TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trịnh Thị Hồng Nga VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI Q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trịnh Thị Hồng Nga
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trịnh Thị Hồng Nga
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN TRUNG NINH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
Trang 3Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác
Trang 4Trong suốt chặng đường hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và
chỉ bào tận tình của Thầy hướng dẫn PGS.TS Trần Trung Ninh Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy và kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe, thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô giảng dạy lớp Lý luận và PPDH bộ môn Hóa học khóa 27
Tôi xin cám ơn quý Thầy Cô và các em học sinh trường THPT Vũng Tàu thành phố Vũng Tàu đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt quá trình thực nghiệm Cuối cùng, tôi xin cám ơn những lời động viên cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã giúp tôi có thêm động lực và tinh thần trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này
Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến tất cả mọi người
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2019
Tác giả
Trịnh Thị Hồng Nga
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1 Trên thế giới 4
1.1.2 Ở Việt Nam 4
1.2 Dạy học theo dự án 6
1.2.1 Khái niệm và phân loại 6
1.2.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án 7
1.2.3 Vai trò của người dạy – người học trong dạy học theo dự án 10
1.2.4 Quy trình thực hiện dạy học theo dự án 10
1.2.5 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án 13
1.2.6 Điều kiện để dạy học theo dự án đạt hiệu quả 14
1.2.7 Một số kĩ thuật trong dạy học theo dự án: 5W1H, K-W-L, công não 14
1.3 Dạy học tích hợp 17
1.3.1 Tích hợp và dạy học tích hợp 17
1.3.2 Dạy học tích hợp là phương thức phát triển năng lực học sinh 18
1.3.3 Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp 20
1.4.Năng lực và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở học sinh 21
1.4.1 Khái niệm năng lực 21
1.4.2 Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề 21
1.5.Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo dự ánphát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 29
Trang 61.5.1 Mục đích điều tra 29
1.5.2 Đối tượng điều tra 30
1.5.3 Phạm vi điều tra 30
1.5.5 Đánh giá kết quả điều tra 38
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG DỰ ÁN DẠY HỌC VÀO DẠY HỌC PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP 41
2.1.Phân tích chương trình phần phi kim Hóa học 10 41
2.2 Một số nguyên tắc lựa chọn chủ đề và bài học vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học tích hợp 42
2.3 Quy trình thiết kế dự án dạy học phần phi kim Hóa học 10 43
2.3.1 Lựa chọn chủ đề và bài dạy phù hợp với dự án 43
2.3.2 Lập kế hoạch 43
2.3.3 Tiến hành dự án 44
2.3.4 Giới thiệu sản phẩm 44
2.3.5 Đánh giá sản phẩm 44
2.4.Một số dự án dạy học thực nghiệm 45
2.4.1 Dự án 1: OXI – OZON VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG 45
2.4.2 Dự án 2: HIỆN TƯỢNG MƯA AXIT 57
2.5.Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề 71
2.5.1 Bảng kiểm quan sát 71
2.5.2 Phiếu hỏi 74
2.5.3 Phiếu đánh giá năng lực 75
2.5.4 Phiếu đánh giá đồng đẳng 76
2.5.5 Kế hoạch phân công nhiệm vụ 77
2.5.6 Thiết kế bài kiểm tra 78
Tiểu kết Chương 2 82
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 83
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 83
Trang 73.2 Đối tượng thực nghiệm 83
3.3 Nội dung thực nghiệm 84
3.4 Tiến hành thực nghiệm 84
3.5 Kết quả thực nghiệm 85
3.5.1.Kết quả đánh giá về mặt định tính 85
3.5.2 Kết quả đánh giá về mặt định lượng 87
3.5.3 Ý kiến của GV tiến hành thực nghiệm 93
3.6 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp DHTDA phần phi kim Hóa học 10 trong dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực HT GQVĐ ở HS 93
Tiểu kết Chương 3 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
DHTDA : Dạy học theo dự án
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phiếu học tập KWL 16
Bảng 1.2 Dạy học tích hợp và dạy học đơn môn 19
Bảng 1.3 Danh sách các trường THPT và số GV phản hồi lại phiếu điều tra 30
Bảng 1.4 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các phương pháp của GV 31
Bảng 1.5 Tần suất GV xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn 32
Bảng 2.1 Bảng nội dung kiến thức phi kim lớp 10 41
Bảng 2.2 Bảng mô tả các tiêu chí năng lực HT GQVĐ 72
Bảng 3.1 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra của dự án 1 87
Bảng 3.2 Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra của dự án 2 88
Bảng 3.3 Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra 89
Bảng 3.4 Kết quả phiếu quan sát của GV 90
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ đặc điểm của dạy học theo dự án 9
Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề theo Griffin và Care 22
Hình 1.3 Mô hình hợp tác giải quyết vấn đề theo Rod Windle và SuzanneWarren 24
Hình 2.1 Buổi báo cáo của lớp 10A7 trường THPT Vũng Tàu 70
Hình 2.2 Buổi báo cáo của lớp 10A3 trường THPT Đinh Tiên Hoàng 71
Hình 3.1 Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra dự án 1 88
Hình 3.2 Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra dự án 2 89
Hình 3.3 Biểu đồ về điểm trung bình các tiêu chí đánh giá năng lực 91
Hình 3.4 Bài powerpoint báo cáo của lớp 10A7 92
Hình 3.5 Một số sản phẩm của HS 92
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh
vực trong đó bao gồm khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… dẫn đến yêu
cầu cao hơn về chất lượng nguồn nhân lực Điều này đòi hỏi giáo dục phải có sự
thay đổi căn bản và toàn diện, từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức
tổ chức dạy và học… Trong báo cáo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
đã nêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ
chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, đào
tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”
Theo đó, việc dạy học không phải là “truyền thụ kiến thức” mà phải làm cho
người học có khả năng giải quyết vấn đề, tiếp thu tri thức một cách tích cực, chủ
động và sáng tạo Với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, giáo viên là
người tổ chức, điều khiển hoạt động học tập tích cực, tư duy sáng tạo chủ động Để
làm được điều đó, giáo viên phải nghiên cứu, lựa chọn những phương pháp tổ chức,
hướng dẫn có hiệu quả phù hợp với mỗi đối tượng học sinh cũng như nội dung bài
dạy
Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, Hóa học yêu cầu người học phải có khả năng tìm tòi, tư duy phát hiện để
chiếm lĩnh tri thức Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực sẽ kích thích được tư duy của học sinh Tuy nhiên, hiện nay
việc dạy và học vẫn còn chịu sự chi phối nhiều bởi mục tiêu thi cử Do đó đổi mới
cách dạy và học là điều cần thiết Trong các phương pháp dạy học tích cực hiện nay
thì dạy học theo dự án đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng trên Vì những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
TÍCH HỢP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở HỌC SINH”
Trang 122 Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án (DHTDA) trong dạy và học môn
Hóa học 10 phần phi kim ở trường THPT trong dạy học tích hợp nhằm phát triển
năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh (HS)
3 Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên (GV) sử dụng dạy học theo dự án một cách hợp lý hiệu quả,
học sinh được trực tiếp nghiên cứu các dự án trong dạy học hóa học phần phi kim
lớp 10 và tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng thì sẽ phát triển được năng lực hợp tác
giải quyết vấn đề và góp phần năng cao hiệu quả học tập của HS
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về dạy học theo dự án, dạy học tích hợp, năng lực và
năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
- Khảo sát thực trạng về dạy học theo dự án phát triển năng lực hợp tác giải
quyết vấn đề ở các trưởng THPT Vũng Tàu và trường THPT Đinh Tiên
Hoàng
- Thiết kế một số dự án hóa học trong dạy học tích hợp phần phi kim Hóa
học 10 THPT
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đạt được
- Tìm những giải pháp, bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy
học theo dự án
5 Đối tượng khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
(HT GQVĐ) thông qua áp dụng DHTDA trong dạy học tích hợp phần phi
kim Hóa học 10 trường THPT
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học ở lớp 10 THPT Việt
Trang 13- Địa bàn nghiên cứu: trường THPT thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc và nghiên cứu các tài liệu có
liên quan đến đề tài phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để
xây dựng cơ sở lý thuyết và nội dung của đề tài
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thực nghiệm sư phạm và
phương pháp chuyên gia, trò chuyện, phỏng vấn và điều tra bằng phiếu
câu hỏi
- Phương pháp toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý,
phân tích số liệu, các kết quả điều tra và các kết quả thực nghiệm
8 Những đóng góp mới của đề tài
- Khai thác những nội dung trong chương trình Hóa học 10 phần phi kim ở
THPT có thể xây dựng thành dự án hóa học trong dạy học tích hợp
- Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy
học theo dự án có tính khả thi trong việc dạy và học hóa học 10 phần phi
kim ở trường THPT
9 Dàn ý nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn;
Chương 2 Xây dựng và sử dụng dự án dạy học vào dạy học phần phi kim
Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề;
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 14Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Đã có một số công trình nghiên cứu hoặc tài liệu được biên soạn về năng
lực hợp tác và giải quyết vấn đề như
+ Assessment and Teaching of 21st Century Skills (Friedrich Hesse, Esther
Care, Juergen Buder, Kai Sassenberg, Patrick Griffin, 2017) của tác giả Friedrich
+ Stuart Ray, B S., Gail Dickinson, Emily Summers, Eleanor Close
(2015),The effects of project-based science on students’ attitudes and understanding
of high school chemistry.
+ Mona Charif (2010), The effects of problem based learning in chemistry
education on middle school students’ academic achievement and attitude
Các tác giả đã khảo sát việc ứng dụng phương pháp DHTDA trong dạy học
của nhiều GV Kết quả cho thấy phương pháp dạy học theo dự án phù hợp để tổ
chức các hoạt động nhóm cho HS, tạo điều kiện thuận lợi để GV có thể ứng dụng
CNTT trong dạy học Đặc biệt phương pháp dạy học theo dự án được khẳng định là
đem lại hiệu quả trong việc tạo động cơ học tập và phát triển năng lực hợp tác cho
HS
1.1.2 Ở Việt Nam
Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là một chủ đề còn mới ở nước ta,
dó đó số lượng đề tài nghiên cứu về chủ đề này chưa nhiều Một số đề tài đã nghiên
cứu gần đây như:
+ Nguyễn Hùng Vương (2018), “Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy
học tích hợp phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết
vấn đề cho học sinh”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh
Trang 15+ Trần Thị Cúc (2017), “Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học
sinh thông qua dạy học phần phi kim – hóa học 10 nâng cao”, luận văn thạc sĩ,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bên cạnh đó, ở nước ta còn có một số công trình nghiên cứu về phương pháp
dạy học theo dự án, có thể kể đến như là:
+ Nguyễn Thị Lan Phương (2012), “Vận dụng dạy học theo dự án trong dạy
học hóa học 11 trường trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư
phạm Tp.Hồ Chí Minh
+ Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), “Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học
hóa học ở trường trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm
Tp.Hồ Chí Minh
+ Tạ Thị Thủy (2015), “Phát triển năng lực nghiên cứu cho học sinh bằng dạy
học theo dự án trong dạy học sinh học 10, trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Phạm Ngọc Thùy Dung (2012), “Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án
trong dạy học phần hóa vô cơ trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,
trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh
+ Vũ Thị Hoa (2016), “Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học chương III
cacbon – silic (Hóa học lớp 11) theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội
+ Đặng Thị Minh Thu (2009), “Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập
của học sinh trong dạy học hóa học thông qua hình thức dạy học dự án”, Luận văn
thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Một số bài báo khoa học về PPDH dự án và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề:
+ Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Dương Thị Anh (2016), Năng lực hợp
tác giải quyết vấn đề trong dạy học và đánh giá bậc trung học ở Việt Nam, Tạp chí
Quản lý giáo dục, 80, tr.8-16
+ Phan Đồng Châu Thủy (2014), “Dạy học dự án có tích hợp giáo dục môi
trường trong môn học “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông”, Tạp chí Khoa
Trang 16học Và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, ISSN 1859-1612, tr.31-38
+ Trần Trung Ninh, Bùi Thị Hạnh (2008), “Áp dụng dạy học dự án trong
việc dạy học phần hoá hữu cơ ở trường Cao đẳng Thuỷ sản”, Tạp chí Hoá học và
Ứng dụng, số 12 84, ISSN 0886 - 7004, tr.38 - 40
Đặc biệt nhiều công trình nghiên cứu nào về vận dụng phương pháp dạy học
theo dự án nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho HS THPT trong
dạy học tích hợp Điều này đã củng cố sự cần thiết của việc tiến hành nghiên cứu đề
tài của chúng tôi
1.2 Dạy học theo dự án
1.2.1 Khái niệm và phân loại
1.2.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “project” được hiểu là một đề án, một kế
hoạch cần được thực hiện nhằm đạt được mục đích đề ra Khái niệm dự án được sử
dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa
học
Đầu thế kỉ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương
pháp dự án và coi đó là đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy
HS làm trung tâm, khắc phục nhược điểm của phương pháp cũ
Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về DHTDA, tuy nhiên các
định nghĩa đều có chung sự thống nhất Từ đó ta có thể định nghĩa dạy học theo dự
án như sau: “Dạy học theo dự án là một hình thức (phương pháp) dạy học, trong đó
người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và
thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được
người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác
định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh
giá quá trình và kết quả thực hiện.”
