a Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư quyđịnh, hướng dẫn về “sử dụng và quản lý nguồn nước”,v.v.; các sách tham khảo,chuyên khảo; các c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÓC DÂN KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Dé tai: Đánh giá hiện trạng sử dụng và quản lý nguồn nước trong
sản xuất nông nghiệp huyện tại Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Hiền
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung nghiên cứu của chuyên đề đã viết là tự bản
thân tác giả thực hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thu Hoa Các số liệu đượcdùng là trung thực không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên đề của ngườikhác; nếu sai phạm tôi xin được chịu kỷ luật với Nhà trường
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Hiền
Đỗ Thị Hiền
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thu Hoa, với sự giúp đỡ của
cô, tôi có cơ hội được thực tập tại Văn phòng Tổng Cục Môi trường thuộc BộTN&MT Cô đã chỉ bảo, góp ý và hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian thựctập và hoàn thành chuyên đề
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Võ Thịnh Hiền - Phó chánh văn phòng TổngCục Môi trường, các cán bộ ở phòng Tổng hợp - Văn phòng Tổng cục Môi trường-
Bộ TN&MT Các cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Thanh
Miện, các cán bộ Tổ kế hoạch Xí Nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Thanh
Miện và các Ban chủ nhiệm hợp tác xã Đoàn Tùng, Phạm Kha đã tạo điều kiện vàgiúp đỡ tôi thực hiện chuyên đề
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã độngviên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện chuyên đề
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Hiền
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU ccccsccccecee 1 |
1 Lý do chọn đề tài -s-s- se se se ssEssSesSsstssexsexserserserssrssrserssrssrsee 1
2 Mục tiêu nghiên CỨU << <5 9 9 9.9 9.99 090609.0998896986 886 1
3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -s s-sssssssessessessessessese 2
4 Phương pháp nghién CỨU d << 2< 9 9 9 9.9996 95849995889698584 2
5 Cấu trúc để tài - cceseo HH HH HHHHHEgrrdgnnnrkreorsksoroe 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE SỬ DỤNG VA QUAN
LÝ NGUON NƯỚC TRONG SAN XUẤT NÔNG NGHIỆP 5
1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông
TIĐhiÏỆD 7G G5 2 họ 0 0 00 0.000 0040009600 5
1.1.1 Khái niệm quản lý nguồn nước và hệ thống cấp nước cho sản xuất nông
IEhÄỆ) G0 TH ng HT tt 5
1.1.2 Vai trò của quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghi€p 6
1.2 Cơ sở thực tiễn về sử dụng và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông
nghiệp ở VIỆ( ÌNam 0 5 5 < 6 5 0 0 00001006 0080960004 080 9
1.2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam 91.2.2 Tình hình quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 11
1.3 Kinh nghiệm sử dụng và quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam va trén thé Ÿ2 0001188 16
1.3.1 Kinh nghiệm sử dụng quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
1.3.2 Kinh nghiệm sử dụng quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp một số nước
trên thé gÏỚI - ¿- ¿52 s+SE9EE9EE£EEEEEEEEE2121121121121121111117111 111111111121 g1 xe 18
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Miiện - - 5 «+ << «+ 21CHUONG II: HIỆN TRANG SỬ DỤNG VA QUAN LÝ NGUÒN NƯỚC
TRONG SAN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THANH MIEN, TỈNH
Trang 52.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội -c¿ c5ctcctvtttEktrttrrtrrrrtrrrrtrrrrrrrrrrrrk 25
2.1.3 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện ThanhMiện về sử dung va quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp 262.2 Hiện trạng sử dụng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện
Thanh TMIỆN œ- << G9 cọ Họ 0 000900000906 27
2.2.1 Trữ lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp 272.2.2 Phân bồ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp . - 292.3 Hiện trạng quản lý nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện
Thanh TMiỆNn 7G G G5 G59 9 9 9 9 0 9.9.0.0 00940 000000094 000400096 30
2.3.1 Hiện trạng quản lý hệ thống công trình thủy lợi tại huyện Thanh Miện 302.3.2 Hệ thống tổ chức quản lý nguồn nước tưới trong nông nghiệp tại huyện
„0017 a na a A(‹£.AgŒgLFŒnB sa 32
2.3.3 Hệ thông chính sách và công cụ trong quản lý nguồn nước trong sản xuất
nông nghiệp của huyện Thanh Miiện - - c5 E23 1*** 119 ngư 35
2.3.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng nguồnnước cho sản xuất nông nghiỆp + 2 2 2 £+EE+EE+EE+EE£EEtEEeEErEerrerrerrxee 372.4 Khảo sát nhận thức và hiểu biết của người dân về hiện trạng sử dụng vàquản lý nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Miện 38
2.4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 2-2-2 s++£+E+£E£+E++E++E++E+rsersered 382.4.2 Nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng và quản
lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiỆp -2- 2 s+©z+x+zx+rxzzeez 4I2.4.4 Đánh giá sự sẵn lòng chỉ trả tiền dùng nước tưới trong sản xuất nông nghiệp
ỐỎỞỎỞỎỞỎỎỐỞỎỎỐỞỐỔỔỔỐỔỐỔỔỔẢ 45
2.5 Đánh giá chung về quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp tại
huyện Thanh TMIỆn Go G G5 S9 9 9 9 9 0.0.0 09 009469096 50
2.5.1 Những kết qua đạt được - -©52©52+2+E2EE2EESEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrrree 502.5.2 Những hạn chế, tỒn (ại -¿-c-cckccttEEkE 21111 1111111111111 111111 cre 51
2.5.3 NQUYEN NAN 5 51CHUONG III: MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUA SU
DUNG QUAN LY NGUON NUOC TRONG SAN XUAT NONG NGHIEP TAIHUYEN THANH MIIỆN 22-22222252 E22 1221271127111 E1 eee 53
3.1 Căn cứ định hướng phát triển ngành nông nghiệp và phát triển thủy lợi
của huyện Thanh TMIỆn 5 7G G5 9 95 9 9 90 0.0 09000989096 53
Trang 63.2 Đề xuât một sô giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả sử dung quan lý nguôn
nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Miện - 54
3.2.1 Giải pháp đối với Xí nghiệp KTCTTL và các HTX . - 55
3.2.2 Giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân 55
KẾT LUẬN 2-52-5255 2121 E121 21 211211211 211211211 21101111 1111 11 1111k 57
TÀI LIEU THAM KHAO -.2 2: ©2<2E£+EEE££EEEEEEEEEEEECEEEECEEEErrrkrrrrrree 59
PHU LUC wicceccssssssssssssssssssssssssseesssssssssssssevsssessssssssevecssssssssssnsessssesssssssseesssssssssssseeeeess 62
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CNH-HDH Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa
Công ty TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
CTTL Công trình thủy lợi
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp
KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
Luật BVMT Luật Bảo vệ Môi trường
MGTLP Miễn giảm thủy lợi phí
NTM Nông thôn mới
PCTN&TKCN Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TLP Thủy lợi phí
TNN Tài nguyên nước
UBND Ủy ban nhân dân
WTP Sẵn lòng chỉ trả
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
Bang 0.1: Tổng hợp số lượng mẫu điều tra theo Xã 2 2 25s s2 x+zxcseei 3
Bang 1.1: Phân cấp kênh tưới 2 2 <+SE+EE+EEEEEEEEEEEEEE21121121121 2111 21c, 6Bang 1.2: Giá nước tưới tính theo thé tích của một số quốc gia trên thé giới 18Bảng 2.1: Trữ lượng nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh
Mién qua các năm - SH KH nh hy28
Bang 2.2: Tình hình phân bổ nước tưới theo xã của huyện Thanh Mién 29
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện tưới tiêu nước so với kế hoạch theo mùa vụ của Xí nghiệp
KTCTTL huyện ThanhMiện c2 Sen 30
Bang 2.4: Các trạm bơm do xí nghiệp KTCTTL huyện Thanh Miện quản ly 32
Bang 2.5: Đặc điểm KT-XH của mẫu điều tra - 22c -222 c2 38
Bảng 2.6: Tình hình dùng nước tưới trong sản xuất lúa và hoa màu tại 3 xã Đoàn
Tùng, Lam Sơn va Phạm Kha - c2 S222 S2 so 40
Bảng 2.7:Thông tin về chính sách MGTILP + c2 222222 sxe 44Bảng 2.8: Đánh giá của nông dân về hiện trạng quản lý nguồn nước sử dụng trong
TCO) O25 0024 9 Co] 0 c2 SH ST HH TH ng ki kg 44
Bảng 2.9: Phí dịch vụ nội đồng (Ại 3 > 2 ng ng HH TH nà hà sa 45Bảng 2.10: Mức WTP trả tiền sử dụng nước trong SXNN ở Đoàn Tùng, Lam Sơn,
Phạm Kha eden SH SH nh nh ng nu HH46
Bảng 2.11: Mô tả các biến trong mô hình Binary logistic - 47Bảng 2.12: Kết quả ước lượng mô hình sẵn lòng chỉ trả - 48
Bảng 2.13: Mức độ phù hợp của mô hình - 49
Trang 9DANH MỤC HÌNH VEHình 1.1: Tỷ lệ khai thác nước theo ngành ở Việt Nam - «++s++<x+s+2 10
Hình 1.2: Nhu cầu nước phục vụ nông nghiệp ở Việt Nam ước tính đến năm 2030 11Hình 1.3: Sơ đồ dự án hợp tác công tư ở EL — Guerdane 2-2z+s+ss2 20Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Thanh Miện giai đoạn 2018-2020 24Hình 2.2: Chuyển dich cơ cau kinh tế theo ngành của huyện Thanh Miện giai đoạn
"050201 5 25
Hình 2.3: Ty lệ kiên cố hóa kênh ở huyện Thanh Miện năm 2019 31Hình 2.4: So đồ cơ cầu quản lý HTTL huyện Thanh Miện - 33Hình 2.5: Đánh giá sự sẵn có của nguồn nước trong SXINN -5¿ 41
Hình 2.6: Đánh giá việc cung cấp đủ nước của HTTTL - ¿2 +s2+s2+s£+zz25+2 42
Hình 2.7: Mức độ thường xuyên nhận được thông tin liên quan đến nguồn nước tưới
—— ằ 345 42
Hình 2.8: Nguyên nhân nguồn nước trong sản xuất bị ô nhiễm - 43Hình 3.1: Sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2030 của huyện Thanh
Trang 10LOI MỞ BAU
1 Ly do chon dé tai
Nước là nguồn tai nguyên vô cùng quý giá, có vai trò rất quan trọng đối vớicon người và các sinh vật trên trái đất Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phát triển
kinh tế, ô nhiễm môi trường dẫn đến nguồn nước bị suy giảm cả về chất lượng và trữ
lượng Trong đó, nông nghiệp là ngành chịu tôn thương rất lớn, tính đến năm 2025,
sẽ có 15-20 triệu ha trong số 79 triệu ha diện tích trồng lúa cần được tưới tiêu (cung
cấp 3/4 tổng nguồn cung lúa gạo trên thế giới) sẽ bị khan hiếm về nguồn nước (IWIM,
2007).
