1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Phép Liên Kết

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Phép Liên Kết Trong Văn Bản
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Các Phép Liên Kết Phép liên tưởng Phép tuyến tính Phép nối lỏng Phép nối chặt

Trang 1

CREDITS: This presentation template was created by

Slidesgo , including icon by Flaticon, and infographics

& images from Freepik

Trang 2

CÁC PHÉP LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN (tt)

Phép

liên

tưởng

Phép tuyến tính

Phép nối lỏng

Phép nối chặt

Trang 3

Phép liên tưởng

Phép tuyến tính

Phép nối lỏng

Phép nối chặt

o Nhận diện

o Phân loại

-Khái niệm -Phương tiện được sử dụng trong phép nối lỏng

-Khái niệm -Từ ngữ liên kết biểu thị MQH:

+QH định vị +QH logic – diễn đạt +QH logic – sự vật +QH sở hữu, phương tiện

Trang 4

Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện

ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những

ngữ đoạn (từ hay nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số ít nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập.

5.9 Phép liên tưởng

5.9.1 Khái niệm:

Trang 5

5.9.2 Phân loại phép liên tưởng:

- Xét nội dung chủng loại giữa các yếu tố được liên tưởng với nhau:

+ Liên tưởng đồng chất: Chủ tố và liên tố đều thuộc cùng một loại.

+ Liên tưởng không đồng chất: Chủ tố và liên tố thuộc những loại khác nhau.

- Xét về tính chất của MQH giữa các yếu tố có QH liên tưởng, chia

thành 7 kiểu nhỏ trong hai loại liên tưởng trên:

Phép liên tưởng Liên tưởng đồng chất Liên tưởng không đồng chất

Liên

tưởng bao

hàm

Liên tưởng đồng loại

Liên tưởng định lượng

Liên tưởng định vị

Liên tưởng định chức

Liên tưởng đặc trưng

Liên tưởng nhân quả

Trang 6

5.9.2.1 Nhóm liên tưởng đồng chất

a Liên tưởng bao hàm:

Là kiểu liên tưởng mà trong đó một yếu tố

liên kết là từ ngữ chỉ bộ phận, yếu tố liên kết còn

lại là từ ngữ chỉ cái toàn thể.

Ví dụ:

(1)Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái

độ khoan hồng và nhân đạo (2) Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua

biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi trạm giam

Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản của họ.

(Hồ Chí Minh)

Ở câu (2), “Việt Minh” là đại từ chỉ bộ phận mà toàn thể của

nó là “đồng bào ta” đã xuất hiện ở câu thứ nhất Hai yếu tố

liên kết có mối quan hệ bao hàm.

Ví dụ :

Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.

Trang 7

- Chủ tố, liên tố chỉ những đối tượng có quan hệ bao hàm với nhau

- QH bao hàm ở đây là bao hàm giữa “cái chung, cái toàn thể”

với “cái riêng, cái bộ phận” chứ không phải bao hàm theo kiểu giống – loài như ở kiểu thế đồng nghĩa lâm thời.

- QH bao hàm còn thể hiện rõ trong:

+ QH chỉnh thể – bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ…)

+ QH tập hợp – thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan,

binh lính……)

Trang 8

b Liên tưởng đồng loại:

L à kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất ngang

hàng với nhau, không phân biệt được cái nào là bao hàm trong cái nào.

Chuồn chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một

cái đã biến mất Chuồn chuồn Ớt rực rỡ trong bộ áo

quần đỏ chót giữa ngày hè chói lọi, đi đằng xa đã nhìn

thấy.

(Tô Hoài)

Có hai yếu tố liên kết cùng chỉ loài vật “chuồn

chuồn” gồm “chuồn chuồn Ngô” và “chuồn chuồn Ớt”

 Chủ tố và liên tố đồng loại với nhau.

Ví dụ :

Cóc chết bỏ nhái mồ côi,

Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!

Ễnh ương đánh lệnh đã vang!

Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!

Kiểu liên tưởng đồng loại khá gần với kiểu đối lâm thời Nó sẽ chuyển thành đối lâm thời khi bị giới hạn trong hai đối tượng, nhất là khi có từ

nối tương phản đi kèm.

Trang 9

c Liên tưởng định lượng:

Là dạng thức liên tưởng giữa từ ngữ

chỉ những sự vật, hiện tượng có cùng quan

hệ về số lượng.

Ví dụ:

Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên

Mỗi chiếu nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

(Nguyễn Phan Hách)

Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật

nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông Cả

hai người lại trở về chiếc thuyền.

(Nguyễn Minh Châu)

Các câu trong hai ví dụ trên liên kết với nhau bằng

phép liên tưởng (kiểu liên tưởng định lượng ) Một yếu

tố liên kết chỉ số lượng tổng “những” (những chiếc

nấm), “hai người” và yếu tố liên kết kia chỉ số lượng

bộ phận “mỗi” (mỗi chiếc nấm), “người đàn bà” và

“lão đàn ông” Giữa hai yếu tố liên kết có quan hệ về

số lượng của cùng sự vật (chiếc nấm), và con người.

Ví dụ :

Năm đứa chúng tôi như năm con ong thợ Mỗi người đều tự giác nhận lấy phận sự của mình.

 Ta thấy một yếu tố liên kết chỉ tổng số lượng

“năm người” và yếu tố liên kết kia chỉ bộ phận

“mỗi người”

Trang 10

5.9.2.2 Nhóm liên tưởng không đồng chất

a Liên tưởng định vị:

Là dạng thức liên tưởng giữa từ ngữ chỉ những sự vật, hiện

tượng, hành động với những từ ngữ chỉ vị trí tồn tại của nó trong không gian hoặc thời gian.

Ví dụ:

Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền Thuyền xô sóng dậy Sóng đẩy thuyền lên

(Tố Hữu)

Trong ví dụ trên, yếu tối liên kết “ thuyền”, “ sóng” được định vị không gian tồn tại ở yếu tố liên kết “bể”.

Ví dụ:

(1)Trăng thật (2) Hôm nay đầu tháng (3) Từ đầu hôm, tôi vẫn đi

giữa đêm trăng mà không biết.

(Nguyễn Minh Châu)

Tuy chưa buồn ngủ nhưng nằm đắp chăn cho ấm và buông màn cho khỏi muỗi thì vẫn tốt Hai cái giường nhỏ kê song song, cách nhau một lối đi nhỏ.

(Nam Cao, Đôi mắt)

Đêm lạnh, trời thăm thẳm Sao vẫn xanh biếc đầy trời Khó ngủ quá.

(Hồ Phương, Thư nhà)

“trăng” được định vị trong thời gian “đầu tháng”, “trăng- đầu tháng” đã liên kết câu (2)

vào câu (1) nhờ mối quan hệ

liên tưởng định vị.

Đây là liên tưởng định vị cho hành động nằm trong không gian diễn ra hành động đó là giường *Liên tưởng định vị trong thời gian là trường hợp ít gặp hơn so với liên tưởng định vị trong

không gian.

Cặp liên tưởng đêm – sao

là liên tưởng định vị thời gian – sự vật , còn cặp đêm – ngủ là liên tưởng định vị thời gian – hành động

Trang 11

Là dạng thức liên tưởng giữa từ ngữ chỉ những sự

vật, sự việc, hiện tượng, hoạt động với những từ

ngữ chỉ chức năng điển hình của sự vật, hiện

tượng, hành động đó.

b Liên tưởng định chức:

Ví dụ:

Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai

sương một nắng [ ] Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng

Trang 12

c Liên tưởng đặc trưng (LT the o quan hệ giải thích):

Là dạng thức liên tưởng giữa từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng với những từ ngữ chỉ dấu hiệu điển hình đặc trưng cho nó.

Ví dụ:

(1) Mà tại sao từ trước tới giờ tôi không để ý nhỉ, lần đầu tiên tôi sực nhận

thấy nó chính là một thằng bé vùng biển Những món tóc vàng hoe có chỗ

đỏ quạch như mớ lưới tơ đã bợt bạt đang tỏa ra mùi nước mặn che lấp gần hết khuôn trán nhỏ và cặp mắt đầy vẻ ngây thơ, lúc này chả khác nào cặp mắt của một chú hổ con từ miền rừng vừa lạc về.

(2) Chị tôi coi Nguyệt như một cô em gái, rất yêu mến Nguyệt, bởi lẽ cô ta

rất ngoan ngoãn và tích cực Bức thư nào gửi về cho tôi, chị Tính cũng

nhắc tên người con gái ấy, kể lể đủ các đức tính tốt đẹp.

(Nguyễn Minh Châu)

Liên tố “món tóc vàng hoe có chỗ đỏ quạch như mớ lưới tơ đã bợt bạt đang tỏa ra mùi nước mặn” là cụm từ chỉ đặc trưng rất riêng của

“thằng bé vùng biển” Hai yếu tố liên kết này chính là phương tiện của liên tưởng đặc trưng

Sử dụng kiểu liên tưởng đặc trưng để nối kết Yếu tố liên kết

“ngoan ngoãn và tích cực” là dấu hiệu miêu tả cụ thể đặc trưng cho yếu tố “đức tính tốt đẹp”

 Hai câu liên kết với nhau và cùng hướng về phẩm chất tốt đẹp của Nguyệt

Trang 13

d Liên tưởng nhân quả:

Là dạng thức liên tưởng giữa từ ngữ chỉ nguyên nhân và

những từ ngữ chỉ kết quả

Ví dụ:

Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều Sang tháng mười, nhất định anh đi lại được.

(Nguyễn Minh Châu)

 Hai yếu tố liên kết có mối quan hệ nhân quả với nhau Liên

tố “đi lại được” là kết quả của nguyên nhân ở chủ tố “tập tành uống thuốc cho đều”.

Trang 14

- Trong số 7 kiểu liên tưởng trên thì liên tưởng bao hàm xuất hiện với tần số cao nhất; còn liên tưởng định vị và liên tưởng đồng loại có tần

số xuất hiện thấp nhất.

- Phép liên tưởng là biện pháp sử dụng những từ ngữ cùng trường

nghĩa để liên kết câu Do phương tiện của phép liên tưởng là những từ ngữ cùng trường nghĩa cho nên nó có tác dụng liên kết chủ đề, cụ thể

nó được xếp vào nhóm phương thức phát triển chủ đề.

*Tổng kết phần 5.9 :

Trang 15

5.10 Phép tuyến tính

5.10.1 Khái niệm:

Phép tuyến tính là phép liên kết sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung.

Phép tuyến tính là phép liên kết không có các yếu tố liên kết.

Ví dụ:

(1)Kháng chiến tiến bộ mạnh (2) Quân và dân ta tiến bộ mạnh (3) Nghệ thuật cũng cần tiến bộ mạnh.

Giữa các phát ngôn (1) và (2) không có phép tuyến tính: có thể đổi chỗ mà

không ảnh hưởng gì đến nội dung cũng như cấu trúc của cả đoạn.

Giữa phát ngôn (2) và (3), (1) và (3) có sự liên kết bằng phép tuyến tính nên

việc đổi vị trí sẽ làm cho chuỗi phát ngôn không có ý nghĩa.

(1) Và (2)  (2) và (1): + (chấp nhận) (2) Và (3)  (3) và (2): - (không chấp nhận) (1) Và (3)  (3) và (1): - (không chấp nhận)

Trang 16

5.10.2 Nhận diện và phân loại phép tuyến tính

5.10.2.1 Nhận diện: Đảo trật tự của hai phát ngôn

- TH1: Không ảnh hưởng gì tới phần văn bản đang xét  Các phát ngôn không có sự liên kết bằng phép tuyến tính.

- TH2: Nội dung văn bản thay đổi thành nội dung khác/chuỗi phát ngôn thu được không có nghĩa  Trật tự ban đầu của hai phát ngôn

có sử dụng phép tuyến tính.

5.10.2.2 Phân loại: Dựa vào MQH nội dung giữa các phát ngôn

- Liên kết tuyến tính của những phát ngôn có quan hệ thời gian

- Những liên kết tuyến tính của những phát ngôn không có quan

hệ thời gian.

