1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình)

194 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình)
Tác giả Lê Thị Minh Thảo
Người hướng dẫn GS.TS. Đỗ Quang Hưng, PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân, PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 49,54 MB

Cấu trúc

  • 1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong luận án (28)
  • Chương 2: LÝ LUẬN VE CONG TAC TON GIÁO VÀ THỰC TIEN CÔNG (0)
    • 3.3. Nhận xét chung về công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình (113)
    • 4.1. Dự báo xu hướng về tình hình tôn giáo và những van đề đặt ra (123)

Nội dung

Cuốn sách đã khái quát một cách hệ thốngsau tôn giáo lớn ở nước ta, từ sự ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thứchành đạo, cơ cấu tô chức giáo hội của các tôn giáo.Cuốn

Một số khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong luận án

Tùy từng mục tiêu nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về tôn giáo Ở đây tác giả luận án không đi sâu vào việc bàn luận khái niệm đó, mà chủ yếu nhằm lựa chọn một định nghĩa thích hợp trên bình diện công tác tôn giáo ở Việt Nam Trong giáo trình CNXHKH, khái niệm tôn giáo được định nghĩa như sau: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội bao gồm có ý thức tôn giáo lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở, hành vi và các tổ chức tôn giáo - nghĩa là, nói đến tôn giáo là nói đến cộng đồng người có chung niềm tin vào thế lực siêu nhiên, huyền bí; có hệ thong giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tô chức xã hội.

Tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt giữa chúng chỉ là tương đối Trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành vẫn đặt cả hai vấn đề trong một văn bản quy phạm pháp luật nên trong quá trình nghiên cứu, trong nhiều trường hợp tác giả luận án sử dụng cụm từ tín ngưỡng, tôn giáo khi bình luận hoặc trích dẫn.

(2) Tín ngưỡng: Mặc dù luận án không bàn nhiều đến vấn đề tín ngưỡng song cũng cần nói đến khái niệm này bởi giữa tín ngưỡng, tôn giáo có mối liên hệ và sự chuyển hóa trong những bối cảnh nhất định Trong trường hợp khi hai khái niệm này đi liền nhau thành tin ngưỡng tôn giáo thì được hiểu theo nghĩa là sự tin theo một tôn giáo nào đó.

Tin ngưỡng là hệ thong những niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào cái "siêu nhiên" để giải thích thế giới, với ước muốn mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.

(3) Mê tín dị đoan: là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực lượng siêu nhiên đên mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân

23 tinh, phản văn hóa Trong khuôn khổ luận án, tác giả cũng không bàn nhiều đến van đề này nhưng vì trên thực tế hiện tượng mê tín dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo nên cần phải quan tâm.

Việc xác định hiện tượng mê tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cực của nó Do đó, trong công tác tôn giáo, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thì chúng ta phải phê phán và loại bỏ đần mê tín đị đoan nhằm làm lành mạnh hóa đời sống tỉnh thần xã hội.

(4) Quyên tự do tín ngưỡng tôn giáo: Nếu xét theo ngữ nghĩa và hiểu theo nghĩa đơn giản, Quyển tự do tín ngưỡng tôn giáo là sự bảo đảm tính độc lập của tôn giáo đối với các thể chế quyền lực, bảo đảm tôn giáo thoát ly mọi sự cấm đoán, han chế, ràng buộc Quyền con người trên lĩnh vực tôn giáo cần được hiểu theo hai chiều cạnh là tr đo tôn giáo và tự do hoạt động tôn giáo Nếu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền bất khả xâm phạm là quyền tuyệt đối thì quyền tự do hoạt động tôn giáo chưa bao giờ và chưa ở đâu là tuyệt đối mà đều phải có giới han, giới hạn từ phía tôn giáo nơi người đó tin theo và giới hạn từ phía chính quyền.

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quyên chính trị dân sự, được ghi nhận trong tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, được tái khẳng định trong công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Liên hiệp quốc 1966 Việt Nam đã tham gia vào các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng, và được chuyền tải rõ nét trong luật pháp.

(5) Hệ thong chính trị: O Việt Nam, phải đến Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khóa VI (1989), khái niệm hệ thống chính trị lần đầu tiên được đề cập trong Nghị quyết, đánh dấu sự thay đổi về nhận thức lý luận của Đảng: Hệ thống chính trị là hệ thống các tô chức, các đoàn thể chính trị - xã hội do Đảng lãnh đạo được lập ra từ Trung ương tới địa phương, cơ sở, được luật pháp thừa nhận và bảo vệ, hoạt động công khai, nhằm thực hiện và phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

Quan niệm trên là khá rõ rang về cơ cấu tổ chức, hệ thống chính trỊ nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân và Hội cựu chiến binh.

(6) Chính sách tôn giáo: Chính sách tôn giáo là thuật ngữ dé chi thái độ va sự ứng xử của nhà nước đối với tôn giáo Ở Việt Nam hiện nay, chính sách tôn giáo được thể hiện ở chủ trương, đường lối của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo.

(7) Vận động quân ching tin đô, chức sắc: là hoạt động tuyên truyền, giải thích nhằm thuyết phục tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước; hợp tác và tham gia cùng chính quyền giải quyết các vụ việc phức tạp nảy sinh trong thực tiễn công tác tôn giáo.

(8) Quản lý nhà nước về tôn giáo:

Nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật dé tác động điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tô chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thê quản lý.

Nghĩa hẹp: Là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp) dé điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tô chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật.

LÝ LUẬN VE CONG TAC TON GIÁO VÀ THỰC TIEN CÔNG

Nhận xét chung về công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh mà trong lịch sử cũng như hiện tại, đời sống tôn giáo đều có những dau ấn đậm nét Noi mà các quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội trải qua những thăng tram lịch sử và nhiều biến cố Do đó, những thành tựu đạt được trong công tác tôn giáo thời gian qua là nỗ lực rất lớn của hệ thống chính trị ở địa phương mà đầu mối quan trọng là Ban Tôn giáo tỉnh Việc đánh giá những ưu điểm trong công tác tôn giáo ở đây có ý nghĩa mang giá trị phổ biến cả về lý luận và thực tiễn.

Một là, về công tác chỉ đạo, lãnh đạo sát hợp với đặc điểm và tình hình tôn giáo địa phương của hệ thống chính trị trên cơ sở chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nước Nhận thức về tôn giáo của hệ thống chính trị có thay đôi tích cực Biết đặt niềm tin vào quần chúng tín đồ, chức sắc, gạt bỏ những định kiến, mặc cảm, không xúc phạm tới tình cảm tôn giáo; trân trọng những giá trị của tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Thực tiễn cho thấy, nơi nào hệ thống chính trị có nhận thức và quan hệ ứng xử cởi mở, hiéu biết lẫn nhau với chức sắc các tôn giáo thi nơi đó hoạt động tôn giáo 6n định, các phong trào thi đua yêu nước trong vùng đông đồng bào có đạo đạt hiệu quả, ít xảy ra các “điểm nóng” tôn giáo.

Hai là, công tác vận động quân chúng, nhất là chức sắc hiệu quả Đây là bài học đã được rút ra trong lịch sử đấu tranh gian khó của nhân dân Ninh Bình cùng với cả nước ở những thời điểm lịch sử khắc nghiệt (1945 -1954; 1954 -1975) Cùng

106 trong xu thế chung của cả nước trong công cuộc Đổi mới với những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có vấn đề tôn giáo, Ninh Bình thành công trong công tác tôn giáo khi Đảng bộ và chính quyền các cấp luôn coi trọng công tác tôn giáo trong tông thể công tác chính trị - xã hội của tỉnh Đặc biệt ở khâu giáo dục nhận thức cho cán bộ, quần chúng về sự Đồi mới, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, coi cốt lõi trong công tác tôn giáo là công tác vận động quan chúng tin đô, chức sắc.

Ba là, thực hiện tốt phương châm lấy tôn giáo giải quyết vấn đề tôn giáo. Thông qua việc vận động, tranh thủ chức sắc, đặc biệt là chức sắc cao cấp để giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo Quan tâm đối thoại, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chức sắc, xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện, với chức sắc tôn giáo Khi xảy ra những vụ việc phức tạp, cán bộ chủ chốt trong công tác tôn giáo của tỉnh kịp thời xử lý mềm dẻo, linh hoạt, không để tạo cớ xảy ra điểm nóng, nghiêm khắc xử lý những cán bộ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời cũng trao đổi với người đứng đầu tổ chức tôn giáo ở địa phương sao cho sinh hoạt tôn giáo đúng với luật định Biéu dương, khen thưởng kịp thời với chức sắc, nhà tu hành có những thành tích và đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bon là, quan tâm giải quyết các dé nghị chính đáng đáp ứng nhu cau sinh hoạt tôn giáo của đông bào theo tôn giáo trên cơ sở quy định của pháp luật.

Những kiến nghị, đề xuất chính đáng của chức sắc, tín đồ tôn giáo, thuộc thầm quyền của cấp nao thì cấp đó phải quan tâm chỉ đạo, có trách nhiệm giải quyết dứt điểm, phù hợp với thực tiễn, đúng pháp luật Tránh để sự việc dây dưa kéo dài làm mắt lòng tin của chức sắc, đồng bào các tôn giáo.

Ninh Binh là địa phương làm tốt công tác tôn giáo, dé đạt được kết quả đó là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, do sự đối mới trong công tác tôn giáo Dang, Nha nước đã sớm đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn về tôn giáo, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của đại đa số đồng bào có đạo, giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình có cơ sở vững chac dé làm tôt công tac tôn giáo.

Chú trọng công tác vận động chức sắc và tín đồ tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, tham gia công tác xã hội nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa tô chức tôn giáo với chính quyền, đồng thời xây dựng sự đoàn kết trong thôn xóm giữa những người có đạo với những người không có đạo, giữa các tôn giáo với nhau Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện cởi mở với các tổ chức tôn giáo thông qua các hoạt động như tổ chức các hoạt động thê thao; tổ chức giao lưu chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo với lãnh đạo chủ chốt các cấp Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tô chức giao lưu văn nghệ với chức sắc, tín đồ hai tôn giáo tạo sự cởi mở trong các mối quan hệ, đồng thời cùng chung tay góp sức bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

Thứ hai, có sự phối hợp kịp thời của các cơ quan ban ngành trong tỉnh. Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, có sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của Ban Tôn giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh,

Sở tài nguyên - Môi truờng, Sở Văn hóa thông tin, Sở Tư pháp, các sở ban ngành của tỉnh và huyện, thị xã đã chủ động giải quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động tôn giáo.

Thứ ba, công tác xây dựng, củng có lực lượng chính trị và các tổ chức đoàn thé ở vùng giáo được day mạnh Việc xây dựng lực lượng cốt cán ở vùng có đông đồng bào theo đạo được chú trọng quan tâm, nhất là xây dựng mô hình “Dân vận khéo ở vùng giáo” Cốt cán của ngành nào, ngành đó chủ động Hầu hết lực lượng cốt cán đã phát huy hiệu quả trong vùng đồng bào có đông đồng bào theo tôn giáo.

Thứ tư, tăng cường dau tư phát triển kinh tế, xã hội, nhất là ở vùng có đông dong bào theo tôn giáo Trên cơ sở những chủ truơng, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Ninh Bình đổi mới nhận thức về tôn giáo, đã nhanh chóng cụ thé hóa kip thời, đưa ra các chương trình hành động, các quy định, quyết định cho phù hợp với tình hình địa phương Ngay từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm tới phát triển du lịch Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XII (tháng 8/1992), Đại hội đã quyết định các mục tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ “Sắp xếp lại thương nghiệp, day mạnh xuất khâu, phát triển du lịch” [3, tr.131] Từ đó đến nay, hàng loạt các Nghị quyết, quyết định được

110 ban hành nhằm đây mạnh phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh gắn với hai trung tâm tôn giáo lớn Tòa Giám mục Phát Diệm và quần thể chùa Bái Đính và hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ cô kính có giá trị văn hóa nổi bật, nhằm nâng cao đời sông cho người dân, trong đó có tín đồ tôn giáo.

Tinh day mạnh phát triển kinh tế, xây dựng mô hình phù hợp với từng vùng, tăng cường phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng da dạng ngành nghề, phát triển các làng nghề ở các địa phương, nhất là nuôi trồng thủy, hải sản ở ven biên Kim Sơn; phát triển kinh tế đồi rừng ở Nho Quan; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các xã nâng cấp trường học, cơ sở khám chữa bệnh, công trình nước sạch, các công trình phúc lợi, vui chơi thé dục, thé thao; tập trung xóa nha tranh tre, vách đất cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, Các chương trình, dự án trên đã từng bước góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, nhất là đồng bào các tôn giáo ở địa phương.

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Dự báo xu hướng về tình hình tôn giáo và những van đề đặt ra

4.1.1 Cơ sở khoa học dự bao

Sự thay đôi của đời sống kinh tế chính chị xã hội trên thế giới, nhất là sự tác động của toàn cầu hóa Cùng với sự gia tăng của toàn cầu hóa kinh tế, kéo theo là chính trị, văn hóa, xã hội trong đó có toàn cầu hóa tôn giáo Các nhà nghiên cứu cho rằng: trong đời sống tôn giáo thế giới hiện nay đã xuất hiện những hiện tượng vô cùng mới mẻ như sự phá vỡ các đường biên giới, quốc gia, khu vực về địa - tôn giáo; sự đa dạng hóa hệ thống tôn giáo đi liền quá trình cải đạo, đổi đạo, tính xuyên quốc gia,

Hơn nữa, bản thân tôn giáo trong logic nội tại cũng thay đổi đề thích nghi với hoàn cảnh như Công giáo với Công đồng Vatican II, đã thổi luồng gió mới cho đời sông của tôn giáo này trên toàn thế giới, Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cởi mở hơn trong chính sách tôn giáo và luật pháp nên thị trường tôn giáo của mỗi nước cũng phát triển hơn Cá nhân, các nhóm xã hội khác nhau cũng có điều kiện dé lựa chọn và chuyên đôi tôn giáo Cân nói thêm răng, mở cửa hội nhập cũng khiên cho

118 người có tôn giáo ở Việt Nam hiện nay không còn xa lạ với bat cứ sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, cho đến những phát kiến khoa học, những sự kiện tâm linh của thế giới Công giáo là một tôn giáo điển hình của mô hình “tôn giáo có thé chế”, có giáo luật chặt chẽ bậc nhất Nhưng ngày này “nếp sống đạo” của người Công giáo cũng đã có những thay đối cùng với sự phát triển của đất nước va cũng của chính ban thân tôn giáo này, nói như Linh mục Nguyễn Hữu Thy “Cả đất nước đang phải chuyên mình canh tân và đôi mới từng ngày như thế, Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng cần phải có những canh tân và chỉnh đốn cần thiết, kịp thời, chứ Giáo hội không thê tự an ủi và tự ru ngủ mãi trong những cách thức hành đạo và “sốt sắng” theo thói quen như trong quá khứ được Bởi vì Giáo hội không phải là một tháp ngà khép kín và sứ mệnh của Giáo hội không phải là nhằm bảo toàn mọi quá khứ” [Dẫn theo 60, tr.148].

Phật giáo là một tôn giáo với chủ trương lấy trí tuệ làm sự nghiệp, nếu nói theo ngôn ngữ ngày nay, thật sự Phật giáo đã thé hiện tinh thần toàn cầu hóa, thé hiện tinh thần ty đuyên nhưng bát biến như các nhà truyền giáo thé nghiệm khang định Không như nhiều tôn giáo khác, Phật giáo có thể thích ứng và đồng hành trong thời kỳ hiện nay dễ dàng từ bản chất học thuyết đến thực tiễn thành trì Do yêu cầu cạnh tranh với các tôn giáo có xu hướng toàn cau, Phật giáo được tổ chức lại trong từng quốc gia, và cũng đã có tô chức mang tính quốc tế Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề chung như xu hướng đa nguyên, thế tục hóa, hiện đại hóa thì

Phật giáo Việt Nam còn chịu tác động mạnh mẽ của xu hướng thương mại hóa tôn giáo, mà cụ thể là các dịch vụ tâm linh Tình hình tôn giáo trên thế giới có nhiều biến động sẽ tác động không nhỏ tới đời sống tôn giáo Việt Nam cũng như ở các địa phương - nơi mà những hoạt động tôn giáo diễn ra hàng ngày, đặc biệt là mối liên hệ trong những tôn giáo mang tính toàn cầu.

Ninh Bình với sự tồn tại lâu đời của hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo, trong điều kiện mới, hai tôn giáo chính ở Ninh Bình sẽ có điều kiện phát triển, hội nhập tiếp nối vị thế của hai tôn giáo này đã có trong lịch sử dân tộc Là một tỉnh năm ở vị trí địa lý thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam, là địa bàn

119 trung chuyên của hệ thống tự nhiên cũng như giao thoa Bắc - Nam, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, trong đó có du lịch tâm linh.

Hai tôn giáo với bề dày truyền thống của mình trên mảnh đất Cố đô xưa, cùng với đặc điểm của dân tộc và xu thế của thời đại, Phật giáo và Công giáo sẽ vươn lên phát triển xứng đáng với vị thế của mình, nhưng dù phát triển theo khuynh hướng nào thì xu thế tôn giáo đồng hành cùng dân tộc vẫn là xu hướng chủ đạo, ngược lại, bất cứ tôn giáo nào ở Việt Nam dù là ngoại nhập hay nội sinh muốn tồn tại và phát triển không thê đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc Đó là mong muốn của Nhà nước và cũng là của các tín đồ, chức sắc tôn giáo chân chính đã được minh chứng qua thăng trầm lịch sử dân tộc vì một Việt Nam giàu mạnh, là mái nhà chung cho các tín đồ tôn giáo cũng như những người không theo cùng hòa hợp dé xây dựng đất nước.

4.1.2 Dự báo xu hướng tình hình tôn giáo trong nước và tỉnh Ninh Bình

* Dự báo tình hình tôn giáo trong nước

Trong các dự báo khoa học liên quan đến xu hướng vận động của tôn giáo, có ý kiến còn cho rằng thé kỷ XXI là thé kỷ của đời sống tâm linh Những bién động của tình hình tôn giáo thế giới cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tôn giáo ở

Việt Nam Theo các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam hiện nay tôn giáo đang bộc lộ những xu hướng cơ bản sau đây:

Xu hướng vận động da chiều của các tôn giáo: Sinh hoạt tôn giáo đang diễn biến theo nhiều khuynh hướng khác nhau: bảo thủ và đôi mới, thoái trào và phục hưng, cạnh tranh và hợp tác với nhiều hình thức khác nhau Bản đồ “dia tôn giáo” nước ta cũng có khuynh hướng xáo trộn, trước đây đời sống tôn giáo ở Tây Nam Bộ và Tây Nguyên sôi động với nhiều chiều cạnh khác nhau thì những năm gần đây Tây Bắc cũng được coi là trong điểm của công tác tôn giáo Theo tác giả Nguyễn Hong Dương “xuất hiện cộng dong tôn giáo, dân tộc moi” Trước đây, hầu hết các dân tộc thiểu số theo tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống Sau này, theo thời gian các tôn giáo dần thâm nhập vào những vùng đồng bào dân tộc thiểu số hình thành

120 các cộng đồng tôn giáo - dân tộc Người Chăm theo Islam giáo tách ra thành hai khối: Chăm Bani, Chăm Islam Gần đây có thêm cộng đồng Chăm theo Công giáo. Ở Tây Nguyên, tình hình cũng diễn ra tương tự, trong một tộc người có bộ phận theo Công giáo, một bộ phận theo Tin Lành, một bộ phận vẫn giữ tín ngưỡng truyền thống Ở khu vực Tây Bắc, cũng nổi lên hiện tượng Người Mông theo đạo Tin Lành và người Mông giữ tín ngưỡng truyền thống Sự xuất hiện các cộng đồng tôn giáo - dân tộc làm nảy sinh mâu thuẫn giữa những cư dân cùng một tộc người nhưng lại theo tôn giáo khác nhau [37, tr.136].

Niềm tin tôn giáo quay trở lại, tín đồ các tôn giáo ngày một gia tăng Cùng với đó xuất hiện nhiều “hiện tượng tôn giáo mới” hay còn gọi là “đạo lạ” Hiện tượng tôn giáo mới đa dạng, phong phú, kéo theo nó là những hoạt động hết sức phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo mà còn tạo nên những hệ lụy về kinh tế-xã hội, đôi khi cả về chính trị.

Xu hướng thế tục hóa và hiện đại hóa: Thế tục hóa là quá trình thích nghỉ của tổ chức giáo hội các tôn giáo với những điều kiện dang thay đổi của thế giới đương đại Các tôn giáo ngày càng tích cực tham gia vào những hoạt động xã hội, tiến vào thế giới hữu hình, trực diện với cuộc sống va đang cố gắng giải quyết những vấn đề trần thế như hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường, Thế tục hóa còn được hiểu là sự biến mắt dần của tư tưởng tôn giáo, cảm giác và hình ảnh thu được từ sự hiểu biết về sự vật trên thế gidi khiến tôn giáo không còn tồn tại như một lực lượng độc lập, hoặc nếu không chỉ giới hạn ở sự thờ phụng cái siêu việt trừu tượng. Kết quả là con người trải nghiệm các nghĩa vụ, giải quyết và tổ chức cuộc sống hàng ngày không cần đến các thần linh.

Hiện đại hóa xã hội tất yếu đưa đến hiện đại hóa tôn giáo Về mặt tô chức, tôn giáo tiến hành cải cách dé thích ứng với thể chế xã hội hiện đại Tôn giáo áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ dé phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, từ truyền đạo cho đến trao đổi thông tin giữa các tô chức tôn giáo với nhau,

Xu hướng tôn giáo trở về với dân tộc: Các tôn giáo ngày càng gắn bó với dan tộc, đồng hành cùng dân tộc Bên cạnh đó, trong thời kỳ mở cửa, hội nhập hiện nay

121 các quốc gia muốn “bảo vệ” mình trước những làn sóng văn hóa mới cần phải ra sức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua nhiều hình thức, trong đó có hình thức tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống mới có sức đề kháng chống lại sự bành trướng của văn hóa ngoại lai Các tôn giáo nước ta một mặt cải cách đổi mới dé phù hợp với thực tiễn, mặt khác, cũng đang trở về phong tục, truyền thống, lễ hội dân gian,

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ Hệ thong tổ chức từ năm 2008 đến nay - Luận án tiến sĩ Triết học: Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình)
thong tổ chức từ năm 2008 đến nay (Trang 186)
Hình mới. - Luận án tiến sĩ Triết học: Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình)
Hình m ới (Trang 188)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w