1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam từ những năm 90 đến nay

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁII.Tỷ giá hối đoái1.Khái niệm tỷ giá hối đoáiCho đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới đã được quốc tế hóa mạnhmẽ, vấn đề mở rộng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

Đề tài: Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ những

Nguyễn Quỳnh Như

Lớp tín chỉ: Kinh tế quốc tế (122) _10Giảng viên hướng dẫn: Ths.Tô Xuân Cường

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2022

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tỷ giá hối đoái có lịch sử phát triển gắn liền với sự ra đời tồn tại và phát triển củthương mại quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế Tỷ giá hối đoái có thể làm thay đổivị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Sau gần 20 năm đổi mới Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc đạt được thànhtựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó những đổi mới về chính sách tài chính tiềntệ và tỷ giá hối đoái đã có tác động tích cực góp phần tạo nên sự ổn định môi trườngkinh tế xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tuy nhiên đây chỉ là những thành tựuban đầu nhìn chung vẫn chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế và những đòi hỏithực tiễn đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ, vừa là mục tiêuvừa là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của mọi quốc gia Chính sách điều hànhtỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển cácmối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế, giúp cho nền kinh tế trong nước có điềukiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn Việc phân tích chínhsách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gợi ý một số giải phápnhằm cải thiện cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt để thúc đẩy quá trình tăng trưởngvà hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

I.Tỷ giá hối đoái

1.Khái niệm tỷ giá hối đoái

Cho đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới đã được quốc tế hóa mạnhmẽ, vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở thành một quy luật tấtyếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhưng hầu hết mỗi quốc giahay một nhóm các quốc gia liên kết vẫn sử dụng đồng tiền riêng của mình:Mỹ có đồng đôla (USD), Trung Quốc có đồng nhân dân tệ (CNY), Nhật cóđồng Yên (YPY), Việt Nam có tiền đồng (VNĐ), Liên minh Châu Âu (EU)có đồng tiền chung Euro (EUR),

Vì vậy, để giải quyết và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, mà trướchết là mối quan hệ về mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ và đầu tư giữa cácnước hay các nhóm nước với nhau, đồng tiền của các quốc gia vẫn phải đượcchuyển hóa cho nhau Theo đó, mối tương quan đồng tiền các nước đượcchuyển đổi cho nhau theo tỷ lệ nào đó để thực hiện các thanh toán phục vụcho việc giao dịch, buôn bán, trao đổi và chuyển vốn quốc tế thì được gọi làtỷ giá hối đoái.

Tỉ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiềnvới nhau hay nói cách khác là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này đượcthể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.

Ở Việt Nam, theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 63/1998/NQ-CP ngày17/8/1998 của Chính phủ về quản lí ngoại hối có định nghĩa:

“Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vịtiền tệ của Việt Nam”.

VD:Tỷ giá bán ra của các ngoại tệ tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 4

Tỷ giá áp dụng cho ngày 27/09/2022 Đơn vị: VND

2.Các loại tỷ giá hối đoái

a Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền củacác quốc gia

Ví dụ, ngân hàng niêm yết: 1USD = 23.700 vnd

có nghĩa là nếu khách hàng cho ngân hàng 1 USD thì ngânhàng sẽ đưa lại cho khách hàng 23.700 VND; hoặc khách hàng traocho ngân hàng 23.700 VND thì khách hàng sẽ nhận được 1 USD.Trong thực tế, ngân hàng sẽ niêm yết bán và mua khác nhau Sự chênhlệch này là một trong những nguồn lợi nhuận cho ngân hàng

Tỷ giá hối đoái có thể được biểu diễn dưới hai dạng:

Nếu tỷ giá hối đoái là 23.700VNĐ/1 đôla thì nó cũng là1/23.700 = 0.00004219 đôla/1 đồng

Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1 đô La có thể đổi đượcnhiều đồng hơn thì đó là sự giảm giá của đồng Việt Nam Ngược lại,nếu 1 đô la đổi được ít đồng hơn thì đó là sự tăng giá của đồng ViệtNam.

b Tỷ giá hối đoái thực

Như chúng ta đã biết tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà cácđồng tiền trao đổi cho nhau Do vậy, sự thay đổi trong tỷ giá có thể

Trang 5

làm thay đổi giá của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khó tính bằngđồng nội tệ và có khả năng làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnmức giá chung của nền kinh tế.

Tuy nhiên, hành vi xuất nhập khẩu không chỉ chịu ảnh hưởngcủa tỷ giá hối đoái danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào sự so sánh giá cảtrong nước và ngoài nước Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để theolạm phát tương đối giữa trong và ngoài nước được gọi là tỷ giá hốiđoái thực.

Vì vậy nếu mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đốigiữa 2 đồng tiền của 2 quốc gia thì tỷ giá hối đoái thực là giá tươngđối của hàng hoá ở 2 quốc gia Tức là tỷ giá hối đoái thực tế chochúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hoá của một nước được traođổi với nước khác Tỷ giá hối đoái thực đôi khi còn được gọi là tỷ lệtrao đổi Công thức tính tỷ giá hối đoái thực tế:

Tỷ giá hối đoái thực tế (RER)=Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x

Tỷ giá hối đoái thực tế cho biết giá một giỏ hàng hóa và dịchvụ của nước ngoài so với giá một giỏ hàng hóa và dịch vụ trong nướctính theo cùng một loại tiền (trong trường hợp này là tính theo đồngnội tệ) Khi tỷ giá hối đoái thực tế tăng, đồng nội tệ được coi là giảmgiá thực tế so với đồng tiền nước ngoài Khi tỷ giá hối đoái thực tếgiảm, đồng nội tệ được coi là lên giá thực tế so với đồng tiền nướcngoài.

