1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn: Những vấn đề thẩm mỹ - đạo lí - xã hội trong kịch bản tuồng cổ viết về đề tài quận quốc

152 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề thẩm mỹ - đạo lí - xã hội trong kịch bản tuồng cổ viết về đề tài quân quốc
Tác giả Nguyễn Xuân Yến
Người hướng dẫn Phó Giáo Sư Bùi Duy Tân
Trường học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Chuyên ngành Văn học dân gian
Thể loại Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn
Năm xuất bản 1993
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 61,87 MB

Nội dung

_ Đây là luận án nghiên cúu văn học kịch bản Tudng cổ viết về đề tài quân quốc -một đề tài tiêu biểu của nghệ thuật Tuồng.. Kịch bản văn học Tuồng chính là nội dung co bản, thường phản á

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN YẾN

NHGNG VẤN DE

THAM MỸ - ĐO LÝ - Xã HỘI

TRONG KỊCH BảN TUỒNG CỔ VIET VỀ ĐỀ Tài QUAN QUOC

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số: 50407

LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa họcPHÓ GIÁO SƯ BÙI DUY TÂN

HÀ NỘI - 1993

Trang 2

PHAN MO DẦU

I Mục đích,ý nghĩa của luận án

II Đối tượng, phạm vi và phương pháp

nghiên cúu của luận án

II Cấu trúc và những đóng góp của luận án

IV Những khó khăn thuận lợi trong việc nghiên cứu

CHUONG I

Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tuồng

I Vấn đề đề tài va thể loại của Tuồng

II Vấn đề nguồn gốc và danh ngữ của Tudng

TL Vấn đề kịch bản văn học của Tuồng

IV Nhũng công trình nghiên cứu tiêu biểu

CHUONG II

Nhúng vấn đề thẩm mf trong Tuồng quân quốc

I Tính thẩm mỹ qua đối tượng phan ánh

và sáng tạo của kịch bản Tuồng quân quốc

I Tuồng quân quốc - sân khấu của nhũng người anh hùng

III Nghệ thuật xây dụng các hình tượng nhân vật trung tam

IV Những nguyên tắc thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu dién

V Ngôn ngữ văn học kịch bản Tuồng

CHUONG II

Những vấn đề đạo lý trong Tuồng quân quốc

Trang 3

CHUONG IV

Nhứng vấn đề xã hội trong Tuồng quân quốc

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHỮNG BÀI VIẾT CỦA NCS

Trang 4

_ Đây là luận án nghiên cúu văn học kịch bản Tudng cổ viết về đề tài quân quốc

-một đề tài tiêu biểu của nghệ thuật Tuồng Trudc đây đã có -một số công trình nghiên

cúu về Tuồng nói chung, về kịch bản Tuồng quân quốc nói riêng, nhưng chưa cócông tinh nào đi sâu nghiên cúu một cách có hệ thống đề tai lón này Xuất phát từ

thực tế ấy, đồng thời đáp úng nhu cầu gin giữ và cách tân đang cấp bách đặt ra đốivới kịch bản sân khấu cổ truyền Dựa vào những kịch bản tiêu biểu nhất, luận án đặtvấn đề nghiên cứu đề tài quân quốc trong nghệ thuật Tuồng Trong phần mỏ đầu,

xin trình bày một số vấn đề chung trước khi đi vào phần chính của luận án.

I MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Tuồng là một loại hình nghệ thuật sản khấu cổ truyền của dân tộc Việt nam Sự

tồn tại và lưu truyền hàng trăm vỏ Tuồng cổ cho đến nay chứng tỏ loại hình sân

khấu này có giá trị và được nhiều thế hệ độc giả cũng như khán giả ua thích.

Trong linh vục sân khấu, yếu tố trước tiên phải kể đến là kịch bản văn học Kịch

bản văn học là thành phần ngôn từ được cố định trong van bản Nó là tiền đề, là xuất phát điểm cho các nghệ thuật khác cùng sáng tạo va phát triển trong một tác

phẩm sân khấu như: nghệ thuật dan dung (đạo diễn), âm nhạc, hội noạ, nghệ thuật

biểu diễn v.v Trong ngành Tuồng, có câu: "Có tích mdi dịch ra trò" hoặc "Tich nàothì trò đó" Nhũng câu nói ấy khẳng định vai trò hàng đầu của kịch bản văn học Khi

nghiên cúu nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là Tuồng, một loại hình nghệ thuật mà

kịch bản chi phối mạnh mé đến nghệ thuật diễn xuất, hon nữa van bản tồn tại tương

đối cố định cho nên chúng ta không thể không quan tâm đầy di đến yếu tố kịch bản

văn học.

Kịch bản văn học Tuồng chính là nội dung co bản, thường phản ánh cuộc sống

phong phú, da dạng, trong đề tài quân quốc chiếm ưu thế về mat số lương, loại đề

tài nảy có nhiều vỏ đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực

-Luận án nhàm nghiên cúu kịch bản Tuồng cổ với đề tài cụ thể là: NHỮNG VẤN

DE VỀ THAM MY - ĐẠO LÝ - XÃ HỘI TRONG KICH BAN TUONG CO

VIẾT VỀ ĐỀ TÀI QUÂN QUỐC.

Đề tài nghiên cúu nhằm đề cập đến một số vấn đề co bản của kịch bản văn học Tuồng Thiết nghĩ, khi vấn đề nguồn gốc và quá trình phát triển Tuồng chưa được

Trang 5

thuật, hát, múa, âm nhạc v.v còn chưa được giải quyết thì việc nghiên cứu kịch bản văn học là một việc làm tuy khó khăn nhưng cần thiết và có ý nghĩa lón Thông qua

việc nghiên cúu, sẽ khẳng định những giá trị đích thực, đã tùng được thử thách qua

thời giah Vói việc làm này chúng tôi hy vọng luận án sẽ góp phần thiết thực vào việc bảo vệ và cách tân loại hình nghệ thuật Tuồng Bỏi vì muốn giữ gìn và cách tân Tuồng thì trước hết phải biết đâu là tính hoa đích thục cần phải bảo vệ, yếu tố nào

sẽ phải trối bỏ Sự nệ cổ hoặc cách tân một cách mò mắm, thiếu cơ sở khoa học sẽ dẫn đến nguy cơ cho loại hình nghệ thuật này Thục tế bốn mươi nam xây dựng vaphát triển của ngành Tuồng, da cho chúng ta nhiều bài học bổ ích

Đề tài này sẽ góp phần gợi mỏ và tạo điều kiện cho các công trình nghiên cúu tiếp

theo về Tuồng quân quốc, nhu: nghệ thuật dàn dung, mối quan hệ giữa tích và trò,

nghệ thuật múa, hát, phương pháp biểu diễn v.v La một tác giả chuyên sáng tác

kịch bản, một giáo viên nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về nghệ thuật Tuồng,

chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ trỏ thành một phần giáo trình đại cương về Tuồng

cổ, để giảng dạy cho các khoá đào tạo diễn viên, biên kịch, đạo diễn về Tuồng tạicác trường đại học và trung học sân khấu Cùng vói niềm hy vọng đó, đề tài này chắc

sẽ góp phần giúp các nghệ sĩ, các đơn vị nghệ thuật Tuồng có thêm luận chúng khoahọc, lý luân trong việc gin giữ va cách tân nghệ thuật Tuồng, một loại hình nghệthuật sân khấu từng tồn tại nhiều thế kỷ như một loại hình sân khấu cổ điển của dân

tộc ,

II, ĐỐI TUONG, PHAM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CUA LUẬN ÁN

1 Đối tượng và phạm vi

Luận án này tập trung nghiên cúu những kịch bản Tuồng cổ viết về đề tài quân

quốc Đề tài quân quốc trong những vỏ Tuồng thường đặt vấn đề mối quan hệ Vua và

Nước (Quân và Quốc) Nội dung miêu tả cuộc đấu tranh giữa hai phe trung, ninh để

bảo vệ ngai vàng của triều đại chính thống Quan niệm Quân và Quốc được thống

nhất làm một Hình tượng các nhân vật trung tâm là những mẫu ngưòi lý tưởng của của chế độ vương quyền và đạo lý Nho gia, nó khẳng định sụ bền vững, tất thắng của

trật tự xa hội phong kiến, chế độ quân chủ, đồng thời giáo dục con người về luân

thường đạo lý Loại vỏ viết về đề tài này phần lớn ra đời tù trước triều Nguyễn Chúng

có cấu trúc kịch bản tương đối giông nhau: mỏ đầu là sự kiện "vua bang, nịnh tiém",kết thúc là: "chém nịnh, định đô, tôn vương, tức vị" Đây là các vỏ mà lâu nay ngànhTuồng van gọi là loại Tuồng thầy

Trang 6

— =1

= ae T1

- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chon các vỏ Tuồng tiêu biểu nhất viết về

đề tài này, hiện còn lưu giữ được đến ngày nay Đó là các vỏ: Son Hậu, Tam nữ đồ

vương, Triệu Dinh Long, Đào Phi Phụng, An trào kiếm v.v

Luận án này không đặt vấn đề nghiên cúu các vỏ Tuồng quân quốc được sáng tác

dưới triều Nguyễn Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu, luận án có phần sẽ đề cập đến,

nhằm phân tích sự phát triển của đề tài quân quốc.

Tuồng viết về đề tài quân quốc là đỉnh cao của Tuồng bác học Nó là điển phạm của nghệ thuật Tuồng Việt nam thời trung đại Một trong những đặc điểm của văn

bản kịch bản Tuồng cổ là có nhiều dj bản Bởi vi quá trình tồn tại và phát triển, đã

có nhiều tác giả tuồng xưa và nay tham gia chỉnh lý, nhuận sắc Chính vì thế, khi tiếp cận văn bản cũng như trích dẫn tư liệu, chúng tôi chỉ sử dụng những văn bản đã được công bố trên sách báo, được các nhà nghiên cúu xác định là cổ nhất, các tập kịch bản Tuồng cổ của Viện sân khấu, Cục nghệ thuật sân khấu các bản dién chính

thúc của các Nhà hát tuồng trong cả nudc

Trong phạm vi một luận án ngành Ngữ van, không cần thiên về phân tích nghệthuật biểu diễn, ma chủ yếu tiếp cận đối tượng về mat van bản kịch bản; nghĩa là

tiếp cận đối tượng trên bình điện một tác phan văn học.

2 - Phương pháp nghiên cúu

Căn cứ vào những đặc điểm riêng mang tính đặc thù của đối tượng, đề tài này sử

dụng phương pháp nghiên cứu tổng thể Day là phương pháp nghiên cứu đặt vấn đề

tiếp cận đối tượng một cách toàn diện Bỏi vì tác phẩm văn học (đặc biệt là loại

hình văn học sân khấu) là sự tổng hoà của hàng loạt những mối tương quan Tác

phẩm văn học khi được nhà văn hoàn thành là một tổ chúc, một chỉnh thể, một cấu

trúc, bao gồm những mối tương quan nội tại, chặt chế Trong quá trình hình thành,

nó còn có những mối tương quan của khâu tiền đề phát sinh Sau khi nhà văn hoàn

thành, nó không chỉ cố định 6 văn bản mà còn được tồn tai trong su tiếp nhận củacông chúng Kịch bản Tuồng còn được các nghệ sĩ đem trình diễn trên sân khấu Tácphẩm văn học nghệ thuật chính là những hình ảnh chủ quan của thế giỏi kháchquan, nó không chỉ là một sự phan ánh trực tuyến mà còn chịu sự chi phối boi một

di sản có tính chất truyền thống về văn hoá, đạo đức, thẩm my của dân tộc Nhu thế.ngoài những mối tương quan trong nội tại, tác phẩm còn có những mối tương quan

khác voi bên ngoài: hiện thục khách quan, chủ quan cia nhà van, công chúng và di

sản (truyền thống) van hoá của dân tộc Đối vdi kịch bản Tuồng, chúng còn là mốitương quan giữa tích vdi trò, giữa tích vỏi các phương tiện dién đạt khác Nhu vậy,

Trang 7

khi nghiên cứu tác phẩm, không chỉ nghiên cứu những mối tương quan nội tại, mà cần phải đặt nó trong mối tương quan với bên ngoài nữa, nghĩa là tiếp cận đối tượng

một cách téng thể Trong quá trình nghiên cứu, luận án sẽ tiến hành tháo go tùng

mối tướng quan vốn không tách rời nhau đó, để rồi rút ra những kết luận cần thiết

về các vấn đề: thẩm my, đạo lý và ý nghĩa xã hội của loại Tuồng này Sự tiếp cận chủ

yếu trên các bình điện sau:

a) - Bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật trong những mối tướng quan nội tại của nó.

b) - Bình diện dạo lý - xa hội đểphân tích tác phẩm trong mốt liên hệ ngang, giữa tác

phẩm vdi hiện thục vd truyền thong văn hoá, dao đúc, thẩm mỹ của dân tộc.

¢) - Bình diện văn hoá lịch sử để phân tích tác phẩm trong mối liên hệ dọc và truyền

thống văn hoá, đạo đúc, thầm mỹ của dân tộc.

Trong quá trình phân tích tác phẩm, luận án còn vận dụng những phương pháp

nghiên cúu khác như: phương pháp x4 - hội lịch sử, phương pháp phân tích và tổng

hợp, phương pháp loại hình, nhầm tiếp cận đối tượng trên bình diện có tính đặc

thù của loại hình nghệ thuật sân khấu trong đó có liên quan đến vấn đề thi pháp của

văn học kịch bản Tuồng và thi pháp văn học nói chung.

Ill CẤU TRÚC VÀ NHUNG ĐÓNG GÓP CUA LUẬN AN

1 - Cấu trúc luận án

Diện mạo của luận án được cấu trúc như sau:

- Phần mỏ đầu: Giói thiệu mục đích, ý nghĩa, đối tượng phạm vi, phương phápnghiên cứu, cấu trúc và nhũng đóng góp của luận án, những khó khan, thuận lợi

trong việc nghiên cứu.

Phần chính của luận án bao gồm bốn chương:

- Chương I - Lịch sử vấn đề nghiên ctu Tuồng, luận án đề xuất đến các vấn đề:

Vấn đề dé tài và thể loại của Tuồng - Vấn đề nguồn gốc và danh ngủ của Tuồng - Vấn

đề kịch bản văn học của Tuồng - Những công trình nghiên cúu tiêu biểu về Tuồng.

