét trên cơ sở mối quan hệ

giữa ĐĐCC của các cấp hành chính cơ quan nhà nước với công chức hoạt động ở cấp xã: sự thống nhất, không thống nhất, khác biệt và sự tác động qua lại giữa chúng Sự thống nhất giữa ĐĐCC và ĐĐCCCX thể hiện ở những điểm căn bản sau đây: Đều là những chuẩn mực đạo đức điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho sự phát triển tiến bộ của các quan hệ xã hội hình thành trong công vụ, đều là những chuẩn mực hành vi, cách ứng xử của công chức trong hoạt động công vụ Có sự độc lập

Ngày đăng: 13/06/2024, 13:16