1.Giới thiệu 1.1 Giới thiệu chung về ngộ độc thực phẩm.Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MÔN: DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Lương Huỳnh Như
Nguyễn Minh Quân
Gv hướng dẫn: Nguyễn Thị Thơ
Trang 21.Giới thiệu 1.1 Giới thiệu chung về ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi tên
thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia , … Nó cững có thể coi
là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phâm bị ô nhiễm hay nói khác đi là thức ăn, thức uống có chứa độc chất, độc tố vượt quá giới hạn an toàn
thực phẩm cho phép
Trang 3Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Trang 51.3 Tình trạng ngộ độc ở việt nam và thế giới hiện nay.
việt nam:
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với
7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong Năm 2017, cả nước xảy ra 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc, trong đó có 24 trường hợp tử
vong, giảm về số vụ, số người mắc nhưng tăng số người tử vong.
Ngày 2/8/2022, Bệnh viện 199, Bộ Công an đóng tại thành phố Đà Nẵng
tiếp nhận, cấp cứu 34 người trong trạng thái nghi ngộ độc thực phẩm
như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, không sốt Nghi ngờ ngộ độc thực phẩm
nên các bác sỹ Bệnh viện 199 đã tiến hành cấp cứu, xử lý
Trang 6 Thế giới.
Ước tính có khoảng 600 triệu - gần 1 trên 10 người trên thế giới bị mắc bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và khoảng
420 000 người chết mỗi năm Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp
nhất do tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm gây ra,
khoảng 550 triệu trường hợp mắc bệnh và 230.000 trường hợp tử
vong do tiêu chảy hàng năm.
Năm 2011, một chủng mới của Escherichia Coli đã gây ra vụ bùng
phát ngộ độc thực phẩm mà khu vực ảnh hưởng phần lớn nằm ở
miền Bắc nước Đức Khoảng 4.000 người nhiễm bệnh trong đó
có 53 người đã tử vong.
Trang 72.Ngộ độc thực phẩm do hóa chất trong nhóm nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và động vật
2.1 Nguyên nhân, nguồn lây nhiễm và phát triển
- Ngộ độc do nhiễm kim loại nặng.
Trang 8Nguồn nước bị ô nhiễm
Trang 9Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
Trang 10Sữa bị nhiễm melanin
Trang 11• Ngộ độc do nhiễm kim loại nặng: thủy ngân, chì, cadimi,…gây tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng
- Nguyên liệu dùng chế biến thực phẩm không đảm bảo
tiêu chuẩn VSATTP.
- Kỹ thuật sản xuất, chế biến không đảm bảo vệ sinh an
toàn (máy móc thiết bị, ghép mí với bao bì kim loại )
- Do đồ chứa đựng, bảo quản, nấu nướng làm nhiễm kim
loại nặng vào thực phẩm, nhất là trong môi trường acid.
- Do các hợp chất hóa học (HCl trong SX nước tương)
- Do nước có hàm lượng các ion kim loại nặng
- Do một số thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng: thủy sản,
cá, rau, quả từ môi trường ô nhiễm
Trang 12Ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật: phospho hữu cơ, clo hữu cơ, carbamat, pyrethroid,… gây ra các bệnh ung thư, bệnh thần kinh,…
- Dùng để phun xịt lên cây trồng để trừ sâu , kích thích tăng trưởng … khi thu hoạch
còn tồn dư lại
- Dùng trong bảo quản để diệt mọt hại lương thực … còn tồn dư lại
Thực phẩm nhiễm chất kháng sinh
- Có sẵn trong thực phẩm ở trạng thái tự nhiên (sữa, mật ong,
dâu tây, táo, hành, rau cải,
- Có thể nhiễm lẫn vào thức ăn do thức ăn tiếp xúc với môi trường
dùng để bảo quản thực phẩm (kháng sinh được cho vào đá để
bảo quản cá tươi, cho vào bao bì vỏ ngoài của phomat để chống
lên men mốc)
Trang 13- Có thể tồn dư trong thực phẩm do sử dụng kháng sinh để
phòng trị bệnh trong quá trình chăn nuôi gia súc; khi giết thịt.
- Kháng sinh đôi khi được cho thẳng vào thực phẩm với mục đích
ức chế, tiêu diệt vi sinh vật để bảo quản thực phẩm.
- Kháng sinh có tác dụng chủ yếu đối với vi khuẩn, tác dụng
đối với
nấm mốc, nấm men tương đối yếu.
Trang 14Thực phẩm nhiễm hormone và các chất kích thích giống như hormone
- Hormon sinh dục cái (oestrogen, oestron và oestradion, progesteron) và
hormon sinh dục đực (testosterone): tác động lên sự đồng hóa, giữ lại
nước, chất béo và chất khoáng.
- Các hormon tổng hợp gồm có: Hexoestrol; dietyl-stibestrol Cho thú ăn
hoặc cấy dưới da cũng đưa đến sự tăng trọng nhanh ở gà trống và bê
đực Trong sự tăng trọng đó có sự tích mỡ nhiều Sau này khi thí nghiệm
trên chuột cho ăn nhiều dietyl-stibestrol gây ra bệnh ung thư Vì vậy trong hội nghị vệ sinh y tế thế giới, người ta cấm sử dụng 2 loại oestrogen tổng
hợp dưới bất cứ hình thức nào, dù cho ăn hay cấy dưới da.
Trang 15- Hợp chất Natrium-Salicilat cũng được các nhà khoa học Tiệp Khắc và
Đức nghiên cứu ứng dụng vào thức ăn kích thích sự tăng trọng tích lũy.
Đến nay người ta đã giải thích khá rõ cơ chế là do natrium-salicilat kích thích tuyến thượng thận tiết ra hormon ACTH là một corticoid, chính chất
này mới kích thích tăng trọng Ngoài ra người ta còn sử dụng chất
Dezamethazol (một dẫn xuất của corticoid) đưa vào thức ăn để heo tăng
trọng nhanh.
Trang 16Thực phẩm nhiễm melanin
- Do ô nhiễm: việc sử dụng các loại dụng cụ có liên quan với chất dẻo để chế biến hoặc chứa đựng thực phẩm ở các điều kiện nhiệt độ và pH khác nhau có thể làm thôi nhiễm melamine từ dụng cụ đó đi vào thực phẩm, hoặc vào
trong nước, rồi từ nước đi vào thực phẩm Theo con đường này, hàm lượng melamine nhiễm vào thực phẩm không đáng kể.
- Do gian lận thương mại: Điều này có thể khẳng định chắc chắn, vì khi bổ sung 1% melamine vào sữa bột sẽ làm tăng lên 4,13% protein thô Những
nhà sản xuất gian lận lợi dụng việc kiểm tra hàm lượng protein trong sữa
thông qua hàm lượng protein thô để bổ sung melamine vào sữa nhằm làm
tăng lợi nhuận Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ ngộ độc thực
phẩm domelamine, đặc biệt là các vụ ngộ độc melamine trong sữa bột thời gian qua
Trang 17
- Ngộ độc do kim loại Asen
- Nguyên nhân Asen đi vào cơ thể
- • Asen có trong tự nhiên, trong thức ăn, nước
- uống, nhất là trong các loài nhuyễn thể với liều
- lượng rất thấp (không gây độc).
- • Asen trong đất (1 - 40 ppm), cao hơn (do tích tụ)
- nếu đất nhiễm thuốc trừ sâu có chứa As lâu ngày
- • Trong rau quả, hạt cốc, thịt và sản phẩm sữa bò
- có chứa <0,5 ppm – đôi khi lên đến 1 ppm
- (Underwood, 1977).
- • Trong cá biển (2,6 – 9,1 ppm), cá nước ngọt
- (0,75 ppm)
Trang 18Nguyên nhân chì đi vào cơ thể
▪ Chì có sẵn trong tự nhiên hay do ô nhiễm môi trường:
nhiễm vào trong thức ăn, vào cơ thể động vật và người
▪ Lượng chì vào cơ thể một người trưởng thành khoảng từ0,25 đến 0,35 mg từ 2 nguồn chính:
o Nhiễm độc chì qua con đường thức ăn, nước uống: khẩuphần ăn hằng ngày chứa trung bình 0,0033-0,005 mg/kgthể trọng (ngày càng giảm)
o Nhiễm độc chì do không khí bị ô nhiễm: (xe hơi đốt cháyxăng pha chì, khói công nghiệp): khoảng 0,0013 mg/kg thểtrọng (ngày càng tăng)
Trang 19Sự ngộ đôc chì
- Rối loạn quá trình tổng hợp Prophyrin và nhân hem trong hemoglobin.
- Trở ngại trong sự tổng hợp protein và globin.
- Tăng sự phá vỡ màng tế bào, nhất là tế bào máu, tế bào tinh trùng và tế bào trứng làm cho tuổi thọ tế bào ngắn lại.
- Làm thay đổi chức năng nội tiếc của cơ thể, làm mất khả năng
Trang 20- Ngộ độc cấp tính (liều cao): ít gặp (Hàm lượng chì acetat ăn vào cơ thể
25 - 30 mg mới xuất hiện ngộ độc) Triệu chứng đầu tiên thấy có vị ngọt, sau đó cảm thấy có vị chát, tiếp theo có cảm giác nghẹn ở cổ, rát miệng, thực quản, dạ dày Sau đó bắt đầu nôn ra với chất chứa màu trắng(kết tủa clorua chì) Tiếp theo là những cơn đau bụng dữ dội, đi tiêu chảy,
phân có màu đen (màu sulfur chì), sau đó mạch yếu, tê chân tay, kế đến
là co giật, động kinh, chết ngay sau 36 giờ • Cấp cứu tại chỗ: uống natri sulfat hoặc magnesium sulfat, sau đó phải chở ngay nạn nhân đến bệnh viện để giải độc kịp thời.
- Ngộ độc mãn tính: do ăn TP, nước uống có chứa một lượng chì, ít và
liên tục trong thời gian dài; làm việc ở nơi phải tiếp xúc với chì thường xuyên (nhà máy acqui) Chỉ cần mỗi ngày cơ thể hấp thu 1 mg chì trở
lên, sau một vài năm sẽ có những triệu chứng đặc hiệu (Hơi thở thối,
sưng lợi răng, có viền đen ở lợi, da vàng, thường đau bụng, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên, tay bị biến dạng, mạch yếu, nước tiểu ít, trong nước tiểu có porphyrin Phụ nữ trong thời kỳ sinh sản rất dễ bị sẩy thai
Trang 21Các lý do nhiễm
• Do công nghiệp sản xuất khí clo và natri hydroxyt bằng điện
phân, mà trong đó có một điện cực là thủy ngân
• Do công nghiệp sản xuất giấy có dùng muối phenyl thủy ngân để diệt nấm mốc, diệt rong rêu, vi khuẩn, hoặc do công nghiệp sản
xuất các muối thủy ngân dùng trong kỹ nghệ hóa học
• Do nông nghiệp sử dụng thuốc trừ sâu diệt nấm có gốc thủy
ngân để phun lên cây trồng
• Mỗi năm toàn thế giới sản xuất ra trên 9.000 tấn thủy ngân,
khoảng 5.000 tấn sẽ rơi vào các đại dương Điều nguy hiểm nhất là thủy ngân nhiễm bẩn không khí ở trạng thái nào đi nữa cũng
chuyển hóa để trở thành dẫn xuất metyl thủy ngân và dẫn xuất này
sẽ nhiễm vào trong thức ăn, vào trong cơ thể động vật và khi người
ăn chúng sẽ nhiễm vào cơ thể người
Trang 22Diclo etan
Diclo etan dùng để diệt nấm mốc và sâu mọt hại lúa mì, gạovới liều lượng 0,1 kg/1m3
Không được còn dư lượng trong
lương thực trước khi đưa lương thực ra sử dụng
❖ Cấp cứu tại chỗ khi bị ngộ độc:
• Đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng, cởi bỏ quần áo, làm hô hấpnhân tạo nếu cần thiết, sau đó đưa bệnh nhân đi bệnh viện đểtiếp tục cứu chữa
Trang 242.2 Tác hại.
- Đối với thực phẩm :
• Làm giảm chất lượng
• Ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm
• Có thể bị mất chất dinh dưỡng, làm tăng phân hủy các vitamin C, B1
• Bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn…
- Đối với sức khỏe con người, động vật :
• Gây ngộ độc
• Mắc các bệnh hiểm nghèo
• Bệnh ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh,…
Trang 25• Khi động vật ăn phải sẽ bị nhiễm chất độc sẽ mau chết, chất đề kháng suy giảm, chậm lớn.
• Ảnh hưởng đến năng suất của vật nuôi khi ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn
2.3 Biện pháp đề phòng, cách xử lý.
rửa thực phẩm kĩ trước khi chế biến, nấu chín để tiêu diệt vi khuẩn
Trang 262.4 Phương pháp phát hiện nhanh các tác nhân gây ngộ độc
- Thực phẩm nhiễm hóa chất => Thay đổi màu sắc, không được tươi, có mùi khó chịu, thay đổi về mùi vị khi chế biến
- Kiểm tra sàn lọc melamine trong sữa bằng phương pháp elisa
lắc đều và quan sát bằng mắt thường
=> Nếu xuất hiện kết tủa vàng Hàm lượng chì trong sản phẩm lỏng lớn hơn hoặc bằng 0,5 mg/ml
Trang 27+ Quản lí các lò giết mổ lớn nhỏ phải đảm bảo ATVSTP, rõ nguồn gốc.
+ Quản lí các nơi sản xuất rau củ từ nhỏ đến lớn, đảm bảo nguồn nước tưới, phân thuốc vừa phải, không sử dụng các chất tăng trưởng.
+ Chọn thực phẩm tươi, sạch, ít nhiễm khuẩn…
Trang 28TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 29Câu 1: Động cơ nào làm cho thực phẩm bị nhiễm chất hóa học ?
A Các chất như thủy ngân, chì trong các nhà máy thải ra biển, từ đó nhiễm vào các loại hải sản.
B Các sản phẩm nông sản được trồng trọt không khoa hoc, sử dụng các hóa chất để giảm thời gian thu hoạch, tăng năng suất.
C Do lượng hóa chất của thuốc trừ sâu còn tồn
đọng lại trong thực phẩm.
D Tất cả các ý trên đều đúng.
Trang 30Câu 2: Tác hại của thực phẩm khi bị nhiễm hóa chất có nguồn gốc từ thực vật, động
vật đối với con người ?
A Ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm
B Bị mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm
C Mắc các bệnh hiểm nghèo, lâu dài sẽ gây ung thư.
D Làm giảm năng suất của thực phẩm.
Trang 31Câu 3: Các biện pháp để đề phòng thực phẩm bị nhiễm hóa chất trong thực vật ?
A Chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất sứ
B Không cần chế biến, nấu chín
C Sử dụng các loại hóa chất mạnh hơn để làm sạch thực phẩm
D Chọn những loại thực phẩm giảm giá, vì khi đó các hóa chất trong thực phẩm sẽ
bay bớt đi.
Trang 32
Câu 4: Ngộ độc chì, thủy ngân, Asen thường được lây
qua các con đường nào vào thực phẩm?
A Môi trường không khí.
B Môi trường nước.
C Môi trường đất.
D B và C đều đúng.
Trang 33Câu 5: Đâu là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có trong hóa chất có
nguồn gốc từ thực vật, động vật ?
A Ngộ độc do vi khuẩn và độc tố của chúng gây ra.
B Do thực phẩm giàu chất đạm, giàu chất béo, chất đường bột bị biến
chất, hư hỏng.
C Ngộ độc do chất độc hình thành trong qua trình chế biến, ngộ độc thực
phẩm do phụ gia.
D Do hóa chất bảo vệ thực vật.
Trang 34Câu 6: Đâu là điều kiện thuận lợi cho các thực phẩm từ động
vật bị nhiễm hóa chất gây ngộ độc thực phẩm ?
A Sử dụng nguồn nước sạch để chăn nuôi và giết mổ gia súc.
B Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thịt tươi
Trang 35Câu 7: Nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm thực phẩm như rau, củ, quả bị nhiễm kim
loại nặng ?
A Do các thực phẩm bị dập nát trong quá trình vận chuyển nên bị nhiễm kim loại
nặng từ không khí
B Các thực phẩm rau, củ, quả để lâu dài, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch nên bị
nhiễm kim loại nặng
C Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được trồng trọt bằng nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng, trong quá trình chế biến không được sử dụng nước sạch
D Các thực phẩm để lâu không được tưới, sẽ bị héo úa và nhiễm kim loại nặng
Trang 36Câu 8: Câu nào sau đây là đúng ?
A Do một số thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng: thủy sản,
cá, rau, quả từ môi trường ô nhiễm, về lâu dài sẽ gây các bệnh ung thư.
B Tác hại của ngộ độc thực phẩm đối với con người sẽ làm mất đi các chất dinh
dưỡng có trong thực phẩm.
C Nguyên liệu dùng chế biến thực phẩm đảm bảo
tiêu chuẩn VSATTP sẽ làm cho sản phẩm gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Trang 37Câu 9: Câu nào sau đây là sai ?
A Thức ăn do thức ăn tiếp xúc với môi trường dùng để bảo quản thực phẩm (kháng
sinh được cho vào đá để bảo quản cá tươi, cho vào bao bì vỏ ngoài của phomat để chống lên men mốc) có thể bị nhiễm kháng sinh.
B Các hormon tổng hợp gồm có: Hexoestrol; dietyl-stibestrol,…cho vật nuôi ăn sẽ tăng trọng nhanh, từ đó gây ra các bệnh ung thư.
C Ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật: phospho hữu cơ, clo hữu cơ, carbamat,
pyrethroid sẽ gây ra các bệnh ung thư, bệnh thần kinh,…
D Ngộ độc thực phẩm nói chung, ngộ độc do hóa chất trong nhóm nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và động vật nói riêng đang là vấn đề không đáng quan tâm ở việt nam và trên thế giới
Trang 38Câu 10: Có bao nhiêu nguyên nhân làm cho thực phẩm bị
nhiễm hóa chất từ nguồn động thực vật ?
A 3
B 5
C 4 D.8
Trang 39Câu hỏi tự luận:
Câu 1 : Kể tên các loại ngộ độc do hóa chất trong nhóm nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật, động vật ?
- Ngộ độc do nhiễm kim loại nặng.
Trang 40Câu 2 : Làm cách nào để giúp nhận biết các loại thực phẩm đã bị nhiễm các loại hóa chất ?
- Dựa vào vẻ bề ngoài, thay đổi màu sắc, không được tươi, có mùi khó
chịu, thay đổi về mùi vị khi chế biến.
Câu 3 : Bạn hiểu như thế nào về ngộ độc thực phẩm, biểu hiện ?
- L à các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và
cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn,
uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất,
Trang 41Câu 4 : Tác hại của ngộ độc do hóa chất trong nhóm nguyên liệu có nguồn gốc
từ thực vật, động vật đối với con người ?
- Gây ngộ độc
- Mắc các bệnh hiểm nghèo
- Bệnh ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh,…
Câu 5 : Biện pháp để hạn chế và kiểm soát tình trạng ngộ độc do hóa chất
trong nhóm nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và động vật ?
+ Quản lí các lò giết mổ lớn nhỏ phải đảm bảo ATVSTP, rõ nguồn gốc.
+ Quản lí các nơi sản xuất rau củ từ nhỏ đến lớn, đảm bảo nguồn nước tưới, phân thuốc vừa phải, không sử dụng các chất tăng trưởng.
+ Chọn thực phẩm tươi, sạch, ít nhiễm khuẩn…