- Chương II - Những vấn đề thẩm mỹ trong Tuồng quân quốc, luận án nhằm

nghiên cứu: Tinh thẩm mỹ qua đối tượng phản ánh và sáng tạo của kịch bản Tuồng

quân quốc - Nghệ thuật xây dụng hinh tượng các nhân vật trung tâm - Tuồng quân

Trang 8

quốc, sân khấu của nhitng người anh hùng - Những nguyên tắc thẩm mỹ trong nghệ

thuật biểu diễn - Ngôn ngũ văn học kịch bản Tuồng quân quốc.

Na

« Chương HH - Nhũng vấn đề đạo lý trong Tuồng quân quốc, nhằm nghiên cứu:

Tuồng quân quốc - sân khẩu của những vấn đề dao lý - Tuồng quân quốc sự thống nhất giủa chính thống và chính nghĩa - Tuồng quân quốc với tư tưởng Phật, Dao -

Tuồng quân quốc và những đạo lý truyền thống của dân tộc.

- Chương IV - Nhũng vấn đề xã hội trong Tuồng quân quốc, luận án đặt vấn đề

nghiên cứu: Những vấn đề xa hội đặt ra trong Tuồng quân quốc - Xa hội Việt nam từ

thế kỷ XVI - XVIII và sự ra dòi của loại Tuồng quân quốc - Tuồng quân quốc và sự

tiếp nhận của khán giả.

- Phần kết luận

- Phần thư mục tham khảo: ghi lại những tập sách, số báo chí và nhũng tư liệu đã

đọc để viết luận án.

Cuối cùng là phần gidi thiệu các bài viết của nghiên cúu sinh về Tuồng có liên

quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến luận án

2 - Những đóng góp của luận án 2

Kịch bản Tuồng thường có van ban tương đối hoàn chỉnh trước khi được các nghệ

sỹ trình dién trên sân khấu Thông qua ngôn tù, người doc cảm thụ được nội dung

cốt truyện, chủ đề tư tưởng và những xúc cảm thẩm mỹ do các hình tượng nghệ thuật

_ đem lại Một kịch bản Tuồng, dù 6 loại thể tài gì, bi kịch hay hài kịch, khuyết danh

hay hữu danh, dù là sáng tác tập thể hay của một tác giả cụ thể nào, cũng là sản

phẩm tinh thần của người nghệ sỹ, của thời đại Trong khi phan ánh hiện thục đồi

sống, tác giả tuồng chịu sự chi phối bỏi hệ tu tưởng cũng như lý tưởng thẩm mỹ của

thời đại Với một phương thúc phản ánh hiện thục riêng, kịch bản Tuồng có những thủ pháp nghệ thuật tương ung, với một cấu trúc van bản chặt chẽ Nhiều thể loại van học được si dụng làm phương tiện phản ánh trong kịch bản Tuồng Kịch bản

Tuồng là một tác phẩm văn học thực su Nó tồn tại như một thể loại văn học của thời

kỳ mung dại Kịch bản Tuồng chẳng những chúa dung những giá trị thẩm mỹ chung của mội tác phẩm văn học mà nó còn chúa dung những giá trị riêng của loại hình văn

học sân khấu.

Trang 9

ị Lâu nay trong một số công trình nghiên cứu Tuồng có đề cập đến khâu kịch bản

văn học, nhưng các nhà nghiên cứu lại thiên về các vấn đề: đặc trưng ngôn ngũ, kết

cấu kịch bản v.v , chưa có một công trình nào đặt vấn đề nghiên cúu kịch bản

Tuồng quân quốc một cách có hệ thống, nhất là các vấn đề: thẩm my, đạo lý và xâ hội Có nhũng công trình nghiên cúu lại gidi hạn kịch bản trong khuôn khổ chỉ là một yếu tố của nghệ thuật biếu diến tuồng Đề tdi này đặt vấn đề nghiên cúu kịch

bản Tuồng quân quốc trên bình diện một tác phẩm văn hoc và đặt chúng trong bối

cảnh chung của văn học thời kỳ trung dai

"Cho đến nay, sự nghiên cứu Tuồng và Chèo hầu như chỉ thu hẹp vào phạm visân khấu, mặt văn học ít được chú ý đến Cách làm như vậy có khuynh hướng giảm

bót những giá trị thẩm mỹ của Tuồng và Chèo, kéo nó xuống hàng một nghệ thuậtdiển xuất don thuần, trong đó vai trò của kỹ thuật biểu dién xâm chiếm ưu thế hơn

vai trò của nội dung thực sự văn hoc của tác phẩm (52 tr5).(x)

Hy vọng của luận án là: sau khi xác định vị trí của văn bản, kịnh bản, tiến hành

khảo sát rồi khẳng dịnh những giá trị của nó như một tác phẩm văn chương Voi những thao tác như đã trình bay 6 trên, luận án sẽ di đến những luận điểm khẳng định giá mj văn bản học của kịch bản Tuồng cổ viết về đề tài quân quốc ỏ các mặt:

Tham mỹ, đạo lý và những vấn dé xa hội, trong đó có sự tiếp nhận của công chúng và

vấn đề thi pháp của văn học kịch bản Tuồng

LJ

Luận án sẽ dua ra kiến nghị phân loại các vỏ Tuồng vói hệ tiêu chí nhất quán Về

vấn đề này giói nghiên cứu Tuồng chưa giải quyết, hoặc có đề cập đến nhưng chưa đi

sâu, hon nữa lại thiếu nhất quán về mặt tiêu chí phân loại Vấn đề đề tài và thể loại

của Tuồng được trình bày ö chương I - lich sử vấn đề nghiên cúu Tuồng.

Như vậy, sau khi khẳng định giá trị tiêu biểu của đề tài quân quốc, luận án sẽ tiến hành phân loại Tuồng, phân tích về mặt thi pháp, giá trị thẩm mỹ Luận án phân tích

và chứng mình: Hệ thống đạo lý trong Tuồng quân quốc không chỉ là Nho giáo, mà còn chúa dung những dao lý có tính chất truyền thống của dân tộc Đây là một vấn đề

quan trọng mà lâu nay có không ít những ý kiến khdt khe với Tuồng Luận án còn

phân tích và chứng minh những co sd xd hội ra đòi của loại Tuồng Quân quốc Su ra

đòi của nó nhằm đáp ứng nhu cầu của chế độ phong kiến, là một tất yếu của lịch

(x)- Trong luận án này, sách báo, tự liệu v.v được trích dẫn theo số thú tự d phần Thu mục tham khảo Vi du: Tuồng cô của Hoàng Châu Ký là số 77 tr 10, sẽ được ghi:

(77 tr 10).

Trang 10

sử Do địa vị xá hội, trình độ học thức khác nhau mà sự tiếp nhận của công chúng đối vdiloại Tuồng này cũng khác nhau Công chúng bình dân tiếp nhận chủ yếu ö những giá trị

mang tính nhân bản

Dé tài luận án này còn có những giá mị nhất định trước nguy co nền sân khấu dân

tộc (Tuồng và Chèo) có thể bị mai một Chúng tôi thục sự mong muốn, nhu một "udc

mo nhúc nhối" của một "Thầy tuồng" đã mấy mươi niên hoạt động trong linh vuc

nghệ thuật này Trong trào lưu “Những thập kỷ van hoá" và với chủ trương chấn

hung nền văn hoá dân tộc của Dang và Nhà nước, đề tai này phát huy được dẫu chỉ phần nào, những cái hay cái đẹp của nghệ thuật Tuồng, góp phần giữ gìn và phát triển những tỉnh hoa quí báu của nghệ thuật sân khấu đân tộc.

IV - NHỮNG KHO KHAN THUAN LOI TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi gặp phải nhũng khó khăn, nhất làvấn đề văn bản kịch bản Văn bản kịch bản cổ vốn có rất nhiều dị bản Bản thân

người nghiên cứu không thạo Hán Nôm cho nên rất khó khăn trong những trườnghop phải tra cứu bang bản gốc chữ Han Nom.

Trong khi tiến hành nghiên ctu, chúng tôi cũng có nhiều thuận lợi: Ban thân nghiên cứu sinh da có ba mươi nam công tác tại Nha hát tuồng trung ương, đả ting

tham gia các công việc: diễn viên, đạo diễn, tác giả, biên đạo múa, cho nhiều vỏtuồng Tham gia giảng giay nhiều khoá diễn viên, biên kịch Tuồng tại trưöÄpg Đại hoc

Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội Ngoài ra nghiên cứu sinh còn được sự cổ vũ động

viên và giúp dd của nhiều nhà nghiên cứu Tuồng, nghiên cưu văn học bậc thầy, các

nghệ sỹ nổi tiếng của ngành Tuồng trong cả nudc Chúng tôi, sau khi đã vượt qua

những khó khan về nhiều mat, xin chân thành ghi lại 6 đây nhũng dong tri ân tdi các

chuyên gia lón của ngành sân khấu cổ truyền, ngành văn hoc Hán Nom trung đại 6

các viện, các trường đại học lón của đất nước, trudc hết và chủ yếu là các thầy ötrường Dại học Tổng họp, nơi chúng tôi đã mười năm học tập và nghiên cứu

Trang 11

CHUONG I

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CÚU TUỒNG.

Tudng là loại hình sân khấu tồn tại từ lâu đời trên đất nước Việt Nhưng những

công trình nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu nói chung và Tuồng nói riêng của

người xưa để lại đến nay còn ít di Rai rác trong các cuốn sử cũ như: Dai việt sử ký

toàn thu, Việt sử thông giám cuong mục, Kiến văn tiểu lục, Vũ trung tuy bút v.v cÓ

ghi lại hiện tượng Lý Nguyên Cát và những khúc đoạn miêu tả cung cách sinh hoạt:

ca, múa, nhạc, và một vài trò diễn xướng trong cung đình tù thời Lý, Trần Khoảng

từ đầu thế ky XX trỏ lại đây, một số tập sách van học sử da đề cập đến Tuồng như

một thể loại van chương Nhung tập trung hon cả là những công trình nghiên cứu về

nghệ thuật Tuồng Qua những công trình nghiên cúu ấy, luận án xin trudc hết đềxuất một số vấn đề có liên quan, sau đó sé giỏi thiệu những cuốn sách tiêu biểu

nghiên cứu về nghệ thuật Tuồng

I- VẤN ĐỀ ĐỀ TÀI VÀ THỂ LOẠI CUA TUONG

1 - Vấn đề đề tài.

Tuồng đã trải qua mấy thế kỷ hình thành và phát triển, hàng trăm vỏ tuồng đặc

sắc lưu truyền đến tận ngày nay Tuồng đề cập đến nhiều vấn dé của đồi sống xâ

hội, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau Vi thế, Tuồng hình thành nhiều kiểu

loại và thể hiện sự đa dạng về mặt đề tài.

Vấn đề đề tài trong Tuồng cổ, cho đến nay hầu nhu vẫn còn bỏ ngỏ, chưa cóng

trình nào đề cập đến vấn đề này một cách có hệ thống Một số công trình nghiên

cúu tiêu biểu về Tuồng như Tuồng cổ của Hoang Châu Ký, Tudng hài của Lê Ngọc

Cầu, Nội dung xã hội và mỹ học của Tuồng đồ cùa Lê Ngọc Cầu - Phan Ngọc v.v

chủ yếu được xem xét trên binh diện thể loại, ngay cả những vỏ Tuồng viết về đề tài

dan gian cũng chưa thực sự được khảo sát day đủ về mặt đề tài

Đây là một vấn dé hoàn toàn mdi mẻ, luận án không đi vào những gidi thuyết về đề

tài, mà d phần này xin giói thiệu và phân tích những đề tài chủ yếu trong Tuồng thời

trung đại.

Trang 12

Sau khi khảo sát, chúng tôi thấy phần lón các vỏ Tuồng cổ đều có "nội dung cung

đình, nhân vật phong kiến" (77 tr 13) Trong mảng hiện thực ấy của chế độ quân

chủ, Tuồng tập trung vào các đề tài chủ yếu sau:

a) - Đề tài quân quốc:

Dây là mảng đề tài lón nhất trong Tuồng Nội dung các vỏ này miêu tả cuộc đấu

tranh giữa hai phe trung nịnh xung quanh chiếc ngai vàng của chế độ quân chủ.

Thông qua nội dung vỏ, hai vấn đề "vua" và "nước" (quân quốc) được đặt ra Mỏ đầuthường là sy kiện "vua băng, nịnh tiếm"”, nghĩa là cả quân và và quốc đều bị đặt

trong tình trang lâm nguy Trudc hiện tình đó, đòi hỏi con người phải biểu hiện đạo '

lý trung quân Trung quân là ái quốc, quân quốc là một Kết thúc vỏ là sự chiến

thắng của lý tưởng chính trị thẩm mỹ Quân và quốc có mối quan hệ mật thiết vỏi

nhau, "phục quốc" được là do con người biết gitt đạo "trung quan", "trung quân" đồngnghĩa vdi "ái quốc", "chính thống" là "chính nghĩa" Cảm hứng ở đây xoay quanh

chuyện "quốc sự", khác với những vỏ mà cảm húng chủ đạo lại xoay quanh chuyện

"thé sự" Dé tài quân quốc không chỉ có ở các vd Tuồng trước triều Nguyễn, mà còn

phái triển mai ỏ giai đoạn sau Nhưng đến giai đoạn sau, vấn đề quân quốc được đặt

ra phúc tap hơn Nếu như Ò giai đoạn trước, khái niệm quân quốc là thống nhất,

trung quân là ái quốc, chính thống đồng nhất vói chính nghĩa, hình tượng các nhân vật tích cực là mẫu ngudi lý tưởng của chế độ quân chủ và dao lý Nho gia, thi ö giai

đoạn sau, dudi triều Nguyễn, những mối quan hệ trên dường như bị phá võ Trong

các vò: Trầm hương các, Hoàng Phi Hồ phản Trụ đầu Chu, Tỳ Can dâng gan, Trảm

Trịnh An đắng quân vương bị dua ra để phê phán Điều này hoàn toàn không có 6

các vỏ Tuồng quân quốc giai đoạn trước Hình tượng các nhân vật trung tam không

còn là con người lý tưởng của triều đại phong kiến hiện hành Trong tuồng Trầm

hương các, nhân vật trung tâm là Hoàng Phi Hồ đã phải thốt lên một cách đau xót:

- "Trung quân chỉ chí cánh nan thành”

Hoàng Phi Hồ đã quyết định phản Trụ, đầu Chu.

Nhân vật Trịnh Ấn trong tuồng 7rảm Trinh An đã nan nỉ xin cha dung tuân lệnh

nhà vua, cậu bé ấy đá nêu ra một triết lý:

- "Vua coi tôt như tay chân

' Tôi coi vua như tâm huyết

Nhung nay vua đã coi tôi nhu cỏ rác Thì tôi cũng coi vua nhu giặc thù

Khi chính khí đã bị mây mù

Trang 13

-10-Thì chủ trung - xin cha hãy nghĩ lai"

_ Các nhân vật chính: Tiết Cương, Kỷ Lan Anh, Nga Hùng, Tan Hán (Hộ sinh

đàn), Triệu Khánh Sanh (Diễn vo đình) v.v đều chống lại triều đình Nếu như vỏi

giác độ của triều đình phong kiến chính thống (triều đại trong vỏ Tuồng) thi các

nhân vật kể trên là những "nghịch thần", "tac tử" Ở đây mối quan hệ quân quốc da

bị phá vd, vì thế trung quân không còn là ái quốc, chính thống không phải là chinh

nghĩa Nếu đặt các nhân vật: Hoang Phi Hổ, Trịnh Ấn, Tiết Cương, Ky Lan Anh

bên cạnh các nhân vật chính trong Tuồng quân quốc giai đoạn trudc như: Đổng Kim

Lân, Khương Linh Tá (Sơn Hậu), Tạ Ngọc Lân, Tư Cung, Phương Co (tuồng "Tam

nữ đồ vương" v.v ) thì sẽ thấy nhiều điểm khác biệt ị

Các vỏ Tuồng tiêu biểu viết về đề tài quân quốc như: Sơn Hậu, Triệu Đình Long,

Lý Thiên Long, Tam nit đồ vương, Dao Phi Phụng, An trào kiếm, Võ Hùng Vuong

b) Đề tài thếsự

Bên cạnh mảng đề tài Idn - đề tài quân quốc, khá nhiều vỏ Tuồng đi vào đề tài

thế su Các vỏ Tuồng này không phản ánh chuyện cung đình "quốc sự, quốc biến",không đặt ra vấn đề quân quốc, mà thường nêu lên những vấn đề thế su, thế tháinhân tình, vấn dé đạo lý con người Su suy sụp của chế độ phong kiến kéo theo cả sựđảo lộn về cương thưởng đạo lý Khi mối quan hệ quản quốc đã bị phá võ, sự thống nhất giữa hai khái niêm đó chỉ còn là niềm mo ước, lý tưởng của tầng lớp quan lại, si phu phong kiến, thì các tác giả tuồng thường ít đề cập đến đạo trung quân mà thiên

về những vấn đề có tính chất thé sự Thục ra một số vỏ tuồng được sáng tác dưới

triều Nguyễn, trong đó không chỉ là vấn đề quân quốc mà còn là vấn đề thế thái

nhân tình Trong vỏ Trảm Trịnh Ân, cô Thể nữ trên đường ra biên ải báo tin Trịnh

An bị xu tram cho Dao Tam Xuân biết, đã ngậm ngùi oán trách Tống vương "Được

chim bẻ nd, được cá quên nom" Còn Dao Tam Xuân thì vặn hỏi vua Tống:

- "Vậy chứ vì sao mà chồng tôi phải chết?

Có phải là:

Tội xông pha đánh đông dẹp bắc?

Tội gian lao đắp lug xây thành?

Tội trung can nghiêm phép triều đình?

Tội nghĩa khí phải khâm tuân vương mang?

Trang 14

Dao Tam Xuân còn nhắc lại cho vua Tống những bài học ở đồi như: Dat Ky vòi

Trụ vương, Ngu Co voi Hạng Võ v.v

"© một số vỏ tuồng xuất sắc của Đào Tấn chủ đề trung quân, cái chủ đề vốn có

sức sống mánh liệt trong Tuồng cổ, nhất là 6 một số vỏ "Tuồng thầy" như Tam nil đồ

vương, Sơn Hậu không còn là chủ đề chúa tể nữa Trong những vỏ tuồng đượcsáng tác vào cuối doi của Dao Tấn, nhân vật vua xuất hiện ít dan và hé xuất hiện thìlại là những tên vua bạc nhược, thối nát, dâm dục, đốn mạt kiểu như Trụ vương

Thế gidi quan lại triều đình đã được tái kiện trong Tuồng Dao Tấn như một thế giỏi

ma quỷ lộn người, thế giói hốn loạn đến kinh thường, khi mà mọi luân thường đạo lý

đều bị đảo ngược hoặc bị đưa ra để bôi nhọ" (100 tr257)

Kết thúc vỏ Hộ sinh dan là đoạn đồng ca của các nhân vật chính:

- "Thế cục nan bình duy hữu hận,

Tha huong tương khổ khỏi vô tình.

Hoặc như 6 vỏ Điển v6 đình, nhân vật Triệu Khánh Sanh sau khi đánh trả lại

quân triều đình, chang than thd suy ngẫm về thế su, về tình đồi:

- "Chỉnh chiến mấy ai về,

Chó cudi kẻ ngã trên chiến trận.

Quê hương đâu đó tá?

Trên sông khói sóng giuc con sầu k

Tấm thân liền gui cung dâu — - ill any

Đố con lương ma biết đâu là nhà?" - — i

(9536) — - kiệt em

Trang 15

Trong Tuồng viết về đề tài quân quốc giai đoạn sau, hình ảnh của đấng thiên tử

và đạo trung quân đã rất mò nhạt Ngược lại, những mối quan hệ tình đời, lòng nhân

ái giữa con người được đề cập nhiều hơn.

Trong Tuồng dân gian, cũng có một số vỏ lấy đề tài lịch su, xã hội nhưng không

có tính chất quân quốc như 6 Tuồng thành văn bác học Dé tài lón của Tuồng dan gian là thế sự dân dã "Đó là những vỏ nói đến nhân tình thế thái, đến mối quan hệ

giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày, về tình bạn, nghĩa vo chồng, về cách

ăn 6, cư xử trong gia đình, ngoài xá hội." (51 tr 10) Tuồng dân gian còn châm biếm,

phê phán những thói hư tật xấu của bọn hào lý địa phương Chẳng hạn như các vỏ:

Nghêu - Sò - Ốc - Hến, Trương Ngáo, Trương Đồ Nhục, Trần Bồ, Lý Phụng Đình,

(90.6.1975) Trong tham luận tại hội nghị Tuồng nam 1975, Nguyễn Thị Nhung viết:

"Tuồng là sân khấu giáo huấn, loại sân khấu khẳng định" Mich Quang cho rằng:

"Tuồng chúng ta là một kiểu sân khấu tổng thể Tôi xin gọi rõ thêm là tổng thể tích

hợp (total et intégaul)" (95 tr231) Hoang Chau Ký: "Kịch bản Tudng cổ (cũng như

Chèo cổ) thuộc loại sân khấu tự sự phương Đông" (77 tr40) v.v

Việc phân loại Tuồng hiện nay vẫn còn là vấn đề nan giải Trong một công trình thống kê các thuật ngữ va từ nghề nghiệp của Tuồng, chúng tôi sưu tập được riêng 6

khu vuc miền bắc đã có tdi hon năm nghìn từ, thuật ngữ khác nhau Riêng về tên gọi

các loại Tuồng thấy có hơn ba mươi từ Ví như: Tudng cổ, Tuồng pho, Tuồng cung

đình, Tuồng truyền thống, Tuồng thầy, Tuồng liên hồi, Tuồng kinh, Tuồng ngụ, Tuồng văn thân, Tuồng tiểu thuyết, Tuồng cương, Tuồng xiuêma, Tuồng đồ, Tuồng hài, Tuồng

lich sử, Tudng cận đại, Tuồng hiện dai, Tuồng dân gian v.v Những tên gọi nhu thế

ngày càng có nhiều thêm, chẳng hạn: Tudng cách mạng, Tuồng cải biên, Tuồng cải

lưỡng, Tuồng mdi O vùng Hà Bắc, nhân dân gọi loại Tuồng hiên đại là Tuồng áo

ngắn vì loại Tuồng hiện đại chi mặc áo ngấn, không có các loại áo dài như: mang,

bào, chấn, giáp v.v và v.v

Trang 16

Theo cách gọi lâu nay của ngành Tuồng, thì một vỏ tuồng có-thể có rất nhiều tên

gọi khác nhau Chẳng hạn như vỏ tuồng Sơn Hậu, đó là một vỏ Tuồng cổ, Tuồng

truyền thống, là Tuồng pho, Tuồng liên hồi (vì vd có bốn hồi), là Tudng thầy (vì vỏ

Sơn Hậu thường đem dạy cho các diễn viên mdi vào nghề), là Tudng kinh (vì vỏ này

đã tùng diến nhiều ö kinh đô Huế), là Tudng ngự (vì các vua chúa nhà Nguyễn đã

từng xem vỏ này) Có người còn gọi vỏ Son Hậu là loại Tudng dd (vì vỏ tuồng này không dựa vào tích sử của Trung Quốc v.v

Sö di có tình trạng trên vì việc phân loại, đặt tên gọi cho các loại Tuồng khôngdựa vào những tiêu chí nhất định Tình trạng ấy da gây nên những khó khăn trong

việc nghiên cúu cũng như việc kế thừa và cách tân loại hình nghệ thuật này Lê Ngọc.

Cầu khẳng định:

"Phải nói dứt khoát rằng cách phân loại các vỏ Tuồng của người xưa là rất tuỳ

tiện và không dựa trên một khái niệm rành mạch về từng loại Có thêm tên gọi

tuồng đồ chỉ thêm lầm lẫn, nên gác lại vì nó chỉ còn giá trị một vết tích lịch sử ma

thôi." (31 tr8)

Thế nhưng sau đó Lê Ngọc Cầu lại đặt tên cho một công trình nghiên cúu tuồng

của ông là: Mội dung xa hội và mỹ học Tuồng đồ Trong cuốn Tuồng hài, Lê Ngọc

Cầu chia tất cả các vỏ tuồng từ trước năm 1945 ra làm hai loại

- Tuồng cổ điển (hoặc Tuồng thầy)

- Tuồng dân gian.

Cách phân loại như thế thật chưa hop lý, vì có nhiều vỏ ra đời tu trước năm 1945,

nhưng không phải là Tuồng cổ điển Chang hạn như các vỏ: Tượng kỳ thí xa của

Hoang Cao Khải, Kim Thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa, Trưng Vuong của PhanBội Châu, hoặc như các vỏ được sáng tác vào những nam ba mươi: Cờ trắng ningxanh, Ai lên phố cát, Guom tình dẫm máu v.v Nhũng vd nói trên chẳng những

không thể gọi là Tudng cổ, mà cũng không phải là Tuồng thầy Hon nữa, cỏ những

vỏ Tuồng cổ, nhung không phải là Tuồng thầy.

Gộp tất cả các vỏ Tuồng trước năm 1945 làm một loại sé rất khó khăn trong việc

nghiên cúu, cũng như dịnh danh cho Tuồng Trong thực tế, Tuồng trước triều

Nguyễn, Tuồng dudi triều Nguyễn, Tuồng giai đoạn đầu thé kỷ XX đến năm 1945,

có nhiều đặc diểm khác nhau

Trang 17

Tr 1g cuốn 7uồng cổ, Hoang Châu Ky phân loại và giải thích như sau:

tab > ¡ễ :

+ Tưồng cổ: Là nhũng vở tuồng mà lâu nay trong ngành được coi là cổ nhất như:

Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Dương Chấn Tử (túc Triệu Đình Long), Giác oan, Đào

` Phi Phụng, Lý Phung Dinh, Hồ Thạch Phủ (vò tubng Lý Phụng Dinh Lê Ngọc Cầu

xếp vào loại Tuồng dân gian)

- Tuồng cung đình: Là những kịch bản Tuồng do các nhà van trong giỏi quan liêu sáng tác dưới sự bảo trọ của triều đình nhà Nguyễn, tập trung nhất là dưới thời Tụ

Dic như các vỏ: Vo Nguyên Long, Dang khấu trí, Van bilu trình tường, Quần trân.

hiến thuy

- Tudng dân gian: Gồm các vỏ như: Ma Phụng Cầm, Lý An Lang Châu, Xuân

Đào lóc thịt Các vỏ tuồng loại này có nội dung như những truyện Nôm thế ky

XVHI.

- Tuồng đồ: La những võ có nội dung hài hước như: Nghéu - So - Ốc - Hến, Trương Ngáo, Thằng Lanh bán heo

- Tuồng văn thân: Là những vỏ Tuồng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu

thế kỷ XX do một số van thân sáng tác mang tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm va

chừng mực nào đó chống ngu trung Ví như các vò: Phong ba đình, Kim Thạch kỳ

duyên, Song tiên, Tring Nữ Vuong, hoặc đề cao lòng chung thuỷ, vẹn nghĩa trọn tinh,

chống bon phản loạn như: Negi hổ bình Nhung, Hộ sinh đàn, Tiêu khiển, Triệu Khánh

Sanh

- Tuồng tân thời hay còn gọi là Tuồng tiéu thuyết, xuất hiện trong cao trào văn

nghệ lang mạn Việt nam, mang tư tưởng lang mạn tiêu cực Vi dụ: Tội của ai, Co

trắng nàng xanh, Ai lên phố cát

Các vỏ Tuồng dược sáng tác sau năm 1945, về đề tài lịch sử, thì gọi là Tuồng lịch

sử như: Dé Thám, Ngô Quyền, Trần Bình Trọng, Quang Trung Những vò viết về đề

tài cách mạng đương đại thì gọi là Tuồng hiện đại v v (77 tr 6 - 8).

Doàn Nồng và Huỳnh Khác Dụng lại quan niệm rằng Tuồng đồ là loại kịch bản

Tuồng được sáng tác không dua vào sử sách của Trung Quốc như: Nghéu So Ốc

Hén, Sơn Hậu

Trang 18

: t

Tóm lại, việc phân loại các vỏ Tuồng lâu nay thường không-thống nhất, vì thiếu

_ nhất quán về mặt tiêu chí và thao tác phân loại Tinh trạng đó đã dẫn đến sự phân

_ loại "tuỳ hứng”,

Luận án không có tham vọng giải quyết vấn đề phân loại, một vấn đề khá phức

tạp trong Tuồng, chi xin so bộ phát biểu một số ý kiến chắc còn rất chủ quan xungquanh vấn đề này

Nghiên cứu cách gọi tên các loại Tuồng lâu nay, chúng tôi thấy: Nhũng vỏ tuồng

có môtip kịch bản "Vua băng nịnh tiếm", thường là khuyết danh và ra đời từ trước

triều Nguyến thì gọi là Tuồng cổ Khái niệm Tudng truyền thống chỉ xuất hiện trong _

những năm gan đây Khái niệm 7Tồng cung đình là do Hoàng Châu Ký đặt ra.

Những vỏ Tuồng có nhiều hồi, phải diễn nhiều đêm mới hết thì gọi là Tuồng liên hồi,

hoặc Tudng pho Một số người lại quan niệm Tuồng pho là nhũng vỏ phải có từ ba

bốn chục hồi trỏ lên như các vỏ: Vạn bửu trình tường, Quần trân hiến thuy, Học lâm.

Nếu theo quan niệm ấy thì chỉ ba vỏ nói trên mdi được gọi là Tudng pho, và Tuồng

pho khác vdi Tudng liên hồi Vồ nào có nhiều miếng trò hay thường đem dạy các

_ điển viên mdi vào nghề, thì gọi là Tudng thầy Vỏ nào được trình dién nhiều ö kinh

đô Huế ngày xưa, lại do các nghệ si 6 kinh đô biểu dién thì gọi là Tudng kính (6

ngoài Bắc xưa kia gọi các nghệ nhân tuồng 6 Huế là các cụ Tuồng kinh) Vỏ tuồng

nào đã từng diễn cho vua, chúa xem, thì gọi là Tudng ngự V6 nào diễn không có sự

qui định của kịch ban từ trước, nghĩa là không có kịch bản, mà trong khi diễn, các

diễn viên tự "cương" "phịa" ra nhũng tinh tiết, thì gọi là Tudng cương

Rõ ràng tên gọi các loại Tuồng là đa dạng, nhũng cũng phúc tạp Bưóc đầu chúng

tôi thấy việc phên loại nên dựa theo các tiêu chí, hoặc là về thdi điểm xuất hiện,

hoặc là về tinh chất, đề tài hình tượng các nhân vật trung tâm Chẳng hạn nếu căn

cú vào thời gian, dựa theo sự phân ky trong văn học sử, có thể phân ra làm ba loại

Tuồng chủ yếu:

1 Tuồng cổ (có thể gọi là Tuồng trung đại).

2 Tuồng cận đại.

3 Tuồng hiện đại (có thể gọi là Tuồng cách mạng).

Tuồng cổ (Tuồng trung đại) bao gồm tất cả các vò ra đời từ cuối thế ky XIX trỏ về

trước Tuồng trung đại (Tuồng cổ) gồm các đề tài quân quốc, thế sự Như vậy đề tài

quân quốc phát triển trong suốt thời kỳ Tuồng trung đại Tất Thắng cho rang vỏ

Trang 19

li >

-16-tuồng VØ Hùng Vương của Nguyễn Hiển Dĩnh là vỏ cuối cùng viết về đề tài quân

quốc Nếu coi vỏ tuồng này là Tuồng văn thân như Hoàng Châu Ký thì có nghĩa là

đã căn cứ vào đẳng cấp, thân phận của tác giả mà phân loại Mà lấy tiêu chí phân

loại như thế thì những vỏ khuyết danh biết xếp vào loại nào? Va lại cùng một tác giả, nhung mối vỏ lại biểu hiện một hướng khác nhau Bản thân Nguyễn Hiển Dinh,

tác giả của vỏ VO Hung Vương lại sáng tác rất nhiều vỏ Tuồng dan gian Nếu can cứ

vào thành phần của ông thì chúng ta cũng phải xét các vỏ như: Thương đồ nhục, Nữ

yương xé nộm, vào Tuồng van than

- Tuồng cận đại: Là nhũng vỏ được sáng tác vào giai đoạn tù đầu thế kỷ XX đến

trước năm 1945 Về mặt đề tài không đi vào những chuyện trong cung đình phongkiến, nhiều vỏ thiên về đề tài tình yêu như: Kim Thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghia,

Phấn trang lâu của Nguyễn Duong Hương, Mạnh Lệ Quân, Chiêu Quân cống Hồ

của Phạm Xuân Thận, Hing hò, Mối tơ vương, Da không duyên kiếp, Guom tình đẫm

máu, Co trắng ning xanh của Tống Phudc Phổ đây là những vỏ được sáng tác

không chịu ảnh hưởng của ý thúc hệ vô sản, cũng ít chịu sự chi phối của hệ ý thứcphong kiến, thế gidi quan của những vỏ tuồng này chủ yếu là tư sản

Chúng tôi thiết nghĩ: không nên chia các vỏ tuồng nói trên thành các loại như:

Tuồng văn thân, Tuồng tiểu thuyết, Tuồng tân thời nhu Hoàng Châu Ký đã làm, mà

gộp tất cả các vỏ ấy gọi là Tuồng cổ (hoặc Tuồng thầy) như ông Lê Ngọc Cầu, thìcũng chưa thật hợp lý Nhìn chung, các vỏ Tuồng cận đại ít có giá trị về mặt tư

tưởng cũng như nghệ thuật Nói một cách công bằng, các vỏ Tudng cận dai chủ yếu

có giá trị lịch sử trong quá trình phát triển của nghệ thuật Tuồng

Tuồng hiện đại: bao gồm tất cả những vỏ do các tác giả thời nay viết ra, đúng hơn

là từ sau 1945.

Các tên gọi khác như: Tudng pho, Tuồng kinh, Tuồng ngự, Tuồng thầy, Tudng liên

hồi chỉ nên coi như là một thứ biệt danh để gọi thêm Nếu so với những khái niệm

như: Tudng cổ, Tuồng cung đình, Tuồng dân gian, Tuồng cách mạng, thì nhũng biệt

đanh đó không cùng một cấp dộ, không đảng lập về loại hình.

Nếu dya vào tính chất thì chỉ nên phân ra làm hai loại Tuồng: Thú nhất là Tudng

bác học, tù bác học được dùng theo nghĩa phân biệt voi bình dân Tuồng bác học có

thể gọi là Tudng thành văn, đó là nhũng vỏ được cố định tương đối trong các van

bản và tác giả của chúng chắc chắn là thuộc tầng lóp trí thức Chang hạn như: SonHậu (khuyết danh), Đào Phi Phụng (khuyết danh), Trầm hương các (Dao Tần), Vo

Trang 20

Hùng Vương (Nguyễn Hiển Dinh), 7rảm Trinh An (Phạm Xuân Thận) 6 thời kỳ

trung đại Nguyễn Trai (Tu Diến Đồng), Trưng Vương (Phan Bội Châu), Kim Thạch

kỳ duyên (Bùi Hau Nghia) 6 thời kỳ cận đại Trần Hung Dao (Kính Dân), Dé Thám (Buu Tiến), Chu Văn An (Xuân Yến), Chị Ngô (Nguyễn Lai) 6 thỏi kỳ hiện dai.

Thú hai là Tuồng dan gian: là những vỏ được sáng tác tập thể, lưu truyền miệng,

chẳng hạn như các vỏ: Nghéu-Sd-Oc-Hén, Trương Ngáo, Hồn Trương Ba da hàng

thị Gọi Tuồng dân gian 6 đây căn cứ vào tính chất Néu căn cứ vào đề tài thì

Tuồng cổ (tung đại) có thể gọi là: Tuồng quân quốc, Tuồng thế sự, còn Tuồng hiện

đại (cách mạng) thì có các loại: Tuồng lịch st, Tuồng hiện đại Khi tiếp xúc với một

số khán giả yêu Tudng 6 vùng Hà Bắc, chúng tôi thấy họ có một cách gợi các loạiTuồng rất giản di, nom na: Tuồng cũ và Tuồng mdi (hiểu theo nghĩa xã hội cũ, xã

hội mdi).

Tóm lại: vấn đề đề tài và thể loại của Tuồng cho đến nay vẫn chưa được giải

quyết thấu đáo Nhìn chung, Tuồng trung đại hướng vào đề tài chủ yếu: quân quốc,

thế sự Đề tài quân quốc là mảng đề tài lón nhất, tiêu biểu nhất của Tuồng cổ O

loại đề tài này có nhiều vỏ đạt đến trình độ mẩu mực về mọi mặt, từ kịch bản van

học đến nghệ thuật biểu diễn Vì thế những ý kiến cho rang Tuồng quân quốc là

thực chất của Tuồng cổ, là tiêu biểu cho Tuồng, là có thể chấp nhận được Nêu ra

các đề tài và đề cập tdi cách phân loại như trên có tính chất như một kiến fñghị Và

luận án sẽ được triển khai trên co sở quan niệm như thế.

II, VẤN ĐỀ NGUON GỐC VẢ DANH NGU CUA TUỒNG

1 Vấn đề nguồn gốc

Phần đầu của chương trình này, chúng tôi nêu ra sự việc Lý Nguyên Cát Sụ kiện

ấy dược ghi lại trong Đại Việt sử ký, đại ý như sau:

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, nhà Trần có bất được một tù binhtên là Lý Nguyên Cát Lý vốn là một kép hát giỏi nên được nhà Trần cho phép vàocung để dạy múa hát cho các cung phi, vũ nữ và con cái quan lại trong triều.

"Con cái các nhà thế gia theo tập hát điệu phương Bác Nguyên Cát đóng Tuồngtruyện cổ, có các tích Tây Vương Mau hiến bàn đào, người ra trò có danh hiệu là

"quan nhân, chu tủ, đán nương, sửu nô”, cộng mười hai người đều mặc áo gấm, áo

thêu, đánh trống, thổi sáo, gẩy đàn, vố tay, gõ phách thay đổi nhau vào ra làm trò,

Trang 21

có thể cảm động lòng người, muốn cho buồn được buồn, muốn cho vui được vui

Nước ta có Tuồng truyện bắt đầu từ đấy" (33 tr 148).

_ Căn cứ vào su kiện Lý Nguyên cát nói trên, nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ

thuật nước ta và nước ngoài như: Doan Nồng trong Sự tich và nghệ thuật hát Bộ,

Trần Trọng Kim trong Việt nam sử lược, Dao Duy Anh trong Việt nam văn hod sử

cương, Cordier trong Sân khấu An nam, Văn Tân trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt nam, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Tưồng là nghệ thuật sân khấu của Trung quốc

truyền vào Việt nam, nội dung là nhũng chuyện trung hiếu tiết nghĩa, hình thúc là

những điệu múa, điệu hát, cách điệu đến cực điểm" (55 tr 11) Sơ thảo lịch sử văn

học Việt nam viết: "Xét nội dung các vỏ Tuồng cổ của ta, thì hoàn toàn đều lấy sựtích trong sử sách Trung quốc chép về các thời Chiến quốc, Tam quốc, Đường,Tống Một điều nữa chúng thục nguồn gốc Trung quốc của Tuồng là những câu chữ

Hán rất nhiều trong các vỗ Tuồng, hầu hết là những câu thành ngữ và những câu đốichọi nhau từng chữ Có thể buổi đầu tổ tiên ta da diễn nguyên vỏ Trung quốc, sau

mồi dịch một số câu cho dé hiểu, khi nó được phổ biến trong dân gian Về sau các

nho sĩ nước ta xây dung các vỏ Tuồng cing vẫn theo lề lối ấy (44 tr 266).

Ngược lại nhiều ý kiến cho rằng Tuồng là của Việt nam, hình thành và phát triển

có chịu sự tác động qua lại của nghệ thuật sân khấu Trung quốc Các nha nghiên

cứu lịch sử Phan Huy Lê, Trần Quốc Vương, Dinh Xuân Lâm đều có xu hướng

khẳng định: Tuồng được hình thành rất sóm tại Việt nam Lịch sử chế độ phong kiếnViệt nam có đoạn viết: "Về nghệ thuật sân khấu thì trong thế kỷ XV, Tuồng và Chèo

khá phát triển Tuồng và Chèo là những nghệ thuật sân khấu kết hop ca kịch vỏi vũ

đạo, mang nhiều bản sắc dân tộc" (34 tr 215) Các ông Trần Quốc Vượng, Dinh

Xuân Lâm trong bài viết: VỀ nguồn gốc và lịch sử Tuồng Chèo cũng cho rằng:"Nghệ

thuật sân khấu Việt nam hình thành rất som trò diễn trong cung đình nhà Lý năm

1182 chính là một vỏ Tuồng, vì trong đó có nhân vật Hình bộ Thuong thu, túc là

nhân vật thường có trong Tuồng ít có trong Chéo" (105 4.1964) Các nhà nghiên cứuTudng: Phạm Phú Tiết, Hoang Châu Ky, Mich Quang, Lê Ngọc Cầu, Vũ Ngọc

Liễn đều cho rằng Tuồng hình thành tại Việt Nam Phạm Phù Tiết viết: "Tuồng có

thể được hình thành từ thời Trần" (98 tr 54) Mich Quang:"Tuồng có thể hình thành

từ thời Lê" (95.5.1962) Hoàng Châu Ký:”Tuồng có thể hình thành từ thế kỷ XVI tại

vùng đất Thanh Hoá" (76 tr 63) Vũ Ngọc Liễn: "Tudng phát triển từ nền văn hoá

Đông Sơn, địa bàn hoạt động chính là 6 Thanh Hoá rồi du nhập vào Nam sau đó

mỗi chuyển ra Bac" (106.2.1984) Lê Ngọc Cầu:"Trên co sở nền nghệ thuật dién

xưởng dân gian và kế vè sâu rộng của dân tộc, Tuồng của ta đặc biệt là Tudng hài được hình thành tu lâu đồi" (51 tr 44).

Trang 22

Các nhà nghiên cứu nói trên đã có những ý kiến tương đối thống nhất về những

tiền đề cho sự hình thành Tuồng ở Việt Nam: Dưới triều Lý, Trần, nghệ thuật ca,

múa, nhạc nước ta đã phát triển đến một trình độ khá cao, nghệ thuật diễn trò thời Trần đã có nhiều điều kiện để phát triển trỏ thành một loại hình nghệ thuật sân

khấu.