Tỷ giá hối đoái thực tế rất quan trọng vì nó là nhân tố quyếtđịnh một nước sẽ xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào với số lượngbao nhiêu.

c Tỷ giá hối đoái bình quân (REER: Effective Exchange Rate)

Trang 6

Chúng ta thấy rằng bất cứ một nước nào cũng có nhiều tỷ giáhối đoái, bằng đúng số lượng những đồng tiền nước ngoài có thể đượcđổi thành đồng nội tệ Đồng Việt Nam (VND) có thể dùng để mua đôla Mỹ (USD), yên Nhật (JPY), bảng Anh (GBP) Khi nghiên cứunhững thay đổi trong tỷ giá, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ sốmang thông tin trung bình về các tỷ giá này Cũng giống như chỉ sốgiá tiêu dùng chuyển nhiều loại giá trong nền kinh tế về một loại giá,một chỉ số tỷ giá đối hoài chuyển các tỷ giá đối hoài khác nhau thànhmột thước đo duy nhất về giá trị quốc tế của đồng nội tệ Trong hầuhết các trường hợp, tỷ giá hối đoái bình quân được hiểu là số bìnhquân gia quyền của hầu hết các tỷ giá song phương quan trọng vớimức gia quyền được xác định bởi tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trongkim ngạch ngoại thương của nước đó Công thức tính tỷ giá hối đoáithực tế bình quân là:

REER=RERi x Wi

Trong đó:

REER: tỷ giá hối đoái thực tế bình quân

RERi: tỷ giá hối đoái thực tế song phương với nước i

Wi: tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại củanước đang xét

3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá

Trong giai đoạn hiện nay, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với tình hìnhkinh tế, chính trị, xã hội; nó thường xuyên biến động, biến động hàng ngày,hàng giờ và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: tốc độ lạm phát, tình hìnhcung cầu ngoại tệ, lãi suất ngân hàng, chính sách kinh tế, kể cả các sự kiệnchính trị, xã hội, thiên tai…đặc biệt là các chỉ số của nước Mỹ.

a Quan hệ cung cầu

Trang 7

Khi có sự thay đổi trong lượng cung ứng hoặc lượng cầu vềngoại tệ của quốc gia có nghĩa là đường cầu hay đường cung ngoại tệsẽ bị dịch chuyển, từ đó tạo lập một tỷ giá hối đoái cân bằng mới trênthị trường ngoại hối

Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự thay đổi cung cầu ngoạitệ: xuất nhập khẩu, đầu tư, dự trữ ngoại hối, can thiệp của chínhphủ…

Cung ngoại tệ có nguồn gốc từ xuất khẩu, từ việc nước ngoàiđầu tư vào thị trường trong nước và mua tài sản trong nước Cầungoại tệ xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu, từ việc đầu tư ra nước ngoàivà mua tài sản của nước ngoài Trong điều kiện kinh tế thị trường, tỷgiá được hình thành là tỷ giá tại đó cung và cầu ngoại tệ cân bằng trênthị trường tiền tệ Nếu nhập khẩu của một quốc gia tăng, nghĩa là nhucầu về ngoại tệ tăng lớn hơn cung ngoại tệ, khi đó giá ngoại tệ sẽ tăngnếu những điều kiện khác không đổi Ngược lại, xuất khẩu gia tănglàm cho cung ngoại tệ tăng lên lớn hơn cầu ngoại tệ thì giá ngoại tệ sẽgiảm.

Hình 1: Ảnh hưởng của Cung-Cầu đến sự hình thành tỷ giá

Trang 8

Bên cạnh hoạt động xuất-nhập khẩu, còn có những chính sáchthuế, chính sách bảo hộ Do đó, chỉ cần một trong số những chínhsách này có sự thay đổi cũng dẫn đến sự thay đổi trong cung cầungoại tệ, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong tỷ giá Chẳng hạn, khi chínhphủ gia tăng thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng nhậpkhẩu tăng, trong điều kiện mặt hàng này co giãn theo giá dẫn đến nhucầu với hàng hóa này giảm Việc giảm nhu cầu hàng nhập khẩu cónghĩa là giảm nhu cầu về ngoại tệ, cho nên giá của đồng ngoại tệ sẽgiảm đi, hay nói khác hơn là đồng nội tệ tăng giá.

Ngoài ra, khi chính phủ có nhu cầu gia tăng dự trữ ngoại hốiquốc gia sẽ làm cho nhu cầu ngoại tệ tăng, từ đó tỷ giá sẽ tăng vàngược lại.

b Mức độ lạm phát

Dùng lý thuyết ngang giá sức mua, ta có thể đánh giá tác độngcó thể có của lạm phát đối với tỷ giá hối đoái Lý thuyết ngang giá sứcmua cho rằng tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ điều chỉnh cùng một mức độchênh lệch trong tỷ lệ lạm phát của hai nước.

c Lãi suất ngân hàng

○ Lãi suất tương đối: Thay đổi lãi suất tương đối tác động đếnđầu tư chứng khoán nước ngoài, và chính sự ảnh hưởng này lạiảnh hưởng đến cung và cầu tiền tệ vì thế ảnh hưởng đến tỷ giáhối đoái Giả định rằng lãi suất của Mỹ tăng trong khi lãi suấtcủa Anh không thay đổi Khi đó, các công ty Mỹ có khả năngsẽ giảm nhu cầu của họ đối với đồng bảng Anh vì giờ đây lãisuất của Mỹ hấp dẫn hơn một cách tương đối so với lãi suấtcủa Anh, và vì thế có ít đầu tư vào các khoản ký gửi tại ngânhàng Anh Tuy nhiên, giờ đây lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn đốivới các công ty Anh với khoản tiền vượt trội nên cung bảngAnh (bởi các công ty Anh) sẽ tăng khi họ thiết lập nhiều khoản

Trang 9

ký gửi hơn vào ngân hàng Mỹ Do một sự chuyển dịch vào bêntrong của đường cầu bảng Anh và sự dịch chuyển ra phía ngoàicủa đường cung bảng Anh nên tỷ giá cân bằng sẽ giảm.

Hình 2: Ảnh hưởng của lãi suất đến sự hình thành tỷ giá

● Lãi suất thực : Trong khi lãi suất cao tương đối có thể thu hút dòng vốnnước ngoài để đầu tư vào các chứng khoán có lãi suất cao thì lãi suấtcao này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao Vì lạm phát cao có thểđặt áp lực giảm giá lên đồng tiền của nước đó nên không khuyếnkhích các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứngkhoán định danh bằng đồng tiền này Vì vậy, cần phải xem xét đến lãisuất thực, đó là lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.Theo hiệu ứng Fisher:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phátChúng ta thường so sánh lãi suất thực giữa các quốc gia đểđánh giá những biến động của tỷ giá hối đoái vì nó kết hợp giữa lãisuất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát mà cả hai nhân tố này đều ảnhhưởng đến tỷ giá Khi các nhân tố khác không đổi, sẽ có một tươngquan cao giữa chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá củahai đồng tiền của hai nước đó.

Trang 10

d Thu nhập tương đối

Thu nhập tương đối cũng là nhân tố tác động đến tỷ giá hốiđoái Giả định rằng thu nhập của Mỹ tăng đáng kể trong khi thu nhậpcủa Anh vẫn không thay đổi Điều này sẽ tác động lại đường cầu bảngAnh, đường cung bảng Anh và tỷ giá cân bằng Đường cầu bảng Anhsẽ dịch chuyển ra phía ngoài phản ánh một sự gia tăng trong thu nhậpcủa Mỹ và vì thế làm tăng nhu cầu về hàng hóa Anh của người Mỹ,trong khi đó đường cung bảng Anh không thay đổi Vì vậy tỷ giá cânbằng của đồng bảng Anh sẽ tăng lên.

Hình 3: Ảnh hưởng của thu nhập tương đối đến sự hình thành tỷ giáe Kiểm sát của Chính phủ

Chính phủ của nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá qua nhiềucách khác nhau như áp đặt những rào cản về ngoại hối, rào cản vềngoại thương, can thiệp vào thị trường ngoại hối và tác động đếnnhững biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân.Nếu lãi suất của Mỹ tăng tương đối so với lãi suất Anh, phản ánh dựkiến là cung bảng Anh sẽ tăng lên để đầu tư và hưởng lãi suất cao ởMỹ Nhưng nếu Chính phủ Anh áp đặt thuế cao lên thu nhập khi đầutư ra nước ngoài thì điều này có thể không làm giảm tỷ giá của bảngAnh so với đôla.

Trang 11

f Yếu tố kỳ vọng

Một số nhân tố khác cũng tác động đến tỷ giá đối hoái là kỳvọng của thị trường vào tỷ giá tương lại Giống như các thị trường tàichính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin tươnglai có liên quan đến tỷ giá Chẳng hạn, tin về gia tăng lạm phát tiềmẩn ở Mỹ có thể làm nhà đầu cơ bán đồng đôla vì cho rằng đôla sẽgiảm giá trong tương lai Điều này sẽ gây áp lực làm giảm giá đồngđôla ngay lập tức Trong suốt thời gian của cuộc khủng hoảng tàichính Châu Á, nhiều ngân hàng thương mại trên thế giới đã bán tháocác đồng tiền các nước châu Á để mua những đồng tiền khác vì họđánh giá rằng đồng tiền các nước châu Á được đánh giá cao hơn giátrị thực của chúng Hành vi này đã gây sức ép giảm giá các đồng tiềncủa châu Á và các ngân hàng thương mại đã bị một số người chỉ tríchlà hành động làm tăng thêm sự yếu kém của các đồng tiền này.

g Các nhân tố khác

Khi tỷ giá được thả nổi thì nó rất nhạy cảm với những sự kiệnkinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh kể cả yếu tố tâm lý, cụ thể nhưcác nhân tố: chỉ số thất nghiệp, chỉ số bán lẻ, kết quả của hội nghị G7,EU, ASEAN, sản lượng công nghiệp, GDP, GNP, phát hành trái phiếucủa Chính phủ…

II.Chính sách tỷ giá hối đoái

1 Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng đểtác động vào quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó giúpđiều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết Về cơ bản,chính sách tỷ giá tập trung chú trọng vào giải quyết hai vấn đề lớn: lựa chọnchế độ tỷ giá hối đoái và điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái

Trang 12

Chính sách tỷ giá hối đoái nằm trong hệ thống chính sách tài tiền tệ, là một trong những hệ thống chính sách cơ bản để thực hiện các mụctiêu cuối cùng của nền kinh tế Trong nền kinh tế mở cửa, động cơ của việchoạch định chính sách nói chung, chính sách tài chính-tiền tệ và chính sáchtỷ giá nói riêng là nhằm đạt được các cân đối bên trong và bên ngoài của nềnkinh tế Các cân đối bên trong và bên ngoài của một nền kinh tế luôn có mốiquan hệ mật thiết với nhau Tỷ giá hối đoái là một biến cố có khả năng ảnhhưởng đến cả hai cân đối đó lẫn mối quan hệ giữa chúng Vì vậy, mục tiêucủa chính sách tỷ giá cũng nhằm phục vụ để đạt được cả hai mục tiêu này.

chính-3.Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một biến số có liên quan đến rất nhiều biến số kinhtế khác nên mọi sự thay đổi của các biến số kinh tế ít nhiều đều có tác độngđến những giao dịch của dân cư, Chính phủ một nước với dân cư và nền kinhtế thế giới và như vậy sẽ có tác động đến tỷ giá hối đoái Vì vậy, tất yếu sẽ córất nhiều các công cụ và thách thức khác nhau để thực hiện cơ chế tác độngcủa chính sách tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, ngoài các biện pháp có tính chấthành chính mà các nước thường sử dụng điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thựchiện mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái thì có hai công cụ cơ bản vàmang tính kinh tế thuần túy thường được các nước phát triển sử dụng để canthiệp vào điều chỉnh tỷ giá hối đoái Hai công cụ đó là lãi suất tái chiết khấuvà nghiệp vụ thị trường mở.

Công cụ lãi suất tái chiết khấu:

Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoáiđược thực hiện với mong muốn tạo ra sự thay đổi cấp thời về tỷ giá Tácđộng của công cụ lãi suất tái chiết khấu đến tỷ giá hối đoái được thực hiệntheo cơ chế khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, kéo theo sự thay đổi cùngchiều của lãi suất thị trường, tỷ suất lợi tức của các tài sản nội – ngoại tệ thayđổi làm thay đổi hướng chảy của các dòng vốn đầu tư quốc tế, thay đổi tài

Trang 13

khoản vốn và ít nhất cũng làm các chủ sở hữu tài sản vốn trong một nướcchuyển đổi đồng tiền mình đang sở hữu sang đồng tiền có lãi suất cao hơn,cung - cầu các tài sản nội – ngoại tệ thay đổi và tỷ giá thay đổi theo (phântích trong ngắn hạn) Cụ thể, khi lãi suất trong nước tăng, dòng vốn ngắn hạntrên thị trường tài chính quốc tế sẽ đổ vào trong nước, các chủ sở hữu vốnngoại tệ trong nước cũng chuyển vốn của mình sang nội tệ để hưởng chênhlệch lãi suất Kết quả là tỷ giá hối đoái giảm và đồng nội tệ tăng giá Ngượclại, khi muốn điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng sẽ tiến hành giảm lãi suất táichiết khấu.

Nhưng công cụ này cũng có nhiều hạn chế Lãi suất là một công cụ rấtnhạy cảm, nó không thể đảo ngược ngay, lại rất khó định lượng khả năng tácđộng nên trong trường hợp có những dự kiến sai về chiều hướng phải diễnbiến của tỷ giá, công cụ này sẽ gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế.Lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau Vì vậy, nếukhông thận trọng, tính tương tác qua lại có thể gây hậu quả xa hơn nhiều sovới mục đích điều chỉnh mong muốn Ngoài ra, để có thể thực hiện công cụnày, đòi hỏi phải có một thị trường vốn đủ mạnh, tự do, linh hoạt; tài khoảnvốn phải được mở cửa.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ:

Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ thực chất là hoạt động của NHTWcan thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Sử dụng nguyên tắc hoạt động của cán cân thanh toán khi không cânbằng đòi hỏi phải được tài trợ bằng cách thay đổi mức dự trữ quốc tế, cácchính phủ thực hiện can thiệp vào tỷ giá hối đoái thông qua việc điều chỉnhmức dự trữ ngoại tệ Tùy theo mục tiêu muốn ổn định hay tăng, giảm giáđồng nội tệ mà NHTW sẽ bán ra hay mua vào đồng ngoại tệ, thay đổi mứcdự trữ ngoại tệ và thay đổi tỷ giá hối đoái Có hai khả năng có thể xảy ra khiNHTW tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối Đó là, khả năng canthiệp hữu hiệu và khả năng can thiệp vô hiệu.

Trang 14

Một sự can thiệp hữu hiệu của các chính phủ vào thị trường ngoại hốidiễn ra khi NHTW tiến hành mua, bán đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối,nhờ đó làm thay đổi cơ số tiền, làm thay đổi mức cung tiền, lãi suất và làmthay đổi tỷ giá hối đoái.

Sự can thiệp vô hiệu sẽ diễn ra khi hành động mua bán này củaNHTW được phối hợp với nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường tiền tệtương ứng Việc mua bán các tài sản nội – ngoại tệ diễn ra đồng thời với việcmua bán chứng khoán Kết quả của sự phối hợp các nghiệp vụ này chỉ dẫnđến sự thay đổi trong mức dự trữ quốc tế của một nước, chứ không làm thayđổi mức cung tiền và do đó không dẫn đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoáivà giá trị của các đồng tiền.

Ngoài hai công cụ cơ bản và thuần túy mang tính chất kinh tế trên, cácquốc gia còn sử dụng một loạt các công cụ khác mang tính hành chính như:quy định quản lý ngoại hối, điều chỉnh các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trênthị trường, những điều chỉnh trong chính sách tài chính (thuế khóa, chitiêu ) để điều chỉnh tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng tỷgiá hối đoái cũng như thị trường ngoại hối chỉ là một bộ phận trong hệ thốngcác chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ nên tỷ giá hối đoái cũng như chínhsách tỷ giá hối đoái phải được hoạch định và điều chỉnh nhằm thực hiện cácmục tiêu cuối cùng của chính sách kinh tế vĩ mô.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 90 ĐẾN NAY

I.Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam qua các thời kỳ

1.Thời kỳ trước những năm 90 (1976-1989): tồn tại chế độ tỷ giá cố định- đa tỷ giá

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mang nặng tính bao cấp, Nhànước thực hiện chính sách tỷ giá cố định Quan hệ tỷ giá của VNĐ chủ yếu là

Trang 15

với SUR và các nước trong khối XHCN theo phương thức thỏa thuận, còn lạivới các đồng tiền khác về cơ bản là ko xác lập quan hệ tỷ giá

Tỷ giá được chia làm 2 khu vực, bao gồm: Khu vực 1: Tỷ giá trongphe XHCN và Khu vực 2: Tỷ giá ngoài phe XHCN

a Tỷ giá khu vực I:

Trong thời gian này, VN có quan hệ thương mại chủ yếu với các nướcXHCN Hình thức buôn bán phổ biến là hàng đổi hàng theo 1 tỷ giá cố địnhđược quy định trong các hiệp định song phương và đa phương Tỷ giá đượcchia thành nhiều nhóm tương thích với từng mục đích quan hệ KT khácnhau, bao gồm:

- Tỷ giá mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán có liên quan đến mua, bánhàng hóa, dịch vụ vật chất giữa các nước trong phe XHCN Nó được xácđịnh dựa trên cơ sở so sánh giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng VND và tínhbằng ngoại tệ ở nước ngoài

- Tỷ giá phi mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán, chi trả hàng hóa hoặcdịch vụ vật chất không mang tính thương mại giữa các nước trong pheXHCN, như chi về ngoại giao, đào tạo, hội thảo, hội nghị… Nó được xácđịnh trên cơ sở giá bán lẻ 4 của một số mặt hàng tại 2 nước tính theo đồngtiền của 2 nước Tại VN trong 1 thời kỳ dài đã quy định tỷ giá phi mậudịch thấp hơn rất nhiều so với tỷ giá mậu dịch để điều tiết lại phần "chênhlệch giá" do những người nước ngoài được mua rẻ ở VN Trong thời kỳ nàynếu tỷ giá mậu dịch là 3,27 VND/SUR thì tỷ giá phi mậu dịch là 1,7VND/SUR cùng thời điểm Tất cả các tỷ giá phi mậu dịch giữa VN với cácnước đều dần dần hết hiệu lực trong năm 1989 và cuối cùng là ngày31/12/1999

- Tỷ giá kết toán nội bộ: Được xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức cộngthêm hệ số phần trăm để bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu Tỷ giá này khôngcông bố ra ngoài mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ (nên gọi là kết toánnội bộ) Tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch) do Nhà nước công bố và cố định

Trang 16

trong một thời gian dài Tại thời điểm công bố, tỷ giá chính thức thường thấphơn tỷ giá thị trường (tức VND bị định giá cao), do đó hoạt động xuất khẩutính theo tỷ giá chính thức bị lỗ Để bù lỗ cho xuất khẩu, Nhà nước dùng tỷgiá kết toán nội bộ bằng tỷ giá chính thức cộng thêm một tỷ lệ phần trăm quyđịnh cho từng nhóm hàng

Đối với hàng nhập khẩu như vật tư nguyên liệu, thiết bị, Nhà nướcđứng ra phân phối cho các ngành trong nền KTQD tính theo tỷ giá chínhthức (giá phân phối) Như vậy các ngành, các địa phương được phân phốicác loại vật tư, nguyên liệu thì được lợi, còn Nhà nước không thu được chênhlệch giá Để hạn chế nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng hoặc hàng xa xỉ phẩm,Nhà nước áp dụng mức tỷ giá cao hơn rất nhiều so với tỷ giá chính thức

Tỷ giá chính thức thấp nên các tổ chức KT và cá nhân có ngoại tệkhông bán cho ngân hàng vì như vậy sẽ bị thiệt Các tổ chức đại diện nướcngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng hạn chế chuyển tiền vào tài khoản ởngân hàng để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hoặc sử dụngngoại tệ tiền mặt trực tiếp trên thị trường tự do Do đó, cơ chế tỷ giá thời kỳnày đã trở thành 1 yếu tố tạo cho ngoại tệ bị thả nổi, mua bán trên thị trườngtự do, tạo môi trường tốt cho đô la hóa

-Tỷ giá kiều hối: Nhằm thu hút nguồn ngoại tệ mạnh từ các nước tư bản dokiều bào chuyển về hoặc khuyến khích khách du lịch tại VN (nên còn gọi làtỷ giá du lịch), Nhà nước tính thêm 1 hệ số thu hút cộng vào tỷ giá chínhthức Vì vậy, tỷ giá này thường cao hơn tỷ giá công bố chính thức và có thểlên tới 50%

b Tỷ giá khu vực II:

Thời kỳ này Ngân hàng VN dựa vào quan hệ tỷ giá giữa VND vớiđồng đô la Hongkong và tính chéo ra tỷ giá với các đồng ngoại tệ khác.Chính sách xuyên suốt về tỷ giá đối với các nước ngoài phe XHCN là ngaytừ đầu VN chỉ áp dụng một loại tỷ giá chính thức, không phân biệt theo cácloại quan hệ mậu dịch hay phi mậu dịch

Trang 17

c Nhận xét:

Giai đoạn này nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối dođó độc quyền về ban hành và ấn định tỷ giá Việc ấn định tỷ giá ko tuân theoquan hệ cung cầu trên thị trường làm bóp méo tỷ giá thực, gây khó khăn chohoạt động xuất khẩu trong thời gian dài

2 Chính sách tỷ giá thời kỳ 1989 - 1992: Tỷ giá thả nổi

Tỷ giá được xác định dựa hoàn toàn trên cung cầu ngoại tệ trên thịtrường Mặc dù tỷ giá được NHTW công bố nhưng thực chất là thả nổi theogiá thị trường.

Bảng 2.1: Diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 1989-1992

Đơn vị tính: Đồng

Năm 1990 mức tỷ giá USD/VND vào thời điểm cuối năm đã tăng tới50% so với đầu năm Mức tăng giá USD năm 1991 còn cao hơn Tình trạngleo thang của giá USD đã kích thích tâm lý dự trữ USD nhằm mục đích đầucơ ăn chênh lệch giá Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng chohoạt động xuất khẩu mà bị 6 buôn bán lòng vòng giữa các tổ chức trongnước Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ đều không thành công, cónhững quyết định của Chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngaykhi vừa mới công bố Ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.

Trang 18

Dự trữ ngoại tệ mà ngân hàng nắm được trong các năm 1991 - 1992 chỉ đủcho 7 ngày nhập khẩu

Như vậy, mặc dù trên danh nghĩa Nhà nước thi hành cơ chế quản lýchặt chẽ đối với lưu thông ngoại tệ nói chung, tỷ giá hối đoái nói riêng,nhưng trên thực tế tỷ giá hối đoái đã bị thả nổi ngoài ý muốn của Chính phủ.Tình trạng tỷ giá hối đoái bị thả nổi thời kỳ này có nguyên nhân do cơ chếquản lý ngoại tệ chậm được sửa đổi, không theo kịp bước chuyển của kinh tếtheo hướng thị trường Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những khókhăn trong kinh tế đối ngoại: cán cân ngân sách, cán cân thanh toán quốc tếthâm hụt Do mất nguồn "nhập siêu" từ Liên Xô (cũ) nên Việt Nam thiếungoại tệ nghiêm trọng, cán cân thương mại với Liên Xô (cũ) năm 1991 -1992 thay đổi so với thời kỳ từ năm 1990 trở về trước như sau:

Những số liệu trên Bảng 2.2 cho thấy sự giảm sút nghiêm trọng củanhập khẩu trong các năm 1991 - 1992 do ảnh hưởng của sự đổ vỡ các mốiquan hệ ngoại thương với Liên Xô (cũ) và Đông Âu Những năm 1990 trở vềtrước phần nhập siêu với Liên Xô thường được chuyển thành nợ với lãi suấtthấp (một dạng của ODA) thậm chí xóa được nợ hay chuyển thành viện trợkhông hoàn lại Đó là một nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt mậu dịchcủa Việt Nam

Việc từ năm 1991 trở đi bị giảm mất nguồn "nhập siêu" đó rõ ràng lànguyên nhân quan trọng của tình trạng thiếu ngoại tệ khiến cho nhiều đơn vịxuất khẩu phải áp dụng hình thức "nhập trả chậm", tức nhập hàng trước, trảtiền sau, tất nhiên điều 7 này chịu lãi suất cao hơn Tình trạng mua vét USD

Trang 19

để trả nợ đến hạn đã dẫn đến các cơn "sốt" USD theo chu kỳ vào cuối quý,cuối năm

Tình trạng leo thang giá USD đã thúc đẩy lạm phát do đồng Việt Nambị mất giá mạnh và do giá hàng nhập khẩu tăng nhanh Trước tình hình đó, từnăm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ vàđổi mới về chính sách và cơ chế nêu trên là:

- Thay thế bằng biện pháp hành chính: Bắt buộc các đơn vị quốc doanhcó ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định; bằng biệnpháp kinh tế: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanhnghiệp và ngân hàng trao đổi, mua bán ngoại tệ với nhau theo thỏathuận Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại TPHCM và Hà Nội được mởtừ tháng 8/1991

- Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoạithương giữa ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhậpkhẩu Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịchngoại tệ, ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá chính thức

Nhận xét: Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo như trên

cộng với sự can thiệp điều tiết của NHNN đối với lượng ngoại tệ mua bán tạicác phiên giao dịch đã xóa được tâm lý đầu cơ ngoại tệ và ngăn được xuhướng tăng giá USD trên thị trường Từ tháng 3/1992 giá USD bắt đầu giảm.Tỷ giá USD/VND vào thời điểm cuối năm 1991 tại thị trường tư nhân HàNội có lúc lên đến 14.500, nhưng đến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 và tiếptục giảm cho đến cuối năm 1992

3 Chính sách tỷ giá thời kỳ 1992 - 1998: Tỷ giá cố định có điều tiết a Giai đoạn 1992 – 1996:

Trong giai đoạn này nhà nước chủ trương đổi mới quan hệ đối ngoạivà chính sách tỷ giá, từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, chophép các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài

Trang 20

NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ dao động nhưng mang tính cốđịnh và tăng cường các biện pháp quản lý hành chính về tỷ giá như:

- Quy định biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức đượccông bố mỗi ngày

- Buộc các đơn vị kinh tế có ngoại tệ phải bán ngoại tệ cho Ngân hàngtheo tỷ 8 giá ấn định

- Công khai hóa các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức vàbiên độ dao động, tỷ giá thị trường, chỉ số giá, giá vàng …

Trong giai đoạn này tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độtăng lạm phát Việc duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian khá dài đã đóngvai trò quan trọng trong việc củng cố sức mua của VND, kiềm chế lạm phát,góp phần đẩy mạnh việc thu hút vốn ngoại tệ vào ngân hàng, khuyến khíchđầu tư nước ngoài; tuy nhiên không khuyến khích xuất khẩu, ngoại thươngkém phát triển

Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của NHNN vàothị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND dần dần ổn định khiến cho lượng ngoạitệ của các doanh nghiệp được giải tỏa khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh vàokinh doanh xuất nhập khẩu Đồng thời ngoại tệ bên ngoài vào nhiều (ướctính từ 1 - 18/01/1993, nhân dịp tết nguyên đán Nhâm Thân có khoảng60.000 người Việt Nam ở nước ngoài về ăn tết, mang về một lượng ngoại tệkhoảng 300 đến 400 triệu USD) nên tình hình cung cầu ngoại tệ có lúc đảongược, cung lớn hơn cầu, khiến cho giá USD giảm nhanh Mức tỷ giáUSD/VND phổ biến trên thị trường tư nhân tại Hà Nội trong tháng 01/1993là 10.300 - 10.400 Có ngày giá USD tụt xuống chỉ còn 9.950 tại Hà Nội và9.750 tại TPHCM (13/01/1993)

Tình trạng giá USD giảm nhanh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu vàkích thích nhập khẩu quá mức nên NHNN lại phải can thiệp nhằm tăng giáUSD Trong hầu hết các phiên giao dịch của quý I/1993, hệ thống ngân hàngđã phải mua USD vào nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của đồng tiền này.

Trang 21

Từ tháng 3/1993 đồng USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá mộtcách ổn định Từ cuối năm 1994 đồng USD liên tục mất giá so với các đồngtiền chủ chốt khác, đặc biệt so với đồng Yên Nhật Bản, nhưng trên thị trườngViệt Nam, đồng USD vẫn đứng vững, tuy với tốc độ nhỏ (tăng 1,7% trongnăm 1994 và tăng 0,4% trong quý I/1995) đã tạo điều kiện cân đối lợi ích củaxuất khẩu và nhập khẩu và phù hợp kinh tế hướng ngoại

Ngày 20/9/1994, Thống đốc NHNNVN đã ban hành quyết định số203/QĐ-NH về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Thành lậpvà tổ chức vận hành tốt hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàngcũng chính là tiền đề, là nền 9 tảng ban đầu vô cùng quan trọng cho việc thiếtlập thị trường hối đoái hoàn chỉnh - một nhu cầu khách quan và vô cùng bứcxúc của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Sau khi thành lập, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã có nhữngđóng góp nhất định trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu ngoạitệ của nền kinh tế một cách có tổ chức, thu hút các nguồn ngoại tệ và đưa nóvào luồng chu chuyển trên một thị trường chính thức, thống nhất và có tổchức, đáp ứng một cách có hiệu quả nhất các nhu cầu ngoại tệ của nền kinhtế Đồng thời, hạn chế các chu chuyển ngoại tệ tự phát, hình thành giữa cácchủ thể, vốn dĩ là nơi tiềm ẩn những hiện tượng tiêu cực và bất lợi trong lĩnhvực quản lý ngoại hối và ổn định tiền tệ

Việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã tạo điều kiệnthuận lợi cho NHNN phát huy vai trò chủ động điều tiết, can thiệp trên thịtrường, bình ổn tỷ giá hối đoái

Sự ổn định của tỷ giá hối đoái trong các năm 1993, 1994, 1995 chứngtỏ sự hợp lý của chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn này vàtạo điều kiện cho Việt Nam hoàn thành một cách toàn diện các kế hoạch sảnxuất trong nước và xuất khẩu Cơ chế xuất nhập khẩu đã được cải thiện đángkể Tỷ lệ xuất nhập khẩu trong thời kỳ 1991 - 1995 là 1/1,2 Đầu năm 1996,mức dao động tỷ giá là + 0,2% sau đó tăng nhanh trong các tháng cuối năm

Trang 22

Năm 1996 là năm có mức thâm hụt cán cân thương mại cao ở ViệtNam là 4 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với GDP lên đến mức 16%, cao gấp rưỡiso với các nước có mức nhập siêu cao trên thế giới

Từ những vấn đề trên đã làm tăng sức ép giảm giá lên đồng Việt Nam.Do vậy NHNN đã có biện pháp mở rộng biên độ giao dịch từ 0,5% trước đâylên 1% vào tháng 11/1996 Ngoài ra, tỷ giá chính thức cũng được nâng dầnlên từ cuối năm 1996 đến đầu năm 1997 đã góp phần giảm bớt sức ép đối vớitỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam

b Giai đoạn 1997 – 1998:

Đây là giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra ở khuvực Đông Nam Á, điểm xuất phát là Thái Lan, sau đó lan nhanh khắp khuvực và có tầm ảnh hưởng rộng khắp trên phạm vi thế giới, Việt Nam cũngkhông tránh khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Xét trên góc độvĩ mô, nền kinh tế Việt Nam 10 phải đối đầu với những cơn sốc rộng khắptrong các lĩnh vực như tài chính - ngân hàng; ngoại thương; đầu tư; chínhsách tài khoá; tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại tệ và nợ nước ngoài Mặtkhác, những hạn chế của chính sách tỷ giá hối đoái thời kỳ từ năm 1992-1996 đã trở nên trầm trọng khi cuộc khủng hoảng xảy ra và đặt chúng tatrước những vấn đề nan giải cấp bách trong việc lựa chọn, điều chỉnh chínhsách tỷ giá hối đoái Cuộc khủng hoảng đã làm cho một loạt đồng tiền củacác nước trong khu vực như: đồng Won (Hàn Quốc), đồng Baht (Thái Lan),đồng Rupiah ( Indonesia), đồng Ringgit (Malaysia) giảm giá mạnh so vớiđồng USD Điều này vô hình trung làm cho VND bị định giá cao hơn thực tếso với các đồng tiền của các nước trong khu vực Nếu trong giai đoạn từ cuốinăm 1992 đến tháng 7/1997 chỉ có một lần duy nhất điều chỉnh biên độ giaodịch từ ± 1% lên ± 5% vào ngày 27/02/1997, thì từ tháng 7/1997 đến đầunăm 1999 NHNN đã nhiều lần thay đổi biên độ (khoảng 10 lần)

NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ nhưng liên tục được điềuchỉnh để phản ánh và điều tiết tỷ giá thị trường Trong giai đoạn này nhu cầu

Trang 23

mua ngoại tệ luôn lớn hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của thị trườngngoại tệ liên ngân hàng có lúc bị ngừng trệ Cuộc khủng hoảng tiền tệ ChâuÁ gây ảnh hưởng tâm lý xã hội, đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh

Chính phủ đã triển khai các giải pháp mạnh trong điều hành chínhsách tiền tệ như cung ứng tiền cho mở rộng tín dụng, xây dựng cơ bản, thumua lúa tạm trữ chờ xuất khẩu, cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhànước Ngày 14/02/1998, Chính phủ ban hành quyết định 37/1998/QĐ - TTg "Về một số biện pháp quản lý ngoại tệ " nhằm kiểm soát hoạt động ngoại tệtrên khắp lãnh thổ Việt Nam, quy định các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ từbán hàng hóa và dịch vụ phải chuyển ngay vào tài khoản ngoại tệ của mình ởcác TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ và phải bán hết số dư ngoại tệ cònlại sau khi đã trừ các nhu cầu chi ngoại tệ hợp lý Chính phủ khẳng địnhquyền và kiểm soát duy nhất của Nhà nước đối với mọi nguồn ngoại tệ lưuhành trên thị trường cũng như việc chu chuyển ngoại tệ của nền kinh tế trênlãnh thổ Việt Nam Đi đôi với việc triển khai Quyết định 37, các cơ quanchức năng đã ra quân một cách đồng bộ, xử lý một cách kiên quyết các saiphạm đã làm nhu cầu tăng giả tạo ngoại tệ giảm hẳn

Ngày 10/01/1998, Thống đốc NHNNVN đã ra Quyết định số17/98/QĐ - NHNN ban hành "Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái" Với sựxuất hiện của quy chế này, hoạt động kinh doanh ngoại hối đã có được nhữngcơ sở pháp lý cần thiết

Sau hàng loạt các biện pháp kiểm soát tỷ giá, giảm lãi suất tiền gửingoại tệ, kiểm tra trạng thái ngoại hối tại các ngân hàng, ngày 30/9/1998,Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 173 và NHNN đã có Thông tư08 hướng dẫn thực hiện nhằm giải tỏa tình trạng găm giữ ngoại tệ một cáchmạnh mẽ hơn, giúp nền kinh tế có thể điều hòa cung cầu ngoại tệ thông quaviệc mua bán bình thường Có thể khẳng định Quyết định 173 của Thủ tướngchính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ là hoàn toàn đúng đắn Nógiúp việc điều hòa cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế giữa các tổ chức có

Ngày đăng: 11/06/2024, 18:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w