1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Cú phân từ định ngữ, trạng ngữ tiếng Anh và các kết cấu tương đương trong tiếng Việt

244 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 81,64 MB

Nội dung

Hơn nữa, các tác giả cũng chỉ mô tả khái quát CPT ở một sốkhía cạnh nhất định như cấu trúc, ngữ nghĩa chức năng hay cách sử dụng chắnghạn, trường hợp nào chúng xuất hiện và trường hợp nà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIAHÀNỘỌ I_

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ THÀNH CHUNG

CU PHAN TỪ ĐỊNH NGU, TRẠNG NGỮ TIENG ANH

VA CÁC KET CAU TƯƠNG DUONG TRONG TIENG VIET

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã sô: 62 22 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

1 GS.TS Doan Thién Thuat

= ` 2

HA NOI - 2007

Trang 2

MỤC LỤC

Trang bìa phụ - Q02 22g ng ng ng nh nh nh ng

Lời cam đoan -.- c2 22 22H sưu

Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYÉT

1.1 Khái niệm và tình hình nghiên cứu CPTĐN và CPTTN tiếng Anh

1.1.1 Khái nệm CPTDN và CPTTN cà cà 1.1.2 Tình hình nghiên cứu CPTDN và CPTTN tiếng Anh

1.2 Các kết câu tương đương trong tiếng Việt s.-1.2.1 Khái nệm NDTDN và NĐTTN cŸằẶẰ 1.2.2 Tình hình nghiên cứu NDTDN và NĐTTN

1.3 Cơ sở lý thuYẾt cc Q22 111112212 n kg nh nh 1.3.1 Quan điểm của ngữ pháp truyền thống về cú pháp và cú phân từ

1.3.2 Nguyên lý nỗ lực ít nhất và Nguyên lý tiết kiệm

1.3.3 Quan điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của Wallace Chafe về cú pháp

1.3.4 Quan điểm ngữ pháp chức năng của Halliday về cú pháp

1.3.5 Khái niệm về cận cảnh-hậu cảnh . ccccccccccc se: 1.3.6 Quan điểm của Givón về mạch lạc liên cú . -:

1.3.7 Quan điểm ngữ dung học về quy chiếu của G Yule và G M Green

1.3.8 Mô hình đánh giá chất lượng bản dich của House

F0 -:›iäna

Chương2: CÚ PHÂN TỪ ĐỊNH NGỮ TIENG ANH VA NGU ĐỘNG TỪ ĐỊNH NGỮ TIENG VIET 2.1 Cú phân từ định ngữ tiếng Anh ccc c2 2.1.1 Khái niệm, vị trí và cấu tạO cành nhiên 2.1.2 Cú phân từ định ngữ và cú quan hệ -. . .

2.1.3 Phân loại cú phân từ định ngữ c-. 2.1.4 Đặc điểm kết học c 1122202201020 1 11111111111 tr xnxx rrớ 2.1.4.1 Đặc điểm cấu trúc của CPTĐN c 522cc hen 2.1.4.2 Khả năng kết hợp của CPTĐN với danh từ trung tam

31

55

Trang 3

2.1.4.3 Khả năng rút gon của CQH thành CPTĐN 70

2.1.5 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng - . -s+2 81 2.1.5.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ trung tâm : 81

2.1.5.2 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dung của danh từ trung tâm 83

2.1.5.3 Đặc điểm ngữ nghĩa liên cú -2 2222SS se 87 2.1.5.4 Cu phan từ định ngữ trong các loại văn phong khác nhau 89

2.2 Ngữ động từ định ngữ trong tiếng Việt c cà: 91 2.2.1 Khái niệm va tiêu chí nhận diện 91

2.2.2 Phan loại ene enna teen e cena ee vs se 95 2.2.3 Đặc điểm kết học c2 HH S SH khe 96 2.2.3.1 Đặc điểm cấu trúc của NĐTĐN c cnnnnnnnhhhneree 96 2.2.3.2 Khả năng kết hợp giữa danh từ và NĐTĐN 98

2.2.4 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dung - cccccsà: 99 2.2.4.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ trung tâm 99

2.2.4.2 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dung của danh từ trung tâm 103

2.2.4.3 Đặc điểm ngữ nghĩa liên cú ‹cc c2 7-72 122222 112 2.2.4.4 Tan số sử dụng trong các văn phong khác nhau 112

"5 0 an 113

Chương 3: CÚ PHAN TỪ TRANG NGỮ TIENG ANH VA NGU ĐỘNG TU TRẠNG NGỮ TIENG VIET 3.1 Cú phân từ trạng ngữ tiếng Anh 2.00 e ccc eeeeececee eee eeeeees 116 3.1.1 Khái niệm và tiêu chí nhận diện 116

3.1.2 Phân loại CPTTN cece cece cece eee eee e eee e ee ea nh ke he 116 3.1.3 Đặc điểm kết hoc cece eeeeeeeeeeeeeeeeeneeeeeeeseeeetteeenteeeeass 124 3.1.3.1 Đặc điểm cấu trúc của CPTTN 0.0.0 eecceeeeseeeeeteeeneeeeeeneeeees 124 3.1.3.2 VỊ trí của CPTTTÌN cn HH SH TH nh sa 125 3.1.4 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dung cccccS cà: 127 3.1.4.1 Mối liên kết ngữ nghĩa với cú chính - ¿<< <<<<5s 127 3.1.4.2 Mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa với cú chính - : 140

3.1.4.3 Mạch lạc quy chiếu và mạch lạc thời thể - 143

3.1.4.4 Cú phân từ trạng ngữ trong các loại ngôn bản khác nhau 155

3.1.4.5 Xu hướng sử dụng CPTTN trong văn học Anh, Mỹ 155

3.2 NDTTN tiếng Việt (Đối chiếu với CPTTN) - cccss: 158 3.2.1 Khái niệm và tiêu chí nhận diện 158 3.2.2 Phân loại NDTTN 2.0 cece cece eee ce nent ee SH SH nh nh ky 158 3.2.3 Đặc điểm kết hoc HH ST Hym 162

Trang 4

3.2.3.1 Đặc điểm cấu trúc của NDTTN cc 222cc 222cc se: 1623.2.3.2 Vị trí của NĐTTN 2222011111222 2111111 115 niên 164

3.2.4 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dung ccc 22c cà: 1663.2.4.1 Mối liên kết ngữ nghĩa với cú chính - - 1663.2.4.2 Mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa -++ + + c2 s32 1723.2.4.3 Mạch lạc quy chiếu và mạch lạc thời thé ‹ -‹ -: 172

3.2.4.4 NDTTN và trong các loại văn phong khác nhau 176

4.3.1.2 CPTTN chủ động diễn tiến cc c2 c2 s2 200

4.3.1.3 CPTTN chủ động hoàn thành 202 4.3.2 CPTTN đứng sau cú chính cà 2054.3.3 Cách dịch các động từ có liên quan đến bộ phận cơ thể 208

4.3.4 Cách dịch CPTTN trong các câu dan hội thoại 210

4.4 Tiểu kẾt TQ 1222111112111 1 1111k tt TT này 216

KẾT LUẬN 212111 111111111111 2 2151111111111 áy 219

DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HOC CUA TÁC GIẢ 224TÀI LIEU THAM KHẢO cc ¿c7 2211222111 22g 225

Trang 5

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT

Trang 6

DANH MỤC CAC BANG, SƠ DO

Trang

Bảng 1.1: Các mối tương quan giữa thời-thể-tình thái và tiền cảnh/

hậu cảnh của ngôn ĐẲH cv 50

Bang 2.1: CQH bị động hạn định rut gọn thành CPTPN bị động hạn dinh 66

Bảng 2.2: CPTĐN trong tác phẩm văn học thuộc các giai đoạn khác nhau 91

Bảng 2.3: CPTDN trong các văn phong khác nhaM 91

Bang 2.4: NĐTĐN trong các tác phẩm văn học cc s2 113 Bang 2.5: NDTPN trong các văn phong khác nhqM 113

Sơ dé 1: Moi tương quan giữa COH, CPT tiếng Anh và NDT tiếng Việt 114

Bang 3.1: Cu trạng ngữ rut gọn thành CPTTN cà 126 Bảng 3.2: Những dấu hiệu chính của các cu tăng cường phụ thuộc 142

Bảng 3.3: Phân bố CPTTN trong các loại ngôn bản khác nhau 155

Bang 3.4: CPTTN trong các tác phẩm văn học Anh, Mỹ 156

Bang 3.5: Phân bồ các loại CPTTN trong các tác phẩm văn học Anh, Mỹ 157

Bảng 3.6: Thong kê NĐTTN trong các tác phẩm văn học 177

Bảng 3.7: NĐTTN trong các văn phong khác nhau 177

Bảng 3.8: So sánh tan số xuất hiện của NĐTTN và CPTTN 177

Bang 3.9: NPTTN trong các tác phẩm văn học Việt Nam 178

Bang 3.10: Các mối liên kết ngữ nghĩa Ă Ác S2 sxe 181 So đồ 2: Các cách dich CPTĐN và CPTTN sang tiếng Việt 218

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Trong tiếng Anh, cú phân từ (CPT) là một kết cau có động từ ở dang phân từlàm trung tâm, thường được dùng làm thành tố phụ của một câu phức Với tư cách

là thành tổ phụ, CPT thường có các chức năng ngữ pháp khác nhau như làm chủngữ, b6 ngữ, định ngữ cho một danh từ trung tâm hay làm trạng ngữ cho động từ vịngữ của câu chính Mặc dù được dùng khá phổ biến trong tiếng Anh (trong các bàiviết có phong cách trang trọng, mang tính học thuật, hoặc trong các tác phẩm văn

học), nhưng cho đến nay các CPT vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ

thống, đặc biệt là từ góc độ lý thuyết

Qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy loại cú này chủ

yếu được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh nói chunghoặc các sách dạy tiếng Anh cho người nước ngoài như “A ComprehensiveGrammar of the English Language” của R Quirk và một số tác giả khác,

“Advanced Grammar in Use” cua Martin Hewings, “Longman English Grammar”

cua L.G Alexander, “Practical English Usage” cua Michael Swan v.v Trong nhitng

công trình nay, theo quan sát của chúng tôi, chưa có sự thống nhất về định nghĩa vàthuật ngữ đối với CPT Hơn nữa, các tác giả cũng chỉ mô tả khái quát CPT ở một sốkhía cạnh nhất định như cấu trúc, ngữ nghĩa chức năng hay cách sử dụng (chắnghạn, trường hợp nào chúng xuất hiện và trường hợp nào thi không thé sử dụng) theoquan điểm của ngữ pháp truyền thống hay ngữ pháp cấu trúc mà không xem xét

chúng một cách toàn diện và có hệ thống từ góc độ của các lý thuyết ngữ pháp học

hiện đại, đặc biệt là ngữ pháp ngữ nghĩa - chức năng Nói một cách khác, cho đếnnay, có rất it các công trình đi sâu nghiên cứu một cách day đủ CPT tiếng Anh trên

cả ba phương diện kết học, nghĩa học và dụng học

Tiếng Việt mặc dù không có loại CPT như tiếng Anh nhưng cũng có nhữngkết câu có động từ làm trung tâm với chức năng ngữ pháp tương tự Chăng hạn, đó

Trang 8

là những kết cấu tương đương với cú phân từ định ngữ mà Nguyễn Minh Thuyết và

Nguyễn Văn Hiệp gọi là vị từ làm định ngữ, hoặc những kết cấu tương đương với

cú phân từ trạng ngữ được gọi là vị ngữ thứ yếu hay vị ngữ phụ Tuy nhiên, cũngnhư CPT trong tiếng Anh, các kết cấu tương tự trong tiếng Việt cũng chỉ mới được

đề cập một cách sơ lược trong các sách ngữ pháp tiếng Việt và các nhà Việt ngữ học

cũng có những quan điểm khác nhau về loại kết cau này

Những điểm luận sơ bộ trên đây cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu một cách

toàn diện và có hệ thống về CPT tiếng Anh và các kết cầu tương đương trong tiếng

Việt là hết sức cần thiết Ngoài ý nghĩa lý thuyết là góp phần làm sáng rõ thêm đặcđiểm của loại kết cấu này trên tất cả các bình điện kết học, nghĩa học và dụng học,

kết quả nghiên cứu của đề tài còn có đóng góp hữu ích cho các hoạt động thực tiễnliên quan đến việc giảng dạy và dịch thuật tiếng Anh và tiếng Việt như những ngoại

ngữ, trong đó việc nghiên cứu CPT tiếng Anh và các kết cau tương đương tiếng

Việt là một bộ phận không thẻ thiếu.

Thực tế giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ trong nhiều năm cũng nhưthực tế dịch thuật và giảng dạy môn thực hành dịch trong trường đại học cho thấy

người học và người dịch gặp không ít khó khăn khi xử lý các văn bản có sử dụng

CPT Việc hiểu chính xác nghĩa của các CPT tiếng Anh trong các trường hợp cụ thé

đã khó, nhưng chuyền tải các kết cấu này sang tiếng Việt như thé nào cho hiệu quảcòn khó hơn nhiều Người học tiếng Anh như một ngoại ngữ thường hay lúng túngkhi gặp các cấu trúc này, đặc biệt là khi họ cỗ gắng dich CPT sang tiếng Việt

Vi dụ: trong câu “ any further attempts to prevent voices of concern from

making themselves heard by negotiators” người hoc do nhiều lý do có thé dịch cú

phân từ định ngữ ‘heard by negotiators’ thành “được nghe bởi các nha thương

thuyết", một hình thức dịch khó có thê được chấp nhận trong tiếng Việt Việc tìm ramột phương án dich tối ưu là không đơn giản Dé có được đáp án dịch thuần Việtchúng ta phải tìm đến những phương tiện biểu thị khác, chang hạn có thé dich là “ bat kỳ một nỗ lực tiếp theo nào nhằm ngăn không cho các tiếng nói bày tỏ mối quan

ngại đến được tai các nhà thương thuyết”

Trang 9

Qua nghiên cứu bản dịch các tác phẩm văn học bằng tiếng Anh sang tiếngViệt đã được ấn hành trong những năm gần đây, chúng tôi còn nhận thấy rằng việc

xử lý các câu có chứa CPT của các dịch giả nhiều khi chưa thỏa đáng Chính vì vậy,ngoài việc nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa - chức năng và ngữ dụng

của các CPT tiếng Anh và các kết cau tương đương trong tiếng Việt, chúng tôi thay

cần thiết phải khảo sát cả cách dịch các cú này từ tiếng Anh sang tiếng Việt Việclàm này sẽ giúp ích rất nhiều cho người học tiếng Anh như một ngoại ngữ cũng như

cho các dịch giả.

2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là CPT tiếng Anh và các kết cấu tương

đương trong tiếng Việt, được khảo sát theo 3 hướng chủ đạo:

- Mô tả đồng đại

- So sánh đối chiếu

- Khảo sát cách chuyền dich

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận an là:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về CPT tiếng Anh và các kết cấu tươngđương trong tiếng Việt, trên cơ sở đó xác định hướng tiếp cận và cơ sở lý thuyết cho

luận án.

- Xác định, phân loại và mô tả (đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng)CPT tiếng Anh và các kết cầu tương đương trong tiếng Việt

- So sánh đối chiếu CPT tiếng Anh và các kết cau tương đương trong tiếng

Việt dé tìm ra những điểm tương đồng va dị biệt (trên các bình diện cú pháp, ngữ

nghĩa và ngữ dụng).

- Khảo sát cách dịch CPT tiếng Anh sang tiếng Việt

3 Cơ sở lý thuyết của luận án

Đề tiếp cận đối tượng nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận án

sẽ dựa vào những cơ sở lý thuyết chủ yếu sau:

Trang 10

- Nguyên lý tiết kiệm của André Martinet (1963) dựa trên cơ sở “quy luật nỗ

lực ít nhất”, theo đó con người chỉ bỏ ra sức lực vừa đủ cần thiết để đạt được mục

đích nhất định nào đó Ngôn ngữ cũng không nằm ngoài quy luật này

- Luận điểm của Wallace L Chafe (1970) về các câu có 2 động từ trở lên, về

“mối quan hệ ngữ nghĩa bộ phận” và khả năng có thé lược bỏ cả chủ thé cau trúc

noi của cú quan hệ và động từ be

- Lý thuyết của ngữ pháp truyền thống về CPT, đại diện là R Quirk và các

tác giả của cuốn “Ngữ pháp tiếng Anh đương đại” (1972) và “Ngữ pháp tiếng Anh

- Quan điểm ngữ dụng học về cận cảnh - hậu cảnh của P Hopper

- Quan điểm ngữ dụng học về quy chiếu (reference) của George Yule (1996)

và Georgia M Green (1989)

- Lý luận về địch thuật, chủ yếu là về các phương pháp dịch và cách đánh giá

bản dich của các nhà lý luận dich thuật nỗi tiếng như Peter Newmark (1984, 1988),

Wolfram Wills (1982), Juliane House (1981).

4 Phương pháp nghiên cứu: Trong qua trình viết luận án nay, chúng tôi đã áp

dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp thống kê

Thống kê là phương pháp “tập hợp có hệ thống các hiện tượng riêng lẻ dé so

sánh, phân loại và nhận định về tình hình chung” [131, tr 791] CPT được sử dụng

rat rộng rãi trong các tác phẩm văn học nên chúng tôi đã thống kê tần xuất sử dụngcủa các cấu trúc này trong các tác phẩm văn học Anh và Mỹ ở các thời kỳ khácnhau của các tác giả khác nhau để có được những nhận định về cách sử dụng cáckết cầu nay Chúng tôi cũng thống kê cách các CPT này được dịch sang tiếng Việt

như thé nào dé có thé đưa ra được những phương án dịch tối ưu nhất

10

Trang 11

4.2 Phương pháp miêu tả

Miêu tả trong ngôn ngữ học là phương pháp nghiên cứu một hay nhiều ngôn

ngữ ở một giai đoạn phát triển nhất định, chủ yếu tập trung vào phân tích ngữ pháp

“Phương pháp miêu tả nhìn nhận ngôn ngữ như một hệ thống cấu trúc” [11, tr 68].Trong luận án này, chúng tôi miêu tả đồng đại hai ngôn ngữ, hai hệ thống cấu trúc

trên các bình điện kết học, nghĩa học và dụng học Trước hết, chúng tôi tiễn hành

miêu tả đầy đủ và phân tích chỉ tiết CPT tiếng Anh và các cấu trúc tương đương

tiếng Việt Những miêu tả và phân tích này đều dựa trên những cơ sở lý thuyết của

ngữ pháp hiện đại Kết qua mô tả sẽ là cơ sở dé chúng tôi so sánh đối chiếu, tìm ranhững sự giống nhau và khác nhau của các cấu trúc này trong hai ngôn ngữ, sau đótiền hành khảo sát cách dịch CPT tiếng Anh sang tiếng Việt

4.3 Phương pháp đối chiếu

Đối chiếu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự so sánh hai hay nhiều ngôn

ngữ để “phát hiện ra những nét giống nhau về cấu trúc, chức năng và hoạt động của

các phương tiện ngôn ngữ được nghiên cứu”, đồng thời cũng “chú ý cả cái khácnhau, hạn định, nhận diện chúng ” [48, tr 48] Đối chiếu được tiến hành trênnhiều bình diện và phạm vi khác nhau Phạm vi đối chiếu được chúng tôi áp dụng làđối chiếu dấu hiệu “Đây là sự đối chiếu đi vào bên trong những liên hệ cụ thể củangôn ngữ” [11, tr 74] Trong luận án này, đơn vị ngôn ngữ được đem ra đối chiếu

là các kết câu dưới câu Việc đối chiếu các kết cấu này liên quan đến cả 4 bình diện

là phạm trù, hệ thống cau trúc, chức năng hoạt động và phong cách [11, tr 74]

5 Tư liệu nghiên cứu: Nguồn tư liệu của luận án gồm:

(1) Các CPT xuất hiện trong các văn phong khác nhau, chủ yếu là trong tiểuthuyết của các nhà văn Anh va Mỹ tiêu biểu thé ky XIX và XX và cách dich chúngsang tiếng Việt trong các bản dịch của các dịch giả Việt Nam

(2) Các kết cầu tương đương tiếng Việt trong các văn phong khác nhau, chủyếu là trong tiêu thuyết của các nhà văn Việt Nam tiêu biểu từ trước cách mạng đến

nay.

(3) Tư liệu của các nhà nghiên cứu di trước ở trong và ngoài nước.

11

Trang 12

6 Đóng góp của luận án

Chúng tôi được biết đã có rất nhiều luận án tiến sỹ nghiên cứu đối chiếu các

phạm trù khác nhau của tiếng Anh như giới từ, thuật ngữ v.v Tuy nhiên cho đếnnay chưa có luận án nào đối chiếu cú phân từ tiếng Anh và các kết cấu tương đươngtiếng Việt Đây là điểm mới của luận án và chúng tôi mong muốn có những đónggóp về lý luận và thực tiễn như sau:

6.1 Về lý luận

- Hệ thống và sắp xếp lại các kiến giải của các nhà Anh ngữ học và của cácnhà Việt ngữ học về các vấn đề lý luận có liên quan đến CPT tiếng Anh và các kếtcau tương đương trong tiếng Việt dựa trên các nguồn tư liệu gốc thu thập được

Trên cơ sở đó tìm hiểu các đặc trưng về cau trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các kếtcấu này và đưa ra những kiến giải mới, đóng góp vào việc nghiên cứu vẫn đề này

cùng với các nhà Anh ngữ và Việt ngữ học.

- Thông qua việc so sánh đối chiếu CPT tiếng Anh và các kết cấu tương

đương tiếng Việt, chỉ ra những điểm giống nhau và những đặc thù riêng của từngngôn ngữ trong việc cấu tạo và sử dụng các kết cấu trên

- Áp dụng lý luận hiện đại về dịch thuật để đánh giá cách dịch các CPT tiếngAnh trong các tác phẩm văn học sang tiếng Việt của các dịch giả Việt Nam, pháthiện những van dé còn ton tại và đề xuất các giải pháp hữu hiệu

6.2 Về thực tiễn

- Kết quả của nghiên cứu sẽ được áp dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh nhưmột ngoại ngữ cho người Việt, chủ yếu là trong giảng dạy môn Lý thuyết dịch vàThực hành dịch cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ 3 và thứ 4, nâng caothêm chất lượng dạy và học tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự

- Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được áp dụng vào việc dịch các tác phẩm vănhọc viết bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, góp phần làm cho các bản dịch vừa đạt độchính xác cao, vừa có cách diễn đạt rõ ràng, trong sáng và thuần Việt mà vẫn giữ

được những nét phong cách đặc trưng của nguyên tác.

12

Trang 13

7 Cau trúc của luận án

Luận án được chia làm 4 chương Trong chương 1, chúng tôi nêu lên lịch sử

vấn đề và trình bày những cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài Chương 2 nghiêncứu kỹ về cú phân từ định ngữ và đối chiếu chúng với các kết câu tương đươngtiếng Việt là ngữ động từ định ngữ Chương 3 nghiên cứu về cú phân từ trạng ngữtiếng Anh và đối chiếu chúng với ngữ động từ trạng ngữ tiếng Việt Chương 4 khảosát cách dịch CPT trong các tác phẩm văn học bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, đề

xuât giải pháp cho các vân đê còn tôn tại.

13

Trang 14

CHƯƠNG 1 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Khái niệm và tình hình nghiên cứu CPTĐN và CPTTN

1.1.1 Khái niệm CPTĐN và CPTTN

1.1.1.1 Sơ lược về phân từ và cú phân từ

Động từ tiếng Anh có hai dạng biến hình là dang động từ có đuôi -ing như

breaking, going, drinking, making, beginning, opening thường được gọi là phân từ hiện tai (present participle) và dạng động từ như broken, gone, drunk, made, begun,

va một số lớn có đuôi -ed được gọi là phan từ qua khứ (past participle) Ngoài chức

năng chính là kết hợp với các trợ động từ dé tạo nên các ngữ động từ (verb phrase)đóng vai trò làm vị ngữ trong câu, hai loại phân từ này còn có thé kết hợp với nhữngthành tổ phụ khác tạo nên những cú phân từ (participle clause) (CPT) Cac CPT này

có chức năng cú pháp khá đa dạng và các nhà Anh ngữ học có quan điểm không

giống nhau về vấn đề này R Quirk và các tác giả cuốn “A ComprehensiveGrammar of the English Language - CGEL” (Ngữ Pháp tiếng Anh tổng hợp) cho

rang cú -ing (-ing clause) hay CPT hiện tại có 6 chức năng cú pháp [110, tr 1063],

còn D Biber và các tác giả cuốn “Longman Grammar of Spoken and WrittenEnglish” cho rằng con số đó là 9 [157, tr 199-200] Kết hợp ca hai quan điểm trên,chúng tôi thay CPT hiện tại có 8 chức năng cú pháp như sau: chủ ngữ (1a), bé ngữtrực tiếp (1b), bổ ngữ của chủ ngữ (subject complement) (1c), phan xen (appositive)(1d), b6 ngữ của tính từ (adjectival complementation), bổ ngữ của giới từ(prepositional complement) (1f), trạng ngữ (1g), một phần của cụm danh từ (part of

noun phrase) hay định ngữ (1h) Ví dụ:

(1) a) Watching television keeps them out of mischief.

b) He enjoys playing practical jokes.

c) Her first job had been selling computers.

d) His current research, investigating attitudes to racial stereotypes, takes up most of his time.

e) They are busy preparing a barbecue.

14

Trang 15

f) I’m responsible for drawing up the budget [110, tr 1063]

g) Having established the direction of the line, we now wish to find some point on the line.

h) The man making the bogus collections was described as middle aged.

[157, tr 200]

Cú -ed (-ed clause) hay CPT quá khứ có chức năng cú pháp hep hon so với

CPT hiện tại Chúng chỉ có thé đóng vai trò làm bổ ngữ trực tiếp (2a), trạng ngữ

(2b) hay định ngữ (2c) Ví dụ:

(2) a) Two-year-old Constantin will have his cleft palate repaired.

b) Taken in the order shown they provide propulsive jets increasing mass

flow and increasing jet velocity.

c) There wasn’t a scrap of evidence to link him with the body found on the

Thames foreshore at low tide [157, tr 200]

Ở đây can bàn thêm về thuật ngữ clause va cách dich nó sang tiếng Việt Từ

“clause” được “Oxford Advanced Learner’s Dictionary” định nghĩa là “một nhóm

từ gồm chủ ngữ, động từ tạo thành một câu hoặc phần của một câu” (a group of

words that includes a subject and a verb, and forms a sentence or part of a

sentence) Trong các từ điển song ngữ hiện đang lưu hành tai Việt Nam, “clause”được dich là mệnh đề “voi sự ngầm định rằng đó là mệnh đề dùng trong ngôn ngữ”[6, tr 15] Cách gọi này có phần hơi bắt tiện vì cần phải phân biệt nó với khái niệm

“mệnh đê” của lôgIc Chính vi vậy, chúng tôi chon cách dich “clause” là “cú”, một

khái niệm được hai nhà ngữ pháp Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê đề xuất

dùng thay cho “mệnh đề ngôn ngữ” và được sử dụng ngày càng rộng rãi trong giớiViệt ngữ học.

Vì CPT có chức năng cú pháp đa dạng như vậy nên trong khuôn khổ của

luận án này chúng tôi chỉ xem xét hai loại CPT là CPT định ngữ (adjectival participle clause) (3a,b) va CPT trạng ngữ (adverbial participle clause) hay còn

được gọi là các trạng ngữ tu do (free adjunct) (3c,d), lay chung lam đối tượng dé so

sánh với các kết câu tương đương trong tiếng Việt Ví dụ:

15

Trang 16

(3) a)We stood on the bridge connecting the two halves of the building.

b) The weapon used in the murder has now been found [83, tr 148]

c) Opening her eyes, the baby began to cry.

d) Faced with a bill for $10,000, John has taken an extra job [83, tr 150]

Đề cho ngắn gon và tiện theo dõi, từ day chúng tôi sẽ viết tắt các kết cấu này

là CPTĐN (cú phân từ định ngữ) và CPTTN (cú phân từ trạng ngữ)

CPT là các kết câu có dạng phân từ của động từ còn giữ được nhiều đặc điểm

của động từ nhất, đặc biệt là đối với các cú -ing Dạng -ing của động từ trong các vi

dụ (la-f) có nhiều đặc điểm của danh từ và có thé sẽ là đối tượng của một nghiên

cứu khác.

Về CPTTN, ngoài hai loại CPTTN trong các ví dụ (3c) và (3d), tiếng Anh còn

có một loại CPTTN nữa được đa số các nhà nghiên cứu gọi là cú tuyệt đối

(absolutes) Đây là CPTTN có 2 thành phần làm trung tâm là chủ ngữ và phân từ Ví

dụ:

(4) | The Dean turned and went out, his gown billowing darkly behind him [69, tr.

189]

Cu tuyét đối là một dạng cú đặc trưng cho các ngôn ngữ châu Âu mà tiếng

Anh là một đại diện Đặc điểm nổi bật của các kết cấu này là tuy có sự hiện diện của

cả danh từ và động từ, sự kết hợp giữa chúng lại chưa tạo thành một cụm chu vi.Các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt do không có các dạng biến hình khác nhau củađộng từ nên không có các kết cấu kiểu này Sự kết hợp giữa danh từ và động từ nhưtrên nhất thiết sẽ tạo nên một cụm chủ vị Chúng ta có thé thay rõ điều này khi dịch

câu trên sang tiếng Việt

(4) {Ông trưởng khoa quay phat người và đi ra, chiếc áo choàng tung bay thành

vệt thâm sau lưng}

Chính vì có sự khác biệt cơ bản trên nên trong khuôn khổ luận án này, chúngtôi chỉ xem xét các CPTTN có một thành phần chính là động từ làm trung tâm và lấychúng làm đối tượng dé nghiên cứu và so sánh đối chiếu với các kết cấu tương đương

cũng chỉ có một thành phần duy nhất là động từ làm trung tâm trong tiếng Việt

16

Trang 17

Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có các kết câu văng chủ ngữ, có phân từ làm

trung tâm mà L.G Alexander (1992) gọi là kết cau phân từ (participle construction)

Đó là 1) các kết cấu có phân từ đứng sau liên từ (5a,b); 2) các kết cấu có phân từđứng sau giới từ như after, before, since, on và in (5c,d); 3) các kết cau phân từ có it

va there (5e,f); 4) các kết cau phân từ đứng sau with/without (5g,h) Vi dụ:

(5) a) Although built before the war, the engine is still in perfect order.

b) Jf travelling north, you must change at Leeds.

c) After/On being informed the fight would be delayed, we made other

arrangements.

d) Since phoning you this morning, I have changed my plans.

e) It being a bank holiday, all the shops were shut.

f) There being no further business, I declare the meeting closed.

g) With the crowds cheering, the royal party drove to the palace.

h) They debated for hours without a decision being taken [58, tr 31-33]

Trong các câu loại 1), nghĩa của các kết cấu phân từ phụ thuộc một phan lớnvào các liên từ như although, if, unless Người ta không thé lược bỏ các liên từ

này đi được Còn các kết cấu có cú trong các câu loại 2) là những cụm giới từ và

nghĩa của các câu này phụ thuộc nhiều vào ý nghĩa ngữ pháp của các giới từ nhưafter, on, since, Trong các kết câu có phân từ của các câu loại 3) và 4) có mặt cảchủ ngữ là một thành phần không thé thiếu tạo nên ngữ nghĩa của cú Tat cả bốnloại trên cũng không phải là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này

1.1.1.2 Cú phân từ định ngữ và trạng ngữ tiếng Anh

Trước hết chúng ta xem xét khái niệm cú trong tiếng Anh Cú (clause), theo

“Oxford Advanced Learner’s Dictionary”, là một nhóm từ gồm có một chủ ngữ vàmột động từ, tạo thành một câu hoặc một phần của câu R A Jacobs (1995) địnhnghĩa cú “là những kết cấu với một thành tố cụm từ, thường là cụm danh từ, mangmối quan hệ chủ thé (chủ ngữ) và một thành tố khác, ngữ động từ, mang mối quan

hệ vị ngữ.” [88, tr 72] Ví dụ:

(6) Clara delayed her graduation.

17

Trang 18

Chủ ngữ của cú trên là Clara và ngữ động từ là delayed her graduation.

Hai định nghĩa trên cho thấy cú trong tiếng Anh là những kết cấu bao gồmcác từ được gắn kết với nhau bằng mối quan hệ chủ-vị, trong đó vị ngữ luôn là động

từ Các kết cấu phân từ trong các ví dụ chúng tôi vừa đưa ra tuy chỉ có mặt động từ,

tức là chỉ có một về của cú nhưng vẫn được coi là những cú thực sự vì chúng an

chứa mối quan hệ chủ vị Chủ ngữ ở đây không được thé hiện ra rõ nét như trongmột cú bình thường mà được hiểu ngầm, hay gọi là “chủ ngữ ân” (covert subject)

[88, tr 72] Chúng ta có thé dé dàng phục nguyên được chủ ngữ và thấy rõ mối

quan hệ chủ vị đó Có thé phục nguyên chủ ngữ của các câu trong ví du (3) như sau:

(3’) a) We stood on the bridge (which connects/connected) connecting the two

halves of the building.

b) The weapon (that was used) used in the murder has now been found.

c) (When she opened her eyes) Opening her eyes, the baby began to cry.

d) (Because he is faced) Faced with a bill for $10,000, John has taken an

extra job.

Trong những kết cấu phan từ trên, ai cũng hiểu là [cái cầu] nói hai nửa ngôinhà (3’a), [khâu súng] dùng trong vụ giết người (3’b), hay đứa bé bắt đầu khóc [khinó] ở mat ra (3’c) và John kiếm việc làm thêm [vì anh ta] phải đối mặt với cái

hóa don 10.000 đô la (3d).

Như vậy, có thể định nghĩa CPT như sau:

CPT định ngữ và trạng ngữ là các kết cầu cú có chủ ngữ ấn, chỉ hiển ngônphan động từ ở dạng phân từ, đóng vai trò làm định ngữ hay trạng ngữ trong câu

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thé nhận diện duoc CPT định ngữ và trạng

ngữ dựa trên ba tiêu chí như sau:

- Về hình thái: CPTĐN/TN có động từ ở dạng phân từ hiện tại -ing hay phân

từ quá khứ làm trung tâm.

- Về cau trúc: CPTĐN/TN có chủ ngữ ẩn và chủ ngữ ân này có thé phục

nguyên được.

18

Trang 19

- Về chức năng: CPTĐN/TN có thê đóng vai trò làm định ngữ hay trạng ngữ

trong câu.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu CPTĐN và CPTTN tiếng Anh

1.1.2.1 Cú phan từ định ngữ (adjectival participle clause)

CPTĐN là một hiện tượng ngữ pháp không gây nhiều tranh luận trong Anhngữ học Các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng CPTDN hạn định là dang rút gon

của cú quan hệ (CQH) (reduced relative clause) Xét về khả năng hạn định cho danh

từ, có hai loại CPTĐN là hạn định và không hạn định CPTĐN không hạn định

được tách khỏi cú chính bằng các dấu phẩy trên văn bản Trong một số trường hợp,chúng có mối liên kết ngữ nghĩa nhất định với cú chính và có chức năng gần giốngnhư trạng ngữ CPTĐN hạn định có chức năng làm hậu bổ tô (postmodifier) trongcụm danh từ phức (complex noun phrase) Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữhọc thuộc trường phái ngữ pháp cải bién-tao sinh (Fillmore 1963, Katz va Postal

1964, Chomsky 1965), các kết cấu này được gọi là các bổ tố chêm (embedded

modifiers) Thuật ngữ này ngày nay van được sử dụng rộng rãi trong giới Anh ngữ

học.

Vì chỉ là dạng rút gọn của CQH nên CPTĐN hạn định vẫn có tất cả nhữngđặc điểm của CQH Một trong những đặc điểm đó là sự chuyển đổi cấp độ (rankshift) Chuyển đôi cấp độ ở đây được hiểu là “đơn vị của một cấp độ nào đó có thé

bị giáng cấp dé hành chức trong khuôn khổ của một đơn vi có cùng cấp độ như nóhay thấp hon một bậc” [79, tr 9-10] CPTDN là một bộ phận của cụm danh từ, nhưvậy, tuy là cú nhưng nó lại hành chức trong một kết cấu có cấp độ thấp hơn cú một

bậc Sự rút gọn trên, theo chúng tôi, cũng chính là nguyên nhân làm phát sinh

những kiến giải khác nhau về cấp độ cú pháp của CPTĐN Đa số các nhà Anh ngữ

học (M Swan 1980, R A Thompson 1984, T Givón 1984, R Quirk 1985, D.

Biber 1999, M Hewings 1999, J Eastwood 1999, M.A.K Halliday 2005) déucho rằng kết cấu có phân từ lam trung tâm đóng vai trò làm định ngữ trong cumdanh từ là cú phân từ (participle clause) Tuy nhiên, một số các nhà nghiên cứu khác

(C E Eckersley va J M Eckersley 1960, A Oshima và A Hogue 1998, B S Azar

19

Trang 20

2001) lại cho rằng đó chỉ là những cụm phân từ (participle phrase) L G Alexander

thì không xác định cấp độ cú pháp của các kết cau trên mà chỉ gọi chúng là những

kết cấu phân từ thay thế cho CQH (participle constructions in place of relative

clauses) [58, tr 31-33].

Hai đặc điểm nữa của CQH được các nha ngữ pháp hoc theo trường phái

chức năng nghiên cứu khá kỹ là quy chiếu của danh từ được CQH bồ nghĩa và mốiquan hệ lôgic-ngữ nghĩa giữa CQH và cú chính T Givón đã nghiên cứu rất kỹ về

quy chiếu của danh từ được CQH bồ nghĩa trong cuốn “Cú pháp: Dẫn luận loại hình

học-chức năng” Còn M A K Halliday trong cuốn “Dẫn luận ngữ pháp chứcnăng” đã xác định mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa giữa CQH và cú chính có thể làbanh trướng chi tiết hóa (elaboration) hay banh trướng chêm chi tiết hóa (embedded

expansion).

Có hai van đề mà các nha Anh ngữ hoc tuy đã dé cập đến nhưng chưa có

những kiến giải chỉ tiết Thứ nhất là tại sao trong tiếng Anh lại song song tôn tại cả

CQH và CPTĐN, nguyên nhân gì dẫn đến sự rút gọn của CQH thành CPTĐN Thứhai là trong những trường hợp nào CQH có thé rút gọn thành CPTĐN và trong

trường hợp nao không xảy ra hiện tượng trên Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ những

vấn đề này trong chương 2

1.1.2.2 Cú phân từ trạng ngữ (adverbial participle clause)

CPTTN là một hiện tượng ngữ pháp khá đặc biệt Mặc dù có rất nhiều van décần bàn liên quan đến kết cấu này, cho đến những năm 70 của thế kỷ 20, CPTTNhoàn toàn chỉ được nghiên cứu trong khuôn khổ của ngữ pháp truyền thống Phảimãi đến những năm 1980, chúng mới được các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh

chú trọng một cách thỏa đáng trên cả ba bình diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Những khảo sát đầu tiên về CPTTN xuất hiện vào những năm 1930-1940,

trong các công trình nghiên cứu của O Jespersen (1931, 1954), E Kruisinga (1932)

và G.O Curme (1947) Vào thời gian này, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung

miêu tả cấu trúc của các kết cấu nói trên và sự khác biệt trong các quan điểm mà họđưa ra về cơ bản chỉ liên quan đến tên gọi của chúng CPTTN được gọi theo hai

20

Trang 21

cách khác nhau E Kruisinga (1932) thì coi CPTTN là một dang của trạng ngữ tự

do (free adjunct) Còn các nha nghiên cứu khác như O Jespersen và G.O Curme

(1947) thì gọi chúng là phân từ đồng vị ngữ (predicate appositive/appositionalparticiples), là dang rút gọn của cú trạng ngữ Các cú trạng ngữ có thé rút gọn thànhphân từ đồng vị ngữ là cú thời gian, phương thức, cảnh huống, nguyên nhân, điều

kiện và phương tiện [67, tr 179-192].

Những người có đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu CPTTN theo quan

điểm của ngữ pháp truyền thống là Quirk và các tác giả của “A Grammar of

Contemporary English” (1972) và “A Comprehensive Grammar of the English

Language” (1985) Họ gọi CPTTN là các cú bổ sung vô chủ (subjectless

supplementive clause) Có thé nói ho là những tác giả duy nhất của ngữ pháp truyềnthống thảo luận khá chỉ tiết vấn đề kiểm soát (problem of control), hay nói cáchkhác là van đề xác định chủ ngữ ân của các CPTTN

Vì đa số các sách ngữ pháp được viết theo hướng miêu tả là chính nên cáctác gia chủ yếu đưa ra rất nhiều vi dụ minh họa mà không có những sự giải thíchmang tính khái quát Ví dụ, các nhà Anh ngữ học đã đưa ra một loạt các mối liênkết ngữ nghĩa tồn tại giữa CPTTN và cú chính như thời gian, nguyên nhân/lý do,điều kiện, nhượng bộ , nhưng rat ít người trong số họ đề cập đến những yếu tốảnh hưởng đến việc diễn giải các mối liên kết này Jespersen [89, tr 62-4; 404-7] cóđưa ra một số nhận định như CPTTN hiện tại có being thường được hiểu là có mốiliên kết nguyên nhân với cú chính; có mối liên hệ giữa vị trí của CPTTN và mối liênkết ngữ nghĩa với cú chính Quirk và các tác giả cuốn “A Comprehensive

Grammar of the English Language” [110, tr 1124] còn thận trọng hơn trong các

nhận định của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến sự diễn giải cụ thé mối liên kếtngữ nghĩa giưa CPTTN và cú chính Họ chỉ đề cập đến vấn đề này trong phần chúthích Theo họ, các động từ chỉ hành động (dynamic verbs) có xu hướng biểu thịmối liên kết thời gian, còn động từ chỉ trạng thái (stative verbs) - mối liên kếtnguyên nhân Còn lại là tùy ở người đọc hay người nghe suy luận để có được sự

hiéu đúng vê môi liên ket này.

21

Trang 22

Cho đến trước năm 1985, việc nghiên cứu các CPTTN vẫn chỉ giới hạn trongkhuôn khổ của các sách ngữ pháp, có rất ít các bài báo viết riêng về vấn đề này, các

chuyên luận thì hoàn toàn không có Chuyên luận đầu tiên về CPTTN là của G.T.Stump, xuất bản năm 1985 Trong chuyên luận này, Stump đã cố gắng xác định

“những yếu tô ngữ nghĩa và ngữ dung cùng tham gia vào việc xác định mỗi quan hệ

có thê cảm nhận được giữa trạng ngữ tự do hay cú tuyệt đối và cú chính” (semantic

and pragmatic factors jointly determine the relation felt to hold between a free

adjunct or absolute and its superordinale clause) [69, tr 26] Cac ví dụ Stump đưa ra

cho thấy việc xác định chủ yếu dựa vào thông tin ngôn ngữ, suy luận của người sửdụng ngôn ngữ, hay sự kết hợp của cả hai yếu tố trên

Người có đóng góp quan trọng nhất, theo chúng tôi, trong việc nghiên cứuCPTTN là Bernd Kortmann Ông đã có những nghiên cứu khá chi tiết về CPTTNtrên cả ba bình diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Các quan điểm của ông được

trình bày trong hai công trình nghiên cứu chính Thứ nhất là chuyên luận “Trạng

ngữ tự do và cú tuyệt đối trong tiếng Anh” (Free Adjuncts and Absolutes inEnglish) (1991), được viết trên cơ sở Luận án tiễn sỹ bảo vệ tại trường Đại học tổnghợp Hannover Thứ hai là bài viết “Cú phân từ trạng ngữ trong tiếng Anh”(Adverbial Participlial Clauses in English) được in trong kỷ yếu hội thảo quốc tế

Converbs in Cross-Linguistic Perspectives năm 1995.

Đóng gop thứ nhất của Kortmann là ông đã nghiên cứu kỹ chủ ngữ an trongCPTTN hay theo cách gọi của ông là trạng ngữ tự do Ông đã xác định các nhómCPTTN có chủ ngữ ân của hành động không liên quan đến chủ ngữ của cú chính

(unrelated free adjunct), xác định các mức độ không liên quan và có thé chấp nhận

được của các CPTTN này Trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa và ngữ dụng của

CPTTN, ông đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chủ thé của hànhđộng trong các kết cấu này

Đóng góp thứ hai của Kortmann liên quan đến các mối liên kết ngữ nghĩagiữa CPTTN và cú chính Ông đã xác định những mối liên kết ngữ nghĩa tồn tại

22

Trang 23

giữa CPTTN và cú chính, trên cơ sở đó đưa những yếu tố cú pháp, ngữ nghĩa và

ngữ dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải mã các mối liên kết này

Một hướng nghiên cứu nữa về ngữ nghĩa của các CPTTN được các nhà ngônngữ học thuộc trường phái ngữ pháp chức năng mà đứng đầu là M.A.K Hallidaykhởi xướng Trong quá trình xác định mức độ phụ thuộc lẫn nhau cũng như mốiquan hệ lôgic-ngữ nghĩa giữa các cú trong câu phức, Halliday đã dành một phần

đáng ké dé khảo sát các cú vô định mà CPTTN là một bộ phận cấu thành Nhữngnghiên cứu của ông về mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa giữa CPTTN và cú chính có thê

làm cơ sở dé xác định mối liên kết ngữ nghĩa giữa các thành phan này của câu phức

1.2 Các kết cầu tương đương trong tiếng Việt

1.2.1 Khái niệm NDTDN và NDTTN

1.2.1.1 Tiêu chí nhận diện

Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình nên không có các dạng phân từkhác nhau của động từ Chính vì vậy, xét về mặt cấu tạo, tiếng Việt không có kháiniệm “cú phân từ” như tiếng Anh Tuy nhiên, tiếng Việt cũng có những kết cấutương đương như những CPT tiếng Anh mà ở đây chúng tôi tạm gọi là những “ngữ

động từ” hay “động ngữ” đóng vai trò làm trạng ngữ hay định ngữ trong câu Chúng

ta có thể thấy rõ điều này khi dịch các câu có chứa CPTĐN và CPTTN tiếng Anhsang tiếng Việt

(7) a) The boys being chosen for the team are under 9.

{Những cậu bé được chọn vào đội đều chưa đến 9 tuổi}

b) Feeling tired, Louise went to bed early.

{Cam thay mệt mỏi, Louise di ngủ sớm}

Dé hiểu rõ các kết cau tương đương, trước hết, cần xem xét chỉ tiết khái niệmngữ và ngữ động từ trong tiếng Việt

Don vị ngữ pháp ở bậc trung gian giữa tr và câu được nghiên cứu rất kỹ trong

các sách ngữ pháp và mang những tên gọi khác nhau như “ngữ”, “đoản ngữ”, “cụm

từ”

23

Trang 24

Đoản ngữ (hay ngữ) theo Nguyễn Tài Cân là những “tổ hợp gồm một trungtâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ” [10, tr 148].

Cum từ theo định nghĩa của Diệp Quang Ban “là những kiến trúc gồm hai từtrở lên kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định

và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này)”

Theo quan niệm này, cụm từ được hiểu rất rộng, bao gồm các tổ hợp từ cóquan hệ chủ - vị, quan hệ chính phụ và quan hệ đăng lập, trong đó cụm từ có quan

hệ chính phụ tương đương với khái niệm đoản ng của Nguyễn Tài Cân Trong

khuôn khổ luận án này, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ øgữ của Nguyễn Tài Cần vì đốitượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ là những kết cấu có quan hệ chính phụ Có baloại tổ hợp từ dang này Đó là ngữ danh từ (danh ngữ), ngữ động từ (động ngữ) va

ngữ tính từ (tính ngữ).

Ngữ động từ theo Nguyễn Tài Can là những đoản ngữ có động từ làm trung

tâm Ngữ động từ ở dạng đầy đủ nhất gồm ba phần là phần trung tâm, phần phụtrước va phần phụ sau Vi du: đã (phần phụ trước) /am (phan trung tâm) bài tdp vềnhà (phần phụ sau)

Ngữ động từ có thể đảm nhận những chức năng ngữ pháp khác nhau như chủngữ, bổ ngữ, định ngữ hay trạng ngữ trong câu Trong luận án nay, chúng tôi chỉquan tâm đến các ngữ động từ định ngữ (NĐTĐN) và ngữ động từ trạng ngữ(NĐTTN) Ngữ động từ đứng sau và bổ nghĩa cho danh từ được gọi là NDTDN, cócấu tạo chung và chức năng ngữ pháp tương đương với CPTĐN tiếng Anh Ví dụ:

(8) Người mặc comple còn trẻ nhưng đã sớm có cai dáng oai vệ, [149, tr.

235]

Ngữ động từ đứng trước nòng cốt câu được gọi là NDTTN, có cấu tạo chung

và chức năng ngữ pháp tương đương với CPTTN tiếng Anh Ví dụ

(9) a) Nghe xong, mặt Hai Tính do gan lên, nói rit qua kẽ răng: [149, tr 193]

b) Ngồi trong nhà nhìn ra, thoáng thấy ông, tôi không tin [149, tr 176]

24

Trang 25

Các ví dụ trên cho thấy việc nhận diện NDTTN không mấy khó khăn vìchúng là các kết cấu thường được bắt đầu bằng động từ và có vi trí khá đặc biệt là

đứng ở đầu câu, được tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phây

Việc nhận diện NĐTĐN có phan phức tạp hơn, nhất là đối với các NDTDN

bổ nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ chính trong câu vì chúng có vị trí hoàn toàngiống như các NĐT vị ngữ Tiêu chí để nhận diện là cùng với danh từ chúng chưatạo thành một câu hoàn chỉnh Sự kết hợp giữa danh từ và động từ van chỉ là một

ngữ đoạn dang dở (chúng tôi sẽ đề cập kỹ đến vấn đề này trong chương 2)

1.2.1.2 Phân biệt với các kết cấu khác

a Phân biệt NDTDN với các ngữ động từ có chức năng khác

Ngữ động từ có những chức năng cú pháp khác nhau trong câu Ngoài chức

năng chính là làm vị ngữ, nó có thé đứng trước từ /à và đóng vai trò làm chủ ngữ

trong câu (10a) hay đứng sau động từ và bổ nghĩa cho động từ đó (10b) Ví dụ:

(10) a) ấn cap vặt là một hành vi xấu

b) Tôi thích xem đá bóng

Các NDT làm chủ ngữ, vị ngữ, bố ngữ không phải là đối tượng nghiên cứu

của chúng tôi.

b Phân biệt NDTDN với các định ngữ khác

Ngoài khả năng dùng từ va NDT, tiếng Việt còn có khả năng dùng cả một cúlàm định ngữ đặt ở phần cuối của danh ngữ Ví dụ:

(11) a) Một người dan ông dau đội non, vai mang toi lá (10, tr 243]

b) hang chúng tôi lam ra [2, tr 183]

Cú định ngữ khác han với NDTDN vi nó bao giờ cũng có 2 thành phan chính

là chủ ngữ và động từ, còn NDTDN chỉ có 1 trung tâm là động từ Hơn nữa,

NĐTĐN có thể có chủ thé của hành động là danh từ được nó bổ nghĩa, còn cú định

ngữ có chủ ngữ hoan toàn khác so với chủ ngữ của cú chính Cú định ngữ không

phải là đối tượng nghiên cứu của luận án

c Phân biệt NDTTN với các trạng ngữ tình thái khác

25

Trang 26

Da số các nhà Việt ngữ học đều cho rang NDTTN là một dang của trạng ngữtình thái hay vị ngữ phụ gồm 3 loại như sau:

(12) a) Dứt lời lí trưởng, quan phủ giương đôi mắt trang dã nhìn vào mặt anh Dậu

( ) [2, tr 167] (kết cau có động từ làm trung tâm)b) Thướt tha, cô Lan bước đi trên đường phó [51, tr 268] (tính từ song âm tiết)c) Chân nọ đá chân kia, chi lại trở về ngồi ở đầu phản [2, tr 168] (kết câu chủ vị)

Các trạng ngữ tình thái có tính từ (12b) hay cụm chủ vị (12c) làm trung tâm

không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án

Như vậy, trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứucác kết câu có động từ làm trung tâm đóng vai trò làm định ngữ hay trạng ngữ được

(13) a) cái bác thợ mộc dang vác cưa, cam duc cái bác thợ mộc vai dang vác _>

cưa, tay đang câm đục.

b) Bức thư viết hôm nọ —» Bức thư (của) tôi viết hôm nọ [10, tr 244]

Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXHVN coi đó là một trong những phụ tố hạn

định thuộc khu vực sau của danh ngữ Ví dụ:

(14) a) người thanh niên Mỹ mặc áo lính ay

b) chiếc áo dài lụa trắng mới may đó [55, tr 112-113]

Cao Xuân Hạo thì coi đó là “những định ngữ có dang một động ngữ chi một

hành động đã hoàn thành hay có tính chất nhất điểm trong thời gian” Ví dụ: gặp

người (lính thủy) đã cứu nó; [23, tr 338].

26

Trang 27

Dinh Văn Đức có cùng quan điểm với Nguyễn Tài Can và cho rang trong

trường hợp định ngữ của danh từ là một động từ hoặc một đoản ngữ động từ, các

“cầu trúc danh ngữ có “dáng dấp” một mệnh dé, ví dụ:

(15) a) Cái áo rách vai (là của tôi)

b) Quả chuối chín ndu (đâu rồi)c) Người bạn đến ban sáng (là một cô gái)d) Chiếc đông hồ treo trên tường (vần chạy tốt) [15, tr 94-95]

Ông cũng nhận rõ tính phức tạp của các cấu trúc này và nhận định rang “do

su vang mặt quan hệ hình thái, việc tach bach các trường hợp động từ làm vi ngữ valàm định ngữ, trong tiếng Việt, đôi khi phải nhờ vào ngữ cảnh, các thao tác ngônngữ học (lược, thế, chen, cải biến)” [15, tr 159]

Diệp Quang Ban (1998) gọi thành tố phụ của từ “đứng sau danh từ — thành tố

chính và nêu lên đặc trưng chất lượng (hiểu rộng) của vật nêu ở danh từ thành tố

chính là “định ngữ miêu tả” Chúng “có thé là một từ hoặc cụm từ, kế cả cum chủ

(17) Người bác sĩ trẻ nổi tiếng /àm việc tại bệnh viện X đó (vừa thực hiện thành

công một ca mô khó.) [6, tr 437]

Có thể thấy các nhà Việt ngữ học đều thống nhất ở một điểm là tiếng Việt cómột loại kết cầu có động từ làm trung tâm có chức năng hạn định cho danh từ Tuynhiên, các tác giả chỉ đề cập đến loại kết cau này một cách rất sơ lược Họ cũngkhông có quan điểm thống nhất về tên gọi và chưa đi sâu nghiên cứu những điều

kiện cụ thê đê các kêt câu này xuât hiện trong câu.

27

Trang 28

Chúng tôi nhất trí với quan điểm của các nhà Việt ngữ học như Nguyễn TàiCần, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban và gọi các kết cấu trên là ngữ động từ định

ngữ.

1.2.2.2 Ngữ động từ trạng ngữ (NĐTTN)

Việc nghiên cứu các kết cầu có động từ làm trung tâm đóng vai trò làm trạng

ngữ trong câu được các nhà Việt ngữ học chú trọng hơn Đây là một loại kết câu lầnđầu tiên xuất hiện trong các tác pham văn học Việt Nam viết bang chữ quốc ngữ

đầu thế kỷ 20 Chúng có vị trí đứng ở đầu câu và được gọi bằng nhiều tên khác

nhau Một số nhà Việt ngữ xếp chúng vào cùng một loại với tính từ đứng ở đầu câu

Các nhà Việt ngữ học như Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến, Diệp

Quang Ban coi các kết cấu trên là một tiêu loại của trạng ngữ là trạng ngữ chỉ tình

thái [45, tr 219] hay trạng ngữ chỉ tình hình [2, tr 167] Trong cuốn “Ngữ pháp tiếngViệt” xuất bản gần đây nhất, Diệp Quang Ban đã dùng khái niệm “gia ngữ” hay

“trạng gia ngữ” đề thay cho tên gọi cũ là “trạng ngữ” hay “bổ ngữ cảnh huống” mà

ông đưa ra trước đây [6, tr 60-61] Day là một tên gọi đã được Nguyễn Lân dùng

trong “Ngữ pháp Việt Nam” lớp 5 (1956) với cách hiểu là “Khi người ta dùng một từ

hoặc một ngữ dé bổ nghĩa cho một động từ, hoặc một tính từ hoặc một trạng từ, thì từ

hoặc ngữ ấy gọi là trang gia ngữ (nghĩa là một thành phần thêm vào và dùng như một

trạng từ)” [6, tr 625] Theo Nguyễn Kim Thản, “Những trạng ngữ này có một địa vị

đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt hiện đại vì tần số sử dụng của nó rất cao Loạitrạng ngữ này là kết quả của sự phát triển mới của tiếng Việt Có lẽ tiếng Việt đã chịuanh hưởng của những kết cấu trạng động từ trong các tiếng An-Au” [45, tr 219]

Ngoài tên gọi là trạng ngữ, chúng còn có hai tên gọi khác Các nhà Việt ngữ

như Hoàng Tuệ, Buxtrôp, Nguyễn Tài Cần và Xtankêvich, Nguyễn Minh Thuyết và

Nguyễn Văn Hiệp chủ trương xếp tất cả các trường hợp “ngữ đoạn” ở đầu câu vàothành phần gọi là vị ngữ thứ yếu hay vị ngữ phụ Ví dụ:

(18) a) Han học, nó nhìn tôi

b) Rat ngạc nhiên, Roda hỏi ông Nguyễn

28

Trang 29

c) Là một nha văn, Hoài Thanh cũng là một nhà phê bình, một giáo sư, một

nhà nghiên cứu văn học.

(19) Vào đến sân, con mẹ cởi phăng áo ra

Theo các tác giả này, vị ngữ thứ yếu có những đặc điểm sau:

- Có thé cùng với chủ ngữ tạo nên một câu độc lập

- Có thể cải biến vị trí: đứng trước hay đứng sau chủ ngữ

- Biểu thị hoặc một tính chất nào đó của chủ thé đóng vai chủ ngữ, hoặc mộthành động xảy ra đồng thời hay xảy ra trước hành động được biểu thi bằng vi ngữ(và cả hai hành động này phải có cùng chủ thé) [51, tr 269-270]

Tác giả Đào Thanh Lan (2002) gọi thành phần phụ thuộc này của câu là

“minh xác ngữ”, thuật ngữ do Lưu Văn Lăng dé xuất Đó là “một thành phần phụ

thuộc thường đứng trước nòng cốt câu dé minh xác cho danh từ làm Đề ngữ trong

nòng cốt câu về hành động, trang thái, đặc trưng bé sung bang vị từ, ngữ vi từ, hoặccác kết cầu có tính chất như một vị từ nhằm chú giải cho hành động, trạng thái, đặctrưng chính được nêu ở Thuyết ngữ” [32, tr 215-219]

Trong lập luận của mình về tên gọi cho loại kết cau này, Nguyễn Kim Than(1997) viết: “Có thé cho rằng đây là hiện tượng rút gon chủ ngữ ở phía trước hay là

một vị ngữ phụ Ý kiến này có phần chính xác Quả là trong nhiều trường hợp chủ

ngữ của câu có thê được coi là chủ ngữ của kết cấu này Ví dụ:

(20) Đập hai bàn chân vào nhau, giti cho sạch bụi, rồi co chân lên ngồi vào

chiếu, lý trưởng vớ luôn lấy cái diéu cày và sai tuần phủ lay dom thôi lửa

[NTT, tr 17]

Ý kiến này còn một cái lợi nữa là nó chỉ ra cho người ta một quy tắc quantrọng: hoạt động hay trạng thai do vi từ ở vi trí trước chủ ngữ biểu thị phải phù hợpvới kẻ hoạt động hay kẻ mang đặc trưng do chủ ngữ biểu thị

Ngoài ra, có khi khôi phục chủ ngữ cho vi từ, ý nghĩa của câu sẽ khác đi:

(21) Đến Mác Xây, chúng tôi lĩnh lương [TDT, tr 17]

Nếu đổi thành: Chung tôi đến Mác Xây lĩnh lương thì hoạt động chính sẽ làđến Mác Xây và mục đích là lĩnh lương” [45, tr 219-221]

29

Trang 30

Và theo ông, “Tốt nhất là coi đó là trạng ngữ biểu thị tinh thái của câu nói”

[45, tr 221]

Dé chứng minh cho tính trội của vị ngữ so với chủ ngữ, các tác giả của

“Thành phần câu tiếng Việt” đã đưa ra các ví dụ sau:

(22) a) Hôm trước uống rượu với bác ở chợ Nước Hai, bác có hỏi thăm sức khoẻ

thằng cả nhà tôi (Văn Nghệ)

b) Vừa dứt câu thì địch phía trước xung phong tới.

Hai câu này đều có chủ ngữ của về câu đầu trong các câu ghép bị rút bỏ, nhìn

bề ngoài, chúng “giống loại câu có một trong các vị ngữ đăng lập đứng trước chủngữ (kiểu Vào đến sân con me cởi phăng áo ra (Nguyễn Công Hoan)” [51, tr 153]

Nhung ở đây có sự khác biệt về quy chiếu Không thé coi đứ câu và uống rượu là

vị ngữ phụ vì chúng không đồng chủ ngữ với về chính của câu Trong (22a) chủ

ngữ bị rút bỏ không phải là bác mà là /ô¡, còn ở (22b) chủ ngữ không phải là dich

mà là một người nào đó đã được nhắc đến trong câu trước

Còn theo định nghĩa của Đào Thanh Lan, minh xác ngữ phải có liên quan

mật thiết với danh từ làm chủ ngữ hay đề ngữ trong nòng cốt câu Nó không bao

hàm được loại cấu trúc đứng đầu câu, có động từ làm trung tâm nhưng không bé

nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ trong cú chính kiểu dit câu và uống rượu như

chúng tôi vừa đưa ra ở trên.

Như vậy, các thuật ngữ “vi ngữ phụ” hay “minh xác ngữ” nêu trên bao hàm

cả những kết cấu không phải là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi Chúng cũngkhông bao hàm các kết cấu có động từ làm trung tâm đứng ở đầu câu nhưng có chủthể không hải là chủ ngữ của hành động chính Vì vậy, chúng tôi chọn cách gọi cáckết cấu có động từ làm trung tâm đứng ở đầu câu là các ngữ động từ trạng ngữ, mộtkhái niệm vừa nói lên cau trúc, vừa nói lên chức năng ngữ pháp của các kết cấu này

1.3 Cơ sở lý thuyết

CPT là một loại kết cau khá đặc biệt được các nhà ngữ pháp học thuộc nhiều

trường phái khác nhau đề cập đến, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, trong các nghiêncứu của mình Những người có những khảo sát chỉ tiết về CPT là các nhà Anh ngữ

30

Trang 31

học thuộc các trường phái ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng Còn các

nhà Anh ngữ học thuộc các trường phái khác chỉ đưa ra những nhận định gián tiếp

có thé làm cơ sở dé phân tích CPT Vi dụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường pháingữ pháp cải biến - tạo sinh đã phân tích rất chỉ tiết về các loại kết cấu chêm

(embedding construction) mà CPTDN là một đại diện (Huddleston 1979) Còn các

nhà nghiên cứu thuộc trường phái ngữ pháp tri nhận, khi bàn về nghĩa của từ, cũng

đã nhấn mạnh sự phi phạm trù hóa (decategorization) của động từ khi chúng xuất

hiện dưới dạng vô định trong các cú phụ thuộc (Taylor 1995).

Sau đây, chúng tôi sẽ nêu lên những quan điểm của các tác giả mà theochúng tôi có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận án này và có thểlàm cơ sở cho những kiến giải tiếp theo

1.3.1 Quan điểm của ngữ pháp truyền thống về cú pháp và CPT

Đề có được một cái nhìn tổng thể về CPT, trước hết chúng ta cần xem xét

quan điểm của các nhà ngữ pháp học truyền thống mà đại diện là R Quirk, S.Greenbaum, G Leech và J Startvik Những quan điểm của họ được thé hiện rõ trongcuốn “Ngữ pháp tiếng Anh đương đại” (A Grammar of Contemporary English gọi tắt

là GCE) (1972) Có một điều cần bổ sung, như chính các tác giả này đã viết trong Lời

nói đầu của cuốn sách, là khuôn khổ ngữ pháp của cuốn sách “chủ yếu dựa trêntruyền thống lâu đời và những hiểu biết sâu sắc của một số trường phái ngôn ngữđương đại” (108, tr vi] Tuy nhiên, các tác giả không tuân thủ lý thuyết ngôn ngữ củabất kỳ trường phái nào vì mặc dù “tất cả các lý thuyết được đề xuất tính từ thời của

Saussure và Jespersen cho đến nay đều có những giá trị không nghỉ ngờ của mình, và

một số (nỗi bật là các cách tiếp cận cải biến-tạo sinh) đã tạo nên động lực rất lớn chochúng tôi cũng như các nhà ngữ pháp học khác”, “dường như không có lý thuyết nào

có đủ sức dé tính đến tất cả các hiện tượng ngôn ngữ, và những xu hướng gan đâycho thấy vị trí thỏa hiệp mà chúng tôi tự tạo cho mình là sự phản ánh công bằng cáicách trong đó các lý thuyết chính đáp lại sự ảnh hưởng từ các lý thuyết khác” [108, tr

VI].

31

Trang 32

Trên cơ sở những nghiên cứu mới của chính các tác giả về câu trúc ngữ pháp

cũng như những nghiên cứu và đóng góp của rất nhiều học giả khác trên thế giới,

năm 1985, R Quirk, S Greenbaum, G Leech và J Startvik đã xuất bản cuốn “NgữPháp tiếng Anh tổng hợp” (A Comprehensive Grammar of the English Languagegọi tắt là CGEL) Cuốn sách có nội dung phong phú và sâu sắc hơn so với cuốnGCE, là đỉnh cao của sự hợp tác giữa các tác giả Nó đã dé cập đến hau như tat cảcác hiện tượng ngữ pháp tiếng Anh dựa trên khuôn khổ của ngữ pháp truyền thống

về phân chia từ loại và câu Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp những quan điểm của

các tác giả GCE và CGEL về CPT, CPT định ngữ và trạng ngữ tiếng Anh

Theo quan điểm của Quirk và các tác giả của GCE và CGEL, CPT (participle

clause) là một loại cú vô định (non-finite clause), có nghĩa là một cú có chứa một

động từ vô định (non-finite verb) như to work, having worked, given ) [108, tr.

722] Xét về cầu trúc, CPT có 2 loại là CPT -ing (-ing participle clause) va CPT -ed

(-ed participle clause) Xét về chức năng ngữ pháp, CPT cũng có hai loại là cú bổsung va CPT hậu bé ngữ (postmodifying participle clause)

CPTDN (adjectival participle clause) [113, tr 454] được Quirk và các tac gia

của CGEL gọi là CPT -ing và CPT-ed hậu bổ ngữ (postmodifying -ing va -edparticiple clauses) [110, tr 1263] Theo quan điểm của các nhà Anh ngữ hoc nay,CPT hiện tại như trong câu “The man writing the orbituary is my friend” có thê là

dang rút gon của một trong các cú quan hệ xác định (hay hạn định (restrictive

relative clause) dưới đây tùy theo ngữ cảnh.

will write will be writing (23) The man whowrites is writing the orbituary is my friend.

wrote

was writing

Dé minh họa thêm, Quirk đã đưa ra một số ví du khác: cú vô định barking

next door trong câu “The dog barking next door sounded like a terrier” sẽ được hiểu

là “which was barking next door”; còn hậu bổ tô falling from a roof trong câu “A

32

Trang 33

tile falling from a roof shattered into fragents at his feet” phải được hiểu là “whichfell from a roof”; và hậu bổ tô carrying a large umbrella trong câu “Tomorrow you

99 66.

will meet a man carrying a large umbrella” “who will be carrying a large umbrella” [110, tr 1263].

Tương tự như vậy, cú phan từ qua khứ hay bị động như trong câu “The car

(being) repaired by that mechanic ” có thê là sự thay thé cho một trong các câu sau:

will be repaired (24) The car that is (being) repaired by that mechanic

was (being) repaired [110, tr 1264]

Tùy theo ngữ cảnh, CPT -ed trên có thê được dién giải tương đương với một

trong các cú hữu định sau:

being repaired by that mechanic now

(24’) The car repaired by that mechanic when it breaks down

repaired by that mechanic before he left

Một điểm can lưu ý ở đây là vì không đi sâu vào ngữ nghĩa nên trong cuốn

GCE cũng như CGEL, Quirk và các tác giả đã chỉ nêu lên hiện tượng mà không di

sâu và giải thích chúng một cách thấu đáo Chăng han, họ đã nhấn mạnh rằng khôngphải tat cả các dạng -ing trong các hậu bồ tô vô định đều tương ứng với các dạngdiễn tiến trong các cú quan hệ Ví dụ, động từ trạng thái không thể có dạng diễn tiếntrong các ngữ động từ hữu định vẫn có khả năng xuất hiện dưới dạng phân từ:

(25) a) He is talking to a girl resembling Joan (‘who resembles Joan chứ không

phai la ‘*who is resembling Joan’)

,

b) It was a mixture consisting of oil and vinegar (‘that consisted chứ

không phải là “*that was consisting ”) [108, tr 876]

Bên cạnh các cú phân từ hạn định, các tác giả cua GCE và CGEL cũng đề

cập đến CPT không hạn định được họ gọi với cái tên là hậu bổ tố không hạn định

(non-restrictive postmodification) Hậu bồ tố không hạn định cũng có hai loại tương

đương với hai loại phân từ Ví dụ:

(26) The apple tree, swaying gently in the breeze, was a reminder of old times.

33

Trang 34

(27) The substance, discovered almost by accident, has revolutionized medicine.

[108, tr 1270]

Cac cú vô định loại nay trong đương với các cú quan hệ không han định sau:

(26a) The apple tree, which was swaying gently in the breeze, was a reminder of

(27b) Discovered almost by accident, the substance has revolutionized medicine.

CPT Discovered almost by accident khi được dua lên đầu câu đã không còn

đóng vai trò là một định ngữ không hạn định nữa mà có chức năng như một trạng

ngữ.

Trong một số trường hợp khác, có thé thay CPT không hạn định có mối liên

hệ tiềm ấn khác nhau với cú chính Vi dụ, cú vô định trong câu “The man, wearingsuch dark glasses, obviously could not see clearly” có thể là dạng rút gọn của cú

quan hệ “who was wearing ”, cũng như là dạng rút gọn của cú trạng ngữ chi

nguyên nhân “because he was wearing ”, hay thời gian “whenever he wore ”.

Tuong tu nhu vay, nếu rút gọn cu quan hệ trong câu “The cost, which includesmeals, is ninety francs” thành cú vô định, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng kếtquả có được là including meals có thé được người đọc hay người nghe coi là sự rútgọn của cú quan hệ “if we include meals”, hay đơn thuần coi including là giới từ

CPTTN (adverbial participle clause - thuật ngữ do M Swan (1994) đề xuất)được Quirk và các tác giả của GCE và CGEL gọi là các cú bổ sung vô chủ

(subJectless supplementative clause) [110, tr 1123] Các nhà ngữ pháp học đã tập

trung nêu lên một số hiện tượng có liên quan đến các cú bổ sung này

Van đề đầu tiên mà các nhà ngữ pháp học đưa ra là quy tắc gắn kết(attachment rule) để xác định chủ ngữ Khi chủ ngữ không xuất hiện trong cú hữu

34

Trang 35

định, đặc biệt trong các cú phân từ, quy tắc gắn kết cho rằng chủ ngữ đó có cùng

tham chiếu với chủ ngữ trong cú chính Ví dụ:

(28) a) Persuaded by our optimism, he gladly contributed time and money to the

scheme [‘Since he was persuaded’ ] b) Driving home after work, I accidentally went through a red light [While I was driving home `]

Khi chủ ngữ ẩn trong cú hữu định không đồng nhất với chủ ngữ trong cúchính hoặc có thể hoàn toàn không xuất hiện trong câu thì câu đó được xem là sai

ngữ pháp Ví dụ:

)Driving to Chicago that night, a sudden thought struck me.

Walking down the boardwalk, a tall building came into view [110, tr 1121]

Trong các vi du trên, chu ngữ an trong các cú hữu định có thể là 7 (tôi),nhưng lại không phải là chủ ngữ của cú chính Để có được các câu đúng ngữ pháp

mà vẫn giữ được nguyên trạng các cú hữu định, chúng ta phải sửa lại các cú chính,

đưa I vào làm chủ ngữ Ví du:

(29) a) Driving to Chicago that night, I was struck by a sudden thought.

b) Walking down the boardwalk, I sawa tall building.

Cac CPT trong các câu trên không gắn kết với cú chính, nhưng vẫn có nhữngmanh mối nhất định dé xác định chính xác chủ ngữ ấn của các CPT và câu văn còn

có thé chấp nhận được ở một khía cạnh nảo đó Câu văn sẽ hoàn toàn không théchấp nhận được khi không có phương tiện nào dé xác định chủ ngữ ẩn Vi du:

*Reading the evening paper, a dog started barking.

* Using these techniques, a wheel fell off [110, tr 1122]

Đôi khi, những lỗi tương tự như trên có thé tạo nên những diễn giải vừa phi

lý, vừa nực cười Ví dụ:

*Opening the cupboard, a skeleton fell out.

*Grilled on charcoal, everyone enjoyed the fish they caught.

*Having eaten our lunch, the steamboat departed [110, tr 1122]

Quy tắc gắn kết không áp dung trong một số trường hợp nhất định

35

Trang 36

a Khi chủ ngữ an của cú hữu định là chủ thé của lời nói, thường là 7 Vi du:

(30) Putting it mildly, you have caused us some inconvenience [I 10, tr 1122]

b Khi chủ ngữ ấn là là toàn bộ cú chính Vi dụ:

(31) Unknown to his closest advisers, he had secretly negotiated with an enemy

emissary [‘It was unknown to his closest advisers that `]

c Khi chu ngữ an là đại từ không xác định hay đại từ nhân xưng it Ví dụ:

(32) Being Christmas, the government offices were closed [‘Since it was ']

Van dé thứ hai là mối liên kết ngữ nghĩa giữa cú bổ sung và cú chính Theo

các tác giả của CGEL, có sự không xác định trong việc diễn giải mối liên kết ngữnghĩa này Mối liên kết liên cú có thé chỉ được hiểu là mối liên kết về thời gian, vềnguyên nhân và cũng có thể được hiểu theo cả hai hướng Ví dụ:

(33) a) Jason, told of his son’s accident, immediately phoned the hospttal”

b) Julia, being a nun, spent much of her life in prayer and meditation [110, tr.

1123]

Đối với câu (33a), người đọc có thé suy luận là giữa các cú chi có mối liên

hệ về thời gian theo trình tự trước sau, còn trong câu (33b) giữa các cú chỉ có mốiliên kết nguyên nhân

Trong trường hợp khác, mối liên kết lô-gic giữa cú b6 sung và cú chính cóthé được hiểu theo ca hai hướng Vi dụ:

(34) John, knowing that his wife was expecting a baby, started to take a course on

baby care [110, tr 1123]

Chúng ta có thé diễn giải câu này như sau:

(34a) John, because he knew that his wife was expecting a baby, started to take a

course on baby care.

(34b) John, when he knew that his wife was expecting a baby, started to take a

course on baby care.

Quirk và các tác giả của CGEL cho rang cú bồ sung ngụ ý một cảnh huống đikèm (accompanying circumstance) cho tình huống được miêu tả trong cú chính

Người đọc hay người nghe phải dựa trên ngữ cảnh để suy ra bản chất thực sự của

36

Trang 37

cảnh huống đi kèm này Họ cũng đưa ra một nhận định mang tính khái quát là trongcác cú -ing, động từ hành động có xu hướng chi mối liên kết về thời gian, còn các

động từ trạng thái có xu hướng chỉ mối liên kết nguyên nhân Ví dụ:

(35) a) Reaching the river, we pitched camp for the night [“When we reached the

river, ’]

b) Being a farmer, he is suspicious of all governmental interference [‘Since

he is a farmer, ”] [110, tr 1124]

Van dé thứ hai là các cú bổ sung ở vi tri cuối câu Khi xuất hiện ở cuối câu,

các cú bố sung có thể được nối liền với cú chính mà không cần tách ra bang ngữđiệu Hai ví dụ sau là hai cách viết của cùng một câu Điểm khác biệt duy nhất giữa

chúng là câu (36a) có hai tiêu điểm thông tin, còn câu (36b) chỉ có 1

(36) a) The manager apPROACHED us, SMILing.

b) The manager approached us SMILing [110, tr 1126]

Tuy nhiên, trong một số trường hop, việc viết liền như trong (36b) có thé làm

cho người tiếp nhận phát ngôn khó xác định chủ thể của hành động trong cú có chứa

phân từ Ví dụ:

(37) Isaw Pam going home [110, tr 1126]

Chủ ngữ ấn của going home có thé là J nếu coi nó là cú bổ sung Còn nếu coigoing home là bé ngữ của động từ (verb complementation) thì chủ ngữ ân của nó là Pam

Trong trường hợp bồ ngữ của động từ trong cú chính không phải là một danh

từ riêng như ví dụ trên mà là một danh từ chung, việc diễn giải cú hữu định còn khó

khăn hơn Ví dụ:

(38) Icaught the boy waiting for may daughter.

Ngoài hai cách diễn giải như câu (37), chúng ta còn có cách diễn giải thứ ba

là coi cú hữu định waiting for may daughter là một cú hậu bỗ ngữ:

(38a) I caught the boy while I was waiting for may daughter [cú bổ sung]

(38b) I caught the boy in the act of waiting for may daughter [bố ngữ của động từ]

(38c) I caught the boy who was waiting for may daughter [cú hậu bé ngữ] [110, tr

1126]

37

Trang 38

1.3.2 Nguyên lý nỗ lực ít nhất và Nguyên lý tiết kiệm

Việc sử dụng CPTĐN và CPTTN trong tiếng Anh là một cách nói rút gọn

Nó liên quan đến những quy luật hay những nguyên lý hành chức chung của ngônngữ Đó là nguyên lý nỗ lực ít nhất và nguyên lý tiết kiệm “Nguyên lý nỗ lực ítnhất” (Principle of least Effort) được G K Zipf đưa ra năm 1949 Zipf cho rằng đây

là nguyên ly đầu tiên duy nhất chi phối bat kỳ hành động nao của con người, baogồm cả giao tiếp bằng lời nói Nội dung của nguyên lý được Zift miêu tả như sau:

“Nói một cách đơn giản, Nguyên lý nỗ lực ít nhất có nghĩa là, chang han,

một người trong quá trình giải quyết các vấn đề trước mắt của mình sẽ xemxét chúng trên nền của các van dé trong tương lai có thé nảy sinh, theo tínhtoán của anh ta Hơn nữa, anh ta sẽ cố găng giải quyết những vấn đề của

minh theo cách nào đó dé giảm thiểu tối đa toàn bộ công sức mà anh ta phải

bỏ ra dé giải quyết cả những van đề trước mắt cũng như những van đề tương

lai có thé xảy ra của mình Có nghĩa là người đó sẽ cố gắng giảm thiểu tối dacường độ trung bình sức lực mà anh ta có thé sẽ phải bỏ ra Và khi làm nhưvậy, anh ta sẽ giảm thiểu tối đa nỗ lực của mình Như vậy, Nỗ lực ít nhất

là một biến thể của công sức ít nhất [69, tr 207]

Như vậy, bản chất của “nguyên lý nỗ lực ít nhất” là con người chỉ bỏ ra sứclực vừa đủ cần thiết để đạt được mục đích nhất định nao đó Dựa trên nguyên lýnày, André Martinet đã đề xướng Nguyên lý tiết kiệm trong cuốn “Các nguyên lýngôn ngữ học đại cương” ra đời vào năm 1960 A Martinet cho rằng mâu thuẫnthường trực giữa nhu cầu giao tiếp và mong muốn giảm thiêu tối đa sinh lực và trí

lực cần thiết cho nhu cầu đó của con người hiện hữu trong mọi giai đoạn phát triển

của ngôn ngữ Nó có thể được xem là động lực cho những thay đổi trong qúa trìnhphát triển của ngôn ngữ Nếu như tat cả các ngôn ngữ cùng với thời gian đều thayđổi thì điều đó trước hết có nghĩa là chúng thường xuyên hướng tới đáp ứng nhucầu giao tiếp của một cộng đồng ngôn ngữ nào đó một cách tiết kiệm nhất

Martinet cho rằng chính chức năng giao tiếp xác định bộ mặt của ngôn ngữ,

là nguyên nhân và điều kiện cho những biến đối của ngôn ngữ Bất kỳ một phát

38

Trang 39

ngôn nào cũng đòi hỏi người nói phải tiêu tốn một số lượng trí lực và sinh lực nhất

định Sự tiêu tốn này dường như là không đáng kể, vì trong những điều kiện bình

thường, nó được cân bằng bởi mong muốn giao tiếp hay phát ngôn Tuy nhiên,trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, thậm chí những người hay nói nhất cũng nhận rarằng việc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp hay đơn giản là sự chuyển động của các cơquan phát âm đều làm tăng thêm đáng kê cảm giác mệt mỏi

Bat kỳ một cá nhân nào cũng sẵn sàng bỏ sức ra dé thoả mãn những nhu cầu

của mình Giao tiếp, như chúng ta biết, cũng đáp ứng một loạt những nhu cầu cá

nhân Tuy nhiên, tất cả những nhu cau này lại đòi hỏi một cách sử dụng ngôn ngữ thénao đó sao cho tat cả các chức năng của nó đều được dùng vào mục đích giao tiếp

Ngôn ngữ là một công cụ mà cấu trúc của nó cho thấy công cụ này được dầndần hình thành nhằm đáp ứng những nhu cầu giao tiếp và việc thoả mãn nhu cầu giao

tiếp này đảm bảo cho sự hoạt động thường xuyên của ngôn ngữ Sức lực bỏ ra trong

khi giao tiếp bằng ngôn ngữ có xu hướng tỷ lệ thuận với khối lượng thông tin đượctruyền đạt Hay nói cách khác, trong giao tiếp con người chỉ bỏ ra những nỗ lực vừa

đủ đề lời nói của anh ta được những người cùng tham gia giao tiếp hiểu được

Nguyên lý tiết kiệm trong ngôn ngữ được thé hiện trong việc con ngườithường xuyên hướng tới mục đích đạt được sự cân bằng giữa những nhu cầu mâuthuẫn nhau đều đang cần được thoả mãn Một mặt, đó là nhu cầu giao tiếp, còn mặt

khác là sự trì trệ của bộ nhớ và sự trì trệ của các cơ quan phát âm Chính vì vậy

trong quá trình phát triển của mình, bất kỳ ngôn ngữ nao cũng hướng tới việc sửdụng một số lượng nhất định các âm vi, tránh không để cho các cơ quan phát âmlàm việc quá tải, cũng như tạo ra những đơn vị ngôn ngữ mới một cách tiết kiệm và

hợp lý nhất, tránh quá tải cho bộ nhớ.

A Martinet đã nghiên cứu tính tiết kiệm của ngôn ngữ trên hai bình diện làngữ đoạn và đối hệ, ứng với lý thuyết phân chia hai lần của ngôn ngữ do ông đềxuất Bản chất của sự phân chia lần một của ngôn ngữ loài người là bất kỳ một điều

gì thuộc về kinh nghiệm xã hội mà con người mong muốn hay thấy cần thiết phải

thông báo cho người khác biết đều được chia thành những đơn vị kế tiếp nhau Mỗi

39

Trang 40

đơn vị đó đều có một vỏ âm thanh và ý nghĩa nhất định Sự phân chia lần một làmột cách phân nhóm các sự vật hiện tượng đặc trưng cho một cộng đồng ngôn ngữ

nhất định nao đó

Bản chất của sự phân chia lần hai nằm trong vỏ âm thanh của các đơn vị làkết qua của sự phân chia lần một Vỏ âm thanh này có thé tiếp tục được chia thànhcác đơn vị kế tiếp nhau nhỏ hơn nữa Các đơn vị này có chức năng khu biệt Ví dụ,/t/ trong tree và /f/ trong free có thể kết hợp với một số đơn vị khác hoàn toàn giống

nhau để tạo ra các từ hoàn toàn khác nhau là “cây” và “rảnh rỗi” Sự phân chia lần

hai tiết kiệm hơn nhiều so với sự phân chia lần một

Phải đến những năm 70, đầu những năm 80 của thé kỷ 20, Nguyên lý nỗ lực

ít nhất hay nói cách khác là nguyên lý tiết kiệm của ngôn ngữ mới được các nhà

ngôn ngữ học thuộc trường phái Tân Grice nghiên cứu kỹ trên cả ba bình diện cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Họ đã tái khám phá và đưa vào sử dụng trong các

cách tiếp cận mới để nghiên cứu các nguyên lý suy luận như Nguyên lý Hợp tác

(Co-operative Principle) của Grice (1975) và Nguyên ly tính thông tin (Principle of

Informativeness) của Atlas va Levinson (1981) Theo họ, nguyên lý nỗ lực ít nhấtđược thê hiện ở cả hai phía người nói và người nghe Nỗ lực ít nhất từ phía ngườinói (hay sự tiết kiệm của người nói) sẽ dẫn đến sự hình thành từ vựng trong đó một

từ có m số nghĩa khác nhau Ngược lại, sự tiết kiệm của người nghe lại có xu hướng

hình thành từ vựng có m từ khác nhau với một nghĩa tách biệt cho mỗi từ Hai lực

đối lập nhau này thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ: Lực hợp nhất hướng vềngười nói (the speaker-oriented Force of Unification) và Lực đa dạng hướng về

người nghe (the hearer-oriented Force of Diversification) [69, tr 207].

Xét theo quan điểm ngữ dụng, khía cạnh trung tâm trong Nguyên lý Nỗ lực ítnhất là sự tiết kiệm của người nói, hay nói chung là cách người đưa ra phát ngôn vàtác động của nó lên cách người tiếp nhận phát ngôn xử lý thông tin thu được Sự tốithiểu hóa cả đầu ra ngôn ngữ (số lượng các đơn vị tạo ra lời nói) và đầu vào ngữnghĩa (mức độ cụ thể của thông tin được chuyên tải) từ phía người đưa ra phát ngôn

dẫn đến sự đa dạng trong cách hiểu từ phía người tiếp nhận phát ngôn Theo

40

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w