1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Balzac Văn học Pháp

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Vũ Trọng Phụng khi đáp lời báo Ngày nay của Tự Lực văn đoàn, ông nói: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.” Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật bám chặt lấy sự sống để lớn lên, rồi nó lại trở về nơi sinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu biết và sáng tạo đời sống. Có bắt rễ vào hiện thực đời sống, văn học mới bền vững và tồn tại được. M.Gorki cho rằng: “Người sáng tạo nên tác phẩm là tác giả nhưng người quyết định số phận của tác phẩm lại là độc giả”. Thật vậy, người đọc chỉ ủng hộ và tạo nên số phận tốt đẹp cho những tác phẩm khi những tác phẩm ấy đề cập đến hiện thực đời sống của họ, nói về họ và vì họ.

Trang 1

3.1 Cách đặt tên tác phẩm “Lão Goriot” 10

3.2 Kết cấu của tiểu thuyết 10

3.3 Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình 11

3.3.1 Nhân vật Vautrin 12

3.3.2 Nhân vật lão Goriot 13

3.3.3 Nhân vật Rastignac- chàng sinh viên Luật 14

3.4 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 15

3.5 Nghệ thuật miêu tả chi tiết 17

3.6 Nghệ thuật trần thuật 19

4 KẾT LUẬN 20

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Vũ Trọng Phụng khi đáp lời báo Ngày nay của Tự Lực văn đoàn, ôngnói: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và các nhà văn cùng chíhướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.” Là một hình thái ý thức xãhội, văn học nghệ thuật bám chặt lấy sự sống để lớn lên, rồi nó lại trở về nơisinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu biết và sáng tạo đời sống Có bắt rễ vàohiện thực đời sống, văn học mới bền vững và tồn tại được M.Gorki cho rằng:“Người sáng tạo nên tác phẩm là tác giả nhưng người quyết định số phận của tácphẩm lại là độc giả” Thật vậy, người đọc chỉ ủng hộ và tạo nên số phận tốt đẹpcho những tác phẩm khi những tác phẩm ấy đề cập đến hiện thực đời sống củahọ, nói về họ và vì họ Nhưng, từ “sự thực ở đời” đến một tác phẩm có sức mạnhcòn tùy thuộc vào một điều kiện hết sức quan trọng nữa, ấy là khả năng chiếmlĩnh cuộc sống một cách sâu sắc của nhà văn Chỉ có thể tạo nên giá trị của tácphẩm, khi một nghệ sĩ sống hết mình, biết trăn trở với những nỗi đau của thânphận con người, biết khơi lên từ cuộc sống những vấn đề mà nhiều người khôngnhìn thấy Hiện thực trong văn học phải là muối của biển, nó phải được gạn lọctừ hiện thực xô bồ của đời sống với biết bao hiện tượng đan gài nhau giữa baocái có nghĩa và vô nghĩa, bản chất và hiện tượng… Nhà văn phải biết chọn lấynhững gì cốt lõi nhất, mang tính khái quát, điển hình cao, để từ những phát hiệnấy người đọc thấy được bản chất của một thời đại, một xã hội Nhìn vào tácphẩm, ta thấy được bản chất cuộc đời ở “một điểm sáng hội tụ”, nó tiêu biểu vàhoàn toàn có thật ở cuộc sống và người đọc thấy rõ đâu là mâu thuẫn chủ yếucủa xã hội Khi nghĩ về văn học và hiện thực đời sống, trong văn học phươngTây, Balzac luôn là cái tên được xướng lên đầu tiên Ông là cây bút để lại khốilượng đồ sộ các tác phẩm đậm chất hiện thực với quan niệm văn chương: “Nhàvăn phải là nhà thư kí trung thành của thời đại”

Trang 3

NỘI DUNG

LE PÈRE GORIOT - TIỂU THUYẾT “LÃO GORIOT”