Trong quá trình thực hiện dự án, GV có thể vận dụng nhiều cách đánh giá
khác nhau để giúp HS có định hướng tốt trong học tập, tạo ra những sản phẩm chất
lượng và hình thành, phát triển năng lực
Trang 171.2.1.2 Phân loại
Dạy học theo dự áncó thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Một số
cách để phân loại DHTDA như sau (Trần Trung Ninh et al., 2017):
a Phân loại theo chuyên môn
- Trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học
- Liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau
b Phân loại theo thời gian
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, từ 2 – 6 giờ học
- Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngàu, thường là khoảng 1 tuần
hoặc 40 giờ học
- Dự án lớn: thực hiện với khoảng thời gian lớn, nhiều hơn 1 tuần (hoặc 40
giờ), có thể kéo dài vài tuần cho đến cả năm học
c Phân loại theo nhiệm vụ
- Dự án tìm hiểu: dự án khảo sát thực trạng đối tượng
- Dự án nghiên cứu: giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, sự
việc
- Dự án thực hành: tạo ra các sản phẩm hoặc thực hiện một nhiệm vụ, kế
hoạch thực tiễn nào đó
- Dự án hỗn hợp: kết hợp các dự án có nội dung kể trên
1.2.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án
- Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống
thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Nhiệm vụ của
dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của
người học Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập
trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp lí tưởng,
việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực
- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung
học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú của người
học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án
Trang 18- Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của
nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn
đề mang tính phức hợp
- Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa
nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành
Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ
năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học
- Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham
gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi và
khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học GV chủ yếu đóng vai trò
tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm,
khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ
- Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm,
trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên
trong nhóm Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng
tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực
lượng xã hội khác tham gia trong dự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập
mang tính xã hội
- Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được
tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường
hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực
hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu
Trang 19Hình 1.1 Sơ đồ đặc điểm của dạy học theo dự án
Ngoài các đặc điểm trên, khi tiến hành dạy học theo dự án cần chú ý:
- Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với
thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí
thuyết vào hoạt động thực tiến, thực hành
- Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả
năng của HS
- HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và
hứng thú cá nhân
- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học
khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
- Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng
tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm
- Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết; sản
phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu
- Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật hoặc
vận dụng các kiến thức kĩ thuật để giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính
xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, học thuyết)
Đặc điểm của DHTDA
Định hướng thực
hướng thú người học
Mang tính phức hợp, liên môn Định
hướng hành động
Tính
tự lực của người học
Cộng tác làm việc
Định hướng sản phẩm
Trang 201.2.3 Vai trò của người dạy – người học trong dạy học theo dự án
1.2.3.1 Vai trò của người học
- Trong dạy học theo dự án, người học không hoạt động độc lập mà làm
việc theo nhóm, đóng vai là những người thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm
vụ hoàn thành vài trò của mình theo mục tiêu đã đề ra
- Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, người học từ quyết định cách tiếp cận
vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề
- Học tập theo dự án là học tập trong hành động Người học không tiếp thu
thông tin một cách bị động mà là người tích cực để đạt được kiến thức cần có Bằng
cách này, mỗi bài học đều thực sự hấp dẫn đối với người học vì vấn đề mà họ đang
giải quyết là vấn đề có thật trong đời sống
- Trong dạy học theo dự án, người học cần hoàn thành dự án với những sản
phẩm cụ thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội
1.2.3.2 Vai trò của người dạy
Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của GV là hướng dẫn và tư vấn chứ
không phải “cầm tay chỉ việc” cho người học, cụ thể:
- GV tạo điều kiện cho người học lựa chọn và thể hiện vai trò phù hợp với
nội dung chủ đề học; hỗ trợ người học hoàn thành vai trò đó
- Tạo môi trường học tập mà ở đó GV chỉ dẫn, gợi lên những nghi vấn và
thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của người học
- Hướng dẫn người học tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và những
nhiệm vụ có ý nghĩa khác
- Cho phép và khuyến khích người học tự xây dựng nên kiến thức của họ
1.2.4 Quy trình thực hiện dạy học theo dự án
1.2.4.1 Giai đoạn 1: Thiết kế dự án
Khi thiết kế dự án, giáo viên phải lập kế hoạch các hoạt động sẽ giúp cho
học sinh nhận ra được mục tiêu học tập dự kiến
Để có được một dự án bám sát mục tiêu bài học, liên hệ thực tiễn, rèn luyện
được cho học sinh những kĩ năng cần thiết, làm cho học sinh thực sự thích thú và có
tính khả thi, giáo viên cần chuẩn bị những nội dung sau:
Trang 21a Xác định mục tiêu
Giáo viên cần xác định những gì học sinh cần phải biết và có thể thực hiện
được trong dự án Giáo viên cần xác định mục tiêu dự án từ chuẩn kiến thức bài
học, các kĩ năng cơ bản học sinh cần có và những năng lực mà học sinh cần đạt
được do bài học hướng tới
b Xây dựng ý tưởng – Thiết kế các hoạt động
Để đáp ứng được nhu cầu hoạt động, nghiên cứu của HS với môn học, đồng
thời có thể liên hệ thực tiễn với cuộc sống, các hoạt động dự án phải được thiết kế
sao cho phù hợp Cụ thể, khi soạn các hoạt động GV cần phát triển dự án sao cho
HS có thể được trải nghiệm nhiều nhất có thể, đặt HS vào những vị trí năng động,
phong phú, chủ động đưa ra các quyết định, giải pháp, hợp tác với nhau cùng xây
dựng sản phẩm Một dự án tốt là một dự án có thể:
- Đặt HS vào những tình huống, nhiệm vụ yêu cầu sự nỗ lực, hợp tác cùng
nhau, có ý nghĩa
- Dự án mang tính thực tiễn cao
- Bám sát mục tiêu dạy học, đảm bảo được các chuẩn kiến thức và kĩ năng
cần
GV xây dựng ý tưởng dự án thông qua kết hợp mục tiêu học tập với các vấn
đề thực tiễn mang tính thời sự, xã hội; đồng thời yêu cầu HS nhập vai để tiến hành
dự án nhằm kích thích sự hứng thú, lôi cuốn ở các em vào môn học
c Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
GV xây dựng bộ câu hỏi định hướng để hướng dẫn và giúp HS tập trung vào
vấn đề chính của dự án và phác thảo ý tưởng cho bài học Câu hỏi khái quát phải
thú vị, độc đáo, lôi cuốn người học Câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung phải bám
sát mục tiêu, mang tính định hướng cho HS khi thực hiện dự án
d Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá
Ở những thời điểm khác nhau sẽ có những cách đánh giá việc học của HS
khác nhau Trước khi tiến hành dự án, GV thiết kế một số câu hỏi để đánh giá kiến
thức đã có và kĩ năng cần có liên quan đến dự án và nội dung bài học sắp tới Trong
quá trình thực hiện dự án, GV thiết kế một số công cụ đánh giá để giúp HS định
Trang 22hướng, đánh giá sự tiến bộ của HS, như là: bộ câu hỏi định hướng, phiếu quan sát
nhóm, phiếu tự đánh giá và đánh giá nhóm, tiêu chí đánh giá sản phẩm… Sau khi
kết thúc dự án, GV đánh giá tổng kết quá trình thực hiện dự án thông qua sản phẩm
của HS
GV có thể sử dụng các phương tiện công nghệ để việc đánh giá và phản hồi
được liên tục và thuận lợi như google drive, facebook, group…
e Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo
GV có thể xây dựng nguồn tài nguyên hỗ trợ để đảm bảo việc tìm kiếm
thông tin của HS đúng hướng, cụ thể, đúng mục tiêu đề ra Tài nguyên hỗ trợ HS
thực hiện dự án có thể là sách, báo, website, clip, hình ảnh…
1.2.4.2 Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học theo dự án
Bước 1: Hướng dẫn HS xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng
GV đặt câu hỏi khái quát cho HS thảo luận để kích thích hứng thú của các
em Từ đó, GV hướng dẫn HS xác định mục tiêu và gợi ý cho các em thảo luận về ý
tưởng cụ thể của dự án Hoặc GV có thể giới thiệu một số hướng để HS lựa chọn
Bước 2: Đánh giá nhu cầu, kiến thức HS trước khi thực hiện dự án
GV đánh giá nhu cầu, kiến thức HS bằng cách cho các em thảo luận câu hỏi
bài học hoặc sử dụng bảng K-W-L hoặc kĩ thuật công não, khảo sát ý kiến HS để
biết được nền tảng kiến thức HS đã có trước khi tiến hành dự án, các em mong
muốn học được những gì qua dự án và từ đó có sự hướng dẫn, điều chỉnh cho phù
hợp
Bước 3: Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án
HS lập các nhóm thực hiện dự án dưới sự hướng dẫn, phân công của GV,
thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án: thảo luận, xác định các công việc cần làm,
thời gian, địa điểm cụ thể, phương tiện tiến hành, phân công công việc giữa các
thành viên trong nhóm, đề ra phương pháp tiến hành hiệu quả, phù hợp
GV theo dõi, lắng nghe ý kiến thảo luận của các nhóm để có sự tư vấn, góp
ý về kế hoạch của nhóm
Bước 4: HS thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra
Trang 23HS thực hiện dự án theo kế hoạch đã đề ra: nghiên cứu, tìm kiếm thông tin,
thu thập dữ liệu, phân tích, đóng vai, giải quyết vấn đề, tạo sản phẩm
- Thu thập thông tin: thu thập thông tin theo nhiệm vụ được giao như phỏng
vấn các đối tượng đã xác định, có thể thu thập các thông tin từ sách báo, tranh ảnh,
Internet, hoặc làm thực nghiệm…
- Xử lí thông tin: sau khi đã thu thập được các dữ liệu cần tiến hành xử lí dữ
liệu, có thể sử dụng biểu đồ để giải thích các dữ liệu
- Xây dựng sản phẩm: tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản
phẩm cuối cùng
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, người học phải không ngừng phản
hồi, chia sẻ thông tin, dựa vào các tiêu chí đánh giá do GV đưa ra để tự đánh giá
nhóm và bản thân nhằm tự điều chỉnh và tự định hướng
GV quan sát, ghi chép để tư vấn, góp ý cho các nhóm, đánh giá sự tiến bộ
của nhóm, cá nhân và có sự điều chỉnh đối tượng, dự án cho phù hợp
1.2.4.3 Giai đoạn 3: Kết thúc dự án
- Sản phẩm: có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết
trình, biểu diễn (đóng kịch, múa, hát, thơ…), trưng bày triển lãm (tranh ảnh báo
tường, mô hình…), trình chiếu powerpoint…
- Báo cáo kết quả: các nhóm phân công các thành viên trình bày báo cáo sản
phẩm Sản phẩm của dự án có thể được trình bày trong lớp, có thể được giới thiệu
trước toàn trường, hay ngoài xã hội
- Đánh giá rút kinh nghiệm: sau khi trình bày báo cáo, các nhóm sẽ đánh giá
kết quả của nhau và nhìn lại quá trình thực hiện dự án Từ đó rút ra những kinh
nghiệm cho việc phát triển dự án hoặc thực hiện các dự án tiếp theo Các nhóm tự
đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá…
1.2.5 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án
1.2.5.1 Ưu điểm
Khi áp dụng dạy học theo dự án, ta có thể thấy những ưu điểm nổi bật như:
- Gắn lí thuyết với thực tiễn
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học
Trang 24- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích hợp
- Phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp
- Không phải bài nào cũng áp dụng được dạy học theo dự án Dạy học theo
dự án không phù hợp với những bài mang tính lí thuyết trừu tượng, kiến thức hệ
thống
- Học theo dự án đòi hỏi có thời gian để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu
- Học theo dự án đòi hỏi phương tiện vật chất phù hợp
- Học theo dự án yêu cầu giáo viên phái có trình độ chuyên môn và nghiệp
vụ sư phạm, tích cực, yêu nghề
1.2.6 Điều kiện để dạy học theo dự án đạt hiệu quả
- Xác định rõ mục tiêu học tập của học sinh, học sinh đạt được gì về kiến
thức, kĩ năng, thái độ Tập trung vào tư duy bậc cao, không chỉ là những kĩ năng
đọc sách hay sử dụng công nghệ thông tin…
- Nội dung/ chủ đề gắn với thực tiễn, hoặc với những vấn đề đang diễn ra
trong cuộc sống xung quanh, mang tính thời sự, tính xã hội có liên quan đến nội
dung bài học Ví dụ: ô nhiễmmôi trường, an toàn thực phẩm,…
1.2.7 Một số kĩ thuật trong dạy học theo dự án: 5W1H, K-W-L, công não
1.2.7.1 Kĩ thuật 5W1H
a Khái niệm
5W1H là sáu từ dùng để hỏi trong tiếng Anh: What (cái gì), Where (ở đâu),
When (khi nào), Who (ai), Why (tại sao), How (thế nào) Kĩ thuật này xuất phát từ
một bài thơ của nhà văn, nhà thơ người Anh Joseph Rudyard Kipling
“I have six honest serving-men They taught me all I knew
Trang 25Their name are What and Where and When
And How and Why and Who.”
Kĩ thuật này thường được dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng
mới hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển
b Cách thực hiện
Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu
nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi ví dụ như:
What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), Who (ai), Why (tại sao), How (thế
nào)
c Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Nhanh chóng, không mất thời gian, mang tính logic cao
- Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau
(K: Known – Những điều đã biết; W: Want to know – Những điều muốn
biết; L: Learned – Những điều đã học được)
a Khái niệm
Là bảng liên hệ các kiến thức liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết
và các kiến thức học được sau bài học
b Cách tiến hành
Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu bài học, giáo viên phát phiến học tập
“KWL” Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc nhóm học sinh theo mẫu
sau:
Trang 26L (Những điều đã học được)
Loại bảng này dùng để khơi gợi lại những kiến thức đã học của học sinh
bằng cách hỏi các em về những gì đã biết về bài học và giúp các em liên hệ với bản
thân trước khi tìm hiều sâu hơn về nội dung bằng việc đưa ra các ý kiến trong cột
“K” Sau đó, các em độc lập hoặc hợp tác động não đưa ra các câu hỏi trong cột
“W” Cuối cùng, khi trả lời những câu hỏi này trong quá trình học, các em thu nhận
những thông tin và điền vào cột “L”
1.2.7.3 Kĩ thuật công não
a Khái niệm
Công não là phương pháp giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được
nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó Thực hiện phương pháp này,
GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận
b Cách tiến hành
- GV nêu câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không
loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
- Phân loại ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý
Trang 271.3 Dạy học tích hợp
1.3.1 Tích hợp và dạy học tích hợp
1.3.1.1 Tích hợp
Tích hợp (Integration), theo từ điển tiếng Anh – Anh (Oxford Advanced
Learner’s Dictionary), nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong
một tổng thể
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp Đó là sự hợp
nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là
một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ
không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy
Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy
định lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn
1.3.1.2 Dạy học tích hợp
Theo UNESCO (UNESCO, 1972), dạy học tích hợp được định nghĩa như
sau: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự
thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh học quá sớm sự sai
khác của các khoa học khác nhau” Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm giáo
dục thế giới, một số quan niệm về dạy học tích hợp đã được đưa ra ở Việt Nam Có
thể khái quát chung dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên
cứu, dạy học, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực khác nhau trong
cùng một kế hoạch dạy học
Các mức độ dạy học tích hợp: Nhiều nhà khoa học đã phân chia các mức độ
tích hợp theo thang tăng dần như sau:
- Truyền thống (traditional): Từng môn học được dạy học, xem xét một cách
riêng rẽ, biệt lập, không có bất kì mối liên hệ hay kết nối nào Điều này làm cho HS
có cái nhìn theo một hướng, một cách nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng
rẽ
- Kết hợp/ lồng ghép (fusion): Kết hợp hay lồng ghép có nghĩa là một nội
dung nào đó được kết hợp vào nội dung đã có sẵn trong chương trình, các nội dung
đó có sự liên quan đến nhau
Trang 28- Đa môn (multidisciplinary): Ở đây các môn học là riêng biệt nhưng có
những liên kết và những chủ đích giữa và trong từng môn
Khi học sinh nghiên cứu về một vấn đề nào đó các em đồng thời được tiếp
cận từ nhiều bộ môn khác nhau Ví dụ, khi học sinh đọc hay nghiên cứu về hiđro –
Nước ở môn Hóa học đồng thời các em được nghiên cứu vai trò của nước đối với
sinh vật ở môn Sinh học Chủ đề về nước có thể có ở môn Hóa học, Sinh học hay
Vật lí Cùng một vấn đề nhưng được nghiên cứu ở nhiều môn học cùng một lúc
Từ cách tiếp cận này giáo viên không cần phải thay đổi nhiều nội dung dạy
học của bộ môn mình Chỉ có học sinh được mong đợi là tạo ra kết nối giữa các lĩnh
vực bộ môn, tức là các em sẽ giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức thu được từ các
bộ môn khác nhau
- Liên môn (interdisciplinary): Chương trình liên môn tạo ra những kết nối
rõ ràng giữa các môn học Chương trình cũng xoay quanh các chủ đề/ vấn đề chung,
nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ
không phải trong từng môn riêng biệt
- Xuyên môn (transdisciplinary): Cách tiếp cận này bắt đầu từ ngữ cảnh
cuộc sống thực tế (real – life context) Nó không bắt đầu bằng môn học hay bằng
những khái niệm hoặc kĩ năng chung Điều quan tâm nhất ở đây là sự phù hợp với
học sinh Điểm khác biệt duy nhất so với liên môn là chúng bắt đầu từ ngữ cảnh
cuộc sống thực và sở thích của học sinh
Dạy học tích hợp là một khái niệm còn tương đối mới ở Việt Nam, đang
được cụ thể hóa ở nhiều cấp độ khác nhau trong các chương trình giáo dục Tùy vấn
đề, nội dung cũng như nhu cầu thực tế và trình độ của giáo viên mà mức độ tích hợp
trong dạy học là khác nhau
1.3.2 Dạy học tích hợp là phương thức phát triển năng lực học sinh
Dạy học tích hợp là một phương thức phát triển năng lực HS (Trần Trung
Ninh et al., 2017) Thông qua dạy học tích hợp, học sinh phát triển khả năng sử
dụng kiến thức, kĩ năng ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống
Dạy học tích hợp đòi hỏi sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp của
nhiều môn học trong quá trình tìm tòi nghiên cứu Điều này tạo điều kiện cho việc
Trang 29trao đổi và kết hợp các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau, tạo điều kiện
cho dạy học tiếp cận năng lực
Bảng 1.2 Dạy học tích hợp và dạy học đơn môn
Mục tiêu
Phục vụ cho mục tiêu chung của một số nội dung thuộc các môn học khác nhau
Phục vụ cho mục tiêu riêng rẽ của từng môn học
Mục tiêu rộng, ưu tiêu các mục tiêu chung, hướng đến sự phát triển năng lực
Mục tiêu hạn chế hơn, chuyên biệt hơn (thường là kiến thức và
kĩ năng của môn học)
Tổ chức dạy
học
Xuất phát từ tình huống kết nối với lợi ích và sự quan tâm của HS, của cộng đồng, liên quan tới nội dung nhiều môn học
Xuất phát từ tình huống liên quan tới nội dung của một môn học
Hoạt động học thường xuất phát
từ vấn đề mở cần giải quyết hoặc một dự án cần thực hiện Việc giải quyết vấn đề cần căn cứ vào các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau
Hoạt động học thường được cấu trúc chặt chẽ theo tiến trình đã
dự kiến (trước khi thực hiện hoạt động)
Trung tâm
của việc dạy
Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển năng lực và làm chủ mục tiêu lâu dài như các phương pháp,
kĩ năng và thái độ của người học
Có quan tâm đến sự phát triển các kĩ năng, thái độ của người học nhưng đặc biệt nhằm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn hơn như kiến thức, kĩ năng của một môn học
Hiệu quả
của việc học
Dẫn đến việc phát triển phương pháp, thái độ và kĩ năng, trí tuệ cũng như tình cảm Hoạt động học dẫn đến việc tích hợp các kiến thức
Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức
và kĩ năng mang đặc thù của môn học
Trang 30Các tình huống trong dạy học tích hợp thường gắn với thực tiễn cuộc sống,
gần gũi và hấp dẫn với HS; HS cần giải thích, phân tích, lập luận, tiến hành thí
nghiệm, tạo mô hình… để giải quyết các vấn đề Qua đó, tạo điều kiện để phát triển
các kĩ năng cho HS như là lập kế hoạch, phân tích, tổng hợp thông tin, đề xuất các
giải pháp…; tạo động cơ, kích thích HS tham gia vào các hoạt động học, thậm chí
các học sinh có năng lực trung bình và yếu
Dạy học tích hợp không chỉ đánh giá kiến thức lĩnh hội được, mà chủ yếu
đánh giá xem HS có năng lực sử dụng kiến thức trong các tình huống cụ thể có ý
nghĩa HS cần có khả năng huy động kiến thức và năng lực để giải quyết vấn đề,
tình huống một cách hiệu quả
1.3.3 Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp
Các chủ đề tích hợp thường sẽ được đưa ra trong chương trình Tuy nhiên,
giáo viên cũng có thể tự xác định chủ đề tích hợp phù hợp với hoàn cảnh địa
phương, trình độ khả năng của học sinh Để xác định chủ đề cần:
- Rà soát các môn học theo khung chương trình hiện có, các chuẩn kiến
thức, kĩ năng, năng lực để xác định các nội dung dạy học gần nhau, có liên quan
chặt chẽ với nhau trong các môn học của chương trình hiện hành
- Các nội dung có liên quan mật thiết đến các vấn đề thời sự, đặc biệt ở địa
phương để xây dựng các chủ đề/ bài học gắn liền với thực tiễn, có tính phổ biến,
gắn với vốn kinh nghiệm và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
- Tham khảo thêm các sách chuyên ngành để bổ sung thêm thông tin nhằm
tham khảo, làm cơ sở khao học cho các chủ đề
Khi xây dựng chủ đề, giáo viên cần trả lời được các câu hỏi:
- Tại sao phải tích hợp?
