1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu về nguồn gốc nhà nước vàphân tích tình huống pháp luật thực tế

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khi Nhà nước được cho là được tạo ra bởi Thượng đế, thì mọi người sẽ tuân theo quyền lực tuyệt đối của Nhà nước một cách tự nguyện.- Có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

- -

BÀI TẬP NHÓMHọc kỳ 1/2023-2024MÔN: NHẬP MÔN LUẬT HỌC

TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC VÀPHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT THỰC TẾ

Trang 3

2.2.2 CÁC MỐI QUAN HỆ PHÁP LUẬT TIÊU BIỂU & THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 12 2.2.2.1 QUAN HỆ DÂN SỰ TIÊU BIỂU 12

2.2.2.2 QUAN HỆ HÀNH CHÍNH TIÊU BIỂU 13

2.2.2.3 QUAN HỆ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TIÊU BIỂU 15

2.2.2.4 QUAN HỆ LAO ĐỘNG TIÊU BIỂU 17

2.3 VI PHẠM PHÁP LUẬT 17

2.3.1 Vi phạm pháp luật của bà L 17

2.3.2 Dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Võ Thanh Quan 18

3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

4 LỜI CẢM ƠN 22

Trang 4

1 NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

Nhà nước đã tồn tại từ rất xa xưa trong các cộng đồng con người qua nhiều hình thức khác nhau Cho đến hiện nay, nhiều học giả vẫn còn tranh luận về nguồn gốc thực sự của nó Nhóm em xin trình bày những thông tin tìm hiểu được về nguồn gốc hình thành và ví dụ vận dụng của những học thuyết này trên thực tế.

1.1 THUYẾT THẦN QUYỀN1.1.1.NGUỒN GỐC

Là học thuyết lâu đời nhất về nguồn gốc Nhà nước, đã xuất hiện và phổ biến nhất vào thời kỳ ra đời của những quốc gia đầu tiên như Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà Học thuyết này được đề cập sớm nhất trong Kinh Cựu ước.

1.1.2.NỘI DUNG

Học thuyết này có cho rằng tất cả mọi thứ trên thế giới đều được một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra mà Nhà nước chính là sản phẩm của lực lượng siêu nhiên đó tạo ra và cho nó quyền lực siêu nhiên để duy trì trật tự của thế giới Các nhà tư tưởng theo thuyết này (Ph Acvin, Masiten, Koct Phlore, ) cho rằng lực lượng siêu nhiên đã sắp đặt mọi trật tự trong xã hội và sáng tạo ra Nhà nước thể hiện ý chí của lực lượng siêu nhiên đó với nhiệm vụ bảo vệ trật tự chung của xã hội bằng quyền lực siêu nhiên, vô hạn, vĩnh cửu, bất biến được giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Chính điều này đã khiến các nhà tư tưởng có sự khác nhau trong lý giải về học thuyết này, tạo nên các trường phái khác nhau.

Các trường phái về học thuyết Thần quyền

- Phái quân quyền: Phái này cho rằng lực lượng siêu nhiên đã trao trực tiếp quyền lực cai trị dân chúng cho vua – người đại diện cho Nhà nước Vì vậy mà quyền lực của vua là tuyệt đối, là duy nhất.

- Phái giáo quyền: Phái này cho rằng lực lượng siêu nhiên đã trao cho quyền lực siêu nhiên cho Giáo hội với nhiệm vụ thống trị dân chúng bằng quyền thống trị về mặt tinh thần và trao quyền lực thống trị về mặt thể xác cho vua – người đại diện cho Nhà nước Vì vậy dù có mối quan hệ lệ thuộc giữa Nhà nước và giáo hội, giáo hội vẫn là bên có quyền lực và lực tác động lớn hơn Nhà nước.

Trang 5

- Phái dân quyền: Phái này cho rằng lực lượng siêu nhiên trao cho mọi người quyền lực như nhau và Nhà nước là những người được ủy thác, trao một phần quyền lực mà đại diện là vua Nhân dân chấp nhận phục tùng vua và đồng thời vua cũng phải chăm lo đến lợi ích của nhân dân nếu không sẽ bị dân chúng lật đổ và chọn một vị vua mới.