1 TÁC GIẢ1.1 Cuộc đời

Honoré de Balzac (Balzac) - nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầuthế kỉ XIX, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực Balzac sinh ngày 20tháng 05 năm 1799 tại Tours, quê hương với những nẻo đường vàng ong bên hạlưu sông Loire, cũng là nơi tròn một trăm năm về trước (1920-2020) vị lãnh tụNguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp.Năm nhà văn cất tiếng khóc chào đời thật đáng ghi nhớ, năm ấy là năm đại thihào của thi ca Nga- Puskin chào đời - một năm xuất hiện những con người“không bị băng hoại theo thời gian” Và, đó cũng là năm mà Napoléon trở thànhTổng tài thứ nhất của nước Pháp Là người có sức ảnh hưởng đến Balzac, tuổithơ Balzac đã thần tượng Napoléon và chính Napoléon đã mang lại mơ ướcchinh phục thế giới cho Balzac

Vốn xuất thân dòng dõi nông dân, Balzac là con trai của một nông dânphất lên nhờ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, tên là Bernard Franois Balssa Từ nhỏ, Balzac thừa hưởng được rất nhiều đức tốt đẹp từ bố Đó là niềm say mêlao động, khả năng chịu đựng phi thường; là sự hăng say, cần cù và niềm lạcquan mãnh liệt Mẹ Balzac là Anne Charlotte Laure Sallambier, xuất thân tronggia đình tư sản buôn bán Là một phụ nữ có học thức, mẹ là người ảnh hưởng tớiông rất nhiều Bởi lúc vừa chào đời, Balzac đã sống xa mẹ, sự thiếu vắng tìnhcảm của mẹ trong những năm tháng đầu đời đã ghi dấu ấn trong suốt cuộc đờinhà văn, Balzac viết rất nhiều câu “danh ngôn” về mẹ, có lẽ như những ánhnắng thủy tinh - mẹ- là- những- mảnh- nắng- soi- cho- ông- chân- lí- cuộc- đời.

Từ tám đến mười bốn tuổi, Balzac học tại trường dòng Vandôme.Trong sáu năm đó (1807- 1813), ông bị giam trong bốn bức tường của trườngdòng với những kỉ luật hà khắc, giáo điều khô khan Thời gian này, cậu đọc sách

Trang 4

lịch sử và các tác phẩm của các nhà Ánh sáng Diderot, Rouseau,…Ngoài ra,Balzac còn đọc nhiều sách khoa học, triết học

Năm 1814, gia đình Balzac chuyển lên lập nghiệp tại Paris và ông tiếptục học nội trú Cũng chính thời gian này, thể chế của Napoléon I sụp đổ, LuiXVIII lên thay Cuộc sống ở những trường nội trú đã tạo cho nhà văn một cátính độc lập, dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, Balzac vẫn không hề bịkhuất phục Chính sự rắn rỏi ấy đã giúp Balzac đững vững trên con đường nghệthuật sau này

Năm 1816, sau khi học hết bậc Trung học ông vào học ở trường Luậttheo mong muốn của gia đình Trong quá trình học Luật, ông giấu gia đình vừathực hành tập sự trong văn phòng của các viên công chứng, vừa đi dự những tiếtVăn, Sử, Triết ở trường Sorbonne Sau 1819, tốt nghiệp trường Luật, lấy đượctấm bằng như ý của bố mẹ, Balzac không theo nghề vốn được xem là “thét ratiền” để đi vào “con đường văn chương” trong sự phản đối quyết liệt của giađình Tuy nhiên, gia đình vẫn không hề thuyết phục được Balzac nên đã chấpthuận bằng cách nhượng bộ với điều kiện sau hai năm nếu không thành côngtrong sáng tạo nghệ thuật, ông phải về với ngành Luật Nhưng rất may là nhữngngày tập sự tại văn phòng tố tụng, ông được chứng kiến nhiều bi kịch gia đìnhcùng với những hành động phạm tội… đã tạo cho ông một kho tư liệu đắt giávới một động lực viết văn sục sôi, nhanh chóng rút ngắn thời gian

Cuối cùng, để thực hiện hoài bão của mình, Balzac quyết định rời giađình đến tại một căn gác xép lụp xụp của quán trọ phố Lêđighie Ở đó, Balzac

