Giới và Lãnh đạo Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bình đẳng giới, kể từ khi được thành lập vào tháng 5/2008, Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng thực hiện công tác này và coi đây là một trong số những nhiệm vụ trong tâm của đơn vị. Với tính chất đặc thù của ngành ngoại giao cần sự bản lĩnh, tri thức, sự cương quyết nhưng cũng phải thật mềm mại, khéo léo nên nữ giới của Sở Ngoại vụ luôn có vị trí và vai trò quan trọng trong công tác đối ngoại của địa phương.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN:
GIỚI VÀ LÃNH ĐẠO
TÊN TIỂU LUẬN:
Lãnh đạo có trách nhiệm giới - Thực trạng và giải pháp tại
Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc
Họ và tên học viên: CAO LÂM NGỌC VÂN Lớp, khóa học: Cao học Lãnh đạo học khóa 27
Vĩnh Phúc, năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
II THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CÓ TRÁCH NHIỆM GIỚI TẠI SỞ
2 Thực trạng lãnh đạo có trách nhiệm giới tại Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc 8
III GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH
ĐẠO TRONG THÚC ĐẨY BÌNH ĐẢNG GIỚI TẠI SỞ NGOẠI
VỤ VĨNH PHÚC
14
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn vấn đề:
Tại Việt Nam, công tác bình đẳng giới được xác định là nhiệm vụ chiến lược và lâu dài của cả hệ thống chính trị Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đột phá về nhận thức, hành động trong công tác này và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận như: xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới tăng; tăng tỷ lệ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan cấp Trung ương, địa phương, đặc biệt có một đồng chí nữ giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV đạt gần 27%, đây là tỷ lệ cao hơn so với mức trung bình của các quốc gia châu Á (19%) và của toàn cầu (25%); ngày càng
có nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là nữ (theo thống kê năm 2020 là khoảng 26,5%, gấp 1,3 lần so với thập kỷ trước); công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ, nhất là ở khu vực nông thôn được quan tâm với trên 80% lao động nữ
có việc làm và thu nhập ổn định sau đào tạo; tỷ lệ học sinh nam và nữ ở các cấp bậc học luôn ngang nhau
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về công tác bình đẳng giới, kể từ khi được thành lập vào tháng 5/2008, Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng thực hiện công tác này và coi đây là một trong số những nhiệm vụ trong tâm của đơn vị Với tính chất đặc thù của ngành ngoại giao cần sự bản lĩnh, tri thức, sự cương quyết nhưng cũng phải thật mềm mại, khéo léo nên nữ giới của
Sở Ngoại vụ luôn có vị trí và vai trò quan trọng trong công tác đối ngoại của địa phương Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác bình đẳng giới của đơn vị vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, nhất là vai trò của người lãnh đạo trong thúc đẩy bình đẳng giới tại Sở Ngoại vụ như: thiếu văn bản chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan về bình đẳng giới; vẫn còn lãnh đạo có tư tưởng định kiến giới; chưa xây dựng được lộ trình tạo nguồn cán bộ nữ đã ảnh hưởng đến công tác bình đẳng giới của tỉnh nói chung, hiệu quả công việc của Sở Ngoại vụ nói riêng
Sau khi được học môn Giới và Lãnh đạo, tôi quyết định chọn đề tài “Lãnh đạo
có trách nhiệm giới - Thực trạng và giải pháp tại Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc” để làm tiểu luận kết thúc môn học Do vậy, tôi đã dành thời gian nghiên cứu lý thuyết về môn học, áp dụng phân tích thực trạng công tác bình đẳng giới tại Sở Ngoại vụ - nơi tôi
Trang 4đang công tác và vai trò của người lãnh đạo cơ quan trong thúc đẩy bình đẳng giới, từ
đó đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của người lãnh đạo trong thúc đẩy công tác bình đẳng giới tại cơ quan
2 Mục đích:
Trên cơ sở lý luận về Giới và Lãnh đạo, tôi sẽ sẽ phân tích thực trạng công tác bình đẳng giới tại Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc, vai trò của người lãnh đạo cơ quan trong thúc đẩy bình đẳng giới, và từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của người lãnh đạo trong thúc đẩy bình đẳng giới tại cơ quan nơi tôi đang công tác
3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là công tác bình đẳng giới tại Sở Ngoại vụ và vai trò của người lãnh đạo trong công tác bình đẳng giới
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: nghiên cứu thực trạng công tác bình đẳng giới và vai trò của người lãnh đạo trong thúc đẩy bình đẳng giới tại Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc
- Thời gian: Từ năm 2008 đến nay
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tiểu luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: quan sát, nghiên cứu tiểu sử, và phân tích sản phẩm, hoạt động
4 Dự kiến kết quả nghiên cứu:
Tiểu luận này giúp bản thân tôi dành thời gian nghiên cứu sâu hơn về Giới và Lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo có trách nhiệm giới; phân tích thực trạng công tác bình đẳng giới tại Sở Ngoại vụ và vai trò của người lãnh đạo trong thúc đẩy bình đẳng giới
Tiểu luận này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những cá nhân,
tổ chức có nhu cầu nghiên cứu về bình đẳng giới
5 Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung tiểu luận gồm ba phần:
- I Cơ sở lý luận
- II Thực trạng lãnh đạo có trách nhiệm giới tại Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc
- III Giải pháp nâng cao vai trò của người lãnh đạo trong thúc đẩy bình đẳng giới tại Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc
Trang 5NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 Lãnh đạo:
1.1 Khái niệm:
Lãnh đạo là quá trình hành động gây ảnh hưởng lên người khác nhằm khơi dậy cảm xúc và cam kết cùng hành động vì mục tiêu chung
1.2 Đặc điểm:
Một là, lãnh đạo là một hệ thống tổ chức xã hội:
Hệ thống này gồm có ba yếu tố: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo và hoàn cảnh tổ chức Ba yếu tố này có mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời, phải kết hợp với nhau hài hòa để tạo nên hoạt động lãnh đạo có hiệu quả
Hai là, lãnh đạo là một quá trình hoạt động biến động:
Ba yếu tố của lãnh đạo tạo nên hai cặp mâu thuẫn cơ bản: (1) mâu thuẫn giữa người lãnh đạo và người được lãnh đạo; (2) mâu thuẫn giữa chủ thể của hoạt động lãnh đạo (thể thống nhất của người lãnh đạo với người bị lãnh đạo) với khách thể của hoạt động lãnh đạo “Đầu vào” của người lãnh đạo (sức ảnh hưởng của thống nhất quản lý
và hướng dẫn) cần phải thông qua hành động của người bị lãnh đạo biến thành “đầu ra” hiệu quả Hoàn cảnh khách quan có hai mặt (tính tự nó và tính vì nó), quá trình chủ thể của hoạt động lãnh đạo tác động vào hoàn cảnh khách quan thể hiện thành quá trình cụ thể hoàn cảnh khách quan từ “vật tự nó” không ngững chuyển hóa thành “vật
vì nó”
Ba là, lãnh đạo là hoạt động quản lý tầng cao nhất:
Lãnh đạo là quá trình người lãnh đạo thông qua ảnh hưởng, tổ chức, chỉ huy, điều hòa, khống chế hành động, chỉ đường người bị lãnh đạo thực hiện mục tiêu dự định Điều này chứng tỏ lãnh đạo có tính chất quản lý nhưng lãnh đạo thiên về quyết sách phương châm chính trị lớn, nhìn toàn cục, nhìn về tương lai Như vậy, lãnh đạo
có thuộc tính chung của quản lý lại cao hơn quản lý
Bốn là, tính quyền uy:
Mọi sự lãnh đạo đều có quyền uy, hai mặt này có quan hệ khăng khít Quyền uy của lãnh đạo thể hiện trên quan hệ giữa người lãnh đao và người được lãnh đạo, nó
Trang 6vừa phản ánh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo, vừa phản ánh sự công nhận và phục tùng của người bị lãnh đạo đối với quyền lực và uy tín ấy
2 Người lãnh đạo:
2.1 Khái niệm:
- Người lãnh đạo là chủ thể thực hiện hành động lãnh đạo, là cá nhân được lựa chọn theo quy trình trong một tổ chức, một thể chế nhất định hoặc được suy tôn
Trong thực tiễn, hành động lãnh đạo được gắn với một vị trí nhất định, thường
là những người cao nhất trong tổ chức Tuy nhiên, sự lãnh đạo này không nhất thiết luôn mang tính đồng nhất và một chiều từ trên xuống mà có thể xuất phát từ những vị trí khác, cá nhân khác Những người này được gọi là “thủ lĩnh” nhóm phi chính thức Đây là những người có khả năng khởi tạo cái mới, thuyết phục sự ủng hộ của người khác và dẫn dắt nhóm trong quá trình hành động
2.2 Cương vị lãnh đạo:
Cương vị lãnh đạo là chức vụ và trách nhiệm của người lãnh đạo do cơ quan quyền lực hoặc ngành hành chính nhân sự căn cứ pháp luật hoặc quy chế và quy định
có liên quan, dựa theo trình tự bầu cử hoặc bổ nhiệm
Cương vị có tính ổn định tương đối, không thể thay đổi vì người lãnh đạo thay đổi; do ngành chủ quản cấp trên dựa vào sự phần phối chức năng và chức quyền xác định, dựa vào pháp luật bổ nhiệm và bãi miễn
Cương vị lãnh đạo được xác định theo nhu cầu công tác và trình tự công tác được gọi là cương vị hợp pháp; cương vị không theo nhu cầu công tác và chưa được pháp luật xác nhận là cương vị không hợp pháp
Chức quyền của người lãnh đạo là quyền lực được trao cho cương vị lãnh đạo,
vì người lãnh đạo gánh vác cương vị nhất định nên nhận được quyền lực có liệu lực của pháp luật
2.3 Chức quyền của người lãnh đạo:
Chức quyền của người lãnh đạo là quyền lực được trao cho cương vị lãnh đạo,
vì người lãnh đạo phải gánh vác cương vị nhất định nên nhận được quyền lực có hiệu quả của pháp luật
Chức quyền do nhà nước trao cho Người lãnh đạo cần phải nhận thức đúng đắn phạm vi chức quyền của họ, nắm vững và sử dụng tốt quyền của nhà nước và nhân dân Phạm vi chức quyền gồm các mặt sau đây: 1- Có quyền quyết định về những vấn
Trang 7đề quan trọng như mục tiêu và con đường thực hiện của tổ chức; 2- Quyền chỉ huy và điều hòa các loại hoạt động của tổ chức; 3- Quyền bổ nhiệm, bãi miễn và thưởng phạt đối với nhân viên cấp dưới trực tiếp; 4- Quyền chi phối sức người và của cải; 5- Quyền nêu kiến nghị và đề án đối với cơ quan cấp trên; 6- Trao quyền cho nhân viên cấp dưới; 7- Quyền đại diện đối với công tác bên ngoài
2.4 Vai trò của người lãnh đạo:
Để tạo được ảnh hưởng tới người khác, người lãnh đạo cần thực hiện nhiều vai trò, trong đó có năm vai trò sau:
Một là, vai trò là người thủ lĩnh bởi họ là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, tập thể Vì vậy, người lãnh đạo cần có những tố chất vượt trội được công nhận như: khả năng thuyết phục, sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, có năng lực dẫn dắt, dám đương đầu với thử thách
Hai là, người lãnh đạo là người khai tâm, có khả năng tập hợp động viên, thúc đẩy cộng đồng hướng tới nhữn cái mới, cái cao thượng và tốt đẹp hơn
Ba là, là người truyền cảm hứng, thể hiện ở khả năng tạo được sự hứng khởi, có được niềm tin của mọi người
Bốn là, người lãnh đạo là người điều hòa để lôi kéo mọi người cùng hành động
vì mục tiêu chung, do đó người lãnh đạo phải giải quyết thỏa đáng, đúng đắn quan hệ công việc và lợi ích giữa các thành viên trong tổ chức; đồng thời tạo được môi trường thuận lợi cho hoạt động của tổ chức do mình dẫn dắt
Bên cạnh đó, người lãnh đao còn phải là người bạn, người kèm cặp, tức là đặt mình nganh hàng, đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu và chia sẻ với mọi người
2.5 Trách nhiệm của người lãnh đạo:
Trách nhiệm lãnh đạo là trách nhiệm cần phải có dựa trên chức quyền của người lãnh đạo khi lãnh đạo công tác, hoặc nghĩa vụ cần phải có trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, hoặc trách nhiệm cần phải gánh vác đối với nhiệm vụ nhà nước và tổ chức ủy thác Loại trách nhiệm này gồm có trách nhiệm chính trị, trách nhiệm công tác, trách nhiệm pháp luật Cương vị, chức quyền và trách nhiệm của người lãnh đạo là thống nhất
3 Trách nhiệm giới:
3.1 Khái niệm:
Trang 8Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội Trách nhiệm giới là việc nhận thức được các vấn đề giới, khác biệt giới và nguyên nhân của những khác biệt, từ đó đưa ra các biện pháp tích cực nhằm giải quyết
và khắc phục bất bình đẳng trên cơ sở giới
3.2 Mục đích của trách nhiệm giới:
Trách nhiệm giới chú trọng đến những biện pháp/ hành động thường xuyên, tích cực, nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên nhân bất bình đẳng giới, nhằm đạt được bình đẳng giới
4 Bình đẳng giới:
4.1 Khái niệm:
Theo Luật Bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó
4.2 Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới:
Theo Điều 6, Luật Bình đẳng giới, những nguyên tắc về bình đẳng giới gồm:
- Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình;
- Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới;
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới;
- Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới;
- Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật;
- Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
II THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CÓ TRÁCH NHIỆM GIỚI TẠI SỞ NGOẠI VỤ VĨNH PHÚC:
1 Giới thiệu chung về Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc:
Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào tháng 5/2008 theo Quyết định
Số 1010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động đối ngoại của tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật
Trang 9Sở Ngoại vụ có những nhiệm vụ và quyền hạn chính sau đây: Tham mưu cho tỉnh định hướng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ trương và lộ trình hội nhập quốc tế của tỉnh; tham mưu về công tác hợp tác, hội nhập quốc tế của tỉnh phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và pháp luật của Nhà nước; làm đầu mối quan hệ của Ủy ban nhân dân tỉnh với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế của tỉnh ở nước ngoài; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại tỉnh; tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài
và thân nhân của họ trong làm việc, đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại tỉnh; quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức thuộc đối tượng sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, quản lý và đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại tỉnh theo quy định; quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh; xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn của lãnh đạo tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật; quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Về cơ cấu tổ chức, Sở Ngoại vụ có bốn phòng chuyên môn và một đơn vị sự nghiệp trực thuộc với tổng số 32 biên chế và 05 cán bộ hợp đồng
Ban giám đốc
Văn
phòng
Sở
Thanh tra Sở
Phòng Lãnh sự và Người Việt Nam ở
Phòng Hợp tác quốc tế
Trung tâm Thông tin đối ngoại
và xúc tiến
Trang 102 Thực trạng lãnh đạo có trách nhiệm giới tại Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc:
2.1 Cơ cấu về giới tại Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc:
Tỷ lệ nữ giới của Sở Ngoại vụ hiện nay:
- Ban Giám đốc: 01/05 đồng chí, chiếm 20% (giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở)
- Trưởng phòng và tương đương: 0
- Phó trưởng phòng và tương đương: 04 cán bộ nữ giữ các chức vụ Phó trưởng phòng và tương đương trong tổng số 11 người được bổ nhiệm làm Phó phòng và tương đương, chiếm 36% (giữ các chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin đối ngoại và Xúc tiến viện trợ: 01 người, Phó Trưởng phòng Lãnh sự và Người Việt Nam ở nước ngoài: 02 người; Phó Chánh Văn phòng: 01)
- Tỷ lệ nữ cán bộ: 17/37, tương đương 45%
Về trình độ chính trị, chuyên môn: 100% cán bộ nữ đạt trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên (cao cấp lý luận chính trị: 02; trung cấp lý luận chính trị: 15); 17/17 người tốt nghiệp đại học trở lên; 100% đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên theo xếp loại hàng năm
Biểu đồ so sánh số lượng cán bộ, trình độ chính trị và chuyên môn giữ nam
giới và nữ giới làm việc tại Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc
Về độ tuổi của cán bộ nữ: từ 30 - 40 tuổi chiếm 88,2%, dưới 40 - 50 tuổi chiếm 11,7%, trên 50 tuổi: 0%