Dạy học tích hợp Cơ sở lập luận của tích hợp: Theo khoa học: Tích hợp là sự hợp nhất, hòa nhập, kết hợp. Hiểu một cách khái quát, nó là sự hợp nhất hay sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như một thể thống nhất trên nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng. Nội dung yêu cầu của nguyên tắc tích hợp
Trang 1NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC VĂN
Trang 2NỘI DUNG CHÍNH
Cơ sở lập luận của tích hợp
01
.
Nội dung yêu cầu của nguyên tắc tích hợp
02.
Trang 3CƠ SỞ LẬP LUẬN CỦA
TÍCH HỢP
I
Trang 4Theo khoa học: Tích hợp là sự hợp nhất, hòa nhập, kết hợp Hiểu một cách khái quát, nó là
sự hợp nhất hay sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như một thể thống nhất trên nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng.
Trang 5Theo lí luận dạy học, tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức
độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các học phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc học phần của các bộ môn.
Trang 6Bên cạnh các trào lưu sư phạm theo mục tiêu, giải quyết vấn đề, phân hoá, tương tác Trào lưu sư phạm tích hợp xuất phát từ quan niệm
về quá trình học tập, trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp trong đó HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội một cách riêng rẽ.
Trang 7Khái niệm năng lực ở đây được hiểu là một khái niệm tích hợp bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong
đó diễn ra các hoạt động Theo ý nghĩa đó, năng lực được định nghĩa là sự tích hợp các kĩ năng (các hoạt động) tác động một cách thích hợp và tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra Năng lực này là một hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp, phối hợp các kiến thức và kĩ năng, chứ không phải là sự tác động các kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung
Trang 8Chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp
bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn.
Trang 9NỘI DUNG YÊU CẦU CỦA
NGUYÊN TẮC.
II
4
Trang 10Nguyên tắc tích hợp trong dạy học văn diễn tả sự cần thiết phải phối hợp những tri thức và kĩ năng gần gũi,
có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn của các phân môn Ngữ văn, Tiếng Việt, Làm văn để chúng bổ sung, hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm đạt được hiệu quả trong việc giải quyết những tình huống, vấn đề tích hợp hoặc thuộc về môn học, hay về các phân môn.
-NỘI DUNG YÊU CẦU CỦA NGUYÊN TẮC
Trang 11Trong quá trình dạy học văn phải giúp học sinh tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã linh hội bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn, từ đó dẫn đến việc tích hợp các kiến thức đã lĩnh hội.
-NỘI DUNG YÊU CẦU CỦA NGUYÊN TẮC
Trang 12Dạy văn theo nguyên tắc tích hợp đòi hỏi:
Phải tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng phức hợp những kiến thức và kĩ năng đã thụ đắc trong “nội bộ các phân môn”
Phải biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hinh thành kĩ năng, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
Trang 13Dạy văn theo nguyên tắc tích hợp đòi hỏi:
Chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và sách giáo khoa; buộc học sinh chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo sách giáo khoa, theo hướng dẫn của giáo viên
Thiết kế bài dạy học văn phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp
Trang 14Dạy văn theo nguyên tắc tích hợp đòi hỏi:
Giờ học văn phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ môn học”
Trang 15Thank
You!