“đắm mình trong thế giới sách vở và tư tưởng, trong một khi vực không ai vàođược, ở giữa cái thành phố Paris rất mực ồn ào này, khu vực cần lao và imlặng, ở đó, như một con nhộng, tôi tự xây cho mình một ngôi mộ để rồi tái sinhrực rỡ và vinh quang” (Miếng da lừa) Chính nơi này, Balzac càng có điều kiện

tiếp xúc với những người lao động, những người nghèo khổ tận cùng của xã hộiParis Là nguồn cung cấp vốn tư liệu làm nên những tác phẩm “xanh”, dù ngàytháng cứ thổi qua như một cơn lốc

Trang 5

Năm 1820, bản thảo đầu tiên thử sức- vở kịch Cromwell, một vở kịch

năm hồi bằng thơ và vở kịch đã thất bại khi không được mọi người ủng hộ Giaiđoạn đầu sáng tác, Balzac còn gặp nhiều khó khăn, các sáng tác hầu như khôngđược đánh giá cao Dù thất bại nhưng Balzac vẫn lạc quan vào sự nghiệp cầmbút của mình

Năm 1822 đến 1825, Balzac viết loạt truyện không kí tên thật nhưng chúng cũngkhông làm ông nổi danh.

Không thể sống bằng duyên bút mực, Balzac chuyển sang kinhdoanh Năm 1825 đến 1828, ông làm công việc xuất bản sách, mở nhà in, đúcchữ in,…Mộng kinh doanh của Balzac còn kéo dài mãi những năm về sau, khilàm chủ báo, khi thăm dò mỏ, dự định trồng dứa, chế tạo giấy, xuất khẩu gỗ,…nhưng kinh doanh không thuận lợi, nợ nần, ông bỏ hẳn kinh doanh “quay về vớinghệ thuật” vào năm 1829.Nhờ kinh doanh, ông hiểu khá tường tận xã hội Pháp,ông hiểu rõ các nghề, các giai cấp, quá trình thâm nhập thực tế ấy giúp ông cócái nhìn cho ngòi bút đậm hiện thực sau này Dường như Balzac sinh ra khôngphải để trở thành một doanh nhân thành đạt mà nhà văn bén rễ phần nhiều vớivăn chương Với sự nỗ lực vươn lên của bản thân, Balzac đã gặt được nhiềuthành công đáng nể mà đặc biệt là ở lĩnh vực tiểu thuyết với bộ tiểu thuyết đồ sộ

“Tấn trò đời”, ông trở thành nhà văn nổi danh từ đây.

Balzac dành mọi thời giờ để sáng tác, ông làm việc “như một con sưtử”, với “khối óc hai ngăn”, một ngăn chứa tài liệu cuốn tiểu thuyết ông đangviết, ngăn còn lại chứa cuốn tiểu thuyết sắp viết Trong khoảng mười chín nămtừ 1829 đến 1848, ông hoàn thành gần một trăm tác phẩm Balzac đã có đượcmột phẩm chất mà khó tìm thấy trong thời đại ngày nay đó là sự cần cù- mộttrong những yếu tố quyết định sự thành công Ông quả là một nhà văn phithường Nhưng, chính vì làm việc say mê, bỏ quên bản thân trong suốt mấymươi năm ấy đã khiến sức khỏe ông suy giảm Năm 1847, ông cố gắng hoànthành ước vọng, kết hôn với bà Hanska Đầu năm 1850, dù bệnh nặng nhưngông vẫn đến Ukraine để cử hành hôn lễ Và, sau khi trở về Paris, chân tay ông bisưng phù, đùi bị hoại tử và ông từ trần vào ngày 18 tháng 08 năm 1850 khi mới

Trang 6

ngót 51 tuổi Balzac ra đi trong sự cô đơn giống như nhiều nhân vật trong cáctác phẩm ông viết Nhưng, tên tuổi của Balzac được nhân loại nhớ đến và dànhnhiều tình cảm tốt đẹp, vì :“Tình yêu thật sự thì làm gì có sự phôi phai”.

