1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn lục

282 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NHIẾP TAN( Nie Bin )

NGHIEN CUU CHU NOM TU TAO TRONGVAN BAN GIAI AM TRUYEN KY MAN LUC

LUẬN AN TIEN SĨ NGON NGỮ HOC

Hà Nội - 2012

1

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NHIẾP TAN

( Nie Bin )

NGHIEN CUU CHU NOM TU TAO TRONG

VAN BAN GIAI AM TRUYEN KY MAN LUC

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIÊN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng

Hà Nội — 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìaLời cảm ơn

Lời cam đoanMục lục

Danh mục các ký hiệu viết tắt

Danh mục các bảng biêu

MO DAU ccccccccceceeeeeeeseeseseseessesseseeseeseeseeseeeeseceeseeeseeseeseeneeneess |

1 Lý do chọn đề tài c2 1 22211122 111152 E1 ng kh kh He 1

2 Lịch sử van đề nghiên cứu ee ceeeccccceceeeeecceceneeseseeeesersececsntseeneeen 2

2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu chữ Nôm tự tạo - - ccccccccc c2 2

2.2 Lich sử vân đê nghiên cứu văn bản giải âm Truyén ky mạn

7/2 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - -.- S222 1111152211111 11t 8

4 Phương pháp nghiên cứỨu - c2 2222122121111 1111125221111 eee te 8

5 Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận án Ø

6 Đóng góp của luận án -.-.cc eee ee cee eee e eee SH HH ghe 9

re 07 0 na 10

Chương 1: TONG QUAN VE CHỮ NOM VÀ VĂN BAN TAN BIEN TRUYEN

KỲ MAN LUC 0ooee ec ccccccccccccccccecccceeccccceceeeeececeeseeecssnssseesesssssees 11

1.1 Dinh nghĩa chữ Nôm c7 eeetteenesssseesereseeel |1.2 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm -.-.-. ¿555522 eeseeseseeees 151.2.1 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm ở Việt Nam L51.2.2 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm ở các nước khác L81.3 Chữ Nom mượn Han va chữ Nôm tự tạo 22

1.4 Văn bản Tan biên truyền kỳ MAN LUC occ ccc cece eek SE về Shkk sv seerey 23

Trang 4

1.5 Tiểu kết Chương Ì 2111111222211 111155221 1111110111211 1 1121k ke 28

Chương 2: LÝ THUYET VAN TỰ HỌC VÀ CHỮ NOM TỰ TẠO TRONG

VĂN BẢN GIẢI AM TRUYN KỲ MẠN

77/0 PẺ 11 eee tebe nett en ee cee ceeiteeee een enneeaeeesnents 29

2.1 Co sở lý thuyết về văn tự học cc c2 1111122211111 1 222821111 êg 292.1.1 Khái niệm cơ bản về văn tự học -ccc c1 2222222212111 1 11251 11kg 29

2.1.1.1 Dinh nghĩa văn tự học -.-. -c 552cc ee 2s 29

2.1.1.2 Cộng đồng văn tự và loại hình văn tự 302.1.2 Lý thuyết cơ bản về Hán tự học - +2 1 222211 2222211221 srsee 312.1.2.1 Khái lược về Hán tự hoc ccececceecsscccceceeeeeesuteseeeeeeeessseessses 312.1.2.2 Tính chất của chữ Hán ¿2 22322 *2522EEt vs xxx 35

2.1.2.3 Thuyết “Luc thu” 7\- iii và thuyết “Tam thu? = “PB}j 37

2.2 Phan định chữ Nom muon Han va chữ Nôm tự tạo 392.2.1 Phân định chữ Nôm tự tao trùng hình với chữ Hán 39

2.2.2 Phân định một số chữ Nôm với dang viết tắt 22221 c2462.3 Khái lược về tình hình chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyén kỳ mạn

LUC occ cece EEE EEE EE ed .ằ ESSE EEEE SHEE HEG 49

2.4 Cấu trúc chức năng va cấu trúc hình thé của chữ Nôm -: 512.5 Tiểu kết Chương 2 - L1 111111122211 11 11151211111 1152 111kg x11 xêu 53

Chuong 3: NGHIEN CUU CHU NOM TU TAO TRONG VAN BAN GIAI

AM TRUYEN KY MAN LUC TỪ GOC NHÌN CẤU TRÚC CHỨCNĂNG Q Q0 2 2 2n HH Hà Hà Hà Hà HH Hee 543.1 Số liệu về chữ Nôm tự tạo xét theo cấu trúc chức năng của chúng 54

3.1.1 Phân loại chữ Nôm tự tạo theo cấu trúc chức năng 543.1.2 May điều can chú ý - - - 1 2211122111122 11115 1111221111121 ng 603.1.3 Thống kê ty lệ các loại chữ -.- c2 221 2n ee en nho 64

3.2 Chữ hội âm - c2 2212012111111 1111 TH TH ng ch nh nh ch nh HH 67

Trang 5

3.2.1 Chữ hội âm dang lập - 2c 1111222211111 152211111912 21k yêg 67

3.2.2 Chữ hội âm chính phụ : -. c2 2222222122211 12112122 xxey 71

3.2.2.1 Phân loại chữ hội âm chính phụ với thành tố phụ khác nhau 733.2.2.2 Chức năng của các thành t6 phụ c2 se 83

3.4.2.2 Một số chữ có cấu trúc đặc DIS eee cece site 116Won g0 hố 118

3.5.1 Chữ đơn lay âm L1 1922111152111 112111112 111122 11x Herưệu 1193.5.2 Chữ đơn lay nghĩa - L1 2211222111122 11115 111122 1E xưng 122

3.6 Khảo sát bộ thủ được sử dụng trong chữ Nôm tự tạo của văn bản 1243.6.1 Tình hình sử dụng bộ thủ -c cece cece cece cence eeneneees 1243.6.2 Chức năng của bộ thủ - :- c2 212122121111 1111131 11x11 yye 125

3.6.2.1 Chức năng thể hiện nghĩa “xác chỉ” của chữ . 125

3.6.2.2 Chức năng thể hiện nghĩa “phạm trù” hoặc “trường nghĩa” của

3.7 Khảo sát một sô hiện tượng về tương quan giữa chữ Nôm với ngữ tô mà nó thêhiện trong các loại chữ -. -c-ccc n2 2211121121111 11 vn nhe 129

3.7.1 Hiện tượng một âm có nhiều dang chữ ghi - 1293.7.1.1 Hiện tượng di thé cece 2111111222211 111552111182 1xx rưe 1293.7.1.2 Hiện tượng khác hình đồng âm khác nghĩa - 134

Trang 6

3.7.2 Hiện tượng dùng một dạng chữ ghi nhiều âm eee 1373.7.2.1 VE mặt âm đỌc 222 1121211511111112101 111111111158 rey 1383.7.2.2 Về mặt ý nghĩa c1 1112222211111 1552211222 1H nhe 1403.7.3 Hiện tượng chuyên dụng chữ Nôm -L L2 2212222251122 cre 1423.7.3.1 Chuyên dung chữ Nôm làm chữ Nôm mới -s + +: 1423.7.3.2 Chuyên dung chữ Nôm làm thành tố tạo chữ 144

3.7.4 Hiện tượng một dạng chữ có khi là chữ Nôm mượn Hán, có khi lại là chữ

Nôm 0k | 0 c0 2000021 2n SE ng TH n HT nnn vn kh Hy 145

3.7.5 Hiện tượng viết nhằm, khắc nham ccccccccecccceeceeeecseseeceeeeesneen 1463.7.6 Hiện tượng mượn dùng cùng một chữ Hán làm thành tố biéu ý trong các từ

lay song tiẾ - L 1021122111211 112111221 11101111011 11212 11112111 re 147

3.7.7 Hiện tượng cùng một chữ Hán đảm nhiệm chức năng khác nhau 148

4.1.2 Thống kê tỷ lệ của các loại chữ -.-¿cccscccccsscccssseeese L52

4.2 Chữ có cấu trúc frái phải `” ằ 225cc sksseeseeesee., T534.2.1 Cấu trúc trái phải được thé hiện trong chữ hội âm 544.2.2 Cau trúc frái phải được thé hiện trong chữ hội ý - - LŠ54.2.3 Câu trúc frái phải được thê hiện trong chữ hình thanh 564.3 Chữ có cấu trúc trén đưới Ï >' à c2 2211111 xxssxesess.e., 160

4.3.1 Cầu trúc trén đưới được thê hiện trong chữ hội âm 1604.3.2 Cấu trúc trén dưới được thê hiện trong chữ hội ý - 1614.3.3 Cấu trúc trén dưới được thê hiện trong chữ hình thanh L6 Í

Trang 7

4.4 Chữ có cấu trúc bao đưới |

4.4.1 Cấu trúc bao đưới được thé hiện trong chữ hội âm 4.4.2 Cau trúc bao đưới được thé hiện trong chữ hội ý - -¿

4.4.3 Cau trúc bao đưới được thé hiện trong chữ hình thanh

4.5 Chữ có cấu trúc bao trén |

4.6 Chữ có cấu trúc bọc trén |

4.7 Chữ có cấu trúc don fhể c1 122211112211 11221 1151 11128 1 ee

4.8 VỊ trí của bộ thủ - c2 2.00200002000111 E1 bene eee ea ea HH HH he

4.9 Hiện tượng ViEt Cat eee ccccccceeeeescceeeeesessecsessseeseeeseassatseeeeeeeeesen4.9.1 Viết tắt cả chữ cee n ST TH TT ng nhe

4.9.2 Viết tắt các thành t6 tạo chữ - - +21 1221112221111 1 1511 12.222 cxee4.9.2.1 Viết tắt thành tố biểu âm -L 222225211112 222E21xx.22EEecrrre4.9.2.2 Viết tắt thành tô biểu ý -L 225111222222

4.9.2.3 Viết tắt cả thành tố biểu âm lẫn thành tố biểu 4.10 Hiện tượng biến thỂ - - .L C22111 22211 1112 11112211112 Hee

ý 4.10.1 Biến thé do chuyén dich vị trí các thành tố mà tao ra : -:4.10.2 Biến thé do viết tắt mà tạo ra eee eeecceeeeeeeeseceeeecessseseeees

4.11 Tiểu kết Chương 4 -L C11 1222211 1122111122 11112 Hưng

* KẾT LUẬN 22.21122221 n2 nh HH kh xe

165166166 168

-Phụ lục 2: Tình hình sử dụng bộ thủ ở chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm

- Phụ lục 3: Tình hình chữ Nôm dị thê trong bản giải âm TKML

249

Trang 8

- Phụ lục 4: Tình hình chữ Nôm khác hình đồng âm khác nghĩa trong bản giải âm-Phụ lục 5: Tình hình dùng một dạng chữ ghi nhiều âm trong bản giải âm- Phụ lục 6: Tình hình chuyển dung chữ Nôm trong bản giải âm 7KÄML 265- Phụ lục 7: Tình hình viết tắt trong bản giải âm 7KÄL c-2::255255ss¿ 266- Phụ lục 8: Tình hình biến thé trong bản giải âm TKÄL -2-555czc55ce2 270

10

Trang 9

DANH MỤC CAC KÝ HIỆU VIET TAT

1 Bản giải âm TKML: Bản dich chữ Nom trong sách Tân biên Truyền kỳ man lụctăng bồ giải âm tập chú ( được sử dụng trong luận án).