- Tích hợp những nội dung nào cho hợp lí? Nội dung tích hợp thuộc môn
học, bài học nào trong chương trình?
- Phát triển nội dung tích hợp đó như thế nào?
- Thời lượng cho chủ đề tích hợp đó dự kiến là bao nhiêu?
Từ đó, giáo viên xác định và đặt tên cho chủ đề sao cho tên chủ đề bao quát
được hết nội dung và tạo sự hấp dẫn, tò mò tìm hiểu ở học sinh
Trang 311.4.Năng lực và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ở học sinh
1.4.1 Khái niệm năng lực
Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm năng lực được xác định là “khả năng,
điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó, phẩm
chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào
đó với chất lượng cao”
Còn theo Lê Thái Hưng và các đồng nghiệp (Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng
Hà, Dương Thị Anh, 2016), khi nói tới năng lực tức là nói tới kiến thức, kĩ năng và
khả năng huy động các kiến thức, kĩ năng đó để giải quyết thành công các vấn đề do
cuộc sống đặt ra
Trong một tài liệu khác (Weitnert, 2001), năng lực là những khả năng và kĩ
xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng
như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội… và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn
đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt
1.4.2 Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
1.4.2.1 Khái niệm năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
Theo khung năng lực PISA 2015, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề được
định nghĩa là “năng lực của một cá nhân tham gia tích cực và hiệu quả vào một quá
trình mà hai hay nhiều người nỗ lực để cùng giải quyết một vấn đề bằng cách chia
sẻ sự hiểu biết và nỗ lực cần có để đưa ra giải pháp Đồng thời sử dụng các kiến
thức, kĩ năng và nỗ lực để có được giải pháp đó” (OECD, 2015)
Một số định nghĩa hiện có về năng lực hợp tác giải quyết vấn đề (Eva
Baker, Jan Dickieson, Wallace Wulfeck, Harold F O’Neil, 2017) đều có đặc điểm
chung là: sự tồn tại của nhóm người học gồm ít nhất hai người trở lên; có một vấn
đề cần giải quyết và một mục tiêu chung; và để giải quyết vấn đề nhóm người học
không chỉ cần năng lực nhận thức mà còn cần đến cả các năng lực xã hội, năng lực
giao tiếp (Samuel Greiff, 2012)
Hợp tác giải quyết vấn đề liên quan đến quá trình nhận thức của một cá
nhân có sự tham gia của hai kĩ năng nhận thức và xã hội Để giải quyết vấn đề,
trước hết các cá nhân phải nhận thức được mâu thuẫn giữa các tình huống thực tế và
Trang 32hiểu biết của bản thân, biến mâu thuẫn đó thành vấn đề cần giải quyết dựa trên khả
năng của bản thân trong việc tìm tòi, khám phá, tổng hợp và xử lí thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau Hiệu quả của việc hợp tác giải quyết vấn đề phụ thuộc vào khả
năng cộng tác của các thành viên trong nhóm trong các tình huống hợp tác (OECD,
2015)
Sự hợp tác đòi hỏi ít nhất phải có hai đối tượng trở lên: có thể là người –
người, người – máy tính, trong đó có một đối tượng có khả năng tạo ra các mục
tiêu, các hoạt động, thông điệp giao tiếp, phản ứng với những phản hồi của những
người tham gia khác (OECD, 2015) Sự hợp tác có thể xảy ra khi các thành viên
trong nhóm cùng phấn đấu để xây dựng và đạt được một mục tiêu chung về một
nhiệm vụ đặt ra Họ phải cùng nhau đóng góp những suy nghĩ, hiểu biết của mình
để cùng thống nhất và đi đến một kết luận chung cho cả nhóm (Trần Thị Cúc,
2017)
1.4.2.2 Cấu trúc của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
Theo “Lí thuyết dạy và học các kĩ năng của thế kỉ 21” (ATC21S), Griffin và
Care đã đề xuất cấu trúc của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề theo một cách tiếp
cận khác như sau (Patrick Griffin, Barry McGaw, Esther Care, 2014):
Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề theo Griffin và Care
NL hợp tác giải quyết vấn đề
Năng lực
xã hội
Năng lực nhận thức
Điều chỉnh
Trang 33Mô hình cấu trúc này cho thấy cách nhìn nhận rành mạch về năng lực hợp tác
giải quyết vấn đề là cơ sở tốt để xây dưng các khung tiêu chí đánh giá Các năng lực
thành phần sẽ được thể hiện xuyên suốt quá trình nhóm thực hiện giải quyết vấn đề
1.4.2.3 Các bước hợp tác giải quyết vấn đề
Tác giả Nancy Willihnganz (Nancy Willihnganz, 2011) đã đề xuất mô hình
hợp tác giải quyết vấn đề gồm sáu bước như sau:
- Bước 1: Xác định vấn đề theo nhu cầu của nhóm
Mỗi thành viên đưa ra nhu cầu cần giải quyết của mình, lắng nghe phản hồi
của các thành viên khác về nhu cầu của họ Sau khi hoàn thành, các nhu cầu của các
thành viên đều được thể hiện trong bản tóm tắt về vấn đề Điều này muốn nói rằng,
tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm đều quan trọng như nhau
- Bước 2: Tư duy, đưa ra các giải pháp khả thi
Các thành viên cùng đưa ra tất cả các giải pháp mà họ cho rằng có khả thi, liệt
kê các ý kiến, mở rộng ý kiến của nhau mà chưa cần đánh giá đúng sai, không cần
gắn tên hay tách biệt ý kiến của từng cá nhân
- Bước 3: Lựa chọn giải pháp (hoặc kết hợp các giải pháp) đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của nhóm
Trên cơ sở các giải pháp đưa ra, các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo
luận những giải pháp được nhiều người lựa chọn khi giải quyết vấn đề, để cùng
nhau đi đến một hoặc nhiều giải pháp thay thế Trong quá trình này, các thành viên
trong nhóm phải trao đổi một cách cởi mở, chân thành, đưa ra ý kiến của mình đồng
thời lắng nghe, xem xét ý kiến của các thành viên khác để tất cả mọi người cùng
cảm thấy hài lòng với giải pháp cuối cùng
- Bước 4: Lập kế hoạch phân công thời gian, địa điểm
Lên kế hoạch, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm ai
sẽ làm gì, thời gian, địa điểm cụ thể
- Bước 5: Thực hiện kế hoạch
Các thành viên cùng nhau thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra để đảm bảo
tiến trình làm việc của cả nhóm
- Bước 6: Đánh giá quá trình và giải pháp
Trang 34Mỗi thành viên cùng đưa ra suy nghĩ của mình về những điều mà bản thân
cảm thấy tốt và chưa tốt khi thực hiện quá trình giải quyết vấn đề, những mong
muốn thực hiện hay những cải thiện trong các lần giải quyết vấn đề tiếp theo Tiến
hành đánh giá giải pháp sau khi đã thực hiện Nếu giải pháp chưa đúng, chưa hiệu
quả thì cần phải được sửa chữa, cải tiến và tìm ra giải pháp thay thế, ngược lại nếu
giải pháp là khả thi thì tiến hành áp dụng trong những tình huống tương tự
Tương tự như thế, Rod Windle và Suzanne Warren (Rosen, Y & Rimor, R.,
2013) đã đề xuất mô hình hợp tác giải quyết vấn đề gồm sáu bước như sau:
Sử dụng các kĩ năng giao tiếp để hiểu quan điểm của người khác về vấn đề, nhu cầu và mong muốn
Xác định rõ các chủ đề chính cần thảo luận
Đưa ra các giả thiết, giải pháp hoặc đề xuất ý kiến mà thành viên nhóm cảm thấy hài lòng để đi đến thống nhất chung; Thiết lập nền tảng chung giữa các thành viên nhóm
Suy nghĩ và đưa ra các ý kiến khác nhau cho vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau
Dựa trên các tiêu chí đã thống nhất, kết hợp làm việc và loại bớt các lựa chọn; Cố gắng phát triển cách thức giải quyết vấn
đề và đi đến thống nhất chung
Tổ chức thảo luận, đánh giá và đi đến thống nhất chung về giải pháp
Hình 1.3 Mô hình hợp tác giải quyết vấn đề theo Rod Windle và SuzanneWarren
Dù cho có những mô hình giải quyết khác nhau nhưng hiển nhiên tất cả đều
đảm bảo thông qua ba yêu cầu chính như sau (Lê Thái Hưng et al., 2016):
- Thứ nhất, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề đòi hỏi người học có khả năng
thiết lập, kiểm soát và duy trì sự hiểu biết chung qua nhiệm vụ giải quyết vấn đề
bằng cách đáp lại các yêu cầu chia sẻ các thông tin quan trọng cho đối tác để hoàn
thành nhiệm vụ; thiếp lập và trao đổi ý nghĩa của các thông tin, xác định xem những
Trang 35thông tin mà đối tác đã có và có hành động điều chỉnh các sai lệch trong kiến thức
chung Hợp tác giải quyết vấn đề là một quá trình hợp tác làm việc linh hoạt đòi hỏi
có sự trao đổi định kì giữa các thành viên nhóm, đây là điều kiện thiết yếu nhất để
có được sự hiểu biết chung Các thành viên nhóm đều phải nỗ lực hợp tác tốt nhất
để có thể đạt được năng lực phù hợp trong môi trường hợp tác làm việc
- Thứ hai, sự hợp tác đòi hỏi khả năng xác định các hoạt động cần thiết để giải
quyết vấn đề và để tuân theo các bước thích hợp để đi đến một giải pháp Quá trình
này liên quan đến việc tìm hiểu và tương tác với tình huống có vấn đề cần giải
quyết Cụ thể, nó gồm có thông tin ban đầu về vấn đề và bất cứ thông tin ẩn dấu bên
trong được phát hiện trong quá trình tương tác với vấn đề Thông tin thu thập được
chọn lọc, tổ chức và tích hợp theo cách phù hợp và có giá trị giải quyết vấn đề cụ
thể và nó cũng được tích hợp với kiến thức ban đầu Một trong các bước của quá
trình này là thiết lập mục tiêu bổ trợ, lập kế hoạch đạt mục tiêu và triển khai kế
hoạch Để giải quyết các khó khăn, có được giải pháp cho vấn đề không chỉ liên
quan đến việc nhận thức mà còn liên quan đến các hoạt động tạo động lực và có tác
động giải quyết vấn đề (Mayer, R.E and Wittrock, M.C, 2006)
- Thứ ba, người học cần có năng lực tổ chức nhóm để giải quyết vấn đề, xem
xét năng lực và các nguồn thông tin (tài liệu) của thành viên nhóm, hiểu vai trò của
bản thân và của các thành viên nhóm, tuân theo các quy tắc thể hiện vai trò kiểm
soát, tổ chức nhóm, phản ảnh thành quả của tổ chức nhóm, và giúp xử lí các xung
đột, khó khăn, ngắt quãng trong giao tiếp nhóm
Một trong các yếu tố ảnh hướng tới năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của
người học là giới tính, dân tộc, địa vị, năng lực hợp tác và nhận thức đạt được, động
lực và động cơ tìm hiểu vấn đề (kiến thức) Theo tác giả Dillenbourg (Pierre
Dillenbourg, 1999), sự hợp tác hiệu quả được thể hiện qua một cấu trúc tương xứng
của các yếu tố trên Tương xứng kiến thức là khi tất cả các thành viên nhóm có mức
năng lực như nhau cho dù họ có thể có quan điểm khác nhau
1.4.2.4 Định hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực hợp tác giải
quyết vấn đề cho HS
Trang 36Hiện nay, giáo dục Trung học phổ thông cần tập trung vào phát triển năng lực
của người học để đáp ứng cho nhu cầu lao động của xã hội Người GV có thể sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục đích phát triển năng lực cho
HS Như đã nêu, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề được cấu thành từ nhiều năng
lực thành phần Do đó, để đánh giá đúng năng lực của người học thì người GV cần
lập chi tiết bảng các tiêu chí đánh giá, điều này cũng giúp cho GV sử dụng phương
pháp và thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp nhằm phát triển tốt nhất năng lực
của người học Các nhiệm vụ, tình huống học tập cần tạo điều kiện người học rèn
luyện và bộc lộ các năng lực thành phần để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết tình
huống
Một số PPDH tích cực có thể được sử dụng để phát triển năng lực hợp tác giải
quyết vấn đề cho HS như (Trần Thị Cúc, 2017):
Về đánh giá sự phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của HS, GV
không được chú trọng vào việc đánh giá khả năng tái hiện kiến thức, thay vào đó
GV đánh giá khả năng vận dụng sáng tạo các tri thức của HS trong những tình
huống sáng tạo khác nhau ở các vấn đề khác nhau
Một số biện pháp đánh giá năng lực HS như (Trần Thị Cúc, 2017):
a Đánh giá quan sát
Đánh giá quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ,
các hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức, như là cách giải quyết vấn đề
trong một tình huống cụ thể (Nguyễn Công Khanh, 2014)
Trang 37Để đánh giá quan sát, GV cần tiến hành các hoạt động:
- Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung phạm vi cần quan sát Xây dựng một
chương trình làm việc chi tiết, kể cả việc thiết lập sơ đồ của lớp học
- Đưa ra các tiêu chí/ chỉ báo khi quan sát cho từng nội dung quan sát có thể
- Thiết lập bảng kiểm, phiếu quan sát
- Ghi chú những thông tin chính vào phiếu quan sát/ bảng kiểm của mình
- Quan sát cách bố trí của lớp học, khung cảnh lớp học, cơ sở vật chất, tiện
nghi phục vụ cho người học; quan sát lớp học một buổi seminar đang diễn ra; quan
sát về sự tương tác giữa mọi người với nhau; văn hóa và cơ chế nâng cao chất lượng
hiện hữu của lớp học…
- Giữa các cuộc phỏng vấn, bố trí thời gian để ghi lại những quan sát của
mình Phải nhất quán về cách thức tiến hành quan sát
- Ghi chép đầy đủ những gì quan sát được vào phiếu quan sát/ bảng kiểm
quan sát Trong khi thu thập thông tin, cần ghi nhận các quan sát và những ghi chú
đặc biệt
- Tóm lược các quan sát thu được đối chiếu với các nguồn dữ liệu khác (tư
liệu, phỏng vấn…) nhằm nâng cao trình độ tin cậy của những kết luận đồng thời có
thể phát hiện ra một số câu hỏi mới cần được làm rõ thông qua những quan sát và
các cuộc phỏng vấn tiếp theo
b Đánh giá hồ sơ
Đánh giá qua hồ sơ học tập là sự theo dõi, trao đổi, ghi chép được của chính
HS những gì đã nói, hỏi, làm, cũng như thái độ, ý thức của HS với các quá trình học
tập của mình cũng như đối với mọi người… (qua ghi chép, qua ảnh chụp, qua các
bài tập của HS) nhằm làm cho HS thấy được sự tiến bộ rõ rệt của mình cũng như
GV thấy được khả năng của từng HS để từ đó có thể đưa ra hoặc điều chỉnh nội
dung, phương pháp dạy học/ giáo dục cho thích hợp (Bộ Giáo dục và Đào tạo và Dự
án Việt Bỉ, 2014)
Hồ sơ học tập có các loại sau:
- Hồ sơ tiến bộ: gồm những bài tập, sản phẩm mà HS thực hiện trong quá
trình học tập để minh chứng cho sự tiến bộ của mình
Trang 38- Hồ sơ quá trình: HS ghi lại những điều đã được học về kiến thức, kĩ năng,
thái độ của các môn học và xác định cách điều chỉnh
- Hồ sơ mục tiêu: HS tự xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân trên cơ sở tự
đánh giá về năng lực của mình và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đó
- Hồ sơ thành tích: HS tự đánh giá các thành tích nổi trội trong quá trình học
tập, từ đó tự khám phá bản thân về các năng lực tiềm ẩn của mình, thúc đẩy hứng
thú trong học tập và rèn luyện
Tuy nhiên để thực hiện cách đánh giá này GV cần có sự quan tâm nhiều hơn,
dành nhiều thời gian cho cá nhân HS hơn Kết quả học tập của HS không chỉ phụ
thuộc vào sự cố gắng của GV mà HS cũng phải cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ
học tập của mình trên cơ sở chủ động nhìn nhận, tự đánh giá thành tích, tự xây dựng
động cơ, mục tiêu học tập Đồng thời mối quan hệ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường chặt chẽ hơn thông qua hồ sơ học tập của HS
c Tự đánh giá
Đây là hình thức HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng và mục tiêu học tập của
chính mình trước, trong hoặc sau các giờ học (Bộ Giáo dục và Đào tạo và Dự án
Việt Bỉ, 2014) HS có thể đánh giá kiến thức, thái độ lẫn nhau trong các giờ học Để
tạo điều kiện cho HS tự đánh giá, GV có thể sử dụng bài kiểm tra, xây dựng bảng
hỏi hoặc giao cho HS các bài tập tự đánh giá, bài báo cáo/ dự án và thiết kế bảng
kiểm kèm theo
- Đối với các bài kiểm tra trên lớp: Sau khi HS làm bài GV có thể cho HS tự
đánh giá bài của mình hoặc đánh giá bài của bạn thông qua việc cung cấp cho các
em đáp án của bài kiểm tra
- Đối với đánh giá thông qua bài tập, báo cáo/ dự án: GV yêu cầu HS thực
hiện các bài tập, báo cáo/ dự án, sau đó các em tự đánh giá bài làm của mình thông
qua bảng kiểm
d Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá đồng đẳng là một quá trình trong đó các nhóm HS cùng độ tuổi hoặc
cùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau Một HS sẽ theo dõi bạn học của mình
trong suốt quá trình học và do đó sẽ biết thêm các kiến thức cụ thể về công việc của
Trang 39mình khi đối chiếu với GV Phương pháp đánh giá này có thể dùng như một biện
pháp đánh giá kết quả, nhưng chủ yếu dùng để hỗ trợ HS trong quá trình học tập
HS sẽ đánh giá lẫn nhau trên các tiêu chí định sẵn Các tiêu chí này cần được
diễn giải bằng những thuật ngữ cụ thể và quen thuộc Vai trò của GV là người
hướng dẫn HS thực hiện đánh giá đồng đẳng và coi như một phần của quá trình học
tập
e Đánh giá qua bài kiểm tra
Bài kiểm tra là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể hiện hành vi
trong lĩnh vực nào đó của một cá nhân (Bộ Giáo dục và Đào tạo và Dự án Việt Bỉ,
2014)
Quy trình chung gồm 6 bước (theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo):
- Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
- Bước 2: Xác định hình thức, thời gian làm bài của đề kiểm tra
- Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
- Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề
- Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm
- Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Để biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của
một chủ đề, ta cần thực hiện các bước như sau:
- Lựa chọn chủ đề
- Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
- Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực
- Xác định các hình thức/ công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi, bài tập)
1.5.Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo dự ánphát triển năng lực
hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Để tìm hiểu về việc dạy học tích hợp bằng phương pháp dạy học dự án trong
dạy học Hóa học ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi thực hiện cuộc điều tra
tham khảo ý kiến của GV đang dạy bộ môn Hóa học ở một số trường THPT tại địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1.5.1 Mục đích điều tra
Trang 40- Tìm hiểu thực trạng vận dụng các PPDH hiện đại ở trường THPT tại tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu hiện nay
- Tìm hiểu thực trạng xây dựng và sử dụng các chủ đề tích hợp trong dạy học
Hóa học ở trường THPT tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay
- Tìm hiểu thực trạng năng lực HT GQVĐ của HS ở trường THPT tạo tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu hiện nay
- Đánh giá các tiêu chí cần xây dựng cho các dự án, tác dụng vận dụng
DHTDA trong dạy học một số chủ đề tích hợp
- Xin ý kiến về việc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp trong dạy học Hóa học
ở trường THPT tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay
1.5.2 Đối tượng điều tra
Các GV đang dạy Hóa học
1.5.3 Phạm vi điều tra
Các GV đang dạy Hóa học trên phạm vi tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay Kết
quả thu được 34 phiếu phản hồi đến từ GV hóa học ở một số trường THPT tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018 (Phiếu điều tra ở phụ
lục 1)
Bảng 1.3 Danh sách các trường THPT và số GV phản hồi lại phiếu điều tra