1.2 Sự nghiệp sáng tác

Khai bút văn chương từ năm 1821, hoạt động sáng tác của Balzac cóthể chia bốn giai đoạn căn cứ vào quá trình phát triển tư tưởng và phương phápsáng tác

1.2.1.Giai đoạn 1821 - 1829

Ở những năm đầu của giai đoạn này, Balzac thiên về những loại tiểuthuyết phiêu lưu và lịch sử Những tác phẩm này, về sau tác giả không đưa vào

bộ “Tấn trò đời” Những tiểu thuyết đầu tay ấy, tác giả nói đến tính tích cực của

giai cấp tư sản, phương pháp sáng tác của giai đoạn này còn bị chủ nghĩa lãngmạn ràng buộc

“Những người Chouans”- tác phẩm đầu tiên tác giả thành công,

khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa cũng rõ nét, chiếm ưu thế hơn.1.2.2 Giai đoạn 1830 - 1835

“Những người Chouans” đã mở đường cho hàng loạt tác phẩm xuất

hiện, có giá trị Chính những thay đổi trong đời sống chính trị của Pháp, đó làsau cách mạng tháng bảy năm 1830, giới quý tộc tài chính lên cầm quyền,những cuộc khởi nghĩa đã nổ ra Bấy giờ, Balzac thấy rõ bản chất xấu xa, hèn hạcủa giai cấp tư sản Ông đã sáng tác những tác phẩm để phê phán, vạch mặt giai

cấp tư sản, tiêu biểu là các tác phẩm “Gobseck” (1830), “Miếng da lừa” (1831),“Eugénie Grandet” (1833) và đặc biệt “Lão Goriot” (1834)

Nếu như lúc trước, Balzac nhìn nhận nhân dân là lực lượng thủ cựu thìđầu những năm 30 của TKXIX, thái độ của tác giả với nhân dân đã có sự thayđổi, ông bắt đầu khâm phục năng lực cách mạng nhân dân, ca ngợi những phẩmchất cao đẹp nơi tâm hồn trong sạch, thuần khiết của những người nông dân với

sự ra đời của tùy bút “Hai cuộc gặp gỡ trong một năm” hay truyện “Người thầythuốc ở nông thôn”

Trang 7

1.2.3 Giai đoạn 1836 - 1848

Ở giai đoạn này, Balzac nêu lên sự đấu tranh giữa các giai cấp trongxã hội Dường như ông đã phát hiện trong xã hội tồn tại cả hai loại người làngười giàu và người nghèo Vì thế, các sáng tác của ông thời kì này, nghiêng vềnhững con người có số phận không may mắn, đồng thời cũng chỉ rõ bộ mặt giới

tư sản Các tác phẩm tiêu biểu về hình ảnh người nông dân “Faxinô Canê”(1836), “Những người nông dân” (1844); viết về những người tư sản có “Bướcđường vinh nhục của các kĩ nữ” (1837 -1847), “Người chị họ Bét” (1846), “Vỡmộng” (1835 - 1843),…

Là giai đoạn đỉnh cao nhất trong quá trình sáng tác của nhà văn Cũng

thời gian này, ông xây dựng xong bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” với 97 tác phẩm

Thời kì này, Balzac nhận thấy được vai trò quan trọng của quần chúngnhân dân và hơn hết trong ông có sự chuyển biến tư tưởng khá rõ rệt Ông côngkhai đứng về phía Cộng hòa, về nhân dân và ngợi ca giai cấp công nhân tiến bộ.Những năm cuối đời, Balzac vẫn lao động không ngừng nghỉ, xây dựng cho

mình một tác phẩm liên hoàn gồm nhiều “Vở kịch nhân dân”, “Vua ăn mày”

(đã mất bản thảo)- đây là tác phẩm cuối cùng của ông 1.3 Giới thiệu sơ lược “Tấn trò đời”

Năm 1833, Balzac có ý định tập hợp những tác phẩm thành một côngtrình Bản thiết kế công trình được hình thành dần, năm 1834, Balzac phát họa

“Khảo luận phong tục”; đến năm 1835, ông tiếp tục cho ra “Khảo luận triếthọc”, rồi “Khảo luận phân tích” Năm 1837, ông dự định thống nhất đặt tên chocông trình là “Khảo luận xã hội” Nhưng cuối năm 1842, ông xác định nhan đềlà “Tấn trò đời”.

“Tấn trò đời” (tiếng Pháp: La Comédie Humaine) là bộ tiểu thuyết

tổng hợp nhiều loại hình tiểu thuyết, truyện ngắn,… là bộ sách dung lượng đồ sộvới hơn hai nghìn nhân vật của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Là bức tranhxã hội Pháp nửa đầu TK XIX

Trang 8

Bộ tiểu thuyết có tất cả 97 tác phẩm với kết cấu ba phần Phần một

“Khảo luận phong tục”, bộ phận chủ yếu của công trình, phần này dự kiến 111

tác phẩm và hoàn thành 74 tác phẩm, được chia thành sáu cảnh đời: Những cảnhđời tư, Những cảnh đời tỉnh lẻ, Những cảnh đời Paris, Những cảnh đời chính trị,

Những cảnh đời nhà binh và Những cảnh đời nông thôn Ở phần hai “Khảo luậntriết học” dự kiến 27 tác phẩm và đã hoàn thành 22 tác phẩm Cuối cùng, phầnba “Khảo luận phân tích”, dự kiến 5 tác phẩm nhưng chỉ hoàn thành được 1 tác

phẩm Trong phần một, Balzac đi trình bày các hiện tượng xã hội và “không bỏsót một hoàn cảnh nào, một gương mặt nào, một tính cách nào của đàn ông hayđàn bà, một nghề nghiệp, một giới xã hội nào”, vì thế mà phần này chiếm sốlượng tác phẩm lớn nhất

Một điều ấn tượng hơn cả trong bộ tiểu thuyết của ông, đó là sự độcđáo trong thủ pháp xây dựng nhân vật- “nhân vật trở đi trở lại” Dưới ngòi bút

của Balzac, mỗi tiểu thuyết trong “Tấn trò đời” là một thể hoàn chỉnh, nó kết

thúc với trang cuối cùng Thế nhưng, các nhân vật ở tiểu thuyết này vẫn sẽ lạixuất hiện ở tiểu thuyết khác, điều này khiến bộ tiểu thuyết trở nên gần gũi, có sựgắn bó trong các sáng tác, giúp độc giả thích thú, cảm thấy quen thuộc với thếgiới nhân vật

2 TÁC PHẨM “LÃO GORIOT”

2.1.Bối cảnh lịch sử- xã hội và sự ra đời của tác phẩm

Tiểu thuyết “Lão Goriot” lấy bối cảnh kinh đô Paris năm 1819, đề

cập đến vấn đề của xã hội lúc bấy giờ- sức mạnh đồng tiền Đây là giai đoạn saukhi Napoléon thất bại ở trận Waterloo và nhà Bourbon quay trở lại nắm vươngquyền Pháp Xã hội Pháp TK XIX có nhiều biến động chính trị dữ dội: LuiXVIII lên ngôi châm ngòi cho sự đối kháng về quyền lợi của giới quý tộc cũ vừaquay lại nắm vương quyền và giới tư sản vừa phất lên sau cuộc cách mạng; nổ racác cuộc khởi nghĩa chống lại nhà nước tư sản… Trong bối cảnh này, nhữngngười nghèo vốn chiếm số đông trong xã hội Pháp lại càng trở nên nghèo khổ

Tiểu thuyết “Lão Goriot” xếp vào “Những cảnh đời tư”, thuộc phần“Khảo luận phong tục”, được xuất bản dưới dạng tiểu thuyết hoàn chỉnh vào