2 Hạng: Hang Vương từ ky (Truyện thứ | trong QI sách TKML)

Khoái: Khoái Châu nghĩa phụ truyện (Truyện thứ 2 trong QI sách TKML)

Mộc: Mộc miên thụ truyện (Truyện thứ 3 trong QI sách TKML)

Tra: Tra Dong giáng đán lục (Truyện thứ 4 trong QI sách TKML)

Tây: Tây viên kỳ ngộ ky (Truyện thứ 5 trong QI sách TKML)

Long: Long Đình doi tụng lục (Truyện thứ 1 trong QII sách TKML)

Đào: Dao thi nghiệp oan ky (Truyện thứ 2 trong QU sách TKML)Tan: Tản viên từ phan sự lục (Truyện thứ 3 trong QII sách TKML)

Tu: Tờ Thức tiên hôn lục (Truyện thứ 4 trong QII sách TKML)

Phạm: Pham Tw Hw du Thiên Tao lục (Truyện thứ 5 trong QI sách TKML)

Xương: Xương Giang yêu quái luc (Truyện thử 1 trong QI sách TKML)

Na: Na Sơn tiêu đối lục (Truyện thứ 2 trong QIII sách TKML)

Đông: Đông Triéu phế tự lục (Truyện thứ 3 trong QIII sách TKML)

Thúy: Thúy Tiêu truyện (Truyện thứ 4 trong QUI sách TKML)

Da: Đà Giang da ẩm ky (Truyện thứ 5 trong QIII sách TKML)

Nam: Nam Xương nữ tử truyện (Truyện thứ 1 trong QIV sách TKML)

Ly: Ly tướng quân truyện (Truyện thứ 2 trong QIV sách TKML)

Lệ: Lệ Nương truyện (Truyện thứ 3 trong QIV sách TKML)

Kim: Kim Hoa thi thoại ký (Truyện thứ 4 trong QIV sách TKML)

Da: Dạ Xoa bộ soái ký (Truyện thứ 5 trong QIV sách TKML)

3 Phật thuyết: Phat thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh

4 QI: Quyền I; QU: Quyền II; QIII: Quyên III; QIV: Quyền IV

5 Tân biên TKML: Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bồ giải âm tập chú.

6 TKML: Truyền kỳ mạn lục.

vt: viết tắt; >, < : trỏ sự diễn biến.

11

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Bang 2.1 Lượt chữ Nôm tự tạo trong 20 truyện của ban giải âm 7KML 49

Bảng 3.1 Mô hình cấu trúc chữ Nôm tự tạo (theo Nguyễn Tài Cân & N.V.Xtankevich, 1976) c 211 1121 121 rreeeerrerereercve DOBang 3.2 Mô hình cấu trúc chữ Nom tự tạo (theo Nguyễn Quang Hồng, 2008) 57

Bang 3.3 Thống kê các loại chữ Nom tự tạo trong bản giải âm TKML theo cấu trúcChỨc năng - c2 eee S1 S2 1212111 12111111121 1 1xx tttrresccccccs ODBang 3.4 Những chữ hội âm chính phụ dùng ⁄*“cá” làm thành tố phụ 73

Bang 3.5 Những chữ hội âm chính phụ dùng t“cư” làm thành tố phụ 77

Bảng 3.6 Những chữ hội âm chính phụ dùng “cy” làm thành tố phụ 79

Bang 3.7 Những chữ hội âm chính phụ dùng #“da” làm thành tố phụ 80

Bảng 3.8 Những chữ hình thanh đăng lập với thành tố biểu âm thể hiện đúng âmđọc của chữ -.cc co cSceSeeeeeseeereeeeeee e LO8Bang 3.9 Những chữ hình thanh chính phụ với thành tố biểu âm thé hiện đúng âmđọc của chữ cà ceeerreeeeeeeeeseeeeco.ce.L 13Bang 4.1 Mô hình phân loại chữ Hán theo cau trúc hình thê - 150

Bang 4.2 Thống kê các loại chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm TKML theo cấu trúcBảng 4.3 Tình hình cấu trúc trdi phải được sử dụng trong các loại chữ 154

Bảng 4.4 Tình hình cấu trúc trén dưới được sử dụng trong các loại chữ 160

Bang 4.5 Tình hình cau trúc bao didi được sử dụng trong các loại chữ 165

12

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Chữ Nôm có thê chia làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự

tao’ Chữ Nôm mượn Hán là những chữ Nôm vay mượn từ chữ Hán dé ghi tiếngViệt, có xuất hiện trong văn bản Hán và văn bản Nôm, không có cấu trúc nội tại”.

Còn chữ Nôm tự tạo là những chữ Nôm do người Việt tự tạo ra, chỉ xuất hiện trong

các văn bản Nôm, hầu hết có cấu trúc nội tại Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo, không

những có thể khiến ta nắm vững được tính sáng tạo, tính độc đáo của chữ Nôm, màqua đó còn có thé giúp ta tìm hiểu sâu sắc hơn về những van dé quan trọng của chữNom, như tính chất biéu âm — biểu ý của chữ Nom, quan hệ giữa vay mượn và sáng

tạo của chữ Nôm, câu trúc chức năng và câu trúc hình thê của chữ Nôm, v.v.

Truyền kỳ mạn lục (viết tắt là TKML) của Nguyễn Dữ là một kiệt tác viết bangvăn xuôi chữ Hán của Việt Nam ở giữa thé kỷ XVI (được Hà Thiện Hán viết Tựađầu tiên năm Vĩnh Định sơ niên [1547]) Đây là một tập truyện có ảnh hưởng rấtlớn trong đời sống văn học Việt Nam đương thời cũng như rất lâu về sau, được cácnhà văn đánh giá cao Sau khi ra đời, tương truyền tác phâm này đã được NguyễnThế Nghỉ (người quen biết Mạc Đăng Dung và sống cho đến cuối thời nhà Mạc, tứccuối thé ky XVII) “dịch đuổi” từng câu sang chữ Nom, va bản giải âm Nôm đượckhắc in sóng đôi với nguyên tác Hán văn trong một bộ sách có tên sách là Tan biên

truyền kỳ mạn lục tăng bồ giải âm tập chú (viết tắt là Tân biên TKML) Đây là một

van bản dịch Nôm quan trọng cua văn hoc Nom Việt Nam, được coi là dịch phẩmvăn học đầu tiên từ Hán sang Việt, đánh dấu chặng đường phát triển của chữ Nôm

! Cách chia chữ Nôm làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo được GS Nguyễn

Tài Can và N.V.Xtankevich đầu tiên nêu ra vào năm 1976 trong bài Điển qua vài nét về tình hình

cầu tạo chữ Nôm (Xin xem: [Nguyễn Tài Cần, 1985, tr.48-85]), rồi quan điểm này được nhiều học

giả nghiên cứu chữ Nôm chấp nhận và được thé hiện trong cách phân loại chữ Nôm của họ Chúngtôi cho rang nhận định này mang tính khoa học và cần thiết, nên cũng xin thừa hưởng từ đó.

?Ở đây, thuật ngữ “cấu trúc nội tai” là trỏ cấu trúc nội tại của chữ Nôm.3 Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2001, tr.10-13].

13

Trang 12

vào khoảng cuối thé kỷ XVII Bởi vậy có thé coi đây là tư liệu lý tưởng để nghiêncứu chữ Nôm ở thời điểm chữ Nôm đã khá hoàn chỉnh và bắt đầu thịnh hành.

Vì những lẽ trên, chúng tôi đã lựa chọn và tiễn hành thực hiện đề tài Nghiêncứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn lục.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu chữ Nôm tự tạo

Trong hau hết các công trình nghiên cứu chữ Nôm đều có nói tới chữ Nôm tựtạo, sau đây chúng tôi xin điểm lại một số công trình quan trọng và mang tính tiêu

Cuốn Chữ Nôm:Nguôn gốc-cấu tạo-diễn biến của Đào Duy Anh có thé đượccoi như là công trình khảo cứu mang tinh chất chuyên luận dau tiên về chữ Nôm.'Trong chương ba “Phương pháp cấu thành của chữ Nôm”, ông cho rang chữ Nomđược cấu thành dựa trên ba phép trong “lục thư” là hội ý, giả tá và hình thanh.Trong đó, phép hội ý và phép hình thanh chính là nói về cau trúc của chữ Nom tự

Cuốn Một số van đề về chữ Nôm tập hợp các bài viết đã công bố rải rác trongnhiều năm (1971- 1985) của Nguyễn Tài Can (có ba bài là với sự cộng tác củaN.V.Xtankevich) Trong bài Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo chữ Nôm đượccông bố năm 1976, Nguyễn Tài Can và N.V.Xtankevich đã chia chữ Nôm tự tạothành 5 loại nhỏ là gia thêm biến đồi phụ, ghép 2 thành tố âm + âm, ghép 2 thành tốnghĩa + nghĩa, ghép 2 thành tố âm + nghĩa (bộ +chữ), ghép 2 thành tố âm + nghĩa(chữ +chữ).`

! Xin xem: [Lã Minh Hang, 2004, tr.24].

? Xin xem: [Đào Duy Anh, 1975, tr.59-113] Khi khảo sát phép giả tá, Đào Duy Anh cho rằng

“Phép giả tá là phép mượn nguyên cả chữ Hán dé viết chữ Nôm” Ông chia phép giả tá thành 5 loại,

trong cách giả tá thứ tư, ông nêu ra may trường hợp đặc biệt, những trường hợp đặc biệt nay chúngtôi cho rằng phần lớn nên được xếp vào chữ Nôm tự tạo.

3 Xin xem: [Nguyễn Tài Cần, 1985, tr.48-85].

14

Trang 13

Trong cuốn Chữ Nồm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụmau ân trọng Kinh, Hoàng Thị Ngo đã căn cứ vào đặc điểm của chữ Nôm trongPhật thuyết (vào khoảng thé kỷ XV) chia chữ Nôm ra làm 2 loại lớn là loại dùng hai

“mã chữ” (tức là 2 chữ vuông) tách rời dé ghi một tiếng và loại dùng một “mã chữ”

(tức là 1 chữ vuông) để ghi một tiếng Loại dùng hai “mã chữ” tách rời để ghi một

tiếng có thé được coi như là một loại chữ Nôm tu tạo cổ và khá đặc biệt, còn loạidùng một “mã chữ” ghi một tiếng lại được chia làm 2 loại nhỏ là loại có cấu trúc

nội tại (loại chữ ghép) và loại không có cấu trúc nội tại (loại chữ đơn), trong đó, loại

rok „ ~~ : h ` ~ ^ 1

có câu trúc nội tại chính là chữ Nom tự tao.

Trong cuốn Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm Việt, NguyễnTá Nhí đã phân tích tỉ mi các phương thức biéu âm, thành tố biéu âm của chữ Nommượn Han va chữ Nom tự tạo.” May năm sau, trong cuỗn Cấu trúc nghĩa trong chữNom Việt, La Minh Hang đã khảo sát kỹ càng các phương thức biểu ý và ký tự biểu

ý của chữ Nôm Tác giả chia phương thức biểu ý trong chữ Nôm thành ba loại làphương thức kết hợp hai ký tự biểu ý, phương thức “đọc nghĩa” và phương thức kết

hợp ký tự biểu âm với ký tự biểu ý, trong đó loại thứ nhất và loại thứ ba đều là nóivề chữ Nom tự tạo.” Hai cuốn chuyên khảo nay góp phan thuyết minh về cấu trúc

âm và câu trúc nghĩa của chữ Nôm tự tạo.

Trong cuốn Lý (huyết chữ Nôm văn Nôm, Nguyễn Ngọc San có chia chữ Nôm

thành hai nhóm lớn là nhóm mượn thắng chữ Hán và nhóm có cấu tạo riêng, va nóinhiều đến phần âm đầu của chữ Nôm, trong đó gồm cả chữ Nôm tự tạo Căn cứ

chính dé phân loại cấu trúc chữ Nôm của tác giả là phần biểu âm, mặc dù không bỏqua phan biểu ý trong chữ Nom.*

Xin xem: [Hoang Thi Ngo, 1999, tr.53-77].

? Xin xem: [Nguyễn Tá Nhi, 1997, tr.45-152].

