- Bảo hiến tập trung: Theo mô hình, một cơ quan tài phán đặc biệt toà ánHiến pháp duy nhất được trao quyền bảo vệ Hiến pháp, độc lập với các tòa ánthường - Bảo hiến trừu tượng: Bảo hiến
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Đề tài: Vai trò của tòa án trong bảo vệ hiến
pháp và liên hệ với Việt Nam
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Khái niệm và vai trò của Toà án theo mô hình Toà án hiến pháp 1
1.1 Khái niệm Tòa án trong mô hình Tòa án hiến pháp 1
1.2 Vai trò của Toà án Hiến pháp 2
2 Liên hệ vai trò bảo vệ hiến pháp của Toà án tại Việt Nam hiện nay 3
2.1 Trách nhiệm bảo hiến của Tòa án nhân dân 3
2.2 Bất cập, hạn chế trong cơ chế bảo hiến của Tòa án nhân dân 5
2.3 Phương hướng khắc phục hạn chế, bất cập trong cơ chế bảo hiến của Tòa án nhân dân 6
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3MỞ ĐẦU
Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản của quốc gia,
có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị xã hội Để bảo đảm cho Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất, có giá trị pháp lý cao nhất, được tất cả các chủ thể tuân thủ và chống lại những hành vi vi phạm mà ta thường gọi là vi hiến, nhiều nước trên thế giới đã lập ra Toà án Hiến pháp Việc nghiên cứu mô hình Toà án Hiến pháp sẽ tạo điều kiện để Việt Nam có thể tham khảo và xây dựng một cơ quan bảo hiến phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội – chính trị của nước
ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai
Từ những lý do trên, tôi phân tích đề tài “Vai trò của tòa án trong bảo vệ hiến pháp và liên hệ với Việt Nam” và đi sâu cụ thể về vai trò của tòa án trong
bảo vệ Hiến pháp tại các mô hình tòa án hiến pháp để nghiên cứu kỹ hơn về vấn
đề này
NỘI DUNG
1 Khái niệm và vai trò của Toà án theo mô hình Toà án hiến pháp
1.1 Khái niệm Tòa án trong mô hình Tòa án hiến pháp
Toà án hiến pháp lần đầu tiên được thành lập ở Áo năm 1920 theo sáng kiến của Kelzen, mở ra thời kì gọi là mô hình giám sát hiến pháp ở châu Âu Đây là mô hình phổ biến mà đa phần các quốc gia đang áp dụng Mô hình này được áp dụng dựa trên nguyên tắc tối thượng của Hiến pháp và tính tối cáo ở Nghị viện và những vấn đề thuộc Hiến pháp được giải quyết bằng Toà án Hiến pháp (với các thẩm phán có trình độ cao cấp để xem xét giải quyết các vấn đề thuộc Hiến pháp theo một thủ tục đặc biệt) Ở hầu hết các nước, quyết định của toà án hiến pháp được xem là quyết định cuối cùng và có hiệu lực bắt buộc chung
Mô hình Toà án Hiến pháp có các đặc điểm sau:
Trang 4- Bảo hiến tập trung: Theo mô hình, một cơ quan tài phán đặc biệt (toà án Hiến pháp) duy nhất được trao quyền bảo vệ Hiến pháp, độc lập với các tòa án thường
- Bảo hiến trừu tượng: Bảo hiến trừu tượng có nghĩa là việc xem xét các hành vi vi phạm hiến ở việc giải quyết tranh chấp giữa hai quy phạm chung (quy phạm hiến pháp và quy phạm luật) Tòa án hiến pháp tự phán quyết xem đạo luật có vi phạm hiến pháp hay không mà không cần phải có vụ việc cụ thể
- Ngoài kiểm hiến các đạo luật, tòa án hiến pháp còn có những thẩm quyền rộng, bao gồm:
+ Kiểm tra tính hợp hiến của các dự luật và các đạo luật đã có hiệu lực quyền cơ bản và quan trọng nhất
+ Giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực , giữa trung ương và địa phương
+ Bảo vệ các quyền con người trước sự xâm phạm của các cơ quan nhà nước
+ Kiểm tra tính hợp hiến của các cuộc bầu cử , trưng cầu ý dân
…
- Thẩm quyền và hiệu lực phán quyết của Tòa án:
Phán quyết về tính hợp hiến hoặc vị hiến của tòa án hiến pháp có giá trị bắt buộc chung đối với mọi đối tượng , có tính chất chung thẩm và không được khiếu kiện Những văn bản được coi là không hợp hiến vẽ bị hủy bỏ Duy nhất
ở Bồ Đào Nha và Bỉ, trong các vụ kiểm hiến cụ thể, quyết định của Toà Án hiến pháp chỉ có giá trị đối với các bên trong vụ việc
1.2 Vai trò của Toà án Hiến pháp
1.2.1 Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, sự thống sự thống nhất và phát triển của toàn hệ thống pháp luật.
2
Trang 5Bên cạnh các cơ chế bảo vệ Hiến pháp khác, Tòa án thực hiện vai trò bảo đảm Hiến pháp thông qua các phán quyết của mình Thực tiễn cho thấy, dù cơ quan lập pháp có phát triển thế nào cũng không tránh khỏi khả năng tiềm ẩn là chính cơ quan lập pháp vi hiến Còn với cơ quan hành pháp, các văn bản chấp hành, quy định chi tiết luật thường có khả năng vi hiến rất cao khi quy định vượt
ra khỏi phạm vi hiến định
Cơ quan tư pháp, cụ thể là Tòa án Hiến pháp đóng vai trò là cơ quan xét
xử, sử dụng pháp luật để đưa ra các phán quyết nên sẽ cần hiểu sâu, tìm hiểu cụ thể, chính xác các quy định của pháp luật nên sẽ có khả năng phát hiện và điều chỉnh, hủy bỏ những quy định “vi hiến”
Thông qua hoạt động của cơ quan bảo hiến này, cơ quan Tòa hiến pháp sẽ đưa ra những giải thích chính thức và mang tính bắt buộc có ý nghĩa quan trọng trong việc tất cả cơ quan Nhà nước cũng như mọi công dân hiểu một cách thống nhất nội dung Hiến pháp, loại bỏ những quy định “vi hiến” làm hoàn thiện hệ thống pháp đúng với tinh thần của hiến pháp
1.2.2 Tòa án hiến pháp góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Hiến pháp là văn bản ghi nhận các quyền cơ bản của công dân vì vậy, bảo
vệ tính tối cao của Hiến pháp là tòa án bảo vệ quyền con người, quyền công dân Một nhà nước dân chủ, không chỉ dừng lại ở việc người dân tuân thủ pháp luật mà người dân còn có thể sử dụng pháp luật, pháp luật phải sinh ra để phục
vụ cho cuộc sống và đảm bảo quyền lợi cho người dân để Từ đó, tiến tới việc xây dựng ý thức làm chủ đất nước cho mỗi người dân Vì vậy, những văn bản hạn chế, vi phạm các quyền con người, quyền công dân phải bị thay thế, hủy bỏ
2 Liên hệ vai trò bảo vệ hiến pháp của Toà án tại Việt Nam hiện nay
2.1 Trách nhiệm bảo hiến của Tòa án nhân dân
Trang 6Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân được quy định nhiệm vụ bảo hiến thông qua việc hiến định chức năng, nhiệm vụ Cụ thể là:
- Tòa án nhân dân là chủ thể bảo vệ Hiến pháp năm 2013 (khoản 2 Điều 119) Tuy nhiên, chủ thể bảo hiến không chỉ là Tòa án nhân dân tối cao mà tất cả các Tòa án nhân dân đều có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp;
- Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người Quyền con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo đảm thực hiện trực tiếp Các luật chỉ quy định hạn chế quyền con người trong phạm vi Hiến pháp quy định (Điều 14) Vì vậy, thông qua hoạt động xét xử của mình, các Tòa án bảo vệ quyền con người thì cũng là bảo vệ Hiến pháp;
- Theo đó, bằng việc giao cho Tòa án nhân dân tối cao chức năng “bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”, Hiến pháp năm 2013 gián tiếp
giao cho Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan xét xử cao nhất của nước ta chức năng giải thích luật Bằng các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bằng các án lệ được ban hành, chính Tòa án nhân dân tối cao đã thực hiện việc giải thích Hiến pháp, các luật liên quan đến việc xét xử các các Tòa án nhân dân
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và các bộ luật, luật về tố tụng đã cụ thể hóa chức năng bảo hiến của Tòa án nhân dân Cụ thể là:
– Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2013 quy định “Trong quá trình xét
xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án”
(khoản 7 Điều 2)
4
Trang 7Điều 265 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định, “trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội”… Đồng thời, “Tòa án quyết định tạm đình chỉ vụ án chờ kết quả
xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị” (Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình
sự) Đây cũng là thủ tục được thực hiện ở các quốc gia có cơ chế bảo hiến tập trung (bằng Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến)
Như vậy, mặc dù ở Việt Nam và một số nước khác như Trung Quốc, Cu
ba không có cơ quan bảo hiến chuyên biệt, mà cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến, nhưng Tòa án nhân dân đã được giao một số nhiệm vụ bảo hiến nhất định Cơ chế bảo hiến ban đầu cũng đã được ghi nhận, mặc dù chưa thật rõ ràng, cụ thể
2.2 Bất cập, hạn chế trong cơ chế bảo hiến của Tòa án nhân dân
Qua nghiên cứu các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật, bộ luật được ban hành trên cơ sở và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, từ góc độ
cơ chế bảo hiến của Tòa án nhân dân chúng tôi thấy một số bất cập và hạn chế sau đây:
Thứ nhất, việc duy trì cơ chế bảo hiến như hiện nay, trong đó cơ quan lập
hiến đồng thời là cơ quan bảo hiến là thiếu hợp lý và không hiệu quả Bởi vì: + Thiếu một cơ quan bảo hiến chuyên biệt và thiếu thẩm quyền tài phán
về vi phạm Hiến pháp
+ Thiếu một cơ chế phát hiện vi phạm Hiến pháp, vì cơ chế bảo hiến không phải được thực hiện trên cơ sở khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức Việc tự phát hiện vi phạm Hiến pháp qua hoạt động giám sát của chính Quốc hội hoặc cùng lắm là qua kiến nghị của Tòa án là không đủ cho hoạt động bảo hiến;
Trang 8+ Việc Quốc hội vừa là cơ quan lập hiến, vừa là cơ quan giải thích Hiến pháp, vừa là cơ quan bảo hiến sẽ khiến xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Thứ hai, ngay trong cơ chế hiến định hiện nay, cơ chế bảo hiến của Tòa
án nhân dân cũng chỉ là những tuyên ngôn mang tính chính trị, mà chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng Cụ thể:
+ Là cơ quan áp dụng pháp luật, phán xử về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp pháp lý nhưng Tòa án nhân dân lại không được chính thức giao nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật;
+ Quyền con người được Hiến pháp ghi nhận và được áp dụng trực tiếp nhưng với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân không được phán quyết về việc vi phạm quyền con người;
+ Tòa án có quyền kiến nghị về các vi phạm Hiến pháp, vi phạm luật… nhưng thủ tục xem xét kiến nghị đó ra sao; hậu quả của việc giải quyết kiến nghị thì không được quy định Ví dụ, khi phát hiện một quy định của luật nào đó mà Tòa án áp dụng để ra phán quyết là trái Hiến pháp và Tòa án đã kiến nghị với Quốc hội để hủy bỏ quy định đó; thì liệu trong bao lâu Quốc hội mới có thể xem xét để quyết định về kiến nghị đó trong bối cảnh Quốc hội hoạt động không thường xuyên ở nước ta
2.3 Phương hướng khắc phục hạn chế, bất cập trong cơ chế bảo hiến của Tòa án nhân dân
Một là, chức năng bảo hiến phải được giao cho Tòa án Cần giao chức
năng phán quyết về vi phạm hiến pháp cho một Tòa án Hiến pháp với các thẩm phán có trình độ, bản lĩnh, kinh nghiệm và có uy tín cao trong xã hội
Tòa án Hiến pháp có những thẩm quyền như: (i) Phán quyết về sự vi hiến của các văn bản luật; (ii) Phán quyết về vi phạm quyền con người; (iii) Phán quyết về tính hợp hiến của các hoạt động lập pháp, hành pháp như bầu cử, trưng
6
Trang 9cầu ý dân, phán quyết khác của Quốc hội, Chính phủ…; (iv) Giải quyết tranh chấp giữa chính quyền trung ương và địa phương trong cơ chế phân quyền
Hai là, mở rộng thẩm quyền của Tòa án, giao cho Tòa án nhân dân thẩm
quyền phán quyết về mọi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân; đặc biệt là thẩm quyền xử lý, xử phạt hành chính; thẩm quyền giải quyết yêu cầu khởi kiện đối với quyết định cá biệt và hành vi hành chính của tất cả người có thẩm quyền, bao gồm cả Thủ tướng, các Bộ trưởng…
Để thực hiện được nguyên tắc kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo Điều 2 của Hiến pháp năm 2013 cần có các quy định cho phép Tòa án nhân dân thực hiện việc kiểm soát các hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp Việc chỉ cho phép Tòa
án nhân dân xem xét lại các quyết định cá biệt của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là chưa đủ Cần luật định một cách cụ thể, rõ ràng cơ chế bảo vệ Hiến pháp đã được quy định tại Điều 119 Hiến pháp năm 2013 theo hướng giao cho Tòa án thẩm quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật
Ba là, trước mắt, cần có quy định thời hạn cụ thể để cơ quan có thẩm
quyền trả lời kiến nghị về tính vi hiến, trái luật của văn bản pháp luật mà Tòa án làm căn cứ phán quyết để Tòa án có căn cứ ra phán quyết kịp thời đối với các vụ
án Riêng đối với kiến nghị về luật, có thể giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trả lời và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để bảo đảm tính kịp thời trong bối cảnh Quốc hội làm việc không thường xuyên ở nước ta
Trang 10KẾT LUẬN
Hoạt động bảo hiến ở Việt Nam luôn được Đảng , Nhà nước coi trọng, bởi
vì bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội chính là bảo vệ đường lối của Đảng, góp phần bảo đảm
sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội
Thời gian qua, trách nhiệm giám sát và bảo vệ Hiến pháp được trao cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là cơ quan quyền lực nhà nước, Chủ tịch nước, các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp Trong đó, với tư cách là một cơ quan tư pháp, Tòa án nhân dân đã được quy định nhiệm vụ bảo hiến thông qua việc hiến định chức năng, nhiệm vụ
Trong tương lai, để Tòa án Hiến pháp có thể được xây dựng và thực hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ của mình thì cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức trong việc tạo ra một hành lang pháp lý đủ vững chắc, xây dựng hệ thống đào tạo các thẩm phán có trình độ pháp lý cao, và quan trọng nhất là cần phải cho Tòa án Hiến pháp sự độc lập hoàn toàn với các nhánh quyền lực còn lại trong hệ thống bộ máy nhà nước Việt Nam
8
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, 2019;
2 Bùi Xuân Đức, Bàn về mô hình bảo hiến ở Việt Nam: Từ giám sát bởi quốc hội chuyển sang tài phán bằng toà án hiến pháp, Tạp chí Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Số 8/2007, tr 10 – 18;
3 Huỳnh Nhật Minh, Tòa án Hiến pháp tại một số quốc gia trên thế giới và việc
áp dụng xây dựng Tòa án Hiến pháp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, luận
văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2016;
4 Đặng Phương Thúy, Nhu cầu bảo hiến và xây dựng mô hình bảo hiến phù hợp với yêu cầu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay,
luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2014;
5 Nguyễn Võ Giang Linh, Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 6/2019, tr 33 - 48;
6 Một số vấn đề về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam (2007), Đại học
Luật Hà Nội;
7 Bàn về mô hình tổ chức bảo vệ hiến pháp tại Việt Nam (baochinhphu.vn) ;
8 Các mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới và lựa chọn mô hình phù hợp với việt nam (lapphap.vn) ;
9 Các mô hình bảo hiến trên thế giới | Thời sự | PLO