Việt Nam có hệ thống sông ngòi phân bố rộng khắp cả nước, tổng lưu lượngdòng chảy nước bề mặt hàng năm khoảng 830-840 tỷ m3/năm (Bộ TM&MT, 2020).Tổng lượng nước ngành nông nghiệp sử dụng chiếm khoảng hơn 80% tổng lượngnước dùng cho toàn bộ nền kinh tế Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trong, là trụ
đỡ cho sự phát triển kinh tế Việt Nam Mặc dù tài nguyên nước của Việt Nam có trữlượng lớn nhưng thực tế không 6n định do đó ảnh hưởng đáng ké đến sản xuất nông
nghiệp.
Là huyện đồng băng, có vị trí ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương, ThanhMiện có lợi thé phát triển mạnh về nông nghiệp Đây là nơi cung cấp nông sản chođịa phương và cho các khu vực lân cận với tổng diện tích đất nông nghiệp tính đếnnăm 2020 chiếm 67,96% trong co cau str dung đất của huyện (Kế hoạch sử dụng đấthuyện Thanh Miện, 2021) Vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Miện đang
lây nước tưới từ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và các ao hồ trong khu vực Nhưng
vài năm trở lại đây, nguồn nước của hệ thống Bắc Hưng Hải bị ô nhiễm trầm trọng,công trình xuống cấp và không đảm bảo đủ nước tưới, làm suy giảm năng suất câytrồng và chất lượng nông sản của người dân
Vẫn đề về sử dụng, quản lý nguồn nước nhằm hướng đến phát triển nôngnghiệp bền vững là rất cần thiết Trước thực trạng trên, em chọn đề tài “Đánh giáhiện trạng sử dụng và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện
Thanh Miện tỉnh Hai Dương”
2 Mục tiêu nghiên cứu
-Xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn các vấn đề có liên quan đến sử dụng và quản lý nguồn nước trong nông nghiệp
Trang 11- Đánh giá hiện trang sử dụng và phân bồ nước tưới tiêu theo các xã, theo mùa
của đơn vị cấp nước tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
- Đánh giá hiện trang quản lý các hệ thống công trình thủy lợi (HTCTTL), kế
hoạch thuỷ lợi hàng năm phục vụ cho SXNN.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồnnước trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng sử dụng và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu “đánh giá hiện trạng sử dụng
và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải
Dương”.
-Pham vi không gian: huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
-Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2021-11/2021, các
số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2017 - 2021
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tổng quan tài liệu
Tổng quan tài liệu là quá trình tìm kiếm, khái quát và tổng hợp thông tin vềkhung lý thuyết, kết quả nghiên cứu được công bố
a) Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư quyđịnh, hướng dẫn về “sử dụng và quản lý nguồn nước”,v.v.; các sách tham khảo,chuyên khảo; các công trình nghiên cứu có liên quan đến “sử dụng và quản lý nước
trong sản xuất nông nghiệp” của các nhà nghiên cứu khoa học, các luận văn thạc sĩ,
tiễn sĩ, các bài viết, bài báo được đăng tải trên Internet
Số liệu về đặc điểm chung của huyện Thanh Miện thu thập qua niên giám thống
kê, quy hoạch, kế hoạch và các báo cáo của UBND huyện, tỉnh; các trang thông tinđiện tử huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Số liệu về tình hình nguồn nước được sử
dụng trong nông nghiệp của huyện Thanh Miện được thu thập từ Phòng NN&PTNT, các HTX nông nghiệp, Xí nghiệp KTCTTL Các văn bản pháp luật được thu thập trang thông tin điện tử của tỉnh Hải Dương.
Trang 12b) Số liệu sơ cấpNguồn số liệu được tác giả điều tra và khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 150 hộ
nông dân tại 3 xã: Đoàn Tùng, Phạm Kha, Lam Sơn; phỏng vân các cán bộ HTX nông
nghiệp của các xã vê tình hình quản lý nguôn nước cho SXNN của địa phương.
4.1 Phương pháp điều tra
Quá trình điều tra, khảo sát nhằm mục tiêu đánh giá nhận thức sự hiểu biết củangười nông dân về việc sử dụng và quản lý nguồn nước trong SXNN tại địa phương,
công tác quản lý của các cán bộ cấp xã Đối tượng dé điều tra là nông dân canh tác
lúa, hoa màu; các cán bộ HTX của các 03 xã là Doan Tùng, Phạm Kha và Lam Son
bởi đây là 03 xã đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp của xã điểnhình là trồng lúa và hoa màu với Phạm Kha chiếm 59,56% diện tích hoa màu toànhuyện, Lam Sơn chiếm 22,06% diện tích hoa màu và Đoàn Tùng là địa phương chuyêncanh trồng lúa
Do hạn chế về nguồn lực và thời gian, 150 bảng hỏi điều tra khảo sát thực hiện
phỏng vấn trực tiếp được chia cho 3 xã tương ứng theo tỷ lệ tổng số hộ làm ruộng của
Nguồn: Tổng hop từ kết quả điêu tra cua tác giả
Khao sát được thực hiện từ tháng 10/2021-11/2021 Trong quá trình khảo sát,
tác giả nhận được sự giúp đỡ và lời giới thiệu rất lớn từ người thân, bạn bè Tác giả
đã tự tiến hành phỏng vấn ở xã Đoàn Tùng Đối với xã Phạm Kha và xã Lam Sơn, tácgiả đã cùng đi khảo sát, phỏng vắnvới bạn bè của mình đề hoàn thành
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Chuyên đề phân tích các số liệu, dữ liệu điều tra bằng phần mềm thống kêSPSS 20 và Excel Ngoài ra kết quả từ các số liệu thu thập được thông qua điều tra,khảo sát sẽ được diễn giải bang các bảng, biểu đồ
4.3 Phương pháp kế thừa
Chuyên dé kế thừa các tài liệu, kết quả va tư liệu của các công trình nghiên cứu
đã được công bô ở trong nước và quôc tê nhăm khái quát và hệ thông các cơ sở lý
Trang 13luận và thực tiễn về “sử dụng và quản lý nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp”;ứng dụng các kết quả nghiên cứu dé đề xuất các giải pháp cho huyện Thanh Miện.
5 Cấu trúc đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng và quản lý nguồn nước trongsản xuất nông nghiệp
Chương II: Hiện trạng sử dụng và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông
nghiệp tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quản lý nguồn
nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh Miện
Trang 14CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE SỬ DỤNG VA QUAN
LÝ NGUON NƯỚC TRONG SAN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp1.1.1 Khái niệm quản lý nguồn nước và hệ thống cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp
a) Khái niệm quan lý nguồn nước
Theo Khoản 2, Điều 2 của Luật Tài nguyên nước năm 2012: “Nguồn nước là
các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông,
suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới dat; mua, bang, tuyét
và các dang tích tụ nước khác”.
Theo tác giả Hà Văn Khối (2005): “Quan lý nguồn nước là sự xác định phươngthức quản lý nguồn nước trên một vùng, một lãnh thổ hay một hệ thống sông một cáchhiệu quả và đảm bảo yêu cầu về sự phát triển bền vững cho vùng hoặc lưu vực sông,nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn nước và những hoạt động dân sinhkinh tế có tác động tích cực và tiêu cực đến cân bằng sinh thái và suy thoái nguồnnước trên một vùng lãnh thổ hoặc lưu vực sông”
b) Khái niệm hệ thong cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Hệ thống cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (SXNN) hay còn được gọi là hệthong thủy lợi (HTTL) là một công trình liên hoàn từ công trình đầu mối (hồ chứa,đập dâng, trạm bom, ) đến công trình kênh mương các cấp dé dẫn nước tưới tiêuphục vụ SXNN, đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng khi thiếu nước và tiêu thoátnước kịp thời cho cây trồng khi thừa nước nhằm thỏa mãn yêu cầu nước cho cây trồngphát triển tốt và cho năng suất cao
Hệ thống thủy lợi bao gồm:
- Nguồn nước là nơi cung cấp nước cho hệ thống, bao gồm ao hồ chứa, dòngsông, suối, hoặc nước ngầm, Đặc điểm và chất lượng nước của nguồn nước có vaitrò quan trọng đối với chi phí xây dựng hệ thống tưới
- Công trình đầu mối gồm: đập dâng, hồ chứa, trạm bơm tưới, tràn xả lũ, cốnglay nước, có nhiệm vụ phối hợp một cách hợp lý nhất yêu cầu cấp thoát nước của hệthống với nguồn nước Tùy theo từng trường hợp cụ thé dé quyết định các hình thức,
quy mô công trình,
- Mạng lưới kênh mương: “mạng lưới kênh mương có nhiệm vụ dẫn nước từ
công trình đầu mối về ruộng, đây là hệ thống xương sống quan trọng của hệ thống
Trang 15tưới tiêu Kênh được làm bang đất hay xây đá, gạch, ”(Phạm Ngọc Hải cùng cộng
sự, 2006) Hệ thống kênh tưới có nhiều cấp, tùy thuộc vào quy mô hệ thống mà số cấpnhiều hay cấp ít, nhiều nhất có thê đến 5 cấp, ít nhất là 2 cấp Theo quy chuân TCVN4118-2021 thì kênh tưới được phân làm 4 cấp (cấp công trình, không tính cấp đặcbiệt) dé xác định tiêu chuẩn thiết kế và các hạng mục liên quan
Bảng 1.1: Phân cấp kênh tướiDiện tích tưới (10° ha) Cấp công trình kênh
và làm đường di lại khi chăm bón” (Phạm Ngọc Hải cùng cộng sự, 2006).
Theo tác giả Hà Văn Khối (2005): “Quan lý khai thác HTCTTL là sự thiết lậpcác phương thức quản lý CTTL, xây dựng chương trình điều khiến, điều hành hệ
thống, đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng nước và đảm bảo sự phát triển bền
vững Quản lý HTCTTL bởi vậy chỉ là một nội dung của quản lý nguồn nước”
Việc quản lý nguồn nước trong SXNN cũng là một trong các hoạt động quản
lý nguồn nước, bao gồm ca quản lý HTCTTL Bên cạnh đó, nó cũng bao gồm một tậphợp rất đa dạng về các vấn đề công nghệ, hành vi xã hội của cộng đồng nông thôn,hạn chế kinh tế, luật pháp và thé chế (Konstantinos Chartzoulakis và Maria Bertaki,
2015).
1.1.2 Vai trò của quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp
Nước là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho SXNN và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực Tưới nước được định nghĩa là việc sử dụng các CTTL nhân tạo đưa nước vào đất trồng trọt nhằm mục đích cung cấp các yêu cầu
Trang 16về nước cần thiết cho mỗi loại cây trồng Các kế hoạch điều tiết, giám sát cùng với
các chính sách pháp lý là căn cứ để nguồn nước được quản lý hiệu quả trong nôngnghiệp Vì vậy, quản lý nguồn nước có vai trò quan trọng trong SXNN nhằm:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp nhờ tưới tiêu chủ động Nhờ có HTTL,
có thé dẫn nước tới những khu vực khó khăn về nước tưới tiêu cho SXNN như vùngnúi cao, đồng thời có thê khắc phục được tình trạng khô hạn kéo dài
- Tăng năng suất cây trồng và chất lượng của nông sản, tạo điều kiện chuyển
dịch cơ cấu cây trồng có giá trị về kinh tế cao hơn Cho phép nông dân có thê trồng các loại rau màu, cây trái mùa Ở một số vùng có khí hậu thích hợp, việc tưới tiêu cho
phép người nông dân trồng được ba hoặc bốn vụ trong một năm Chủ động căn chỉnh
kế hoạch canh tác đúng thời vụ, do đó tối ưu hóa các điều kiện thị trường
- Quản lý tốt nguồn nước nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời cho sản xuất nôngnghiệp, tiêu nước nhanh tránh gây thiệt hại đáng tiếc cho cây trồng và vật nuôi Đảmbảo nguồn nước không bị lãng phí, thất thoát, rò ri và từ đó tiết kiệm nguồn nhân lực,nguôồn nước hợp lý Ngoài việc cung cấp day đủ nước tưới còn phải tiêu thoát nướcnhanh, ứng phó với BDKH như hạn hán, lũ lụt Ở một số khu vực, hệ thong tưới tiêuđược sử dụng nhằm tránh tác động sương giá đối với cây trồng
Quan lý tốt nguồn nước trong SXNN chính là việc thực hiện mục tiêu tổng hợpcác biện pháp liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước đấu tranh phòngchống những thiệt hại do nước gây ra
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng và quản lý nguồn nước trong nôngnghiệp
1.1.3.1 Các yếu tố bên ngoài
Cơ sở hạ tang va tinh dong bộ của HTCTTL: Điều kiện hạ tầng về hệ thống
cấp, thoát nước là một yếu tố quan trọng trong quản lý va sử dụng nguồn nước trong
SXNN Các CTTL đòi hỏi phải được cải thiện đồng bộ, nâng cấp khai thác và sử dụngmột cách có hiệu quả, đúng công suất thiết kế giúp điều tiết hợp ly các nguồn nước từchỗ thừa sang chỗ thiếu; mùa mưa thì tích được nước, tới mùa khô sử dụng nhằm đảm
bảo tối ưu phân bé nước cho SXNN.
Diễn biến thời tiết khí hậu thủy văn: Ngành nông nghiệp sử dụng nước tưới rất
dễ bị thiệt hại do BĐKH và gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan Biến đổi khí
hậu đang khiến vòng tuần hoàn nước xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng làm tăng tốc
độ bay hơi Tốc độ bay hơi và lượng mưa cao hơn lại không được phân bố đều trên
Trang 17toàn thế giới Một số khu vực có thé hứng chịu lượng mưa lớn hơn bình thường, trongkhi đó, các khu vực khác có thể phải trải qua han hán, vì vi trí hiện tai của vành đaimưa và sa mạc sẽ thay đổi theo sự BĐKH Do đó, các hiểm họa liên quan đến nướcnhư hạn hán và lũ lụt đang trở nên nghiêm trọng hơn Điều này làm ảnh hưởng đếnnguồn cung cấp nước, chất lượng hạ tang HTCTTL.
Nhu cầu sử dụng nước của từng loại cây, từng khu vực: Mỗi tỉnh, mỗi vùng,nhu cầu dùng nước của mỗi loại cây trồng cũng không đồng nhất, mức tưới cho hoa
mau chi bằng 0,3-0,5 mức tưới cho lúa Bên cạnh đó, trong từng giai đoạn phát triển của cây trồng, sự có san đủ nước về lượng và đúng về thời gian là yếu tố cơ bản dé
giúp cho cây phát triển tốt và cho năng suất lớn nhất Trong điều kiện cây được tướiđầy đủ nước thì hiệu lực phân bón cao hơn vì phân hữu cơ chỉ phân giải tốt khi có đủnước Đây là những điểm quan trọng cần chú ý trong quá trình thực hiện quy hoạch,thiết kế, lập kế hoạch quản lý, khai thác nguồn nước cho SXNN, đồng thời xác địnhnhu cầu dùng nước cho cây trồng ở vùng đặc thù (Chu Thị Thom, Phan Thi Lai,
Nguyễn Văn Tó, 2006).