3 Xin xem: [Lã Minh Hang, 2004, tr.31-277].

4 Xin xem: [Nguyễn Ngọc San, 2003, tr.28-265].

15

Trang 14

Trong cuốn Khái luận văn tự học chữ Nom, Nguyễn Quang Hồng đã trình bàynguyên tắc phân định chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo, và chia chữ Nôm tựtạo làm 8 loại nhỏ là hội âm đăng lập, hội âm chính phụ, hội ý đăng lập, hội ý chínhphụ, hình thanh đăng lập, hình thanh chính phụ, chữ đơn lây âm, chữ đơn lấy nghĩa.

Tác giả cũng sử dụng một khối lượng tư liệu đồ sộ và cách phân tích khoa học, chị

tiết để nghiên cứu cấu trúc chức năng và cấu trúc hình thể của chữ Nôm, mà chủ

yếu là dành cho chữ Nôm tự tạo.

Ngoài những công trình được điểm qua như trên, còn có nhiều công trình vàbài viết đã công bố có nói tới chữ Nôm tự tạo, nhưng phần lớn những thành quảnghiên cứu này đều tập trung vào phân tích cấu trúc chức năng của chữ Nôm, haunhư không nói tới cấu trúc hình thể, và chưa có một công trình nghiên cứu nào là

chuyên nghiên cứu về chữ Nôm tự tạo như chúng tôi muốn thực hiện trong luận án

2.2 Lịch sử vân dé nghiên cứu văn bản giải 4m Truyền kỳ mạn lục

Vì Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một tác phẩm nỗi tiếng va quan trọng

trong lịch sử văn học Việt Nam, văn bản giải âm Nom Tan biên TKML cũng là một

văn bản Nôm mang tính tiêu biểu, cho nên, trong những năm gần đây, tác phâm nàyđược nhiều học giả quan tâm và triển khai nghiên cứu, nhân đây xin điểm lại một

vài thành quả nghiên cứu như sau:

Năm 1975, trong cuốn Chit Nôm: Nguồn gốc-cấu tao-dién biến, khi nói tới sự

diễn biến của chữ Nôm, Đào Duy Anh đã coi Tan biên TKML là tác pham đại biểu

cho bước quá độ từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn thứ ba, cho rằng trong sách nàyđã thể hiện những bước diễn biến như “ vẫn còn cái khuynh hướng viết chữ đơn,

song so với Quốc âm và Chỉ nam thì lại thấy cái khuynh hướng chuyên sang dùngphép hình thanh nhiều hơn ”, “ viét nhiều chữ kép ”, “ chữ Hán theo âm xưa -

cách giả tá thứ nhất — được dùng ít đi mà thay bằng chữ giả tá cách thứ tư và chữ

! Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.186-337].

16

Trang 15

hình thanh ” [Đào Duy Anh, 1975, tr.121-122] Ông còn phiên âm một đoạn vănngắn của truyện Khoái Châu nghĩa phụ truyện trong Tân biên TKML đề phân tích

những cách cấu tạo khác nhau của những chữ Nom thông tục '

Năm 1981, trong cuốn Nghiên cứu về chữ Ném, Lê Văn Quán có nhắc đến

Tân biên TKML, khảo sát vẫn đề chữ Nôm của tác phẩm này trong việc đối chiếuvới các tác pham Nom khác.”

Năm 1985, trong bài “Một bản Truyén kỳ man lục in năm 1712 vừa tìm thấy”,

À ~ z * K RK À TA soy : +2 2 A +A 3

Tran Nghĩa có nhac dén vân dé niên dai va dịch gia của Tân biên TKML.

Năm 1986, trong cuốn Việt Nam Hán văn tiểu thuyết trùng san thaw)ih), Trần Khanh Hao piety đã dành riêng 1 tập dé đối chiếu giữa các văn bản TKML

và Tân biên TKML ở Pháp và Trung Quốc."

Năm 1988, trong bài “Truyện kỳ mạn lục có 20 hay 22 truyện”, Nguyễn Dang

Na có nói đến van đề lý giải mệnh đề “tăng b6 giải âm tập chú” của Tan biênTKML`

Năm 1992, trong bài “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kỳ mạn

lục: lịch sử sáng tác, xuất bản và sự nghiên cứu tập truyện theo cách nhìn văn học

so sánh”, Kawamoto Kuniye đã khảo sát một số van đề về TKML, nhắc đến nhữngvăn ban Tân biên TKML có niên đại kha sớm (1714) hiện ở Nhật.”

Năm 1995, Schneider Paul công bố bài viết “Khảo cứu bản dịch Nôm Truyén

kỳ mạn lục”, giới thiệu lai lịch và nội dung của Tân biên TKML, rồi phân tích ngữ

Xin xem: [Đào Duy Anh, 1975, tr.120-122, 150-158].

> Xin xem: [Lê Văn Quán, 1981].

Xin xem: [Trần Nghĩa, 1985, tr.90].

* Xin xem: [BRB YE, 1986].

Xin xem: [Nguyén Dang Na, 1988, tr.45].

Xin xem: [Kawamoto Kuniyé, 1992].w

17

Trang 16

âm lịch sử, sự biên đôi văn tự, sự tiên triên ngữ nghĩa và câu trúc tiêng cô của tiêng

Việt qua văn ban dich Nôm nay.’

Năm 1995, Hoàng Hồng Cẩm công bé bài viết “Tân biên truyền kỳ man lục

tăng bồ giải âm tập chú, một tác pham văn xuôi Nôm thé ky XVII”, đánh giá tácphẩm Tan biên TKML và phương pháp dịch thuật của Nguyễn Thế Nghi.” Năm

1996, tác gia công bố bài viết “Tình hình văn ban ‘Tan biên truyền kỳ mạn lục tăngbồ giải âm tập chu’ hiện còn ở thư viện Viện Nghiên cứu Han Nôm”, giới thiệu tinhhình nghiên cứu Tản biên TKML và những văn bản hiện con.’ Cùng năm, tác giảcông bố bài viết “Tìm hiểu tinh chất ‘c6’ của chữ Nôm trong Tân biên truyền kỳman lục tăng bổ giải âm tập chú ”, thông qua phần phụ âm dau và van dé khảo sáttinh chất cổ của chữ Nom trong Tan biên TKML.* Về sau, tác giả có bảo vệ thành

công luận án tiến sĩ Nghiên cứu về chữ Nôm qua bản Tân biên truyền kỳ mạn lục

tăng bồ giải âm Năm 1998, tác giả công bố bài viết “Vé những trang in đầu của bộsách “Tân biên truyền kỳ mạn lục”, khảo sat Tân biên TKML từ góc độ văn bản

học." Năm 1999, tác giả công bố chuyên khảo Tân biên truyền kỳ mạn lục: Nghiên

cứu văn bản và vấn dé dịch Nôm, khảo sát văn bản giải âm TKML từ góc độ vănbản học và phiên dịch học." Năm 2000, tác giả lại cho in sách Tân biên truyền kì

mạn lục: Tác phẩm Nom thé ki XVI, phiên âm toan văn ban Nôm và có bảng đối

chiếu cách dịch hư từ Hán - Nôm.'

Năm 1995, trong bài “Một tác phẩm văn xuôi tiếng Việt thế ky XVII: Ngườicon gái Nam Xương”, Nguyễn Quang Hong đã phiên âm và chú giải câu chuyện

Nam Xương nữ tử truyện trong quyên IV Tân biên TKML.Š Sau đó tác giả còn công

' Xin xem: [Schneider Paul, 1995].

? Xin xem: [Hoàng Hồng Cam, 1995, tr 38-54].> Xin xem: [Hoang Hồng Câm, 1996a, tr.47-51].* Xin xem: [Hoàng Hồng Câm, 1996b, tr.17-21].

> Xin xem: [Hoàng Hồng Cam, 1998, tr.48-52].5 Xin xem: [Hoang Hồng Cam, 1999].

7 Xin xem: [Hoàng Hồng Cam, 2000].

® Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 1995, 1996].

18

Trang 17

bố bài “Chuyện ngươi Thiên Tích lên chơi thiên tào” Năm 2001, tác giả công bốchuyên khảo Truyền kỳ mạn lục giải âm, khảo cứu văn bản TKML và Tân biênTKML, phiên âm và chú giải phan dịch Nôm của tất cả 20 truyện trong Tan biênTKML sang chữ Quốc ngữ,' cung cấp cứ liệu bô ích cho những người nghiên cứu

văn bản giải âm này cũng như những người nghiên cứu chữ Nôm, ngôn ngữ học,

văn học, v.v VỀ sau, tác giả tiếp tục nghiên cứu về văn bản giải âm TKML, đã công

bố bài viết “Chuyên dịch từ ngữ song tiết Hán văn sang từ ngữ văn Nôm trong bản

giải âm Truyền kỳ mạn lục”, khảo sat các cách chuyên dich từ Hán sang Nôm déthực hiện Việt hóa ngữ liệu Hán văn trong bước đầu hình thành văn học chữ Nôm

của tiếng Việt.”

Năm 2002, trong cuốn Phiên dịch học lịch sử - văn hóa Ti ruong hop Ti ruyên

kỳ mạn luc, Nguyễn Nam đã khảo sát Tân biên TKML từ góc nhìn phiên dịch hoc.’

Tóm lại, Tan biên TKML được nhiều học giả quan tâm và chú ý, các học giảtriển khai nghiên cứu về các mặt niên đại, dịch giả, văn bản, ngữ âm, văn tự, ngữnghĩa, phiên âm, cách chuyền dịch, v.v đối với tác phẩm này và đã có được nhữngthành quả nghiên cứu đáng kê Riêng về bản giải âm, tức là bản dich chữ Nôm trongsách, thì các học giả đã có phiên âm ra chữ quốc ngữ, khảo sát một sỐ truyện và mộtsố chữ Nôm trong Văn bản, nghiên cứu đặc điểm của những chữ Nôm này Nhưng

có lẽ là vì bản giải âm này quá đồ sộ, có tới 4 quyền, 20 truyện, 45421 lượt chữ

Nôm (theo thống kê của tác giả luận án), nên đến nay chưa có một công trình nàolay tat cả những chữ Nôm trong 20 truyện làm đối tượng nghiên cứu một cách có hệ

thống, cũng chưa có công trình nào là chuyên nghiên cứu về những chữ Nôm tự tạo

trong bản giải âm, mà đây chính là nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi muốn thực hiện

trong bản luận án này.

! Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2001].

? Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2005, tr.1-12].

> Xin xem: [Nguyễn Nam, 2002].

19

Trang 18

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Theo khảo cứu của các học giả, thì Tân biên TKML có 4 bộ van in cơ ban làbộ ván Vĩnh Thịnh thập niên (1714), bộ ván Vĩnh Hựu tam niên (1737), bộ ván

Cảnh Hưng nhị thập tứ niên (1763) và bộ ván Cảnh Hưng tam thập ngũ niên (1774).

Các văn bản Tân biên TKML khắc in hiện có ở Hà Nội đều thuộc các bộ ván Cảnh

Hưng 24 (1763) và Cảnh Hung 35 (1774) Luận án chọn ban Tan biên TKML mang

kí hiệu HN 257 (Quyền I, Quyên II) và HN 258 (Quyên III, Quyên IV) hiện lưu giữtại Viện Văn học Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu Bản sách này thuộc bộ vánCảnh Hung 35 (1774), là bản Tan biên TKML còn lại ở dạng nguyên vẹn nhất hiệnnay mà tác giả luận án có thé tìm thấy được, có day đủ từ tờ bìa đến tờ cuối, khôngcó tờ nào bị rách nát, đã phản ánh trung thành bản khắc vốn có Đây cũng chính là

văn ban đã được Nguyễn Quang Hồng (2001) sử dụng dé khảo cứu, phiên âm, chú

giải mà tác giả luận án hân hạnh được thừa hưởng từ đó.