Trang 9

tháng 03 năm 1835, được nhà sách Werdet tái bản lần đầu vào tháng 05 Năm

1839, nhà sách Charpentier tái bản lần thứ ba “Lão Goriot” với nhiều chỉnh sửa

của Balzac Đây là phong cách sáng tác quen thuộc của nhà văn, ông thường liên

tục chỉnh sửa các bản thảo của tác phẩm sau những lần tái bản, “Lão Goriot” đã

được Balzac bổ sung thêm nhiều chi tiết cùng với một số nhân vật phụ lấy từ các

tiểu thuyết khác của bộ “Tấn trò đời” Tiểu thuyết là sự đánh dấu bước phát

triển vượt bậc trong con đường nghệ thuật của Balzac.2.2.Tóm tắt tiểu thuyết

Tác phẩm gồm các nhân vật: - Lão Goriot : chủ cửa hàng bột mì

- Rastignac : chàng sinh viên nghèo ngành Luật.- Vautrin : tên tù khổ sai vượt ngục

- Beauséant : dì họ hàng xã của Rastignac - Anastasie : con gái lớn lão Goriot

- Bá tước Restaud : chồng Anastaise - Delphine : con gái út lão Goriot

- Nam tước Nucingen : chồng Delphine - Bà Vauquer : chủ quán trọ

- Victorine : con rơi của tỉ phú ngân hàng Taillefer.- Bianchon : sinh viên ngành Y (bạn của Rastignac) Và một số nhân vật khác…

“Lão Goriot” kể về số phận nhiều loại người trong xã hội Pháp TK

XIX, nổi bật trong tác phẩm là cuộc đời lão Goriot Lão xuất thân là một bácphó mì nhờ khéo léo chi tiêu, biết tận dụng cơ hội nên lão giàu lên một cáchnhanh chóng và trở thành triệu phú Lúc nào lão cũng khao khát được trở thànhquý tộc nên đã kết hôn với người phụ nữ quý tộc Kết quả của cuộc hôn nhânvốn không phải tình yêu là sự chào đời của hai người con gái Anastasie vàDelphine Gia đình lão sống êm đềm, hạnh phúc Nhưng không lâu sau, mộtbiến cố đã xảy ra- vợ lão mất, tất cả tình thương lão dành hết cho hai người congái Trộm vía, càng lớn Anastasie và Delphine càng xinh đẹp Khi các con đến

Trang 10

tuổi lấy chồng, lão muốn con mình trở thành giới thượng lưu quý tộc, một lầnnữa lão lại kết thân với gia đình quý tộc Lão tìm cho Anastasie một bá tướcRestaud, tìm cho Delphine một chủ ngân hàng là nam tước Nucingen Khi haingười con gái lấy chồng, lão đã cho hai cô rất nhiều trang sức, vàng ngọc, củahồi môn Nhưng, hai cô luôn chạy theo sự phù hoa của quý tộc và bắt đầu sađọa Và cứ như thế, hết lần này sang lần khác, hai nàng cứ rút dần rút mòn tiềncủa bố Anastaisie và Delphine không hề ý thức hành động tồi tệ của mình, lúcnào thiếu thì đến than khóc với lão, lão sẽ cho ngay Không chỉ con ruột, mà haichàng rể lão chọn cũng chẳng xem lão là “bố” Chúng xem thường một lão giàtư sản chỉ có tiền, mọi thứ thì thấp kém, chúng khó chịu với ông bố vợ Kể cảhai cô con gái cũng bị chồng mình quý tộc hóa, rót vào đầu những tư tưởngkhông đúng Hai người con gái tìm cách đuổi lão đi Lão phải ra ở trọ trongquán trọ của mụ Vauquer.

Câu chuyện bắt đầu diễn ra ở nơi quán trọ tồi tàn dành cho nhiều loạingười khác khác nhau trong xã hội với bà chủ Vauquer Khi lão mới chuyểnđến, trông lão cũng sang trọng và có tiền, nên bà chủ Vauquer cứ ăn diện trướcmặt lão với mong muốn sẽ được lão để ý Nhưng, lão là người yêu thương giađình, yêu con cái, lão không quan tâm gì hơn là việc hai cô con gái đến thăm.Thỉnh thoảng, hai cô ghé sang thăm và mỗi lần đến là lão sẽ cho tiền hay mónđồ quý giá, cứ nhiều lần như thế lão sa sút dần, mọi người trong quán trọ thấylàm tò mò về thân phận của hai người con gái xuất hiện bên lão và họ nghĩ rằngđó là nhân tình của lão.

