1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Liên kết trong văn bản

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 37,6 KB

Nội dung

LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN Khái niệm về tính liên kết: Phân loại tính liên kết theo các góc độ Liên kết giữa các đoạn văn

Trang 1

LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN 4.1 Khái niệm về tính liên kết:

- Các câu – phát ngôn tạo thành mạng lưới dày đặc của những mối quan hệ, trong

đó mỗi câu và phát ngôn phải nằm trong và gắn bó không thể tách rời các câu –phát ngôn khác Những mối quan hệ đó, ngôn ngữ học văn bản gọi là liên kết

 Ví dụ:

(a) (1) Kali là một kim loại màu trắng như bạc (2) Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau (3) Mảnh vải màu trắng dài 6m

(b) (1) Tấm không chết (2) Chúng chẳng từ một thủ đoạn gì (3) Mẹ con Cám quyết tâm tiêu diệt Tấm (4) Tấm tượng trưng cho cái thiện, cho chính nghĩa, cho nhân dân.

- Xét về mặt ngữ pháp, tất cả các câu năm trong ví dụ vừa dẫn ở trên đều rất đúng ngữ pháp Nhưng rõ ràng, không phải là câu đúng ngữ pháp ghép lại với nhau đều trở thành văn bản

- Ngược lại có những câu vốn được coi là sai ngữ pháp, là câu què, câu cụt khi đứng độc lập, nhưng khi xem xét nó trong văn bản, nhờ tính liên kết và mối liên hệ với những câu, phát ngôn khác nó vẫn được chấp nhận là đúng, thậm chí có khi là hay, là nghệ thuật, tạo nên cái độc đáo, đặc sắc của một văn bản nghệ thuật

 Ví dụ:

(a) (1) Các cháu ngoan (2) Học thuộc bài (3) Vâng lời cha mẹ (4) Đừng đánh con chó nhỏ Mariuýt của các cháu.

(Hồ Chí Minh)

(b) (1) Trung thu này, Bác không có gì gửi tặng các cháu (2) Chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn.

(Hồ Chí Minh)

 Nếu tách riêng, chúng ta thường cho rằng các câu (2), (3) và (4) trong ví dụ (a)

và câu (2) trong ví dụ (b) Là những câu sai ngữ pháp, là những câu què, câu cụt

Trang 2

Nhưng ở đây, trong văn bản người đọc vẫn hiểu đúng và chính xác ý định người viết nhờ tính liên kết

 Ví dụ:

(1) Cắm bơi một mình trong đêm (2) Đêm tối như bưng không nhìn rõ mặt đường (3) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm (4) Khung cửa

xe cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng (5) Trăng nổi lên bồng bềnh qua dãy núi Phú Hồng (6) Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đến gió mùa đông bắc

ở nước ta (7) Nước ta bây giờ là của nước ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng.

[Dẫn theo Trần Ngọc Thêm]

 Các ngôn ngữ trong đoạn văn trên có liên kết với nhau (liên kết chuỗi) nhưng

chỉ có liên kết hình thức thể hiện qua các từ ngữ: Cắm – đêm – đường – xe – trăng – núi – gió mùa – nước ta – cuộc đời.

- Theo Từ điển tiếng Việt (2006) do Hoàng Phê chủ biên, liên kết có nghĩa là kết

lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng lẻ

- Trong tiếng Việt, khái niệm liên kết được ghép lại từ hai yếu tố: “liên” nghĩa là

có liên quan đến hai hay nhiều ngành, nhiều tổ chức cùng cấp Còn kết là tập hợp lại và làm cho gắn chặt với nhau

- Trong ngôn ngữ, liên kết chính là nối kết các yếu tố, các thành phần trong văn bản lại với nhau bằng các mối liên hệ, quan hệ Liên kết gồm liên kết nội dung và liên kết hình thức Hai phương diện này gắn bó, hòa quyện trong một chỉnh thể thống nhất là văn bản

- Theo Diệp Quang Ban, liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của các yếu tố kia, và trên cơ sở đó hai câu (mệnh đề) chứa chúng liên kết được với nhau

Trang 3

 Liên kết trong văn bản là liên kết giữa các câu, giữa các đoạn văn, giữa các

bộ phận trong một văn bản, giữa các phần thuộc cấu trúc trọn vẹn của văn bản, giữa phần đề và phần thuyết (trong câu, trong đoạn văn, trong các bộ phận của văn bản và trong văn bản) để tạo thành văn bản.