Sự phát triển KT-XH: Quá trình tăng trưởng kinh tế làm cho các HTCTTL bịxâm phạm; nguồn nước cạnh tranh do yêu cầu sử dụng nước của các lĩnh vực kinh tếkhác như phát điện, công nghiệp tăng lên Đồng thời 6 nhiễm làm nguồn nước trong
hệ thống CTTL cũng chịu anh hưởng nặng nề
Môi trường pháp lý: Hệ thông các chính sách, khung pháp lý về quản lý nguồn
nước khi được hoàn thiện và đưa vào thực tiễn sẽ là cơ sở giúp cho việc sử dụng nước
có hiệu quả Các công cụ kinh tế giúp phát huy tối đa các tác dụng hướng đến thay
đổi hành vi của từng đối tượng sử dụng nước một cách bền vững, nhằm thu hồi được
tất cả giá tri của tài nguyên Công tác tuyên truyền và giáo dục cho người dùng nước
được coi là một yếu tô cốt lõi có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả sử dụng
và quản lý nước trong SXNN.
1.1.3.2 Các yếu tố bên trong
N guon nhân lực: Năng lực hệ thống cán bộ là rất cần thiết đối với quản lý, điều
hành các công trình nói chung cũng như các CTTL nói riêng Đội ngũ cán bộ kỹ thuật
có tác động đến hiệu quả của CTTL gồm: Áp dụng KH-CN vào sản xuất (tưới tiêu, tự
chảy hay tưới tiêu bằng động lực), khả năng kiểm soát và thích ứng với những thay đổi của điều kiện tự nhiên, lập kế hoạch và giám soát các hoạt động tưới tiêu.
Trang 18Tổ chức bộ máy quản lý khai thác HTCTTL: Đây cũng được xem là một trongnhững yếu tố có ảnh hưởng rat lớn đến hiệu quả khai thác CTTL, công trình do Nha
nước hay do nhân dân quản lý, dưới hình thức HTX dùng nước hay nhóm họ dùng
nước, sự thống nhất giữa nhà quản lý và người sử dụng có liên quan đến công trình
Yếu to xã hội: là trình độ áp dụng KH-CN, tính cộng đồng, tập quán canh táccủa người dân Tính cộng đồng có ảnh hưởng tới sự hoạt động bền vững của các CTTLnhư kênh mương, hệ thống trạm bơm, céng, Néu như được cộng đồng quan tâm, bảo
vệ thì việc quan lý các CTTL sẽ tốt hơn.
1.2 Cơ sở thực tiễn về sử dụng và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
1.2.1.1 Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam với đặc trưng là khí hậu nhiệt đới am gió mua, có lượng mua hàngnăm déi dào Nguồn TNN gồm nước mặt và nguồn nước dưới đất Tổng lưu lượngnước bề mặt hàng năm khoảng 830-840 ty m°/năm Tuy nhiên, lượng nước chảy từnước ngoài vào Việt Nam chiếm khoảng 63% cùng với đó là chất lượng nước trênmột số sông của Việt Nam đang bị ô nhiễm và suy thoái do nhiều nguyên nhân TNNcủa Việt Nam phân bố không đều theo không gian và thời gian cùng với tác động củaBĐKH sẽ càng trầm trọng hơn sự biến đổi này, khoảng 70-80% lưu lượng nước tậptrung mùa mưa, trong khi đó vào mùa khô lượng nước chỉ chiếm khoảng 20-30% tổng
lượng nước cả năm (Bộ TN&MT, 2021).
1.2.1.2 Nhu cầu sử dụng và khai thác nước trong sản xuất nông nghiệp
Tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với TNN Với sự phát triển, mở rộng, chuyênđổi cơ cấu cây trồng trong SXNN, nhu cầu về nước trong tương lai sẽ tiếp tục gia
tăng.
Trang 19Hình 1.1: Tỷ lệ khai thác nước theo ngành ở Việt Nam
Đô Thị 3% Công nghiệp 5%
Nuôi trồng thủy
sản 11%
Nông nghiệp 81%
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2016.
Nước sử dụng trong nông nghiệp chiếm phan lớn với 81% trong cơ cấu dùng
nước theo ngành của Việt Nam và nước dùng cho ngành NTTS, đô thị và công nghiệp
chỉ chiếm 19% Theo báo cáo hiện trạng MT, 2016-2020, tổng lượng nước sử dụng
và khai thác trong ngành nông nghiệp trên cả nước khoảng 65 tỷ m3/năm va chủ yếu
là dùng nguồn nước mặt (59,9 tỷ m).
Trang 201.2.2 Tình hình quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
1.2.2.1 Quản lý hệ thống hạ tầng thủy lợi
Theo thống kê của Bộ NN&PTNN năm 2018, Việt Nam có một mạng lưới lớn
HTCTTL cap nước cho SXNN: kênh mương, hồ chứa, trạm bơm, cống, đê, dap, Ca
nước có 97 công ty KTCTTL, trong đó có 3 công ty thuộc Bộ NN&PTNN va 94 công
ty cấp tỉnh Ngoài ra, có 21.000 các tổ chức tưới, tiêu ở các địa phương Các tổ chứcnày thực hiện quản lý cấp nước tưới cho 1,3 triệu ha đất trồng trọt và cấp nước cho400.000 ha NTTS; kiểm soát tình hình xâm nhập mặn cho 870.000 ha; tiêu nước cho1,72 triệu ha diện tích đất SXNN
Ở Trung ương, Bộ NN&PTNT quản lý các HTCTTL lớn và liên tỉnh; quản lý
sạt lở bờ sông, bờ biển và đê điều Ở các tỉnh thực hiện quản lý các CTTL nhỏ hơn.
Các HTX địa phương quản lý có thể thực hiện quản lý CTTL và nhận trợ cấp của Nhà
nước.
Trang 21Qua đó, có thê thấy bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến các cấp ở địa
phương của Việt Nam tương đối thống nhất hướng tới thực hiện nhiệm vụ Nhà nước
về công tác thủy lợi Tuy nhiên, hầu hết các CTTL của Việt Nam được xây dựng từlâu, dẫn đến xuống cấp, hoạt động không đúng với công suất gây lãng phí, thất thoát
+ Bước ngoặt đầu tiên mở ra hướng mới cho ngành nước Việt Nam được đánh
dấu với sự ra đời của “Luật Tài nguyên nước được Quốc hội ban hành số08/1998/QH10, ngày 20 tháng 05 năm 1998 Đến nay, Việt Nam thêm 02 lần banhành (năm 2002 và năm 2012) Trong Luật tài nguyên nước sửa đổi ban hành ngày
21 tháng 06 năm 2012 gồm có 10 Chương với 75 Điều, Luật đã quy định về quản lý,bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả táchại do nước gây ra Đây là cơ sở pháp lý toàn diện và cao nhất đề hoạt động quản lý
nguồn nước được thực hiện theo đúng khuôn khổ pháp luật”.
+ Cho đến nay Việt Nam đã 04 lần ban hành Luật BVMT (năm 1993, năm
2005, năm 2014 và năm 2020) trong đó có những quy định liên quan đến quản lý tàinguyên nước Gần đây nhất “Luật BVMT sửa đổi được Quốc hội ban hành72/2020/QH14, ngày 17 thang 11 năm 2020 cũng dành riêng mục | chương 2 về Bảo
vệ môi trường nước, với kết cấu 5 điều, các vẫn đề chung về bảo vệ và quản lý môitrường nước mặt, nước dưới đất và nước biển Đặc biệt với Điều 3 với tiêu đề: Nộidung hoạt động bảo vệ nước mặt, quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý đối vớinguôồn nước mặt có ở huyện và vai trò quan trong của nguồn nguồn nước đối với hoạtđộng phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường”
+ Vai trò của Bộ NN&PTNT trong ngành nước được quy định bởi một số luật,
gần đây nhất là “Luật Thủy lợi năm 2017, Luật số 08/2017/QH14 được Quốc hội ban
hành ngày 19 tháng 06 năm 2017 Theo đó, Luật gồm 10 Chương và 60 Điều và một
Trang 22trong những điểm mới quan trọng được đề cập đến được xem như cuộc cách mang
trong ngành thủy lợi, đó là chuyên từ "phí" sang "giá" sản pham, dịch vụ thủy lợi;đảm bảo hiệu quả khai thác, sử dụng nước, giảm gánh nặng bao cấp từ ngân sách nhànước cho đầu tư, xây dựng công trình thủy lợi”
+ “Ngày 25/11/2015, Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 được Quốc hội thôngqua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017” Điểm mới của Luật là “một số khoản phí trongdanh mục phí và lệ phí được chuyền sang cơ chế giá dé khuyến khích hoạt động xã
hội hóa, trong đó có 02 khoản phí là: TLP va phí sử dụng nước”.