Trang 17

a Liên kết tuyến tính của những phát ngôn có QH thời gian:

Tức là liên kết theo trật tự thời gian nhất định:

sinh ra – lớn lên – mất đi, sống – chết,

-Quan hệ thời gian thuần túy.

-Quan hệ thời gian nhân quả là các phát ngôn nối kết với nhau theo trật từ thời gian có quan hệ

nguyên nhân – kết quả.

Ngạc tống mạnh quả đạn vào pháo Đức giật cò.

(Nguyễn Sinh)

Hành động thực hiện theo trình tự thời gian: hành động

“tống mạnh” xảy ra trước, hành động “giật cò” xảy ra sau  Hai câu liên kết với nhau bằng phép tuyến tính theo quan hệ thời gian thuần túy.

Phát súng nổ Em bé từ lưng trâu ngã xuống.

(Anh Đức)

Hai sự việc “súng nổ” và “ngã xuống” thực hiện theo trình tự thời gian trước sau Tuy nhiên, sự việc “súng nổ” còn là nguyên nhân dẫn đến xảy ra sự việc “ngã xuống” của em bé  Hai câu liên kết với nhau bằng phép tuyến tính chỉ quan hệ thời gian nhân quả

Trang 18

b Liên kết tuyến tính của những phát ngôn không có quan hệ thời gian :

Là khi hai phát ngôn chúng biểu thị những sự kiện đồng

thời Phát ngôn sau chỉ là sự thuyết minh cho phát ngôn trước Chúng không diễn đạt các sự kiện mà chỉ trình bày những

Thêm vào các phương tiện nối

+ Quan hệ thời gian thuần túy : chấp nhận những phương tiện nối chỉ sự kế tiếp về thời gian: rồi, sau đó,

+ Quan hệ nhân quả (phi thời gian) : chấp nhận những phương tiện nối chỉ kết quả: cho nên, vì vậy, do đó, như vậy

+ Quan hệ thời gian nhân quả : chấp nhận cả hai phương tiện nối chỉ kết quả và phương tiện nối chỉ thời gian.

(1)Ngạc tống mạnh quả đạn vào pháo (2)Đức giật cò.

(Nguyễn Sinh) (1) Sau đó (2) : + (chấp nhận)

(1) Cho nên (2): – (không cháp nhận)

 Khi thêm các từ ngữ chỉ thời gian vào phát ngôn sau:

-TH: sự hiện diện ấy chấp nhận được  LK: phép tuyến tính có mối quan hệ thời gian thuần túy

-Ngược lại, TH không chấp nhận được liên kết không phải là phép tuyến tính cóa mối quan hệ thời gian thuần túy

(1)Trời nắng (2)Anh đĩ mệt bỡ hơi tai.

(1) Cho nên,(2) + (chấp nhận)(1) Sau đó,(2)– (không chấp nhận)

Nó khuỵu cẳng Một củ khoai ở mẹt biến mất.

Nó khuỵu cẳng Cho nên, một củ khoai ở mẹt biến mất.

Nó khuỵu cẳng Sau đó, một củ khoai ở mẹt biến mất.

TH này, khi thêm các từ ngữ vừa chỉ kết quả vừa chỉ thời gian mà đều chấp nhận được các câu ấy đã nối kết với nhau bằng phép tuyến tính chỉ QH thời gian nhân quả

Trang 19

Quan hệ nhân quả (phi thời gian)

Trời nắng Anh đĩ mệt bỡ hơi tai.

(Nguyễn Công Hoan)

“trời nắng” và “anh đĩ mệt bỡ hơi tai” : diễn ra đồng thời và giữa chúng có MQH nguyên nhân – kết quả

 liên kết tuyến tính theo quan hệ nhân quả.

Tháng 5 năm 1945 Đức đầu hàng Tháng 8, Nhật đầu hàng Liên

Xô và Đồng minh hoàn toàn thắng lợi (Hồ Chí Minh)

Nguyên nhân trình bày trước “Đức đầu hàng”, “Nhật đầu hàng” - kết quả “ Liên Xô và Đồng minh” hoàn toàn thắng lợi được

trình bày sau

 Phép tuyến tính chỉ quan hệ nhân quả thuận logic

Chị gái em bất hạnh Anh chồng là một người ti tiện

(Sưu tầm) Trọng tâm câu chuyện là “chị gái” với nỗi bất hạnh của mình

chứ không phải là anh chồng chị ta  “chị gái bất hạnh” là kết

quả, còn nguyên nhân là bởi “anh chồng là người ti tiện”.

-Cô bĩu môi Anh mặc kệ.

-Đường lắm ổ gà và lầy lội Chúng tôi vẫn cố gắng trở về đúng hẹn.

(Sưu tầm)

Trang 20

5.11 Phép nối lỏng

5.11.1 Khái niệm:

Là phép liên kết thể hiện sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà ngôi còn lại là chủ ngôn

QHT “và” có tác dụng nối kết câu (1) với câu (2) bổ xung thêm thông tin cho phát ngôn đi trước, LK phát ngôn đi trước với phát ngôn chứa nó.

 Hình thức: không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của câu cũng như đoạn văn

 Nội dung: có tác dụng nhấn mạnh ngữ nghĩa của đoạn là “người con gái thời ấy phải có da có thịt”

Trang 21

5.11.2 Phương tiện được sử dụng trong phép nối lỏng:

5.11.2.1 Phương tiện nối là các từ, cụm từ làm thành phần chuyển tiếp:

Phép nối lỏng là việc sử dụng trong kết ngôn các từ ngữ chuyển tiếp

để tạo liên kết với chủ ngôn Các từ ngữ chuyển tiếp là những từ ngữ:

- Các kết hợp cố định hóa: tiếp theo, thứ nhất, ngoài ra, hơn nữa, cuối cùng,…

Vd: Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

(Hồ Chí Minh)

- Các tổ hợp được tạo bởi: từ nối + đại từ: sau đó, trên đây, do vậy, vì thế, từ đó, vì vậy, bởi vậy, như vậy, tuy vậy, tuy thế, như thế, …

Vd: “ Tôi chờ trong chốc lát (1) Bỗng có chiếc xe đỗ phịch trướccỗng(2).

Ta thấy phát ngôn thứ (2) là một câu đặc trưng có chứa từ “ bỗng” làm thành phần chuyển tiếp chỉ ra:

+ Phát ngôn chứa nó không phải là phát ngôn đầu tiên trong văn bản, trước phát ngôn này còn có ít nhất một phát ngôn khác liên quan đến nó.

+Sự kiện nêu ra trong phát ngôn chứa nó diễn ra trong cùng một thời gian với sự kiện chủ ngôn.

Trang 22

5.11.2.2 Phương tiện nối:

Trang 23

5.12 Phép nối chặt:

5.12.1 Khái niệm:

Là phép liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có mặt của

từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy) hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với chủ ngôn.

Ví dụ:

(a) (1) Chúng ta chủ trương học xưa (2) Chúng ta chủ trương học nước

ngoài (3) Nhưng phải học trên tinh thần độc lập tự chủ.

(Hoài Thanh)

(b) (1) Bóng nắng ngoài hè càng rợp sân, anh càng nóng ruột (2) Rồi thấy

bụng đói (3) Và thèm thuốc lào nữa.

(Nguyễn Công Hoan)

Ba phát ngôn, trong đó, phát ngôn (3) không hoàn chỉnh về cấu trúc, nối kết với phát ngôn (2) bởi từ nối “nhưng” chỉ

quan hệ nghĩa đối lập

 Phát ngôn (3) liên hệ chặt chẽ, không tách rời phát ngôn đứng trước nên phép liên kết này chính là phép nối lỏng

Ba phát ngôn: Phát ngôn (2) và (3) nối kết với phát ngôn trước bằng từ nối “rồi”, “và” Bản thân nó lại có cấu trúc không hoàn chỉnh (bị lược bỏ thành phần chủ ngữ)  các từ nối có vai trò quan trọng trong việc tạo ra mối liên kết giữa

nó với phát ngôn trước nó Cụ thể:

+ “rồi” biểu thị mối quan hệ thời gian giữa phát ngôn (2) với phát ngôn (1)

+ “và” biểu thị mối quan hệ đẳng lập giữa phát ngôn (3) với phát ngôn (2)

Ngày đăng: 11/06/2024, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w