4.2 Phương tiện liên kết:

- Phương tiện liên kết là các yêu tố hình thức của ngôn ngữ tham gia vào việc tạo

ra sự nối kết câu với câu (phát ngôn với phát ngôn)

- Các phương tiện này là hệ thống con trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Cho nên liên kết là một bộ phận trong hệ thống của một ngôn ngữ nhất định

 Ví dụ:

- Các từ: kia, kìa, đấy, đó,… hay là: thế, vậy, như thế, như vậy, làm thành

một hệ thống con do chúng có cùng chức năng thay thế

- Các từ: do, nên, nhờ, mà, thì, mặc dù, nhưng, và, với, hay, là hệ thống con

các quan hệ từ ngữ

 Liên kết trong văn bản là hiện tượng chung cho nhiều ngôn ngữ, nhưng các phương tiện ngôn ngữ cụ thể dùng vào liên kết có thể khac nhau trong ngôn ngữ khác nhau Sự liên kết có thể diễn ra giữ câu với câu hoặc giữ phần văn bản này với phần văn bản khác

4.2 Phương thức liên kết:

- Để tạo ra sự liên kết câu với câu cần sử dụng các phương tiện liên kết

- Các phương tiện liên kết không thuần nhất, những phương tiện cùng một lớp thì

có đặc điểm chung của cả lớp như đặc tính thay thế của các đại từ: kia, kìa, đấy, đó, hay là: thế, vậy, như thế, như vậy ; đặc tính nối kết câu của các quan hệ từ :

Trang 4

và, với, nhưng, hoặc,hay, nên, vì vậy, Hoạt động cụ thể của từng lớp phương tiện

liên kết làm thành phương thức liên kết hoặc phép liên kết

 Vậy, phép liên kết (phương thức liên kết) và cách sử dụng phượng tiện liên kết

co đặc tính chung vào việc liên kết câu với câu

4.4 Phân loại tính liên kết theo các góc độ

4.4.1 Xét theo chiều hướng liên kết

a Liên kết hồi quy

- Liên kết hồi quy là liên kết hướng về phía trước: yếu tố giải thích xuất hiện trước,

yếu tố được giải thích xuất hiện sau trong văn bản

 Ví dụ:

Mai với tay cầm chiếc nón lá lặng lẽ đi ra khỏi bếp Người phụ nữ ấy sang nay có vẻ trầm tư và buồn về một điều gì đó.

→ Yếu tố giải thích Yếu tố được giải thích: “Mai Người phụ nữ ấy”

b Liên kết dự báo

- Liên kết dự báo là liên kết hướng về sau: Yếu tố được giải thích xuất hiện trước, yếu tố giải thích xuất hiện sau trong văn bản

 Ví dụ:

Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi Bắt đầu chửi trời Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết.

(Nam Cao)

Trang 5

→ Yếu tố được giải thích Yếu tố giải thích

Hắn 1

Hắn 2 cái thằng Chí Phèo

Hắn 3

4.2.2 Xét theo khoảng cách trong văn bản

Có 2 loại liên kết:

- Liên kết tiếp gián là liên kết giữa hai phát ngôn gần kề nhau

- Liên kết bắc cầu là liên kết giữa hai phát ngôn (hai đoạn, hai phần) ở cách nhau, giữa chúng có các phát ngôn, các đoạn, các phần khác nhau chen vào giữa

Ví dụ:

(1) Hân đặt ấm nước lên bếp, nhẹ nhàng đi ra phía sau nhà, tay mân mê cái giỏ đan xinh xắn (2) Ngoài vườn lúc này nắng đã bắt đầu lên khiến những bông hoa ở đây càng thêm rực rỡ (3) Chị đưa tay nâng niu bông hoa hồng yêu thích nhất và ngắt vài bông hoa ngâu, hoa nhài vào ướp trà.

 Phát ngôn (3) liên kết với phát ngôn (2) bằng phép lặp từ vựng “bông hoa” Đây là kiểu liên kết tiếp gián

 Phát ngôn (3) liên kết với phát ngôn (1) bằng phép thế đại từ ( Hân – chị) Đây là kiểu liên kết bắc cầu

4.4.3 Xét về mật độ liên kết:

Có 2 liên kết:

- Liên kết đơn là liên kết khi giữa hai phát ngôn chỉ có một phương thức liên kết được sử dụng một lần

 Ví dụ:

Trang 6

(1) Buổi sáng tôi dậy sớm để chuẩn bị cặp sách đến trường (2) Dậy sớm là một thói quen tốt.

Phát ngôn (2) và phát ngôn (1) liên kết với nhau bằng một phép liên kết – phép lặp (dậy sớm)

- Liên kết phức: là hiện tượng sử dụng nhiều phương thức liên kết khác nhau hoặc nhiều lượt khác nhau của cùng một phương thức để liên kết hai phát ngôn (cùng một cặp phát ngôn)

 Ví dụ:

(1) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã

bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực (2) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến

( Nguyên Hồng)

→ Phát ngôn (2) và phát ngôn (1) liên kết bằng ba phép liên kết:

+ Phép lặp: mẹ tôi – mẹ tôi

+ Phép thế: có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi – những rắp tâm tanh bẩn

+ Từ nối: Vì – nhưng

❖ Lưu ý:

- Khái niệm liên kết đơn, liên kết phức có thể còn được áp dụng để phân biệt bản thân các đơn vị liên kết

- Liên kết đơn là liên kết một phát ngôn với không quá hai phát ngôn khác trước và sau nó

- Liên kết phức là liên kết của một phát ngôn với ba phát ngôn trở lên và liên kết bằng nhiều phương tiện phối hợp

Trang 7

4.4.4 Xét trên sự hiện diện của các yếu tố liên kết

Có 2 loại liên kết:

- Liên kết hiện diện là liên kết giữa các phát ngôn mà trong đó các yếu tố tham gia liên kết đều có mặt trong văn bản

- Liên kết khiếm diện là liên kết chỉ có một yếu tố tham gia liên kết là có mặt trong văn bản, còn yếu tố thứ hai thì vắng mặt

 Ví dụ:

Đời các vĩ nhân cho ta một lí tưởng, một kiểu mẫu để bắt chước Nhờ gương sáng của họ mà ta trở nên khá, có can đảm, kiên nhẫn để đi tới mục đích.

( Nguyễn Hiến Lê)

→ Yếu tố liên kết “họ” thay thế cho từ “ các vĩ nhân” Hai yếu tố này đều có mặt

Vì vậy người ta gọi trường hợp này là liên kết hiện diện

4.5 Liên kết giữa các đoạn văn

- Đoạn văn trong văn bản không tồn tại một cách cô lập mà thường xuyên có mối quan hệ gắn bó với nhau Nói cách khác phải, chúng liên kết với nhau để làm nên đơn vị thông báo điển hình

- Để liên kết đoạn văn, người ta có thể sử dụng 3 phương tiện sau đây:

a) Từ ngữ dùng để liên kết

- Từ ngữ dùng để liên kết là những từ ngữ hoặc tổ hợp từ thường đứng đầu câu, đầu đoạn văn nhằm nối kết câu sau với câu trước, đoạn văn sau với đoạn văn trước

Trang 8

- Từ ngữ liên kết chi trình tự diễn đạt, chỉ sự liệt kê, bổ sung, để liên kết đoạn bao

gồm các từ ngữ: một là, hai là, thứ nhất là, trước hết là, mặt khác, hơn nữa, bên cạnh đó, sau nữa, và,

 Ví dụ:

Thứ nhất đó là chức năng thông tin Quảng cáo là một loại thông tin cho thị trường nhằm đưa tin tức về hàng hóa Một nhà kinh tế đã nói “làm kinh doanh mà không quảng cáo khác nào nháy mắt với một bạn gái trong bóng tối, chỉ có mình bạn biết bạn làm gì” Tuy nhiên thông tin quảng cáo không thể thay thế được thông tin thị trường do tính cục bộ, chủ quan của quảng cáo Nếu mọi người tiêu dùng điều tin tưởng ở quảng cáo thì khác nào đổ thóc giống ra mà ăn.

Chức năng thứ 2 của quảng cáo là chức năng tạo ra sự chú ý Quá trình diễn biến tâm lí của khách hàng thường trải qua các giai đoạn chú ý, thích, quyết định mua, hành động mua Bằng ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, quảng cáo sẽ tác độngchính vào điểm khởi đầu của chuổi tâm lí khách hàng, khai thông những bế tắc trong chuổi.

- Từ ngữ liên kết có ý nghĩa tóm tắt, khái quát, quan hệ nhân quả, gồm các từ ngữ: nhìn chung, tóm lại, kết luận, vì vậy, cho nên, nói tóm lại, tổng kết lại, do đó, tóm tắt,

 Ví dụ:

Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào – chữ “tôi”, xuất hiện trên thi đàn

Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ Nó như lạc loài nơi đất khách Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.

Trang 9

Bởi vậy cho nên, khi chữ “tôi”, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữ thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ “anh”, chữ “bác”, chữ “ông” đã thấy chướng Huống bây giờ nó đến một mình

(Hoài Thanh)

 Ví dụ:

Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ, cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ngày càng lành mạnh, tốt đẹp hơn.

/ /: phải có khen, cũng phải có chê Nhưng khen hay chê đều phải đúng

mức Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi Mà chê quá thì người bị chê cũng khó tiếp thu

(Hồ Chí Minh)

- Từ ngữ liên kết mang ý nghĩa tương phản đối lập liên kết hai đoạn văn: trái lại, tuy nhiên, nhưng, ngược lại, ấy vậy mà, thế mà, song,

 Ví dụ:

Cổ tích bắt nguồn [ ] cổ tích bắt nguồn ở cùng 1 nơi với ca dao nên cùng rung động một tinh thần ấy, một lòng ham sống ấy.

Nhưng cổ tích không có hình thức nhất định như ca dao Những câu chuyện

cổ lưu truyền trong dân chúng sở dĩ đáng chú ý là vì phần nội dung chứ không phải là vì phần hình thức vì văn chương.

( Nguyễn Đình Thi)

- Từ ngữ thay thế để liên kết đoạn văn Thuộc nhóm này là các đại từ, các từ thay

thế: ấy, đó, kia, này,

 Ví dụ:

Trang 10

Đảng và Chính phủ rất mong muốn, rất cố gắng mà đoàn kết với tầng lớp tri thức, đoàn kết lâu dài trong kháng chiến, trong kiến quốc, thực hành chủ nghĩa xã hội.

Đảng và Chính phủ thành tâm giúp đỡ tri thức tiến bộ mãi trên bước đường

vẻ vang đó, đồng thời đào tạo tri thức công nông ra (…) Trí thức công nông hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản thì lại càng cần

(Hồ Chí Minh)

b) Câu nối

Câu nối là những câu thường đứng ở đầu đoạn văn sau nhằm nối kết đoạn văn chứa nó với đoạn văn trước

 Ví dụ:

Trước hết, đó là sự hấp dẫn của những tư tưởng, ý nghĩa của anh Đọc Nam Cao thấy anh hay triết lí, thích khái quát Dĩ nhiên, sức hấp dẫn không thể có được, nếu anh chỉ gặp lại nguyên lý chung chung quen nhàm,…

Sức hấp dẫn của Nam Cao còn ở những trang phân tích tâm lý sắc sảo của anh Nam Cao chú ý đến nhiều nội tâm hơn là ngoại hình nhân vật.

(Nguyễn Đăng Mạnh) Câu nói chỉ dùng để liên kết đoạn văn với đoạn văn

Mô hình câu nối: Ch – C – V – B

Trong đó Ch là thành phần chuyển tiếp Thành phần chuyển tiếp này gồm:

+ Liên kết hồi chỉ do các từ ngữ sau đây đảm nhiệm: ở trên, bên trên, trên đây, trở lên, ngược lên trên, vừa rồi, vừa qua, lúc này, những từ ngữ liên kết này có

nhiệm vụ tóm tắt nội dung đã được trình bày

 Ví dụ:

Trang 11

- Trên đây là tóm tắt mấy khuyết điểm chính mà toàn Đảng ta từ cấp lãnh đạo đến cơ sở cần kiên quyết khắc phục

- Ngược lên trên, bài viết đã đề cập đến một số mô hình chính trong tổ chức văn bản trên cứ liệu một số truyện cười của bác Ba Phi.

+ Liên kết khứ chỉ do các từ ngữ sau đây đảm nhiệm: kế đến, tiếp theo, sau đây, dưới đây, những từ ngữ liên kết này có nhiệm vụ chỉ ra 1 cách khái quát nội dung

sẽ được trình bày ở đoạn văn tiếp theo

 Ví dụ:

Phần kế tiếp, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích một vài thí dụ tiêu biểu

c) Đoạn nối (đoạn văn chuyển tiếp)

- Đoạn nối là đoạn văn dung để nối kết đoạn văn trước với đoạn văn tiếp theo Đoạn nối nằm giữa hai đoạn văn là độc lập tách hẳn với các đoạn văn khác trong văn bản Có các loại đoạn nối sau:

- Đoạn văn nối liên kết hồi chỉ

 Ví dụ:

Để nâng cao hiệu lực và chất lượng của bộ máy nhà nước, phải xúc tiến việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ một cách có hệ thống, theo nề nếp chính quy, để sớm có một đội ngũ cán bộ thành thạo về nghiệp vụ quản lý nhà nước, đủ phẩm chất, năng lực ở các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở

Bây giờ, tôi nói về vấn đề cực kì trọng yếu, là vấn đề Đảng.

Sinh thời, Hồ Chí Minh côi vai trò lãnh đạo của đảng tiên phong đối cới cách mạng như người cầm lái đối với con thuyền Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn đòi hỏi Đảng phải có đạo đức trong trẻo, có trí tuệ sáng suốt, có đường lối đúng đắn, đội ngũ đẳng viên gương mẫu, có phương thức hoạt động thích hợp, từ đó mà được nhân dân tín nhiệm là người lãnh đạo.

Ngày đăng: 10/06/2024, 17:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w