Bản sách này gồm 4 quyền, 20 truyện, phần giải âm Nôm có tat cả 45421 lượt

chữ Nôm, chia làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo, luận án

tập trung nghiên cứu về chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm Nôm của sách Cụ thê sẽthông qua cấu trúc chức năng và cấu trúc hình thể để nghiên cứu chữ Nôm tự tạo

trong bản sách một cách hệ thống.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án là phương pháp

thống kê định lượng văn tự học lịch sử, tức là sẽ thông kê, phân loại tất cả nhữngchữ Nom tự tạo trong bản giải âm TKML, rồi khảo sát từng loại chữ một, tìm ra quy

luật Phương pháp này sẽ được sử dụng xuyên suốt luận án nhằm cung cấp những

số liệu khách quan, cụ thé và chính xác dé mong đưa tới những kết luận hợp lý.Phương pháp đối chiếu — so sánh cũng được sử dụng dé phân tích những hiện tượng

cụ thé Luận án sử dụng những thao tác nghiên cứu chung trong nghiên cứu khoa

học như: £hống kê, phân loại, quy nap, so sánh.

20

Trang 19

Ngoài ra, nhìn từ góc độ khoa học liên ngành, luận án còn sử dụng một sô

khái niệm từ các ngành văn bản học, ngữ âm học lịch sử, âm vận học ở những

mức độ phù hợp dé giải quyết những van dé cụ thé có liên quan.

Luận án sẽ thống kê tất cả những chữ Nôm tự tạo trong 20 truyện bản giải âm

TKML, tồi triển khai phân tích một cách tỉ mỉ và có hệ thống, nêu ra quan điểm của

mình, rút ra kết luận.

5 Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận án

Giới thuyết về các khái niệm và thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong luận

an: - Van tu hoc

- Chữ Nom

- Chir Nom tự tạo

- Cau trúc chức năng và Cau trúc hình thé- Dị thể và Biến thể

6 Đóng góp của luận án

Luận án sẽ nghiên cứu một cách ti mi và có hệ thống về tất cả những chữNôm tự tạo trong văn bản giải âm TKML qua cấu trúc chức năng và cấu trúc hìnhthé, là công trình đầu tiên nghiên cứu văn bản giải âm TKML từ góc độ này Vì vậy,

luận án sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tế như sau:

Thứ nhất, luận án sẽ có gang làm rõ van đề phân định chữ Nom mượn Han vàchữ Nôm tự tạo, trình bày những điều cần phải chú ý khi phân định hai loại chữNôm này, góp phần cho việc phân loại chữ Nôm cũng như tìm hiểu tính sáng tạo,

tính độc đáo của chữ Nôm.

Thứ hai, luận án sẽ thống kê tất cả các chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm

TKML - một văn bản Nôm mang tính tiêu biểu của cuối thé ky XVII, cố găng manglại một cái nhìn tương đối toàn điện về chữ Nôm tự tạo trong thời kỳ đó.

21

Trang 20

Thứ ba, trong quá trình khảo cứu và phân tích tư liệu, luận án sẽ sử dụng hai

khái niệm quan trong là cấu tric chức năng và cau trúc hình thể (xin xem [NguyễnQuang Hồng, 2008, tr.211-214]) Khi bàn về cấu tao chữ Nôm, người ta hầu như

không phân biệt cấu trúc chức năng với cấu trúc hình thể, và thực tế thường chỉ nóitới cấu trúc chức năng, còn cấu trúc hình thé của chữ Nôm thì chưa được nghiên

cứu cân thận Luận án này là một ứng dụng đầu tiên sự phân biệt nói trên vàonghiên cứu chữ Nôm tự tạo trên một văn bản khả tín của một tác phẩm văn Nômtiêu biểu trong lịch sử văn hiến Hán Nôm Việt Nam.

Cuối cùng, những kết quả nghiên cứu theo hướng như trên hoàn toàn có khảnăng được ứng dụng vào công việc nghiên cứu và dạy học chữ Nôm đối với ngườiViệt cũng như người nước ngoài, trước hết là đối với những ai biết đọc chữ Hán.

7 Cấu trúc của luận án

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan về chữ Nôm và văn ban Tân biên truyền kỳ mạn lục

Chương 2: Lý thuyết văn tự học và chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm

Ti ruyén ky man luc

Chương 3: Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyén kỳ manluc từ góc nhìn cau trúc chức năng

Chương 4: Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyén kỳ manluc từ góc nhìn cấu trúc hình thé

Kết luận

Tài liệu tham khảoPhụ lục

22

Trang 21

Chương 1

TONG QUAN VE CHỮ NOM VÀ VĂN BẢN TAN BIEN

TRUYEN KY MAN LUC

Dẫn nhập:

Với đề tài luận án là Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền

kỳ mạn lục, trước hết người đọc có thé sẽ đặt ra những câu hỏi như: Chữ Nôm là gi?Chữ Nôm tự tao là gì? Văn bản giải âm Truyén kỳ mạn luc là một văn bản như thế

nào? Đề giải đáp những vấn đề này, trong chương đầu của luận án chúng tôi sẽ làm

rõ định nghĩa chữ Nôm một cách khách quan dựa trên những định nghĩa đã có của

các học giả, giới thiệu tong quan về tình hình nghiên cứu chữ Nôm tại Việt Nam và

ở các nước khác; phân biệt rõ khái niệm chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo;

đồng thời cũng giới thiệu bốn bộ ván in cơ bản và những văn bản khác nhau củaTân biên truyền kỳ mạn lục, đặc biệt nhân mạnh bản mang ký hiệu HN 257 và HN

258 là đối tượng nghiên cứu chính của luận án.

được dùng trong gần mười thế kỷ, mãi đến gần đây, cuối thời Pháp thuộc nó mới trở

thành, cũng như chữ Hán, một thứ cô tự không được dùng trong đời sống hàng ngàynữa.” [Đào Duy Anh, 1975, tr 9] Trong bài Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo

chữ Nôm, Nguyễn Tài Can và N.V.Xtankevich viết: “Chữ Nôm là một lối chữ

vuông, xuất thân từ chữ Hán, nhưng lại chuyên dùng để ghi tiếng Việt.” [NguyễnTài Cân, 1985, tr.48] Trong cuốn Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chữ

Nôm Việt, Nguyễn Tá Nhí viết: “Chữ Nôm là chữ viết của người Việt Nam được tạo

23

Trang 22

ra bang cách sử dụng các yếu tố có sẵn trong chữ Hán.” [Nguyễn Tá Nhí, 1997,

tr.17] Trong cuốn Ly thuyét chữ Nôm văn Nôm, Nguyễn Ngọc San viết: “ chữNôm là nền văn tự ghi âm, tất nhiên là ghi theo cách riêng của nó, tuy nhiên về hình

thé nó thuộc loại văn tự hình khối, biểu ý.” [Nguyễn Ngọc San, 2003, tr.27] Trong

“Lời dẫn” cho bộ Tu điển chữ Nôm (2006), Nguyễn Quang Hồng viết rang: “Chữ

Nôm của dân tộc Việt là một thứ chữ ô vuông [ ], về cơ bản là biểu âm biểu ý,

theo kiểu Hán tự” [Nguyễn Quang Hồng, 2006e, tr.7] Trong cuốn Khdi luận văn tự

học chữ Nôm, ông còn xác định chữ Nôm như một hệ thống văn tự theo một loạtcác tiêu chí đặc trưng: “(a) Chữ Nôm là văn tự viết nét bút theo ‘6 vuông' [ ] (b)Chữ Nôm là văn tự ô vuông ghi âm tiết [ ] (c) Chữ Nôm là văn tự 6 vuông ghi ngữtố [ ] (d) Chữ Nom là văn tự chữ vuông ghép thành tố [ ] (e) Chữ Nôm là văn tự 6

vuông biéu âm - biểu ý[ ]” [Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.174-186].

O Trung Quốc, cũng có nhiêu học giả nêu ý kiên của mình về định nghĩa chữ

Nôm Vi dụ trong cuốn Nghiên cứu tiếng Hán Việt 4h07, Vương Lực 7) chorằng: “Chữ Nôm, là thứ chữ được tạo ra cho tiếng nói thông tục trong tiếng Việttheo phép tạo chữ của chữ Hán.” [+H, 1948, tr.78] (tai đây và ở dưới đều do chúng

tôi chuyên dich) Trong bài “Chữ Nôm của Việt Nam ites num”, Mã Khắc Thừa 4

Wim viết: “Chữ Nom là văn tự dân tộc Việt Nam được tạo ra theo phép tạo chữ củachữ Hán, đọc theo âm Hán Việt.” [17z7&, 1998, tr.540] Trong bài “Bàn về anh

hưởng của chữ Hán đối với chữ Nom #0 HH”, Dam Chí Từ ï#ä:ij viết:

“Chữ Nôm là một hệ thống văn tự Việt Nam được tạo ra trên cơ sở sử dụng chữHán, lấy chữ Hán và bộ thủ chữ Hán làm nguyên liệu, áp dụng ba phép tạo chữ làgiả tá, hình thanh và hội ý, cơ bản đọc theo âm Hán Việt (bao gồm âm cô Hán Việtvà âm Hán Việt ngày nay), dùng để ghi tiếng Việt (gồm cả từ Hán Việt).” [i#z&ïãl,

2000, tr.15] Trong bai “Dinh nghĩa chữ Nôm ISZZ:3/”, Lâm Minh Hoa #446 cho

rằng: “Chữ Nôm là một loại văn tự ô vuông của Việt Nam được tạo ra trên cơ sở

chữ Hán trong thời kỳ sử dụng chữ Hán bằng phép tạo chữ giả tá, hình thanh, hội ýtrong ‘Luc thu’, dùng dé ghi “quốc 4m’[=tiéng nói thông tục, không bao gồm từ

24

Trang 23

Han Việt-tác giả luận án] trong tiếng Việt Nói tóm lại, chữ Nôm tức là văn tự thôngtục dân gian dùng dé ghi “quốc 4m’ trong tiếng Việt.” [k1j“E, 1989, tr.66].

Ngoài ra, trong nhiều từ điển cũng có định nghĩa về chữ Nôm Vi dụ trong Ti

điển tiếng Việt đã định nghĩa chữ Nôm là: “Chữ viết cô của tiếng Việt, dựa vào chữHán mà đặt ra.” [Từ điển tiếng Việt, 2008, tr.246] Trong bộ Từ Hải ### của Trung

Quốc đã định nghĩa chữ Nôm là “những chữ Hán mượn dùng và những chữ ViệtNam được tạo ra theo hình thức chữ Hán dé ghi tiếng Việt Nam trong thời kỳ Việt

Nam mượn dùng chữ Hán” [#‡#£, 1987, tr.568].

Tóm lại, nói tới chữ Nôm, người ta thường xuất phát từ các mặt đặc trưng, tính

chất, phạm vi sử dụng v.v của thứ chữ này để nêu ra định nghĩa Chúng tôi cho

rằng, muốn định nghĩa chữ Nom một cách toàn diện và khách quan, trước tiên phảilàm rõ hai vấn đề như sau:

Một là loại chữ Hán mượn dùng - mượn hình, mượn nghĩa và đọc theo âm Hán

Việt - trong văn bản Nôm có phải là chữ Nôm hay không? Về vấn đề này, có học

giả cho rằng đây là chữ Hán, chứ không phải là chữ Nôm, vì loại chữ này mượn cả

ba mặt âm, nghĩa, hình của chữ Hán Chỉ có loại chữ Hán mượn dùng có đặc trưng

là đồng hình, đồng (hoặc gần) âm nhưng khác nghĩa mới là chữ Nom.’ Nhung phannhiều học giả cho rằng đây là loại chữ mượn Hán cả về văn tự cả về từ ngữ, được sửdụng tự nhiên trong văn bản chữ Nôm tiếng Việt, cho nên phải được quy vào phạmtrù chữ Nôm Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong cách phân loại chữ Nôm của

các học giả, như Đào Duy Anh, Nguyễn Tài Can, Nguyễn Quang Hong ” Chúng

tôi cho rằng loại chữ này tất nhiên là chữ Hán, nhưng đồng thời cũng là chữ Nôm.

Vì nó đã được mượn dùng trong văn bản Nôm, cùng với các loại chữ Nôm khác cấu

thành một nền văn tự hoàn chỉnh, đảm nhận chức năng ghi ngôn ngữ Việt Nam.

! Xin xem: [}Rjf£, 1989, tr 63-66].

? Xin lần lượt xem tại: [Đào Duy Anh, 1975, tr 65-84], [Nguyễn Tài Cần, 1985, tr.53], [NguyễnQuang Hồng, 2008, tr.208].

25

Trang 24

Hai là về mặt đặc trưng loại hình, chữ Nôm là một loại văn tự như thế nào?Chữ Nôm không phải là một loại văn tự thuần biéu ý, điều này đã được mọi ngườicông nhận Nhưng về van đề chữ Nôm là một thứ chữ biéu âm - biểu ý hay là mộtloại văn tự ghi âm thì vẫn có tranh luận Ví dụ Nguyễn Ngọc San cho rang chữ Nomlà một loại văn tự ghi âm: “ nhìn toàn bộ quá trình phát triển của chữ Nôm ta thaylúc nào nó cũng cố gắng ghi trung thành âm Việt ở thời điểm nó sáng tác và xét vềmặt đó thì chữ Nôm là nền văn tự ghi âm, tất nhiên là ghi theo cách riêng của nó,

tuy nhiên về hình thể nó thuộc loại văn tự hình khối, biểu ý.” [Nguyễn Ngọc San,

2003, tr.27] Nguyễn Quang Hồng thì lưu ý đến một tình hình ngược lại, là “nếunhìn toàn bộ quá trình phát triển chữ Nôm thì ta thấy một sự thực là chữ “giả tá”mượn từ chữ Hán dé ghi âm các từ gốc Việt ngày càng được “hình thanh” hóa, nghĩalà từ chỗ các từ ấy chỉ được biểu âm thuần túy, trở nên có chữ ghép 'âm+ý' dé théhiện phần nghĩa của nó nữa Đương nhiên là với quan hệ liên tưởng qua lại giữa âmvà nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, cả hai thành tố “biểu 4m’ và “biểu y’ trong chữvuông sẽ “hỗ tro” cho nhau dé nhận diện ra âm và nghĩa chính xác của ngữ tố đượcghi Hai ‘mat’ âm và nghĩa ở đây là ‘hai mặt của một tờ giấy', không thé chỉ thừa

99 66

nhận mặt này ma phủ nhận mặt kia.” “ xét về mật độ chữ Hán ghi âm Nôm khađậm trong van ban, ta có thé nói rằng văn ban chữ Nôm nghiêng về mặt biéu âm,nhưng điều này không thể phủ nhận chữ Nôm là một hệ thống văn tự biểu âm - biểuý khá điển hình.” [Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.181-182] Chúng tôi đồng ý vớiquan điểm của Nguyễn Quang Hồng, cho rằng chữ Nôm là một loại văn tự biểu âm- biểu ý Vì dù răng những chữ Nôm xuất hiện đầu tiên là mượn từ chữ Hán để ghi

âm tiếng Việt bằng cách giả tá, nhưng dần dần nhiều chữ giả tá này đã được gia

thêm thành tố biểu ý dé hình thanh hóa, loại chữ hình thanh có tỷ lệ ngày càng caohơn; ngoài ra, trong chữ Nôm còn có một loại chữ là chữ hội ý Những điều này

chứng tỏ thành tố biéu ý là phần rất quan trong trong cấu trúc chữ Nôm, vi vậy, nói

chữ Nôm là một loại văn tự biêu âm - biêu ý thì chính xác hơn và toàn diện hơn.

26

Trang 25

Trên cơ sở những định nghĩa về chữ Nôm của các học giả và những điều thảo

luận ké trên, chúng tôi xin nêu ra cách định nghĩa của mình về chữ Nôm: Chữ Nômlà một hệ thống van tự Việt Nam được tao ra trên cơ sở chữ Hán dé ghi tiếng Việt,là một loại văn tự biéu âm - biểu ý (ghi âm tiết — ngữ tố), bao gồm hai phan lớn làchữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo (hai khái niệm này sẽ được trình bày ở tiểu

mục 1.3).

1.2 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm

1.2.1 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chữ Nôm được triển khai khá sớm Khi chữ Nôm

còn được sử dụng rộng rãi đã được nhiều học gia quan tâm va tiến hành nghiên cứu

nhằm phục vụ công việc giảng dạy và dé ra phương án cải tiễn văn tự dân tộc.' Mộtsố sách vở quan trong trong thời kỳ đầu bao gồm Chi Nam ngọc âm giải nghĩa(không rõ tác gia), Van dai loại ngữ va kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Tu học

toản yếu tam thiên tự của Ngô Thì Nhậm, Nhật dụng thường đàm của Phạm Đình

Hồ, Đại Nam quốc ngữ của Nguyễn Văn San, Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa

ca của vua Tự Đức, Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ, v.v Đến cuối thé kỷ

XIX, các học giả Việt Nam như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Phạm huy Hỗ

công bồ nhiều bài viết nghiên cứu về chữ Nôm, đồng thời trong các sách lịch sử văn

học như Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đồng Chi, Việt Nam văn học sw yếu

của Dương Quảng Hàm, Văn chương chữ Nôm của Lãng Nhân cũng đã dành nhiềutrang nói về chữ Nôm.ˆ Từ đầu thé kỷ XX, công việc nghiên cứu chữ Nôm va văn

bản Nôm được triển khai một cách rộng rãi hơn, chữ Nôm và tác phẩm Nôm đã

được giới thiệu cho đông đảo nhân dân Việt Nam, được coi như là một phần “quốc

hồn quốc túy” Lúc đó có nhiều truyện Nôm như Kim Vân Kiểu, Nhị Độ Mai, LụcVân Tiên, Thạch Sanh v.v được phiên âm ra chữ Quốc ngữ Đến giữa thế kỷ XX,

một sô nhà nghiên cứu văn học sử đã giới thiệu những tác phâm chữ Nôm nhiêu thê

' Xin xem: [Nguyễn Tá Nhi, 1997, tr.21-27].

? Xin xem: [Lã Minh Hằng, 2004, tr.24].

27

Trang 26

loại, có tam cỡ hơn và có nội dung phong phú hơn như Quốc âm thi tập, Thiên Nam

ngữ lục cho người Việt Cũng có một số học giả bắt đầu tìm hiểu đánh giá vai trò,tầm quan trọng của chữ Nôm, nhưng hầu như chưa đi sâu vào nghiên cứu nhữngvấn đề quan trọng như thời kỳ xuất hiện, hình thành chữ Nôm, cấu tạo của chữ Nôm

v.v Đến nửa sau thé ky XX, tinh trạng này mới được thay đôi Nhiều học giả ở Việt

Nam bắt đầu nghiên cứu chữ Nôm từ các khía cạnh khác nhau, sử dụng nhiềunguồn tư liệu để nghiên cứu quá trình sản sinh, hình thành, cấu tạo và diễn biến củachữ Nôm Trong các nhà nghiên cứu, có cong hiến lớn là Tran Văn Giáp, HoàngXuân Han, Đào Duy Anh, Hoa Bang, Nguyễn Đồng Chi v.v Họ đã công bố nhiềubài nghiên cứu và sách chuyên khảo, như Lược sử vấn dé chữ Nôm ( 1969 ) củaTrần Văn Giáp, Chữ Nom: Nguồn géc-cau tao-dién biến ( 1975 ) của Đào Duy Anh.Tiếp theo, lại càng có nhiều học giả đi sâu vào nghiên cứu chữ Nôm, đạt đượcnhững thành qua đáng kê Trong đó nỗi bật có các công trình của Nguyễn Tài Can,Lê Văn Quán, Nguyễn Ngọc San, Trần Xuân Ngọc Lan, Nguyễn Quang Hồng, v.v.Trong những năm 80 của thé ky XX có thé kể những công trình nghiên cứu tiêubiểu như Một số vấn dé về chữ Nôm ( 1985) của Nguyễn Tài Cân, Nghiên cứu về

chữ Nôm ( 1981 ) của Lê Văn Quán, Cơ sở ngữ văn Hán Nôm ( 1986 ), Van đề cấu

trúc chữ Nôm ( 1988 ) của Nguyễn Ngọc San, Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa (1985)

của Trần Xuân Ngọc Lan, v.v Đến cuối thế kỷ XX, dựa trên cơ sở của những người

đi trước, một số học giả trẻ tuổi hơn tiếp tục nghiên cứu về chữ Nôm, và đã công bố

hàng loạt công trình nghiên cứu mới, như Các phương thức biểu âm trong cấu trúcchữ Nôm Việt ( 1997 ) của Nguyễn Tá Nhí, Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm

Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh ( 1999) của Hoàng Thị Ngọ, v.v.' Bước

vào thé ky mới, lai có nhiều công trình nghiên cứu chữ Nôm được công bố, như Lythuyết chữ Nôm văn Nôm (2003) của Nguyễn Ngọc San, Cấu trúc nghĩa trong chữ

Nôm Viét (2004) của La Minh Hằng, Khái luận văn tự học chữ Nôm (2008) của

Nguyễn Quang Hồng Đồng thời trong thế hệ sinh sau những năm 80 cũng xuất

' Xin xem: [Hoàng Thị Ngọ, 2003, tr 352-372].

28

Trang 27

hiện một số thanh niên thích thú chữ Nôm, có ý định nghiên cứu về chữ Nôm, nhưNguyễn Tuấn Cường, Trần Trọng Dương, Hà Thị Tuệ Thành, v.v Họ bắt đầu

nghiên cứu chữ Nôm một cách có hệ thống dưới sự hướng dẫn của các chuyên giahọc giả thế hệ trước, và đã giành được những thành quả nghiên cứu sơ bộ.

Ngoài những công trình nghiên cứu được kế trên, các học giả Việt Nam còn

viết nhiều bài nghiên cứu về chữ Nôm đăng trên tạp chí chuyên ngành, có giá trị

học thuật khá cao Đồng thời, họ cũng bắt tay vào biên soạn từ điển chữ Nôm, đã

xuất bản những bộ từ điển rất có giá trị như Tự điển chữ Nôm (1970) của Vũ Văn

Kính và Nguyễn Quang Xỹ, Bang tra chữ Ném (1976) của Viện Ngôn ngữ hoc, Đại

từ điển chữ Nôm (1998) của Vũ Văn Kinh, , gần đây nhất là cuốn Tu điển chữ

Nôm (2006) do Nguyễn Quang Hồng chủ biên.

Ở Việt Nam, có một cơ quan chuyên nghiên cứu chữ Nôm — Viện Nghiên cứuHán Nôm Hiện nay trong Viện có hàng chục chuyên gia dốc sức vào nghiên cứuchữ Nôm Ngoài những công việc nghiên cứu được nói tới trên đây, họ còn bắt tayvào một công việc kha mới va hết sức quan trọng — tin học hóa chữ Nôm Công việcnày do Nguyễn Quang Hồng phụ trách Trong mấy năm gần đây, Viện Nghiên cứu

Hán Nôm hợp tác với Hội bảo tồn di sản chữ Nôm ở Hoa Kỳ, đã thu được nhiều

thành quả đáng kế về mặt này: khắc họa và tạo chữ Nôm dưới dạng điện tử, xâydựng phông chữ Nôm và kho chữ Nôm, số hóa những tư liệu chữ Nôm, v.v Ngoài

ra, một số trường đại học ở Việt Nam như Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng có chuyên ngành Hán Nôm,

nhằm dao tạo nhân tài nghiên cứu chữ Nom.

Việc nghiên cứu chữ Nôm ở Việt Nam có trọng tâm nghiên cứu khác nhau

trong từng thời kỳ Từ đầu đến giữa thế kỷ XX, các học giả tập trung vào phiên âmnhững tác phẩm Nôm như truyện Nôm, tập thơ Nôm và sử sách Nôm ra chữ Quốcngữ, giới thiệu cho người Việt, để người Việt hiểu biết di sản quý báu này của bảnquốc; hoặc là xuất phát từ góc độ văn hóa, nghiên cứu, đánh giá vai trò, tầm quantrọng của chữ Nôm Nhưng đến nửa sau thế kỷ 20, thiên hướng nghiên cứu chuyển

29

Trang 28

sang thông qua tư liệu chữ Nôm, xuất phát từ góc độ lịch sử học, ngôn ngữ học,

nghiên cứu các van đề có liên quan đến quá trình sản sinh, phát triển, diễn biến vàcấu tạo của chữ Nôm, như vậy đã khiến việc nghiên cứu càng sâu sắc và có hệ

thống hơn Có thê nói, là nước từng sử dụng chữ Nôm, ở Việt Nam, việc nghiên cứuchữ Nôm được triển khai một cách sớm nhất, có phạm vi nghiên cứu rộng nhất và

có chiều sâu nhất, đã thu được nhiều thành quả nghiên cứu đáng kể Đồng thời, đãhình thành một đội ngũ nghiên cứu gồm nhiều thé hệ.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm ở các nước khác

Ngoài Việt Nam ra, các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Ky

v.v cũng triển khai công việc nghiên cứu chữ Nôm.

a Ở Trung Quốc

Chữ Nôm được tạo ra trên cơ sở chữ Hán, nó có quan hệ chặt chẽ với chữ Hán.

Vì vậy, với người Trung Quốc nghiên cứu chữ Nôm có thê nói là có điều kiện đượctrời hậu đãi Từ đầu thế kỷ XX, một số học giả biết tiếng Việt ở Trung Quốc đã bắttay vào nghiên cứu chữ Nôm, và đã công bố một số thành quả nghiên cứu có giá trị.

Công trình nghiên cứu sớm nhật là Khảo về kết cau chữ Nôm và môi quan hệ của nó

với chữ Han iF (Chữ Nom) Z 4H#t RICE 7-~ BI(đăng trên Yên Kinh hoc bdo #4

aK, số 14, 1933) của Văn Huu fllil Đây là một công trình nghiên cứu chữ Nomrất nôi tiếng và có giá trị học thuật cao, thường được các học giả đề cập và dẫn dụng

trong chuyên khảo hoặc bài viết của họ Trong sách, tác giả đã khảo sát cấu trúc chữ

Nôm từ góc độ ngữ âm học lịch sử, và chỉ ra xu thế phát triển của chữ Nôm: từ chữgiả tá chuyển sang chữ hình thanh Sau đó có Nghiên cứu tiếng Hán Việt Siti HF

( 1948 ) của Vương Lực +7 Đây cũng là tác phẩm nỗi tiếng và được giới học thuật

đánh giá cao Trong sách, tác giả xuất phát từ góc độ ngữ âm học lịch sử và âm vận

học, khảo sát cấu trúc chữ Nôm một cách tỉ mi và hệ thống Tiếp theo lại có “Bàn

về chữ Nôm của Việt Nam %-†i#if1t“°”(1980) của Lý Lạc Nghị 2#, “Bàn

về văn tự Việt Nam ‡Èi+ “3š” (1984), “Giới thuyết về chữ Nôm Ij2#:⁄”(1989)

va “Vài nhận xét vê quy luật diễn biên và nguyên nhân “tiêu vong” của chữ Nôm li

30

Trang 29

EMU “HTL” J4DI#fJ”(1991) của Lâm Minh Hoa ÿkĐ“E, “Thử phân tích quy

luật diễn biến và nguyên nhân tiêu vong của chữ Nôm yŸ‡-#1ữfJÿšZEJM@# E189

*:2J#IÑ”(1990) của La Trường Son Z<‹Lb, “Chữ Nôm của Việt Nam tire ii”

(1998) của Mã Khắc Thừa "zZ/&, “Tìm hiểu về nguyên nhân ngữ âm và văn tự tiếng

Việt chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn tự tiếng Hán Wisi AES BE 1 7/0 RR

ñJiBI3J##”(1998), “Bàn về sự ảnh hưởng của chữ Han đối với chữ Nom 3l

'if92ni”(2000) của Đàm Chi Từ isi; Những phát hiện mới về thơ Nôm của Ho

Xuân Hương (2000) và 6 truyện thơ Nôm đâu thé kỷ XX (2006) của Nhan Bảo Pit;“Diễn biến phát triển và ý nghĩa văn hóa của chữ Nom Việt Nam inant fy Jẻi#i2E

chữ Nôm 3# :Z‡‡t”(2003), “Tình hình nghiên cứu chữ nôm Wea”

(2008) của Nhiếp Tân 364%, v.v.

*4xt# (2003) của Kỳ Quang Muu 4h)" i; “Thử phân tích tính dân tộc trong

Ở Trung Quốc, trọng tâm nghiên cứu đối với chữ Nôm cũng thay đổi quatừng thời kỳ Trong một thời kỳ dài là từ đầu thế kỷ XX đến những năm 70 của thếkỷ này, chỉ có mấy chuyên gia học giả nghiên cứu về chữ Nôm, như Văn Hựu,Vương Lực, v.v Nhưng công việc nghiên cứu của họ có thể nói là khá sâu sắc và có

giá trị Họ chú trọng nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm từ góc độ ngôn ngữ học Đến

cuối thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu chuyền sang nghiên cứu chữ Nôm từ góc độgiao lưu văn hóa, nghiêng về nghiên cứu sự ảnh hưởng của chữ Hán đối với chữNôm, tính dân tộc được thê hiện trong chữ Nôm, sự ảnh hưởng của văn học TrungQuốc đối với văn học Nom, v.v Chỉ có Nhan Bao có thé nói là một ngoại lệ Với suam hiểu sâu sắc của mình, ông đã tiến hành công tác phiên âm, giới thiệu những tư

liệu Nôm quý báu Nói chung, công việc nghiên cứu chữ Nôm tại Trung Quốc tuy

bắt đầu sớm, nhưng bị dừng lại trong một quãng thời gian dài Những người nghiên

cứu về sau chủ yếu dựa vào thành quả của người trước dé triển khai nghiên cứu chữ

Nôm từ góc độ giao lưu văn hóa, chứ không phải là đi sâu vào phân tích bản thân

chữ Nôm, cho nên về mặt chiều sâu và chiều rộng nghiên cứu còn hơi hạn ch.

b Ở Nhật Bản

31

Trang 30

Các học giả Nhật Bản dốc sức vào nghiên cứu cấu tạo của chữ Nôm và biênsoạn tự điển chữ Nôm Những thành quả nghiên cứu chính của họ có Cau tao vànguồn gốc của chữ Nôm (1979) của Keji Tomita, Tự điển chữ Nôm (1988) của

Y.Takeuchi, Khảo sát sơ lược về cấu trúc âm tiết tiếng Việt vào thế kỷ XIV — XV

qua tư liệu chữ Nôm của Shimizu Masa Aki, Truyền Kỳ Mạn Lục san bản khảo của

Kawamoto Kuniye (1996) v.v Nhật Bản có Viện Mojikyo Viện này ra sức thu thập,

chỉnh lý và nghiên cứu những dữ liệu gồm kí tự chữ Hán có nguồn gốc từ Trung

Quốc và đã được dùng ở Đông Nam A sau khi được biến đổi trong nhiều trường

hợp, trong đó có chữ Nôm Viện này đã tạo ra một hệ thống Mojikyo, có thê ghi tấtcả mọi tạo tố của một chữ Hán được chia ra theo kiểu phân tích thành tố trực tiếp.Mục đích của việc chia ra được thực hiện trên mọi chữ Hán là dé nhận diện kí tựkhác dé dàng bằng việc dùng các phần được chia ra Điều này có ích cho việc đưa

phông chữ Nôm vào máy tính, xây dựng kho chữ Nôm, thực hiện tin học hóa chữNôm.

Ở Nhật Bản, các nhà nghiên cứu chữ Nôm chú trọng nghiên cứu cấu tao củachữ Nôm, và ra sức biên soạn tự điển chữ Nôm Nhật Bản có lẽ là nước có nhữngngười nghiên cứu về Việt Nam nhiều nhất trên thế giới, công việc nghiên cứu chữNôm của nước này cũng được triển khai khá sâu rộng Ví dụ Y.Takeuchi từng biênsoạn và xuất bản Tw điển Chữ Nôm vào năm 1988, là một cuốn tự điển chữ Nom

được xuất bản sớm trên thé giới, rất bổ ích đối với việc nghiên cứu chữ Nom.

c Ở Pháp

Ở Pháp, cũng có không ít học giả nghiên cứu về chữ Nôm Trong đó có người

bản địa, cũng có Việt kiều Những công trình nghiên cứu được công bố gồm có

Cours de Chữ Nôm cua A Chéon, Ba loại văn tự dùng ở Việt Nam chữ Nho, chữ

Nom, chữ quốc ngữ ( 1908-1909 ) của H.Cadière, Văn Nôm va Chữ Nôm đời Tran

Lê của Hoàng Xuân Hãn( 1978-1979 ), Thơ Van Đông Kinh Nghĩa Thục ( 1997 ) và

Thế giới tác phẩm chữ Nôm ( 1998 ) của Philippe Papin, còn một số bài của các

tác giả khác, v.v.

32

Trang 31

Các học giả ở Pháp chú trọng nghiên cứu vai trò, tam quan trọng của chữ Nôm,và giới thiệu tác phẩm Nôm Công việc nghiên cứu chữ Nôm tại Pháp bắt đầu khá

sớm, và được triển khai một cách có hệ thống Nhưng nhìn về đội ngũ nghiên cứu,

chủ yếu là những người lớn tuổi Về cứ liệu nghiên cứu, trong thời kỳ Pháp thuộc,người Pháp đã từ Việt Nam mang nhiều tư liệu Nôm về Pháp, có những tư liệu đã

không thể tìm thấy được tại Việt Nam, là tài liệu quý báu mà các chuyên gia học giảPháp sử dụng dé nghiên cứu về chữ Nôm.

d Ở Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, những người nghiên cứu chữ Nôm cũng gồm có người bản địa vàViệt kiều Họ cố gang giới thiệu về chữ Nôm Tiêu biểu có tác pham của Nguyễn

Khắc Kham, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Ngọc Bích, v.v Ở Hoa Kỳ, có Hội bảo tồn

di sản chữ Nôm Tổ chức này ra đời vào cuối năm 1999, với mục đích là “làm tăngnhận biết di sản lớn lao về hệ thống chữ Nôm va phát triển các công cụ máy tính détruy cập vào nó” [Kỷ yếu Nghiên cứu chữ Ném, 2006, tr.13] Sau khi thành lập, tôchức này đã làm nhiều công việc, và góp phần nhiều cho việc giới thiệu và tin họchóa chữ Nôm Hội đã tạo ra một văn phòng “Nôm Na” tại Hà Nội dé khắc hoa và

tạo chữ dưới dạng điện tử Cho tới cuối mùa hè 2004, họ đã số thức hóa được

khoảng 16.000 ký tự Nôm, trong đó có hơn 6000 chữ thuần Nôm, tức là không có

trong chữ Hán Mục đích của Hội là “đưa những kí tự này, và hàng nghìn chữ khác

còn đang an kín, vào chuẩn Unicode và ISO, dé cho chữ Nôm trở thành chữ thé

giới” [Kỷ yếu Nghiên cứu chữ Ném, 2006, tr.15] Công việc này rất có ích đối vớiviệc nghiên cứu chữ Nôm Hội còn hợp tác với Viện nghiên cứu Hán Nôm, tổ chức

Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm (2004 tại Hà Nội và 2006 tại Huế), tạo cơ hội giao

lưu trao đổi tốt cho các chuyên gia học giả nghiên cứu chữ Nôm trên toàn thế giới,giúp họ tìm hiểu những van đề về chữ Nom và nắm được những thông tin mới nhất

trong việc nghiên cứu chữ Nôm và văn bản Nôm Hội tỏ ý rằng, sau này sẽ không

ngừng hoàn thiện phông chữ Nôm và kho chữ Nôm, số hóa những tư liệu chữ Nôm,

33

Trang 32

xây dựng một thư viện số hóa các văn bản Nôm, làm cho tư liệu chữ Nôm được mọi

người sử dụng.

Có thé nói, việc nghiên cứu chữ Nôm tại Hoa Kỳ tuy có đội ngũ nghiên cứukhông lớn, nhưng các học giả nước này ra sức đầy mạnh việc số hóa chữ Nôm, nhưvậy đã đi trước trong việc nghiên cứu, và rất giúp ích cho những học giả ở các nướckhác triển khai công việc nghiên cứu.

1.3 Chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo

Chữ Nôm có thể chia làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tựtạo, điều này đã được các học giả công nhận Khi phân biệt chữ Nôm mượn Hán vàchữ Nôm tự tạo, người ta thường dựa theo hình thé chữ Nôm dé xác định, cho rằngnhững chữ vuông có xuất hiện trong văn bản Hán, cũng có xuất hiện trong văn bảnNôm thì là chữ Nôm mượn Hán, còn những chữ vuông chỉ xuất hiện trong văn bảnNom mà những người thông thạo chữ Hán không thé đọc được thì là chữ Nôm tự

tạo Hình thể cé nhiên là một tiêu chi quan trọng dé phân định hai loại chữ Nôm này,

nhưng chi dựa theo hình thé dé phân định thì vẫn chưa đủ Nguyễn Tài Can chorằng loại chữ Nôm mượn Hán “Tà loại chữ đơn, không có cấu trúc nội tại”, còn loại

chữ Nôm tự tạo “là loại chữ có thé chia thành thành tố, có thé xét mặt quan hệ nội

bộ giữa các thành tố đó”.[Nguyễn Tài Cần, 1985, tr.49] Nguyễn Quang Hồng cũngviết: “Tuy nhiên, một cách nhìn nhận “từ bên ngoài”, thuần tuý theo mặt chữ như

vậy đối với các chữ vuông trong văn bản tác phẩm Nôm chỉ mới bảo đảm có thể

nhận ra dau là những chữ vuông rùng hình với chữ Han, đâu là những chữ đặc hữu

chỉ có mặt ở văn bản tác phâm Nôm Còn nếu như ta xem xét các chữ ấy trong mốiquan hệ với tiếng Việt và tiếng Hán, thì ta thấy tình hình có vẻ phức tạp hơn nhiều.”[Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.188-189] Chúng tôi đồng ý với cách nhìn của hai vịchuyên gia này, và xuất phát từ hai mặt hình thé và quan hệ nội bộ thử định nghĩa

chữ Nom mượn Han va chữ Nôm tự tạo như sau: Chữ Nom mượn Han là những

chữ Nôm vay mượn từ chữ Hán dé ghi tiéng Việt (có thể là mượn cả ba mặt hình,

âm, nghĩa, cũng có thê chỉ mượn hai mặt là hình với âm hoặc hình với nghĩa), có

34

Trang 33

xuất hiện trong văn bản Hán và văn bản Nôm, không có cấu trúc nội tại Chữ Nômtự tạo là những chữ Nôm do người Việt tự tạo ra, chỉ xuất hiện trong các văn bảnNôm, thường có cấu trúc nội tại.

Sau đây, xin lay may dòng dau của truyện Hang Vương tir ký trong bản giải âm

TKML được thực hiện trong văn bản in theo ván khắc Cảnh Hung 35 (1774) làm vidụ để nói rõ hai loại chữ này:

- ARS ERE, TG ARERR SRAM a

(Quan Thừa chi ho Ho tên là Tông Thốc, hay chung thơ, càng dài chưng lờiday do lời trêu giéu)

Trong may dong chữ Nôm này, có thé nhận thay ngay rang các chữ ?, 7K, E,

PtH, AE, ak, 3, Hã, 2%, BR, 3“ von có xuât hiện trong các văn bản Hán, người Việt

yoo A LÁ SA pl oe bb) 66 ` là) oe 299 ce AD oe À*»» oe là) Cee A 99 66 A Là)

v Y > > > v > , > , >

đọc với âm Han Việt là “quan”, “thừa”, “chỉ”, “hộ”, “hô”, “la”, “tông”, “thoc

“khái”, “chưng”, “sơ”, “cường” Trong đó, 7 chữ “quan”, ;z&“thùa”, ñ“chỉ”, 7!“hộ”, “hô”, zz“tông”, #“thoc” là thực sự ghi ngữ tô Hán vào tiêng Việt, mượn cảba mặt hình, âm, nghĩa; chữ 44 “chưng” chỉ mượn hai mặt hình với âm ma bỏ nghĩa“boc, hap’ trong tiêng Hán dé ghi một hư từ tiêng Việt trỏ ý sở thuộc hoặc đê cập tới

đôi tượng, nơi chôn, thời gian, v.v '; 4 chữ # “la”, ta “khái”, Beso”, an “cường”,

cũng là mượn hai mặt hình với âm mà bỏ nghĩa trong tiêng Hán, nhưng không đọc

theo âm Hán Việt mà phải đọc chệch đi dé ghi ngữ tố thuần Việt /d, hay, tho, càng.

Các chữ này đều là chữ Nom mượn Hán Còn các chữ ##, £8, Bi, ft, OH, OB, Hội thì

chỉ xuất hiện trong văn bản Nôm, chưa hề thấy trong văn ban Hán, là những chữ

Nom tự tạo Trong đó, 6 chữ #§# tén, ER dai, YR dạy, IK: đổ, 1G trêu, UW giéu đềubao gồm một thành tố biéu âm và một thành tố biểu ý, là chữ hình thanh; còn chữ fj

1.4 Văn bản Tân biên truyền kỳ mạn lục

Như trên đã nói, Tân biên truyền kỳ mạn lục có tên sách đây đủ là Tân biên

truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú Theo nhà nghiên cứu Nhật Bản

' Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2001, tr.37].

35

Trang 34

Kawamoto Kuniyé, các văn bản Tan Biên TKML có thê quy vào 4 bộ ván in cơ bản:

a Bộ ván Vĩnh Thịnh thập niên (1714), Nguyễn Lập Phu biên, Loại Am hội chú

bản b Bộ ván Vĩnh Hựu tam niên (1737), Kế Thiện Đường tập thành bản c Bộ

ván Cảnh Hưng nhị thập tứ niên (1763), Nguyễn Bích gia bản trùng san bản d Bộ

ván Cảnh Hung tam thập ngũ niên (1774), Nguyễn Dinh Lân gia trùng san bản.'

Các văn bản Tan biên TKML khắc in hiện có ở Hà Nội đều thuộc các bộ ván

Cảnh Hưng 24 (1763) và Cảnh Hưng 35 (1774) Về các văn bản này, trong cuốn

Truyền kỳ mạn lục giải âm của Nguyễn Quang Hồng” và bài viết “Tình hình văn

bản “Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bồ giải âm tập chi’ hiện còn ở thư viện Viện

Nghiên cứu Hán Nôm” của Hoàng Hồng Cam’ đã có trình bày một cách tỉ mi.

Chúng tôi xin dựa theo sự trình bày của hai học giả này giới thiệu đơn giản như sau:

a Bản mang ký hiệu R.109 Hiện giữ ở Thư viện Quốc gia, Hà Nội Chỉ còn 2

quyền đầu 10 truyện, thuộc bộ ván Cảnh Hưng 24 (1763).

b Bản mang ký hiệu R.1450 (quyền I ), R.1451 (quyền II ), R.1452 (quyềnII), R 1453(quyén IV ) Hiện giữ ở Thư viện Quốc gia, Hà Nội Còn có day đủ 4quyền 20 truyện, nhưng mat 5 tờ đầu sách Quyên I và quyên II giống hệt ban mang

ký hiệu R.109, nên rất có thể thuộc bộ ván Cảnh Hưng 24 (1763).

c Bản mang ký hiệu VNv.704 (quyên I ), VNv.705 (quyên II ), VNv.706

(quyền III ), VNv 707 (quyền IV ) Hiện giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nom, Hà Nội.Còn nguyên vẹn 4 quyên 20 truyện, nhưng mat phan đầu sách, phải chép tay bù vào.

Cuối quyền II và đầu quyên III cũng bổ khuyết bằng những trang chép tay, thuộc bộ

ván Cảnh Hưng 35 (1774).

d Bản mang ký hiệu VNv.1491 Hiện giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà

Nội Còn có đầy đủ 4 quyền 20 truyện, nhưng mất tờ bìa, có một số trang bị rách nat,

! Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2001, tr.14-15].> Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2001, tr.14-19].3 Xin xem: [Hoang Hồng Cam, 1996a, tr.47-51].

36

Trang 35

nhiêu trang, nhiêu chỗ mòn mờ, không nhận rõ mặt chữ, thuộc bộ ván Cảnh Hưng

35 (1774).

e Bản mang ký hiệu HN.257 (quyền I và quyền II ), HN.258 (quyền III vaquyền IV ) Hiện giữ ở Viện Văn học, Hà Nội Còn nguyên vẹn 4 quyền 20 truyện,

thuộc bộ ván Cảnh Hưng 35 (1774).

f Bản mang ký hiệu A.1021 Hiện giữ ở Viện Nghiên cứu Han Nom, Hà Nội.

Chỉ còn 2 quyên đầu, gồm 8 truyện, không còn bìa cậy, đã được đóng bằng bìa mới,

trang sách mat hết 6 tờ đầu, tờ 124 mat hắn một nửa trên, thuộc bộ ván Cảnh Hưng

35 (1774).

g Ban mang ký hiệu VHv.1641 Hiện giữ ở Viện Nghiên cứu Han Nom, Hà

Nội Chỉ còn 2 quyền sau, gồm 10 truyện, gần giống văn bản VNv.706 và VNv 707,

thuộc bộ ván Cảnh Hung 35 (1774).

h Ban mang ký hiệu Hv.315 Hiện giữ ở Viện Sử học, Hà Nội Chỉ còn 2

quyền đầu 10 truyện, thuộc bộ ván Cảnh Hưng 35 (1774).

Ngoài các văn bản khắc in ra, ở Viện Nghiên cứu Han Nôm còn giữ may ban

chép tay Tân biên TKML, xin điềm qua như sau:

i Ban mang ký hiệu A.176/1-2 Có đầy đủ 4 quyền 20 truyện, được đóngthành 2 tập Phần chữ Hán viết to hơn, còn phần chú và dịch Nôm bé hơn Chép

theo ban in thuộc bộ ván Cảnh Hung 35 (1774).

j Bản mang ký hiệu A.3201/1-4 Có đầy đủ 4 quyền 20 truyện, được đóng

riêng biệt, chép từ trái sang phải Phần chữ Hán viết hơi nghệch ngoạc, còn phần

dịch Nôm được ghi thay bằng chữ Quốc ngữ Chép theo bản in thuộc bộ ván Cảnh

Hưng 35 (1774).

k Bản mang ký hiệu VNv708 Có đầy đủ 4 quyền 20 truyện, chép theo bản in

thuộc bộ ván Cảnh Hưng 35 (1774).

37

Trang 36

1 Bản mang ký hiệu A.3165 Chỉ có 5 truyện đầu của quyên I, mat han tờ đầu

sách, hiện tượng mat chữ và son rách khá nghiêm trọng.

Trong các văn bản nói đến trên đây, luận án chon bản Tân biên TKML mangký hiệu HN 257 (Quyên I, Quyền II) và HN 258 (Quyền III, Quyền IV) hiện lưu giữtại Viện Văn học Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu Đây cũng chính là văn bản đã

được Nguyễn Quang Hồng (2001) sử dụng để khảo cứu, phiên âm, chú giải mà tác

giả luận án hân hạnh được thừa hưởng từ đó Sau đây xin giới thiệu cụ thể hơn về

văn bản này:

Bản sách này thuộc bộ ván Cảnh Hung 35 (1774), là bản Tan biên TKML còn

lại ở dạng nguyên vẹn nhất hiện nay mà tác giả luận án có thê tìm thấy được, có đầyđủ từ tờ bìa đến tờ cuối, không có tờ nao bị sờn rách, chỉ lác đác có vài ba chỗ mat

chữ, như ở các trang [QII, Long, 13b], [QII, Đào, 31b], và có it chỗ mòn mờ, như ở

các trang [QI, Tây, 74a], [QH, Dao, 25a], [QII, Đông, 42a], [QIU, Thúy, 58a],

[QIV, Lý, 19a], [QIV, Dạ, 56b], nhưng nói chung vẫn có thể đọc được, đã phản ảnhtrung thành bản khắc vốn có Bản sách gồm 4 quyền 20 truyện, 602 trang Khắc từ

phải sang trái, chữ khắc to sắc rõ nét và đều đặn, phần chữ Hán to hơn, còn phần

chú và dich Nôm bé hon Giữa tờ bìa in đậm tên sách Tân biên truyền kỳ mạn lục šï

8i(#z3ì#ô#, bên phải có dong chữ “Thuật tiền hiền chi cựu tích”, bên trái có dòngchữ “Hiểu hậu học chi dị tri” Sách đánh riêng sỐ trang của mục lục và phần chính

văn Trang la và 1b là mục lục, bắt đầu từ trang 2a là quyền I Dau trang 2a có ghi:“Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng b6 giải âm tập chú quyên chỉ nhất”, cuối trang

81a lại ghi: “Tân biên truyền ky man luc tăng bổ giải âm tập chú quyên chi nhấtchung” Tiếp đến quyền II, số trang được đánh lại từ đầu đến trang 78a, mặt ván số34 bị đánh số trùng, được ghi là 34 Thượng và 34 Hạ Số dau trang la có ghi: “Tânbiên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú quyên chi nhì”, cuối trang 78a lạighi: "Tân biên truyền kỳ man luc tăng bổ giải âm tập chú quyền chi nhì chung” Sau

đó đến quyền II, số trang được đánh lại từ đầu đến trang 71b, mặt van số 44 bịđánh số trùng, được ghi là 44 Thượng và 44 Hạ Đầu trang la có ghi: “Tân biên

38

Trang 37

truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú quyền chi tam”, cuối trang 71b lại ghi:“Tân biên truyền kỳ mạn luc tăng bổ giải âm tập chú quyền chi tam chung” Cuốicùng là quyền IV, số trang được đánh lại từ đầu đến trang 67b, đầu trang 1a có ghi:“Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú quyên chi tứ”, cuối trang 67blại ghi: “Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú quyền chi tứ chung”.Toàn bộ bản sách được in trên giấy thuần nhất một loại, không có hiện tượng dập

xóa hoặc sửa chữa Cho nên có thé nói đây là một văn bản Tân biên TKML lý tưởng

đê triên khai nghiên cứu khoa học.

Vệ mặt nội dung, toan bộ văn bản có 4 quyên, mỗi quyên có 5 truyện, tat cả là

20 truyện Sự phân bồ cụ thể như sau:

Quyên I gồm có 5 truyện: Hang Vương từ ký (Chuyện ở đền Hang Vương),

Khoái Châu nghĩa phụ truyện (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu ), Mộc miên

thụ truyện (Chuyện ma cây gạo ), Trà Dong giáng đán lục (Chuyện Trà Dong giáng

sinh ), Tây viên kỳ ngộ ky(Chuyén kỳ ngộ ở trại Tay ).

Quyền II gồm có 5 truyện: Long Dinh doi tụng lục (Chuyện kiện tụng chốn

Long Cung), Đào thị nghiệp oan ký (Chuyện nghiệp oan nàng họ Đào), Tản viên từ

phan sự lục (Chuyện về chức Phan sự dén Tản Viên), Từ Thức tiên hôn lục (Chuyện

Từ Thức lấy vợ fiên), Pham Tu Hư du Thiên Tao lục (Chuyện Pham Tử Hư lên chơi

Quyền IV gồm có 5 truyện: Nam Xương nữ tử truyện (Chuyện người con gái

Nam Xương), Ly tướng quân truyện (Chuyện tướng quân họ Lý), Lệ Nương truyện

(Chuyện nàng Lệ Nương), Kim Hoa thì thoại ký (Chuyện thơ ở Kim Hoa), Dạ Xoabộ soái ký (Chuyện tướng Da Xoa).

39

Trang 38

Về niên đại sáng tác Tan biên TKML, theo kết quả nghiên cứu của các học giảthi van có những đoán định khác nhau: có người cho rằng là vào thế kỷ XVII-XVII,cũng có người cho rằng là vào thế kỷ XVI-XVII, thậm chí sớm hơn là vào thế kỷXV-XVI Nhưng vì nguyên ban Hán văn của Nguyễn Dữ do Hà Thiện Hán viết lời

tựa lần đầu tiên vào năm 1547, đã là giữa thé kỷ XVI, nếu Nguyễn Thế Nghi thực

sự là dịch giả của bản giải âm Nôm thì ông sống đến tận cuối thế ky XVII, vả lại,Tân biên TKML in lần đầu vào năm Vĩnh Thịnh thập niên (1714), đã là đầu thế ky

XVIII, cho nên chúng tôi quan niệm rằng văn bản được sáng tác vào cuối thế kỷ

XVII là hợp lý hon.

1.5 Tiểu kết Chương 1

Chương 1 nghiên cứu những van dé quan trọng về chữ Nôm va văn bản Tân

biên truyền kỳ mạn lục để phục vụ việc nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong luận ánnày Chúng tôi trước hết định nghĩa chữ Nôm dựa trên những định nghĩa của các

nhà nghiên cứu di trước, khang định loại chữ Han mượn dùng -mượn hình, muon

nghĩa và đọc theo âm Hán Việt- trong văn bản Nôm là chữ Nôm, và chữ Nôm là

một loại văn tự biểu âm - biểu ý (ghi âm tiết — ngữ tô) Tiếp theo chúng tôi đã giớithiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu chữ Nôm tại Việt Nam cũng như ở cácnước Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, v.v., phân tích đặc điểm và xu hướng

nghiên cứu ở những nước này Chúng tôi còn làm rõ khái niệm chữ Nôm mượn Hán

và chữ Nôm tự tạo, cho rằng chữ Nôm tự tao là những chữ Nôm do người Viét tự

tạo ra, chỉ xuất hiện trong các văn bản Nôm, thường có cấu trúc nội tại Chúng tôi

cũng có giới thiệu những văn bản khác nhau của Tan biên TKML, đặc biệt khảo sát

bản mang ký hiệu HN 257 và HN 258 là đối tượng nghiên cứu chính của luận án.

Chúng tôi quan niệm rằng đây là một tác phẩm Nôm ra đời vào cuối thé kỷ XVII,

tức có nghĩa là những chữ Nôm trong bản giải âm là chữ Nôm được sử dụng trong

lúc cuối thé ky XVII

40

Trang 39

Nom tự tạo trong 20 truyện của ban Tan biên TKML mang ký hiệu HN 257 và HN

258, làm rõ khái niệm và quan hệ giữa cấu trúc chức năng và cấu trúc hình thé, dé

có thê ứng dụng hai loại cấu trúc này vào khảo sát những chữ Nôm tự tạo trong văn

bản giải âm TKML.

2.1 Cơ sở lý thuyết về văn tự học

Chữ Nôm là một hệ thống văn tự cô của Việt Nam được tạo ra trên cơ sở chữHán Luận án sẽ triển khai nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết văn tự học Vì vậy, trước

tiên chúng tôi xin trình bay một đôi nét lý thuyết cơ bản về văn tự học, đặc biệt là

về Hán tự học trong mối liên quan với chữ Nôm.

2.1.1 Khái niệm cơ bản về văn tự học

2.1.1.1 Định nghĩa văn tự học

Văn tự học là một thuật ngữ Hán Việt, hai chữ “văn tự” được dùng với nghĩa

hẹp, tương đương với từ ngữ “chữ viết”, tức là “hệ thống kí hiệu bằng đường nét đặtra dé ghi tiếng nói” [Từ điển tiếng Việt, 2008, tr.245] Trong Từ hải #8, văn tự học

đã được định nghĩa là “Một ngành của ngôn ngữ học Lấy văn tự làm đối tượng

nghiên cứu, nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển, thuộc tính, hệ thống của văn tự,

quan hệ hình, âm, nghĩa của văn tự, cách chuân hóa văn tự, va tình hình diễn biên

41

Trang 40

của văn tự.”[ (3) , 1987, tr.67] Trong Ngữ ngôn học bách khoa từ điển i 3 4B

ith thì giải thích van tự học là “Một môn học thuộc ngôn ngữ học, lấy văn tự - hệthong kí hiệu dé ghi tiếng nói - làm đối tượng nghiên cứu, với nhiệm vụ vạch ra quyluật xuất hiện, tồn tại và phát triển của văn tự, tức là nghiên cứu quan hệ giữa văn tự

và ngôn ngữ, hệ thông câu trúc, hình thức và quy tắc việt chữ của văn tự có loại

hình khác nhau, lịch sử xuất hiện và phát triển của văn tự, v.v.” [ (ERY AR A) ,

1993, tr.86] Tóm lại, văn tự hoc là một ngành của ngôn ngữ hoc, nói rộng ra là ngữ

văn học, lay chữ viết làm đối tượng nghiên cứu, chủ yếu nghiên cứu các mặt thuộc

tính, đặc điểm, nguồn gốc, sự phát triển, diễn biến, cấu trúc, ứng dụng, v.v của chữ

Trong cuốn Khái luận văn tw học chữ Nom, Nguyễn Quang Hồng đã hình dung

những van đề nghiên cứu chung trong khoa văn tự học qua một số tác pham nổi

tiếng của các nhà văn tự học Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc: “Văn tự học có thể

nghiên cứu hiện tượng chữ viết của loài người nói chung, xác định thuộc tính và

chức năng của văn tự, cùng một lúc quan tâm đến nhiều hệ thống chữ viết khác

nhau và tìm mối liên hệ giữa chúng theo nguồn gốc và theo loại hình, xác lập quyluật chung trong sự hình thành, chuyền di và phổ biến các loại hình chữ viết khácnhau trên thế giới.” [Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.17] Kiến thức văn tự học sẽgiúp ich cho cải tiễn va cải cách chữ viết, sáng tạo chữ viết cho những ngôn ngữchưa có văn tự; tìm hiểu về văn tự cô thì sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu những vanđề mang tính lịch sử, ké cả lịch sử dân tộc, lịch sử ngôn ngữ, lịch sử văn học, v.v.

2.1.1.2 Cộng đồng văn tự và loại hình văn tự

Trên thế giới có nhiều nền văn tự, nhưng nếu xét về quan hệ cội nguồn, phầnlớn những nền văn tự này đều bắt nguồn từ ba nền văn tự cô đại: văn tự Ai Cập, văntự Sumer và văn tự Trung Hoa Rồi từ văn tự Sumer đã diễn biến thành văn tự “hìnhnêm” Sê-mit, từ văn tự Ai cập thì diễn biến thành văn tự “Thánh thư” Sau đó hai

nên văn tự “hình nêm” Sé-mit và “Thanh thư” tiép xúc nhau, tác động nhau, lại sinh

42

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w