Theo học thuyết này, Nhà nước là vĩnh cửu, không thể thay đổi.

1.1.3.VÍ DỤ

Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan

Ngày 15/08/2021, Taliban - tự xưng là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan đã đánh vào thủ đô Kabul và giành chiến thắng Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan chính thức giải thể và Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan được tái lập Đây là một quốc gia theo Hồi giáo Sharia một cách hà khắc, được xem như là một trong số các ví dụ cho học thuyết Thần quyền hiện nay.

1.1.4.NHẬN XÉT

a Ưu điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách đơn giản, dễ hiểu Theo học thuyết thần học, Nhà nước được tạo ra bởi Thượng đế, do đó có tính hợp pháp và quyền lực tuyệt đối.

- Tạo ra sự ổn định trật tự xã hội Khi Nhà nước được cho là được tạo ra bởi Thượng đế, thì mọi người sẽ tuân theo quyền lực tuyệt đối của Nhà nước một cách tự nguyện.

- Có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội bằng cách thống nhất, đoàn kết và duy trì trật tự cộng đồng các dân tộc khác nhau có chung tín ngưỡng.

b Nhược điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách duy tâm, không có cơ sở khoa học - Không giải thích được sự thay đổi của Nhà nước trong quá trình phát triển.

- Có thể bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị Học thuyết thần học có thể được sử dụng để biện minh cho sự chuyên chế và áp bức của giai cấp thống trị.

1.2 THUYẾT GIA TRƯỞNG1.2.1.NGUỒN GỐC

Hầu như tất cả các khái niệm mà cung cấp nguồn gốc của lý thuyết của Nhà nước, có nguồn gốc từ XVII - XVIII thế kỷ, khi nhân loại đang trên bờ vực của sự chuyển đổi vào một kỷ nguyên mới Tuy nhiên, có một lý thuyết về nguồn gốc của Nhà nước, cơ sở gia trưởng trong đó có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại và Rome.

Trang 6

1.2.2.NỘI DUNG

Theo học thuyết này, Nhà nước là mô hình của một gia đình mở rộng Thông thường một gia đình cần phải có một người đứng đầu và xã hội cũng vậy cụ thể là vua,tù trưởng… và quyền lực của vua cũng giống với quyền lực của người đàn ông đứng đầu gia đình đối với các thành viên trong gia đình Theo đó, Nhà nước ra đời để giúp nhà vua quản lý xã hội, đảm bảo trật tự và quản lý các quyền lợi của thành viên trong xã hội.

1.2.3.VÍ DỤ

Vương quốc Ả Rập Xê Út

“Xê Út” (Saud) trong tên của quốc gia này ý chỉ đây là quốc gia của Hoàng tộc Saud (“Xê Út”) Quốc vương sẽ truyền ngôi vị của mình cho các Thái tử Trong mọi trường hợp, ngôi vị sẽ không được truyền cho người nằm ngoài Hoàng tộc Do đó, đây là một ví dụ minh họa cho học thuyết Gia trưởng còn tồn tại hiện nay.

1.2.4.NHẬN XÉT

a Ưu điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách đơn giản, dễ hiểu.

- Nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo trong xã hội Theo học thuyết gia trưởng, Nhà nước ra đời là do nhu cầu cần có một người lãnh đạo mạnh mẽ để bảo vệ xã hội và duy trì trật tự.

- Có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội thông qua việc duy trì trật tự cộng đồng.

b Nhược điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách duy tâm, thiếu cơ sở khoa học - Không giải thích được sự thay đổi của Nhà nước trong quá trình phát triển.

- Nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo một cách quá mức, có thể dẫn đến độc tài Học thuyết gia trưởng có thể được sử dụng để biện minh cho sự chuyên chế và áp bức của người lãnh đạo.

1.3 THUYẾT BẠO LỰC1.3.1.NGUỒN GỐC

Trang 7

Từ xưa đến nay các cuộc đấu tranh trong lịch sử xâm lược hầu hết đều sử dụng bạo lực để xâm chiếm lãnh thổ giữa các thế lực, các thế lực bại trận sẽ mất đi lãnh thổ và làm nô bọc cho các thế lực thắng trận, từ đó bên thắng trận sẽ tạo ra một hệ thống đặc biệt nhằm để quản lí các thế lực bại trận và phục vụ lợi ích của họ đây là mở đầu cho thuyết bạo lực về sự hình thành nên Nhà nước Đại diện cho học thuyết này là các nhà tư tưởng như Gumplovich, Kauxky, Hume,…

1.3.2.NỘI DUNG

Thuyết bạo lực cho rằng vũ lực là cơ sở của sự thống trị, là nguyên nhân sinh ra Nhà nước Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ hệ quả của quá trình sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác và thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (Nhà nước) duy trì quyền lực và để nô dịch thị tộc chiến bại.

1.3.3.VÍ DỤ

Xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Xung đột giữa Ấn độ và Trung Quốc hiện nay vẫn còn đang căng thẳng leo thang, tuy rằng lãnh đạo hai nước có chủ ý kiểm soát mức độ nghiêm trọng của vụ việc Hiện nay, xung đột bạo lực này đang không có phát sinh việc sử dụng vũ khí nóng vì hiệp ước mà hai bên đã ký, tuy nhiên vẫn xuất hiện những ẩu đả bằng vũ khí lạnh giữa quân đội biên giới gây thương vong cho cả hai phía Xung đột này vừa có nguồn cơn từ tranh chấp lãnh thổ và vừa có động cơ liên quan đến kinh tế Kết quả xung đột này có thể dẫn đến sự áp đảo và áp đặt của quốc gia thắng cuộc lên đối phương và dẫn đến lợi ích kinh tế - chính trị đáng kể cho bên thắng.

Bên cạnh đó, hiện nay thế giới đang chứng kiến hai cuộc chiến tranh rất nóng, là những ví dụ rất thích hợp cho học thuyết Bạo lực, đó là:

- Chiến tranh giữa Nga và Ukraine

- Chiến tranh giữa Israel và Hamas (thuộc Palestine)

1.3.4.NHẬN XÉT

a Ưu điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách đơn giản, dễ hiểu

- Nhấn mạnh vai trò của bạo lực trong sự hình thành và duy trì Nhà nước Theo học thuyết bạo lực, Nhà nước ra đời là sự thiết lập trật tự và thống trị của một nhóm người đối với một nhóm người khác, bằng vũ lực nếu cần thiết.

- Thừa nhận cách thức thường được sử dụng để giải quyết các xung đột trong xã hội

b Nhược điểm

Trang 8

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách đơn giản, chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố khách quan Học thuyết bạo lực chỉ giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở yếu tố khách quan là bạo lực, mà không xem xét đến các yếu tố khác như sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân chia giai cấp, - Cho rằng mọi Nhà nước đều được hình thành dựa trên bạo lực Trong thực tế, có một số Nhà nước

không được thành lập trên cơ sở bạo lực, chẳng hạn như các Nhà nước cộng hòa dân chủ - Có thể bị lợi dụng để biện minh cho sự áp bức, đàn áp của Nhà nước đối với các đối tượng bất

đồng chính kiến,…

1.4 THUYẾT TÂM LÝ1.4.1.NGUỒN GỐC

Học thuyết Tâm lý về nguồn gốc của Nhà nước được phổ biến và đại diện bởi những nhà Tâm lý học, Xã hội học, Triết học tiêu biểu như Leon Petrażycki, Gabriel Tarde, Sigmund Freud,… vào cuối thế kỷ 19 -đầu thế kỷ 20.

1.4.2.NỘI DUNG

Nội dung cơ bản của học thuyết này lý giải rằng Nhà nước là tổ chức của những người sở hữu năng lực vượt trội có nhiệm vụ lãnh đạo xã hội trong các hoạt động đối nội và đối ngoại Nhà nước hình thành dựa trên nhu cầu tâm lý của hầu hết con người nguyên thủy khao khát được phụ thuộc, phục tùng và tuân theo sự dẫn dắt bởi những người như các thủ lĩnh, giáo sĩ,… trong các vận động sinh tồn và phát triển Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đóng vai trò trấn áp một số cá nhân có động cơ hung hăng có thể gây tổn hại đến cộng đồng hoặc mong muốn sử dụng bạo lực làm công cụ thiết lập quyền lực thống trị.

1.4.3.VÍ DỤ

Vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica

Cambridge Analytica là một công ty con thuộc một công ty mẹ ở Anh quốc Từ năm 2014, công ty này đã thực hiện thu thập dữ liệu cá nhân và tương tác của khoảng 87 triệu người dùng Facebook, trong đó có hơn 70 triệu người dùng là công dân Mỹ.

Cambridge Analytica bị cáo buộc sử dụng trái phép những dữ liệu trên đã can thiệp vào sự kiện Brexit và kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 - giúp Donald Trump đắc cử Công ty này đã sử dụng dữ liệu thu thập được của người dân để lập hồ sơ tâm lý cho từng người, sau đó phân phối nội dung quảng cáo phù hợp với từng nhóm đối tượng để tác động đến nhận thức chính trị của họ nhằm đạt mục tiêu lấy phiếu bầu của đại biểu, cử tri

Trang 9

Đây là một ví dụ tiêu biểu, điển hình trong việc ứng dụng công nghệ cao để khai thác yếu tố tâm lý của con người, vận dụng học thuyết Tâm lý để tác động đến quốc gia cũng như can thiệp đến Nhà nước.

1.4.4.NHẬN XÉT

a Ưu điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách khoa học dựa trên những quy luật tâm lý con người - Nhấn mạnh vai trò của nhu cầu tâm lý, ý thức xã hội trong sự hình thành Nhà nước Theo học

thuyết tâm lý, Nhà nước là một tổ chức được hình thành trên cơ sở ý thức xã hội, cụ thể là ý thức hợp tác và đoàn kết.

b Nhược điểm

Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách đơn giản, chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố khách quan Học thuyết tâm lý chỉ tập trung phóng đại yếu tố tâm lý, mà không xem xét đến các yếu tố khác như sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân chia giai cấp,

1.5 THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI1.5.1.NGUỒN GỐC

Học thuyết khế ước xã hội có nguồn gốc từ thời cổ đại với những ý tưởng đầu tiên được tìm thấy trong các tác phẩm của Plato, nhưng được phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào thế kỷ 17 và 18, với các đại diện tiêu biểu như Thomas Hobbes, John Locke, Jean-Jacques Rousseau Trong đó Thomas Hobbes được xem là một trong số những người đầu tiên đưa ra thuyết khế ước xã hội để lý giải nguồn gốc Nhà nước.

1.5.2.NỘI DUNG

Học thuyết này cho rằng Nhà nước ra đời là kết quả của một bản hợp đồng (khế ước) được kí kết giữa các thành viên sống trong xã hội không có Nhà nước về việc xác lập, giám sát và kiểm soát quyền lực Nhà nước, tức Nhà nước là do dân thành lập nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của thành viên sống trong xã hội Nếu Nhà nước không làm tốt vai trò của mình, những quyền và lợi ích của nhân dân bị xâm phạm thì nhân dân có quyền xóa bỏ khế ước và lập nên một khế ước mới.

Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) cho rằng, Nhà nước ra đời là do thỏa thuận giữa các cá nhân trong xã hội để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng Theo Rousseau, trong trạng thái tự nhiên, con người sống trong tình trạng bình đẳng, không có sự phân chia giai cấp Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, các giai cấp đã xuất hiện, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng Để giải quyết tình trạng này, con người đã thỏa thuận với nhau để hình thành Nhà nước, trao cho Nhà nước quyền lực để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng.

Trang 10

1.5.3.VÍ DỤ

Bầu cử tại New Zealand

Tại New Zealand, tỉ lệ số ghế trong Quốc hội của một Đảng bằng với tỉ lệ mà Đảng đó được dân bầu Trong trường hợp không có Đảng nào chiếm đủ tỉ lệ tối thiểu theo quy định (61 trên 121 ghế) thì cần phải liên minh với Đảng khác để thành lập chính phủ mới Quá trình bầu cử được tổ chức cả trực tiếp tại điểm bầu cử lẫn trực tuyến.

Hiện nay, New Zealand đang bàn thảo dự luật hạ độ tuổi được quyền tham gia bầu cử xuống để thúc đẩy sự đóng góp của thế hệ trẻ - thế hệ tương lai đối với sự phát triển của chính chủ nói riêng và đất nước này nói chung Đây là một trong những nước có quá trình bầu cử được xem như công bằng và minh bạch nhất, đồng thời hướng đến một xã hội vận hành toàn diện theo “khế ước” là Hiến pháp của nước này.

1.5.4.NHẬN XÉT

a Ưu điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách hợp lý Theo học thuyết khế ước xã hội, Nhà nước được hình thành bởi một quá trình đồng thuận của các cá nhân trong xã hội Các cá nhân, trong trạng thái tự nhiên, có quyền tự do và bình đẳng, nhưng cũng phải chịu nhiều bất lợi như bạo lực, bất công, Do đó, họ đã đồng ý lập ra một khế ước xã hội, trao quyền lực cho một cơ quan trung ương để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và quản lý Nhà nước Theo học thuyết khế ước xã hội, Nhà nước là sản phẩm của ý chí chung của nhân dân Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, có quyền bầu cử, bãi miễn đại biểu Quốc hội, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội - Có ý nghĩa nhân văn, hướng đến xã hội công bằng.

b Nhược điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách duy tâm, đơn giản, chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố khách quan trong sự hình thành Nhà nước Học thuyết khế ước xã hội chỉ giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm (chủ quan?), chưa xem xét đến các yếu tố khách quan như sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân chia giai cấp,

- Không giải thích (phủ nhận?) được bản chất giai cấp của Nhà nước Học thuyết khế ước xã hội chỉ nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và quản lý Nhà nước, mà không đề cập (phủ nhận?) đến bản chất giai cấp của Nhà nước.

- Không giải thích được sự tồn tại của các Nhà nước chuyên chế Theo học thuyết khế ước xã hội, Nhà nước là sản phẩm của ý chí chung của nhân dân, do đó không thể có Nhà nước chuyên chế - Mang tính lý tưởng, khó thực hiện.

Trang 11

1.6 THUYẾT MÁC-XÍT1.6.1.NGUỒN GỐC

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc ra đời và bản chất của Nhà nước được thể hiện rõ trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của Ph Ăng-ghen và tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V I Lê-nin.

1.6.2.NỘI DUNG

Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các tiền đề về kinh tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể tự điều hoà được)

Về bản chất của Nhà nước, theo Lênin, "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì Nhà nước xuất hiện".

1.6.3.VÍ DỤ

Đất nước Việt Nam sau khi thống nhất đất nước năm 1975

Thời điểm này, Việt Nam đã đi theo đường lối rất sát với Chủ nghĩa Mác-Lênin: thực hiện “kinh tế mới”, phân chia lại đất đai, “đánh” tư bản, nhằm xây dựng xã hội mới giúp đảm bảo vững chắc địa vị của giai cấp thống trị bấy giờ Điều này đã dẫn đến một số hậu quả gây trì trệ kinh tế của đất nước Tuy nhiên sau đó, vào năm 1986, Nhà nước Việt Nam đã dựa theo đường lối của Chủ nghĩa Mác- Lênin để cải tiến nhằm thay đổi, thích nghi với thế giới, hình thành nên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà vẫn đang được vận hành theo cho đến hiện tại Đây là một ví dụ tiêu biểu, bên cạnh các ví dụ như Nhà nước Cộng hòa Cuba, cho thấy sự vận dụng của học thuyết Mác-xít trong việc hình thành Nhà nước.

1.6.4.NHẬN XÉT

a Ưu điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước theo khoa học (khoa học xã hội, ).

- Nhấn mạnh bản chất giai cấp của Nhà nước Theo học thuyết Mác-xít, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của giai cấp thống trị, được xây dựng và sử dụng để duy trì địa vị thống trị của giai cấp đó trong xã hội.

Trang 12

- Giải thích được sự tồn tại của các Nhà nước chuyên chế Theo học thuyết Mác-xít, Nhà nước chuyên chế là một hình thức Nhà nước của giai cấp thống trị, được xây dựng để đàn áp giai cấp bị trị, bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp thống trị.

b Nhược điểm

- Giải thích nguồn gốc Nhà nước một cách máy móc Học thuyết Mác-xít cho rằng Nhà nước ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển của xã hội có giai cấp, không thừa nhận sự tồn tại của các Nhà nước phi giai cấp

- Không giải thích được sự tồn tại của một số Nhà nước không có sự phân chia giai cấp rõ ràng Trong thực tế, có một số Nhà nước không có sự phân chia giai cấp rõ ràng, nhưng vẫn tồn tại Nhà nước.

- Không giải thích được sự thay đổi bản chất của Nhà nước trong quá trình phát triển Trong thực tế, bản chất của Nhà nước có thể thay đổi theo sự thay đổi của cơ sở kinh tế - xã hội.

1.7 QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM

Sau quá trình tìm hiểu và tranh luận, nhóm em đánh giá cao học thuyết Bạo lực nhất trong số 6 học thuyết tiêu biểu kể trên Học thuyết này có thể lý do phần lớn sự hình thành của Nhà nước vì tính thực dụng cao và được vận dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại Bản chất của thế giới là mâu thuẫn, khi mâu thuẫn đẩy xung đột trở nên không thể giải quyết bằng đàm phán, bạo lực sẽ là phương án giúp phân định sau cùng Trong tương lai, với xu hướng yêu chuộng hòa bình và nhận thức về nhân đạo của nhân dân khắp nơi ngày càng tăng cao, xu hướng vận dụng học thuyết Bạo lực sẽ có thể ít đi Tuy vậy, nhóm em thừa nhận khả năng lý do nguồn gốc Nhà nước của học thuyết này là xác đáng và có tính phổ quát nhất.

Bên cạnh đó, nhóm em cũng đặt hy vọng vào tiềm năng phát triển của (các) học thuyết Tâm lý Với xu hướng nghiên cứu liên ngành hiện nay trên thế giới, nhóm em tin rằng trong tương lai sẽ xuất hiện những học giả mở rộng các học thuyết về tâm lý học như của René Girard, Sigmund Freud, và kết hợp với những học thuyết về kinh tế - xã hội để đưa ra sự lý giải tốt hơn về nguồn gốc của Nhà nước.

Trang 13

2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG THỰC TẾ2.1 MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Vào năm 2021, trong lúc diễn biến đại dịch COVID-19 còn đang nóng và đầy căng thẳng, tại một khu vực thuộc tỉnh Bình Dương đã xảy ra sự việc đột nhập, cưỡng chế người dân xét nghiệm gây bức xúc trong dư luận Trình tự diễn biến theo thời gian của sự việc như sau:

- Thời điểm trước tháng 07/2021, tại chung cư Ehome 4 (Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương) đã từng được phát hiện 2 ca dương tính với COVID-19 Ban quản lý chung cư phối hợp cùng với cán bộ y tế địa phương đã tổ chức thực hiện 2 lần xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người dân cư ngụ tại đây Bà L là một cư dân ngụ tại một căn hộ tầng trệt thuộc block B của khu chung cư này đã từ chối tham gia 2 lần xét nghiệm sàng lọc cộng đồng kể trên với lý do đã tự xét nghiệm tại nhà và có kết quả âm tính.

- Với nỗ lực phòng, chống dịch tại địa phương, vào ngày 12/09/2021, tỉnh Bình Dương đã công nhận phường Vĩnh Phú là 1 trong 4 phường, xã chính thức trở thành vùng xanh.

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w