- Các văn bản dưới Luật, được cụ thể hóa và Pháp lệnh+ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 06 tháng 05
năm 2015 về “Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước là văn bản cụ thể
hướng tới pháp quy điều chỉnh là hoạt động quản lý bảo vệ nguồn nước Với 03Chương và 20 Điều, nghị định đề cập đến phạm vi hành lang bảo vệ đối với các nguồn
nước khác nhau”.
+ Nghị định số 54/2015/NĐ-CP, ngày 8/6/2015 của Chính phủ “Quy định về
ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả” Theo đó, Nghị định “quy định ưu đãi về vay vốn, miễn, giảm thuế đối với hoạt động sử dụng nước tiếtkiệm, hiệu quả: tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn; thu gom nước mưa dé sửdụng cho sinh hoạt; nhập khâu san phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm;
áp dụng công nghệ, kỹ thuật, biện pháp tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông
nghiệp”.
+ Nghị định số 62/2018/NĐ-CP ngày 02/5/2018 của Chính phủ, “Quy định về
hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi” Theo đó, “mức tối đadựa trên giá tối đa, áp dụng đối với từng biện pháp tưới tiêu, từng vùng và được tính
ở vị trí công đầu kênh của tô chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công
trình thủy lợi”.
+ Nghị định số 77/2018/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 16/5/2018,
“Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm
nước” Với 04 chương và 13 điều, Nghị định quy định “hỗ trợ đầu tư xây dựng mới
công trình tích trữ nước, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, trạm bơm điện, cống
và kiên cố kênh mương đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng
NTM”.
Trang 23+ Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT, ngày 03 tháng 06 năm 2020 của Bộ
TN&MT về “Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn
nước liên tinh” với 36 Điều Thông tư cũng được xem là “cơ sở dé hướng tới mục tiêu
quy hoạch là công cụ quản lý và góp phan quản lý, khắc phục tôn tại, thách thức ởtình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước trên lưu vực sông”
+ Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT mới được Bộ Tài nguyên và Môi trườngban hành ngày 14 tháng 10 năm 2021 đã nêu rõ những “quy định về giám sát khai
thác, sử dụng tài nguyên nước” Thông tư đã nêu rõ “đối tượng áp dụng; nguyên tắc giám sát; hình thức giám sát; hệ thống giám sát; nội dung giám sát hoạt động khai
thác, sử dụng tài nguyên nước; cũng như quy định trách nhiệm của các cơ quan, tô
chức trong giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước”.
- Hệ thống chiến lược, kế hoạch quốc gia về quản lý TNN+ Ngày 02 tháng 12 năm 2003 Chính phủ ban hành Quyết định số256/2003/QĐ-TTg “Chiến lược quốc gia về BVMT quốc gia đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020” Điểm mau chốt của chiến lược là “tập chung khuyến khíchcách tiếp cận kinh tế trong lĩnh vực BVMT, đổi mới chính sách và luật pháp, tăngcường sự tham gia quản lý của cộng đồng và các tô chức xã hội, xây dựng năng lực
cho các địa phương”.
+“Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 được Thủ tướngChính phủ ban hành thông qua Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 04năm 2006” Điểm nổi bật của chiến lược là “đổi mới van đề pháp lý, tài chính, nângcao nhận thức, đây mạnh xã hội hóa các dịch vụ về nước, tăng cường quản lý tài
nguyên nước đề đảm bảo phát triển bền vững, áp dụng khoa học-công nghệ tiên tiếnphù hợp cho Việt Nam”.
+ “Ngày 12 tháng 04 năm 2012, Chiến lược phát triển bền vững của Việt Namgiai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính Phủ ban hành qua Quyết định số Số:432/QĐ-TTg” Chiến lược đề ra yêu cầu “quản lý tài nguyên nước theo phương thứctổng hop, sử dụng da mục tiêu va gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác: quản lý tàinguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ
sở lưu vực sông Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp,thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch
vụ nước”.
Trang 24+ “Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt ở Quyết định số 33/QD-TTg ngày 07 tháng 01 năm20207” Mục tiêu của Chiến lược là “phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt,bảo đảm an ninh nguồn nước, lợi ích quốc gia; chủ động phòng, chống và giảm thiểuthiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ,
ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu
và phát triển thượng nguồn các lưu vực sông”
+“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn
2050 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua Quyết định số
1658/QD-TTg, ngày 01/10/2021” Chiến lược mới này đã bổ sung những hạn chế, ton tai trong
chiến lược tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 Mối quan hệ giữa nước TTX được
nhìn nhận một cách toàn diện, trên mọi khía cạnh: môi trường kinh tế và xã hội Bộchỉ số TNN trong TTX là rất cần thiết đối với công tác quản lý, bảo vệ TNN ở ViệtNam đặc biệt trong điều kiện BĐKH khắc nghiệt như hiện nay
Nhăm bảo vệ và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước phục vụ SXNN, một
số công cụ quản lý môi trường được Việt Nam áp dụng như sau:
- “QCVN 39:2011/BTNMT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về chất lượng nước tưới dùng cho tưới tiêu”, “QCVN08:2015/BTNMT ngày 21/12/2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt”, “QCVN 62:2016/BTNMT ngày 29/4/2016 về Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải chăn nuôi”.
- “TCVN 8414:2010 Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa
nước”, “TCVN 8416:2010 Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm
và tuốc bin”, “TCVN 8417:2010 Quy trình quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng
trạm bơm điện”, “TCVN 8418:2010 Công trình thủy lợi — Quy trình quản lý vận hành,
duy tu bao đưỡng công”
-Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cộng đồng xã hội tham gia thực
hiện chính sách bảo vệ nguồn nước, phát huy vai trò các phương tiện thông tin đạichúng Đồng thời, Luật có những chính sách về tô chức tập huấn Luật tài nguyên nước
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho công chức quận, huyện, phường, xã và
các tô chức, cá nhân có hoạt động tài nguyên nước.
Như vậy, hệ thống chính sách và công cụ quản lý nguồn nước đã tạo đượckhung pháp lý hoàn chỉnh, chủ trương rõ ràng về quản lý TNN và quản lý nguồn nước
Trang 25phục vụ SXNN Bên cạnh đó, hiện nay mặc dù chính sách thu TLP được ban hành
nhưng vẫn chưa được triển khai thực hiện Do vậy, nông dân không phải đóng hoặc
đóng rất ít TLP nên vai trò giám sát, kiểm tra đối của các nhà cung cấp rất thấp và sự
hoạt động của tô chức phần lớn phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ
1.3 Kinh nghiệm sử dụng và quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp ở ViệtNam và trên thế giới
Ở mỗi quốc gia, công tác quản lý hệ thống thủy lợi (HTTL) là khác nhau dựa
trên các yếu tố như: đặc điểm tự nhiên; sự phát triển KH-CN; phong tục, tập quán canh tác và cơ cầu cây trồng và sự phát triển về kinh tế của mỗi quốc gia và vùng lãnh
thô Các yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cơ bản hình thành SXNN
án tại hai xã Cam Tâm và Cam Châu được thực hiện có 86 hộ gia đình đồng ý tham
gia, với 391 người hưởng được hưởng lợi trực tiếp, trong 30% người dân tham gia là dân tộc Mường, 70% là dân tộc Dao Có 28.950m đường ống dé dẫn nước từ mó nước
về 19 bể trung chuyên được xây dựng và 4.811m đường ống dé dẫn nước chuyên về
bề của từng hộ gia đình tham gia Tổng giá trị hiện dự án là: 195 triệu đồng, trong số
đó GEF SGP hỗ trợ: 55 triệu đồng, phần còn lại do các hộ dân tự đóng bang công sức
và tiền là: 140 triệu đồng
Đề quản lý thực hiện dự án tốt, 2 khóa tập huấn kiến thức về quản lý TNN cho
100 lượt người tham gia là các cán bộ có liên quan của địa phương, đại diện cho mỗi
hộ dân tham gia Các nội dung cụ thé của buổi tập huấn là: các khái niệm về TNN;
Trang 26TNN ở Việt Nam, trên thế giới và tỉnh Thanh Hóa; các nội dung quan trọng của Luật
TNN; quản ly TNN dựa vào cộng đồng, quan lý tổng hợp TNN
Bên cạnh đó, khi tham gia người dân được tuyên truyền nhằm nâng cao nhậnthức của việc trồng rừng dé bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cuộc sông của chính nhữngdân sinh sống trong khu vực
“Mô hình quản lý và sử dụng nước mó” của huyện Câm Thủy đã cho thấy vaitrò của người trực tiếp sử dung nước đã được ghi nhận và đánh giá cao Nhẫn mạnh
tầm quan trọng của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ TNN.
1.3.1.2 Mô hình “sạch ruộng đồng” của Hội nông dân huyện Vụ Ban, tinh NamĐịnh.
Từ năm 2019 đến nay, dé bảo vệ nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ các kênh mươngnội đồng góp phần vào xây dựng NTM, các cấp Hội nông dân trong huyện Vụ Bản đãtriển khai việc thực hiện mô hình “sạch ruộng đồng”
Dé triển khai và thực hiện có hiệu quả, Hội Nông dân cấp huyện hướng dẫn déHội Nông dân các xã, thi tran tuy thudc vao dac điểm và điều kiện của từng xã để triểnkhai thu gom vỏ thuốc BVTV trên toàn bộ diện tích đất SXNN và hệ thống các kênhmương nội đồng của huyện Các buổi sinh hoạt được tổ chức theo định kỳ hàng thángcủa thôn, xã; đến từng hộ vận động hoặc phát tờ rơi có ghi nội dung thông tin hướngdẫn, các cấp hội đây tuyên truyền nông dân hiểu rõ về tác hai của việc vứt bừa vỏthuốc BVTV; vận động nông dân tự giác thu gom vỏ thuốc BVTV theo quy định;
cùng với đó huy động nông dân tích cực nạo vét các kênh mương, khơi thông dòng
chảy Bằng cách làm này nông dân có những thay đổi tích cực về nhận thức, hành vitrong sản xuất, lao động, bảo vệ môi trường Ngoài ra,các nông dân trong hội còntham gia giám sát việc thực hiện một sé chương trình, chính sách dự án triển khai liênquan trực tiếp đến người hưởng lợi là nông dân, trong đó có vấn đề về vệ sinh cảnh
quan môi trường.
Phong trào được Hội nông dân cấp huyện phổ biến, vận động hội viên nôngdân tích cực tham gia, đến nay, 100% các chi hội ở thôn, xóm của huyện đã thành lập
tô BVMT, với trên 1.560 hội viên nông dân tham gia Cùng với đó, đặt 42 bề bê tông
có nắp đậy trên đồng ruộng dé thu gom vỏ thuốc BVTV, giúp ngăn chặn nguy co ô
nhiễm nguồn nước, vệ sinh trên 12.000m kênh mương góp phần nâng cao chất lượng
dùng nước.
Trang 271.3.2 Kinh nghiệm sử dụng quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp một số
nước trên thế giới.
1.3.2.1 Quản lý nước tưới ở Israel
Israel nằm trên bờ biển đông nam của Địa Trung Hải Ké từ khi thành lập Nhanước Israel năm 1948, dân số đã tăng lên 8,6 triệu người vào năm 2015 Ba cuộckhủng hoảng thiếu nước lớn đã xây dựng động lực dần dần cho những cải cách lớn
hơn trong những năm 2000 của Chính phủ.
Năm 2000, Chính phủ Israel đã thay đổi chính sách quản lý ngành nước, dé
từng bước áp dụng cách tiếp cận bền vững bảo vệ an ninh nước cho đất nước Một
bước ngoặt của cuộc cải cách là việc thành lập Cơ quan Nước Israel (IWA) vào năm
2007, là một cơ quan Chính phủ tự quản kết hợp trách nhiệm lập kế hoạch và quản lýđối với tat cả các yếu tố của chuỗi nước (nước uống, tưới tiêu, tài nguyên nước) ngànhnước bắt đầu hoạt động trong giới han của ngân sách được cung cấp, phản ánh chi phí
thực của hệ thống - tách việc quản lý ngành và lập kế hoạch ra khỏi quy trình chính trị, công ty cung cấp nước Mekorot được giám sát bởi cơ quan này.
Bang 1.2: Giá nước tưới tính theo thể tích của một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia US $/m Ghi chú
Isael 0,22-0,7 Giá cả tăng trong phạm vi này tùy theo lượng
nước được phân bé được tiêu thụ
Hà Lan 1,13 Giá nước lay từ mạng lưới cung cấp của thành
Trang 28các phương thức canh tác hiện đại đối với các loại cây trồng dem lại giá tri về mặt
kinh tế cao Nhìn chung, Mekorot cung cấp hơn 55% lượng nước cho nông nghiệp,
với mức giá được xây dựng bởi IWA Đối với nước tưới, biéu giá dao động rất đadạng tùy thuộc vào nguồn nước, khu vực và thời gian trong năm Giá nước ngọt namtrong khoảng US $ 0,22 đến US $ 0,70/m3 tùy thuộc vào nha cung cấp và khu vực Giánước lg phụ thuộc vào độ mặn và thay đổi từ US $ 0,24 đến US $ 0,43 trên mỗi métkhối Giá của nước thải đã qua xử lý US $ 0,22-0,34 mỗi mét khối đã được đặt dưới
mức tưới và lợ để khuyến khích nông dân sử dụng Giá nước thải tái chế thấp hơn này
có thé do đầu tư lớn, đề cập đến trợ cấp (60% đến 70% đầu tư) dé xử lý và lưu trữ
nước Dần dần, nước thải tái chế đã trở thành một nguồn nước chính cho nông dân,cung cấp hơn 40% nhu cau của đất nước dé tưới tiêu Nhận thức của cộng đồng về giátrị của nước, cùng với việc quan lý nhu cầu và tiến tới định giá nước theo đúng giácủa nó là rat quan trọng dé quan lý nước hiệu quả trong điều kiện khan hiểm Hau hếtngười Israel hiểu giá trị của nước và sự cần thiết phải sử dụng nó một cách khôn
ngoan.
1.3.2.2 Maroc
Thung lũng Souss phía nam Maroc nồi tiếng với các loại trái cây có múi - 60%sản lượng quốc gia được trồng tại đây, chiếm một nửa lượng trái cây xuất khâu Tuynhiên, việc khai thác một cách quá mức đất và nước, đồng thời hạn hán thường xuyên
và giảm lượng mưa, đã dẫn đến tình trạng nước ngày càng nghiêm trọng khan hiếm
kế từ khi bắt đầu khai thác nông nghiệp quy mô lớn vào những năm 1960 Trước tình
hình đó, một dự án được thực hiện ở Guerdane thuộc vùng Taroudant thung lũng phía
nam Maroc là thành lập dự án PPP (quan hệ đối tác công tư) Năm 1995, chính phủ
với sự hậu thuẫn của Vua Mohamed VI và Tổ chức Tài chính Quốc tế của Ngân hàng Thế giới (IFC), đã quyết định để khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực thủy lợi Đây
là một trong những dự án thủy lợi có sự tham gia của tư nhân đầu tiên ở Ma-rốc vàtrên thé giới (IFC, 2004) với quy mô đáng kể Năm 2004, chính phủ kêu gọi dau thầu
và đã nhận được 02 gói thầu, hình thức đấu thầu cạnh tranh diễn ra một cách minhbạch và kết quả là giá trúng thầu thấp hơn so với dự toán ban đầu Hợp đồng quy địnhviệc quản lý phân phối nước trong 30 năm và bảo trì cơ sở hạ tầng chuyền giao vàphân phối đã được ký kết và trao cho Omnium Nord Africain (ONA) Nhóm này làhoạt động xung quanh các lĩnh vực hoạt động chiến lược như khai thác, kinh doanh
Trang 29nông nghiệp, phân phối và năng lượng tái tạo Khu vực tư nhân chịu trách nhiệm huy
động và phân phối nước, bao gồm cả việc xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng
Hình 1.3: Sơ đồ dự án hợp tác công tư ở EL — Guerdane
Nguồn: Annabelle Houdret, 2015
Đập Mokhtar Soussi được xây dựng để cung cấp nước cho khu vực ElGuerdane, điểm thung lũng nhất bị ảnh hưởng bởi tầng nước ngầm suy giảm và đượcbiết đến với sản lượng trái cây có múi (suy giảm) Những người hưởng lợi của dự án
đã tài trợ cho việc mua sắm và lắp đặt các thiết bị nhỏ giọt thiết bị tưới trên ruộng do
cơ quan quản lý lưu vực hỗ trợ 60% chi phí Những người nông dân cũng phải trả các
kết nối chi nhánh, phí đăng ký và tiêu thụ nước khoảng € 17,000 cho một cánh đồng
15ha.
Chính phủ đã chi 50 triệu đô la trong khoản viện trợ không hoàn lại và khoản
vay ưu đãi tài chính, trong khi nhà thầu tư nhân sẽ cung cấp 35 triệu đô la và chịu một
số rủi ro tài chính ngoài rủi ro vận hành, thương mại, thu thập và xây dựng Như vậy,
chi phi đầu tư về co sở ha tầng cho dự án là 80 triệu đô la Đến năm 2018, dự án vẫntiếp tục hoạt động với nguồn vốn của Chính phủ là 48%, khu vực tư nhân 44% vànông dân là 8% Dự án được thiết kế nhăm giảm thiểu rủi ro cho khu vực tư nhân bao
gôm:
Trang 30- Nhu cầu và rủi ro đã được giảm thiểu một phan thông qua đăng ký nông danban đầu, trong đó nông dân trả một khoản phí ban đầu
- Rui ro cung ứng: được chia sẻ giữa tư nhân, người dùng và chính phủ
- Nghĩa vụ xây dựng, thực hiện dự án của khu vực tư nhân chỉ được tiễn hành
nếu 80% người dung nước đăng ký
- Tình trạng thiếu nước rất có thê xảy ra và là nguy cơ lớn đối với dự án - ngay
cả khi lượng mưa đã gia tăng Hợp đồng nhượng quyền quy định rằng rủi ro này được
chia sẻ với khu vực tư nhân (chia sẻ tốn thất nếu doanh thu thiệt hại lên đến 15%) thì Chính phủ sẽ bù đắp những thiệt hại quá mức này và nông dân phải trả thêm phí nước
cho các khoản lỗ thông qua phụ phí thuế quan
- Hạn chế rủi ro người dùng không thanh toán: Một khoản phí được quy định
nhằm giảm rủi ro do người dùng không thanh toán
Du án PPP đã làm giảm đáng ké ngân sách của Nhà nước, đồng thời giá nướctưới và khoản phí đóng góp của người dân cũng giảm Điều này có ý nghĩa rằng sựhợp tác này đã mang lại hiệu quả cho tất cả các bên
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Miện
Từ thực tiễn về công tác quản lý nguồn nước, quản lý KTCTTL phục vụ SXNN
ở huyện Cầm Thủy (Thanh Hóa) và huyện Vụ Bản (Nam Định); một số nước trên thếgiới như Israel và Maroc có thể rút ra được một số bài học cho công tác quản lý nguồn
nước tại huyện Thanh Miện như sau:
Một là, các cấp chính quyền xây dựng, triển khai mô hình quản lý nguồn nướcdựa vào chính những người sử dụng trực tiếp thông qua đóng góp sức lao động, tiềnbạc xây dựng công trình, người dân được hưởng lợi cần được trực tiếp tham gia quản
lý vận hành và giám sát đánh gia.
Hai là, dé nâng cao nhận thức của người dân cần thực hiện các cách tiếp cận
thông tin, đây mạnh tuyên truyền về sử dụng nguồn nước bằng nhiều kênh khác nhau:thành lập hội nông dân các cấp thôn, huyện, xã và tổ chức định kỳ các buổi sinh hoạthàng tháng; phát tờ rơi có ghi đầy đủ nội dung thông tin; vận động trực tiếp từng hộnông dân; tô chức bồi dưỡng tập huấn cho nông dân, đại diện các cán bộ quản lý
Ba là, tiễn hành xây dựng và lắp đặt các bé chứa, nắp cống ngăn chặn sự ảnh
hưởng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu vào nguồn nước trên hệ thống kênh mương.
Bon là, UBND tỉnh dựa vào tình hình phát triển KT-XH, điều kiện áp dụng KH-CN vào sản xuất của từng địa phương, từng bước xây dựng chính sách về giá
Trang 31nước tưới phù hợp cho từng vụ mùa, từng cây trồng và từng loại nước tưới khác nhau;
cần có chính sách dé khuyến khích đảm bảo rủi ro nhằm thu hút sự tham gia của tư
nhân vao lĩnh vực thủy lợi.
Trang 32CHUONG II: HIEN TRANG SỬ DUNG VA QUAN LÝ NGUÒN NƯỚC
TRONG SAN XUẤT NONG NGHIỆP TẠI HUYỆN THANH MIEN, TÍNH
HAI DƯƠNG
2.1 Điều kiện tự nhiên — kinh tế xã hội của huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thanh Miện có vi trí ở phía Tây Nam tỉnh Hai Dương, diện tích đất tự
nhiên của huyện là 12.345,49 ha, gồm 17 đơn vi hành (16 xã và 01 thị trần) Huyện
tiếp giáp với huyện Bình Giang và tỉnh Hưng Yên ở phía Tây, huyện Gia Lộc ở phíaĐông Bắc, tỉnh Thái Bình ở phía Nam
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
La địa phương nằm trong vùng đồng băng châu thé sông Hong rộng lớn, ThanhMiện có đất dai tương đối băng phẳng, đất đai màu mỡ do được sự bồi dap của phù
sa từ các hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Thanh Miện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới âm gió mùa do thuộc vùng đồngbằng Bắc Bộ Thời tiết mùa hè thường nóng âm và mưa nhiều, vào mùa đông lạnh và khô
Thủy văn của huyện chịu sự chỉ phối và tác động trực tiếp của 2 con sông chính
là sông Cửu An (sông Hồng) và sông Luộc (Thái Bình).
Trang 33Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp
Nguồn: Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Thanh MiệnNhững năm gần đây, cùng với sự đây mạnh CNH-HĐH diện tích đất nôngnghiệp của huyện có xu hướng giảm và diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng,tuy nhiên đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu sử dụng đất Cụ thénăm 2018 diện tích đất SXNN của huyện là 8.562,84ha, sang năm 2019 giảm di152,37ha còn lại 8.410,47ha Đến năm 2020 là còn 8390,53 ha
2.1.1.5 Tài nguyên nước
a )Nguồn nước mặtThanh Miện có tổng diện tích là 499,78ha là sông suối và nước mặt chuyên dùng,chiếm 4,05% trong diện tích đất Toàn huyện với 8 trục sông dẫn chính vừa cấp nước
tưới, vừa tiêu nước gồm: trục sông Hồng Quang, Cầu Cốc, Đại Phú Giang, Chùa Đỏ, sông Đồng Cỏ, Sông Đường 20 và hệ thống BHH là công Cửu An và sông Tây Kẻ
Sặt.
b) Nguôn nước ngắmTNN nước dưới đất của huyện Thanh Miện gồm 3 tầng chứa nước chính Trữlượng nước ngầm của huyện được đánh giá khá déi dao, mùa mưa độ sâu của mựcnước ngầm thấp hơn so với mùa khô
c) Nguồn nudc mua
Hang năm, trung bình lượng mua của huyện từ 1350 mm đến 1650 mm, cung
Trang 34cấp lượng nước đáng ké cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
2.1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong 10 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2020, tình hình phát triển
KT-XH của huyện có nhiều biến chuyền tích cực, tốc độ tăng bình quân hàng năm khá ônđịnh, đạt 1 1,03%/năm Thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 25 triệu đồng /nam(năm 2015) đến 57 triệu đồng/năm (năm 2020) Đời sống của nhân dân được nâng lên
rõ rệt, cảnh quan và môi trường được quan tâm cải thiện.
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
mNông nghiệp M Công nghiệp 8 Dịch vụ
Nguôn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Thanh MiénTrong giai đoạn 2015 - 2020, chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện
nhìn chung có sự tích cực: giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ Đặc biệt trong giai đoạn 2017-2019, công tác xây dựng NTM
được huyện đây mạnh thực hiện cho thấy sự chuyên dịch mạnh mẽ nhất Tuy nhiên,nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu
2.1.2.2 Thực trang phát triển các ngành
a) Nông nghiệp
Trong thời gian qua, nông nghiệp được định hướng phát triển sản xuất sạch,sản phâm an toàn trong quá trình canh tác, chăn nuôi, ứng dụng KH-CN, bảo đảm
Trang 35tăng nhanh giá trị, chất lượng và hiệu qua Năm 2020, nông nghiệp chiếm 39,71%
trong cơ cấu ngành của huyện, mục tiêu đến năm 2025 giá trị SXNN tăng khoảng
2-2,2%/nam trở lên.
b) Sản xuất công nghiệpNăm 2020, giá trị của sản xuất công nghiệp đạt 1982,0 ty đồng, tăng 9,5% vớinăm 2019 Những nhóm ngành sản xuất chính của huyện như: may mặc, sản xuất dagiày, áo mưa, làm mộc Số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của huyện khá
ôn định, thu hút, góp phan phát triển mạnh mẽ kinh tế huyện
c) Dịch vụ thương mại
Một số hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển phô biến như: văn hod; dịch
vụ cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng Hệ thống chợ, khu thương mại từng bướcđược quy hoạch, nâng cấp Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ, thương mại đạt 1.915
tỷ đồng năm 2020, tăng 2,96 lần so với năm 2015
2.1.2.3 Về xã hội
a) Dân sốDân số của huyện Thanh Miện năm 2019 là 136.104 người, với mật độ dân sốtrung bình là 1.102 người/km? Mật độ dân số tập trung chủ yếu tại xã Chi Lăng Bắc,thị tran Thanh Miện, xã Tiền Phong, xã Đoàn Tùng, xã Phạm Kha và tập trung ít tại
xã Lê Hồng, xã Ngô Quyền, xã Cao Thắng
b) Hệ thống giao thôngThanh Miện có đường Quốc lộ 38B nói đường cao tốc 5B, qua trung tâm huyệnvới tỉnh Hưng Yên, Thái Bình Đường tỉnh 392 nối trung tâm huyện với huyện Bình
Giang va Quéc lộ 5A; các tuyến 392B, 392C, 393, 396, 399, 396C chạy dọc theo trục
Bắc Nam, Đông Tây kết nối Thanh Miện với các huyện lần cận
Hệ thống Thanh Miện có hệ thống sông Luộc chảy qua thuộc địa bản xã TiềnPhong, bao gồm 01 tuyến đê sông Luộc có tổng chiều dài 2,95km có 1 cống dưới đê
và 3 điểm canh đê, mặt đê cơ bản được kết hợp làm đường giao thông.
2.1.3 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Thanh
Miện về sử dụng và quản lý nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp
Qua phần trình bày ở trên, đánh giá về điều kiện tự nhiên và KT-XH đối với
việc sử dụng và quản lý nguồn nước trong SXNN tại huyện Thanh Miện như sau:
a) Thuận lợi
Trang 36Huyện Thanh Miện có vi trí địa lý thuận lợi, gần các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên
do vậy có nhiều cơ hội dé có thé học hỏi những kinh nghiệm về KH-CN, tiến bộ về
xã hội trong SXNN.
Huyện Thanh Miện có diện tích đất SXNN lớn, địa hình bằng phăng, được
phù sa bồi lắng, thích hợp phát triển đa dạng các loại cây trồng khác nhau
Các diện tích sau dồn ô đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng có hạ tang đồng bộnhư đường nội đồng, bờ lô bờ vùng, HTCTTL, được củng có, điều chỉnh tương đối,
cơ bản thuận lợi cho việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất
Lao động cho ngành nông nghiệp cần cù, có số lượng lớn
b) Khó khăn
Một số ngành kinh tế trong quá trình phát triển đã và dang tác động xấu đến
môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm hệ thống sông ngòi như: nước thải từ hoạt động sảnxuất công nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt
Với đặc điểm vị trí của huyện năm ở vùng trũng thấp và được bao bọc xung
quanh bởi sông Cửu An và sông Luộc nên xảy ra hiện trạng ngập úng vào mùa mưa.
Ứng dụng các tiến bộ KH-KT tưới nước tự động đối với hoa màu chưa thực sựhiệu quả; tỷ lệ lao động trẻ tham gia trong ngành thấp
Hạ tầng CTTL của huyện xây dựng đã lâu, dẫn đến hư hỏng và xuống cấp,
hoạt động kém hiệu quả.
2.2 Hiện trạng sử dụng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Thanh
Miện
2.2.1 Trữ lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sử dụng nước trong SXNN huyện Thanh Miện phụ thuộc chủ yếuvào 8 trục sông chính là: Hồng Quang, Cầu Cốc, sông Đường 20, Chùa Đỏ, Đồng Cỏ,
Cửu An, Đại Phú Giang, Tây Kẻ Sặt thuộc sự quản lý chung của các huyện, tỉnh mà
các con sông chảy qua và đều thuộc hệ thống thủy lợi BHH
-Hệ thống sông Hồng Quang, Cầu Cốc, Đồng cỏ, sông đường 20 phục vụ tưới,tiêu cho xã: Phạm Kha, Đoàn Tùng, Lam Sơn, Tân Trào, Thanh Tùng, Hồng Quang,Đoàn Kết, Lê Hồng, Ngô Quyền
-Hệ thống sông Chua đỏ, Đại Phú Giang, sông Tây Kẻ Sat và sông Cửu An phục
vụ tưới, tiêu các xã: Cao Thắng, Chi Lăng Bắc, Tứ Cường, Thị tran Thanh Mién, ChiLang Nam, Hồng Phong, Thanh Giang
Trang 37Bảng 2.1: Trữ lượng nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của huyện
Thanh Miện qua các năm
Tong 296.653 292.480 289.102
Nguôn: Số liệu thong kê Xí nghiệp KTCTTL huyện Thanh MiénLượng nước trên các sông cung cấp cho nông nghiệp của huyện có xu hướnggiảm và không 6n định trên từng sông qua các năm, từ năm 2017 đến năm 2019 lượngnước đo được trên các sông ở cùng thời điểm giảm 7551 mỶ nguyên nhân do mặc dùlượng nước lớn trên các sông nhưng hầu hết nguồn nước phát sinh là từ địa phươngkhác chảy vào; cùng với đó, ở thượng nguồn, việc xây dựng các CTTL lớn như HòaBình, Sơn La, khiến nguồn nước chảy về hạ du, trong đó có huyện Thanh Miện,
giảm va không 6n định (thường hạn vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa)
Do hiện trạng hệ thống thủy lợi BHH xảy ra thách thức lớn: HTCTTL đã xuống
cấp sau thời gian dài sử dụng, nước bị ô nhiễm do các hoạt động kinh tế thảivào, Điều này đã dẫn đến chất lượng nước và CTTL của huyện bị ảnh hưởng nặng
nề Theo đó, mỗi năm vài lần nước sông Cửu An biến đổi do nước ô nhiễm từ đầunguồn xả về Trong những ngày đó, các trạm bơm hoạt động lay nước trên sông phảidừng cấp nước cho người dân nhất là nước cho SXNN, nguồn nước phục vụ NTTSngày càng ô nhiễm cá bị nhiễm dịch bệnh chết nhiều làm giảm sản lượng, chất lượng
cá.
Như vậy, lượng nước phục vụ cho SXNN của huyện Thanh Miện có trữ lượng
tương đối lớn nhưng không 6n định cả về trữ lượng và chất lượng
Trang 382.2.2 Phân bố nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Nguôn nước tưới được cung câp đên cho các xã trong huyện như sau:
Bảng 2.2: Tình hình phân bỗ nước tưới theo xã của huyện Thanh Miện
STT Xã, Thị tran Năm 2017 (ha) | Năm 2018 (ha) | Năm 2019 (ha)
1 Thi tran Thanh Mién 814,52 756,45 721,09
triên công nghiệp, dịch vụ nên diện tích tưới giảm Nước cung câp nhiêu nhât ở xã Lê
Hong, xã Ngô Quyên và xã Doan Ket bởi đây là các xã có sự chuyên đôi một phân
đất trồng lúa sang NTTS đem lại giá trị về mặt kinh tế cao hơn Xã Phạm Kha, xã
Lam Sơn trong giai đoạn này cũng có sự thay đổi trong co cau cây trồng lớn, chủ yếu
canh tác hoa màu trên những thửa ruộng cấy lúa năng suất thấp
Cơ câu mùa vụ của huyện Thanh Miện được chia làm 3 vụ: vụ chiêm, vụ mùa
vụ và vụ đông Trong vụ đông, nước được lay dé tưới cho hoa mau va NTTS
Trang 39Bang 2.3: Kết quả thực hiện tưới tiêu nước so với kế hoạch theo mùa vụ của Xi
nghiệp KTCT TL huyện Thanh Miện
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Vụ Kế hoạch | Thực hiện | Kế hoạch | Thực hiện | Kế hoạch | Thực hiện
(ha) (ha) (ha) (ha) (ha) (ha)
Vụ 6.5624 | 5295/03 | 6.581,28 | 6.023,45 | 6.592,23 | 6.092 chiêm
Nguồn: T6 ké hoạch, Xí nghiệp KTCTTL huyện Thanh Mién
Từ bảng trên cho thay, tổng diện tích được tưới, tiêu tăng nhẹ qua các năm,việc thực hiện kế hoạch tưới cho các vụ có sự thay đổi tích cực qua các năm tuy nhiên
đều không đạt được như kế hoạch đề ra Trong đó, hai vụ chiêm và vụ đông bị thiếu
nước thường xuyên, trong thời gian này lượng mưa ít nhất trong năm, thời tiết rét đậmcùng với đó trong là do mực nước sông Hồng xuống thấp, hệ thống BHH không đáp
ứng đủ yêu cầu nước tưới Trong vu mùa, diện tích tưới đều đáp tng đủ và ồn định có
do lượng mưa lớn, các cơn bão tập chung nhưng áp lực tiêu nước chống úng lại tăng
lên Bên cạnh đó, việc trên khai công tác làm thủy lợi trước mỗi vụ ở các xã còn chậm,
không thực hiện.
Việc sử dụng và phân bồ nguồn nước tưới cho từng xã tương đối phù hợp vớiđiều kiện và sản pham canh tác của từng địa phương Kết quả phân bổ nước tưới theo
vụ mùa xí nghiệp KTCTTL huyện Thanh Miện vẫn thiếu nước không đáp ứng được
đầy đủ yêu cầu dùng nước của nông dân
2.3 Hiện trạng quản lý nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện
Thanh Miện
2.3.1 Hiện trạng quản lý hệ thống công trình thủy lợi tại huyện Thanh Miện
Trong SXNN, hệ thống thủy lợi (trạm bơm, cống, hệ thống kênh tưới, kênhtiêu) đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo diện tích gieo trồng, chất lượng
của nông sản.
2.3.1.1 Hệ thống kênh mương