1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phân tích ngôn ngữ văn bản pháp luật qua văn bản hiến pháp Hoa Kì và hiến pháp Việt Nam

318 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

"TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG THỊ HIEN

PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN PHÁP LUẬT

QUA VĂN BẢN HIẾN PHÁP HOA KÌVÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Chuyên ngành: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

Mã số: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS TS NGUYÊN THIỆN GIÁP

HÀ NỘI 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản

thân tôi thực hiện Các số liệu và kết quả được nêu trong

luận án là trung thực và chưa từng được các tác giả kháccông bố.

Tác giả

Dương Thị Hiền

Trang 3

3, Lịch SỬ VĂN WB oe crc ccevecnesncwneesvecew nhá gu Hy KYY Xà Su dt S19 eee TS c4 054 k3 33-1058 2

4 Ý nghĩa của luận án - -22 2221221122122 222222 yn 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc của luận án - 2.22722222211211 yà 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.1 TINH HUONG DIỄN NGÔN VAN BẢN PHÁP LUẬT - 8

- ĐỐI TUONG CUA LUẬN ÁN

1 1.1 Tổng quan về văn bản pháp luật s- 5 552 sses<sseses2 §

1.1.2 Việc xây dựng và nghiên cứu van bản Hiến pháp ở Việt Nam 10

1.1.3 Sơ lược về tình huống diễn ngôn của văn bản Hiến pháp Hoa Kì 12

|.2 MỘT SỐ VAN ĐỀ LÍ LUẬN 131.2.1 Ngữ pháp chức năng hệ thống: Ngôn ngữ, ngôn cảnh và văn 13

Trang 4

1.2.3 Phân tích diễn ngôn phê phán va ứng dụng vào phan tích van

CHUONG 2

PHAN TICH NGON NGU

TRONG DIEN NGÔN HIẾN PHÁP VIỆT NAM 1992

2.1 TINH HUONG DIEN NGON CUA HIẾN PHÁP VIET NAM2.2 CÁC BIEN PHAP NGON NGU THE HIỆN CHỨC NANG TƯ

TƯỞNG TRONG VĂN BẢN HIẾN PHAP VIỆT NAM 1992 34

2.2.1 Hệ thuật ngữ pháp luật, thuật ngữ luật Hiến pháp trong Hiến

pháp Việt Nam 1992 - 222221 21222112111211211 2711211111111 Eree 34

2.2.2 Từ Hán Việt trong van bản Hiến pháp Việt Nam 1992 49

2.2.3 Danh hoá - phương tiện ngữ pháp tạo tính chính xác và bao

trùm cho văn bản Hiến pháp Việt Nam 1992 - 2 SG ScSx sec 54

2.2.4 Câu có độ dài bất thường 2 2222 SE E2 121x732 1E xe 58

2.3 CAC BIEN PHAP NGON NGU THE HIEN CHỨC NANG LIEN

NHÂN TRONG DIEN NGON HIẾN PHAP VIET NAM 1992 60

2.3.1 Dân nhập - 22 2 2221 2 2212211021112 111211 1e 60

2.3.2 Câu ngôn hành và vị từ ngôn hành với chức năng giao tiếp đặc

thù của diễn ngôn Hiến pháp - - 5-2 22 S2 S2 2223222 Sex ssea 61

2.3.3 Tinh thái - phương tiện ngôn ngữ quan trong góp phan tạo lập 68

quyền và nghĩa vụ trong diễn ngôn Hiến pháp 525255:

2.4 CÁC BIEN PHÁP NGÔN NGU THE HIỆN CHỨC NĂNG VĂN

Trang 5

BẢN TRONG DIỄN NGÔN HIẾN PHÁP VIỆT NAM 1992 82

2.4.1 De hoá - phương thức ngữ pháp quan trọng tao lập tính chính

xác cho van bản Hiến Pháp Việt Nam 1992 St vn SE nvc §2

2.4.2 Phương thức liên kết văn bản - - c2 SE eevec 922.4.3 Đoạn văn - phương diện kết cấu phong cách đặc trưng trong văn 100

bản Hiến pháp Việt Nam1992 - S12 32122121211 1211811111118 11111 xky

2.4.4 Cau trúc thể loại tiém nang của văn bản Hiến pháp Việt Nam

PHAN TÍCH NGON NGỮ

TRONG DIEN NGÔN HIẾN PHAP HOA Ki

3.1 TINH HUONG DIEN NGON CUA HIEN PHAP HOP CHUNG

QUOC HOA Kl cccccccscsccssssssssesssssssisvesueesessesssisessisessesssssssisiseessssssassvesereseseeeee 109

3.2 CAC BIEN PHAP NGON NGU THE HIEN CHUC NANG TU

TƯỞNG TRONG VAN BẢN HIẾN PHAP HOA KÌ -s kết

3.2.1 Hệ thuật ngữ luật trong văn bản Hiến pháp Hoa Ki 111

3.2.2 Biện pháp danh hoa và tính chính xác, khái quát trong Hiến

UE Ha iu sa cái ao 022220220286 18-cesssoousrdeotpsEosoEgsoa leagsiotEEonkssEtEi is 117

3.2.3 Ngữ lưỡng kết và ngữ đa kết - cc 22222222212 Exrrxsrxsee 1223.2.4 Giới ngữ phức trong dién ngôn Hiến pháp Hoa Ki 132

3.2.5 Phan định tính (Qualifications) trong diễn ngôn Hiến pháp Hoa

Lt ey bass Z2SvSn052E-22E- 19 đợi 20 1Pt 25t s18 23m oe3 gDAPEStpe.Eo235293.95.121/285477.522212 133

Trang 6

3.3 CÁC BIEN PHÁP NGÔN NGỮ THE HIỆN CHỨC NĂNG LIÊN

NHÂN TRONG DIỄN NGÔN HIẾN PHÁP HỢP CHUNG QUỐC HOA

3.3.1 Câu ngôn hành va vị từ ngôn hành 5 c2 eters

3.3.2 Trợ vị từ tình thái (Modal auxiliary verbs)

3.4 CÁC BIEN PHAP NGON NGỮ THE HIỆN CHỨC NĂNG VĂNBẢN TRONG DIEN NGON HIẾN PHÁP HOA KÌ :::ss2

3.4.1 Dân nhập 2 222222 121212125 1212151 1 1 1 11101 2 ng Hy

3.4.2 Cấu trúc đề thuyết và hiện tượng chủ đề trong diễn ngôn Hiến

pháp Hoa K

3.4.3 Phương thức liên kết văn bản trong diễn ngôn Hiến pháp Hoa

3.4.4 Doan văn trong diễn ngôn Hiến pháp Hoa Kì 5:

3.4.5 Cấu trúc thể loại tiem nang của văn bản luật pháp và cấu trúc

của van bản Hiến pháp Hoa Kì Q0 222222222222 111 11k

CHƯƠNG 4

VẤN ĐỀ DỊCH TOÀN VĂN VĂN BẢN HIẾN PHÁP HOA KÌ

TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT

4.1 DỊCH THUẬT VĂN BẢN HIẾN PHÁP HOA KÌ.

4.1.1 Tình hình dịch thuật văn bản Hiến pháp Hoa Kì từ tiếng Anhsang tiếng Việt ở Việt Nam (L2 2.12012112112111 81181 1H re

4.1.2 Một số quan điểm về dịch thuật và dịch thuật văn bản pháp luật

4.2 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC CHUYỀN DỊCH CÁC BIỆN PHÁP

172

Trang 7

NGÔN NGỮ THỂ HIỆN CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG CỦA DIỄN NGÔN

HIẾN PHAP HOA KI SANG TIẾNG VIỆT -22- 22222225122 se

4.2.1 Một số khó khăn trong chuyển dịch do việc sử dụng biện pháp

danh hoá trong văn bản Hiến pháp Hoa Kì 2 cv sex szsec

4.2.3 Phân định tính (Qualifications) và một số khó khăn khi chuyển

4.3 MỘT SỐ NHAN XÉT VỀ VIỆC CHUYỂN DỊCH CÁC BIEN PHAP

NGÔN NGUTHE HIỆN CHỨC NANG LIÊN NHÂN CUA DIỄN NGON

HIẾN PHAP HOA KI SANG TIENG VIỆT -22222222222255521225552

Khó khan trong khi chuyển dịch trợ vị từ tinh thái sbai!

4.4 MỘT SỐ NHAN XÉT VỀ VIỆC CHUYỂN DỊCH CAC BIEN PHAP

NGÔN NGỮ THÊ HIỆN CHỨC NĂNG VĂN BẢN CỦA DIỄN NGÔN

HIẾN PHAP HOA KI TRONG TIẾNG VIỆT 2222222222552 55555 xe4.5 ĐỀ XUẤT MỘT BẢN DỊCH TOÀN VĂN VĂN BẢN HIẾN PHÁP

HOA KI SANG TIẾNG VIỆT -2 2222222 2225111222251511222511122211 2 2e

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIEU THAM KHẢO 222222 S2E122122522522525 22122 sxe2

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đặt vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật trong tiếng Anh và tiếng

Việt Day là công trình ngôn ngữ học ứng dung, nội dung chính được nghiên cứu là

ngôn ngữ trong diễn ngôn Hiến pháp Hoa Kì (HPHK) và ngôn ngữ trong Hiến pháp

Việt Nam năm 1992 (ban sửa đổi nam 2001) (HPVN).

2 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Công cuộc đổi mới của Việt Nam và đặc biệt là việc Việt Nam trở thành

thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới đang đặt ra nhiều thách thức đối

với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và đào tạo cán bộ pháp lí Để đào tạo

được những cán bộ pháp lí có đủ năng lực hội nhập và đàm phán quốc tế, để xây

dựng được những văn bản pháp luật có chất lượng cao (có tính minh xác cao, chặtchế và có độ bao quát lớn), cần nghiên cứu đặc thù ngôn ngữ của loại văn bản này

trong tiếng Việt và trong tiếng Anh Các nhà làm luật đã nắm vững chủ trương chính

sách và phương hướng xây dựng luật nhưng cần huy động những nguồn lực ngôn

ngữ nào, cần sử dụng các thủ pháp ngôn ngữ ra sao để thể hiện những nội dung ấy

một cách hiệu quả nhất là điều hầu như còn ít được bàn đến Hiện tại, trong xu thế

hội nhập với thế giới của Việt Nam, nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu các văn bản phápluật bằng tiếng Anh là rất lớn Nhiều tài liệu pháp luật quan trọng đã được dịch từ

tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại Để hiểu và truyền tải các văn bản luật một

cách chính xác, hiệu quả, người nghiên cứu, người dịch cần nắm vững các đặc điểmngôn ngữ của thể loại văn bản này trong cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Hiến pháp là văn bản pháp luật quan trọng nhất, là nguồn luật quan trọng

nhất xét ở hiệu lực và những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp quy định như chế độchính tri, kinh tẾ, Xã hội của đất nước, quyền và nghĩa vụ công dân, thé chế nhanước và các nguyên tắc cơ bản của việc tô chức và hoạt động của các thé chế đó vv Hiến pháp là văn bản có hiệu lực cao nhất Bất cứ văn bản pháp luật nào cũng

không được trái với Hiến pháp Về mặt ngôn ngữ, văn bản Hiến pháp là loại diễn

ngôn tiêu biểu của ngôn ngữ luật, nó hội tụ những đặc điểm cơ bản của nhiều thể

Trang 9

loại ngôn bản pháp luật cụ thể khác Việc tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm về

phương diện ngôn ngữ của loại văn bản này là cơ sở để hiểu và vận dụng các văn

bản pháp luật thuộc các ngành luật khác Cho tới nay Việt Nam đã ban hành bốn

ban Hiến pháp (Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp1992) Trên thế giới, bản Hiến pháp có lịch sử lâu đời nhất hiện vẫn còn hiệu lực làHiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kì (ra đời năm 1787) Trong công trình này tác giả

bat đầu từ việc nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ trong Hiến pháp Việt

Nam năm 1992 (bản sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kì, trêncơ sở đó sẽ đề xuất một phương án dịch toàn văn văn bản Hiến pháp Hoa Kì sang

tiếng Viét.

