1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.DOC

40 1,9K 47
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu thế phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu cũng như trongnước, các doanh nghiệp ngày càng đỏi hỏi lượng vốn lớn để phục vụ cho việc duytrì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh Trong lĩnh vực cung cấp vốn cho cácdoanh nghiệp, ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò cực kỳ quan trọng

Sự phát triển của các NHTM cả về quy mô và chất lượng đòi hỏi một hệ thống quản

lý chặt chẽ và mang tính chuyên nghiệp cao, có thể giúp các nhà quản lý và cơ quanNhà nước kiểm soát vốn một cách hiệu quả, tránh được các gian lận Đây là lý docho sự ra đời của hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) trong các NHTM

Ở Việt Nam kiểm toán ra đời từ những năm 80 và hoạt động KTNB bắt đầu

từ đầu những năm 90 Sự phát triển mạnh mẽ của kiểm toán nói chung và kiểm toánnội bộ nói riêng đã tác động lớn đến tính hiệu quả, xu hướng hoạt động của cácdoanh nghiệp, các đơn vị kinh tế - mọi doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh trong đó

có các NHTM đều phải điều chỉnh và hoàn thiện các hoạt động của mình nhằm xâydựng tổ chức mình ngày càng mạnh mẽ hơn, tạo sự tin cậy hơn trong công chúng đểtăng sức cạnh tranh của mình trong nền kinh tế Tuy nhiên sự hoạt động của KTNBtrong các NHTM thì chỉ chính thức thực hiện khi ngân hàng Nhà nước (NHNN) banhành Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN vào ngày 1/8/2006, yêu cầu các ngân hàngphải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ Điều này càng khẳng định mạnh mẽ tầmquan trọng của KTNB trong các NHTM hiện nay Vì lý do này em đã quyết định

chọn đề tài cho đề án môn học của mình là: “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”.

Nội dung đề án gồm có:

Phần I: Cơ sở lý luận về tổ chức KTNB trong các NHTM ở Việt Nam 1.1 Lý luận chung về KTNB

1.2 Lý Luận về hệ thống KTNB trong các NHTM

Trang 2

1.3 Kinh ngiệm tổ chức KTNB trong các NHTM trên thế giới

Phần II: Thực trạng tổ chức KTNB trong các NHTM ở Việt Nam

2.1 Đặc điểm hệ thống KTNB trong các NHTM ở Việt Nam

2.2 Thực trạng của hoạt động KTNB trong các NHTM ở Việt Nam

Phần III: Giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB trong các NHTM ở Việt Nam

3.1 Tính tất yếu và phương hướng của đổi mới, hoàn thiện

3.2 Các giải pháp hoàn thiện

Do hạn chế về mặt thời gian, cũng như khả năng tiếp cận thực tế nên đề tàicủa em chắc hẳn không tránh được thiếu sót, em mong nhận được những đóng góp

ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn Em cũng xin gửi lời cảm ơnđến GS.TS Nguyễn Quang Quynh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tàinày

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiệnNguyễn Duy Bình

Trang 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

1.1 Lý luận chung về kiểm toán nội bộ

1.1.1 Khái niệm về kiểm toán nội bộ

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kiểm toán nội bộ trên thếgiới Theo các chuẩn mực hành nghề của Kiểm toán nội bộ do Viện kiểm toán việnnội bộ Hoa kỳ ban hành thì “ Kiểm toán nội bộ là một chức năng xác định độc lập,sắp đặt bên trong một tổ chức bên trong để xem xét, đánh giá các hoạt động, vàđược coi là một dịch vụ (sự hỗ trợ) đối với tổ chức”

Như vậy, theo định nghĩa trên, kiểm toán nội bộ là một loại hình kiểm toán có

tổ chức mà có chức năng là đo lường và đánh giá hiệu quả của những viecẹkiemsoát có tổ chức mà chức năng là đo lường và đánh giá hiệu quả của những việckiểm soát khác và mang tính nội kiểm Kiểm toán nội bộ là một bộ phận cấu thành,

là bộ phận trọng tâm của hệ thống kiểm toán nội bộ, nó hoạt động theo nhữngnguyên tắc của kiểm toán

Trong cuốn “Kiểm toán nội bộ hiện đại - Đánh giá các hoạt động và hệ

thống kiểm soát - tập thể giáo viên đại học kinh tế quốc dân dịch – nxb tài chính”

viết: kiểm toán là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổchức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợgiúp đối với tổ chức đó