Trong quán trọ, có những khách thuê phòng như Vautrin, Victorine,bà Coutere hết mực yêu thương và cưu mang Victorine, chàng sinh viên ngànhLuật từ tỉnh lẻ lên Paris học- Rastignac, chàng sinh viên Y khoa Bianchon Ởquán trọ bình dân, còn xuất hiện tên tù vượt ngục Vautrin, là người rất xảoquyệt, hắn chỉ cho Rastignac giàu sang bằng những âm mưu toan tính

Rastignac chán cuộc sống nghèo khó, anh khao khát được gia nhậpvào giới thượng lưu Một hôm, Rastignac đưa thư đến nhà tử tước Beauséant vàquen được Anastasie, nhưng sau bị cô hắt hủi Một lần khác, nhờ vào sự chỉ dẫn

Trang 11

của bà Beauséant, Rastignac làm quen, tiếp cận được Delphine.Cuối cùng,chàng cũng chinh phục được trái tim kiêu kì của Delphine Khi ở tại quán trọcủa mụ Vauquer, Rastignac đã nhiều lần nhìn thấy hành động quái lạ của lãoGoriot, có một hôm anh nhìn thấy trong đêm khuya lão dùng sức vo tròn bộ đồbạc, có cái cốc uống nước (trên nắp có in hình đôi chim là kỉ vật của vợ lão) Và,khi Rastignac biết được mối quan hệ giữa lão Goriot và hai đứa con gáiAnastasie và Delphine thì chàng sinh viên Luật này đã thổ lộ chuyện tình vớicon gái út của lão cho lão nghe Lão vốn quý Rastignac, lão tìm mọi cách chochàng sinh viên Luật và con gái Delphine được ở bên nhau Lão đã dùng hết sốtiền còn lại để mua căn nhà, cả ba người sẽ sống chung Vào thời gian này, haingười con gái của lão đến tìm lão vòi vĩnh khóc lóc, than vãn về chuyện gia đìnhcủa họ Lão nghe chuyện xúc động, buồn rồi ốm nặng Hai cô con gái không hềđến thăm chỉ có Rastignac và Bianchon chăm sóc lúc ông đau yếu và cần tìnhthương gia đình nhất Khi lão đã cận kề giữa sự sống và cái chết, Rastignac đếnnhà thông báo Nghe tin cha mình sắp chết, cả hai cô đều hốt hoảng nhưng cảhai đều không thể đi vì kẹt chuyện gia đình Khi lão trút hơi thở cuối cùng, côchị mới chạy đến một lúc và ngất xỉu Cô em chuẩn bị qua với bố thì cãi nhaukịch liệt với chồng rồi cũng ngất xỉu Lễ tang được tổ chức bằng những đồngtiền ít ỏi của Rastignac Lúc đưa tang, người ta thấy có hai chiếc xe mang giahuy của hai dòng họ Restaud và Nucingen nhưng trên chiếc xe trống rỗng Tácphẩm khép lại với hình ảnh Rastignac nhìn xuống phố phường Paris, thốt lên

một câu đầy thách thức: “Bây giờ chỉ còn ta với ngươi” và dự định đến ăn tối

nhà Nucingen.

3 PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Balzac là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, vì thế không khó để tìmnhững yếu tố hiện thực trong các sáng tác của ông Trong cuốn “Từ điển giảnyếu về văn học nước ngoài” Abrams đã chỉ ra “Chủ nghĩa hiện thực bao gồm haitầng ý: chỉ trào lưu văn học TK XIX, đặc biệt là chỉ trào lưu văn nghệ trong tiểuthuyết; chỉ thủ pháp miêu tả hiện thực cuộc sống xuất hiện trong mọi thời đại,điển hình là những tác phẩm trong trào lưu lịch sử này” Thuật ngữ chủ nghĩa

Ngày đăng: 22/06/2024, 21:20

Xem thêm:

w