3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Những công trình nghiên cứu về ngữ pháp văn bản trên thế giới đã xuất hiệntừ những năm giữa thế kỉ 20 Đó là những công trình đặt nén móng cho bộ môn

ngôn ngữ học văn bản (textual linguistics) Ở Việt Nam, đã có một số công trình

nghiên cứu về ngữ pháp văn bản chủ yếu dựa trên ngôn ngữ văn bản nghệ thuật như“Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm, 1985 ; “Văn bản và

liên kết trong tiếng Việt”, 1998 của Diệp Quang Ban; Nguyễn Thị Việt Thanh

nghiên cứu “Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt” Do nhu cầu phát triển của xã hội,

gần đây hình thành một xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong các văn bản chuyên

ngành Đó là một số công trình nghiên cứu về một số thể loại văn bản cụ thể như:

“Phân tích diễn ngôn thư tín thương mại”, 1996 của Nguyễn Trọng Đàn; “Nghiên

cứu diễn ngôn về chính trị - xã hội trên tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt”,

1999 của Nguyễn Hoà Trong xu thế đó, phân tích diễn ngôn thể loại văn bản pháp

luật cũng có một số nghiên cứu mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần tiếp theo.

3.1 Về tình hình nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tác xử sự chung, được nhà nước đặt ra và bảođảm thực hiện Hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều chịu sự điều chỉnh bởi

pháp luật Pháp luật được nghiên cứu từ nhiều góc độ: Luật học, khoa học chính trị,

xã hội, nhân học, triết học David Melinkoff đã cho rằng nghề luật là nghề của từ

ngữ, câu chữ Nhưng trong hàng núi tài liệu về pháp luật, phần viết về ngôn ngữ luật

Trang 10

chỉ như một hạt cát Nghề luật (dường như) chỉ quan tâm đến quyền, nghĩa vụ, tớinhững thiết chế, những hành vi vi phạm, thủ tục tố tụng Sự quan tâm tới ngôn ngữpháp luật còn tương đối mới mẻ Cho tới gần đây các nhà ngôn ngữ học lí thuyết và

ngôn ngữ học ứng dụng bắt đầu nhận thấy tiềm năng to lớn của ngôn ngữ pháp luật

va tam quan trọng của việc nghiên cứu thể loại này để phục vụ các mục đích ứng

dụng như xây dựng văn bản luật, giảng dạy ngôn ngữ luật và dịch thuật văn bảnpháp luật.

3.2 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ luật trong tiếng Việt

Trước hết một số công trình viết về phong cách và văn bản có đề cập những

đặc điểm chính và vị trí của thể loại ngôn ngữ pháp luật Hầu hết các công trình

nghiên cứu cứu về phong cách học tiếng Việt và phong cách học tiếng Việt hiện đại(Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Dinh Tú, Nguyễn Thái Hoa, Dinh Trọng Lạc, Hữu

Dat) đều xếp các văn bản luật vào phong cách hành chính - công vụ Một số nhà

nghiên cứu xác định các văn bản như Hiến pháp, các bộ luật, sắc lệnh, nghị định là

một tiểu loại của phong cách hành chính - công vụ và chỉ ra một số đặc điểm chính

của phong cách này như tính chất khuôn mẫu, tính chất có hiệu lực bắt buộc thực

hiện, tính ngắn gọn và tính chính xác [7] Hữu Đạt [21] xếp các văn bản Hiến pháp,

luật, diéu lệ, nội quy vào phong cách hành chính tiếng Việt và bổ sung đặc điểm

riêng của phong cách này là mang thể thức nghiêm trang về hình thức Một số tác

giả khác như Võ Bình, Lê Anh Hiền [7]; Nguyễn Dang Dung và Hoàng Trọng

Phiến [19] tập trung phân loại văn bản, mô tả thể thức và cấu trúc văn bản, đề ra yêu

cầu, quy trình của việc soạn thảo văn bản pháp luật tiếng Việt Tuy các công trìnhnày không nghiên cứu sâu việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản pháp luật nhưng đã

mô tả một số đặc điểm của văn bản pháp luật tiếng Việt, có thể hữu ích khi luận giải

ngôn cảnh và mục đích giao tiếp của thể loại văn bản này trong tiếng Việt.

Trong các nghiên cứu về tiếng Việt, cho đến nay công trình duy nhất nghiên

cứu về ngôn ngữ pháp luật với tư cách là một thể loại diễn ngôn độc lập là luận án

của Lê Hùng Tiến [75] Luận án tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản, nòng cốt về ngữ

pháp và văn bản trong văn bản pháp luật nhằm nhận diện thể loại ngôn ngữ này

trong tiếng Việt Đồng thời tác gia đã so sánh đối chiếu với các phương tiện ngôn

Trang 11

ngữ tương đương trong văn bản pháp luật tiếng Anh và từ đó rút ra gợi ý cho việc

dịch thuật văn bản pháp luật từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

3.3 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ luật trong tiếng Anh

Nghiên cứu ngôn ngữ luật trong tiếng Anh có các tác giả tiêu biểu như:

Bhatia, V.K; Gibbons, J (1994); Gustaffsson, M (1975); Hager J.W (1960); Maley,Y (1994): Mellinkoff D; Swales J.M (1983); Wright, P (1979) Cac tác gia Allen

[86], Aiken [87], Hager [119], Christie [104] đã có những nghiên cứu về ban chất

phức tap, về sự mơ hồ va khác lạ của ngôn ngữ pháp luật Mehler [138] dé xuất vấn

đề nghiên cứu văn bản pháp luật làm nền tảng cho việc dạy ngôn ngữ pháp luật

trong các khoá đào tạo luật Công trình nghiên cứu của Mellinkoff [139] vào năm

1963 đã đưa ra một bức tranh tương đối toàn diện về ngôn ngữ pháp luật trong tiếng

Anh Tác giả đã phân tích kĩ lịch sử phát triển của ngôn ngữ luật và việc sử dụng

ngôn ngữ luật trong thực tế Một số nhà ngôn ngữ học khác đặt vấn đề nâng cao hiệuquả giao tiếp của ngôn ngữ pháp luật và vai trò to lớn của ngôn ngữ trong xây dựngvà áp dụng luật Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngôn ngữ luật thời kì này chỉ là nhữngnghiên cứu chung, chưa đi vào các chuyên ngành luật, chưa chỉ ra được đầy đủ cácđặc thù của ngôn ngữ pháp luật, chưa lí giải rõ nguyên nhân của bản chất phức tạp,

khác lạ của thể loại văn bản này.

Các nghiên cứu từ đầu năm 1980 trở lại đây đã cố găng lí giải điều này.

Trong đó có các công trình của Bhatia [91, 92] và Swales, Bhatia [151], Maley[136] Các tác gia này đã vận dụng những thành tựu mới của ngôn ngữ học chức

năng để phân tích, xem xét bản chất của ngôn ngữ pháp luật và đưa ra nhiều kiến

giải thuyết phục Maley [136] nghiên cứu sâu các đặc điểm từ vựng, ngữ pháp và

văn bản của văn bản pháp luật; tác giả đã lí giải nguyên nhân tồn tại của các đặc

điểm khác lạ về mặt hình thức của văn bản pháp luật bằng phương pháp phân tích

ngôn ngữ dựa trên mô hình chức năng hệ thống Maley cũng đưa ra mô hình tổ chứcvăn bản và cấu trúc thể loại tiềm năng (generic structure potential) của văn bản pháp

luật Bhatia [92] đã phân biệt các tiểu loại ngôn ngữ pháp luật theo các bối cảnh giao

tiếp pháp luật khác nhau với hai phân nhánh hơn là ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

Trong các tiểu loại văn bản viết thì loại văn bản thể chế chính thức (như Hiến pháp.

Trang 12

các đạo luật ) là phần cốt lõi và mang nhiều đặc trưng nhất của ngôn ngữ pháp luật

nói chung.

Nhìn vào số lượng các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ pháp luật trong

thời gian gần đây ta thấy rõ một xu hướng là mối quan tâm nghiên cứu về thể loại

ngôn ngữ này ngày càng tăng do các yêu cầu ứng dụng đặt ra như dạy tiếng, xâydựng pháp luật, dịch thuật Các nghiên cứu cũng đi từ mô tả bề mặt tới mô tả, giải

thuyết cấu trúc tiềm ẩn để lí giải tính chất phức tạp, khác la của ngôn ngữ pháp luật.

4 Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Luận án sẽ góp phần cung cấp cho lí luận ngôn ngữ học một số cứ liệu về đặc

điểm chức năng ngôn ngữ của văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, những nét

tương đồng và khác biệt chính giữa chúng qua việc phân tích một văn bản pháp luật

tiêu biểu Việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của một loại văn bản pháp luật tiêubiểu sẽ đóng góp thiết thực vào việc biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy tiếng

Anh chuyên ngành luật, việc tìm hiểu và dịch thuật văn bản luật giữa hai thứ tiếng là

tiếng Việt và tiếng Anh Đồng thời kết quả nghiên cứu có thé ứng dụng nâng cao ki

năng xây dựng pháp luật, nghiên cứu so sánh pháp luật.

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể loại diễn ngôn pháp luật mà cụ thể làthể loại văn bản viết trong một lĩnh vực pháp luật quan trọng Luận án sẽ tập trungnghiên cứu ngôn ngữ luật (từ vựng, cú pháp và tổ chức văn bản) biểu hiện các chức

năng ngữ nghĩa đặc thù của văn bản Hiến pháp Việt Nam 1992 trong sự đối chiếu

với Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kì.

Luận án sẽ phân tích những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong ngôn

ngữ luật của diễn ngôn Hiến pháp trong tiếng Việt và tiếng Anh Những kết quả nàysẽ làm cơ sở cho phần ứng dụng trước hết vào việc dịch thuật văn bản Hiến pháp

Hoa Kì từ tiếng Anh ra tiếng Việt và tiếp theo là tìm hiểu và dịch thuật văn bản luật

giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, vào công tác biên soạn giáo trình, tài liệugiảng dạy tiếng Anh chuyên ngành luật.

6 TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 13

Nguồn tư liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ Hiến pháp Việt Nam 1992 (ban sửa

đổi năm 2001); Hiến pháp Việt Nam 1946, Hiến pháp Việt Nam 1959; Hiến pháp

Việt Nam 1980 va một số văn bản luật khác Tư liệu chính trong tiếng Anh là Hiến

pháp Hợp chủng quốc Hoa Ki 1787 và 27 ban tu chính án Đồng thời, luận án có

khai thác kết quả của các công trình nghiên cứu về văn bản pháp luật tiếng Anh Tư

liệu để nghiên cứu việc dịch thuật là văn bản dịch các bản Hiến pháp nói trên và mộtsố văn bản pháp luật tiếng Việt đã được dịch sang tiếng Anh, và ngược lại, xuất bản

chính thức trong và ngoài nước của các nhà xuất bản uy tín như Nhà Xuất bản Chính

trị Quốc gia; Tạp chí Việt Nam Law & Legal Forum, Law & Development, Nhà

Xuất bản Thế giới; các ấn phẩm của Trung tâm thông tin tư liệu thuộc Đại sứ quán

Hợp chủng quốc Hoa Ki tại Việt Nam

Xuất phát từ tư liệu văn bản Hiến pháp Việt Nam 1992 (bản sửa đổi năm

2001), và Hiến pháp Hợp chủng Quốc Hoa Ki tác giả sẽ áp dụng phương pháp miêutả thông qua việc vận dụng các cơ sở lí thuyết của ngữ pháp chức năng hệ thống để

đi sâu nghiên cứu các bình diện cụ thể như từ vựng, cú pháp và cách tổ chức văn bảnnhằm biểu hiện các chức năng ngôn ngữ cu thể của văn bản Phương pháp phân tích

diễn ngôn được áp dụng trong luận án là phương pháp phân tích diễn ngôn ứng dụngvà phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán Tác giả sẽ kết hợp các nguyên tắc

của phân tích diễn ngôn ứng dụng và phân tích diễn ngôn phê phán để nghiên cứuquá trình hiện thực hóa quyền lực trong hai văn bản Luận án không những chỉ nhận

diện một số đặc điểm ngôn ngữ luật của văn bản Hiến pháp mà còn chú trọng lí giảivì sao, cơ chế nào đã quy định những cách thể hiện đặc thù đó và cố gắng sơ đồ hoá,lượng hoá các cơ chế, kết quả đó Những lí giải chiều sâu về cơ chế của thể loại diễnngôn này sẽ hữu ích cho mục đích ứng dụng trước hết của luận án là đề xuất một

phương án dịch toàn văn Hiến pháp Hoa Kì sang tiếng Việt Đó cũng là cơ sở, là

bước thử nghiệm cho những ứng dụng sau này như dịch thuật chuyên ngành luật,xây dựng giáo trình tiếng Anh chuyên ngành luật, giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh

chuyên ngành luật, so sánh luật Các thủ pháp nghiên cứu cụ thể gồm: Thủ pháp

phân tích ngôn cảnh, văn cảnh, thủ pháp thống kê, mô hình hoá

7 CẤU TRÚC CUA LUẬN AN

Trang 14

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án gồm 4 chương.