Về sự kiện Lý Nguyên Cát, Phạm Phú Tiết: "Những điều mà sử trình bày về Lý

Nguyên Cát là rất cụ thể và có căn cứ vững chắc Xem "Mông hét bí luc" thì chứng

td, sự có mặt của gánh hát Lý Nguyên Cát trong đạo quân Toa Đô là đúng Vậy ta

có cần Lý Nguyên Cát mdi có hát bội (Tuồng) không? Cố nhiên là không, vi lé_

Trung Quốc lúc bấy gid dang 6 vào thé kỷ hoàng kim của hi khúc, còn ta đã có trình

độ nghệ thuật khá cao Một khi sóng Bạch Dang đã lặng, thì trấn Nam Quan lại mỏ

ra, sd nhà Trần, sứ nhà Nguyên cũng như nhân dân hai nước đi buôn bán qua lạinhư thường Tất nhiên những tác phẩm của Quan Hán Khanh và sau đó của CaoĐông Gia được gọi là khúc thánh của Thang Ngọc Minh Khúc tiên đó sẽ được trình

diễn qua con mắt của người Việt Nam ưa thích nghệ thuật Đã có hạt giống tốt, lại

gặp phải môi trường thuận lợi thì sẽ nảy mầm sinh ngay Nếu lúc bấy gio chưa gap

Lý Nguyên Cát thi Tuồng hát Bội cúng sẽ có Mà gap Lý Nguyên Cát thì sự gặp gõ

đó lại được xúc tiến cho tuồng phát sinh sóm hơn thôi Nếu Chiêu Hổ (trong Vũ

trung tuỳ bit) nhận ra rang người đạo sĩ sang day cho ta hát múa dưới triều Lý đó là

loại "ban hi" mà cho rằng tuồng đã có tù triều Ly để lại, như vậy không nhing là

không thể chúng minh được, mà lại không có co sd Vi lẽ chữ Nôm chưa hình thànhtrong văn chương thì lấy đâu ra Tuồng hát Bội được Cho nên một lần nữa khẳngđịnh rằng vai trò của Lý Nguyên Cát đã kịp thoi xúc tiến su ra đòi của tuồng hát

Bội.(98 tr57) Nguyến Lộc trong cuốn Lich sử văn học Việt Nam nủa cuối thế kỷ XVIII dầu thế kỷ XIX cũng cho rằng: "Trước khi tiếp xúc với nghệ thuật hi thúc

Trung Quốc, nước ta đã có đầy đủ tiền đề cho sự ra đòi của loại hình sân khấu ca

kịch dan tộc Nhưng vào đúng lúc điều kiện chin mudi ấy thì nền nghệ thuật dân tộc

của chúng ta tiếp xúc với nền hí khúc Trung Quốc qua Lý Nguyên Cát" (35 tr395)

Lịch sử Việt Nam, tập I, Nhà xuất bản KHXH.H 1971) viết: "Nghệ thuật kịch hát cổ truyền của dân tộc Tuồng, Chèo) tiếp tục quá trình hình thành và trên co sỏ tiếp thu

một số ảnh hưởng của nghệ thuật sân khấu phương Bac" (15 tr225)

Sau khi phân tích các điệu nói, cách phát âm và một số điều kiện lịch st, Hoàng

Châu Ký khẳng định: "Nhu vậy, rõ ràng nghệ thuật Tuồng có quan hệ gốc gác 6vùng đất Thanh Nghệ Trò sân khấu cổ truyền và nhũng hình thúc diễn xướng trong

tế lễ, cùng với nghệ thuật ca hát ả đào hop lại là những thành phần co bản để hình

thành nghệ thuật Tuồng vào khoảng thế kỷ XVI - XVII" (76 tr63)

Trang 23

‘Tuy ra doi 6 Dang Ngoài, nhưng Tuồng lại tim thấy đất hứa 6 Dang Trong Khi

phân tích quá trình hình thành và phát triển của Tuồng ö vùng đất phía Nam các nhà nghiên cứu có đề cập đến vai trò của Dao Duy Ti.

Phạm Phú tiết cho rằng: "Nghệ thuật Tuồng đi từ Bắc vào Nam, trong đó thuyết Dào Duy Tù là trọng tâm, nhiều người nhắc' đến, đáng được suy nghĩ" (99 tr74).

Hoàng Châu Ký viết: "Truyền thuyết nói rằng (Đào Duy Tù) đã xây dựng nghệ thuật

Tuồng 6 Dang Trong va sáng tác vd tuồng Sơn Hậu" (76 tr60) Theo Nguyễn Huy

Hồng trong cuốn Thợền thống sân khấu Huế, có trích dẫn ý kiến của các ông Đồ

Bang Doan, D6 Trọng Huề trong cuốn Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa ViệtNam, thì: "Trong doi chúa Sai Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), Đào Duy Ti đã

lập ra Hoà Thanh thụ, luyện tập một ban vũ nhạc để múa hát vào nhũng đêm chánh

lễ " (75 tr8) Theo löi tương truyền của nhân dân địa phương Binh Định, nhũng nămtháng đi 6 chan trâu tại làng Hoài Nhon, ông đã dậy cho bọn trẻ 6 đó nghệ thuậtbiểu dién tuồng Chúa Nguyễn đang thời kỳ sinh co lập nghiệp, có chính sách trọngđãi đối vdi kẻ theo mình, đã thu dụng Dao Duy Tu Chúa Nguyễn không bài xíchnghệ thuật sân khấu, trái lại dùng nó làm giải trí, và sau đó nhanh chóng biến nóthành một công cụ để tuyên truyền cho những quan niệm đạo đúc chính thống của

họ Tuồng có cơ hội phát triển là vì vậy." (35 tr399)

Đến triều Nguyễn, Tuồng phát triển một cách ram rộ Do su yêu thích, khuyếnkhích, đầu tư của triều đình, Tuồng đã đạt đến sự hoàn thiện về phương diện kịch

bản, văn học cũng như nghệ thuật biểu diễn

Tóm lại, trên co sở nền nghệ thuật ca, múa, nhạc, và diễn trò phát triển, nền nghệthuật sân khấu Việt Nam (Tuồng, Chèo) đã manh nha hình thành từ thoi Trần với

ba điều kiện đã chin muồi Trước hết là nghệ thuật ca, múa, nhạc và diễn trò pháttriển Hai là có sự tác động đúng lúc của hi khúc Trung Quốc qua hiện tượng LýNguyên Cát Ba là sự xuất hiện của bộ phận văn chương chữ Nôm Tuồng cứ thế

hình thành nhưng có phần chậm chap 6 các thế ky XV - XVI Từ thé kỷ XVII tuồng

bước vào thời kỳ phát triển và dần dan hoàn thiện Dưới thời các chúa Nguyễn, đặcbiệt là triều Nguyễn, trong bối cảnh x4 hội thích hợp, Tuồng phát triển mạnh 6 vùngđất Dang Trong Thoi thuộc Pháp, trừ địa vực miền Trung, Tuồng phát triển mộtcách khó khăn và biến dạng Chỉ từ sau cách mạng tháng 8 (1945), thực chất là sauhoà bình lập lại trên miền Bắc (1954), vỏi chủ trương, chính sách đúng đắn củaDang va Nhà nước, Tuồng mỏi thực sự được khôi phục va phát triển

Trang 24

2 Vấn đề danh ngứ

Vấn đề danh ngũ túc tên gọi của nghệ thuật này, hiện nay vẫn chưa thật thống

nhất Có địa phương gọi là Tưồng, địa phương khác lại gọi là há: Bội hoặc hát Bộ.

Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu viết: "Chữ Tuồng có người cho là bởi chữ "Tượng" mà ra Vậy Tuồng là hình dung, đáng dấp cử chỉ của người đồi xưa Lối Tuồng thường dién những sự tích oanh liệt hoặc sầu cảm, lời lẽ trang nghiên hùng hồn để làm cho người xem cảm động" (24 tr170) Khi trao đổi với bác La Cháu, một nghệ nhân Tuồng Huế, bác cho rằng: Chữ "Tuồng" là do su đọc trệch chữ:

"tường" vdi ý nghĩa là trình bày, tường thuật một sự việc, một câu chuyện nào đó Cụ

Phạm Phú Tiết trong cuốn Hội thoại về nghệ thuật Tuồng viết: "Ngôn ngũ Việt Nam

có chữ "Tuồng" vói ý nghĩa là hình dung sự vật diễn lại trước mắt ta Nhà lý luận văn

học Nga Bielinxki nói: "Nghệ thuật không phải là sụ chép lại, chựp lại mà là sự tái

hiện hiện thục", cũng chính là chữ "Tudng" Tôi thấy chữ "Tuồng" trong văn học

thành văn Việt Nam từ dudi triều nhà Trần" (99 tr27).

Luận án tán thành nhận xét trên khi cụ nói rang chữ "Tuồng" có từ lâu trong ngôn

ngữ của dân tộc ta Trong van học thoi trung đại, chúng ta đã từng biết chữ "Tuồng"

vói nội dung đa nghĩa

"Tuồng nỉ cộc dược bề hơn thiệt,

Chưa dễ bằng ai đắn vói đo."

(Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)

- "Tuồng do hoá da bày ra đấy Kiếp phù sinh trông thấy mà đau."

(Cung oán ngâm khúc - Nguyên Gia Thiéu)

- "Cha con trong đạo gia đường

It tiền cũng chẳng ra tuồng thân yêu."

| (Hoa điều tranh năng)

"Những tuồng loài vật biết gì,

Cũng còn sự lý tranh thi khéo là."

"Tuồng gì giống cá hôi tanh Hay chăng được một nồi canh ra gì."

(Trê Cóc)

Trang 25

Đặc biệt trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhiều lần sử dụng chữ "Tuồng"

mm "- Ra tudng trên bộc trong dâu,

` _ Thì con người ấy ai cầu làm chỉ.

- Tuồng vô nghĩa ở bất nhân,

Buồn mình trước đã tần ngần thủ chơi.

- Tuồng chỉ hoa thải hương thùa,Mugn mầu son phấn đánh lùa con đen.

- luồng chỉ là giống hôi tanh,

Thân nghìn vàng để ô danh má hồng.

- Phụ tình án đã rõ ràng,

ˆ_ Đơ tuồng nghĩ mdi kiếm đường tháo lui.

- Ra tuồng mèo mả gà đồng,

Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào."

Trong thơ văn của Nguyễn Dinh Chiểu, chúng ta cũng đọc thấy chữ "Tudng":

- Trăm hoa nủa khóc nua cudi,

Nhu tuồng xiêu lạc gặp ngudi cố hương.

- Liu lo chim hot trên cành,

Nhu tuồng kể mách su tinh dân đau

Hoặc:

- Nhà bà đây giống phượng, giống công,

Tuồng bay mèo md gà đồng lẳng la

(chèo Quan Am Thị Kính)

Nhu vậy: Tuồng là rà có nhiều nghĩa, có thể chỉ: phường, hạng, bọn người Tuồng ở

dây là chỉ dáng vẻ, bộ, hình dung sự việc, hành vi củ chi của sự vật diễn lại ước mắt

ta, Chữ Tuồng lại có nghĩa gần với chữ Trò, người ta nói "trò con nit" cũng có nghĩa là

"tuồng con nit", “tudng do hoá" cũng có nghĩa là "trò ảo hoá" Chữ Tuồng trong tổ hợp

"nhu tuồng" có một hàm nghia là: giống, hình dung, tuong tự: "như tuồng" là "giống như", "như là" Khẩu ngủ cũng có từ đôi: "Tuồng như" đúng như Dương Quảng Ham

nói "Tuồng" là do "Tượng" mà ra Diễn Tuồng là một kiêu diễn trò, một hình thức sinh

hoạt văn nghệ của người Việt nam nó cũng như các kiểu diễn trò: Chèo, Rối, Xiếc, .

Nói giống ở đây là cùng một thể loại sân khấu (trò dién), chúng tôi không có ý nói về

mặt đặc chưng nghệ thuật

Trang 26

Tu Huế trỏ vào trong, nhân dân gọi "Tuồng" là "Hát Bột", có nơi gọi là "Hát Bộ".

Đoàn Nồng viết: "Tên "Hát Boi" mà bây gid đã công dụng để gọi các thứ hát Tuồng

cổ của ta có-lẽ nguyên là chữ "hát bộ" mà ra Bộ là bước đi, đi bộ, "hát bộ" nghĩa là

vừa đi vừa hát, vừa làm bộ tịch để biểu hiện cảm giác, cảm tình với câu hát Tiếng

hát "bội" tuy được công dụng nhưng chưa rõ nghĩa lý gì" (88 tr9) Huỳnh Khắc Dụng

trong cuốn Hat Bội viết: "Hát Bội là lối dién Tuồng rút trong sử ký Hát Bộ là lối hát

có múa, có bộ tịch, cả hai đều khác với cách hát thường như: hát nói, hát xẩm, hát

quan họ, hát trống quân v.v mà khi hát có trống, có chiêng Các lối hát này một

người thủ nhiều vai một lúc và hát nhiều bài Ö đây tuyệt nhiên không có ra bộ Hát

Bội, trái lại tập trung một nhóm nghệ sĩ, mối người đóng một vai, dién trong rạp hát

Va lại các từ điển từ Nam chi Bắc tuy không giải rõ chữ Hát Bội, nhưng đều giảinghĩa "Bội" là diễn Tuồng Như thế, "Bội" là một danh từ riêng để chỉ lối diễn

Tuồng" (62 tr249)

Huỳnh Khắc Dụng còn cho biết: "Theo nhà ngôn ngữ học Đào Trọng Đủ thì suy

nguyên ra tiếng "bội" do chữ "bài" Trò Hát Bội là một lối hát cổ điển Lập luận nàycăn cú trên luật hoán chuyển của phát âm học Dầu sao chăng nữa tưởng nên giữ

luôn đanh từ "hát bội" để chỉ lối diễn Tuồng cổ điển của ta vi hai tiếng "hát bội" quá

thông dụng, tuy tiếng "bộ" hop vói lối dién Tuồng nay" (61 tr249)

Về chi "Bội", trong cuốn Hội thoại về nghệ thuật Tuồng, Phạm Phú Tiết giải

thích: "Khi Lý Nguyên Cát đưa ngành Truyện hí sang nước ta, có lẽ anh ta phát âm

không đúng chữ, chính xác của nó "Truyén hi" mà anh ta dùng danh từ thông thường chung chung "Bai uu" để thay thế cho "Truyện hi" Anh ta phát âm theo giọng Trung Quốc, ta nghe lo ló giữa "Bai uu", "Bồi uu", "Bùi ưu”, rồi từ đó có danh từ "Bội", "Hátbội", Su thục ta có "Bài ưu" rồi, chỉ chưa có "Truyện hi" mà thôi" (97 tr42) PhamPhú Tiết còn giải thích thêm: "Chúng ta nhó rang cụ Hổ (Phạm Dinh Hổ - Nguyén

Xuân Yến thêm) viết chữ "Bội" là chi "Bội" trong danh từ "Bội nhỉ", "Bội tam" v.v

chứ không phải là "Bội trang", "phan Bội, "Bội nghịch" Nhu vậy danh tu "Hát Bội"

đã thành tiếng mẹ để, đó là thục tế khách quan" (99 tr43).

Theo sách Hd: Bội, Huỳnh Khắc Dung còn cho biết: "Ung Hoè Nguyén Văn Tố Trường Bác C6 Viên Đông: "Bội" nghĩa chính là "sau lung", "trái lại”, từ ngữ "Bộiđộc" nghĩa là ôn lại bài học để chép ra mà không cần sách Huỳnh Tịnh Của trong Dai Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn xuất bản nam 1895) cũng cất nghĩa "Bội" là kịch.

-Việt Nam tốt tân từ điển giải thích: "Bội là hát cổ điển của người -Việt Nam, -Việt

Nam cổ kịch: Hát bội (Chin Hoa - Sài Gòn xuất bản nam 1963) (sdd 61 tr248)

Génibre] trong Từ điển An Nam - Pháp viết: "Bội" trong chữ "Bội độc" là kịch hát:

Trang 27

-Hát Bội là diễn kịch, diễn tuồng" (Dictionnaire Annamite - Francais, ban in năm

1899 ) Bailly trong 72 dién Pháp - Trung Quốc cắt nghĩa: "Nơi chữ Bội văn: hồi

tưởng nhũng kinh sách rồi viết thành Tuồng hát" (Dictionnare Francais - Chinois, Sài Gòn xuất bản) (sdd 62 tr48) Gouin trong Ti dién Việt Nam - Trung Quốc - Pháp ghi hai chữ "Hát Bội" =Jouer la comédi (diễn Tuồng) và "Hát Bội" =chants avec gestes (hát ra bộ)" (Dictionnaire Vietnamien - Chinois - Francais, Sài Gòn xuất bản năm1957)" (sđd tr 249)

Mich Quang cho rang: "Hát Bộ" là co sở diễn kết hợp với làn bộ, còn "Hát Bội" là hát "Tuồng" trong dip giỗ bội ram tháng Tám âm lịch" (96.5.1962).

Về danh ngũ của loại hình nghệ thuật này, ông Lê Ngọc Cầu viết: "Cách hiểu các

từ "Tuồng", "Hát Bội", "Hát Bộ" của một số tác giả trước đây chỉ là suy luận mang

tinh chủ quan Ví dụ: "Hát Bội" là do kiểu hát "Bài" của Trung Quốc thời cổ Danh

tù "Tuồng" là do từ "Tàng quy" Một trò chơi của triều đình Liêu (Trung Quốc), chữ

"Tuồng" là do chữ "Tượng" mà ra Chữ "Tuồng" mdi đầu là để chỉ loại sân khấu dân

gian nhất là Tuồng hài và Bội là để chỉ loại bi hùng, loại có hành động bạo liệt

mang tính khoa trương và cách điệu cao Trong tiếng Việt,"Bội" có nghĩa là tăng lên

gấp nhiều lần, điều đó rất phù hợp vdi Tuồng" (55.5.1978).

Bản luận án không đi sâu vào vấn đề truy nguyên nguồn góc ngũ nghĩa của chữ

"Tuồng", "Hát Bội","Hát Bộ" Chúng tôi xin nêu ra một vài suy nghĩ của mình về vấn

đề danh ngữ như sau:

- "Bội" là tên gọi một hình thúc sinh hoạt (có thể là trong ma chay tế lễ) trong dân gian thời cổ Dân gian van có câu "Trong chay ngoài bội" Trò bội khi đá dược

phát triển đến mức độ nào đó hoặc được kết hợp vdi các hình thúc diễn xưởng để

trỏ thành một loại hình sân khấu, khi đó có thêm một tên gọi mói nữa là Tuồng, cónghĩa là trong nghệ thuật Tuồng có trò Bội

- Hiện nay "Tuồng" và "Hát Bội" vẫn có chung một ngữ nghĩa, chúng là nhũng khái niệm để chỉ một loại hình nghệ thuật sân khấu Nhiều trường hop dùng cả hai tên như hiện nay 6 thành phố Hồ Chi Minh và một số tỉnh đồng bang Nam bộ Tuồng hát bội có nghĩa là Tuồng, Tuồng cải lương là cải lương, Cải lương tuồng cổ

là Tuồng pha cải lương chú không gọi là Cải lương hát Bội Hoặc như Phan Văn Trị

đặt tên bài tho là Hdér Bội, nhưng câu đầu tiên nhà tho lại viết: "Nào có ra chỉ lũ háttuồng" Chữ "Tuồng" và chữ "Hat Bội" thuộc dạng tu đồng nghĩa khác âm

Trang 28

—_ = O miền Bắc ít dùng chữ "hát Bội" mà chỉ dùng chữ "Tuồng", ö miền Nam dùng

cả hai chữ Rất có thể chữ "Bội" chỉ thuộc loại phương ngũ, trưởng hợp cùng một su

vật, hiện tượng, nhung hai miền Nam Bắc, nhân dân gọi tên khác nhau có rất nhiều

6 nước ta, ví như: thuyền - ghe, gác - lầu, dương - hòm v v Hiện nay chữ "Tuồng"

được dùng chính thúc trong các văn ban mà không dùng chữ "hát bội" Nha hát

Tuồng trung ương, nhà Tuồng Đào Tấn (Bình Định), Nhà hát tudng Nguyến Hiểu

Dinh (Quảng nam - Đà Nẵng)v.v

- "Hat Bộ" là do sự đọc trệch của chi"hat bội” Hiện nay hầu như không ai dùng

để thay cho "Tuồng" Tóm lại: Tuồng là tên gọi một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ điển của Việt nam, Tuồng có một tên gọi nila là hát Bội Tuồng, hát Bội, hát Bộ v.v

quả là nhũng danh ngữ, da và dang còn rất hấp dẫn với các nhà nghiên cứu nghệthuật sân khấu, và cả những học giả ngữ văn học

Ill VẤN ĐỀ KỊCH BẢN VĂN HỌC CUA TUONGRải rác trong một số công trình nghiên cứu, các ông: Phạm Phú Tiết, Hoàng Châu

Ký, Lê Ngọc Cầu, Tất Thắng có đề cập đến một số vấn đề xung quanh kịch bản

văn học của Tuồng Về Tuồng dân gian đã có hai công trình nghiên ctu khá công

phu: Tudng hài của Lê Ngọc Cầu, Nội dung xa hội và mỹ học Tuồng đồ cha Lê NgọcCầu - Phan Ngọc Về Tuồng cổ các ý kiến được nêu ra trong Hội thoại về nghệ thuật

Tuồng của Pham Phú Tiết, Đặc trưng nghệ thuật Tuồng của Mich Quang, Tudng cổ

của Hoàng Châu Ký, Kịch hát truyền thống nhận thúc từ một phía cha Tất Thắng

v.v Luận án xin điểm những ý kiến của các nhà nghiên cứu về nhũng vấn đề xã hội,

dao lý và thẩm my trong kịch bản tuồng Về vấn đề xã hội, Phạm Phú Tiết viết:

"Tuồng cổ đã phản ánh khéo léo tình hình xá hội nước ta giai đoạn thé kỷ XVII

-XVIII, khi hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn phân tranh chống đối lại nhau một cách kich liệt và kéo dài hàng tram năm Tuồng Son Hậu đã phản ánh một

cách khéo léo việc Trịnh - Nguyễn“ phân tranh cho đến hết thoi chúa Vũ Vương, chi

không phải "Tuồng Sơn Hậu" là một Tuồng độc lập không trích ỏ truyện sử ra như

bạn Doan Nong da viết trong cuốn "Su tich và nghệ thuật hát b6"(99 tr 164) Nhu

vậy, xã hội được phản ánh trong loại tuồng này (Tuồng quân quốc - Nguyễn Xuân

Yến thêm) tương ung vỏi xã hội nước ta 6 giai đoạn các thế ky XVI XVII XVIII(98 tr73) Về thời điểm ra đòi của vỏ tuồng Sơn Hậu, Phạm Phú Tiết khẳng

-định: "Tuồng Sơn Hậu đã mượn ý nghĩa lịch sử lúc bấy gio (thoi Trịnh Nguyến phân

tranh) mà diễn ra, "lập tiểu giang sơn " và'xung vương Sơn Hậu" là hai bộ phận làm

cơ cấu chủ yếu của Tuồng" (99 tr164) Tu nhận định đó, tác giả đi đến kết luận: "Vỏ

Trang 29

này phải do tác giả ở khu vực Chúa Nguyễn viết ra"(99 tr159) Chúng tôi thấy luận

_ điểm này còn có vấn đề cần trao đổi, bởi vì cảnh "lập tiểu giang son" và "xung vương

‘Son Hậu" không phải là hai bộ phận làm co cấu chủ yếu của vỏ Tuồng Hiện nay

các nhà hát tuồng diễn vỏ Son Hau thường bỏ đi hai sự kiện này Hơn nữa, khôngchỉ riêng 6 Son Hậu, mà nhiều vỏ tuồng khác cũng có cảnh "lập tiểu giang son" Vấn

đề này sẽ được trở lại 6 chương IV, khi phân tích "Những vấn đề xa hội của Tudng

quân quốc".

Về đặc trung của kịch bản Tuồng cổ, Hoàng Châu Ký viết: "Khái niệm Tuồng

cổ là loại hình cổ nhất hiện nay chúng ta có, như: Son Hậu, Tam nit đồ vương, Đào”

Phi Phụng, Lý Phụng Dinh, Hồ Thạch Phi, đã lưu hành trong dân gian hàng tram

năm nay, đã kinh qua chỉnh lý, nhưng vẫn giũ được các cốt truyện co bản và nhũng

hình tượng nhân vật vốn có từ đầu của nó" Về thủ pháp nghệ thuật biên kịch, ông

_ viết "Tudng cổ có nội dung cung đình và nhân vật phong kiến" Hai thủ pháp chính:

1 Biện pháp đưa nhân vật đến những ngã ba đường để qua hành động chọn đường

của các nhân vật mà tính cách được tô đậm.

2 Sáng tạo những hành động độc đáo của nhân vật để tô đậm tính cách (77 tr32-37)

Điều đáng chú ý 6 đây, Hoàng Châu Ky quan niệm Tuồng cổ là nHững voTuồng quân quốc không gộp cả Tuồng dưới triều Nguyễn vào Vi thế, những quanniệm của ông về phép biên kịch, kết cấu kịch bản, đã được phân tích một cách rõ

ràng,rành mạch:

"Mối xung đột tình nhà nợ nước thường được đưa ra từ đầu làm tiền đề cho

nhiều hành động tâm lý phát triển Kịch bản Tuồng cổ thuộc loại văn chương bác

học, đứng về mặt chủ đề chính trị của Tuồng cổ là pho vua điệt ninh, nêu cao huyết thống đế vương, lấy tam cương ngũ thường làm giềng mối của đạo lý Các kịch bảnTuồng cổ đều khuyết danh nhưng tác giả của nó đều là những nhà văn phong kiến

nắm vững đạo lý thánh hiền, chủ nghĩa trung quân tuyệt đối được đề cao là tiêu

chuẩn đạo đức cao nhất đối với ho"(77 tr49 - 68)

Hoàng Châu Ký còn cho rằng, kịch bản Tuồng cổ có nhũng hạn chế: "Trudc hết

là tính chất siêu hình, trong nội dung tư tưởng, cụ thể là: đã là vua thì phải được bảo

vệ kính trọng, coi đó như là một định lý bất biến Trong các kịch bản Tuồng cổ, không hề có cuộc sống nhân dân Trong Tuồng, không có cả nhân vật chuyển biến,

Trang 30

nhân vật trung gian, là một hạn chế, vì không phản ánh được hiện thực xá hội Mê.

tin dị đoan là một độc tố xã hội khá phổ biến trong kịch bản Tuồng cổ Điều hạn

chế khá quan trọng là các nhân vật chỉ xuất hiện và hoạt động chủ yếu trong mối

quan hệ cang thưởng và biểu hiện những đức tính: Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, còn cuộc sống riêng tư của con người thì ít khi được đề cập đến" (77 tr76 - 77 - 78).

Về nhũng hạn chế của kịch bản Tuồng cổ mà ông Hoàng Châu Ký nêu trên, nếu

như nhìn chung là khá thuyết phục, thì cũng có những điểm cần trao đổi thêm

Chẳng hạn, khi ông cho rằng: Trong các kịch bản Tuồng cổ, không hề có cuộc sống

của nhân dân, không có nhân vật trung gian, nhân vật chuyển hoá tính cách, là một hạn chế, vì không phản ánh được xã hội

Trong cuốn Đặc trưng nghệ thuật Tuồng, Mịch Quang có đưa ra mười đặc điểm

của kịch bản văn học Tuồng, trong đó, chủ yếu thiên về mặt kết cấu, ngôn ngữ kịch

bản, những ván đề về thẩm my, xá hội, đặc biệt là vấn đề dao lý dường như chỉ lướt

qua Về mặt thẩm my, Mich Quang dua ra một luận điềm: "Nghiên cứu văn học

Tuồng, tôi thấy nó phản ánh rõ quan diểm my học của dân tộc mà Lê Qui Don đã

nói:"Theo ta làm tho có ba điều: Tình, cảnh và sự, Tình là người, cảnh là trồi, sự là

hợp cả troi đất mà quán thông" Quan điểm này giống cái mà nhà viết Tuồng ngày

xưa gọi là "thấu tinh đạt ly"(6ng chú thích thêm) Quan điểm này thống nhất với

quan diém"thién nhân hợp nhất"trong vũ trụ quan cổ đại của dân tộc ta (95 45) "

Nó còn có nghĩa là "thấu chủ quan, đạt khách quan," - Nó đặt vấn đề là mối tác

phẩm nghệ thuật phải giải quyết cho được sự thống nhất, cân bằng giữa chủ thể

thẩm mỹ và khách thể thẩm my, phải làm cho hai mặt đối lập ấy quyện vào

nhau (95 tr67) Những đặc trung của kịch bản van học tuồng mà Mich Quang dua ra

là có sức thuyết phục, nhung óng gop Tudng quân quốc trudc triều Nguyến vói

những vỏ tuồng được sáng tác dưới triều Nguyên làm một, để đưa ra những đặc điển

và kết luận chung thì chưa hop lý Vì có những đặc trung, chỉ có 6 Tuồng quân quốc

trước triều Nguyễn, không phải là của Tuồng nói chung Chẳng han, 6 điểm I ông

cho rằng: "Dai bộ phận kịch bản Tuồng cổ thường mang một nội dung khẳng định

và ca ngợi" (94 tr17) Odiém III: "Kịch ban Tuồng đặc biệt chú trong đến cái hậu,

hay là sự tất thắng của lý tưởng chính trị, đạo đức của tác giả" (95 tr33) Nhũng điều

mà Mịch Quang nêu trên là đặc trưng của kịch bản Tuồng quân quốc trước triều

Nguyễn Xét những vỏ Tuồng được sáng tác dưới triều Nguyén, đặc biệt là nhũng vỏ

của Đào Tấn mà ông gộp chung là Tuồng cổ, thi chúng không nhất định chúa đựng

ý nghĩa khẳng định và ca ngợi triều đại phong kiến, v v và v.v

Trang 31

_—— Cùng một xu hướng khẳng định giá trị văn học kịch bản Tuồng " "Hát Bộ"

(Tuồng) không phải là một nghệ thuật mà thôi, hát Bộ là một biển văn chương (88 tr1), "Sự nghiên cúu Tuồng, Chèo hầu như chỉ thu hẹp vào phạm vi sân khấu, mặt

văn học ít được chú ý đến" (53 tr5) Trong cuốn Kịch hát truyền thống nhận thúc ntmột phía, Tất Thắng viết: "Lâu nay các kịch chủng kịch hát dân tộc, kể cả nhũngkịch chủng đã để lại cho kho tăng văn học và kịch Việt Nam những kiệt tác như

Tuồng, Chèo vốn bị xem nhẹ về văn học, thậm chí có khi có người ta đã gat hẳn các

tác phẩm Tuồng, Chèo sang phía sân khấu mà không cho chúng lọt vào cái" hàngrào " văn học " (104 tr50) Tác giả cuốn sách khẳng định: "Rõ ràng là những vỏTuồng, Chèo cổ nổi tiếng ma chúng ta đánh giá cao về phương diện nghệ thuật, đều

là những vỏ có giá trị văn học, và giá trị về kịch học Những cái đặc sắc, độc đáo,cho dù là đến kỳ diệu của Tuồng, Chèo chẳng những không làm lu mồ di mà còn

làm tăng thêm, sống động thêm, nghệ thuật thêm cái giá trị văn học, cái giá trị kịch

học ấy của Tuồng, Chèo." (104 tr66)

IV NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ TUỒNG

1 Trước năm 1945

Năm 1941, Nhà xuất bản Mai Linh Ha Nội cho xuất bản cuốn Sự'rích và nghệthuật "Hát Bộ" cha Doan Nong Tác giả nói rõ mục đích biên soạn cuốn sách 6 phần

Loi nói đầu như sau: "Hát Bộ không phải là nghệ thuật mà thôi, Hát Bộ là một biển

van chương gồm tất cả các lối van vần và van xuôi nữa Thế mà các chương trình

quốc van dạy trong các trường Cao đẳng tiểu học và Trung học có đủ các lối thi ca,

nào văn tế, hát nói, nào x4m nha trò, nói vè v.v., chi tru hát Bộ chưa có

Cái khuyết điểm ấy quá quan trọng, mục dich của chúng tôi là ưóc mong bổ

khuyết chố đó " (88 tr1)

Trong cuốn sách, tác giả giải thích một số danh từ liên quan đến nghệ thuậttuồng, giói thiệu tác giả tuồng và một số đoạn tuồng tiêu biểu Về nguồn gốc, tác giả

đưa ra một số lời kể có tính chất tương truyền, của các nghệ nhân tuồng, chúng minh

rằng Tuồng đã có một thời gian "thôn 6", nghĩa là từng tồn tại 6 dân gian, sau đó

mdi đến thời kỳ vào vương cung Về nguồn gốc ra đời của Tuồng, ông không kết

luận mà đưa ra hiện tượng Lý Nguyên Cát

Năm 1941, Dương Quảng Hàm cho xuất bản cuốn Việt Nam văn học sử yếu,

Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục (Sài Gòn) tái bản lần thú mười, năm, 1968 Trongcuốn sách này, tác giả đã biên soạn một chương về ca Huế và hát Bộ (chương XVI)

Trang 32

-29-X Cine Ham đưa ra một số giả thuyết giải thích nguồn gốc ngữ nghĩa của chữ

_ Tưồng, hát Bội:"Chữ Tuồng có người cho là bởi chữ "tượng" mà ra, vậy Tuồng là

_ đáng dấp, hình dung, cử chỉ của ngudi-ddi xưa Lối Tuồng thường diễn những sự tích

_ oanh liệt hoặc sầu thảm, lời lẽ trang nghiêm, hùng hồn để làm cho người xem cảm

động Lối Tuồng của ta không cho phép "tam nhất trí" (Tam: ba, nhất trí: thu vềmột mối) như là bi kịch của người Pháp" (24 tr170) Dương Quảng Hàm còn trích đăng một số đoạn kịch bản tuồng nhằm giói thiệu các thể loại văn học trong kịch bản Tuồng cố.

Theo sách Há:i Bộ của Huỳnh Khắc Dụng, So khảo lịch sử Tuồng của Hoàng Châu Ký, thì các ông Hoàng Xuân Hãn, Trần Trọng Kim, Huỳnh Tịnh Của và một `

số học giả nước ngoài, đã định nghĩa chữ Tuồng trong các cuốn Tỳ điển Việt - Pháp,

Miệt - Bồ v.v các định nghĩa ấy chúng tôi đã gidi thiệu 6 phần danh ngữ của loại

hình nghệ thuật này.

2 Sau năm 1945.

Phải từ sau năm 1954, vấn đề nghiên cứu Tuồng mỏi thực sự được tiến hành

Trên các báo chí chuyên ngành bắt đầu giỏi thiệu những bài tiểu luận của các nhànghiên cứu về nghệ thuật Tuồng Nhiều bài viết sau này được các tác giả tập hợp lại

thành những cuốn sách:

1

- Năm 1958, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội xuất bản cuốn Tudng và Chèo củaHuỳnh Lý - Hoàng Ngọc Phách Trong cuốn sách này, phần giói thiệu về Tuồng tuycòn ít, nhưng có thể coi đây là cuốn sách đầu tiên, sau năm 1945 đã giỏi thiệu cái

hay, cái đẹp của tuồng.

- Năm 1963, Nhà xuất bản Văn hoá cho ra cuốn Tim hiểu nghệ thuật Tudng

của Mịch Quang Điều đáng chú ý trong cuốn sách này là: ngoài phần gidi thiệu về

nghệ thuật múa, hát, biểu diễn, tác giả đã dua ra nhũng luận điển cho rằng Tuồng

có nguồn gốc xa xưa và hình thành từ xã hội nước Việt thời cổ.

- Năm 1964, theo Báo cáo những vấn đề về Tuồng cùa Viện nghệ thuật Bộ

Văn hoá (Báo cáo tổng kết năm 1964), Phạm Phú Tiết đã biên soạn một tập tài liệunghiên cứu về Tudng Tập tài liệu này nam 1978 Nhà xuất bản Văn hoá đã cho invới tiêu đề Hội thoại về nghệ thuật Tuồng do Hoàng Chương sưu tầm và giỏi thiệu.

Đây là một công trình nghiên cúu về Tuồng có súc thuyết phục, nhiều luận điểmtrong cuốn sách được giới nghiên cứu tuồng tan đồng Cuốn sách có XII chương, từchương I đến chương VI tác giả phân tích các vấn đề: Nguồn gốc ra đời của Tuồng,

Trang 33

- Năm 1970, Kim Lai ấn quán Sài Gòn cho xuất bản cuốn Har Bội của Tuần

Lý Huỳnh Khắc Dụng Cuốn sách được soạn theo hình thức song ngữ (Pháp - Việt),trong đó gồm III phan Phần I, tác giả phê phán thái độ miệt thị, quan điểm sai làmcủa hai người Pháp đối với Tuồng: ông Landes thị trưởng Chg Lón năm 1879 và ôngJules Lemaftre trong Hàn Lâm viện Pháp quốc

Trong phần giỏi thiệu về nguồn gốc ra đòi của Tuồng, ông Huỳnh Khác Dụngdẫn chứng một số đoạn phi chép trong Đại Việt sử ký toàn thu, Việt sử thông giám

cương muc vé nhũng sinh hoạt ca, múa, nhạc tit thoi Lý, Trần Ông khẳng định:

"Bình Định chẳng những là nơi gây rối nhiều nhất cho quan quyền, lại còn là nơi

dùng sân khẩu qua mat kiểm duyệt, Ion tiếng tán dương những trang hào kiệt hy sinh

cho vua chúa, lại mắng vào mặt bon phản quốc xu thời, khán giả lấy làm thả hơi.Nhò đó mà nghệ thuật sân khấu sau khi vượt biên gidi Trung Hoa sang Việt Nam,

như thứ cây lạ, chiết cành đem về trồng xứ ta, hạp phong thổ, rễ bám sâu vào lòng

đất để rồi nảy tược đâm chồi, nghệ thuật ấy khỏi thi là một thú vui vương giả, sau lại thành cơ quan diễn đạt ý dân" (61 tr259) Trong phần này tác giả còn giói thiệu cách

bố trí (trang trí), tổ hát Bội, dàn ngoài (dàn nhạc) y quan, vẽ mặt, giọng hát, văn

chương, tương lai hát Bội v.v Phần II, tác giả gidi thiệu một vài bản nhạc, nhạc cụ

chính, hia, hài và một số quần áo của Tuồng có kèm theo bản vẽ Phần III, tác giả

cho in hai vỏ tuồng Sơn Hậu và Bá Ap Khảo.

Năm 1973, Nhà xuất bản Văn hoá cho ra đồi cuốn So khảo lịch sử Tuồng của

Hoang Châu Ký Day là một công trình nghiên cứu có tinh chất hệ thống, đầu tiên,

về lịch sử Tuồng Mặc dau trong lời nói đầu tác giả đã tự đánh giá:"Thụực chất đây

không phải là cuốn su về nghệ thuật, mà nó chỉ là một tập tư liệu mang ít nhiều tinhchất dẫn luận về vấn đề này" (76 tr10), nhưng cuốn sách thực sự là một công trình có

ý nghĩa khoa học lón Cuốn sách đã giúp cho người đọc nhìn nhận được một cách

tổng quát giai đoạn hình thành và phát triển của Tuồng

Trang 34

Năm 1978, Nhà xuất bản Văn hoá cho ra cuốn Tuồng cổ của Hoàng Châu Ký.

Trong cuốn sách này tác giả da cho in hai văn bản kịch bản Tuồng cổ: Son Hau vàTam nit đồ vuong Theo Hoàng Châu Ký thi đây là các văn bản cổ nhất so với các

van bản khác Trong cuốn sách, tác giả còn có phần tiểu luận giỏi thiệu về: van học

Tuồng cổ, kịch bản Tuồng cổ

- Năm 1978, trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam nila cuốt thế kỳ XVIII nila

đầu thế kỷ XIX cia Nguyễn Lộc do nhà xuất bản Dai Học và Trung Học chuyên

nghiệp ấn hành, tác giả đã soạn một chương (chương XVIII) giới thiệu một cách

tổng quát về nghệ thuật Tuồng

- Năm 1979, Ty Văn hoá Thông tin tỉnh Nghia Binh đã cho xuất bản cuốn Đào

Tấn - Nhà thơ, nghệ sỹ tuồng xuất sắc Day là tập sách in kỷ yếu hội nghị về Đào Tấn

do Bộ Văn hoá Thông tin phối hop vdi tỉnh Nghia Bình tổ chức Tập sách đã in

nhiều bài tham luận về Đào Tấn của các nhà nghiên cứu sân khấu: Hoàng Châu Ký,

Mich Quang, Tất Tháng, Nguyễn Thị Nhung, Hà Văn Cau, Hồ Đác Bich, Huynh Lý

V.V::.

Năm 1980, Nhà xuất bản Văn hoá cho ra cuốn Tưồng hài của Lê Ngoc Cầu.

Trong cuốn sách, ngoài việc in gidi thiệu sáu van bản kịch bản Tuồng hài, tác giả còn có phần tiểu luận phân tích một cách hệ thống về sy ra đời của loại tuồng này

cũng như Tuồng nói chung Tác giả đã có một luận điểm đáng lưu y:"Trén cdssö một

nền nghệ thuật diễn xudng dân gian và kể về sâu rộng của dân tộc, Tuồng của ta,

đặc biệt là Tuồng hai đã được hình thành tù rất lâu đòi Quyết không phải chỉ từ

Lý Nguyên Cát trỏ đi nghệ thuật Tuồng của ta mói hình thành" (52 tr44)

Năm 1980, Nhà xuất ban Văn hoá cho in cuốn 35 năm sân khấu ca kịch cách

mang Tập sách gồm ba bài viết về Tuồng, Chèo, Cải lương của các nhà nghiên cứu

Hoàng Châu Ký, Hà Văn Cau, Hoàng Như Mai."Muc dich của các bài viết nhằm

tổng kết, biểu dương những thành tích chủ yếu của sân khấu ca kich "(58 tr3)

Năm 1981, Ty Văn hoá Thông tin Nghia Binh cho xuất bản cuốn Hi trường tuỳbút của Dao Tấn do ông Đào Thạch Thuy (con trai của Dao Tấn) chấp bút ghi lạimột số bài viết của Dao Tấn, về sy ra đời của Tuồng, ý đồ sáng tác vò Khuê các anhhùng và nhuận sắc lại vỏ tuồng Sơn Hậu."Tôi soạn vỏ Khuê các anh hùng cùng

nhuận sắc tuồng Sơn Hậu là dùng để mia mai luật pháp của bản triều quá tàn bao

khất khe vay"(96 tr19)."Tôi soạn Tuồng "Tinh trung báo quốc" để tặng ông Phan

Đình Phùng Ôi ! ông Phan cương quyết ứng nghĩa, vì nudc quên nhà, hành vi lắm liệt chính khí tỉnh trung có thể sánh với bậc trung thần đời xưa vậy" (17 tr28) v.v

Trang 35

Nam 1984, Nha xuất bản Khoa hoc xã hội cho ra cuốn Mội dung x4 hội và mỹ

học Tuồng đồ của Lê Ngọc Cầu - Phan Ngọc Đây là một công trình nghiên cứu khá

công phu về loại Tuồng đồ Nội dung cuốn sách gồm hai phần co bản: Nội dung

Tuồng đồ - Mỹ học Tuồng đồ Hệ tư tưởng Tudng đồ - Ý nghĩa xã hội của Tuồng

đồ Phần mỹ học: Những nguyên lý co bản Nghệ thuật cấu trúc - Ngôn ngũ Tudng

đồ - Nghệ thuật biểu diến - Mỹ học tiếng cười Về mặt phương pháp luận, các tác

giả cuốn sách đã tiếp cận đối tượng: "như một hiện tượng văn hoá Để làm điều đó,

chúng tôi xét Tuồng đồ trong mối quan hệ với các hiện tượng văn hoá khác như

Tuồng thầy, văn hoá dân gian, hội hoạ dân gian, tư tưởng nhân dân" (53 tr383).

Năm 1986, Viện nghệ thuật sân khấu cho xuất bản cuốn Mấy vấn đề về sân

khấu truyền thống của Hoàng Chương Cuén sách này tập hop nhiều bài tiểu luận

phê bình của tác giả về Tuồng đã từng đăng rải rác trên báo và tạp chí chuyên ngành.

Năm 1987, S6 Văn hoá Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng cho xuất bản cuốn

Nguyễn Hiển Dinh - nhà hoạt động sân khấu Tuồng lỗi lạc Đây là tập ky yếu Hộinghị hội thảo về Nguyễn Hiển Dinh, do Bộ Văn hoá Thông tin và tỉnh Quảng Nam -

Da Nẵng tổ chức Tập sách đã in nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu sân khấu về thân thế, sự nghiệp, tài năng, và những đóng góp nghệ thuật của Nguyễn

Hiển Dinh a

Năm 1988, Sở Văn hoá Thông tin Phú Khánh xuất bản cuốn Đặc trưng nghệ

thuật Tuồng cha Mich Quang Trong cuốn sách, tác giả tập hop tất cả các ý kiến của

mình về Tuồng từ trưóc đến nay Ngoài các chương giói thiệu về múa, hát, nghệ thuật biếu diễn của Tuồng, phương pháp sân khấu Tuồng, tác giả đành một phầnnghiên cứu về kịch bản van học Tuồng Mich Quang dua ra mười đặc điểm của kịch

bản tuồng, những đặc điểm này đã được nói 6 mục liên quan đến đề tài

Năm 1993, Nhà xuất bản Sân khấu xuất bản cuốn Kịch hát truyền thống nhậnthúc tầ một phía cha Tất Thắng Trong cuốn sách, tác giả đã phân tích các khia

cạnh: Vấn đề nhận thúc kịch hát truyền thống - Tính hiện đại của kịch hát truyền

thống - Bản chất văn học của kịch hát truyền thống Phần II của cuốn sách, tác giả

còn phân tích: Bản sắc độc đáo của ngôn ngữ chèo và mục: Góp thêm vào một đặc

trưng của Tuồng Về nghệ thuật Tuồng, tác giả da có nhiều kiến giải thuyết phục, tácgiả khẳng định:"Bây giò, trên con đường di tìm đặc trưng của Tuồng về mặt ngôn

ngữ đối thoại, chúng ta đã thấy một noi ẩn nau của nó là 6 nói lối và hát, nhất là 6

Trang 36

-33-hát là nơi hội tu ink Tudng, nơi đông đặc không khí Tudng là nơi quá trình Tudng

hoá được thực hién."(104 tr207+208) Trưỏc đó tác giả đã chúng minh sự khác biệt

giữa nói lối và hát của Chèo va Cải lương Phần kết luận cuốn sách tác giả viết: Tuồng, một nghệ thuật có cả một hệ thống ngôn ngũ tổng hợp nhiều yếu tố

nhằm đạt đến cái mục đích nghệ thuật tối cao Sáng tạo một thế giỏi khác biệt tràn đầy màu sắc va không khí nghệ thuật cing là không khí Tuồng mà lâu nay chúng ta

thường nói" (104 tr224).

Năm 1993, Nhà xuất bản sân khấu cho in cuốn Di tim vẻ đẹp của sân khấutruyền thống cia tác giả Hoàng Chương Day là cuốn sách tuyển chọn, nhiều bài tiểư

luận, phê bình và tuỳ bút sân khấu của tác giả đã từng phát biểu trong các cuộc hội

thảo, hoặc đăng rải rác trên các tạp chí, báo mấy năm gần đây.

Năm 1993, Viện sân khấu cho in cuốn Nghệ thuật Tuồng - chặng đường phát

triển Dây là tập sách kỷ yếu Hội thảo khoa học 40 năm Tuồng cách mạng do Bộ

Văn hoá Thông tin và tỉnh Bình Định phối hợp tổ chúc năm 1993 tại Bình Định.

Cuốn sách đã in nhiều bài tham luận của các nhà nghiên cứu về thành tựu, hạn chế

của các don vị Tuồng trong bốn mươi năm gin giũ va phát triển.

Ngoài nhũng công trình nghiên cúu nói trên, còn có một số cuốn sách ghi lại

cuộc đời hoạt động nghệ thuật tuồng của các nghệ si nổi tiếng như: Nguyễn NhoTuy, Sáu Lai, Ngô Thị Liéu, Nguyễn Quang Tốn, Bạch Trà, Lê Bá Tùng v.v Một sốcuộc hội thảo về nghệ thuật Tuồng đã được Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Việnsân khấu, các Sỏ, Ty Văn hoá Thông tin: Bình Định, Quảng Nam - Đà Nẵng,

Khánh Hoa, Hà Bac, Thanh Hoá va các Nha hát tuồng tổ chức, có văn bản lưu tru.

Cũng có khá nhiều bài viết nghiên cứu, phê bình về tuồng đăng trên các tạp chí,

báo, 6 trung ương và địa phương mà luận án không có điều kiện giói thiệu được hết,

một số được ghi trong phần thư mục tham khảo của luận án

Có thể rút ra một vài nhận xét về vấn đề lịch sử nghiên cứu Tuồng.

Ngoài một số ghi chép it di trong các bộ sử sách cũ về nghệ thuật ca, múa, nhạc

từ thoi Ly, Trần, khoảng đầu thé ky XX trỏ lại đây, nhất là từ sau năm 1954 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về tuồng.Ít hoặc nhiều, các vấn đề về lịch sử, danh

ngữ, đề tài, thể loại, đặc trung kịch bản, nghệ thuật biểu diễn của tuồng đã được dé cập tdi Nhiều vấn đề rất co bản của tuồng đã được gai kết với nhiều luận điểm khoa học thuyết phục, mặc dầu vẫn không ít, ngay cả một vài vấn đề khá co bản còn

Trang 37

nan giải, còn tranh luận Diều đó phản ánh một không khí nghiên cứu khoa học sôi

nổi và lành mạnh về thể loại kịch hát truyền thống giá trị bậc nhất này.

Riêng về đề tài quân quốc, các công trình nghiên cứu trên đã có bàn tdi, nhưng

ít khi bàn một cách trục tiếp Một số công trình của Hoàng Châu Ký, Lê Ngọc Cầu,

Phan Ngọc, Mịch Quang, Tất Thắng v.v viết về đặc trưng, nghệ thuật xây dụng

hình tượng v.v của các vỏ tuồng Son Héu, Tam nit đồ vương những vò mà luận

án này gọi là Tuồng quân quốc Nhưng nói đến đề tài quân quốc vôi nghĩa đích thực

như nghĩa 6 luận án này thi mdi thấy 6 một hai công trình, trong đó có các công

trình của Giáo sư Tất Thắng Chẳng hạn trong tham luận hội thảo khoa học về nhà.

soạn tuồng Nguyễn Hiền Dinh, Giáo su viết: "Nhu thế, V6 Hung Vương là vỏ Tuồng

cung đình với đề tdi quân quốc Tuồng cổ đã tù giã đề tài quân quốc dé budc sang

một thời kỳ mdi."(102 tr127).

Tuy còn ít nhà nghiên cứu nói đến đề tài quân quốc nhưng nhiều vấn đề, có khi

cả những vấn đề khá co bản trong các vỏ tuồng mà luận án này gọi là Tudng quân

quốc lại đã được các học giả ít nhiều bàn đến khi viết về Tuồng nói chung Diều đó

cũng thật đơn giản vì những vỏ Tuồng điển phạm nhất, tiêu biểu nhất, hấp dẫn nhất,

bạo liệt nhất thường tập trung 6 đề tài quân quốc Các công trình nghiên cứu về

Trang 38

nan giải, còn tranh luận Điều đó phản ánh một không khí nghiên cứu khoa học sôi

nổi và lành mạnh về thể loại kịch hát truyền thống giá trị bậc nhất này

Riêng về đề tài quân quốc, các công trình nghiên cứu trên đã có bàn tỏi, nhưng

ít khi bàn một cách trực tiếp Một số công trình của Hoàng Châu Ký, Lê Ngọc Cầu,

Phan Ngoc, Mich Quang, Tất Thắng v.v viết về đặc trung, nghệ thuật xây dựng

hình tướng v.v của các vỏ tuồng Sơn Hậu, Tam nit đồ vương những vo mà luận

án này gọi là Tudng quân quốc Nhung nói đến đề tài quân quốc với nghĩa đích thực

như nghĩa 6 luận án này thi mdi thấy 6 một hai công trình, trong đó có các công

trình của Giáo su Tất Thắng Chẳng hạn trong tham luận hội thảo khoa học về nhà.

soạn tuồng Nguyễn Hiển Dinh, Giáo sư viết: "Nhu thế, Vo Hùng Vuong là vò Tuồng

cung đình với đề tài quân quốc Tuồng cổ đã tù giả đề tài quân quốc dé budc sang

một thồi kỳ mới."(102 tr127).

Tuy còn ít nhà nghiên cứu nói đến đề tài quân quốc nhưng nhiều vấn đề, có khi

cả những vấn đề khá cơ bản trong các vỏ tuồng mà luận án này gọi là Tudng quân

quốc lại đã được các học giả ít nhiều bàn đến khi viết về Tuồng nói chung Diều đócũng thật đơn giản vì nhũng vở Tuồng điển phạm nhất, tiêu biểu nhất, hấp dẫn nhất,

bạo liệt nhất thường tập trung 6 đề tài quân quốc Các công trình nghiên cứu vềtuồng không nhũng không thé bỏ qua nhũng vỏ tuồng ấy mà còn coi nó như nhũngluận chúng thể hiện rõ nhất những hang số giá trị của Tuồng Luận án, vi thế đã tiếp

nhận được một số kiến giải của các nhà nghiên cứu chuyên ngành bàn về đề tai quân

quốc một cách không tự giác.

Trang 39

nan giải, còn tranh luận Điều đó phản ánh một không khí nghiên cứu khoa học sôi

nổi và lành mạnh về thể loại kịch hát truyền thống giá trị bậc nhất này

Riêng về đề tài quân quốc, các công trình nghiên cứu trên đã có bàn tdi, nhưng

ít khi bàn một cách trực tiếp Một số công trình của Hoàng Châu Ký, Lé Ngọc Cầu,

Phan Ngoc, Mich Quang, Tất Thắng v.v viết về đặc trung, nghệ thuật xây dụng

hình tướng v.v của các vỏ tuồng Son Hậu, Tam nit đồ vương những vỏ mà luận

án này gọi là Tưồng quân quốc Nhung nói đến đề tài quân quốc vôi nghĩa đích thực

như nghĩa 6 luận án này thi mdi thấy 6 một hai công trình, trong đó có các công trình của Giáo sư Tất Thắng Chẳng hạn trong tham luận hội thảo khoa học về nhà.

soạn tuồng Nguyễn Hiển Dinh, Giáo sư viết: "Nhu thế, Vo Hùng Vương là vò Tuồng

cung đình với đề tdi quân quốc Tuồng cổ đã tit gid đề tài quân quốc dé bước sang

một thồi kỳ mdi."(102 tr127).

tuồng không những không thể bỏ qua nhũng vỏ tuồng ấy mà còn coi nó như nhũngluận chứng thể hiện rõ nhất nhũng hang số giá trị của Tuồng Luận án, vi thế đã tiếp

nhận được một số kiến giải của các nhà nghiên cứu chuyên ngành bàn về đề tai quân

quốc một cách không tự giác.

Trang 40

CHUONG II

NHUNG VAN ĐỀ THẤM MỸ TRONG TUỒNG QUAN QUỐC

Tuồng quân quốc phản ánh nhiều trạng thái tình cảm của con người: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, 6, dục Tuy nhiên tính thẩm mỹ nổi bật là chất bi - hùng Cái hài chỉ là một yếu tố xen kẽ thường diễn ra trong các lóp phụ, nó không trò thành yếu tố chủ đụo như trong Tuồng dân gian.

Cũng như các hình thúc văn hoa nghệ thuật khác, kịch bản Tuồng quân quốc lấy

đời sống xã hội và con người làm đối tượng để phản ánh và sáng tạo Nhung "vùng

đất để khai thác và gieo trồng ", các tác giả Tuồng quân quốc lại hướng vào các

vấn đề "quốc gia dai sự" trong xa hội phong kiến Rồi thông qua đó, phản dnh những

mâu thuẫn và sự lựa chọn cách ứng xử của tầng lúp sĩ phu quí tộc, trong quá trình

bảo vệ thể chế quân quyền và đạo lý chính thống.

i TÍNH THẤM MỸ QUA ĐỐI TUONG PHAN ANH VÀ SÁNG TẠO CUA KỊCH RAN 'TUỒNG

QUẢN QUỐC

Tuồng quân quốc chủ yếu phản ánh nhũng vấn đề "quốc gia đại sự", trong đó

đối tượng chính là tầng lớp sĩ phu quí tộc phong kiến Tuồng quân quốc mở dau làcảnh đất nước bình yên, sau đó vua già yếu, rồi bang hà Thái su đầu triều đã có

âm mưu thoán đoạt từ lâu, nhân cơ hội vua chết, lại chưa có Hoàng tử kế hghiép,

han liền cướp ngai vàng để lập ra một triều đại khác Nhũng ngưöi trung thành vớitriều đại trước, quyết tâm bảo vệ Hoàng tử, họ tụ tập nhau tại một vùng căn cú, rồi

sau đó tiến hành công cuộc "phục quốc" kết thúc là những người trung thần khôi

phục được triều đại chính thống, Hoàng tử lên ngội vua, đất nước trỏ lại bình yênnhư trước Tuy trong từng vỏ có những chi tiết khác nhau, nhưng nhìn chung,

Tuồng quân quốc có mô típ sự kiện cơ bản giống nhau.

Trong tuồng đã có một bài vè, về kết cấu kịch bản :

"- Vua băng Ninh tiến

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN