MỤC LỤC 1. Khái niệm 2. Phân loại đoạn văn 2.1. Dựa vào nội dung 2.2. Dựa vào dạng tồn tại 2.3. Dựa vào chức năng 2.4. Dựa vào cấu trúc 2.5. Dựa vào câu chủ đề 3. Các kiểu cấu trúc đoạn văn 3.1. Đoạn văn diễn dịch 3.1.2. Khái niệm 3.1.2. Phân loại 3.2. Đoạn văn quy nạp 3.2.1. Khái niệm 3.2.2. Phân loại ....
Trang 1MỤC LỤC
1 Khái niệm
2 Phân loại đoạn văn
2.1 Dựa vào nội dung
2.2 Dựa vào dạng tồn tại
2.3 Dựa vào chức năng
2.4 Dựa vào cấu trúc
2.5 Dựa vào câu chủ đề
3 Các kiểu cấu trúc đoạn văn
3.1 Đoạn văn diễn dịch
3.1.2 Khái niệm 3.1.2 Phân loại 3.2 Đoạn văn quy nạp
3.2.1 Khái niệm 3.2.2 Phân loại 3.3 Đoạn văn tổng - phân - hợp
3.4 Đoạn văn song hành
3.4.1 Khái niệm 3.4.2 Phân loại 3.5 Đoạn văn móc xích
3.5.1 Khái niệm 3.5.2 Phân loại 3.6 Đoạn văn tối giản
4 Chia tách văn bản thành đoạn văn
4.1 Tác dụng của việc tách đoạn văn
4.2 Các nguyên tắc chi phối việc tách đoạn văn
4.2.1 Chia tách theo chức năng của đoạn văn trong tổng thể lớn hơn nó 4.2.2 Chia tách theo phương diện ý nghĩa
Trang 2GIỚI THUYẾT VỀ ĐOẠN VĂN
1 Đoạn văn
Theo Trần ngọc Thêm: “Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, gồm một chuỗi phát ngôn được xây dựng theo một cấu trúc và mang một nội dung nhất định được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức: ở dạng nói, nó có những kiểu ngữ liệu nhất định và kết thúc bằng quảng ngắt hơi dài; ở dạng viết nó bắt đầu bằng dấu mở đoạn và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn.”
Quan niệm của tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng: “Đoạn văn là cơ sở có thêm văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu viết đoạn.”
Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa: “Đoạn văn thuộc ngôn ngữ viết và được hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng, cho đến chỗ dấu chấm xuống dòng.”
Tác giả Phan Mậu Cảnh quan niệm: “Đoạn văn là một bộ phận của văn bản do câu tạo thành theo một cấu trúc nhất định biểu thị một nội dung tương đối độc lập, có hình thức rõ ràng.”
Các tác giả đều thống nhất đoạn văn là bộ phận trong cấu trúc của văn bản, có hình thức rõ ràng (dạng nói và dạng viết), có nội dung nhất định và tương đối độc lập
2 Phân loại đoạn văn:
2.1 Dựa vào nội dung: được chia làm 2 loại
Đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung: nội dung của nó có thể hiểu được ngay cả khi tách rời khỏi văn bản
Đoạn văn không hoàn chỉnh về nội dung: đoạn văn có chứa các yếu tố hợp nghĩa hoặc các quan hệ không rõ rang mà việc thuyết minh chúng đòi hỏi vào những đoạn văn khác trong văn bản
2.2 Dựa vào dạng tồn tại:
Khi phân tích diễn ngôn chia đoạn văn làm 2 đoạn: Thoại đoạn( đoạn văn đối thoại) và văn đoạn (đoạn văn có hình thức rõ ràng: mở đầu viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi ở đầu dòng, kết thúc có dấu ngắt đoạn)
Đoạn văn tồn tại dưới dạng văn bản viết:
- Đoạn văn kiểu diễn thoại: lời tác giả, người viết
Trang 3Ví dụ: Ông Hai hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sang tới giờ, ông tính để trồng thêm vài tram gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm Có một mình, ông phải làm cố, hai vai ông mỏi nhừ Ông nằm vật trên giường, vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẫn vơ.
( Làng, Kim Lân)
- Đoạn văn kiểu đối thoại: lời tác giả, lời người viết xen kẽ lời nhân vật, lời của các đối tượng khác,
Ví dụ:
(1) Ông Hai đi nghênh ngang giữa đường vắng cái đầu cung cúc lao vào phía trước Hai tay vung vẩy, nhấp nhổm Gặp ai quen ông lão cũng níu lại, cười cười:
(2) -Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!
( Làng, Kim Lân)
2.3 Dựa vào chức năng: có nhiều cách chia khác nhau
Theo Nguyễn Quang Ninh chia đoạn văn làm 3 kiểu: đoạn mở, đoạn kết, đoạn nối
Theo Diệp Quang Ban chia đoạn văn thành 4 loại: đoạn mở, đoạn văn luận giải,đoạn văn chuyển tiếp và đoạn văn kết
2.4 Dựa vào cấu trúc:
Diệp Quang Ban chia đoạn văn thành 2 loại:
- Đoạn văn thông thường là đoạn văn có nội dung và hình thức tương đối hoàn chỉnh
Ví dụ : Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi Những đóa hoa râm bụt thêm màu đỏ chói Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, trong ánh mặt trời.
- Đoạn văn bất thường là đoạn văn có nội dung chưa trọn vẹn và hình thức chưa hoàn chỉnh, mang đậm màu sắc tu từ
Ví dụ 1:
Anh càng hết sức để hát, để đàn, và để… không ai nghe.
Bởi vì…
Đường càng vắng ngắt Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải…
(Nguyễn Công Hoan)
Ví dụ 2:
Trang 4Nhưng nói kinh tế quyết định văn hóa của một dân tộc có phải tức là nói văn hóa đẻ
ra trong những điều kiện kinh tế nhất định phải chết theo những điều kiện kinh tế đó không?
Có nhiên không Đành rằng…
(Trường Chinh)
2.5 Dựa vào câu chủ đề: chia 2 loại
- Đoạn văn có câu chủ đề: cấu trúc diễn dịch, cấu trúc quy nạp, cấu trúc tổng – phân – hợp
- Đoạn văn không có câu chủ đề: cấu trúc song hành, cấu trúc móc xích
3 Các kiểu cấu trúc đoạn văn:
3.1 Đoạn văn diễn dịch:
3.1.1 Khái niệm:
Là đoạn văn có kiểu cấu trúc mà nội dung khái quát cô đọng của đoạn văn được diễn đạt tập trung ở phát ngôn chủ đề nằm ở đầu đoạn Các phát ngôn khác làm nhiệm vụ triển khai các
ý cụ thể để làm rõ nội dung ở phát ngôn chủ đề, tức là phát ngôn chủ đề đứng đầu đoạn văn 3.1.2 Phân loại:
Đoạn văn có cấu trúc diễn dịch thường xuất hiện các tiểu loại:
- Diễn dịch giải thích: Các phát ngôn đứng sau phát ngôn chủ đề để giải thích, làm sang tỏ nội dung của phát ngôn chủ đề
Ví dụ: Dạy văn ở trường phổ thông có nhiều mục đích Nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù – lao động nghệ thuật Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay Dạy văn chương cũng chính là những con đường của giáo dục thẩm mĩ.
(Lê Ngọc Trà)
- Diễn dịch chứng minh: Các phát ngôn đứng sau phát ngôn chủ đề chứng minh cho nội dung phát ngôn chủ đề
Ví dụ: “Qua Đèo Ngang” trước tiên là một bài thơ tả cảnh Cảnh vật hiện ra phong phú dần :
có cảnh sắc như cỏ cây, hoa lá, tiều phu bên sườn núi ; có âm thanh: tiếng cuốc cuốc, gia gia khắc khoải Và khi lên đến đỉnh núi thì nhà thơ đã nhìn được một cách tổng quát, toàn thể: trời, non, nước Cái mênh mông, hung vĩ ấy của thiên nhiên đã làm cho nhà thơ sững lại: dừng chân đứng lại.
Trang 5- Diễn dịch toàn thể - bộ phận: Các phát ngôn đứng sau phát ngôn chủ đề nêu ra những bộ phận hợp thành cái toàn bộ được nêu trong phát ngôn chủ đề
3.2 Đoạn văn quy nạp:
3.2.1 Khái niệm:
Là đoạn văn có kiểu cấu trúc mà câu chủ đề mang ý nghĩa tổng hợp, khái quát của đoạn nằm ở cuối đoạn còn các phát ngôn trước nó trình bày các ý kiến, dẫn chứng cụ thể
3.2.2 Phân loại:
Đoạn văn có cấu trúc quy nạp thường thuộc về các tiểu loại:
- Quy nạp để khái quát:
Ví dụ: Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho hợp tác xã, nhà mới của xã viên Đời sống vật chất ngày càng ấm
no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
(Hồ Chí Minh)
- Quy nạp để tóm tắt:
Ví dụ:
…Các cô, các chú muốn hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước thì phải: tang năng suất, tăng chất lượng, đồng thời phải hạ giá thành Tóm lại: phải làm mau, làm rẻ, làm nhiều.
(Hồ Chí Minh)
- Quy nạp thể hiện quan hệ nhân quả:
Ví dụ:
Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người lính đáng giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy.
( Hồ Chí Minh)
- Quy nạp để đánh giá:
Ví dụ:
Những cánh đồng trải đầy màu nắng, những nụ cười của bao con người hạnh phúc vì lao động Từng hàng máy cày tít tắp nối nhau từ thửa này đến thửa kia Cùng những bao lúa đủ
Trang 6sắc màu được khiêng lên xe chở về nhà Đó là quang cảnh ngày mùa bội thu tràn ngập sức sống đầy khỏe khoắn của con người lao động.
3.3 Đoạn văn tổng - phân - hợp:
3.3.1 Khái niệm:
Khi triển khai nội dung của đoạn văn theo cấu trúc này có nghĩa là viết phát ngôn chủ đề ở đầu đoạn để nêu một nhận xét chung, sau đó viết các phát ngôn tiếp để triển khai nội dung ấy
Và khi kết thúc thì sử dụng phát ngôn chủ đề ở cuối đoạn để tổng kết, khái quát lại Đây cũng
là trường hợp phát ngôn chủ đề vừa đứng đầu vừa đứng cuối đoạn
Ví dụ :
Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn Bởi, sách không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa, xã hội,… mà còn làm cho ta thấm thía về một thời lịch sử xã hội xa xưa Nó giúp chúng ta mở mang được nhiều kiến thức, giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn và hiểu nhiều điều chân lí Vì vậy, có thể khẳng định rằng sách chính là kho tàng kiến thức đắt giá mà nhân loại có được
3.4 Đoạn văn song hành:
3.4.1 Khái niệm:
Là đoạn văn có cấu trúc mà chủ đề của đoạn văn thể hiện rải rác trong tất cả các câu Mỗi câu thể hiện một khía cạnh nào đó ý chính của cả đoạn Và các câu trong đoạn văn liên kết song song với nhau (bình đẳng nhau về ngữ pháp)
3.4.2 Phân loại:
- Song hành liệt kê: liệt kê các sự kiện, các đối tượng có liên quan với nhau về một mặt nào
đó, hoặc liệt kê cùng một đối tượng
Ví dụ 1 :
Chửi Kêu Đấm Đá Thụi Bịch Cẳng chân Cẳng tay Như mưa vào đầu Như mưa vào lưng Như mưa vào chân nó.
(Bữa no đòn, Nguyễn Công Hoan)
Ví dụ 2:
Trang 7Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước.
(Hồ Chí Minh)
Ví dụ 3:
Huống hồ giá nào cho xứng đáng cái mà cuốn sách chứa đựng, gợi mở Một tư tưởng khai sáng Một kiến thức nền tảng Một cách gọi tên sự vật Một rung cảm thần tiên Một phút giây suy tưởng Một mơ mộng Một bâng khuâng, một bảng lảng, một khoái cảm được biểu hiện năng lực người của mình.
(Ma Văn Kháng)
Ví dụ 4:
Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng ở ngoài, được người dân sử dụng che nắng, che mưa và trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa
- Song hành đối lập, tương phản: các phát ngôn trình bày các sự kiện đối lập, tương phản nhau
Ví dụ :
Đối với người ai làm gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn Bất kì ai làm
gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi cho Tổ quốc cho đồng bào là bạn Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù.
(Hồ Chí Minh)
- Song hành tăng cấp: các phát ngôn trình bày các sự kiện theo hướng tăng cấp
Ví dụ:
Đánh cho tiếng chiêng vượt qua sàn nhà vang xuống đất! Đánh cho tiếng chiêng vượt mái nhà vang lên trời và lan ra khắp cả xứ! Hãy đánh cho đến lúc voi và tê giác phải lắng tai nghe và quên cho con bú! Đánh cho ếch nhái và dế cũng phải lắng tai nghe và không kêu nữa
Trang 8(Trường ca Đam San)
3.5 Đoạn văn móc xích:
3.5.1 Khái niệm: Là đoạn văn có kiểu cấu trúc mà các phát ngôn trong đoạn triển khai chủ
đề theo hướng ý của phát ngôn sau tiếp nối ý của phát ngôn trước, cứ như thế cho đến hết đoạn 3.5.2 Phân loại:
Đoạn văn có cấu trúc móc xích trong văn bản thường có một số tiểu loại:
- Móc xích chuỗi, móc xích nhân quả:
Ví dụ :
Bây giờ toàn dân ta ai cũng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội, phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều Muốn tăng gia sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ
(Hồ Chí Minh)
- Móc xích suy luận:
Ví dụ :
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tư do! Dân tộc đó phải được độc lập
(Hồ Chí Minh)
3.6 Đoạn văn tối giản: thường có 2 thành phần là Đề và Thuyết, được thể hiện bằng một phát ngôn nhằm nhấn mạnh một ý quan trọng nào đó
Ví dụ : Sự thật trong mấy năm vừa qua, chứng tỏ rằng: Cuộc kháng chiến chiến trường kì của
ta nhất định thắng lợi
Điều đó là nhất định
(Hồ Chí Minh)
4 Chia tách văn bản thành đoạn văn:
Tách đoạn văn là việc của người tạo lập văn bản phân chia nội dung chủ đề mà mình dự kiến để viết thành từng đoạn văn sao cho hợp lí và đạt yêu cầu nghệ thuật Tách đoạn văn là một thủ pháp viết văn quan trọng vì đặc trưng của văn bản có tính khả phân
Trang 9Khi văn bản có nhiều vấn đề phức tạp, cần phải tách đoạn nhằm chia nội dung thành nhiều tiểu chủ đề, luận điểm, Việc chia tách giúp làm rõ cấu trúc nội dung tạo cho văn bản có kết cấu, bố cục hợp lí
4.1 Tác dụng của việc tách đoạn văn:
Trong văn bản đoạn văn có vai trò hết sức quan trọng, việc chia tách đoạn văn trong văn bản có nhiều ý nghĩa: tạo cơ sở hình thức cho cấu tạo của văn bản: làm rõ cấu trúc ý của văn bản; ý mỗi đoạn văn tương đối trọn vẹn Và, tạo sắc thái ý nghĩa bổ trợ có tính chất tu từ học: người viết them vào văn bản những ý nghĩa không lời giúp cho việc thể hiện đích, chủ đề hiểu theo nghĩa hẹp của tác giả, được rõ ràng, cụ thể hơn Nhưng, lưu ý không được tùy tiện trong việc tách đoạn, vì nếu tách đoạn không phù hợp sẽ đẩy nội dung tới chỗ khó hiểu hoặc không thể hiểu được
Ví dụ :
Anh càng hết sức để hát, để đàn, và để không ai nghe.
Bởi vì
Đường càng vắng ngắt Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải
(Nguyễn Công Hoan)
Trong ví dụ trên, “Bởi vì…” được tách riêng ra độc lập, có tác dụng tạo sắc thái ý nghĩa tu từ
4.2 Các nguyên tắc chi phối việc chia tách đoạn văn:
4.2.1 Chia tách theo chức năng của đoạn văn trong tổng thể lớn hơn nó:
Văn bản thông dụng thường có kết cấu 3 phần: phần mở, phần thân và phần kết Ngoài ra,
có những đoạn văn mang chức năng chuyển tiếp, làm nhiệm vụ nối kết đoạn văn phần văn bản trước nó với đoạn văn hay phần văn bản sau nó, được phân thành các loại: đoạn văn mở đầu, đoạn văn triển khai, đoạn văn kết thúc và đoạn văn chuyển tiếp
4.2.2 Chia tách theo phương tiện ý nghĩa:
- Tách đoạn theo chủ đề: Khi chuyển từ tiểu chủ đề này sang tiểu chủ đề khác thì ranh giới giữa hai tiểu chủ đề là ranh giới những đoạn văn khác nhau Mỗi tiểu chủ đề thường lập thành một đoạn văn
Trang 10Ví dụ: Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật để khỏi phải công nhận những tình thế đáng
ưu uất.
Ta thử lấy truyện Hai bà Trưng mà xét Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai bà vẫn chép rằng Hai bà đều hoá đi, chứ không phải tử trận Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hoá lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thủa xưa Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tâu tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây
âm u nào, ngồi dựa gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.
(Nguyễn Đình Thi)
- Tách đoạn theo không gian: Khi văn bản trình bày những sự việc, hiện tượng ở nhiều điểm không gian khác nhau thì ứng với mỗi điểm không gia có thể tách riêng thành một đoạn văn
Ví dụ:
Ở nông thôn, người Việt cư trú thành làng, thôn, xóm khá dày đặc Ngoài ruộng canh tác,
nhà nào cũng có vườn tược, ao cá, chuồng gia súc và kéo theo nghề tiểu thủ công.
Ở thành thị, ngoài việc tham gia các hoạt động trong ngành công nghiệp hiện đại, họ còn
tham gia hoạt động dịch vụ, thương mại…
Ở ven biển và các hải đảo, người Việt phần lớn hoạt động trong nghề cá…
Dù ở nông thôn hay thành thị, ở đồng bằng miền núi hay biển, ở Bắc hay Nam, người Việt đều có tiếng nói thống nhất và có trình độ phát triển tương đối cao.
- Tách đoạn theo thời gian:
Khi văn bản trình bày những sự việc, hiện tượng ở nhiều điểm thời gian khác nhau thì ứng với mỗi thời điểm có thể tách riêng ra thành một đoạn văn
Ví dụ: