Nhưng trong lịch sử, từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa VNDCCH đến nay, vị trí và nhiệm vụ của TAND được quy định trong các bản Hiến pháp luôn có sự thay đổi.. Nguyên tắc tổ
Trang 1KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
-0-0 -
TIỂU LUẬN:
CHẾ ĐỊNH VỀ TÒA ÁN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
VIỆT NAM
Tiểu luận kết thúc môn học: Hiến pháp Giảng viên: TS Lã Khánh Tùng
Họ tên sinh viên: Nguyễn Như Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 20061014
Lớp: K65B
Hà Nội – 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: tr.3
1 Tòa án trong Hiến pháp 1946
1.1 Vị trí pháp lý: tr.3
1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: tr.3 1.3 Tổ chức của tòa án: tr.4
2 Tòa án trong Hiến pháp 1959
2.1 Vị trí pháp lý: tr.5
2.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: tr.5 2.3 Tổ chức của tòa án: tr.6
3 Tòa án trong Hiến pháp 1980
3.1 Vị trí pháp lý: trang 7
3.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: tr.8 3.3 Tổ chức của tòa án: tr.8
4 Tòa án trong Hiến pháp 1992
4.1 Vị trí pháp lý: tr.8
4.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: tr.9 4.3 Tổ chức của tòa án: tr.9
5 Tòa án trong Hiến pháp 2013
5.1 Vị trí pháp lý: trang 9
5.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: tr.10 5.3 Tổ chức của tòa án: tr.10
KẾT LUẬN: tr.11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: tr.11 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: tr.11
Trang 3MỞ ĐẦU
Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, là cơ chế giải quyết các tranh chấp, hiện thân của công lý, công bằng Ở thời điểm hiện tại, tòa án, hay rộng hơn là hệ thống tòa án, có một vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước Nhưng trong lịch sử, từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) đến nay, vị trí và nhiệm vụ của TAND được quy định trong các bản Hiến pháp luôn có sự thay đổi Bài viết này sẽ chỉ ra sự thay đổi ấy qua từng bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 và các cuộc cải cách tư pháp khác, dựa trên các tiêu chí vị trí pháp lý, nguyên tắc tổ chức
và hoạt động, thẩm quyền,
NỘI DUNG
1 Tòa án trong Hiến pháp 1946
1.1 Vị trí pháp lý
Ngày 9/11/1946, Hiến pháp 1946 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I, trong đó có chương 6 quy định chung chung về cơ quan tư pháp, gồm 7 điều Vị trí pháp lý của tòa án cũng chưa được quy định rõ ràng
Ngoài hệ thống tòa án thường – Tòa án Nhân dân (TAND) còn có hệ thống tòa án quân sự, tuy nhiên sự thiết lập của cơ quan này mới chỉ được nhắc đến ở điều 1 Sắc lệnh thiết lập các tòa án quân sự ngày 13 tháng 9
Trang 4năm 1945 của Chính phủ lâm thời nước VNDCCH, chưa được nhắc đến trong Hiến pháp
1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Nguyên tắc tổ chức của hệ thống tòa án thời kỳ này được quy định lần đầu tiên trong Sắc lệnh 13 ngày 24 tháng 1 năm 1946, sau đó được đề cập rõ hơn trong Hiến pháp 1946 tại điều 64: “Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm.”, khẳng định vai trò độc lập của tòa án Tính độc lập ấy cũng được biểu hiện qua nguyên tắc hoạt động ở điều 69: “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp.” Tòa án được tổ chức độc lập, và chỉ có tòa án mới có thể thực hiện chức năng xét xử Khi xử phiên hình, nếu là tiểu hình thì phải có phụ thẩm nhân dân tham gia cho ý kiến, còn nếu là đại hình thì phụ thẩm nhân dân sẽ quyết định cùng thẩm phán (điều 65 Hiến pháp 1946) Ngoài ra, các phiên tòa đều phải xét xử công khai trừ trường hợp đặc biệt, và bị cáo được quyền tự bào chữa hoặc mời luật sư Có thể thấy, những nguyên tắc hoạt động trên có khá nhiều nét tương đồng với các nguyên tắc sau này
1.3 Tổ chức của Tòa án
Hệ thống tòa án được chia thành 3 cấp theo điều 63 Hiến pháp 1946, gồm có: Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp
Cơ cấu trong mỗi cấp tòa án được quy định cụ thể hơn trong Sắc lệnh 13 năm 1946 Khác với hệ thống TAND, tòa án quân sự vẫn chưa có quy định
rõ ràng về tổ chức, không phân thẩm quyền theo cấp xét xử mà phân theo lãnh thổ
Trang 5- Tòa án sơ cấp: mỗi một quận có một Tòa án sơ cấp, mỗi tòa án sơ cấp bao gồm một thẩm phán, một lục sự, một hoặc nhiều thư ký giúp việc
- Tòa án đệ nhị cấp: Ở mỗi tỉnh và ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, và Sài Gòn - Chợ Lớn, có một toà án đệ nhị cấp, mỗi tòa án đệ nhị cấp gồm có một Chánh án, một Biện ký, một Dự thẩm, một Chánh lục sự và nhiều thư
ký giúp việc
- Tòa án tối cao (Tòa thượng thẩm): Mỗi một tòa thượng thẩm được đặt ở mỗi Kỳ, cụ thể là ở Hà Nội (Bắc Kỳ), Huế (Trung Kỳ), Sài Gòn (Nam Kỳ) Theo điều 36 Sắc lệnh 13 năm 1946, mỗi tòa thượng thẩm gồm có một Chánh nhất, các Chánh án phòng, các Hội thẩm, một Chưởng lý, một hay nhiều Phó Chưởng lý, các Tham lý, một Chánh lục sự và các Lục sự, các tham tá và thư ký
- Tòa án quân sự: Thẩm quyền lãnh thổ của các tòa án quân sự được Chính phủ lâm thời VNDCCH quy định theo điều 1 của Sắc lệnh ấn định địa phương thẩm quyền của các Tòa án quân sự (ngày 26/9/1945)
2 Tòa án trong Hiến pháp 1959
2.1 Vị trí pháp lý
Hiến pháp 1959 không còn quy định chung chung về cơ quan tư pháp như bản Hiến pháp 1946, mà phân rõ thành hai chương là Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân, trong đó chương về tòa án là chương thứ 8, gồm 8 điều Bên cạnh đó, Hiến pháp 1959 đã xác định lại vị trí của tòa án trong hệ thống bộ máy Nhà nước đó là cơ quan này chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội (theo điều 104) Địa vị pháp lý của tòa án được thể hiện cụ thể hơn trước qua điều 97: “Toà án nhân dân tối cao nước Việt Nam dân
Trang 6chủ cộng hoà, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.” Ngoài ra, tính độc lập của tòa án vẫn được khẳng định: “Khi xét xử, Toà án nhân dân
có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”(điều 100)
2.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Thay vì nguyên tắc Chính phủ bổ nhiệm thẩm phán ở Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 lại đề ra nguyên tắc bầu thẩm phán; cùng với đó, Hội thẩm nhân dân được thành lập thay cho phụ thẩm nhân dân, đặc biệt là khi xét xử, hội thẩm nhân dân luôn có vai trò ngang hàng với thẩm phán1
, hoàn toàn khác với trước đây, khi mà phụ thẩm nhân dân chỉ có quyền quyết định cùng thẩm phán khi có phiên xử đại hình Bên cạnh đó, Hiến pháp 1959 lần đầu đưa ra nhiệm kỳ cho Chánh án TAND Tối cao là 5 năm Ngoài những
sự thay đổi trên thì về cơ bản, TAND vẫn có nhiệm vụ bảo đảm công khai khi xét xử trừ trường hợp đặc biệt do luật định, và bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo (theo điều 101)
2.3 Tổ chức của tòa án
Theo Hiến pháp 1959, cơ quan xét xử của nước VNDCCH bao gồm: TAND tối cao, TAND địa phương (gồm TAND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện và thành phố thuộc tỉnh), tòa án quân sự và theo điều 97, trong trường hợp có vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể lập ra Tòa án đặc biệt
- TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương, gồm có chánh án, thẩm phán và có thể có phó Chánh án
1
Theo các điều 98, 99, Hiến pháp 1959
Trang 7- TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, gồm có chánh án, phó Chánh án và thẩm phán
- TAND tối cao: Được tổ chức theo điều 22, 23, Luật tổ chức TAND năm
1960, gồm có:
- Chánh án, phó Chánh án, thẩm phán và các thẩm phán dự khuyết
- Những tòa chuyên trách về hình sự, dân sự và quân sự
- Tổ chức của TAND tối cao để xử phúc thẩm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định
- Tổ chức TAND tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định
3 Tòa án trong Hiến pháp 1980
3.1 Vị trí pháp lý
TAND được quy định cùng Viện Kiểm sát nhân dân trong chương 10, Hiến pháp 1980, gồm có 10 điều Vị trí cơ quan xét xử của TAND tiếp tục được khẳng định, về cơ bản thì không có điều gì đổi mới
3.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Theo điều 127, chương 10, Hiến pháp 1980, nhiệm vụ của tòa án đã được đưa ra một cách chi tiết hơn những bản Hiến pháp trước: TAND có nhiệm
vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân Hội thẩm nhân dân vẫn giữ nguyên thẩm quyền, thêm vào đó là quy định về nguyên tắc bầu hội thẩm và nhiệm kỳ: đối với hội
Trang 8thẩm nhân dân Tối cao là hai năm rưỡi, còn đối với hội thẩm nhân dân TAND địa phương là hai năm Các nguyên tắc hoạt động khác đa phần được giữ nguyên, chỉ có vài bổ sung như thành lập tổ chức luật sư, nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trách nhiệm báo cáo công tác của TAND địa phương đối với Hội đồng Nhân dân cùng cấp; và đặc biệt, Hiến pháp 1980 đã nhấn mạnh rằng tất cả mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định và bản án của TAND một khi chúng có hiệu lực (theo điều 137) Như vậy có thể thấy, hoạt động của tòa án đang được tổ chức chặt chẽ và được đề cao hơn
3.3 Tổ chức của Tòa án
Các cấp của hệ thống tòa án vẫn không có sự thay đổi so với trước đây
- TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương
- TAND tối cao
- Tòa án quân sự
4 Tòa án trong Hiến pháp 1992
4.1 Vị trí pháp lý
Đến đây, vị trí pháp lý của Tòa án vẫn không có thay đổi đáng kể
4.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND cũng không có sự khác biệt đáng kể so với các bản Hiến pháp trước mà chỉ có vài thay đổi nhỏ:
Trang 9Nếu như trước đây nhiệm kỳ của Chánh án là theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình, thì ở đây lại thay đổi, theo nhiệm kỳ của Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì TAND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước, không phải trước Hội đồng Nhà nước như Hiến pháp 1980 quy định; đặc biệt là thay đổi chế độ bầu thẩm phán thành bổ nhiệm thẩm phán
4.3 Tổ chức của Tòa án
Về mặt tổ chức, các cấp trong hệ thống Tòa án vẫn tiếp tục không có sự thay đổi Chỉ có điểm khác biệt duy nhất, đó là điều 16 Luật tổ chức TAND năm 1981 đã quy định các Tòa án địa phương sẽ do Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức
5 Tòa án trong Hiến pháp 2013
5.1 Vị trí pháp lý
Bên cạnh việc vẫn khẳng định vị trí cơ quan xét xử của TAND, Hiến pháp
2013 còn nhấn mạnh thêm TAND thực hiện quyền tư pháp Đây là một quy định mới và có vai trò nhất định: “ tạo cơ sở hiến định cho việc thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ của tòa án trong các luật chuyên ngành theo hướng mở rộng thẩm quyền của TAND đến một số lĩnh vực hành chính, đặc biệt là những loại vụ việc liên quan đến hạn chế quyền thân nhân của công dân, ”2 Sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi mà xu hướng bảo vệ quyền con người đang ngày một lan rộng trên toàn thế giới
2
GS.TS Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS Đặng Minh Tuấn, PGS.TS Vũ Công Giao (2018), giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Trang 105.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Điều 103 Hiến pháp 2013 vừa kế thừa những nguyên tắc hoạt động cũ, vừa bổ sung những nguyên tắc mới, thực hiện đúng tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị Những điều được bổ sung bao gồm:
- Việc xét xử của Hội thẩm nhân dân: khác với Hiến pháp 1992, hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm, thậm chí cũng có thể không tham gia nếu theo thủ tục rút gọn
- Nguyên tắc xét xử tập thể, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn
- Bảo đảm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự: sự bổ sung này chính là một hành động mang tính bảo vệ quyền con người một cách toàn diện nhất trong suốt thời gian xét xử
- Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm: trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay thì đây là những nguyên tắc góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng xét xử tại tòa án
5.3 Tổ chức của tòa án
Hiến pháp 2013 chỉ phân hệ thống TAND thành TAND tối cao và các tòa
án khác do luật định Đây là một biểu hiện rõ nét khác về sự cải cách tư pháp Điều 3 Luật tổ chức TAND đã quy định rõ hơn, theo đó, hệ thống TAND có thêm một cấp tòa mới là TAND cấp cao Nhưng về cơ bản, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh vẫn có 1 tòa án địa phương
Trang 11KẾT LUẬN
Trên đây là những chế định về tòa án qua các bản Hiến pháp trong lịch sử Việt Nam, từ những năm đầu thành lập Nhà nước VNDCCH cho đến nay Trong suốt 5 bản Hiến pháp đó, hệ thống tòa án đã có rất nhiều sự thay đổi
về cơ cấu, nguyên tắc hoạt động, để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước trong mỗi thời kỳ Tuy rằng tòa án đã có nhiều tiến bộ để bắt kịp với các xu hướng mới, mà nổi bật là ý thức bảo vệ quyền con người, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa thể coi là hoàn thiện Trong tương lai, theo cá nhân tôi, cần phát triển nguyên tắc tranh tụng tại tòa hơn nữa, không chỉ dừng lại ở
mô hình kết hợp giữa thẩm vấn và tranh tụng hiện nay
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS Đặng Minh Tuấn, PGS.TS Vũ
Công Giao (2018), giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội
2 Luật Tổ chức TAND các năm 1946, 1960, 1981, 2014
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TAND: Tòa án Nhân dân
VNDCCH: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hiến pháp 1946: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946
Trang 12Hiến pháp 1959: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 Hiến pháp 1980: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1980 Hiến pháp 1992: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1992 Hiến pháp 2013: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa năm 2013
-HẾT-