Chương 1: Cơ sở lí luận của luân án.

Chương 2: Phân tích ngôn ngữ trong diễn ngôn Hiến pháp Việt Nam 1992

Chương 3: Phân tích ngôn ngữ trong dién ngôn Hiến pháp Hoa Ki.

Chương 4: Vấn đề dịch toàn văn văn bản Hiến pháp Hoa Kì từ tiếng Anh sang

tiếng Việt.

Trang 15

CHUONG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.1 TINH HUONG DIEN NGON VĂN BẢN PHÁP LUẬT - ĐỐI TƯỢNG CUA

LUẬN ÁN

1.1.1 Tổng quan về văn bản pháp luật

Bhatia [94] cho rằng, chức năng chung nhất của thể loại văn bản pháp luật là

đặt ra thể chế, nghĩa vụ, quy định quyên hạn và chế tài Cách tiếp cận này nhìn pháp

luật từ góc độ ngôn ngữ Tuy nhiên, để có thể hiểu hết được chức năng của thể loại

văn bản pháp luật, cần phải tìm hiểu chức năng chung của nó Pháp luật là công cụ

để thực hiện quyền lực chính trị và xét theo nghĩa này nó luôn luôn gắn với hiện

tượng nhà nước Pháp luật là các quy phạm pháp luật: “là quy tac xử sự chung donhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những

định hướng và nhằm dat được những mục đích nhất định.” [78] Quyền lực chính trị

khó có thể giữ vững nếu như không có nhà nước và pháp luật Xét từ góc độ này,

chức năng chính của pháp luật là chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng

chúng phát triển theo những mục tiêu được xác định bởi lợi ích của lực lượng nắm

quyền lực chính trị trong xã hội Khi nghiên cứu pháp luật, các nhà luật học coi quy

phạm pháp luật là cấu thành nền tảng của nó Một quy phạm pháp luật chứa đựng

một hoặc một vài xử sự mà chủ thể phải thực hiện Xét về cấu trúc, quy phạm pháp

luật gồm 3 bộ phận cấu thành là: Giả định, Quy định và chế tài Phần giả định nêu ra

tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm

pháp luật sẽ tác động đối với chủ thể nhất định Phần quy định nêu lên những cáchxử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải thực hiện gắn với những tình huống đã

nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật Là một bộ phận của quy phạm pháp

luật, phần chế tài chỉ ra các biện pháp mang tính trừng phạt mà các chủ thể có thẩmquyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thực hiện không đúng những

mệnh lệnh đã được nêu trong phân quy định của quy phạm pháp luật Ngay từ khi

xây dựng cấu trúc của quy phạm, nhà làm luật đã phải cân nhắc từng yếu tố ngôn

ngữ Không sử dụng ngôn ngữ chính xác thì không mô tả được hoàn cảnh giả định,

Trang 16

không chế định được cách xử sự mà chủ thể phải thực hiện và chế tài sẽ áp dụngtrong trường hợp vi phạm.

Về nguồn luật, quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu là pháp luật có các

nguồn sau: van bản pháp luật; tiền lệ pháp và tập quán pháp Van bản quy phạm phápluật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục trình tự

luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống [78:

83] Trong các văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn của pháp luật, Hiến

pháp là văn bản quan trọng nhất, là luật gốc, là nền tảng cho cả hệ thống pháp luật.

Luật của các nước đều do Quốc hội ban hành và nguyên thủ quốc gia (Chủ

tịch nước, Tổng thống ) công bố Tuy nhiên, các dự thảo luật không nhất thiết do

đại biểu quốc hội hay viên chức nhà nước soạn thảo Nhiều trường hợp, người soạn

thảo là các thành viên của các tổ chức xã hội Ví dụ, việc soạn thảo Luật Bình đẳng

giới do các chuyên gia của Hội Phụ Nữ Việt Nam soạn thảo và Pháp lệnh Trọng tàiThương mại 2003 do các luật gia của Hội Luật gia Việt Nam soạn thảo Đối tượngáp dụng của các văn bản pháp luật có khi là tất cả công dân (ví dụ như Bộ Luật dân

sự) hoặc có khi chỉ một nhóm người cụ thể nào đó (ví dụ như Luật về luật sư) Tuy

nhiên, trong mọi trường hợp, các văn bản này được đọc và viện dẫn bởi các luật sư,

các thẩm phán và viên chức nhà nước có thẩm quyền Đặc điểm quan trọng về ngôn

cảnh của văn bản pháp luật là yếu tố người tham gia giao tiếp, tức là người viết và

người đọc của thể loại văn bản này Đây là một điểm khác biệt nổi bật của văn bản

pháp luật so với các loại văn bản khác Bhatia [94] nhấn mạnh tính chất đặc thù này

của văn bản pháp luật và vai trò của nó khi giải thích các đặc điểm ngôn ngữ của thểloại văn bản pháp luật Tác giả chỉ ra rằng ở các thể loại văn bản khác thì tác giả vừa

là người phát (originator) vừa là người viết (writer) của văn bản trong khi đó đối vớivăn bản luật thì người viết văn bản chỉ là những người soạn thảo pháp luật còn ngườiphát lại là cơ quan lập pháp mà người viết không phải là đại diện Tương tự như vậy,

ở hầu hết các thể loại văn bản khác thì người đọc (reader) và người tiếp nhận

(recipient) của văn bản là một thì ở văn bản pháp luật người tiếp nhận văn bản là các

công dân bình thường nhưng người đọc thực sự của nó lại là các luật sư, thẩm phán,

Trang 17

những chuyên gia pháp luật có trách nhiệm viện dẫn và áp dụng các điều luật cho

các công dân bình thường.

Nét đặc biệt về nhân tố tham gia giao tiếp như trên đã tạo ra một đặc điểm

ngôn cảnh riêng cho văn bản pháp luật Những công chức soạn thảo văn bản - những

người viết thực sự của văn bản - phải giải quyết một mâu thuẫn lớn trong quá trìnhviết văn bản, họ phải dùng các nguồn lực ngôn ngữ và các chiến lược diễn ngôn để

vừa thể hiện được ý muốn của Quốc hội lại vừa phải tính tới sự tiếp nhận văn bản

của những công dân bình thường không có chuyên môn pháp luật Và điều này đượcCandlin [100] gọi là: “Sự cân bằng của cơ hội giải thuyết” (The equalising of

interpretive opportunity) khi ông phân tích về giao tiếp pháp luật Còn Bhatia [94]

thì khẳng định dung hoà được mâu thuẫn này không dễ dàng Để giải quyết mâu

thuẫn này các nhà làm luật đã phải cố gắng rất nhiều Một mặt các nhà làm luật phải

xây dựng các quy phạm pháp luật rõ ràng, chính xác, không mơ hồ; mặt khác họ

phải đảm bảo cho các điều kiện có thể bao trùm hầu hết các sự kiện đa dạng, phong

phú của đời sống theo những mong muốn của cơ quan lập pháp Điều này dường

như khó có thể đạt được Và đó chính là lí do chính làm cho văn bản pháp luật cóhình thức và đặc điểm khác lạ như hiện có.

Tóm lại, mục đích giao tiếp chung của thể loại văn bản pháp luật là thể hiện

các quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ xã hội, quy định quyền và

nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, đặt ra các chế tài Hiến pháp

với tư cách là luật cơ bản có chức năng quy định quyền và nghĩa vụ của công dân,

xác định các nguyên tắc cơ bản xây dựng và tổ chức bộ máy Nhà nước Các nhân tố

ngôn cảnh đặc biệt của thể loại văn bản pháp luật tạo cho nó các đặc tính riêng như

tính chính xác, không mơ hồ nhưng đồng thời lại có tính khái quát, bao trùm hầu hết

mọi sự kiện pháp luật có thể xảy ra.

1.1.2 Việc xây dựng và nghiên cứu văn bản Hiến pháp ở Việt Nam

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa không

có hiến pháp [66:11] Tuy nhiên vào những năm đầu thế ky XX, do ảnh hưởng củacác tư tưởng cách mạng từ các nước khác, trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiệntư tưởng lập hiến Và bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam đã ra đời vào năm 1946,

10

Trang 18

một năm sau khi cách mang Thang 8 thành công Người chủ trì soạn thao là Chủ

tịch Hồ Chí Minh Đây là bản hiến pháp đặt nền móng cho các bản hiến pháp saunày Cho đến nay Việt Nam đã có 4 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992) do

những nhiệm vụ lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng quy định Mỗi bản

Hiến pháp đã và đang thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình Sự ra đời của Hiến pháp

năm 1946 mở đầu cho sự hình thành và phát triển của khoa học pháp lí nói chung và

khoa học luật Hiến pháp nói riêng Mỗi bản Hiến pháp sau này đánh dấu những đổi

thay của đất nước và những tiến bộ trong kĩ thuật lập pháp của chúng ta.

Từ khi hình thành cho đến nay, lịch sử khoa học luật Hiến pháp Việt Nam có

thể được chia thành 3 giai đoạn chính Giai đoạn thứ nhất là từ sau cách mạng tháng

Tám cho đến trước 1980, giai đoạn thứ hai từ nam 1980 đến 1992, giai đoạn ba từ1992 cho đến nay Trên cơ sở ra đời của các bản Hiến pháp, đã có nhiều bài viết, tác

phẩm về Hiến pháp, về nội dung của Hiến pháp như cuốn Nhà nước và Pháp luật

của Hội luật gia Việt Nam (1971), Hiến pháp là gi? Bình luận khoa học Hiến phápnước CHXHCN Việt Nam năm 1992 của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật;

Tổ chức chính quyền Nhà nước ở địa phương Lich sử và hiện tại Nhìn chung, các

tác giả đều cố gắng làm sáng tỏ nội dung các bản Hiến pháp, phân tích khía cạnh

pháp lí trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Một số công trình có dé

cập tới vấn đề kĩ thuật pháp luật nhưng mờ nhạt Cho đến nay, có thể nói hầu nhưchưa có bài báo nào nghiên cứu riêng về vấn đề ngôn ngữ trong các văn bản Hiếnpháp trong khi đó hầu hết đều thống nhất rằng: Do tầm quan trọng to lớn của Hiến

pháp “Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp tạo cơ sở pháp lí cho việc

xây dựng hệ thống pháp luật, thiết lap hệ thống chính trị”, nên “ phổi xây dựng

các quy định của Hiến pháp sao cho chúng vừa có tính khái quát, tính nguyên tắc,vừa có tính thích nghỉ cao đối với những thay đổi thường xuyên trong đời sống kinhtế - xã hội của đất nước” [2]) Để đạt được mục đích này cần phải nâng cao hơn nữa

ki thuật pháp luật mà trong đó sử dụng nguồn lực ngôn ngữ như thế nào là một trong

những yếu tố quan trọng.

Như vậy, từ chỗ là một nước thuộc địa không có hiến pháp (cho tới cuối năm

1945): nước ta đã giành được độc lập, từng bước phát triển và cho tới những năm

11

Trang 19

cuối của thế kỷ XX, chúng ta đã xây dựng được một bản Hiến pháp tiên tiến, hiện

đại, là Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) Đây là bản Hiến pháp đang có hiệu lực

và chúng tôi chọn phân tích ngôn ngữ trong văn bản này trong sự đối chiếu so sánh

với ngôn ngữ trong Hiến pháp Hoa Kì, bản Hiến pháp có lịch sử lâu đời nhất vẫn

đang được áp dụng.

1.1.3 Tình huống diễn ngôn của văn bản Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kì

Việc Anh thuộc dia hoá Bac Mi là nhân tố co bản nhất của sự phát triển hệ

thống pháp luật và hệ thống tư pháp Hoa Kì theo truyền thống Common Law (thôngluật) Những người dân Anh di cư sang Mi và thành lập nhiều xứ thuộc địa độc lậptừ những thập niên đầu của thế ky XVII như bang Virginia, Maryland,Massachusettes, New York Các thuộc địa độc lập áp dụng Common Law của Anhvà đã đặt nền móng cho anh hưởng của hệ thống pháp luật này tại Mi Vào nhữngnăm đầu của thế kỷ XVIII, Common Law của nước Anh được áp dụng rộng rãi ở các

bang thuộc địa này Nhiều quy định của Common Law, nhiều đạo luật của Anh

được áp dụng nguyên bản Việc áp dụng Common Law của Anh đã trở thành xuhướng chung ở đây Năm 1776 các thuộc địa tuyên bố độc lập và vào năm 1783 Hợpchủng quốc Hoa Kì tuyên bố nền độc lập Trong thời kì này, dưới ảnh hưởng của tư

tưởng cộng hoà, việc đấu tranh để xây dựng một nền pháp luật riêng cho Hoa Kì

diễn ra mạnh mẽ Xu thế pháp điển hoá pháp luật lan nhanh Nhiều bang đã có Hiến

pháp riêng và có xu hướng xây dựng chủ quyền Chính quyền liên bang trở nên yếu

kém, không có đủ nguồn lực để đối đầu với các bộ lạc da đỏ và trả lãi những món nợ

đi vay từ thời chiến tranh giành Độc lập Liên bang có nguy cơ tan rã George

Washington đã chủ trì Đại hội đại biểu gồm những chính khách lỗi lạc của nước Mĩ

để soạn thảo Hiến pháp Sự ra đời của Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kì năm 1787đã thực sự đặt nền móng cho một hệ thống pháp luật độc lập, đáp ứng những đòi hỏi,

nhu cầu phát triển của chính nước MI Sự hùng mạnh của Hoa Kì trên tất cả các mặtnhư hiện nay chắc chắn có phần đóng góp không nhỏ của văn bản pháp luật quan

trọng này Cho đến nay Hiến pháp Hoa Kì đã được bổ sung 27 tu chính án Chínhkhách người Anh William E Gladstone đã mô tả Hiến pháp Hoa Kì là “tác phẩmtuyệt vời nhất được sản sinh ra vào một thời điểm lịch sử bởi trí tuệ và mục đích của

Trang 20

con người” Trong một thế giới đổi thay và tranh đấu, nhân dân Mi không có tài sản

nào quý giá hơn văn kiện vĩ đại này.

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN.

Từ những khảo sát về ngôn cảnh của văn bản cần phân tích ở phần trên, trong

phần này chúng tôi sẽ trình bày và lựa chọn một số cơ sở lí thuyết phù hợp làm nềntảng cho luận án Đó là quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday vềngôn ngữ, phương pháp phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán đượcphát triển dựa trên các nguyên lí cơ bản của ngữ pháp chức năng - hệ thống.

1.2.1 Ngữ pháp chức năng hệ thống: Ngôn ngữ, ngôn cảnh và văn bản

Quan điểm của M Halliday về ngôn ngữ Ngữ pháp chức năng hệ thống doHalliday phát triển dựa trên các thành tựu của ngôn ngữ học châu Âu với những nhà

ngôn ngữ học tiền bối như F de Saussure, Hjelmslev, Firth Theo Halliday ngôn ngữlà một hệ thống các lựa chọn có liên hệ tương tác với nhau Các lựa chọn này được hìnhthức hoá bằng các hệ thống như số đơn đối lập với số nhiều, chủ động đối lập bị động,

khẳng định đối lập phủ định Đây là một phần nguồn gốc của tên gọi chức năng hệ

thống [137] Halliday tập trung vào các chức năng tạo cho ngôn ngữ một hình thức như

hiện có, và cách nhìn nhận này thường được gọi là ngôn ngữ theo cách nhìn nhận xã hội

kí hiệu học Halliday [122] nhận định: “ngôn ngữ như là một trong những hệ thống tạo

nghĩa làm nên van hoá loài người ngôn ngữ gan kết chủ yếu với một bình diện cu thểcủa kinh nghiệm loài người, đó là bình diện cơ cấu xã hội” Quan điểm của ngữ pháp

chức năng - hệ thống về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngôn cảnh Các nhàngôn ngữ học trước Halliday cho rằng để giải thích ý nghĩa của một câu người ta cần

miêu tả bản thân câu đó và đồng thời cả ngôn cảnh mà câu đó được sử dụng [Martin

137] Phát triển các quan điểm của Malinowski và Firth, kết hợp với luận điểm của

Sapir về Whorf, Halliday phân tích: “Hai truyền thống sáng lập việc nghiên cứungôn ngữ trong ngôn cảnh này, truyền thống Anh với Malinowski và Firth và truyền

thống Mi với Sapir và Whorf bổ sung mật thiết cho nhau Truyền thống đầu nhấn

mạnh vào tình huống làm ngôn cảnh cho ngôn ngữ là văn bản và nó nhìn nhận ngôn

ngữ như một hình thức hoạt động hay sự diễn tả các quan hệ và quá trình xã hội.Truyền thống sau nhấn mạnh vào mặt văn hoá làm ngôn cảnh cho ngôn ngữ như là

13

Trang 21

một hệ thống và coi ngôn ngữ như một hình thức phản ánh hay sự sắp xếp kinh

nghiệm thành lí thuyết hoặc mô hình hoá hiện thực” (Halliday [122:21]) Ông

chứng minh rằng toàn bộ cấu trúc ngữ pháp tức là cách thức mà tất cả các ngôn ngữ

dựa vào để tạo ra nghĩa gan bó chặt chế với ngôn cảnh tình huống và văn hoá ma

trong đó ngôn ngữ tiến hoá Theo Halliday: “Một lí thuyết về ngôn ngữ trong ngôn

cảnh không đơn thuần chỉ là một lí thuyết về cách mọi người sử dụng ngôn ngữ nhưthế nào mà nó còn là một lí thuyết về bản chất và sự tiến hoá của ngôn ngữ, giải

thích tại sao hệ thống đó lại hoạt động như nó đang hoạt động nhưng là sự giải thíchchức năng dựa trên sự diễn giải kí hiệu học xã hội về các mối quan hệ và quá trìnhngữ nghĩa” Thuật ngữ “ngón cảnh” (context) theo Halliday [122: 20] là “một loại

môi trường nào đó, là những gì xảy ra xung quanh mà ngôn ngữ có liên quan đến”

và “môi trường phi ngôn trong đó ngôn ngữ được sử dụng” Các nhà ngữ pháp chứcnăng - hệ thống còn phân biệt hai loại ngôn cảnh là ngôn cảnh văn hoá (context of

culture) và ngôn cảnh tinh huống (context of situation) Ñgôn cảnh văn hoá là ngôn

cảnh của ngôn ngữ như một hệ thống, của “tiém năng về nghĩa” (meaning

potential), còn ngôn cảnh tình huống là ngôn cảnh của một hiện tượng ngôn ngữ, là

văn bản, là những trường hợp cụ thể của ngôn ngữ “Văn hoá làm ngôn cảnh cho

ngôn ngữ như-là-hệ-thống, còn tình huống thì làm ngôn cảnh cho những hiện tượng

của ngôn ngữ - như là văn bản” [ Halliday 122: 23] Về văn bản, Halliday [122]

quan niệm một van ban (text) thực sự được tạo nên bởi các ý nghĩa, đó là một đơn vịnghĩa (a semantic unit) được mã hoá bằng một cái gi đó nhằm mục đích thực hiện

giao tiếp, một van ban vừa là sản phẩm (product) lại vừa là một quá trình (a

process) Cụ thể, văn bản là một sản phẩm theo nghĩa nó là một đầu ra, một cái gì

đó có thể ghi lại và nghiên cứu được, nó có một cấu trúc nhất định có thể được thể

hiện ra một cách hệ thống Văn bản là một quá trình, theo nghĩa là một quá trình

liên tục của các lựa chọn về nghĩa, một sự vận động qua các hệ thống tiém năng vềnghĩa trong đó mỗi một chuỗi chọn lựa lại tạo ra môi trường cho chuỗi tiếp theo Vềmối quan hệ giữa văn bản và ngôn cảnh, Halliday lí giải như sau: Văn bản là hiện

hữu của quá trình và sản phẩm của ý nghĩa xã hội trong một ngôn cảnh tình huốngnào đó Và ngôn cảnh tình huống, ngôn cảnh mà trong đó văn bản được thể hiện lại

14

Trang 22

được lồng ghép vào trong văn bản không phải theo lối từng đoạn một, hoặc cũngkhông phải theo bất cứ cách thức cơ giới nào, mà một mặt qua một quan hệ xã hội,

mặt khác qua tổ chức, chức năng của ngôn ngữ” [Halliday, 122:11] Halliday đã chỉ

ra mối quan hệ của môi trường xã hội với tổ chức, chức năng của ngôn ngữ Môi

trường xã hội của van ban được mô tả bằng ba khái niệm: Trường diễn ngôn (Field

of discourse), Ý chi điễn ngôn (tenor of discourse) (quan hệ địa chi); Phương thức

diễn ngôn (mode of discourse) Mỗi đặc điểm trên của ngôn cảnh được thể hiện quamột chức năng của nghĩa: Trường được thể hiện qua chức năng quan niệm, ý chỉ

diễn ngôn qua chức năng liên nhân và phương thức qua chức năng văn bản Mối

quan hệ giữa ngôn cảnh tình huống và văn bản được biểu hiện bằng sơ đồ sau:

Ngôn cảnh Chức năng Văn bản

Trường ——_— y Quanniệm » Tham thể

Y chi » Liên nhân » Tinh thái

Phương thức » Văn ban ————>y Liên kếtBảng: Mối quan hệ giữa ngôn cảnh, tình huống và văn bản

(Nguồn: Halliday ( 122))

1.2.2 Phân tích dién ngôn và ứng dung phân tích diễn ngôn vào phân tích văn

bản pháp luật

1.2.2.1 Một số quan điểm về phan tích diễn ngôn

Phân tích diễn ngôn với tư cách là một bộ phận trong ngôn ngữ học ứng dụng

và nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt trong việc dạy và học tiếng trên thế giới nghiên cứu

việc sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ trên câu Các nhà ngôn ngữ học đã xem xét phân

tích diễn ngôn theo một số góc độ Thứ nhất, xét từ góc độ lí thuyết thì các nghiên

cứu về phân tích diễn ngôn có thể được xếp thành hai nhóm đối lập Một nhóm là

các nghiên cứu được coi là phân nhánh của ngữ pháp hình thức với trọng tâm là mặthình thức hoặc chức năng của việc sử dụng ngôn ngữ gồm cả ngữ nghĩa học và ngữ

dụng học Nhóm kia bao gồm các nghiên cứu phân tích diễn ngôn tập trung vào sự

sử dụng mang tính chế ước hoá (institutionalised) của ngôn ngữ trong các bối cảnh

van hoá - xã hội khác nhau trong đó sự giao tiếp bằng ngôn ngữ được coi là một hoạt

động xã hội (communication as social action) Thứ hai là xét từ góc độ chung

-L5

Trang 23

chuyên ngành : Các nghiên cứu phân tích diễn ngôn của các hội thoại hàng ngày,

các thể loại văn viết như mô tả, trần thuật, chính luận và ở hướng chuyên ngành là

các nghiên cứu phân tích diễn ngôn các thể loại văn bản chuyên ngành như bài báo

khoa hoc, van bản pháp luật các giao thoại bác si-bénh nhân, luật sư-khách hàng Thứ ba là góc độ ứng dụng: Các nghiên cứu phân tích diễn ngôn xuất phát từ cácmục tiêu ứng dụng khác nhau như dạy và học tiếng, dịch thuật Thứ tư là xem xétdựa trên mức độ phân tích : Các nghiên cứu phân tích diễn ngôn được phân loại theomức độ từ phân tích hình thức bề mặt, tới phân tích theo chiều sâu chức năng của

ngôn ngữ hành chức Sự phân loại này đồng thời cũng phản ánh sự chuyển biến của

phân tích diễn ngôn ứng dụng từ hình thức sang chức nang, từ ngữ pháp sang diễn

ngôn và giao tiếp Trong tác phẩm “Analysing Genre” (Phân tích thể loại), Bhatia đã

đánh giá một cách chi tiết các cấp độ mô tả ngôn ngữ mà phân tích diễn ngôn đã trảiqua trong những năm gần đây như sau:

a Phản tích ngữ vực (register analysis) : Mô ta ngôn ngữ ở cấp độ bề mặt Phân tích

diễn ngôn tập trung chủ yếu vào việc nhận diện các đặc điểm từ vựng - ngữ pháp có

tần suất cao về mặt thống kê của một biến thể ngôn ngữ Theo Halliday “Ngôn ngữ

biến đổi khi chức năng của nó thay đổi; nó khác biệt trong những tình huống(situations) khác nhau” Tên gọi cho một biến thể ngôn ngữ được khu biệt theo sự

hành chức của nó là ngữ vực (register)” Và các ngữ vực cũng được coi là biến thể

phụ của một biến thể ngôn ngữ mà tiêu chí để phân biệt chúng là tần suất của cácđặc điểm từ vựng - ngữ pháp của một biến thể văn ban cụ thể (text-variety) Họ cũng

đề xuất các bình diện là Field (Trường), Mode (Phương thức) va Style (sau này là

Tenor: Ý chỉ) của diễn ngôn (Discourse) để nhận biết các đặc điểm ngữ vực khác

nhau Nhiều tác giả sau này như Crystal và David, Ellis hay Hasan, Gregory và

Carroll đã phát triển cách phân loại tình huống và văn cảnh đó từ góc độ từ vựng

-neữ pháp và gần đây là góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng Hạn chế của các nghiên cứu

này là mới dừng lại ở sự phân tích các yếu tố bề mặt và chưa xem xét sâu vào cáccâu trúc nội tại và cách thức cấu trúc thông tin trong ngôn bản của biến thể ngôn

ngữ Nhìn chung các nghiên cứu này chưa giải trình được vì sao một biến thể ngôn

16

Trang 24

ngữ lại có hình thức như nó hiện có, thiếu sự biện giải về cơ chế ngầm quyết định sự

lựa chọn và phân bổ các yếu tố ngôn ngữ bề mặt.

b Phan tích ngữ pháp-tu từ: Mô tả ngôn ngữ về mặt chức năng Phân tích ngữ pháp- tu từ là xem xét mối quan hệ giữa sự lựa chọn ngữ pháp và chức năng tu từ trong

văn bản viết tiếng Anh (theo Selinker, Lackstrom và Trimble) Các tác giả này

không chỉ cố găng tìm ra các đặc điểm ngôn ngữ xuất hiện phổ biến nhất mà họ còn

tập trung nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ đặc thù của loại văn bản này tạo ra các

giá trị riêng biệt và cấu trúc nên hình thức giao tiếp trong khoa học Cách nghiên

cứu như vậy tập trung chủ yếu vào các quy ước đặc thù của chủ điểm và các đặc

điểm tu từ hơn là các đặc điểm cú pháp hoặc ngữ nghĩa Trong phân tích ngữ

pháp-tu từ, người nghiên cứu chủ yếu xem xét văn bản từ vị thế của người viết và tìm hiểu

cách thức chọn lựa các biện pháp ngữ pháp nào đó của người giao tiếp trong lĩnh vực

khoa học kĩ thuật và mức độ phân tích chỉ giới hạn ở một số đặc điểm cú pháp củaloại văn bản này Sự phân tích có phần thiên lệch này dễ dẫn tới việc khái quát hoá

thiếu chính xác các đặc điểm văn bản và dẫn tới những kết luận không hoàn toàn

phù hợp với thực chất của văn bản.

c Phân tích tương tác: miêu tả ngôn ngữ như một diễn ngôn Phân tích tương tác(Interactional Analysis), còn được gọi là phân tích diễn ngôn ứng dụng, hay phantích chức năng lời nói là sự giải thuyết văn bản từ góc độ người đọc hoặc người

nghe Theo các tác giả trên thì nghĩa của văn bản không hiện diện sắn trong một tiết

đoạn văn bản mà người đọc hoặc người nghe chỉ việc nhận ra, mà nó là sự thoả

thuận qua nỗ lực “tương tác” của các thành viên tham gia giao tiếp Sự thoả thuận

này tạo ra cho các phát ngôn những giá trị đặc thù thích hợp Candlin và Loftipour

-Saedi đưa ra quan niệm “thương lượng nghĩa” của người doc qua phương tiện van

ban và đề ra mô hình phân tích diễn ngôn dựa trên sự cân bang giữa các quá trình

giao tiếp từ hai bình diện: người viết và người đọc Văn bản trong phân tích tươngtác luôn được nhìn nhận với bản chất giao tiếp, được tạo thành do kết quả của sự giải

thuyết của người đọc đối với diễn ngôn Chính bởi lẽ đó phân tích tương tác cònđược gọi là phân tích diễn ngôn của người đọc Các tác giả này cho rằng trong vănbản viết, người viết thừa nhận một độc giả nhất định nào đó mà anh ta phải hướng

17 V-Le/ 4119

Trang 25

tới, dự đoán trước các phản ứng của độc giả này và điều chỉnh quá trình viết cho phù

hợp để làm quá trình giao tiếp dễ dàng hơn Điển hình của cách nghiên cứu theo

hướng này là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ luật của Bhatia “An applieddiscourse analysis of English legislative writing” (Phân tích diễn ngôn ứng dụng vàovăn bản pháp luật tiếng Anh) xuất bản năm 1983 Phân tích tương tác có nhiều đóngg6p quan trọng trong phân tích diễn ngôn Nó đã nhấn mạnh và khai thác sâu ban

chất tương tác của diễn ngôn và đồng thời tập trung vào khái niệm tổ chức ngôn ngữ

trong su hành chức của nó.

d Phán tích thể loại diễn ngôn: miêu tả ngôn ngữ theo hướng giải thích Phân tích

diễn ngôn theo ba đường hướng trên đây có chiều hướng chuyển dịch từ phân tích

cấp độ bề mặt sang miêu tả ngôn ngữ hành chức theo cấp độ chiều sâu trên ba bình

diện Trước hết là xem xét những giá trị mà các đặc điểm của ngôn ngữ được uỷ

thác trong các diễn ngôn mang tính chuyên ngành Thứ hai là từ cách nhìn nhận về

bản chất tương tác tiềm ẩn trong diễn ngôn giữa người viết và người đọc Thứ ba là

phân tích chú trọng vào quá trình hình thành diễn ngôn Trong lĩnh vực giảng dạy

ngôn ngữ chuyên ngành nói riêng và ngôn ngữ học ứng dụng nói chung thì phân tích

diễn ngôn ứng dụng trở nên quá sơ sài khi miêu tả ngôn ngữ hành chức và khôngphù hợp khi ứng dụng vào dạy tiếng và một số mục đích phân tích ứng dụng khác.

Trước hết, nó thiếu các thông tin phù hợp cần để lí giải lí do tồn tại của các loại hình

diễn ngôn khác nhau nghĩa là thiếu sự biện giải về tác động văn hoá - xã hội, các

chế ước mang tính hệ thống và tổ chức của lĩnh vực chuyên môn ảnh hưởng tới bản

chất của một thể loại diễn ngôn cụ thể nào đó Thứ hai, nó ít chú ý tới các đặc điểm

đã được chế ước hoá trong quá trình tổ chức các sự kiện giao tiếp khác nhau Mô

hình phân tích này kết hợp được các khía cạnh văn hoá - xã hội (gồm cả dân tộc

học) và tâm lí học (gồm cả nhận thức) tham gia vào quá trình kiến tạo văn bản

(text-construction) và giải thuyết quá trình đó bằng các phân tích ngôn ngữ ở bìnhdiện sâu nhằm giải đáp câu hỏi quan trọng: Vì sao các văn bản chuyên ngành lại

được viết và sử dụng theo cách thức riêng biệt như hiện có? Trong tác phẩm “Genre

Analysis: English in academic and research settings” - một trong các công trình

phân tích diễn ngôn theo mô hình nay, Swales đã thực hiện trên các văn ban khoa

18

Trang 26

học-kĩ thuật và kết quả cho thấy rất nhiều mối quan hệ tương tác giữa hình thức và

chức năng của các văn bản loại này, giúp ích rất nhiều cho giáo viên dạy tiếng,người dich và các cán bộ khoa hoc ki thuật Cũng vì lí do này mà phân tích diễn

ngôn theo xu hướng này còn thường được gọi là phân tích thể loại ứng dụng của

dién ngôn (applied genre analysis).

Trên đây là một số nét sơ lược về các hướng chính trong phân tích diễn ngôn.

Ta có thể nhận thấy xu hướng ngày càng rõ là sự phân tích chuyển dịch từ mô tả bề

mặt ngôn ngữ thuần tuý sang mô ta theo chiều sâu trên nhiều bình diện khác nhau

của văn bản hoặc thể loại diễn ngôn, từ các đặc điểm cụ thể của hệ thống từ vựng ngữ pháp tới cơ cấu tổ chức diễn ngôn Nó cũng cho thấy là để có được sự phân tích

-theo hướng chiều sâu phù hợp, nhiều kiến thức liên quan tới bản chất của diễn ngôncần được sử dụng tới như xã hội học, tâm lí học, dân tộc học.

1.2.2.2 Phương pháp phân tích thể loại ứng dụng của diễn ngôn

Phương pháp phân tích thể loại ứng dụng của diễn ngôn tập trung vào nghiên

cứu các yếu tố văn hoá-xã hội tham gia vào quá trình tạo lập văn bản và giải thuyếtvì sao văn bản, đặc biệt là văn bản chuyên ngành được viết và sử dụng theo cách

thức riêng biệt như nó đang tồn tại Trong tác phẩm “Analysing Genre”, Bhatia đã déxuất một số phương pháp phân tích thể loại diễn ngôn với mục đích đạt tới “mot sự

phan tích sâu hơn các biến thể chức năng của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói ”.

Bhatia không chỉ đưa vào quá trình phân tích các nhân tố văn hoá-xã hội mà còn cảnhân tố tâm lí - ngôn ngữ học và do đó đã mở rộng sự phân tích ngôn ngữ từ mô tả

tới giải thích ngôn ngữ Cu thể bảy bước Bhatia gợi ý để phân tích một thể loại diễn

ngồn mới lạ là như sau :

1 Đặt thể loại diễn ngôn trong ngữ cảnh tình huống của nó: phân tích ngữ

cảnh tình huống của văn bản và tìm các thông tin nền về văn hoá-xã hội, tâm

lí-ngôn ngữ học liên quan tới văn bản.

2 Khảo sát tư liệu hiện có: tìm hiểu các tài liệu về thể loại diễn ngôn đã có,

các tài liệu liên quan tới thể loại diễn ngôn tương tự, chỉ dẫn của các nhà chuyên

môn trong lĩnh vực, sách hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan.

19

Trang 27

3 Phân tích chi tiết và chọn lọc ngữ cảnh tình huống : Xác định người viết/nói của văn bản, người đọc/nghe văn bản, mối quan hệ giữa họ và mục đích của họ:

Xác định vị trí của cộng đồng sử dụng thể loại diễn ngôn về mặt lịch sử, văn hoá-xã

hội và nghề nghiệp; Tìm hiểu hệ thống các văn bản và các tập tục ngôn ngữ liênquan tạo thành cơ sở cho thể loại văn bản; Tìm hiểu hiện thực ngoài ngôn ngữ màvăn bản đang thể hiện và mối quan hệ của văn bản với hiện thực đó.

4 Chọn tư liệu chính: Chọn tư liệu liên quan tới thể loại văn bản đủ để phânbiệt với các thể loại văn bản khác Dựa vào mục đích giao tiếp, ngữ cảnh tình huống

mà văn bản hay được sử dụng và các đặc điểm chung nổi bật trong các văn bản.

5 Nghiên cứu ngôn cảnh chế ước (Institutional context/ settings) Tìm hiểu

bối cảnh chế ước sử dụng của văn bản, các nguyên tac và thông lệ (về ngôn ngữ, xã

hội, văn hoá, học thuật, nghề nghiệp).

6 Phân tích ngôn ngữ ở các cấp độ: Cấp độ I : Phân tích các đặc điểm từ

vựng, ngữ pháp; Cấp độ 2 : Phân tích các đặc điểm thuộc văn bản; Cấp độ 3 : Phân

tích giải thuyết cấu trúc thể loại văn bản.

7 Các thông tin mang tính chuyên môn nghề nghiệp trong phân tích thể loại

diễn ngôn: Đây là bước cuối cùng người nghiên cứu có thể tiến hành để kiểm tra độtin cậy và tính đúng đắn của các kết luận qua thông tin phản hồi từ các nhà chuyên

môn trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan.

1.2.2.3 Ung dung phân tích dién ngôn vào phân tích văn bản pháp luật

Ứng dụng những thao tác trên vào việc phân tích ngôn ngữ pháp luật, trong

tác phẩm “Language of the law” [91] Bhatia đã chỉ rõ: “Thể loại ngôn ngữ pháp luật

bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích giao tiếp mà chúng hoàn

thành, ngôn cảnh sử dụng, mối quan hệ xã hội hoặc chuyên môn giữa các thành viên

tham dự, kiến thức nền của các thành viên này được huy động vào giao tiếp và nhiều

yếu tô nữa Nét khác biệt giữa các tiểu loại này cũng được phản ánh trong nguồn từ

vựng ngữ pháp và văn bản được huy động theo những quy ước đặc thù nhằm đạt cáckết quả giao tiếp trong những bối cảnh pháp luật khác nhau” Bahatia đã phân biệt

các tiểu loại của ngôn ngữ pháp luật theo những bối cảnh giao tiếp pháp luật khác

nhau với hai nhánh lớn là ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói theo sơ đồ dưới đây:

20

Trang 28

Thuyết trình Toà giả định Tham vấn Thẩm vấn

Luật sư - khách hàng _ | Luật sư - nhân chứng

Giao tiếp giữa

Sơ đô: Các tiểu loại ngôn ngữ pháp luật.

Nguồn: Bhatia: “Language of the law” in Language Teaching, 1987.

Theo hướng nghiên cứu này, các công trình tiếp theo của Bhatia như

“Cognitive structuring in legislative provisions” và một số tác phẩm của Swales va

Bhatia “An approach to the linguistic study of legal documents” đã chỉ rõ ban chất

phức tap của van ban pháp luật va đã lí giải hình thức phức tap của thể loại diễn

BÀI

Trang 29

ngôn này Các tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của sự phức tạp này chính là sự cầnthiết phải đảm bảo tính rõ ràng, chính xác đồng thời duy trì tính bao trùm của các

điều khoản trong văn bản luật Cũng trong các tác phẩm này, Bhatia đã tập trung mô

tả giải thích cấu trúc tiềm ẩn quy định hình thức bề mặt của văn bản pháp luật và

miéu tả khá ki diện mạo của loại van bản này trong tiếng Anh.

1.2.2.4 Kế thừa phát huy và ứng dụng những thành tựu của phân tích diễn ngôn màBhatia và một số nhà ngôn ngữ học đã đạt được trong nghiên cứu ngôn ngữ phápluật trong tiếng Anh, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu riêng về ngôn ngữ phápluật trong đó có công trình của Lê Hùng Tiến “Một số đặc điểm của ngôn ngữ pháp

luật tiếng Việt” Đây là một nghiên cứu phân tích diễn ngôn thể loại văn bản pháp

luật tiếng Việt có đối chiếu với các đặc điểm tương ứng của diễn ngôn văn bản pháp

luật tiếng Anh Tác giả khẳng định áp dụng phương pháp phân tích diễn ngôn để

xem xét thể loại văn bản pháp luật tiếng Việt là phù hop và có hiệu quả Nhu vậy

bước đầu có thể thấy nghiên cứu theo hướng phân tích diễn ngôn ứng dụng đối với

thể loại văn bản pháp luật tiếng Việt là một hướng nghiên cứu hứa hẹn những đónggóp thiết thực về phương diện lí luận cũng như phương diện thực tiễn trong nghiêncứu ngôn ngữ ứng dụng hiện nay ở nước ta Việc nghiên cứu này đang cần được phát

triển tiếp để tự hoàn thiện và đạt tới những kết quả sâu hơn, góp phần nâng cao chất

lượng một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của

đất nước là lĩnh vực pháp luật.

1.2.3 Phân tích diễn ngôn phê phán và ứng dụng phân tích diễn ngôn phê phán

vào phân tích văn bản Hiến pháp

1.2.3.1 Phan tích điển ngôn phê phan

Theo Nguyễn Hoa [46], phân tích diễn ngôn phê phan (Critical DiscourseAnalysis: CDA) là một đường hướng phân tích diễn ngôn được hình thành như mộtchuyên ngành từ những năm 70 thé ki XX trên nền tảng ngữ pháp chức nang của

Halliday Các nhà ngôn ngữ có vai trò quan trọng là Kress & Hodge (1979), Fowler

và các cộng sự (1979), Van Dijk (1985), Fairclough (1989) và Wodak (1989) Theo

một số tác giả, CDA bắt nguồn từ tư tưởng của Mác về lí thuyết xã hội và tổ chức xã

hội Chủ nghĩa Mác coi ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội Một số tác giả khác

22

Trang 30

cho rằng CDA gán bó với trường phái Frankfurt (Đức) Mục đích của CDA không

chỉ là miêu tả diễn ngôn, mà còn giải thích diễn ngôn đã được kiến tạo như thế nào

và vì sao nó lại tồn tại và hoạt động như vậy CDA thừa nhận vai trò của ngôn ngữtrong việc tổ chức quan hệ quyền thế (Power) xã hội và nó bắt đầu nổi lên như là

một đường hướng phân tích diễn ngôn mới vào những năm 70 của thế kỉ XX Đây

cũng là thời điểm các nhà ngôn ngữ học tập trung vào dụng học - ngành nghiên cứu

mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ngôn cảnh, hay ngôn ngữ xã hội học - nghiên cứu

những biến đổi ngôn ngữ trong mối quan hệ với xã hội Chouliaraki và Fairclough

(1999) coi CDA là một bộ phận của khoa học xã hội phê phán Một số nhà phân tích

CDA coi đối tượng của CDA là quan hệ quyền thế được thể hiện trong diễn ngôn.

Từ những ngày đầu, CDA đã đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu quan hệ quyền lực

(Power) được thể hiện, tái tạo hay bị phản kháng qua văn bản và hội thoại trong

hoàn cảnh xã hội và chính trị Với tư cách là một đường hướng nghiên cứu, CDA sử

dụng một loạt thao tác để nghiên cứu, phân tích thực tiễn sử dụng diễn ngôn hay

ngôn ngữ như là các tập quán xã hội và văn hoá Cơ sở lí thuyết chính của CDA là

quan niệm bắt nguồn từ chủ nghĩa hậu cấu trúc luận rằng diễn ngôn (discourse) hoạt

động bên cạnh các thiết chế và văn bản có vai trò kiến tạo trong việc hình thành và

định hình các hành động xã hội và đặc điểm riêng của con người CDA cũng dựa

trên lí luận văn hoá Marxist rằng diễn ngôn được sản xuất và sử dụng trong các hệthống kinh tế - chính trị, và rằng diễn ngôn tạo ra và thể hiện một cách tường minh

các hình thái xã hội, lợi ích tư tưởng và các phong trào rộng lớn hơn trong các lĩnh

vực này CDA là một lĩnh vực liên ngành dựa trên các nghiên cứu trong dụng học,lịch sử, ngôn ngữ học “Tất cả các ngành này đều có chung một quan điểm kiến tạo

xã hội, tư tưởng cho rằng thực tế và tính chủ quan được kiến tạo ở trong và bởi ngôn

ngữ và rằng mục tiêu của việc nghiên cứu hay sử dụng ngôn ngữ là tạo ra một hệ

thống chính tri cam kết với việc thực hiện thay đổi xã hội” (Nguyễn Hoa [46]).

Trong thực tiễn nghiên cứu, hai thuật ngữ : Ngôn ngữ học phê phán (Critical

linguistics) và Phân tích diễn ngôn phê phán (Critical discourse analysis) thường

được sử dụng thay thế lẫn nhau Ngôn ngữ học phê phán là một cách tiếp cận do cáchọc giả như Fowler (1981) Kress và các cộng sự (1979) tạo nên Các học giả này chịu

23

Trang 31

nhiều ảnh hưởng của nhà ngôn ngữ học M.A.K Halliday và ngữ pháp chức năng hệthống của ông (systemic functional grammar: SFG) Các nhà nghiên cứu CDA dua

trên SFG đã thừa nhân ba siêu chức năng của ngôn ngữ là: a Chức năng ý niệm ứng

với kinh nghiệm của người nói về thế giới và các hiện tượng xã hội và tự nhiên; b.Chức năng liên nhân ứng với các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ quyền lực,

quyền thế, sự bất bình đẳng và sự thống trị: c Chức năng tạo văn bản Nhờ chức

nang này ngôn ngữ mới thực hiện được hai chức năng trên Ngôn ngữ học phê phán

quan tâm đến việc hiểu nghĩa trong văn bản như những sự thể hiện của các quá trình

xã hội, nhìn nhận văn bản như những thực thể hoạt động về mặt tư tưởng và chính trị

trong mối quan hệ với hoàn cảnh Như vậy, diễn ngôn hay sự hoạt động của ngôn

ngữ được thể hiện qua các văn bản Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoà [46] kháiniệm phê phán - critical trong tên gọi “phán tích diễn ngôn phê phán” có liên quan

đến trường phái Frankfurt, hay trường phái Habermas, theo đó “phê phán” tức là

làm rõ tính quan hệ của các sự vật, hiện tượng Có hai tên gọi là ngôn ngữ học phêphán và phân tích diễn ngôn phê phán, song hiện nay, thuật ngữ phân tích diễn ngôn

phê phán được nhiều người sử dụng hơn và đã trở thành tên cho đường hướng phân

tích này CDA nhìn nhận ngôn ngữ như một tập quán và thực tiễn xã hội, và hoàncảnh sử dụng ngôn ngữ có một vai trò cốt yếu Với tinh thần như vay, CDA đặc biệtquan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và quyền lực, và là một đường hướng coidiễn ngôn không chỉ là một quá trình tương tác mà thực chất là tập quán, thực tiễn

xã hội va sự phản ánh tập quán nay Fairclough và Wodak (1997 : 280), Kress(1989) đã xây dựng các căn cứ quan trọng của lí luận CDA Đó là: - Ngôn ngữ là

một hiện tượng xã hội và CDA giải quyết các vấn đề xã hội; - Quan hệ xã hội được

thể hiện qua diễn ngôn.; - Diễn ngôn là một phần của xã hội và văn hoá; - Diễn ngôn

mang tính tư tưởng và lịch sử; - Mối quan hệ giữa văn bản và xã hội là mối quan hệ

qua trung gian; - Phân tích diễn ngôn phải có khả năng hiểu và tường giải; - Diễn

ngôn là một dạng của hành động xã hội.

Trong số các lí thuyết khung được sử dụng trong CDA, ngữ pháp chức năng cómột vai trò đặc biệt bởi vì hệ ngữ pháp này đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa ngônngữ va xã hội Halliday phân biệt ba siêu chức nang cơ bản của ngôn ngữ có quan hệ

24

Trang 32

chặt chẽ với nhau Thứ nhất là chức năng biểu hiện các kinh nghiệm hay hiện tượngxã hội (cấu trúc biểu hiện nằm trong mối quan hệ biện chứng với cấu trúc xã hội: vừa

phản ánh vừa tác động đến cấu trúc xã hội) Thứ hai là, chức năng liên nhân thể hiệnmối quan hệ giữa các thành viên của xã hội Cuối cùng là quan hệ tạo văn bản mang

tính mạch lạc và liên kết cho văn bản.

1.2.3.2 Phân tích diễn ngôn phê phán và việc miêu tả các hình thức ngôn ngũ,

cẩu trúc và tổ chức văn bản

Mác đã khẳng định “Ngón ngữ là một hiện tượng xã hội” và “Ngôn ngữ là

công cụ đấu tranh giai cấp” Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, các nhà phân tích

CDA hiện đại cho rằng: “Ngôn ngữ là thực tiên và tập quán xã hội” Ñgôn ngữ được

sử dụng để truyền bá tư tưởng về quyền lực và các tư tưởng khác Phân tích diễnngôn phê phán mang lại sự hiểu biết về mối quan hệ quyền lực xã hội được thể hiện

trong ngôn ngữ Như vậy, CDA thừa nhận các quan hệ quyền lực và quan hệ xã hội

không chỉ được thể hiện mà còn tồn tại trong diễn ngôn Với quan niệm coi diễn

ngôn như một quá trình, thể hiện sự tương tác xã hội, xuất phát từ góc độ ngôn ngữ

học, tác giả Nguyễn Hoà cho rằng: “Đối rượng chính của CDA phải là diễn ngôn

chứ không phải là quan hệ xã hoi” [46] Và như vậy, việc phân tích hình thức ngôn

ngữ được sử dụng trong quá trình này sẽ là tiêu điểm của CDA Cụ thể, nhà phân

tích diễn ngôn phê phán phải quan tâm đến việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ,

cấu trúc và sự tổ chức ở mọi cấp độ như ngữ âm và âm vi học, từ vựng - ngữ nghĩa,

cu pháp và các dạng tổ chức ở cấp độ cao như cấu trúc diễn ngôn với mục đích lộttả xem chúng đã được sử dụng như thế nào trong các tập quán tạo và hiểu diễn ngôn,

và tập quán văn hoá - xã hội để xác lập, duy trì hay bảo vệ quyền lực và quan hệ xã

hội: để ảnh hưởng và dẫn đến thay đổi thực tại xã hội Điều này cũng có nghĩa là

trong mối quan hệ với quyền lực và quan hệ xã hội, thì diễn ngôn đóng vai trò là

hình thức và sự miêu tả cụ thể hình thức như đã nêu trên chính là sự miêu tả nội

dung của hình thức Các nhà phân tích CDA chịu ảnh hưởng của lí thuyết chức năng

hệ thống quan niệm rằng, mỗi văn bản là một không gian xã hội, ở đó có hai quá

trình xã hội đồng thời diễn ra: (i) nhận thức và thể hiện thế giới; (ii) tương tác xã

hội Va phân tích diễn ngôn cũng phải mang tính đa chức nang: quan niệm ứng với

NO Nn

Trang 33

thể hiện kinh nghiệm về thế giới, liên nhân ứng với tương tác xã hội, và văn ban ứng

với Việc tạo ra một chỉnh thể diễn ngôn mạch lạc.

1.2.3.3 CDA va ngữ pháp chức năng hệ thống (Systematic functional grammar:SFG)+ CDA và ngữ pháp chức năng hệ thống Tính chất kí hiệu của diễn ngôn là

một yếu tố không thể bỏ qua trong CDA Trong các lí thuyết ngôn ngữ học được đưa

ra trong thời gian qua thì lí thuyết ngữ pháp chức năng có nhiều ứng dụng nhất trong

phân tích CDA Trên thực tế, ngôn ngữ học phê phán (crictical linguistics) do

Fowler đưa ra được dựa trên lí luận SFG Lí do cơ ban là lí thuyết SFG có cách nhìn

ngôn ngữ giống với CDA và khoa học xã hội phê phán SFG coi ngôn ngữ như mộthệ thống kí hiệu xã hội (social semiotic) Ñgôn ngữ theo lí luận ngữ pháp chức năng

hệ thống được tổ chức theo các tầng bậc, theo các quan hệ hiện thực hoá và cụ thể

hoá Các tang bậc ở lớp dưới vừa hiện thực hoá tầng bậc trên và lại là một trường

hợp cụ thể của nó Nói một cách khác, các tầng bậc tạo ra một nguồn lực nghĩa, một

tập hợp các khả năng lựa chọn Theo Halliday (1994), ngôn ngữ là một thực thể bao

gồm bốn tang : Ngôn cảnh (các phạm trù của tình huống xã hội) ngữ nghĩa học (các

hệ thống tạo nghĩa), ngữ pháp - từ vựng (các hệ thống tạo từ vựng), và âm vị học

(các hệ thống tạo âm) Ngôn ngữ gắn kết ngữ nghĩa với cách biểu đạt và ngữ nghĩa

giao điện trực tiếp với yếu tố ngoài ngôn ngữ tức là đời sống xã hội Điều này có

nghĩa là tầng ngữ nghĩa biểu hiện nội dung kinh nghiệm của thế giới bên ngoài Còn

cách thức biểu đạt lại giao diện với những quá trình vật chất như cơ chế tạo âm trong

một ngôn ngữ Tuy tầng ngữ pháp-từ vựng không giao diện trực tiếp với mặt xã hội,

mà lại giao diện trực tiếp với tầng ngữ nghĩa, song tầng bậc này lại được hình thành

về mặt lịch sử qua quá trình hình thành phát triển và thay đổi của mặt kí hiệu của

ngôn ngữ, và quá trình này làm cho tầng bậc ngữ pháp-từ vựng mang tính chất xã

hội Nói một cách cụ thể hơn, tầng bậc ngữ pháp từ vựng được hình thành trên căn

cứ chức năng xã hội mà nó đảm nhận Theo Halliday (1985), đó chính là ba siêuchức năng của ngôn ngữ Thứ nhất là chức năng tư tưởng/phản ánh(ideation/representation) hay dựng lại thế giới bên ngoài Chức năng thứ hai là chức

năng liên nhân (interpersonal) thể hiện các mối quan hệ và các vai xã hội giữa

những thành viên của cộng đồng ngôn ngữ Chức năng thứ ba chính là chức năng tạo

26

Trang 34

văn bản, và đây chính là một dạng của thực tiễn sản xuất theo ý nghĩa triết học của

từ này Để đảm nhận vai trò là công cụ giao tiếp, hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ

cũng được hình thành với ba mạng lưới tương ứng với ba siêu chức năng kể trên: hệ

thống chuyển tác (transitivity) tương ứng với chức năng biểu hiện; hệ thống tình thái

và thức (mood, modality) tương ứng với chức năng liên nhân; và thông tin qua cấu

trúc dé/thuyét (theme/rheme), nội dung cho trước va thông tin mới (given/new) có

vai trò tổ chức mệnh đề theo lí thuyết của Halliday và suy cho cùng là diễn ngôn.

CDA sử dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống là do SFG nhìn nhận ngôn ngữ

như một nguồn lực tạo nghĩa, và việc sử dụng ngôn ngữ là sự lựa chọn các nguồn

lực Do vậy, văn bản (tức mặt kí hiệu của diễn ngôn) chỉ là sự thể hiện các quyết

định lựa chọn nguồn lực mà thôi Và để thể hiện các mối quan hệ xã hội, hay quyền

thế khác trong xã hội người ta có thể tạo ra các diễn ngôn/ văn bản khác nhau thông

qua các quyết định lựa chọn khác nhau Các thực tiễn xã hội khác nhau sẽ tạo ra các

văn bản khác nhau Thực tế cho thấy có thể có sự khác biệt giữa các thực tiễn xã hội

khác nhau và ngay trong bản thân một thực tiễn xã hội SFG có khả năng ứng dụng

cao đối với CDA là do SFG đã quan tâm đến cả hai sự khác biệt kể trên Các khác

biệt giữa các tập quán xã hội được nói đến qua khái niệm ngữ vực (register) với ba

biến là trường diễn ngôn; ý chỉ diễn ngôn và cách thức diễn ngôn Các giá trị của babiến này có được qua sự lựa chọn nguồn lực ngữ nghĩa của ngôn ngữ, tuỳ thuộc vào

hoàn cảnh xã hội Sự khác biệt trong nội bộ tập quán xã hội được SFG xử lí qua khái

niệm thể loại (genre) Người nói có thể lựa chọn thể loại để thể hiện thông điệp mà

mình muốn chuyển đến cho người nghe/đọc Với tư cách là nguồn lực ngữ nghĩa,

ngôn ngữ có thể mang lại cho người sử dụng sự lựa chọn về từ vựng, ngữ pháp, và

cách thức tổ chức diễn ngôn.

Những phân tích trên cho thấy khả năng ứng dụng các nguyên lí của CDA và

lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống để phân tích ngôn ngữ trong diễn ngôn Hiến

Pháp Việt Nam 1992 và Hiến Pháp Hoa Kì Việc phân tích theo CDA sẽ làm bộc lộthái độ của người viếU bên phát đối với thực tiễn xã hội và đối với người nghe/ bên

nhận Ung dung các nguyên tac của SFG là vận dụng ngữ pháp của các lựa chọn ngữ

nghĩa thể hiện ba chức năng của ngôn ngữ là thể hiện tư tưởng, mối quan hệ giữa

27

Trang 35

các tham thể qua hệ thống tình thái và thức, và chức năng tạo văn bản qua sự tổ chức

nội dung các phát ngôn.

+ Các đường hướng và phương pháp phan tích diễn ngôn phê phán chính:

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã phát triển một số phương pháp phân tích diễn ngôn

phê phán Trong số các nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp về mặt phương pháp luận

phải kể đến năm xu hướng với đại diện là S Jager, VanDijk, Wodak, Fairclough va

Scollon Wodak là đại diện cho đường hướng phân tích diễn ngôn lịch sử Fairclough

đại diện cho cách tiếp cận chức năng - hệ thống của Halliday; Van Dijk thuộc về

đường hướng xã hội học vi mô va Jager thuộc trường phái Duisburg của Đức dựa trênlí thuyết hoạt động của Leontjev Do mục tiêu của luận án, chúng tôi đi sâu tìm hiểu

đường lối phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống và lấy đó là cơ sở lí luận

cho các phần phân tích tiếp theo của công trình này Trong quá trình làm việc chúngtôi cũng tham khảo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán tích hợp - thực chất

là sự tích hợp có chọn lọc tư tưởng của các nhà nghiên cứu tiền bối.

Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống dựa trên

nền tảng ngữ pháp học chức năng hệ thống của Halliday Tính kí hiệu của diễn ngôn

là một mặt được đường hướng này quan tâm Các nhà ngôn ngữ học theo đường

hướng này đã xây dựng một khung phân tích cho CDA Theo đó, trước hết cần phải

xác định được : a Các vấn đề quyền lực xã hội; b Tìm hiểu hoàn cảnh về vấn đề, baogồm các thông tin lich sử, xã hội về vấn đề, hiện trang, vai trò chức năng của vấn dé

trong xã hội; c Phân tích diễn ngôn theo ba bước mà Fairclough đề nghị: Bước 1.Miêu tả (description) cấu trúc diễn ngôn, ngôn ngữ sử dụng (mặt kí hiệu), quá trình

tương tác; Bước 2 Hiểu (interpretation), Bước 3 Giải thích (explanation); d Đánh

giá hay phản hồi công việc phân tích CDA CDA thường được bắt nguồn với một

nhận thức về một vấn đề xã hội có liên quan tới diễn ngôn Các vấn dé có xảy ratrong hoạt động của một thực tiễn xã hội nào đó, hay là trong sự kiến tạo lại thực

tiên xã hội đó Các vấn dé liên quan tới hoạt động của thực tiễn có thể liên quan tới

chức năng tư tưởng (ideation), liên nhân (interpersonal) hay tạo văn ban (textual).

Quá trình tìm hiểu hoàn cảnh của vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận lịch sử, sử dụng nhiều

nguồn thông tin liên quan cũng như việc xác định mối quan hệ giữa vấn đề phân tích

28

Trang 36

với các vấn đề khác Phân tích diễn ngôn về thực chất là sự phân tích việc lựa chọnvà sử dụng ngôn từ, siêu cấu trúc diễn ngôn cũng như phương thức tương tác đượcthực hiện Thao tác miêu tả bao gồm việc trả lời mười câu hỏi sau đây thuộc về baphạm trù: Từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc văn bản:

a, Từ vung: a Từ ngữ có giá trị kinh nghiệm (experiential values) Các mô

hình phân loại nào được sử dụng? Các từ ngữ có nội dung hệ tư tưởng tương phảnnhau? Có việc diễn đạt lại hay sử dụng quá nhiều từ ngữ nào đó hay không? Có mối

quan hệ ngữ nghĩa mang giá trị tư tưởng hay không (đồng nghĩa, trái nghĩa, baohàm)? b Từ có giá trị quan hệ gì? Có các biểu thức mĩ từ hay không? Có sử dụng từ

ngữ thuộc về các văn phong khác nhau hay không? c Từ ngữ có giá trị biểu cảm gì?

d Các ẩn du được sử dụng ?

b Ngữ pháp: e Các hiện tượng ngữ pháp sử dụng có giá trị kinh nghiệm gi?

Loại quá trình và tham thể nào là chủ yếu? Yếu tố tác nhân có rõ ràng không? Có

sử dụng các hiện tượng như danh hoá, bị động/ chủ động câu phủ định/khẳng định

không? f Các hiện tượng ngữ pháp trong diễn ngôn có giá trị quan hệ gì? Các kiểu

phát ngôn nào được sử dụng ? (trần thuật, mệnh lệnh, hùng biện); Có tình thái quan hệ

không? Các đại từ như “chúng ta - we”, và các “bạn/anh - you” có được sử dụng

không? Nếu có thì như thế nào? g Các hiện tượng ngữ pháp có giá trị quan hệ gì ?

Có hiện tượng tình thái biểu cảm hay không? h Các câu/ mệnh đề được liên kết như

thé nào? Các liên ngữ logic nào được sử dụng? Các câu kết hợp (composite) theo

quan hệ đẳng lập hay chính phụ? Các phương tiện nào được sử dụng để quy chiếu

trong và ngoài văn bản?

c Cấu trúc diện ngôn: i Các quy ước giao tiếp nào được sử dụng? k Diễn

ngôn có cấu trúc vi mô gì?

Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán tích hợp Nguyễn Hoà [46]dựa trên sự tích hợp tư tưởng về phân tích diễn ngôn phê phán của các tác giả đitrước và của Halliday, đã đề xuất một mô hình gồm các yếu tố chính như sau:

a Căn cứ tiếp cận Đường hướng này chủ trương dựa trên hai nguyên lí quan

trọng của chủ nghĩa Mác, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng va chủ nghĩa duy vat

lịch sử.

29

Trang 37

b Hoàn cảnh văn hoá - xã hội Hoàn cảnh văn hoá xã hội đây là một phạm

trù rộng lớn bao trùm lên toàn bộ xã hội Gán với nó là các quan hệ xã hội, quan hệ

quyền lực trong mối quan hệ tương tác biện chứng.

c Ngôn cảnh tình huống Mỗi văn bản là một sự cụ thể hoá của thể loại và

ngôn cảnh tình huống Mỗi khi diễn ngôn được kiến tạo, thì nó nằm trong mối quan

hệ không gian, thời gian rất cụ thể, với sự tương tác của tất cả các biến của hoàncảnh văn hoá - xã hội Có thể xem xét ngôn cảnh tình huống qua các phạm trù như

thời gian không gian của sự kiện diễn ngôn, qua trường diễn ngôn, phương thức

diễn ngôn và ý chỉ của diễn ngôn Ứng với mỗi kiểu tình huống điển hình ta có một

thể loại điển hình.

d Phương tiện ngôn ngữ sử dụng: theo mô hình ngữ pháp chức năng hệ thống

của Halliday, có thể miêu tả theo sự tương ứng giữa nội dung của diễn ngôn với

chức năng ý niệm (ideation) qua chuyển tác; tương ứng của mối quan hệ xã hội

giữa người tham gia diễn ngôn với chức năng liên nhân qua phạm trù thức và tình

thái: và tương ứng cách thức tạo diễn ngôn, tạo văn bản với cấu trúc dé/ thuyết và

liên kết hình thức.

e Miêu tả, giải thích và tường giải Đây thực chất là các bước tiến hành phântích CDA được Fairclough đề cập trong “Language and Power” Quá trình phân tích

CDA cần phải hướng đến cả khía cạnh cấu trúc (tức nguồn lực ngôn ngữ) và chức

năng (tức tương tác) Từ góc độ cấu trúc, cần phải quan tâm đến không chỉ các hệ

thống ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp - ngữ nghĩa, mà còn cả các thể loại diễn ngôn

ứng với một loại hoạt động xã hội nhất định (cấu trúc xã hội) Trên phương diện chức

năng, cần quan tâm cách thức diễn ngôn đã sử dụng các nguồn lực ngôn ngữ, thể loại

như thế nào trong việc thể hiện và thực thi quan hệ xã hội.

1.2.3.5 Ung dung phân tích diễn ngôn phê phán vào phân tích văn bản Hiến

Pháp luật là biểu hiện tập trung nhất của chính trị và Hiến pháp xét ở khía

cạnh này thực chất là bản cương lĩnh chính trị của bên nắm quyền lực trong xã hội.

Sự ra đời của văn bản này đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong thực tiễn xã

hội, nhận thức lại các vấn đề xã hội, kiến tạo lại thực tiễn xã hội Xét từ quan điểm

30

Trang 38

của CDA, các vấn đề liên quan tới hoạt động thực tiễn có thể liên quan tới chức

năng tư tưởng, liên nhân hay tạo ra văn bản Cụ thể, Hiến pháp là bản tuyên ngôn

những tư tưởng mới, đường lối, chính sách mới về xây dựng thể chế Nhà nước, về

quan hệ giữa bên nắm quyền lực và bên chịu sự điều chỉnh của quyền lực, giữa Nhà

nước và công dan , nhằm kiến tạo lại thực tiễn xã hội Trong hệ thống pháp luật,hiến pháp là luật gốc - là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lí cao nhất và là văn bản

điển hình của thể loại diễn ngôn pháp luật Trong diễn ngôn hiến pháp vai giao tiếpcủa bên phát và bên nhận rất đặc biệt - thể hiện sự bất bình đẳng về quyền lực rất

lớn và khác với các tiểu loại diễn ngôn pháp luật khác Sự bất bình đẳng này quy

định cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc vănbản hay nói cách khác là mặt kí hiệu của diễn ngôn Vì vậy chúng tôi áp dụng các

nguyên tắc của phân tích diễn ngôn phê phán - mà cụ thể là đường hướng phân tích

diễn ngôn phê phán tích hợp để nghiên cứu sự hiện thực hoá quyền lực trong hai văn

bản cụ thể : Hiến pháp Việt Nam 1992 và Hiến pháp Hoa Kì Theo mô hình này,

trước hết yếu tố ngữ cảnh tình huống sẽ được xem xét, phân tích Diễn ngôn Hiến

pháp Hoa Kì và diễn ngôn Hiến pháp Việt Nam 1992 được kiến tạo trong mối quan

hệ không gian, thời gian cụ thể đặc thù, có sự tương tác với tất cả các biến của hoàn

cảnh văn hoá - xã hội Luận án sẽ tập trung miêu tả sự tương ứng giữa nội dung diễnngôn với chức nang tư tưởng, ý niệm (ideation), sự tương ứng giữa mối quan hệ xã

hội giữa người tham gia diễn ngôn với chức năng liên nhân qua phạm trù tình thái,

và sự tương ứng giữa cách thức tạo diễn ngôn, tạo văn ban với cấu trúc dé/thuyét và

liên kết hình thức Từ phương diện chức nang, công trình sẽ miêu tả, giải thích cáchthức diễn ngôn sử dụng các nguồn lực ngôn ngữ để thể hiện và thực thi các quan hệ

xã hội Cụ thể, ứng dụng các thao tác của phân tích diễn ngôn phê phán, chúng tôi

sẽ phân tích việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ thể hiện các siêu chức năng ngôn

ngữ : tư tưởng, liên nhân và tạo văn bản trong Hiến pháp Việt Nam 1992 (Chương2), trong Hiến pháp Hoa Kì (Chương 3) Các kết quả phân tích ở các chương 2 và 3

sẽ là cơ sở để chúng tôi đưa ra những kiến nghị về vấn đề dịch thuật văn bản Hiến

pháp Hoa Kì từ tiếng Anh sang tiếng Việt Đây là một xu hướng mới trong phân tíchdién ngôn.

31

Trang 39

CHƯƠNG 2

PHAN TÍCH NGÔN NGỮ

TRONG DIEN NGÔN HIẾN PHÁP VIỆT NAM 1992

2.1 TÌNH HUỐNG DIỄN NGÔN CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM 1992

Văn ban Hiến pháp 1992 là bản Hiến pháp thứ 4 của nước ta Mỗi bản Hiếnpháp đánh dấu một thời kì hay một giai đoạn cách mạng, củng cố về mặt pháp lí

những thắng lợi đã đạt được và bảo đảm phát huy những thắng lợi đó trong giai đoạn

phát triển mới của đất nước Hiến pháp năm 1946 ra đời ngay sau cách mạng tháng

Tám 1945, có nhiệm vụ củng cố nền độc lập mà nhân dân ta vừa giành được Đây là

văn bản ngăn nhất trong bốn bản Hiến pháp Hiến pháp 1946 chỉ có 7 chương bao

gồm 70 điều Hiến pháp năm 1959 ban hành sau thắng lợi của cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp, đề ra nhiệm vụ củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc quá độ lênchủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam Văn bản gồm 112 điềutrong 10 chương Hiến pháp 1980 là Hiến pháp thống nhất đất nước, xây dựng chủnghĩa xã hội trên cả nước Về mặt văn bản, Hiến pháp 1980 dài hơn cả, bao gồm 147điều trong 12 chương Hiến pháp 1992 xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy

mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, củng cố những thành tựu bước đầutrong công cuộc đổi mới kinh tế, chính trị, văn hóa từ sau Đại hội lần thứ VI của

Đảng cộng sản Việt Nam, định rõ nhiệm vụ cho những năm tiếp theo Hiến phápnăm 1992 được thông qua ngày 15 thang 4 năm 1992 Văn bản này gồm 147 điềutrong 12 chương.

Trong giai đoạn từ 15/4/1992 đến 25/12/2001 bản Hiến pháp năm 1992 củanước CHXHCN Việt Nam đã có những tác động tích cực trong đời sống xã hội củađất nước trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc Giai đoạn khởi xướng của

nên kinh tế thị trường, giai đoạn đổi mới hệ thống chính trị theo hướng phục vụ vàphù hợp với sự ra đời và phát triển của cơ chế thị trường Đó cũng là giai đoạn của

những thách thức đối với toàn bộ hệ thống bộ máy Nhà nước trước nhu cầu hội nhậpvà hợp tác kinh tế và kéo theo sự hội nhập về văn hoá, xã hội và tư duy chính trị.

Tuy nhiên, sau một thập kỉ, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có những thay đổi

32

Trang 40

nhất định đòi hỏi Hiến pháp phải được bổ sung, sửa đổi nhằm phát huy hơn nữa hiệu

quả của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Ngày 25/12/2001, Quốc hộikhoá X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 Trong 12chương Hiến pháp 1992 chỉ có 4 chương (IV, IX, XI, XII) là được hoàn toàn giữ

nguyên, còn lại từ lời nói đầu tới các chương khác đều có sửa đổi, bổ sung (24 vấn

dé) Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 là một bước hoàn thiện

chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ,chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, củng cố việc tổ chức, phân công

và phối hợp các nhánh quyền lực trong tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândan, vì mục tiêu dân chủ, văn minh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu

hoá của thế kỉ XXI Hiến pháp 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch

sử lập hiến Việt Nam “Đây là bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tỉnh hoa củacác Hiến pháp 1946, 1959, 1980, đồng thời là bản Hiến pháp vận dụng sáng tạo

những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây

dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta Hiến pháp 1992 là tấm

gương phản chiếu những đổi mới trong tư tưởng lập hiến và lập pháp của con ngườiViệt Nam Đó là bản Hiến pháp thể hiện sự độc lập và tự chủ trên tiến trình phát

triển của nền triết học pháp quyền Việt Nam, một nền triết học pháp quyền thể hiệnbản sắc dân tộc, đồng thời thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn với tính quốc tế và hiện

đại trên cơ sở phát huy những tinh hoa của nền văn hoá pháp lí Việt Nam và sự tiếpthu những tinh hoa văn hoá pháp lí thế giới” [79] Về mặt ngôn ngữ và văn bản,

Hiến pháp Việt Nam năm 1992, bản sửa đổi năm 2001 (từ đây gọi ngắn gọn là Hiến

pháp Việt Nam 1992 tạm viết tat là HPVN) thể hiện trình độ lập hiến tiên tiến, kĩ

thuật lập pháp hiện đại Văn bản có kết cấu chặt chẽ, ngắn gọn Toàn bộ văn bảnHiến pháp Việt Nam 1992 gồm lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương Nội

dung văn bản được thể hiện trong 322 câu, gồm 13 198 hình vị Ngôn ngữ trong văn

bản là tiếng Việt hiện đại, tiếng Việt cuối thế kỷ XX và đầu thế kỉ XXI Mọi nguồn

lực ngôn ngữ được sử dụng nhằm thể hiện các chức năng tư tưởng, liên nhân và văn

33

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN