1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo bài tập nhóm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam từ những năm 90 đến nay

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,32 MB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁII.Tỷ giá hối đoái1.Khái niệm tỷ giá hối đoáiCho đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới đã được quốc tế hóa mạnhmẽ, vấn đề mở rộng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- 🙡🙡🙡

-BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

Đề tài: Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ những

Nguyễn Quỳnh Như

Lớp tín chỉ: Kinh tế quốc tế (122) _10

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Tô Xuân Cường

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2022

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tỷ giá hối đoái có lịch sử phát triển gắn liền với sự ra đời tồn tại và phát triển củthương mại quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế Tỷ giá hối đoái có thể làm thay đổi

vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế

Sau gần 20 năm đổi mới Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc đạt được thànhtựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó những đổi mới về chính sách tài chính tiền

tệ và tỷ giá hối đoái đã có tác động tích cực góp phần tạo nên sự ổn định môi trườngkinh tế xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tuy nhiên đây chỉ là những thành tựuban đầu nhìn chung vẫn chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế và những đòi hỏithực tiễn đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, vừa là mục tiêuvừa là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của mọi quốc gia Chính sách điều hành

tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển cácmối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế, giúp cho nền kinh tế trong nước có điềukiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn Việc phân tích chínhsách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gợi ý một số giải phápnhằm cải thiện cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt để thúc đẩy quá trình tăng trưởng

và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

I Tỷ giá hối đoái

1 Khái niệm tỷ giá hối đoái

Cho đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới đã được quốc tế hóa mạnh

mẽ, vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở thành một quy luật tấtyếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhưng hầu hết mỗi quốc giahay một nhóm các quốc gia liên kết vẫn sử dụng đồng tiền riêng của mình:

Mỹ có đồng đôla (USD), Trung Quốc có đồng nhân dân tệ (CNY), Nhật cóđồng Yên (YPY), Việt Nam có tiền đồng (VNĐ), Liên minh Châu Âu (EU)

có đồng tiền chung Euro (EUR),

Vì vậy, để giải quyết và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, mà trướchết là mối quan hệ về mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ và đầu tư giữa cácnước hay các nhóm nước với nhau, đồng tiền của các quốc gia vẫn phải đượcchuyển hóa cho nhau Theo đó, mối tương quan đồng tiền các nước đượcchuyển đổi cho nhau theo tỷ lệ nào đó để thực hiện các thanh toán phục vụcho việc giao dịch, buôn bán, trao đổi và chuyển vốn quốc tế thì được gọi là

tỷ giá hối đoái

Tỉ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiềnvới nhau hay nói cách khác là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này đượcthể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác

Ở Việt Nam, theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 63/1998/NQ-CP ngày17/8/1998 của Chính phủ về quản lí ngoại hối có định nghĩa:

“Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vịtiền tệ của Việt Nam”

VD:Tỷ giá bán ra của các ngoại tệ tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 4

Tỷ giá áp dụng cho ngày 27/09/2022 Đơn vị: VND

2 Các loại tỷ giá hối đoái

a Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền củacác quốc gia

Ví dụ, ngân hàng niêm yết: 1USD = 23.700 vnd

có nghĩa là nếu khách hàng cho ngân hàng 1 USD thì ngânhàng sẽ đưa lại cho khách hàng 23.700 VND; hoặc khách hàng traocho ngân hàng 23.700 VND thì khách hàng sẽ nhận được 1 USD.Trong thực tế, ngân hàng sẽ niêm yết bán và mua khác nhau Sự chênhlệch này là một trong những nguồn lợi nhuận cho ngân hàng

Tỷ giá hối đoái có thể được biểu diễn dưới hai dạng:

Nếu tỷ giá hối đoái là 23.700VNĐ/1 đôla thì nó cũng là1/23.700 = 0.00004219 đôla/1 đồng

Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1 đô La có thể đổi đượcnhiều đồng hơn thì đó là sự giảm giá của đồng Việt Nam Ngược lại,nếu 1 đô la đổi được ít đồng hơn thì đó là sự tăng giá của đồng ViệtNam

b Tỷ giá hối đoái thực

Như chúng ta đã biết tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà cácđồng tiền trao đổi cho nhau Do vậy, sự thay đổi trong tỷ giá có thể

Trang 5

làm thay đổi giá của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khó tính bằngđồng nội tệ và có khả năng làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnmức giá chung của nền kinh tế.

Tuy nhiên, hành vi xuất nhập khẩu không chỉ chịu ảnh hưởngcủa tỷ giá hối đoái danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào sự so sánh giá cảtrong nước và ngoài nước Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để theolạm phát tương đối giữa trong và ngoài nước được gọi là tỷ giá hốiđoái thực

Vì vậy nếu mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đốigiữa 2 đồng tiền của 2 quốc gia thì tỷ giá hối đoái thực là giá tươngđối của hàng hoá ở 2 quốc gia Tức là tỷ giá hối đoái thực tế chochúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hoá của một nước được traođổi với nước khác Tỷ giá hối đoái thực đôi khi còn được gọi là tỷ lệtrao đổi Công thức tính tỷ giá hối đoái thực tế:

Tỷ giá hối đoái thực tế (RER)=Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x

Tỷ giá hối đoái thực tế cho biết giá một giỏ hàng hóa và dịch

vụ của nước ngoài so với giá một giỏ hàng hóa và dịch vụ trong nướctính theo cùng một loại tiền (trong trường hợp này là tính theo đồngnội tệ) Khi tỷ giá hối đoái thực tế tăng, đồng nội tệ được coi là giảmgiá thực tế so với đồng tiền nước ngoài Khi tỷ giá hối đoái thực tếgiảm, đồng nội tệ được coi là lên giá thực tế so với đồng tiền nướcngoài

Tỷ giá hối đoái thực tế rất quan trọng vì nó là nhân tố quyếtđịnh một nước sẽ xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào với số lượngbao nhiêu

c Tỷ giá hối đoái bình quân (REER: Effective Exchange Rate)

Trang 6

Chúng ta thấy rằng bất cứ một nước nào cũng có nhiều tỷ giáhối đoái, bằng đúng số lượng những đồng tiền nước ngoài có thể đượcđổi thành đồng nội tệ Đồng Việt Nam (VND) có thể dùng để mua đô

la Mỹ (USD), yên Nhật (JPY), bảng Anh (GBP) Khi nghiên cứunhững thay đổi trong tỷ giá, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ sốmang thông tin trung bình về các tỷ giá này Cũng giống như chỉ sốgiá tiêu dùng chuyển nhiều loại giá trong nền kinh tế về một loại giá,một chỉ số tỷ giá đối hoài chuyển các tỷ giá đối hoài khác nhau thànhmột thước đo duy nhất về giá trị quốc tế của đồng nội tệ Trong hầuhết các trường hợp, tỷ giá hối đoái bình quân được hiểu là số bìnhquân gia quyền của hầu hết các tỷ giá song phương quan trọng vớimức gia quyền được xác định bởi tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trongkim ngạch ngoại thương của nước đó Công thức tính tỷ giá hối đoáithực tế bình quân là:

REER=RERi x Wi

Trong đó:

REER: tỷ giá hối đoái thực tế bình quân

RERi: tỷ giá hối đoái thực tế song phương với nước i

Wi: tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại củanước đang xét

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá

Trong giai đoạn hiện nay, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với tình hìnhkinh tế, chính trị, xã hội; nó thường xuyên biến động, biến động hàng ngày,hàng giờ và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: tốc độ lạm phát, tình hìnhcung cầu ngoại tệ, lãi suất ngân hàng, chính sách kinh tế, kể cả các sự kiệnchính trị, xã hội, thiên tai…đặc biệt là các chỉ số của nước Mỹ

a Quan hệ cung cầu

Trang 7

Khi có sự thay đổi trong lượng cung ứng hoặc lượng cầu vềngoại tệ của quốc gia có nghĩa là đường cầu hay đường cung ngoại tệ

sẽ bị dịch chuyển, từ đó tạo lập một tỷ giá hối đoái cân bằng mới trênthị trường ngoại hối

Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự thay đổi cung cầu ngoạitệ: xuất nhập khẩu, đầu tư, dự trữ ngoại hối, can thiệp của chínhphủ…

Cung ngoại tệ có nguồn gốc từ xuất khẩu, từ việc nước ngoàiđầu tư vào thị trường trong nước và mua tài sản trong nước Cầungoại tệ xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu, từ việc đầu tư ra nước ngoài

và mua tài sản của nước ngoài Trong điều kiện kinh tế thị trường, tỷgiá được hình thành là tỷ giá tại đó cung và cầu ngoại tệ cân bằng trênthị trường tiền tệ Nếu nhập khẩu của một quốc gia tăng, nghĩa là nhucầu về ngoại tệ tăng lớn hơn cung ngoại tệ, khi đó giá ngoại tệ sẽ tăngnếu những điều kiện khác không đổi Ngược lại, xuất khẩu gia tănglàm cho cung ngoại tệ tăng lên lớn hơn cầu ngoại tệ thì giá ngoại tệ sẽgiảm

Hình 1: Ảnh hưởng của Cung-Cầu đến sự hình thành tỷ giá

Trang 8

Bên cạnh hoạt động xuất-nhập khẩu, còn có những chính sáchthuế, chính sách bảo hộ Do đó, chỉ cần một trong số những chínhsách này có sự thay đổi cũng dẫn đến sự thay đổi trong cung cầungoại tệ, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong tỷ giá Chẳng hạn, khi chínhphủ gia tăng thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng nhậpkhẩu tăng, trong điều kiện mặt hàng này co giãn theo giá dẫn đến nhucầu với hàng hóa này giảm Việc giảm nhu cầu hàng nhập khẩu cónghĩa là giảm nhu cầu về ngoại tệ, cho nên giá của đồng ngoại tệ sẽgiảm đi, hay nói khác hơn là đồng nội tệ tăng giá.

Ngoài ra, khi chính phủ có nhu cầu gia tăng dự trữ ngoại hốiquốc gia sẽ làm cho nhu cầu ngoại tệ tăng, từ đó tỷ giá sẽ tăng vàngược lại

b Mức độ lạm phát

Dùng lý thuyết ngang giá sức mua, ta có thể đánh giá tác động

có thể có của lạm phát đối với tỷ giá hối đoái Lý thuyết ngang giá sứcmua cho rằng tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ điều chỉnh cùng một mức độchênh lệch trong tỷ lệ lạm phát của hai nước

c Lãi suất ngân hàng

○ Lãi suất tương đối: Thay đổi lãi suất tương đối tác động đếnđầu tư chứng khoán nước ngoài, và chính sự ảnh hưởng này lạiảnh hưởng đến cung và cầu tiền tệ vì thế ảnh hưởng đến tỷ giáhối đoái Giả định rằng lãi suất của Mỹ tăng trong khi lãi suấtcủa Anh không thay đổi Khi đó, các công ty Mỹ có khả năng

sẽ giảm nhu cầu của họ đối với đồng bảng Anh vì giờ đây lãisuất của Mỹ hấp dẫn hơn một cách tương đối so với lãi suấtcủa Anh, và vì thế có ít đầu tư vào các khoản ký gửi tại ngânhàng Anh Tuy nhiên, giờ đây lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn đốivới các công ty Anh với khoản tiền vượt trội nên cung bảngAnh (bởi các công ty Anh) sẽ tăng khi họ thiết lập nhiều khoản

Trang 9

ký gửi hơn vào ngân hàng Mỹ Do một sự chuyển dịch vào bêntrong của đường cầu bảng Anh và sự dịch chuyển ra phía ngoàicủa đường cung bảng Anh nên tỷ giá cân bằng sẽ giảm.

Hình 2: Ảnh hưởng của lãi suất đến sự hình thành tỷ giá

● Lãi suất thực : Trong khi lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốnnước ngoài để đầu tư vào các chứng khoán có lãi suất cao thì lãi suấtcao này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao Vì lạm phát cao có thểđặt áp lực giảm giá lên đồng tiền của nước đó nên không khuyếnkhích các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứngkhoán định danh bằng đồng tiền này Vì vậy, cần phải xem xét đến lãisuất thực, đó là lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.Theo hiệu ứng Fisher:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phátChúng ta thường so sánh lãi suất thực giữa các quốc gia đểđánh giá những biến động của tỷ giá hối đoái vì nó kết hợp giữa lãisuất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát mà cả hai nhân tố này đều ảnhhưởng đến tỷ giá Khi các nhân tố khác không đổi, sẽ có một tươngquan cao giữa chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá củahai đồng tiền của hai nước đó

Trang 10

d Thu nhập tương đối

Thu nhập tương đối cũng là nhân tố tác động đến tỷ giá hốiđoái Giả định rằng thu nhập của Mỹ tăng đáng kể trong khi thu nhậpcủa Anh vẫn không thay đổi Điều này sẽ tác động lại đường cầu bảngAnh, đường cung bảng Anh và tỷ giá cân bằng Đường cầu bảng Anh

sẽ dịch chuyển ra phía ngoài phản ánh một sự gia tăng trong thu nhậpcủa Mỹ và vì thế làm tăng nhu cầu về hàng hóa Anh của người Mỹ,trong khi đó đường cung bảng Anh không thay đổi Vì vậy tỷ giá cânbằng của đồng bảng Anh sẽ tăng lên

Hình 3: Ảnh hưởng của thu nhập tương đối đến sự hình thành tỷ giá

e Kiểm sát của Chính phủ

Chính phủ của nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá qua nhiềucách khác nhau như áp đặt những rào cản về ngoại hối, rào cản vềngoại thương, can thiệp vào thị trường ngoại hối và tác động đếnnhững biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân.Nếu lãi suất của Mỹ tăng tương đối so với lãi suất Anh, phản ánh dựkiến là cung bảng Anh sẽ tăng lên để đầu tư và hưởng lãi suất cao ở

Mỹ Nhưng nếu Chính phủ Anh áp đặt thuế cao lên thu nhập khi đầu

tư ra nước ngoài thì điều này có thể không làm giảm tỷ giá của bảngAnh so với đôla

Trang 11

f Yếu tố kỳ vọng

Một số nhân tố khác cũng tác động đến tỷ giá đối hoái là kỳvọng của thị trường vào tỷ giá tương lại Giống như các thị trường tàichính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin tươnglai có liên quan đến tỷ giá Chẳng hạn, tin về gia tăng lạm phát tiềm

ẩn ở Mỹ có thể làm nhà đầu cơ bán đồng đôla vì cho rằng đôla sẽgiảm giá trong tương lai Điều này sẽ gây áp lực làm giảm giá đồngđôla ngay lập tức Trong suốt thời gian của cuộc khủng hoảng tàichính Châu Á, nhiều ngân hàng thương mại trên thế giới đã bán tháocác đồng tiền các nước châu Á để mua những đồng tiền khác vì họđánh giá rằng đồng tiền các nước châu Á được đánh giá cao hơn giátrị thực của chúng Hành vi này đã gây sức ép giảm giá các đồng tiềncủa châu Á và các ngân hàng thương mại đã bị một số người chỉ trích

là hành động làm tăng thêm sự yếu kém của các đồng tiền này

g Các nhân tố khác

Khi tỷ giá được thả nổi thì nó rất nhạy cảm với những sự kiệnkinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh kể cả yếu tố tâm lý, cụ thể nhưcác nhân tố: chỉ số thất nghiệp, chỉ số bán lẻ, kết quả của hội nghị G7,

EU, ASEAN, sản lượng công nghiệp, GDP, GNP, phát hành trái phiếucủa Chính phủ…

II Chính sách tỷ giá hối đoái

1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng đểtác động vào quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó giúpđiều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết Về cơ bản,chính sách tỷ giá tập trung chú trọng vào giải quyết hai vấn đề lớn: lựa chọnchế độ tỷ giá hối đoái và điều chỉnh tỷ giá hối đoái

2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái

Trang 12

Chính sách tỷ giá hối đoái nằm trong hệ thống chính sách tài tiền tệ, là một trong những hệ thống chính sách cơ bản để thực hiện các mụctiêu cuối cùng của nền kinh tế Trong nền kinh tế mở cửa, động cơ của việchoạch định chính sách nói chung, chính sách tài chính-tiền tệ và chính sách

chính-tỷ giá nói riêng là nhằm đạt được các cân đối bên trong và bên ngoài của nềnkinh tế Các cân đối bên trong và bên ngoài của một nền kinh tế luôn có mốiquan hệ mật thiết với nhau Tỷ giá hối đoái là một biến cố có khả năng ảnhhưởng đến cả hai cân đối đó lẫn mối quan hệ giữa chúng Vì vậy, mục tiêucủa chính sách tỷ giá cũng nhằm phục vụ để đạt được cả hai mục tiêu này

3 Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một biến số có liên quan đến rất nhiều biến số kinh

tế khác nên mọi sự thay đổi của các biến số kinh tế ít nhiều đều có tác độngđến những giao dịch của dân cư, Chính phủ một nước với dân cư và nền kinh

tế thế giới và như vậy sẽ có tác động đến tỷ giá hối đoái Vì vậy, tất yếu sẽ córất nhiều các công cụ và thách thức khác nhau để thực hiện cơ chế tác độngcủa chính sách tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, ngoài các biện pháp có tính chấthành chính mà các nước thường sử dụng điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thựchiện mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái thì có hai công cụ cơ bản vàmang tính kinh tế thuần túy thường được các nước phát triển sử dụng để canthiệp vào điều chỉnh tỷ giá hối đoái Hai công cụ đó là lãi suất tái chiết khấu

và nghiệp vụ thị trường mở

Công cụ lãi suất tái chiết khấu:

Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoáiđược thực hiện với mong muốn tạo ra sự thay đổi cấp thời về tỷ giá Tácđộng của công cụ lãi suất tái chiết khấu đến tỷ giá hối đoái được thực hiệntheo cơ chế khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, kéo theo sự thay đổi cùngchiều của lãi suất thị trường, tỷ suất lợi tức của các tài sản nội – ngoại tệ thayđổi làm thay đổi hướng chảy của các dòng vốn đầu tư quốc tế, thay đổi tài

Trang 13

tháng 10/2010 đã tăng đến 52% trong khi tín dụng bằng tiền đồng chỉ tăng14,6%) Chưa kể áp lực của cán cân thanh toán do thâm hụt thương mại vẫn

ở mức cao và sự sụt giảm mạnh của tổng dự trữ ngoại hối chính thức Đã cóthời điểm cuối năm 2010 ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ đủ chonhập khẩu 6 tuần - tương đương khoảng 11 tỷ USD NHNN liên tục bánngoại tệ ra để can thiệp tỷ giá Sau mỗi lần can thiệp thị trường ổn định đượcthời gian, áp lực trở lại Quan trọng nhất là tình hình tỷ giá ngày càng biếnđộng theo chiều giảm giá mạnh của đồng Việt Nam trên thị trường tự do Tỷgiá này đã lên vọt từ 19.500 đồng/USD vào đầu tháng 9/2010 vượt qua mứccảnh báo tâm lý là 20.000 đồng trong tuần thứ ba của 16 tháng 10/2010 vàđạt mức 20.500 đồng vào cuối tháng, thậm chí còn lên trên 21.000 đồng từgiữa 11/2010 và kéo dài trong một thời gian

Tuy nhiên, kể từ khi NHNN sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, giải pháp

để kiểm soát, điều tiết thị trường, tác động đến cả cung và cầu ngoại tệ, ổnđịnh thị trường, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ làm rối loạn thị trường ngoạihối và hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa nền kinh tế, như ngày01/03/2011, Thống đốc NHNN ra chỉ thị số 01/CTNHNN-CSTT về thực hiệngiải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; Ban hành Thông tư 07/2011/TT-NHNN ngày 24/3/2011 quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụngđối với khách hàng Ngày 09/04/2011, NHNN tiếp tục ban hành Quyết định

số 750/QÐ-NHNN về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với cácTCTD; đồng thời, ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNN quy định giảmmức lãi suất huy động bằng đôla Mỹ không quá 2%/năm và điều chỉnhThông tư 13 nâng hệ số rủi ro đối với Tài sản có bằng ngoại tệ của TCTD từ20% lên 50% và 250% đối với khoản vay bảo đảm bằng vàng Các quy địnhnày nhằm thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước; thắt chặt tín dụngngoại tệ và tín dụng bảo đảm bằng vàng; đồng thời khuyến khích chuyển

Trang 14

quan hệ huy động (vay mượn) sang quan hệ mua bán ngoại tệ; góp phần ổnđịnh thị trường ngoại tệ và chống đô la hóa nền kinh tế.

c Giai đoạn 2012-2019

Các giải pháp tiền tệ của NHNN nhằm kiểm soát lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội đã tạo cho thị trường ngoại tệ cónhững chuyển biến tích cực như: thị trường tự do gần như ngừng hoạt động,các cá nhân có nhu cầu bán ngoại tệ sẽ bán cho ngân hàng thay vì bán ra thịtrường tự do như trước đây Thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá liên ngân hàng và

tỷ giá niêm yết của NHTM (chênh lệch 100 - 300 đồng/USD) Từ đó giảmdần tâm lý găm giữ ngoại tệ của tổ chức, cá nhân Các tổ chức, các nhân cónguồn thu ngoại tệ đã chủ động bán ngoại tệ cho NHTM theo tỷ giá niêmyết Thị trường ngoại hối đã đi vào ổn định Tỷ giá USD/VND trên thị trường

tự do đã giảm mạnh, chỉ xoay quanh tỷ giá của NHTM giao dịch với kháchhàng, thậm chí nhiều thời điểm còn thấp hơn Ngân hàng Nhà nước ViệtNam thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụcủa chính sách tiền tệ như tỷ giá bình quân liên ngân hàng được NHNN công

bố hàng ngày, mức trạng thái ngoại tệ của TCTD (Thông tư số NHNN ngày 20/3/2012 quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: quy định tổng trạng thái ngoại tệ củacác TCTD sau khi quy đổi thành VND không được vượt quá +/- 20 % vốn tự

Trang 15

07/2012/TT-có của TCTD); Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh tỷ giá bình quânliên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD áp dụng cho ngày 19/06/2014 từmức 21.036 VND/USD (tỷ giá đã được duy trì trong một thời gian dài khôngthay đổi từ ngày 28/06/2013) lên 21.246 VND/USD, mức điều chỉnh tươngđương 1% Thực hiện phương án mua bán trên thị trường ngoại tệ, hay còngọi là thị trường liên ngân hàng, NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá hối đoái thôngqua việc mua vào hay bán ra ngoại tệ

Biểu đồ 2 : Diễn biến tỷ giá VND/USD từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2014

Tại Việt Nam, từ năm 2012 đến nay, với những nỗ lực điều hành chính sách,tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sựphục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước đã có sự cải thiện đáng ghi nhận vớimức tăng trưởng trong các năm 2015,2016,2017, đạt tương ứng 6,68%; 6,21%;6,81% và đạt mức 7,08% trong năm 2018 Lạm phát chung luôn được kiểm soát ởmức thấp hơn mục tiêu đề ra và có xu hướng giảm dần (bình quân khoảng 4%).Lạm phát cơ bản cũng theo xu hướng giảm và ổn định, từ mức 13,56% đầu năm

2012 xuống 1,69% cuối năm 2015 và 1,48% cuối năm 2018 Kỳ vọng lạm pháttrong những năm tới giảm so với trước đây, tạo tiền đề ổn định kinh tế vĩ mô, giảmlãi suất, ổn định thị trường tài chính tiền tệ, nâng cao niềm tin vào VND và môi

Ngày đăng: 11/06/2024, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w