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên điểm chung của các quanđiểm này là đều đề cập đến khái niệm kiểm toán là một chức năng độc lập, ở trongmột tổ chức với vai trò hỗ trợ hoạt động của tổ chức đó

Trang 4

1.1.2 Chức năng của kiểm toán nội bộ

Trên thế giới, KTNB đã có lịch sử tồn tại và phát triển trên 60 năm và đượcthừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp Cùngvới sự phát triển năng động và ngày một phức tạp của các nền kinh tế, vai trò vàchức năng của KTNB trong việc đưa ra đảm bảo về việc đơn vị có thể kiểm soátmột cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cả các khu vực kinh tếcông, kinh tế tư nhân và cả các tổ chức phi lợi nhuận Chức năng của KTNB thểhiện ở các hoạt động sau:

- Thứ nhất, thẩm tra các thủ tục kiểm toán đẻ xác định thích hợp và tính ưu việt của nó

Mục đích của việc thẩm tra tính thích hợp của kiểm toán nội bộ để khẳng định rằng hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành đều đặn và có hiệu quả, đáp ứng mọimục tiêu đã định trước Việc thẩm tra đẻ phơi bày mọi hành vi gian lận, không bìnhthường và gây lãng phí với bản chất lặp đi lặp lại nhăm ngăn chặn và giảm thiểuchúng

- Thứ hai, kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy của thông tin.

Kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy không chỉcua bản thân các thông tin tài chính mà cả các hoạt động và phương tiện sử dụng đểxác định, đo đạc phân loại và báo cáo các thông tin đó Việc kiểm tra hệ thốngthông tin này là cơ sở để khằng định các số sách và báo cáo tài chính chứa dựng cácthông tin chính xác, kịp thời và hữu ích

- Thứ ba, kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, các quy định, các kế hoạch và các thủ tục hiện hành.

Các kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra các hệ thống nhằm xác định hoạtđộngcủa các đơn vị có đảm bảo tuân thủ các chính sách thủ tục, luật pháp và các

Trang 5

quy định mà có thể tác động quan trọng tới mọi hoạt động tổ chức Tiếp nối vớichức năng này, trong một số trường hợp và nếu được phép của ủy ban quản trị tốicao, các kiểm toán viên nội bộ đánh giá tính hợp lý và sự ưu tiên của các chínhsách, quy định, kế hoạch trước khi đi đến việc xác định mức đọ tuân thủ.

- Thứ tư, kiểm tra các phương tiện đảm bảo cho tài sản.

Các kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra các phương tiện được sử dụng đểđảm bảo an toàn cho các tài sản nhằm tránh các dạng mất mát khac nhau Mặt khác,kiểm toán viên nội bộ cần có những kiến nghị cho nhà quản lý để phòng ngừa cáchoạt động bất hợp pháp xâm phạm tài sản của đơn vị, tổ chức

- Thứ năm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả của các nguồn lực.

Kiểm toán viên nội bộ phải đánh giá chất lượng thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao Việc thực hiện này liên quan đén các nhóm và các nhân viên đơn vị Ở đâykiểm toán viên nội bộ không chỉ quan tâm đến việc các nhóm hay các nhân viênthực hiện công việc của họ một cách hiệu quả, tiết kiệm mà còn quan tâm đến việcthực hiện của họ có mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp không? Do côngviệc (đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật) rất đa dạng trong một tổ chức kinh tế nên

để hoàn thành được nhiệm vụ trên, bộ phận kiểm toán viên nội bộ phải tuyển chọnđược những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng

- Thứ sáu, kiểm tra việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với các chương trình hay các hoạt động nghiệp vụ.

Các kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra các hoạt động hay chương trình đểxem xét kết quả thu được có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không và các hoạtđộng, chương trình đó có được thực hiện theo kế hoạch đã định không Bên cạnh

đó, kiểm toán viên nội bộ cần trợ giúp cho những người lãnh đạo khi xây dựng cácmục tiêu cho các chương trình bằng việc xác định xem những giả thiết, dữ liệu quan

Trang 6

trọng có hợp lý không, những thông tin hiện thời có chính xác và có được sử dụngkhông và hệ thống kiểm tra kiểm soát có được thiết lập trong các hoạt động haychương trình không.

- Thứ bảy là nghiên cứu, phát hiện, dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong động của đơn vị, góp phần ngăn chặn, xử lý các rủi ro KTNN là tổ chức nội kiểm, am hiểu

mọi đặc trưng của quản lý và hoạt động của đơn vị, do đó có điều kiện và phải coitrọng nhiệm vụ phát hiện, ngăn ngừa, xử lý rủi ro là một trong những nhiệm vụ ưutiên, nhằm đảm bảo sự ổn định phát triển bền vững

- Thứ tám, các nhiệm vụ đặc biệt khác khi lãnh đạo đơn vị giao phó.

Ngoài các chức năng trực tiếp, kiểm soát viên nội bộ có thể được giao thêmnhững nhiệm vụ có ích cho Ban giám đốc Một số ví dụ về các nhiệm vụ đặc biệtgiao cho kiểm soát viên nội bộ là: điều tra về cá nhân, đại diện cho Ban giám đốchoặc giám sát cho cuộc thỏa thuận, tham gia vào các chương trình đào tạo của đơnvị…

Như vậy kiểm soát viên nôi bộ là sự hỗ trợ cho các nhà quản lý ở mọi cấp đệ

họ tiến hành công tác quản lý hiệu quả hơn Các kiểm toán viên nội bộ luôn cố gắngxem xét các vấn đề như thể bản thân họ là những người chủ và vì thế hộ trực tiếptìm kiếm các bằng chứng cần thiết cho giải pháp đối với các vấn đề về quản lý.Trọng tâm ở đây là hiệu quả và hiệu năng cuối cùng của quản lý Kiểm toán viênnội bộ cố gắng đại diện cho chủ sở hữu trong tình huống khi hạn chế về thời gian vàsức lực đã không cho phép cả những chủ sỡ hữu lẫn các nhà quản lý có trách nhiệmtiếp xúc trực tiếp với các khía cạnh cụ thể của đối tượng kiểm toán Hay nói theomột cách khác,chức năng kiểm toán nội bộ sẽ giúp cho các nhà quản lý có thểchuyên tâm vào công việc đưa ra những quyết định đúng đắn mà không phải dànhmột phần thời gian và sức lực vào công việc kiểm toán nội bộ

Trang 7

1.1.3 Vai trò của kiểm toán nội bộ

KTNB là một hoạt động sinh ra từ yêu cầu của quản lý và phục vụ cho yêucầu quản lý KTNB không chỉ cung cấp những thông tin xác thực nhất về tình hìnhtài chính, hiệu quả, hiệu năng của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cho nhà quản lý

để nhà quản lý đưa ra các quyết định mà còn góp phần củng cố nề nề nếp kế toán,các hoạt động được kiểm toán và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý…

- Thứ nhất KTNB góp phần củng cố nền nếp hoạt động kế toán, tài chính nóiriêng và các hoạt động được kiểm toán nói chung

Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính, bao gồm nhiều mối quan hệ

đa dạng, luôn luôn biến động và được cấu thành hàng loạt các nghiệp vụ cụ thể Đểcác hoạt động tài chính đạt được mục tiêu hiệu quả cần phải có định hướng đúng,thực hiện tốt và cần phải thường xuyên theo dõi sát sao nhằm tránh những sai sót,lệch lạc ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Kế toán phản ánh cácthông tin tài chính, do đó mức độ đòi hỏi sự chuẩn xác đối với hoạt động kế toán lạicàng trở nên quan trọng

-Thứ hai, KTNB góp phần nâng cao hiệu quả, năng lực trong quản lý

Thông qua việc giám sát, theo dõi sự tuân thủ thực hiện các quy định đã đề ratrong từng hoạt động, KTNB không chỉ củng cố nền nếp hoạt động mà còn chỉ ranhững thiếu sót, những bất ổn trong chuỗi hoạt động của đơn vị, các yếu kém trongquy định đề ra của đơn vị, từ đó giúp cho cấp quản lý có những điều chỉnh tronghoạt động hay nguyên tắc, nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 8

1.2 Lý Luận về kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại

1.2.1 Tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại

Trong từ điển Tiếng Việt, “tổ chức” có nghĩa là sắp xếp, bố trí các bộ phận đểcùng thực hiện một chức năng hay mục tiêu đặt ra Nói cách khác thì “tổ chức” cóthể hiểu là mối quan hệ giữa các bộ phận, các yêu tố trong một hệ thống KTNBhướng tới việc thu thập bằng chứng để đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý củathông tin kinh tế, tính tuân thủ các chính sách, chế độ, và tính hiệu quả, hiệu năngcủa hoạt động quản lý Theo đó, tổ chức KTNB hướng tới việc xây dựng mối liên

hệ giữa các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm toán trở thành một cấu trúc, cơ chếhoạt động hoàn chỉnh để đặt được các mục tiêu đã định của KTNB trong đơn vị.Các yếu tố cấu thành KTNB bao gồm: chức năng kiểm toán, đối tượng kiểm toán,loại hình kiểm toán, quy trình kiểm toán và bộ máy KTNB

Thứ nhất, chức năng của KTNB trong NHTM bao gồm: đánh giá một cáchđộc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy trình được thiếtlập trong ngân hàng; kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu quả của hệthống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Trên cơ sở kết quả hoạt động kiểm tra, đánh giá,KTNB thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng hoàn thiện hệthống kiểm soát nội bộ

Thứ hai, đối tượng của KTNB trong NHTM là thực trạng tài chính; hiệu quả,hiệu năng của các hoạt động, dự án cụ thể; tính hiệu lực, liên tục và hiệu quả của hệthống kiểm soát nội bộ

Thứ ba, phương pháp kiểm toán của KTNB trong NHTM về cơ bản là giốngvới các phương pháp áp dụng trong kiểm toán độc lập Các kỹ thuật được áp dụngbao gồm: quan sát, kiểm kê, xác minh, xem xét; đối chiếu văn bản, tài liệu, chế độ,luật lệ; thu thập và đánh giá các bằng chứng; tính toán, so sánh, phân tích, kiểm tratrên máy tính; tổng hợp, lựa chọn thông tin; dự đoán, dự báo xu hướng, khả năng;

Trang 9

và các kỹ thuật khác được kiểm toán viên (KTV) sử dụng trong từng trường hợp cụthể KTV có thể sử dụng riêng rẽ hay kết hợp các kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu củacuộc kiểm toán.

Thứ tư, các phần hành KTNB cơ bản trong NHTM bao gồm: nghiệp vụ tíndụng, nghiệp vụ giao dịch – ngân quỹ, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ thanh toánquốc tế, …

Thứ năm, loại hình KTNB trong NHTM gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toántuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo quản trị (BCQT), kiểm toáncông nghệ thông tin Mỗi loại hình KTNB phải có một quy trình kiểm toán tươngthích để thực hiện được mục tiêu kiểm toán cụ thể gắn với từng loại hình

Thứ sáu, bộ máy KTNB trong NHTM là cơ sở thực hiện các cuộc KTNB theo loạihình kiểm toán và theo đối tượng kiểm toán cụ thể Bộ máy KTNB trong NHTM là

hệ thống tổ chức của các KTV nội bộ do ngân hàng tự lập ra theo yêu cầu của quảntrị nội bộ và yêu cầu của Quy chế kiểm toán nội bộ của NHNN

1.2.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của KTNB trong NHTM

Trong quản trị ngân hàng, KTNB có vai trò kép Thứ nhất, KTNB đánh giáđộc lập, khách quan về mức độ phù hợp của cơ cấu quản trị ngân hàng cũng nhưhiệu quả của các hoạt động cụ thể có liên quan Thứ hai, họ giữ vai trò tư vấn hoặckhuyến nghị các biệ pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quảntrị ngân hàng Thông qua việc đưa ra đảm bảo về các quy trình quản trị rủi to, kiểmsoát nội bộ và quản trị ngân hàng, công tác KTNB giữ vai trò quan trọng trong việcđảm bảo duy trì hoạt động quản trị ngân hàng có hiệu quả

Vai trò của KTNB phụ thuộc vào mức độ phát triển của các quy trình, cơ cấuquản trị của ngân hàng cũng như kinh nghiệm của KTV nội bộ Thông thường,KTV nội bộ có thể hỗ trợ ngân hàng tốt hơn bằng cách thông báo cho Ban Giámđốc và Hội đồng Quản trị về các biện pháp cần thiết để hoàn thiện hoặc thay đổi cần

Trang 10

tiến hành đối với cơ cấu tổ chức và thiết kế quản trị mà không chỉ dừng lại ở việcđánh giá, xem xét các quy trình nghiệp vụ đã thiết lập có hoạt động hay không Vàomột thời điểm thích hợp khi môi trường quản trị đã tiến gần đến các thông lệ quảntrị ngân hàng có tổ chức tốt hơn, phát triển hơn thì KTNB sẽ tập trung hơn vào cácvấn đề như: đánh giá xem các cơ cấu, thành phần quản trị ngân hàng có hoạt độngđồng bộ trong toàn ngân hàng như dự kiến hay không Phân tích mức độ minh bạchtrong công tác báo cáo giữa các thành phần trong cơ cấu quản trị ngân hàng; xácđịnh mức độ tuân thủ với các quy định quản trị ngân hàng được chấp nhận và ápdụng.

Chức năng của KTNB trong NHTM bao gồm các hoạt động kiểm tra, xácminh, đánh giá và tư vấn, được cụ thể thành các nhiệm vụ:

Thứ nhất, lập kế hoạch KTNB hàng năm và thực hiện các hoạt động KTNBtheo kế hoạch, các chính sách, quy trình và thủ tục KTNB đã được phê duyệt, đảmbảo chất lượng và hiệu quả

Thứ hai, kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập khách quan đối với tất

cả các đơn vị, bộ phận, các hoạt động của tổ chức tín dụng dựa trên mức độ rủi ro

và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị Đối với những vấn đề có tác độngxấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng, KTNB phải thông báo kịp thời về bản chất

và ảnh hưởng của chúng với hoạt động của tổ chức tín dụng và đưa ra nhữngkhuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này

Thứ ba, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lýnhững vi phạm; đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quảcủa hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại

Thứ tư, đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa , khắcphục những điểm yếu đã được báo cáo về các hoạt động nhằm hoàn thiện hê thốngkiểm tra, kiểm soát nội bộ; và theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xử lý thỏađáng

Trang 11

Thứ năm, lập báo cáo KTNB; thông báo và đệ trình kịp thời các kết quảKTNB cho các bên hữu quan trong và ngoài ngân hàng theo đúng các chính sách,quy trình, quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ sáu, thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác KTNB Phát triển,chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp KTNB để có thể cập nhật, theo kịp sựphát triển của hoạt động ngân hàng

Thứ bảy, thiết lập hồ sơ về trình độ, năng lực vè các yêu cầu cần thiết đối vớiKTV nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ, bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ

Thứ tám, duy trì việc trao đổi thường xuyên với kiểm toán độc lập, thanh traNHNN nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả; là đơn vị điều phối, phối hợp với cơquan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đến thực hiện chức năng,nhiệm vụ của KTNB

Ở Việt Nam, các chức năng của của KTNB trong ngân hàng tương tụ được đềcập trong Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/05 năm 2006 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước về quy định thành lập KTNB trong NHTM

1.2.3 Mục tiêu tổ chức KTNB trong NHTM

Tại Việt Nam, các mục tiêu của tổ chức KTNB nói chung được xác địnhtrong điều 2 của quy chế KTNB ban hành theo Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐKTngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ tài chính: “Doanh nghiệp phải thường xuyên tổchức KTNB nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tàichính; về bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; về chấp hành luật pháp, chính sách, chế

độ Nhà nước, cũng như các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của BanGiám đốc doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp”

Mục tiêu của KTNB trong NHTM có thể được cụ thể hóa như sau:

Trang 12

Bảo đảm độ tin cậy và tính trung thực của thông tin, bảo đảm việc hạch toánphải đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng chế độ với toàn bộ các nghiệp vụ phát sinhtrong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảo đảm chắc chắn các cơ chế, chính sách, biện pháp, quyết định của NHNN

và NHTM được thực hiện một cách đúng đắn, đồng thời giám sát các kết quả đạtđược do việc thực hiện các chính sách, biện pháp đó mang lại

Phát hiện kịp thời rủi ro trong kinh doanh để có cơ sở hoạch định và thựchiện các biện pháp giải quyết, đối phó với những hậu quả đó Ngăn chặn và pháthiện những sai phạm, gian lận, lạm dụng trong quá trình tác nghiệp, kinh doanh củangân hàng

Bảo vệ tài sản của ngân hàng, nguồn vốn kinh doanh và các thông tin không

bị lạm dung, sử dụng sai mục đích; bảo đảm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong sửdụng nguồn tài nguyên của ngân hàng

Kiểm tra các hoạt động và các chương trình để đảm bảo rằng kết quả đúngvới các mục tiêu đã được xây dựng và các hoạt động, các chương trình thực hiệnđúng như kế hoạch

1.3 Bài học kinh nghiệm về tổ chức KTNB của một số nước trên thế giới

Ủy ban giám sát ngân hàng Basel và Viện Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) đãtiến hành một cuộc khảo sát trong hai năm 2001 và 2002 nhằm tìm hiểu về tổ chức

bộ phận KTNB trong các ngân hàng tại 13 quốc gia Cuộc khảo sát được tiến hànhvới sự tham gia của 71 ngân hàng đại diện các nước trong Ủy ban giám sát ngânhàng Brasel như Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Lucxembua, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, ThụyĐiển, Mỹ, Áo, Singapore Báo cáo đã đưa ra những phát hiện quan trọng về phạm

vi KTNB, chức năng tư vấn của KTNB, mục tiêu nhiệm vụ của KTNB, nguyên tắchoạt động của KTNB, các thủ tục kiểm soát và kinh nghiệm về quản lý KTNB

Trang 13

1.3.1 Phạm vi của KTNB trong NHTM

Cuộc khảo sát chỉ ra rằng, phạm vi của KTNB rất rộng và bao gồm nhiều lĩnhvực lớn như hệ thống kiểm soát nội bộ, các thủ tục quản trị rủi ro, hệ thống thôngtin tài chính, các thủ tục kiểm tra giao dịch, tuân thủ triệt để các yêu cầu về pháp lý

và các quy định của ngân hàng, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục đó và các điềutra đặc biệt Mặc dù báo cáo khảo sát tại hầu hết các quốc gia đều chỉ ra rằng kiểmtoán sổ sách kế toán thuộc phạm vi của KTNB nhưng tại một số quốc gia, kiểm toáncác báo cáo tài chính của ngân hàng không thuộc phạm vi của KTNB Trong trườnghợp này, kiểm toán báo cáo tài chính được xem như là trách nhiệm của các KTVđộc lập và cai trò của KTNB là hỗ trợ các KTV độc lập

Kết quả khảo sát tại các ngân hàng về phạm vi hoạt động của KTNB cũngkhá phù hợp với định nghĩa về KTNB của IIA: “KTNB là một hoạt động tư vấn độclập, đảm bảo tính khách quan được thiết kế nhằm đem lại giá trị gia tăng và tăngtính hiệu quả cho các hoạt động trong tổ chức KTNB giúp cho một tổ chức hoànthành mục tiêu bằng cách sử dụng những phương pháp mang tính hệ thống và cótính nguyên tắc cao để đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của công tác quản trị rủi

ro, hệ thống kiểm soát và hoạt động quản trị điều hành.”

1.3.2 Kiểm toán nội bộ và chức năng tư vấn

Kết quả khảo sát tại các ngân hàng chỉ ra rằng: 75% - 95% thời gian KTV nội

bộ tập trung vào công việc KTNB, 5% - 12% vào đào tạo và 0% - 20% vào hoạtđộng tư vấn Liên quan đến chức năng tư vấn, các KTV nội bộ được phỏng vấn đềunhấn mạnh rằng họ không có nhiệm vụ tham gia vào hoạt động kinh doanh tại ngânhàng Những phản hồi từ các ngân hàng cũng chỉ ra rằng hoạt động tư vấn bị hạnchế đối với những ý kiến đóng góp liên quan đến các hoạt động kiểm soát cho các

dự án lớn, cụ thể Các ngân hàng đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đảmbảo bất kỳ hoạt động tư vấn nào của KTNB đều không phương hại đến trách nhiệm

và tính độc lập của họ

Trang 14

1.3.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ

Báo cáo về KTNB của Ủy ban Brasel chỉ ra rằng Ban Giám đốc của cácngân hàng có trách nhiệm cuối cùng nhằm đảm bảo rằng các nhà quản lý cấp cao đãthiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ thỏa đáng, có hiệu quả BanGiám đốc nên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thủ tục đánh giá nguồnvốn ít nhất một năm một lần Các nhà lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng có tráchnhiệm xây dựng các phương pháp hỗ trợ việc xác định, đo lường, giám sát rủi ro cóthể xảy ra trong ngân hàng

Kết quả báo cáo cũng cho thấy, Ban giám đốc và các nhà lãnh đạo cấp cao đãnhận thức được tầm quan trọng của các thông lệ tốt nhất và đã thực hiện nhiềuphương pháp đo lường để quản lý, bao gồm: soạn thảo các điều lệ KTNB, thiết lập

Ủy ban kiểm toán hay Ủy ban quản lý rủi ro trong nội bộ Ban Giám đốc, khuyếnkhích mối quan hệ giữa KTV nội bộ và KTV độc lập, tái cơ cấu bộ phận KTNB chophù hợp với hướng dẫn của Ban Kiểm soát, ban hành chính sách hướng dẫn đối vớichức năng KTNB, đánh giá và phê duyệt kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNB.1.3.4 Nguyên tắc hoạt động của kiểm toán nội bộ

KTNB là bộ phận thường trực và mang tính liên tục.

Báo cáo của Ủy ban Brasel cho thấy mỗi ngân hàng nên có một bộ phậnKTNB thường trực Tất cả các ngân hàng được khảo sát đều khẳng định rằng họ đãthiết lập bộ phận KTNB thường trực Nhìn chung, các nhà lãnh đạo cấp cao đã thựchiện nhiều biện pháp để cung cấp những nguồn lực thỏa đáng cho bộ phận KTNB.Điều này được thực hiện thông qua việc so sánh kết quả làm việc của KTNB với kếhoạch đặt ra Một biện pháp khác là thực hiện so sánh định kỳ hoạt động của bộphận KTNB tại ngân hàng mình với bộ phận KTNB tại các ngân hàng khác nganghàng

Trang 15

KTNB không phải là một hoạt động lớn trong ngân hàng, chiếm khoảng1% trong tổng nguông lực của ngân hàng Tỷ lệ thực tế về số KTV nội bộ trên tổngnguồn lực của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô và hoạt động của từng ngân hàng.

KTNB hoạt động độc lập, khách quan, không thiên vị.

Nghiên cứu của Ủy ban Brasel đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của chứcnăng KTNB phải đảm bảo tính độc lập, khách quan và không thiên vị Việc tuân thủcác chuẩn mực của IIA cũng rất có ích trong việc hỗ trợ các nguyên tắc trên Cácchuẩn mực của IIA được áp dụng từ tháng 1/2002 yêu cầu bộ phận KTNB phảithường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động và đánh giá lại tính độc lập sau mỗi 5năm

Tất cả các ngân hàng tham gia khảo sát đều khẳng định rằng bộ phậnKTNB đều độc lập với hoạt động đươc kiểm toán và các thủ tục kiểm soát hàngngày Tất cả các bộ phận KTNB đều tin rằng họ có thể làm việc độc lập mà khôngcần sự can thiệp của ban lãnh đạo, và có quyền báo cáo về những phát hiện, đánhgiá mà không có sự can thiệp cảu ban lãnh đạo

Các ngân hàng được khảo sát đều ủy quyền cho các trưởng bộ phậnKTNB liên lạc trực tiếp với ban lãnh đạo Quyền hạn của trưởng bộ phận KTNBđược quy định rõ trong điều lệ KTNB

Mỗi ngân hàng đều có các biện pháp khác nhau trong việc đảm bảo tínhkhách quan và không thiên vị của KTNB: các công việc khác nhau được luân phiêncho các KTV nội bộ khác nhau; KTV nội bộ không tham gia vào các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng; điều lệ KTNB phải ông nhận tính độc lập của KTNB vànhững KTV nộ bộ được chuyển từ bộ phận khác sẽ không kiểm toán công việc cũcủa mình đã làm trong một thời gian nhất định

Trang 16

Hoạt động của KTNB phải đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Ủy ban Brasel cũng chỉ ra rằng để bộ phận KTNB hoạt động đúng chứcnăng và hiệu quả thì cần có những KTV nội bộ làm việc chuyên nghiệp Các KTVnội bộ phải được đào tạo bài bản, đặc biệt là các ngân hàng lớn hay các lĩnh vựckiểm toán đặc biệt như kiểm toán hoạt động thương mại và kiểm toán CNTT

Phạm vi hoạt động và tổ chức bộ phận KTNB

Khảo sát cho thấy mọi hoạt động và bộ phận trong ngân hàng đều thuộcphạm vi của KTNB Ủy ban Brasel đã điều tra về cách tổ chức bộ phận KTNB, đặcbiệt với những ngân hàng đa quốc gia có quy mô lớn và những ngân hang là mộtphần của tập đoàn tài chính

Theo những phản hồi từ cuộc điều tra, mô hình phổ biến đối với bộ phậnKTNB là mô hình tập trung Tại chi nhánh cảu ngân hàng lớn hơn có thể có bộphận của một tập đoán lớn, KTNB có thể được thuê ngoài từ bộ phận KTNB của cảtập đoàn

1.3.5 Các thủ tục kiểm toán

Các bộ phận KTNB được khảo sát đều khẳng đinh rằng họ thể hiện chươngtrình kiểm toán và quy trình kiểm toán qua giấy tờ làm việc Các báo cáo kiểm toánđược lập đúng thời điểm sau mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo kiểm toán được gửi tớicác đơn vị được kiểm toán và ban lãnh đạo cao cấp của ngân hàng Một số ngânhàng cũng cho rằng việc phát hành báo cáo KTNB phụ thuộc vào mức độ nghiêmtrọng của các kết quả kiểm toán Bộ phận KTNB đều theo dõi việc thực hiện cáckiến nghị của họ và thường xuyên báo cáo cho ban điều hành cáo cấp của ngânhàng về tiến độ thực hiện những kiến nghị đó

1.3.6 Quản lý bộ phận kiểm toán nội bộ

Các ngân hàng đều xác nhận rằng Trưởng bộ phận KTNB chịu trách nhiệmtrong việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc KTNB của bộ phận mình Trưởng bộphận KTNB cũng chịu trách nhiệm về việc đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực

Trang 17

KTNB cũng chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toáncủa nhân viên KTNB, điều lệ KTNB được cập nhật kịp thời, kế hoạch kiểm toánđược chuẩn bị phù hợp, các chính sách áp dụng cho KTV nội bộ được cập nhật đầy

đủ, các tiêu chuẩn nghề nghiệp và việc đào tạo KTV nội bộ Theo chuẩn mực IIA

có hiệu lực từ tháng 1/2002, việc rà soát lại bộ phận KTNB cần được thực hiện 5năm một lần

PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1 Đặc điểm tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Ở Việt Nam hệ thống KTNB trong NHTM chỉ chính thức đi vào hoạt động

kể từ khi có Quyết định số 37/2006 QĐ-NHNN ban hành ngày 01/08/2006 củaThống đốc NHNN quy định về việc tổ chức hệ thống KTNB trong các NHTM Đikèm theo Quyết định này là quy chế KTNB trong các tổ chức tín dụng, quy chế nàychi phối và quyết định các đặc điểm của hệ thống KTNB trong các NHTM ở ViệtNam

2.1.1 Mục tiêu của kiểm toán nội bộ

Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ bao gồm:

Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quytrình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng

Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệthống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ Nhằm thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộđược khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng,

Trang 18

cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ với điều kiện không được

vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan được quy định

2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các đơn vị, các bộ phận

điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng; hoạt động kiểm toán nội bộ độc lập vớicác hoạt động điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng

Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải đảm

bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm

vụ kiểm toán nội bộ

Tính chuyên nghiệp: kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình

độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các côngviệc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng

2.1.3 Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ

Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán "địnhhướng theo rủi ro", ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận,quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao

Kiểm toán nội bộ phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng

hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của tổ chức tín dụng Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộcác rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của tổchức tín dụng và khả năng xảy ra những rủi ro đó Dựa trên đánh giá về tác động,khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trungbình hoặc thấp Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một nămmột lần

Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng Kiểm toán nội bộ làm việc vớiBan Kiểm soát, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong quá trình lập kế hoạch

Trang 19

kiểm toán nội bộ hàng năm Các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đếnthấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trungnhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểmtoán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi

ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổitrong hoạt động của tổ chức tín dụng và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.2.1.4Bộ máy của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được tổ chức thành hệ thống thốngnhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát

Căn cứ quy mô, mức độ và đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và trên

cơ sở đề nghị của Ban Kiểm soát, Hội đồng quản trị quyết định tổ chức bộ máy củakiểm toán nội bộ, chế độ lượng, thưởng, phụ cấp trách nhiệm của người làm côngtác kiểm toán nội bộ

Tổ chức tín dụng được thuê các chuyên gia, tổ chức bên ngoài có đủ khảnăng, năng lực, trình độ để thực hiện một phần công việc kiểm toán nội bộ đối vớinhững hoạt động mà bộ phận kiểm toán nội bộ chưa đủ khả năng thực hiện kiểmtoán với điều kiện đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, quy định tại Quy chế này

Kiểm toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, chi nhánh ngân hàngnước ngoài, tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ có thể do bộ phận kiểm toán nội bộ củahội sở chính hoặc hội sở khu vực đảm nhiệm (đối với chi nhánh ngân hàng nướcngoài), hoặc do các tổ chức bên ngoài, các tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện vớiđiều kiện phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, quy định tại Quy chế này

Trang 20

2.1.5 Tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ

Thứ nhất, kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

Có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận kháchquan;

Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và cácnghiệp vụ ngân hàng;

Có bằng cử nhân các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ và luônđược cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ;

Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin;

Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ;

Các tiêu chuẩn khác do tổ chức tín dụng quy định

Thứ hai, ngoài các điều kiện tiêu chuẩn nói trên, Trưởng Kiểm toán nội bộ vàPhó trưởng Kiểm toán nội bộ tối thiểu phải có bằng cử nhân thuộc các chuyênngành ngân hàng, kinh tế, tài chính và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngânhàng tối thiểu là 03 (ba) năm

2.1.6 Phạm vi kiểm toán nội bộ

Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm:

Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộphận của tổ chức tín dụng

Kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban Kiểmsoát

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w