1 cơ sở lý luận1.1 khái niệm tư tưởng HCM và nguồn gốc hình thànhTư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, kết qu
Trang 11 cơ sở lý luận
1.1 khái niệm tư tưởng HCM và nguồn gốc hình thành
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc.Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (3) .Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Đông Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước tư bản đế quốc Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì
ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên Người đã nghe Khoảng cuối năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp và nhiều nước trên thế giới Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến
bộ lúc bấy giờ thuộc Quốc tế II
1.2 Tầm quan trọng của tư tưởng HCM trong lịch sử Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những tư tưởng cách mạng đặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt Nam Ông đã đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, đồng thời làm sáng tỏ cho các thế hệ
về lý tưởng cách mạng và quyền lợi của nhân dân.Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng cách mạng của giai đoạn mới, được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở
Trang 2kế thừa và phát triển tư tưởng cách mạng trước đây Ông đã kết hợp lý thuyết với thực tiễn, đưa ra các phương pháp cách mạng hiệu quả và mang tính chiến lược.Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cách mạng rất quan trọng và độc đáo về vấn đề cách mạng, vấn đề xây dựng đất nước, vấn đề chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội Những quan điểm này đã hướng dẫn cho cả đảng và nhân dân thực hiện đúng đắn và hiệu quả cuộc đấu tranh cách mạng của Việt Nam.Tư tưởng Hồ Chí Minh còn được xem là kết tinh của trí tuệ và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam Ông đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc, góp phần tích cực vào quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất
và phát triển đất nước.Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nền tảng vững chắc để phát triển đất nước trong tương lai
1.3 Bối cảnh lịch sử Việt nam trong giai đoạn 1920-1930
Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản trên thếgiới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giaiđoạn đế quốc chủ nghĩa Phần lớn các nước Châu Á, Mỹ LaTinh, … đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước đếquốc như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Điều này đãlàm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tưbản là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản,giữa các nước đế quốc với nhau, giữa dân tộc các nước thuộcđịa với chủ nghĩa
đế quốc Cách mạng Tháng Mười Nga, thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địachủ phong kiến, lập nên một xã hội mới - xã hội xã hội chủnghĩa Đồng thời, mở ra thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường giải phóng cho nhữngdân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Cùng trong giai đoạn 1920 - 1930, phong trào cộng sản,công nhân và phong trào giải phóng dân tộc lan rộng trên thếgiới, ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đira thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước.Tại Việt Nam trong giai đoạn 1920 - 1930, thực dân Phápxâm lược và áp bức nhân dân, biến Việt Nam thành nướcnửa thuộc địa nửa phong kiến Đồng thời, sự bế tắc về đườnglối và giai cấp cách mạng, khi xuất hiện một loạt các phongtrào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, anh dũngnhưng thất bại, cùng với sự ra đời của giai cấp công nhân, đãdẫn đến nhu cầu cấp bách của dân tộc
là phải tìm ra conđường yêu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
2 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 3Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tư tưởng đa chiều, bao gồm các giá trị nhân văn, đại đoàn kết và tình người Tư tưởng này đặc trưng bởi tính thực tiễn, áp dụng khoa học kinh nghiệm vào thực tiễn cuộc sống và đấu tranh giải phóng dân tộc Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc nghiên cứu và áp dụng khoa học, kỹ thuật, cách mạng khoa học và công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề phức tạp trong xã hội, đồng thời đề cao giáo dục và đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực sản xuất và quản lý kinh tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn khuyến khích việc đoàn kết quốc tế và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đề cao giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình Tư tưởng này còn đặc trưng bởi tính nhân văn và tình người,
đề cao sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và tầng lớp lao động
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của Việt Nam Ngoài ra, tư tưởng này còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục và hướng dẫn con người trên toàn thế giới trong việc phát triển và xây dựng đất nước Đây là di sản vô giá của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một phần quan trọng trong di sản văn hóa và tư tưởng của nhân loại
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là tư tưởng của một nhân vật lịch sử, mà còn là
tư tưởng của một dân tộc và của nhân loại Tư tưởng này đã có tầm ảnh hưởng và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những thế hệ người Việt Nam, đồng thời cũng được nhận thức và tôn trọng bởi nhiều quốc gia trên thế giới
Trong thời đại hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ được giá trị và ý nghĩa của
nó Nó là nguồn cảm hứng để giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ, đồng thời cũng là nền tảng để xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, xã hội Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một lời nhắc nhở cho nhân loại về giá trị của tình người, đại đoàn kết và giải phóng dân tộc
Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là một tư tưởng về lịch sử, mà còn là một
tư tưởng về hiện tại và tương lai Tầm ảnh hưởng của nó không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng ra toàn cầu, là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa và tư tưởng của nhân loại
3 Vận dụng
Trang 43.1Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1920 – 1930
Những năm bôn ba, lăn lộn trong phong trào yêu nước, phong trào công nhân
“chính quốc” và các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã mở rộng quan hệ xã hội và tri thức của mình Nhờ thông hiểu nhiều ngoại ngữ và giao tiếp rộng với nhiều bạn bè quốc tế mà Người tiếp thu được kiến thức cổ, kim, đông, tây, nắm được cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin Do tích cực tham gia các hoạt động quốc tế và các buổi sinh hoạt lý luận bàn về chiến lược sách lược cách mạng thế giới, qua thực tiễn công tác, tổng kết kinh nghiệm nhiều cuộc cách mạng, Hồ Chí Minh đã tích lũy được nhiều tri thức cách mạng, dần dần trong tư duy của Người hình thành nên một luận điểm đúng đắn: Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng nhân loại Cũng từ đó, lý luận, chiến lược cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, đã từng bước hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh.Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Nông dân…, Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của mình về nước chuẩn bị cho việc thành lập một Đảng cộng sản ở Việt Nam Các bài viết trên báo Người cùng khổ (1922), báo Thanh niên (1925), báo Nhân đạo, Tạp chí Cộng sản, Đời sống thợ thuyền, Thông tin quốc tế, các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách mệnh (1927),… của Hồ Chí Minh là những công cụ quan trọng trong việc giáo dục những người Việt Nam yêu nước từng bước chuyển từ yêu nước truyền thống thành yêu nước theo lập trường cách mạng
vô sản.Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, do việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ Bên cạnh những đảng theo xu hướng tư tưởng tư sản đã xuất hiện nhiều
tổ chức cách mạng từ sau đại hội lần thứ nhất của đội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời: Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (9-1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (l-1930).Trước tình hình ở Đông Dương có các tổ chức cộng sản xuất hiện, ngày 28-11-1929, Quốc tế Cộng sản đã có nghị quyết về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2-1930.Hội nghị hợp nhất đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh soạn thảo.Các văn kiện quan trọng nói trên đã trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Trong Cương lĩnh đầu tiên của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định Việt Nam là
Trang 5một nước thuộc địa, nửa phong kiến, “vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thế mở mang được”… “nông nghệ một ngày một tập trung nông dân thất nghiệp nhiều” (8) Đánh giá về giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp địa chủ, Chánh cương vắn tắt có sự phân biệt rõ ràng: “Tư bản bản xứ không có thể lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa” Đây là một sự đánh giá hết sức khách quan, chân thực, không hề bị chi phối của tư tưởng giáo điều hay
“tả” khuynh Từ thực tế đó, Đảng chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” (9) Như vậy, ngay từ khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, phân tích đúng đắn đặc điểm của xã hội, sắp xếp đúng vị trí của từng giai cấp, tầng lớp và cá nhân trong lực lượng cách mạng, tạo điều kiện cho Đảng vừa ra đời đã nắm trọn quyền lãnh đạo cách mạng.Với cột mốc lịch sử ngày 3-2-1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản
3.2 Những tác động của bối cảnh lịch sử và xã hội đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong gia doạn 1920-1930
Bối cảnh lịch sử và xã hội trong giai đoạn 1920-1930 đã có những tác động rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Đầu tiên, Việt Nam vào thời điểm đó đang chịu sự thống trị của thực dân Pháp Điều này đã tạo ra một tình trạng khó khăn, bất công và áp bức đối với nhân dân Việt Nam Hồ Chí Minh đã phải đối mặt với những khó khăn này và phát triển tư tưởng của mình để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất cho cuộc đấu tranh độc lập dân tộc
Thứ hai, sự phát triển của các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn cầu, đặc biệt là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, đã có ảnh hưởng đến tư tưởng
Hồ Chí Minh Ông đã tiếp xúc và học hỏi từ những tư tưởng cách mạng đương đại
để xây dựng tư tưởng của mình
Thứ ba, việc tiếp cận với các tư tưởng cách mạng, đặc biệt là tư tưởng Marx-Lenin, cùng với việc tham gia vào nhiều phong trào cách mạng trong nước như phong trào Công nhân, phong trào Nông dân, phong trào Tự do Dân tộc… cũng đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh Thứ tư, hoàn cảnh cá nhân và trải nghiệm cuộc đời của Hồ Chí Minh cũng là yếu
tố quan trọng trong việc hình thành tư tưởng của ông Với cơ hội tiếp xúc với nhiều
Trang 6tầng lớp xã hội, từ nông dân, thương binh đến sinh viên và nhân viên công chức,
Hồ Chí Minh đã biết cách trân trọng sự khổ đau của người dân và phát triển quan điểm chủ nghĩa nhân văn
Cuối cùng, việc tiếp xúc và làm việc với nhiều nhà cách mạng độc lập dân tộc, như Gandhi và Sun Yat-sen, cùng với những tư tưởng từ những nhân vật này đã giúp
Hồ Chí Minh phát triển tư tưởng của mình Đặc biệt, ông đã học hỏi được những phương pháp đấu tranh bình dị và phi bạo lực từ Gandhi và những tư tưởng về độc lập dân tộc từ Sun Yat-sen
Tổng hợp lại, các yếu tố bối cảnh lịch sử và xã hội đã tác động rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1920-1930 Những khó khăn, áp bức từ thực dân Pháp, sự phát triển của các cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa toàn cầu, tiếp xúc với các tư tưởng cách mạng, cùng với hoàn cảnh cá nhân và trải nghiệm cuộc đời của Hồ Chí Minh đã tạo nên một tư tưởng độc đáo và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam
3.3 Các cơ sở lý luận ảnh hưởng trong tư tưởng của người giai đoạn 1920-1930 Trong giai đoạn 1920 - 1930,tư tưởng của Hồ Chí Minh phát triển và trở thành nền tảng cho những hành động cách mạng của ông trong tương lai Tư tưởng của ông được ảnh hưởng bởi các giá trị lý luận.Thật vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh được ảnh hưởng bởi các lý thuyết xã hội khác như chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa đại chúng Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các tác phẩm của Karl Marx và Friedrich Engels, những nhà sáng lập của chủ nghĩa Mác - Lênin, và coi họ là những nhân vật tiên phong của cách mạng xã hội Ông tin rằng chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp cho các nước đang phát triển một khung nhìn rõ ràng và khoa học về cách hoạt động của xã hội và đặc biệt là về sự phát triển của các nước đang phát triển Tư tưởng Mác - Lênin giúp Hồ Chí Minh nhận thức được tầm quan trọng của việc đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội cho dân tộc Việt Nam Đặc biệt, ông lấy tư tưởng Mác - Lênin làm cơ sở để xây dựng chính sách và chiến lược cách mạng của mình Ông cũng áp dụng tư tưởng này vào việc xây dựng tổ chức cách mạng của mình và đào tạo cán bộ cách mạng Hồ Chí Minh cũng nhận thức được rằng, tư tưởng Mác - Lênin không phải là một khái niệm trừu tượng, mà là một công cụ giúp cho cách mạng đạt được mục tiêu của mình Ông tôn trọng và sử dụng những lời dạy của Mác - Lênin như là một phần của tư tưởng của mình
Trang 7Ngoài ra,tư tưởng về quyền con người và dân chủ cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến
tư tưởng của Hồ Chí Minh, người luôn coi quyền con người là trọng tâm và tôn trọng giá trị cá nhân của mỗi người Tư tưởng về quyền con người và dân chủ đã giúp Hồ Chí Minh nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của nhân dân
và đấu tranh cho độc lập, tự do của quốc gia Ông tin rằng quyền con người là trên hết và rằng tất cả các cá nhân đều có quyền được đối xử bình đẳng và công bằng
Hồ Chí Minh coi trọng quyền tự do, quyền công dân và quyền bình đẳng của con người Ông luôn lấy nhân dân làm trung tâm trong các hoạt động của mình và coi
đó là yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển của đất nước Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người và dân chủ trong một xã hội công bằng và tự do Ông tin rằng nếu một quốc gia không tôn trọng quyền con người và dân chủ, thì xã hội sẽ không thể phát triển và sẽ không bao giờ đạt được sự công bằng và tự do cho mọi người.Với tư tưởng này,
Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ ràng rằng việc đấu tranh cho độc lập và tự do của Việt Nam không chỉ là một vấn đề của Việt Nam mà còn là một vấn đề của toàn nhân loại Ông tin rằng mọi người trên thế giới đều có quyền sống trong một xã hội công bằng và tự do, và đó là mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc đấu tranh xã hội Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng phát triển tư tưởng riêng của mình, đó là tư tưởng
về độc lập dân tộc Những tư tưởng này là những giá trị cốt lõi của cách mạng Xã hội chủ nghĩa và đã trở thành nền tảng cho tư tưởng cách mạng của Hồ Chí
Minh.Độc lập là giá trị được coi là rất quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Ông tin rằng độc lập là cơ sở của sự tự do và sự phát triển Điều này đã dẫn đến ý tưởng của ông về độc lập dân tộc, nơi mà các dân tộc tự quyết định số phận của mình và không bị xâm lấn bởi các thực thể ngoại quốc.Tự do cũng là một giá trị rất quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Ông coi tự do là quyền của mỗi người trong xã hội và cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của xã hội Hồ Chí Minh tin rằng tự do không chỉ là quyền của các cá nhân mà còn là quyền của toàn
bộ xã hội và quốc gia.Công bằng xã hội cũng là một giá trị mà Hồ Chí Minh rất quan tâm Ông coi công bằng xã hội là điều kiện tiên quyết để mỗi người trong xã hội đều có cơ hội bình đẳng để phát triển và thăng tiến Hồ Chí Minh cho rằng tất
cả mọi người trong xã hội đều phải có quyền được đối xử bình đẳng và công bằng
Tư tưởng về độc lập, tự do và công bằng xã hội đã giúp Hồ Chí Minh nhận ra tầm quan trọng của việc đấu tranh cho độc lập, tự do và sự bình đẳng trong xã hội Tư tưởng này đã hỗ trợ cho ông trong việc lập kế hoạch và đưa ra chiến lược cho các hoạt động cách mạng của mình
Trang 8Không chỉ vậy,Tư tưởng của Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng từ cách mạng quốc
tế và tầm nhìn toàn cầu Hồ Chí Minh đã xây dựng một tầm nhìn toàn cầu về cách mạng và quốc tế, bao gồm các yếu tố như: chống lại sự bành trướng đế quốc, giải phóng các nước thuộc địa và bảo vệ quyền của các nước yếu.Ý tưởng về quốc tế cách mạng đã được Hồ Chí Minh học hỏi từ các cuộc cách mạng khác trên thế giới, đặc biệt là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Hồ Chí Minh tin rằng quốc
tế cách mạng là vô cùng quan trọng đối với các cuộc cách mạng trong mỗi quốc gia Ông nhận ra rằng cuộc cách mạng của Việt Nam cần phải kết hợp với cuộc cách mạng của thế giới để đạt được sự thành công.Hồ Chí Minh cũng tin rằng các nước thuộc địa trên thế giới cần phải đoàn kết và đấu tranh để giải phóng mình khỏi ách đô hộ của các đế quốc Ông cho rằng sự bành trướng đế quốc là mối đe dọa đối với toàn bộ thế giới và cần phải được đối phó Hồ Chí Minh cũng nhận thấy rằng quyền lợi của các nước yếu phải được bảo vệ, và nó là một yếu tố quan trọng trong quốc tế cách mạng.Tầm nhìn toàn cầu của Hồ Chí Minh đã giúp ông thấu hiểu về tầm quan trọng của đoàn kết và hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh cho độc lập và tự do cho Việt Nam Tư tưởng này đã hỗ trợ cho ông trong việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh và phát triển các chiến lược quan trọng trong việc đưa Việt Nam đến với độc lập và tự do
3.4 Những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hình hành tong giai đoạn 1920-1930 3.4.1 Con đường cách mạng Việt Nam
Trong giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt độngthực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928- 1929) Trong khoảng thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản.Người viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân, đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc Khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản
án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927) Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chánh cương vắn tắt Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt) (1930)
và nhiều bài viết khác của Người trong giai đoạn này là sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện tư tưởng, cách mạng về giải phóng dân tộc Những tác phẩm có tính chất lý luận nói trên chứa đựng những nội dung căn bản sau đây :Bản chất của chủ nghĩa thực dân là "ăn cướp" và "giết người" Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù
Trang 9chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân.Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc
có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc Ở đây, Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân
3.4.2 Về Mục tiêu của cách mạng
Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân, phải kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một xuất phát điểm duy nhất là lòng yêu nước thương nòi Người muốn ra nước ngoài, “xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình” Năm
1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đó là tổ chức duy nhất bênh vực quyền lợi của các thuộcđịa mà chưa hề có nhận thức rõ ràng về Chủ nghĩa Mác – Lênin,
về Chủ nghĩa xã hội Đúng như sau này, Người đã thổ lộ: “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết.Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy- (hồi
đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) – đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản là gì, thì tôi chưa hiểu.” (Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin – Bài viết cho tạpchí Các vấn đề phương Đông (Liên Xô) nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của V.I.Lênin, năm 1960.)Tháng 7 năm 1920, một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hồ Chí Minh, khi lần đầu tiên Người đọc trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin Theo Người thì tuy bài báo có những khái niệm chính trị khó hiểu nhưng “cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao?
Trang 10Tôi vui mừng đến phát khóc lên” Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, ủng hộ Quốc tế III
Đó cũng là cơ sở cho quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh 5 tháng sau đó, tháng 12năm 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên Người đã đi từ Chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác Lênin.Hồ Chí Minh khẳng định: bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin Người viết: muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác
là con đường cách mạng vô sản “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, thành lập Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công
3.4.3 Lực lượng lãnh đạo
Giai đoạn 1920 -1930 là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc cho việc tập hợp lực lượng của các dân tộc thuộc địa, và sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thúc đẩy việc thành lập các cơ quan liên hiệp hành động giữa các nước thuộc địa và giữa phong trào cách mạng các dân tộc bị áp bức với phong trào công nhân ở chính quốc Với vai trò tích cực của Nguyễn Ái Quốc, "Hội Liên hiệp thuộc địa" ra đời (1921) Với sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản và trong cương vị Uỷ viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế III và với tư cách là Uỷ viên Hội đồng Quốc tế Nông dân, Người đã góp phần cổ vũ, giúp
đỡ phong trào cách mạng và tham gia vào việc thành lập một số đảng công nhân ở vùng Đông Nam Á; tham gia với tư cách là một thành viên trong phái đoàn cố vấn của Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Trung Sơn, v.v Người cũng có điều kiện tham dự nhiều diễn đàn lớn, nơi hội tụ trí tuệ của các trào lưu cách mạng thời đại, đấu tranh cho sự đoàn kết và thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và giữa các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Sau Đại hội Tua, Nguyễn
Ái Quốc còn tham dự và đấu tranh sôinổi ở Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp (1922), Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất (1923), Đại hội "Liên đoàn chống đế quốc" (Brúcxen, 1927) và các Đại hội của tổ chức Công hội, Thanh niên , Phụ nữ quốc tế, các diễn đàn và tổ chức khu vực như Hội nghị thành lập
"Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức" (phương Đông) ở Trung Quốc, nhưng quan